Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng,phát triển năng lực Nghe hiểu, từ đó kích thích hứng thú học tập môn Tiếng anh nói chung và Kỹ năng Nghe nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….…..Trang 1 1. Đặt vấn đề…………………………………………………………………………...…...Trang 1 2. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………….……..Trang 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….….…..Trang 2 4. Giới hạn nghiên cứu……………………………………………………………….……..Trang 3 5. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………...…..Trang 3 6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….…..Trang 4 7. Những đóng góp của đề tài………………………………………………………… .…..Trang 5 8. Bố cục của đề tài…………………………………………………………………..……..Trang 5 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………………..Trang 6 1. Cở sở lý luận……………………………………………………………………………..Trang 6 2. Cở sở thực tiễn………………………………………………………….………………..Trang 6 3. Ứng dụng một số trò chơi vào tiết dạy nghe……………………………………………..Trang 7 3.1. No “yes/ no” for Yes/ no questions…………………………………………….……..Trang 7 3.2. Kim’s game ………………………………………………………………..…………..Trang 9 3.3.Hangman ……………………………………………………………………..…….....Trang 11 3.4. Crossword …………………………………………………………………………....Trang 12 3.5. Jumbled word……………………………………………………………….….……..Trang 14 3.6.Lucky animals/ faces/ numbers………………………………………………………..Trang 15 3.7. Joining picture………………………………………………………………………...Trang 17 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN……………………………………………..Trang 18 2. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………………………...…..Trang 19 3. Kiến nghị………………………………………………………………………………..Trang 19 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………….………..Trang 20 Trang 1
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh THPT được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh. Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy như hiện nay, việc dạy tiếng Anh theo năng lực thực tế rất có hiệu quả và được nhiều người ủng hộ.Theo phương pháp này, học sinh sẽ được phân loại ra theo năng lực thực tế của các em và các em có nhiều cơ hội để học tiếng Anh theo phương pháp và giáo trình riêng; học sinh không còn e ngại khi học theo một giáo trình hay SGK quá khó hoặc quá dễ vì các em được học theo năng lực của mình; học sinh có thể chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành. 2. Lí do chọn đề tài Trang 2
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Chương trình Tiếng Anh cơ bản bậc THPT đã được triển khai thực hiện trên toàn quốc đến nay đã được nhiều năm. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc và viết trên những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ như nhiều năm trước đây. Tuy nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế ở trường tôi khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng nghe. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn hay một đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe và việc kiểm tra bài cũ thường không dễ dàng gì. Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh học sinh khối THPT, bản thân tôi trăn trở thật nhiều làm sao để có được một tiết dạy nghe phù hợp với từng đối tượng học sinh và đặc biệt là học sinh có năng lực ngoại ngữ trung bình yếu có hiệu quả và sinh động, lôi cuốn đối với học sinh? Làm sao để học sinh có động lực và hứng thú để học Tiếng Anh nói chung và kỹ năng nghe nói riêng? Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, dự giờ đồng nghiệp tôi phát hiện việc rèn luyện kĩ năng nghe của học sinh có rất nhiều vấn đề. Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là khó nhất. Phần lớn giáo viên dạy Tiếng Anh vẫn chưa tìm được cho mình cách sử dụng các trò chơi như thế nào cho có hiệu quả nhất trong các tiết dạy nghe. Vậy làm thế nào để cho tiết học nghe có thể sinh động và lôi cuốn hơn? Sử dụng trò chơi nào và tổ chức các trò chơi trong tiết dạy nghe như thế nào cho có hiệu quả? Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh khối THPT, tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước. Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm và chú ý đến các đối tượng học sinh trung bình yếu để đúc rút kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy nghe, đặc biệt là trong phần khởi động ( Warm up) để dẫn dắt học sinh vào bài nghe một cách có hiệu quả. Từ thực trạng trên, để việc dạy và học listening đạt hiệu quả hơn, trong bài viết Trang 3
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm áp dụng các trò chơi (game) cho một số bài nghe (listening) trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10 Cơ bản hệ 7 năm , áp dụng cho đối tượng học sinh trung bình yếu của Chương trình dạy học ngoại ngữ theo năng lực thực tế người học của tỉnh Hà Tĩnh chúng ta. Vì thế, với phạm vi sáng kiến nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề “Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích: Phân tích thực trạng về khả năng Nghe hiểu (Listening) của học sinh, đặc biệt là học sinh có năng lực yếu kém về ngoại ngữ. Tổng hợp những kĩ thuật và phương pháp dạy kỹ năng trước khi Nghe hiểu (Pre – Listening) nhằm phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu mới, phù hợp với Đề án đổi mới dạy học Tiếng Anh theo năng lực thực tế của người học. Chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập , đặc biệt là một số trò chơi (Games) một cách hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh khi học tiếng Anh, từ đó học sinh tích cực tham gia tự giác vào các hoạt động học và tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ bài học gắn với ngữ cảnh giao tiếp thực tế, nâng cao khả năng tự học hỏi, làm giàu vốn kiến thức của mình và tự tin trong giao tiếp ngoài xã hội. Nâng cao chất lượng học tập của bộ môn. Tổng hợp các dạng trò chơi để áp dụng vào phần Warmup có hiệu quả giúp học sinh có tâm thế và hứng thú để đi vào nội dung bài nghe hiểu. Nói tóm lại, SKKN hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng,phát triển năng lực Nghe hiểu, từ đó kích thích hứng thú học tập môn Tiếng anh nói chung và Kỹ năng Nghe nói riêng. 4. Giới hạn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng kỹ năng Nghe hiểu của học sinh có năng lực ngoại ngữ yếu và giải pháp nâng cao hiệu quả của mỗi tiết học nghe, trong đó chú trọng phần Warm up để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trang 4
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Nội dung nghiên cứu là Chương trình Sách tiếng Anh THPT lớp 10 cơ bản đã được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh yếu về ngoại ngữ. 5. Đối tượng nghiên cứu Là học sinh khối 10 có năng lực tiếng Anh trung bình yếu, phạm vi trong khối lớp. Phương pháp nghiên cứu qua thực tế giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Các bài học trong chương trình tiếng Anh 10 Cơ bản THPT và việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường là ngữ liệu cơ bản của sáng kiến. Các kĩ thuật dạy học tích cực. Các phương pháp dạy học tích cực. Thực tế giảng dạy môn tiếng Anh tại trường từ năm học 2016 – 2017 đến nay. Khách thể trợ giúp nghiên cứu: Các đồng nghiệp cùng chuyên môn trong và ngoài trường, cùng trao đổi, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp quan sát trao đổi với đồng nghiệp. Phương pháp điều tra thực tiễn, phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu và thực hành. Phương pháp xử lý dữ liệu : định lượng và định tính. Thông qua các kết quả điều tra để phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu từ đó rút ra những kết luận liên quan đến việc điều tra. 7. Những đóng góp mới của đề tài Đây là đề tài khá mới trong lộ trình thực hiện đề án dạy học ngoại ngữ theo năng lực thực tế của người học. Đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh tại Hà Tĩnh bởi những lý do sau. Thứ nhất, các em học sinh nói chung và đặc biệt là các em có năng lực ngoại ngữ yếu sẽ cảm thấy hứng thú và có động lực học tập bởi các em được tham gia các trò chơi; các em có cơ hội thi đua, vừa chơi vừa học. Thứ hai, thông qua các trò chơi trong phần Warm up, cả các em học sinh và thầy cô giáo đều có sự chuẩn bị tâm thế tốt để bước vào nội dung chính của bài học, từ đó, các em không còn cảm giác sợ hãi xa lánh môn Tiếng Anh nói chung và kỹ năng Nghe Trang 5
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu nói riêng. Thứ ba, thông qua các tiết dạy, giáo viên có thể có được những tích lũy kinh nghiệm mới về các đối tượng học sinh để từ đó có cách thức, phương pháp điều chỉnh nội dung bài dạy phù hợp với năng lực thực tế của các em. 8. Bố cục của đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần giải quyết vấn đề và phần kết luận kiến nghị. Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu cũng như những dự báo đóng góp mới của đề tài. Phần giải quyết vấn đề đưa ra các cở sở lý luận và cơ sở thực tiễn từ đó đưa ra các giải pháp cùng các trò chơi cũng như thiết kế chi tiết các hoạt động trong phần Warm up của một số tiết dạy nghe giúp cho học sinh có hứng thú và động lực học tập. Phần kết luận và kiến nghị nêu quá trình nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và những đề xuất. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được rất nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Hiện nay việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới, học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh. Học sinh dễ vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Nét đổi mới nỗi bật của nội dung chương trình sách giáo khoa là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phương Trang 6
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu pháp dạy ngoại ngữ mới. Kỹ năng nghe có tầm quan trọng vì học sinh không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không hiểu được những gì nghe được. 2. Cơ sở thực tiễn Qua nhiều năm dạy tiếng Anh ở trường THPT theo phương pháp đổi mới và hai năm thực hiện giảng dạy theo Đề án dạy học theo năng lực thực tế, bản thân tôi nhận thấy một điều: Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp học ngoại ngữ. Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống còn nhiều hạn chế, các em không dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. Hơn nữa trong quá trình học các em còn yếu về kỹ năng nghe, khó khăn trong khi nghe. Để luyện nghe có hiệu quả học sinh phải được rèn luyện và thực hành nghe nhiều để làm quen với dạng nói của ngôn ngữ. Càng nghe nhiều thì người học càng có kinh nghiệm nhận ra âm vần, hiểu được ý nghĩa của thông tin thể hiện qua cách phát âm, trọng âm của từ và ngữ điệu câu. 3. Ứng dụng một số trò chơi vào tiết dạy nghe Phương pháp dạy ngoại ngữ bằng các trò chơi (games) không có gì xa lạ đối với giáo viên ngoại ngữ. Bất kỳ giáo viên tiếng Anh nào cũng biết ít nhất vài ba trò chơi để áp dụng vào bài dạy của mình. Đây là đặc trưng của bộ môn dạy ngoại ngữ. Việc áp dụng games trong các hoạt động dạy Listening một cách có phương pháp sẽ thúc đẩy hiệu quả của việc dạy Listening và tạo động lực cuốn hút học sinh vào giờ Listening. Trong dạy Listening có rất nhiều hoạt động có thể sử dụng games như củng cố (consolidation) hay khởi động (warmup). Hiện nay, việc thay đổi Giáo trình tự soạn hay thay đổi nội dung sách giáo khoa cho phù hợp với từng đối tượng học sinh khiến không ít giáo viên cảm thấy lúng túng, ngay cả đối với những giáo viên có kinh nghiệm. Do đó, việc soạn nội dung chính một giáo án đã mất nhiều thời gian và tâm huyết, giáo viên không còn chú ý nhiều đến phần warmup nữa. Và cứ thế, nhiều giáo viên thay warmup bằng kiểm tra bài cũ. Kiểm tra bài cũ đầu giờ sẽ gây áp lực cho học sinh và làm cho không khí giờ học sau đó kém phần sôi nổi, dẫn đến hiệu quả giờ dạy sẽ không được như ý muốn. Trang 7
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Nhiều tài liệu tham khảo về phương pháp dạy tiếng Anh và dạy Listening đã giới thiệu một số games phổ biến, áp dụng được trong tất cả các phần của một giờ học nói chung và giờ học Listening nói riêng. Games có thể sử dụng vào phần warmup như: Bingo, Slap the board, Hangman, Lucky faces (numbers), Chain game, No “yes/ no” for Yes/no questions, Hot seat, Kim’s game, Guessing game, Word Square, Tongue Twister … Với kinh nghiệm tích luỹ được qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh và dự giờ học hỏi các đồng nghiệp, tôi đưa ra một số kinh nghiệm sử dụng các trò chơi sau trong phần warm up của tiết dạy dạy nghe: 3.1. No “yes/ no” for Yes/ no questions a. Các bước thực hiện chung Giáo viên soạn một loạt các câu hỏi ngắn dạng Yes/ No questions có liên quan đến nội dung bài Listening, công bố luật chơi: Không trả lời “yes/ no” cho các câu hỏi giáo viên đưa ra nhanh nhất có thể. Ví dụ: Giáo viên: Are you hungry? (Em có đói không?) Học sinh: I’m (not) hungry. (Em (không) đói.) (Không được trả lời Yes, I am hoặc No, I’m not) Chia lớp thành 2 đội (Có thể cho bốc thăm xem nhóm nào sẽ lên trả lời câu hỏi trước), mỗi đội chọn 2 người đại diện tham gia trò chơi. Giáo viên gọi lần lượt từng đại diện của mỗi đội lên trả lời câu hỏi. Giáo viên đặt câu hỏi nhanh và học sinh phải trả lời nhanh nhất có thể. Nếu trả lời chậm quá hoặc sử dụng 2 từ Yes hoặc No trong câu trả lời thì học sinh đó sẽ bị loại khỏi trò chơi. Đội nào có đại diện trả lời được nhiều câu hỏi trong thời gian ngắn nhất sẽ trở thành đội chiến thắng. b. Cụ thể cho từng bài dạy (Áp dụng cho hoạt động warm – up) Unit 2: School talks Lesson: Listening Warm up activity (7 minutes): Trang 8
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Have Ss play the gane called No “yes/ no” for Yes/no questions. Explain the rule of the game. Call some Ss in turn to play the game. 1. Are you learning English? 2. Are you in the Mrs Hong’s class? 3. Do you like Mrs. Hong? 4. Are you enjoying yourself? 5. Would you like to drink coffee? 6. Is the weather hot/ cold today? 7. Have you been to Nha Trang? 8. Can you swim? 9. Have you ever been in a hotel? 10. Do you like travelling around the word? Students answer the T’s questions as soon and correctly as possible. 1. I’m (not) learning English. 2. I’m not in the Mrs. Hong’s class. 3. I like Mrs. Hong. 4. I’m enjoying myself. ………………………….. Declare the winners who have the most correct and soonest answers. Then lead to the new lesson: Listening. Unit 3: People’s background Lesson: Listening Warm up activity (7 minutes): Have Ss play the game called No “yes/ no” for Yes/no questions. Explain the rule of the game. Call some Ss in turn to play the game. 1. Were you born in 1990? 2. Did you join any Englishspeaking clubs last year? 3. Is your home in Ho Chi Minh City? 4. Do you live alone? Trang 9
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu 5. Do you like swimming/ sports? 6. Can you play basketball? 7. Do you like romantic books? 8. Do you want to be a sports teacher? 9. Do you often read book when you have free time? 10. Do you like to talk to me? Students answer the T’s questions as soon and correctly as possible. 1. I was not born in 1990. 2. I didn’t join any Englishspeaking clubs last year. 3. My home is not in Ho Chi Minh City. 4. I live with my parents. 5. I like swimming/ sports. ……………………………………... Declare the winners who have the most correct and soonest answers. Then lead to the new lesson: Listening. 3.2. Kim’s game a. Các bước thực hiện chung Giáo viên chia lớp ra thành các nhóm. Cho học sinh xem xét, các đồ vật, tranh vẽ hoặc nghe các từ, trong một khoảng thời gian ngắn. Yêu cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ. Cất các đồ vật, tranh vẽ hoặc hoặc xóa các từ đi. Gọi đại diện các nhóm lên viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các từ vừa xem. Nhóm nào nhớ được nhiều nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. b. Cụ thể cho từng bài dạy (Áp dụng cho hoạt động warm – up) Unit 6: An excursion Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play a game called Kim’s Game. Explain the rule of the game. Trang 10
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Have the Ss look at the pictures. Put the pictures down and ask Ss to work in groups to find out the anwers. Call on 4 members from 4 groups to go to the board and write the answers. Have Ss look at the pictures again to check the answers, and then lead to the new lesson. Cues: Playing guitar, taking photograph, sleeping, dancing, playing game, and enjoying a delicious meal… Unit 12: Music Lesson: Listening Warm up activity (7 minutes): Have Ss play the game called Kim’s game. Trang 11
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Explain the rule the game. Have Ss listen to some pieces of music from songs written by Van Cao: Truong ca song Lo, Song Lo, Lang toi, Cung dan xua, Suoi mo, Ngay mua, Tien ve Ha Noi, Tien quan ca, Tien ve Ha Noi. Stop the radio and ask Ss to discuss the answers. Students listen and try to remember. Discuss and write down as many as possible. Four representatives go to the board and write in limited time. Have Ss listen again the songs to check the answers. Listen and check. Announce the winners, comment and introduce the lesson: Listening about Van Cao. 3.3.Hangman a. Các bước thực hiện chung Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngắn trên bảng. Yêu cầu học sinh đoán các chữ có trong từ. Nếu học sinh đoán sai, giáo viên gạch một gạch (theo thứ tự trong hình vẽ). Học sinh đoán sai 8 lần thì thua cuộc, giáo viên giải đáp từ. (Có thể chia lớp thành 2 đội và chuẩn bị hai nhóm từ khác nhau cho hai đội, đội nào có nhiều đáp án đúng hơn sẽ chiến thắng, hoặc có thể chia lớp ra 1 chọn từ và đố nhau. Việc này sẽ tăng tính chủ thành 4 đội, cho các đội tự động hoạt động cho học sinh) 2 3 4 6 5 Trang 12 7 8
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu b. Cụ thể cho từng bài (Áp dụng cho hoạt động Warmup) Unit 6: An excursion Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play the game called HANGMAN Divide the class into 2 team, each will have to deal with 2 words in the topic Camping activities, they are: FISHING, DANCING, TAKING PHOTOGRAPHS, PLAYING THE GUITAR Explain the rule of the game: each team will take turns to guess what activity is according the number of letters provided by T, if after 8 times the letters are guessed without finding out the name of the city, that team will be hanged! The team finding out the answers more quickly will be the winners Carry out the game Announce the winners, comment and introduce the new lesson: “In this Trang 13
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu lesson, we will listen to a student talking about camping trip of her class”. 3.4. Crossword a. Các bước thực hiện chung Giáo viên giải thích luật chơi và chia lớp thành 2 đội: Lần lượt mỗi đội chọn 1 ô hàng ngang để trả lời câu hỏi, mỗi câu trả lời được sẽ cho một chữ trong từ khóa nằm ở ô hàng dọc, mỗi câu trả lời đúng cho ô hàng ngang sẽ được 1 điểm, tìm ra từ khóa trong ô hàng dọc nhanh nhất được 10 điểm. (Có thể thay các ô hàng ngang là các hình con số hay các loại hình khác hấp dẫn hơn như hình các khuôn mặt cười, hoa, sao … để học sinh lựa chọn) Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi, đội nào được nhiều điểm sẽ là đội thắng cuộc. b. Cụ thể cho từng bài dạy Unit 14: The world Cup Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play the game Crossword. Explain the rule. 1. P L A Y E R 2. S E V E N T H 3 B R A Z I L . 4. C H I L E Questions: 1. Who do you call a person who plays in a game? Player 2. What time was the 1962 World Cup? Seventh 3. Which team has won World Cup with a record 5 times? Brazil 4. Which country was the host in 1962 World Cup? Chile Trang 14
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Từ khóa hàng dọc: PELE Divide the class into groups. Ask Ss to work in groups and discuss the answers in limited time. Check the answers and declare the winners. Then lead to the new lesson: Listening about Pele. Unit 16: The historical places Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play the game Crossword. Explain the rule. 1 2 3 4 5 Questions: 1. What is the name of the most famous bay in Vietnam? Answer: Ha Long Bay Keyword: O 2. What is the first University of Vietnam? Answer: Quoc Tu Giam Keyword: A 3. What is the name of the bridge which is on the Hoan Kiem Lake? Answer: The Huc Bridge Keyword: H 4. What is the name of the river in Hoi An? Answer: Thu Bon Keyword: N Divide the class into groups. Ask Ss to work in groups and discuss the answers in limited time. Key: HOI AN Check the answers and declare the winners. Then lead to the new lesson. 3.5. Jumbled word a. Các bước thực hiện chung Trang 15
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Giáo viên đưa ra các từ vựng (có liên quan đến bài nghe) đã đảo lộn các chữ cái. Giáo viên chia lớp ra thành 4 đội, cho các đội thảo luận với nhau trong vòng 2 – 3 phút, sau đó cử đại diện mỗi đội lên bảng trình bày, đội nào ghi đúng nhiều từ và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng. b. Cụ thể cho từng bài dạy (Áp dụng cho hoạt động warm – up) Unit 4: Special education Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play the game Jumbled word. Explain the rule. 1. HPAGROOTHP 2. OTOHHPPGYRA 3. HICRTOHPOAPG 4. RRAGPOPHEHTO 5. COTOPHOGEI Divide the class into groups and discuss the answers. Ask the representatives to show the answers in limited time. Check the answers and declare the winners. Then lead to the new lesson. 1. PHOTOGRAPH 2. PHOTOGRAPHY 3. PHOTOGRAPHIC 4. PHOTOGRAPHER 5. PHOTOGENIC 3.6.Lucky animals/ faces/ numbers … a. Các bước thực hiện chung (Áp dụng cho hoạt động Consolidation) Giáo viên chuẩn bị bảng phụ có các hình con vật/ các con số …Tương ứng với các hình( số) đó là các câu hỏi có nội dung của bài nghe, có 1 hoặc 2,3 hình( số) không có câu hỏi và đó là những hình( con số ) may mắn. Nếu đội nào chọn được những hình ảnh( số ) may mắn đó thì sẽ không phải trả lời câu hỏi và được tặng 1 điểm Trang 16
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm, mỗi nhóm được thảo luận để lựa chọn và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng được tính điểm, trả lời sai, quyền trả lời thuộc về các đội khác. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi, đội nào được nhiều điểm sẽ là đội thắng cuộc. b. Cụ thể cho từng bài dạy Unit 9: The undersea world Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play the game called Lucky animals. Explain the rule the game. Divide the class into groups to discuss the questions in the game. Check the Ss’ answers. Then declare the winners. Starfish: What is the length of the blue whale? 30 metres Shrimp: What is the weight of the blue whale? 200 tons Seahorse: Are whales the most intelligent animals in the ocean or not? Whales are the most intelligent Crab: What is the whales’ favourite food? Krill Seadog: Where do some whales migrate to give birth? Into warm waters Turtle: A lucky animal (Add a bonus to this choosing) Shark: Why is whale population decreasing? Heavy hunting Unit 14: The world cup Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play the game called Lucky numbers. Explain the rule of the game Divide the class into 2 groups to discuss the questions in the game. Check the Ss’ answers. Then declare the winners. 2 3 4 Trang 17
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu 1 5 6 7 8 Lucky numbers are: 1,7,8 N0 2: Where was the first World Cup held? No 3: When was FIFA set up? No 4: Which teams played in the final match in the first World Cup? No 5: Which team became the champion? No 6: Who is considered the King of football ? 3.7. Joining picture a. Các bước thực hiện chung Giáo viên chuẩn bị các bức tranh cùng một nội dung đã bị cắt rời từng miếng (mỗi miếng tranh có thể gắn chữ hoặc chữ cắt rời khỏi tranh tùy theo nội dung) Giáo viên chia lớp thành các đội, mỗi đội sẽ ghép các miếng tranh đó thành một bức tranh hoàn chỉnh trong thời gian giới hạn. Giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động nhóm của học sinh, đội nào ghép nhanh và chính xác sẽ thắng cuộc. b. Cụ thể cho từng bài dạy Unit 15 : The Cities Lesson: Listening Warm up activity ( 7 minutes): Have Ss play the game Joining pictures. Explain the game. Ask Ss to work in groups. Deliver pieces of a picture of The Statue of Liberty for each group and joining them in limited time. Trang 18
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu Ask Ss to glue the words in correct parts of the picture in limited time. Check Ss’ results and declare the winners. Then lead to the new lesson. Words to glue on the pictures: Statue Crown Tablet Robe Torch III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN a. Kết quả định tính Với việc đổi mới giảng dạy thông qua những kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực như trên trình bày tôi nhận thấy các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Học sinh hứng thú tham gia vào quá trình học tự giác. Hầu hết các em kể cả những em Trang 19
- SKKN: Kinh nghiệm sử dụng một số trò chơi trong phần Warm up của tiết dạy nghe để kích thích hứng thú học tập cho đối tượng học sinh trung bình yếu yếu kém cũng đã chú ý hơn, cuốn hút vào bài và tham gia học tích cực, tiếp thu các kiến thức giáo viên cung cấp rất nhanh, dễ dàng. Nhiều em học sinh trước đây còn ngại và lười Nghe, do kiến thức còn hạn chế bây giờ đã tự tin hơn, tích cực chăm chú vào bài nghe hơn. Nhiều em học sinh học tập hào hứng và sôi nổi hơn. Vì thể kết quả học tập của bộ môn có sự chuyển biến rõ rệt. b. Kết quả định lượng *Chất lượng môn Tiếng Anh của 2 lớp 10 học theo chương trình năng lực thực tế của học sinh có trình độ Yếu, HKI năm học 20162017: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp Sĩ số Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % 10A8 40 03 7.5 10 25 19 48 06 15 02 4 10A9 41 04 10 09 22 20 49 05 12 03 7 Tổn 81 07 9 19 23 39 48 11 13.5 05 6 g * Kết quả trung bình môn tiếng Anh 2 lớp 10 trên ở HKII năm học 20162017 là: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp Sĩ số Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % 10A8 40 05 13 16 40 19 47 0 0 0 0 10A9 41 06 15 14 34 20 49 01 2 0 0 Tổn 81 11 13.5 30 37 39 48 01 1.2 0 0 g Qua kết quả nghiên cứu bảng số liệu, ta thấy rằng, điểm tỉ lệ ban đầu ở HKI ở mức Giỏi và Khá là rất thấp; còn điểm TB và Yếu kém lại tương đối cao. Điều này có lý do dễ hiểu là học sinh chưa hứng thú với kỹ năng Nghe và cách làm bài thi Nghe, dẫn đến kết quả toàn bài thi thấp. Tuy nhiên, ở HKII, giáo viên đã áp dụng hiệu quả phương pháp mới nhằm kích thích hứng thú học tập, đặc biệt là ở kỹ năng Nghe. Vì vậy sau khi áp dụng đề tài, năng lực nghe của học sinh tốt hơn, tỉ lệ yếu kém giảm đi rất nhiều và tỉ lệ khá giỏi cũng tăng lên. 2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài có thể áp dụng trong việc dạy nghe cho học sinh các lớp có năng lực TB yếu, có thể áp dụng đại trà ở các cở sở giáo dục; đồng thời cũng có thể áp dụng cho bất kỳ cấp học nào. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh
17 p | 136 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy kiểu bài nghị luận xã hội
27 p | 99 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM chương V sóng ánh sáng - Vật lí 12 THPT
116 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học về sử dụng an toàn và tiết kiệm điện qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lí THPT
70 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực hành thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí 11 phần quang học và điện học nhằm nâng cao năng lực số của HS tại trường THPT Hoàng Mai
98 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT
69 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm triển khai công tác phối hợp giữa Công đoàn và Chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động công đoàn tại trường THPT Hoàng Mai 2
59 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
37 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm Mozabook trong dạy học Địa lí 10 tại Trường THPT Kỳ Sơn
51 p | 10 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí tại trường THPT Thái Hòa
57 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tập nội công và ngoại công để giáo dục thể chất
16 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong dạy học bài Một số nội dung cho hoạt động trải nghiệm hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT (SGK Toán 10 – KNTT & CS)
66 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn