Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề Địa lí dân cư (Địa lí 10 – Ban cơ bản)
lượt xem 3
download
Mục đích của đề tài là nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện, phát huy năng lực và giáo dục cho học sinh có những kĩ năng sống cần thiết khi rời xa ghế nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề Địa lí dân cư (Địa lí 10 – Ban cơ bản)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ “ ĐỊA LÍ DÂN CƯ ” (ĐỊA LÍ 10 – BAN CƠ BẢN) 1
- Năm học: 2019 – 2020 MỤC LỤC TT Nội dung Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 I. Lí do chọn đề tài 4 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 V. Giả thiết khoa học và đóng góp mới của đề tài 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 Chương I : Cơ sở khoa học 5 I. Cơ sở lí luận 5 1. Khái niệm về kĩ năng sống 5 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 6 3 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường THPT 6 4 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 6 II. Cơ sở thực tiễn 7 Chương II: Thiết kế tiến trình dạy học theo định hướng lồng ghép 8 giáo dục kĩ năng sống qua chủ đề “ Địa lí dân cư ” I. Mục tiêu của chủ đề 8 II. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được 9 hình thành III. Tiến trình dạy học 10 CHƯƠNG III: Thực nghiệm sư phạm 23 I Mục đích của thực nghiệm 23 II Tổ chức thực nghiệm 23 1. Chọn đối tượng thực nghiệm 23 2. Kết quả thực nghiệm 24 3. Nhận xét kết quả thực nghiệm 25 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 I. Kết luận 25 II. Kiến nghị 26 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 2
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông KNS Kĩ năng sống GV Giáo viên HS Học sinh A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, để thực hiện thành 3
- công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức (dạy chữ), sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện, khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Thực tế cho thấy hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản cần trong cuộc sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hoá giải căng thẳng... Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài nhiều trường chỉ quan tâm đến giáo dục trí tuệ mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Điều này sẽ tạo nên những con người phát triển thiếu toàn diện. Địa lý là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vì có nhiều kiến thức thực tế gắn với tự nhiên, kinh tế xã hội. Thông qua tổ chức dạy học, đặc biệt là dạy học qua chủ đề “ địa lí dân cư” sẽ có nhiều cơ hội tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Bởi vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt: trí, đức, thể, mỹ để góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề Địa lí dân cư” (Địa lí 10 – Ban cơ bản) nhằm góp phần tư liệu cho việc giảng dạy bộ môn Địa lí phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện, phát huy năng lực và giáo dục cho học sinh có những kĩ năng sống cần thiết khi rời xa ghế nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. Sử dụng một số PPDH tích cực kết hợp với giáo dục kĩ năng sống trong dạy học địa lí lớp 10 trường THPT. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10. 4
- 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống, mà cụ thể là áp dụng vào chủ đề “ Địa lí dân cư ” (Địa lí 10 – Ban cơ bản) IV. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, thăm dò lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về kĩ năng sống trong dạy học môn Địa lí. Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của đề tài. V. Giả thiết khoa học và đóng góp mới của đề tài 1. Giả thiết khoa học của đề tài Trên thực tế, việc dạy học theo định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường phổ thông là vấn đề còn đang mới mẻ. Nếu giáo viên đưa ra được các giải pháp hợp lí và có tính khả thi về dạy học theo định hướng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí thông qua chủ đề “Địa lí dân cư” sẽ mở ra một hướng đi mới trong việc dạy học Địa lí, góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí trong trường trung học phổ thông. 2. Đóng góp mới của đề tài Đề tài đã phối hợp vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực và rèn luyện được các kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng phê phán. Nội dung bài học gắn liền với các tình huống thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ các tình huống thực tiễn để rút ra được kiến thức lí thuyết nên HS được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”... kiến thức từ đó sẽ được khắc sâu và bền vững. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC I. Cơ sở lí luận 1. Khái niệm về kỹ năng sống Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Giáo dục kỹ năng sống được thiết kế nhằm hỗ trợ và củng cố việc thực thi các kỹ năng tâm lý xã hội một cách phù hợp với nền văn hóa và sự phát triển, nó đóng góp vào sự phát triển của cá nhân và xã hội, việc phòng chống các vấn đề xã hội, sức khỏe và sự phát triển quyền con người”. 5
- Theo quan niệm của UNESCO,“kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”. 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục toàn diện của trường THPT. Mục tiêu của giáo dục phổ thông ngoài việc trang bị kiến thức môn học thì bên cạnh đó cần trang bị năng lực cần thiết cho học sinh, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Bản chất của giáo dục kĩ năng sống là hình thành và phát triển cho học sinh các khả năng làm chủ bản thân, giao tiếp ứng xử rõ ràng…là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông. 3. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông Khoản 1, Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông là:“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 4. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 4.1. Các kĩ năng sống trong trường THPT Nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kĩ năng tâm lí – xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để làm chủ bản thân, tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Gồm các kĩ năng: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó căng thẳng, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm việc làm… 4.2. Các kĩ năng sống được tích hợp giáo dục qua chủ đề “ Địa lí dân cư”: Kĩ năng tư duy phê phán Kĩ năng tư duy phê phán là một dạng kĩ năng sống cơ bản, là khả năng phân tích, đánh giá về độ tin cậy của các thông tin, về các vấn đề, sự vật, hiện tượng… một cách tích cực, khách quan, đa chiều. Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Kĩ năng tư duy 6
- phê phán rất quan trọng đối với cá nhân khi đối mặt với nhiều gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp. II. Cơ sở thực tiễn Thực trạng dạy học theo định hướng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT. 1.1. Về phía giáo viên Tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 40 GV trên địa bàn Huyện X theo các phiếu điều tra sau: * Trong quá trình dạy học, thầy/cô có quan tâm tới vấn đề GDKNS cho HS không? (Đánh dấu X vào đáp án mà thầy/cô lựa chọn) A. Rất quan tâm B. Quan tâm C. Không quan tâm Kết quả điều tra: Có 6 GV chọn phương án A chiếm 15%, có 20 GV chọn phương án B chiếm 50%,có 14 GV chọn phương án C chiếm 35%. Tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 15 GV Địa lí trên địa bàn huyện X theo các phiếu điều tra sau: * Trong quá trình dạy học, thầy/cô có thường xuyên tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào bài học không? (Đánh dấu X vào đáp án mà thầy/cô lựa chọn) A. Rất thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ Kết quả điều tra: Có 3 GV chọn phương án A chiếm 20%, có 8 GV chọn phương án B chiếm 53%, có 4 GV chọn phương án C chiếm 27% Từ kết quả điều tra tôi nhận thấy rằng: + Các GV đều có sự quan tâm đến việc hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho HS, thể hiện trong đó có 15% số ý kiến rất quan tâm, 50% quan tâm, có 35% không quan tâm đến vấn đề này. Đây là một thực tế dễ nhận thấy, bởi hiện nay nhu cầu mới đòi hỏi giáo dục phải thực hiện một bước chuyển mạnh mẽ từ giáo dục định hướng nội dung sang định hướng phát triển GDKNS. 1.2. Về phía học sinh Tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 3 lớp 10A1, 10A3, 10A8 với tổng số là 125 HS theo phiếu điều tra sau: 7
- PHIẾU HỌC TẬP: Họ và tên………………………………………………………..Lớp …………… Câu 1: Theo em kỹ năng sống là gì? Câu 2: Tình huống : Môi trường ở địa phương em đang bị ô nhiễm nặng nề, theo em cần phải có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường? Tôi chia lớp làm 3 nhóm học sinh làm vào phiếu trả lời và đạt kết quả sau: Lớp Sĩ số Chưa hiểu được Biết nhận thức Nhận thức 10A1 45 25 16 4 10A3 40 30 7 3 10A8 40 33 6 1 Tổng số 125 88 29 8 Tỉ lệ (%) 100 70,4 23,2 6,4 Qua kết quả thăm dò trên thì tôi thấy nhìn chung số học sinh chưa hiểu và nhận thức được kỹ năng và đặc biệt kỹ năng xử lí tình huống của các em đang còn rất hạn chế. Qua số liệu khảo trên cho thấy giáo viên cần tăng cường tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong các bài dạy để học sinh có thể thích ứng tốt được với cuộc sống sau này. CHƯƠNG II. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA CHỦ ĐỀ “ ĐỊA LÍ DÂN CƯ ” I. Mục tiêu của chủ đề 1. Về kiến thức. Phân biệt được các tỉ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế. Hiểu và phân biệt các loại cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới, cơ cấu dân số theo lao động và trình độ văn hóa. Hiểu được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. Hiểu được bản chất và đặc điểm của đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế xã hội. Liên hệ được thực trạng, đề xuất các giải pháp về vấn đề dân số và tác động của đô thị hóa ở địa phương. 2. Thái độ, giá trị. Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, vận động mọi người thực hiện các chính sách dân số của quốc gia và địa phương 8
- HS nhận thức được nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động. 3. Kĩ năng sống được lồng ghép giáo dục trong bài Kĩ năng tư duy phê phán ( HĐ 2, HĐ 3, HĐ 5, HĐ 6, HĐ 9, HĐ 10, HĐ 12, HĐ 13 ). 4. Định hướng năng lực. Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ… Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, mô hình, năng lực thực địa,… 5. Phương pháp, phương tiện dạy học: Dạy học nêu vấn đề, trao đổi đàm thoại, tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức thi hùng biện... Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu,tư liệu, video... II. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành qua chủ đề. Nội Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp dung cao Trình bày được xu Nhận xét được Đánh giá ảnh Tính được hướng biến đổi quy tình hình tăng dân hưởng của tình quy mô dân mô dân số thế giới số trên thế giới hình tăng dân số số, tỷ suất đối với phát triển gia tăng dân Trình bày được Nhận xét được kinh tê xã hội và số tự nhiên. khái niệm tỷ suất tình hình tỷ suất Dân số môi trường sinh thô và tỷ suất sinh thô và tỷ suất Liên hệ và sự tử thô. tử thô giữa nhóm thực tế Việt gia tăng nước phát triển và Nam về gia dân số Nêu được khái đang phát triển tăng dân số, niệm tỷ suất gia sức ép dân tăng dân số tự Giải thích được số đến phát nhiên, gia tăng cơ các yếu tố ảnh triển kinh tế học, gia tăng dân số hưởng đến tỉ suất xã hội và sinh và tỉ suất tử. môi trường. Cơ cấu Trình bày được cơ Giải thích được Đánh giá thuận Biết tính dân số cấu dân số theo vì sao cơ cấu dân lợi, khó khăn của tỷ số giới 9
- giới, theo tuổi, theo số theo giới và cơ cơ cấu dân số già tính, tỷ lệ lao động và theo cấu dân số theo và cơ cấu dân số giới tính trình độ văn hóa tuổi là 2 loại cơ trẻ đối với triển cấu quan trọng kt xh, biện pháp nhất trong sự phát khắc phục triển kt xh một quốc gia. Nêu khái niệm và Phân tích được Nhận xét và giải Liên hệ đặc điểm phân bố các nhân tố ảnh thích được tình được sự dân cư. hưởng đến sự hình phân bố dân phân bố dân Phân phân bố dân cư cư trên thế giới. cư Việt bố dân Trình bày khái Nam và các cư và niệm và đặc điểm Đánh giá ảnh nhân tố ảnh đô thị của đô thị hóa. hưởng của đô thị hưởng đến hóa đến phát triển hóa sự phân bố kt xh và môi dân cư Việt trường. Liên hệ Nam. việt Nam. III. Tiến trình dạy học Tiết 1 * Hoạt động khởi động (5 phút ) GV tổ chức trò chơi đối mặt với tên gọi “đi tìm các cường quốc dân số thế giới” (2 phút). Giáo viên mời một bạn trong lớp làm MC của trò chơi: + MC thông qua thể lệ trò chơi: chọn đội chơi gồm 4 bạn đứng vòng tròn, nội dung là lần lượt người chơi phải kể tên các nước có dân số trên 100 triệu người (2005), người nào không trả lời được sẽ bị loại trực tiếp, chiến thắng sẽ dành cho người chơi trả lời được nhiều quốc gia nhất. + Mời 4 bạn xung phong tham gia trò chơi lên tiến hành chơi. + Kết thúc trò chơi giáo viên sẽ trao thưởng cho Hs bằng 2 món quà có trong tờ giấy ghi trong hộp, Hs bốc được giấy ghi quà ghì thì đọc cho cả lớp nghe (Món quà 1 là một tràng pháo tay giành cho bạn, món quà 2 là một con điểm 10). GV giới thiệu nội dung chủ đề và chuyển giao các nhiệm vụ học tập * Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số thế giới ( 7 phút ) 10
- a) Hình thức dạy học: Cặp đôi b) Tiến trình dạy học: Bước 1: GV cho HS xem video, quan sát các BSL về dân số các nước, các khu vực, bảng tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số trong tương lai. Gợi ý nhận xét 1. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới Số dân/235 quốc gia và vùng lãnh thổ:……………………………………………. Quy mô dân số giữa các nước:……………………………………………………. Các nước có dân số đông:…………………………………………………………. Các nước có dân số ít:………………………………………………………...…… Khu vực đông dân nhất:…………………………………………………………… khu vực ít dân nhất:………………………………………………………………... Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người:………………………………………….. Thời gian dân số tăng gấp đôi:…………………………………………………….. Bước 2: Cá nhân HS nghiên cứu phiếu học tập, bảng số liệu, thông tin trên bản đồ, dự kiến các nội dung điền vào phiếu học tập và trao đổi với các bạn cùng cặp. Bước 3: Các cặp đôi thống nhất và báo cáo kết quả Bước 4: GV quan sát, trợ giúp, đánh giá quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức cho HS. HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 I. DÂN SỐ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI. 1. Dân số thế giới Dân số thế giới: năm 2019 là: 7.724.033.174 ng ười (Nguồn: https://danso.org/dansothegioi/ ) Quy mô dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_gia_theo_số_dân) 2. Tình hình phát triển dân số thế giới Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn. * Hoạt động 2: Tìm hiểu gia tăng tự nhiên (20 phút ) Địa chỉ tích hợp: giáo dục kĩ năng tư duy phê phán. a) Hình thức: Thảo luận nhóm chuyên gia mảnh ghép b) Tiến trình dạy học: 11
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu hs khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế hoàn thành phiếu học tập: Phiếu học tập số 1( Nhóm 1,2 ) Tìm hiểu về tỉ suất sinh thô. Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, biểu đồ 22.1, cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Tỉ suất sinh thô là gì? Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô? Tại sao tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước phát triển? Vì sao nước ta đã ban hành chính sách mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con, dù gái hay trai để nuôi dạy cho tốt, nhưng trong thực tế vẫn có rất nhiều gia đình sinh nhiều con? Theo em, các phong tục tập quán và tâm lí xã hội: trọng nam khinh nữ, nhà đông con thì có phúc, trời sinh voi sinh cỏ,… có còn đúng trong xã hội ngày nay nữa hay không? Vì sao? Phiếu học tập số 2 ( Nhóm 3,4 ) Tìm hiểu về tỉ suất tử thô. Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, biểu đồ 22.2, cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Tỉ suất tử thô là gì? Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô? Tại sao trước đây tỉ suất tử thô của các nước phát triển nhỏ hơn các nước đang phát triển, nhưng hiện nay tỉ suất tử thô nước phát triển lại lớn hơn các nước đang phát triển? Phiếu học tập số 3 ( Nhóm 5,6 ) Tìm hiểu về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, hình 22.3, cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Tỉ suất gia tăng tự nhiên là gì? Quan sát BSL, nhận xét xu hướng thay đổi tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước và thế giới? Tại sao các nước Châu Á và Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao? 12
- Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Học sinh có 3 phút làm chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm trên giấy A2 Cụm 1 Lối di Cum 2 chuyển Bước 3: Vòng 2: Nhóm ghép: Tùy theo số lượng Nhóm Nhóm học sinh chia thành 2 cụm hoặc 3 cụm. mỗi cụm 1 2 Nhóm Nhóm 3 nhóm tương ứng với 3 nội dung được giao. Mỗi 3 4 Nhóm Nhóm nhóm chuyên gia sẽ đếm số từ 1 đến 3. Ai chưa 5 6 có số đứng lên đếm lại từ đầu và di chuyển theo sơ đồ. Lưu ý là chỉ di chuyển trong cụm của mình. Giáo Cụm Lối di Cum chuyể viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm 1 2 n mới. Số Số Sản phẩm của nhóm chuyên gia dán cố định trên bàn. 1 3 Số Số Mỗi nhóm có 1 phút 30 giây để trình bày lại những 2 2 gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm Số Số mới. 3 1 Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Bước 5: Giáo viên đánh giá hoạt động của HS, chuÈn kiến thức. Đồng thời giáo dục cho học sinh kỹ năng sống tư duy phê phán. 13
- HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2 a)Tỉ suất sinh thô (S) Khái niệm: TSST là sự tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. TSST có xu hướng giảm. Yếu tố tác động: tự nhiên sinh học quyết định, phong tục, tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển KTXH, chính sách dân số của từng quốc gia. b.Tỉ suất tử thô (T) Khái niệm: TS tử thô là sự tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. TSTT có xu hướng giảm rõ rệt. Yếu tố tác động: mức sống, môi trường sống, trình độ y học, cơ cấu dân số, chiến tranh, tệ nạn xã hội… c) Tỉ suất gia tăng tự nhiên Khái niệm:là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số thế giới Xu hướng: giảm nhanh và có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm nước * Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội ( 10 phút ) Địa chỉ tích hợp: giáo dục kĩ năng tư duy phê phán. a) Hình thức: Cặp đôi b) Tiến trình dạy học: Bước 1: Giáo viên chiếu đoạn video nói về hậu quả của sự gia tăng dân số, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau: 1. Đoạn video vừa xem nói về vấn đề gì? 2. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường? 3. Cần có những giải pháp gì để phát triển kinh tế và môi trường một cách bền vững? Bước 2: HS trao đổi với các bạn bên cạnh hoàn thành nội dung Bước 3: HS các cặp báo cáo kết quả Bước 4: GV nhận xét, liên hệ đến Việt Nam. Thông qua đó giáo dục cho các em kỹ năng tư duy phê phán. SƠ ĐỒ SỨC ÉP DÂN SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KT – XH VÀ MÔI TRƯỜNG. 14
- Bước 5: GV tiếp tục nêu vấn đề: có gia tăng dân số nào không “tự nhiên” (sinh đẻ tử vong) không? HS trả lời. Bước 6: GV yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu gia tăng cơ học và gia tăng dân số. * Gia tăng cơ học (G) Sự di chuyển dân cư từ nơi này đến nơi khác dẫn đến sự biến động cơ học của dân cư. Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên toàn thế giới. * Gia tăng dân số TSGT dân số được xác định bằng tổng số giữa gia tăng tự nhiên và TSGT cơ học.Đơn vị : % Gia tăng dân số là tổng của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suát gia tăng cơ học Hoạt động 4: Luyện tập – cũng cố ( 2 phút ) *Phương pháp/kĩ thuật dạy học Làm bài tập/bão tuyết Bước 1: GV yêu cầu HS mở SGK, làm bài tập 1 15
- Bước 2: 2 HS ghi tên vào và cùng bàn làm vào ½ tờ giấy tập. Bước 3: GV ra khẩu hiệu “bão tuyết” và HS 2 dãy lớp ném bài tập vừa hoàn thành cho các bạn tham khảo. Bước 4: GV bốc thăm HS lên đọc kết quả và đối chiếu. Hoạt động 5: Nối tiếp hướng dẫn tự học ( 1 phút ) Dựa vào nội dung bài học, yêu cầu HS về nhà giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn sau: + Tình huống: Giải pháp kiềm chế sự gia tăng dân số nhanh ở địa phương em hiện nay. TIẾT 2 *Hoạt động khởi động: Lật hình đoán tranh ( 5 phút ) Nhiệm vụ: + Giáo viên chiếu các hình ảnh tình trạng bắt cóc, mua bán trẻ em và phụ nữ + Học sinh xem gợi ý của các hình ảnh để tìm ra nội dung. Cách thực hiện: + Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử ra 2 đội chơi, mỗi đội 3 người. + Khi nhìn thấy hình ảnh đội chơi nào nêu đúng chủ đề thì được tính điểm. + Khán giả của các đội chơi có quyền hổ trợ. Đặt vấn đề: Đây chính là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội chúng ta ngày nay. Theo em, nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng trên? (Học sinh trả lời) * Hoạt động 6: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo giới (15 phút ) Địa chỉ tích hợp: giáo dục kĩ năng tư duy phê phán. a) Hình thức: Cặp đôi b) Tiến trình dạy học: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK, trang 89, kết hợp với một số hình ảnh về các hoạt động bắt cóc, mua bán trẻ em ….. để trả lời các câu hỏi sau: 1. Thế nào là cơ cấu dân số theo giới? 2. Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới? 3. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), tỉ số giới tính khi sinh thường có sự chênh lệch rất lớn giữa bé trai và bé gái? 16
- 4. Lấy ví dụ để chứng minh rằng, cơ cấu dân số theo giới sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của một nước. Bước 2: HS trao đổi với các bạn bên cạnh hoàn thành nội dung Bước 3: HS các cặp báo cáo kết quả Bước 4: Giáo viên bổ sung thêm: Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam về điều tra biến động dân số 2016 thì “tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta là 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái”. Nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại nhiều tư tưởng lạc hậu như trọng nam khinh nữ, dẫn đến việc lựa chọn giới tính cho thai nhi,…Dự báo đến năm 2050, “Việt Nam có khoảng từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không thể tìm được vợ để kết hôn là do hệ quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong những năm gần đây ở nước ta”. Qua việc phân tích trên, giáo viên giáo dục học sinh kỹ năng tuy duy phê phán. HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 6 Là sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ, hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới luôn có sự biến động theo không gian và thời gian ở từng nước, từng khu vực. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới: Trình độ phát triển kinh tế, tai nạn, tuổi thọ trung bình, chuyển cư. Cơ cấu dân số theo giới có sự tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội của một nước thông qua sự ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển... * Hoạt động 7: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo tuổi ( 10 phút ) a) Hình thức: Cá nhân b) Tiến trình dạy học: Bước 1: GV yêu cầu HS tự nghiên cứu mục II.2, sau đó tóm lược lại bằng sơ đồ tư duy về cơ cấu dân số theo độ tuổi vào giấy A4. GV cung cấp cho HS hình ảnh để nhận xét và các câu hỏi gợi ý nội dung trình bày trên mindmap. Cơ cấu DS theo tuổi là gì? Cơ cấu DS theo tuổi có ý nghĩa gì đối với một quốc gia? Liên hệ Việt Nam? Liệt kê 3 nhóm tuổi của dân số. Như thế nào là cơ cấu dân số trẻ; cơ cấu DS già? Tháp dân số là gì? 17
- Có mấy kiểu tháp dân số? Em có nhận xét gì về hình dáng tháp tuổi của nước ta năm 2016 ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút, sau đó chuyển sản phẩm cho bạn sau lưng (HS bàn cuối chuyển lên bàn 1) để chấm điểm. Bước 3: GV cung cấp mindmap mẫu cơ bản cho HS so sánh, chỉ định một HS lên báo cáo nội dung, các HS nhận xét, thắc mắc nếu có. Bước 4: GV nhận xét phần báo cáo của HS, giảng giải, chốt nội dung. HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 7 Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định Cơ cấu dân số theo tuổi gồm 2 loại là dân số trẻ và dân số già. Các nước phát triển thường có cơ cấu dân số già và ngược lại. Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ trung bình và khả năng phát triển dân số – lao động của một nước. Để biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi, người ta thường sử dụng tháp tuổi. Có 3 kiểu tháp tuổi chính. * Hoạt động 8: Tìm hiểu cơ cấu xã hội (11 phút ) a. Hình thức: cá nhân, trò chơi “ Rung Chuông Vàng” b. Tiến trình dạy học Bước 1: Giáo viên trực tiếp dẫn dắt hoặc chọn một MC, hai thư ký để quan sát bao quát lớp tham gia các câu hỏi (Nếu giáo viên trực tiếp làm MC chuẩn bị bút trình chiếu để linh hoạt trong quá trình dẫn dắt; nếu học sinh làm MC giáo viên trực tiếp chỉnh máy chiếu) Bước 2: MC công bố luật chơi Mỗi người chơi sẽ chuẩn bị sẵn bảng trả lời A,B,C,D Thời gian mỗi câu hỏi sẽ là 30 giây hoặc khi hết Video;sau khi hết giờ người chơi sẽ giơ đáp án của mình. Nếu thí sinh nào đưa đáp án sau quy định hoặc trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Thí sinh xuất sắc nhất; hoặc các thí sinh còn lại sau khi kết thúc 10 câu hỏi sẽ được ghi điểm cộng vào điểm hệ số 1. Bước 3: MC và các học sinh tiến hành trò chơi 18
- Bước 4: Thư ký tổng kết học sinh xuất sắc hoặc học sinh còn lại sau khi kết thúc 10 câu hỏi. Bước 5: giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức. CÂU HỎI PHẦN THI RUNG CHUÔNG VÀNG ( PHỤ LỤC II ) HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 8 * Cơ cấu dân số theo lao động: Nguồn lao động: là tập hợp những người trong tuổi lao động và phải có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm: Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế: gồm 3 khu vực kinh tế: khu vực I: (nông – lâm ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp xây dựng), khu vực III (dịch vụ). * Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư. Dựa vào 2 tiêu chí: tỉ lệ biết chữ và số năm đến trường. Hoạt động 9: Luyện tập – cũng cố ( 3 phút ) Bước 1: GV cho HS xem đoạn clip về hậu quả của chênh lệch giới tính, yêu cầu các em theo dõi và trả lời các câu hỏi: + Vấn đề nào đang diễn ra? + Tại sao vấn đề đó diễn ra? + Việc diễn ra vấn đề này sẽ gây nên những hậu quả như thế nào? + Hãy đưa ra ít nhất 2 giải pháp cho vấn đề này Bước 2: HS suy nghĩ trong 1 phút – chia sẻ theo cặp trong 2 phút và trình bày ý kiến trước lớp. GV ghi nhanh các kết quả và nhấn mạnh đến hậu quả của chênh lệch giới tính (đặc biệt Trung Quốc, tình trạng buôn bán phụ nữ diễn ra khó kiểm soát ở Việt Nam ) Bước 3: Cả lớp cùng GV phân tích và chọn ra 1 giải pháp tiêu biểu. Hoạt động 10 : Nối tiếp hướng dẫn học tự học ( 1 phút ) Dựa vào nội dung bài học, yêu cầu HS về nhà giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn sau: + Tình huống: Ở địa phương em có còn tư tưởng: “ Trọng nam khinh nữ, Đông con hơn nhiều của ” nữa không? Nếu có em sẽ tuyên truyền cho người dân như thế nào? 19
- TIẾT 3 * Khởi động: GV tổ chức trò chơi: Ai biết nhiều hơn. ( 5 phút ) Bước 1: GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị cho mình 1 tờ giấy note, ghi nhanh câu trả lời cho câu hỏi GV đặt ra trong vòng 2 phút. Kể tên 15 quốc gia đông dân nhất thế giới. Kể tên 5 quốc gia ít dân nhất thế giới. Bước 2: Hết giờ, HS chuyển giấy note của mình đi cách xa mình ít nhất 3 bạn để bạn chấm điểm. HS chấm điểm chéo lẫn nhau. Bước 3: GV tổng kết điểm của học sinh bằng cách yêu cầu HS chấm điểm giơ tay theo điểm số để thống kê. 5 hoặc 10 HS có điểm cao nhất và trên 8 sẽ được ghi điểm miệng hoặc tích lũy điểm cộng. * Đặt vấn đề: Giáo viên chiếu video về sự phân bố dân cư của một số vùng như nông thôn, thành thị, vùng núi, vùng đồng bằng.. để trả lời cho câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư giữa các vùng miền vừa xem?(Học sinh trả lời) * Hoạt động 11: Tìm hiểu về phân bố dân cư ( 10 phút ) a. Hình thức: Hoạt động nhóm, trò chơi ô chữ b. Tiến trình dạy học - Bước 1: Giáo viên chọn một MC và hai thư ký để quan sát bao quát các nhóm tham gia trả lời các câu hỏi. Bước 2. MC công bố luật chơi. Chúng ta chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có ba lượt lựa chọn ô chữ hàng ngang, mỗi ô chữ hàng ngang chúng ta có 10 điểm. Khi nhóm trả lời sai, các nhóm khác có thể giơ tay để trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Tổng số câu hàng ngang là 10 câu, câu cuối cùng, cá nhân sẽ dành quyền trả lời, nếu đúng sẽ được cộng 2 điểm vào điểm hệ số 1. Gợi ý từ hàng dọc: Đây là một tiêu chí để thể hiện tình hình phân bố dân cư. Bất kỳ lúc nào, nhóm có thể giơ tay giành quyền trả lời câu hàng dọc, Nếu đúng ý hàng dọc, nhóm sẽ dành được 30 điểm, nếu trả lời sai sẽ mất quyền chơi ở phần thi ô chữ. Bước 3: MC và các nhóm tiến hành trò chơi Bước 4: Thư ký tổng kết kết quả của các nhóm. Bước 5: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hoạt động làm phim, lồng tiếng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
60 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường THPT Bình Xuyên
22 p | 41 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng làm bài một số loại câu giao tiếp trong đề thi THPT Quốc gia được lồng vào tiết dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng
24 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo
15 p | 46 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính hiệu quả của việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện dạy học sử dụng di sản văn hóa địa phương (đối với các môn KHXH) ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
65 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM qua chủ đề Máy tập cầu lông
36 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn