intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh 11, nâng cao sự tích cực, chủ động cho học sinh. Giúp học sinh vừa cải thiện kết quả học tập trong môn Tiếng Anh 11, vừa rèn luyện được các kỹ năng sống cần thiết như sự chủ động, sáng tạo, tính tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ, kỹ năng giải quyết vấn đề,... thông qua các biện pháp mà tôi đưa ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh

  1. ĐỀ TÀI LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH 11 NHẰM NÂNG CAO SỰ TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Kỹ năng sống
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH 11 NHẰM NÂNG CAO SỰ TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Kỹ năng sống Người thực hiện: Cao Văn Tuân - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0398559899 Email: caovantuanyt2@gmail.com Năm thực hiện: 2023 NGHỆ AN, NĂM 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1 I. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2 III. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2 V. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2 VI. Tính mới của đề tài .................................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI ....................................................................................... 4 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................................... 4 1.Cơ sở lí luận .................................................................................................................. 4 1.1. Khái niệm kỹ năng sống và cách phân loại kỹ năng sống……………………………………… 4 1.2. Một số kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT……………………………... 5 1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT……………………..………… 5 1.3.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT ………..…… 5 1.3.2. Nguyên tắc và quy trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT..……………………………………………………………………………………………………………………...……… 6 1.4. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT…………….. 7 1.5. Ý nghĩa của việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh…………………………….…………………….. 7 2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………………………………….....………… 8 2.1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ........................................... 8 2.2. Thực trạng giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường ………………………………………………..… 8 2.3. Thực trạng lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào môn tiếng Anh cho học sinh THPT……………………………………………………………………………………………………………………….…….. 10 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độ nhận thức, vận dụng và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh……………………………………………….……………………………………..…………. 10 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…... 11 Chương II. Biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh .................................................. 12 1. Giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thông qua chủ đề The Generation Gap ....................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Giáo dục kỹ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua chủ đề Relationships ................................................................................................................. 12 3. Giáo dục kỹ năng tự nhận thức để độc lập tự chủ và quản lý thời gian thông qua chủ đề Becoming Independent ............................................................................................. 17 4. Giáo dục kỹ năng thể hiện sự cảm thông thông qua chủ đề Caring for Those in Need ....................................................................................................................................... 20 5. Giáo dục kỹ năng giao tiếp hợp tác thông qua chủ đề Being part of Asean ............. 24
  4. Chương III: Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................................................... 26 1. Đánh giá hiệu quả thực hiện sáng kiến………………………………………...……………..……....….. 26 1.1. Phương pháp đánh giá………………………………………………………………………………......………. 26 1.2. Kết quả đánh giá……………………………………………………..………………………………………. 27 Chương IV: Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất …………….. 31 1. Mục đích khảo sát………………………………………………………………………………….…………………. 31 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ……………………………………………………………………..….. 31 2.1. Nội dung khảo sát …………………………………………………………………………………………………. 31 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá………………………………………………………….…... 31 3. Đối tượng khảo sát …………………………………………………………………………………………………... 32 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất……….. 32 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất……………………………………………………………. 32 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất………………………………………………...………………... 33 PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................................. 33 1. Kết quả đạt được của đề tài ....................................................................................... 34 1.1. Đối với giáo viên .................................................................................................... 34 1.2. Đối với học sinh ..................................................................................................... 34 2. Khả năng áp dụng của đề tài...................................................................................... 34 3. Vận dụng vào thực tiễn.............................................................................................. 34 4. Kiến nghị ................................................................................................................... 34 5. Hướng phát triển của đề tài ....................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 36 PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………………..………… 37
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Kỹ năng sống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bản lĩnh của mỗi người. Đặc biệt đối với các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ chiến lược yêu cầu các giáo viên phải hoàn thành thật tốt. Có kỹ năng sống tốt, các em sẽ thay đổi cách nhìn nhận về bản thân, về xã hội, về thế giới; các em có được lòng tự trọng, thái độ và hành động, suy nghĩ tích cực về mọi việc giúp cho các em ngày càng hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt nhất. Giáo dục kỹ năng sống chính là thay đổi hành vi của các em học sinh, giúp cho các em chuyển từ trạng thái thụ động sang chủ động, có những hành động tích cực góp phần xây dựng cuộc sống và xã hội ngày càng phát triển, văn minh. Bởi tầm quan trọng của kỹ năng sống mà Bộ Giáo dục và Đào tạo c ng đã Ban hành Thông tư số 4 2 14 TT-BGDĐT ngày 28 2 2 14 về việc ―Quy định Quản l hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa‖ và phong trào ―Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực‖ với định hướng: ―Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp l với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.‖ Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào quá trình giảng dạy các môn học là điều cần thiết trong công tác giáo dục, đặc biệt là môn Tiếng Anh 11. Tiếng Anh 11 cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết, rèn luyện cho các em không chỉ những kỹ năng nghe - nói - đọc - viết ngoại ngữ thành thạo, mà còn giáo dục kỹ năng sống thông qua những kiến thức trong chương trình học. Thông qua môn Tiếng Anh, các em học sinh có được kho kiến thức phong phú có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học chương trình Tiếng Anh 11, giáo viên và học sinh còn gặp nhiều bất cập. Chương trình Tiếng Anh 11 hiện nay được dạy theo chương trình mới với nhiều sự khác lạ, một số giáo viên còn lúng túng chưa khai thác triệt để hiệu quả mà chương trình mới đưa ra. Các em học sinh chưa áp dụng được những kiến thức trong bài học vào thực tế như: ví dụ như khi học xong Unit 1: The Generation gap học về mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình nhưng các em vẫn chưa thể khỏa lấp khoảng cách thế hệ,... Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống c ng như sự cần thiết phải lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào chương trình dạy và học môn Tiếng Anh 11, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: ―Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh‖. 1
  6. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh 11, nâng cao sự tích cực, chủ động cho học sinh. Giúp học sinh vừa cải thiện kết quả học tập trong môn Tiếng Anh 11, vừa rèn luyện được các kỹ năng sống cần thiết như sự chủ động, sáng tạo, tính tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chia sẻ và giúp đỡ, kỹ năng giải quyết vấn đề,... thông qua các biện pháp mà tôi đưa ra. III. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong tiết Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh, từ đó kích thích hứng thú học tập của các em và cải thiện được chất lượng học tập c ng như điểm số môn Tiếng Anh lớp 11 cho các em học sinh lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Diễn Châu 5. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về vai trò của kỹ năng sống và việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; nghiên cứu về chương trình Tiếng Anh 11 theo bộ sách giáo khoa mới của chương trình GDPT 2 18. Nghiên cứu về thực trạng phương pháp giảng dạy Tiếng Anh 11 và thái độ, kết quả học tập của học sinh đối với môn Tiếng Anh tại trường THPT Diễn Châu 5. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh một cách hiệu quả. Nghiên cứu về hiệu quả, những ưu nhược điểm của các biện pháp từ đó rút ra kinh nghiệm và có những sửa đổi phù hợp. V. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu: Tìm kiếm và tổng hợp các thông tin, kiến thức l thuyết về công tác giảng dạy chương trình Tiếng Anh 11 trên sách giáo khoa, sách tham khảo, mạng Internet. Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ học tập của các em học sinh đối với việc học Tiếng Anh và việc tiếp thu kiến thức kỹ năng sống sau đó thu thập thông tin. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu đặc điểm của các học sinh khi học Tiếng Anh; tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Phương pháp logic: Logic các vấn đề lại với nhau, liên kết giữa việc giáo dục kỹ năng sống với kiến thức Tiếng Anh 11. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích l thuyết với thực tiễn, tổng hợp kết quả từ các phương pháp nghiên cứu trên để đề xuất các giải pháp phù 2
  7. hợp. Phương pháp thực nghiệm: So sánh thái độ và kết quả học tập c ng như giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trước và sau khi áp dụng các biện pháp trong đề tài. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp kết quả và đưa ra những nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân sau khi thực hiện đề tài. VI. Tính mới của đề tài Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chương trình học luôn là vấn đề không dễ dàng của nhiều giáo viên, vì vậy các biện pháp được nghiên cứu và lựa chọn áp dụng thực nghiệm tại sáng kiến đều là những biện pháp mới có tính hiệu quả cao. Thông qua nội dung các bài học, học sinh được rèn luyện về những kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng giải quyết xung đột và duy trì các mối quan hệ tốt trong gia đình, kỹ năng chia sẻ và bình luận về các mối quan hệ bạn bè và quan hệ tình yêu, kỹ năng độc lập tự chủ và quản l thời gian,... Các em học sinh có thể ứng dụng những kiến thức, kỹ năng mà mình học được vào thực tế để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. 3
  8. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm kỹ năng sống và cách phân loại kỹ năng sống Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về kỹ năng sống. Kỹ năng sống được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau và điều này c ng ảnh hưởng đến cách phân loại kỹ năng sống. Theo Tổ chức UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: – Học để biết (Learning to know) – Học làm người (Learning to be) – Học để sống với người khác (learning to live together) – Học để làm (Learning to do) Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quổc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: – Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả... – Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiềm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin... – Học để sống vời người khác gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, tự khẳng định, hợp tắc, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông... – Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. Từ những quan niệm trên đây có thể thấy, kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mọi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem kỹ năng sống gồm các kỹ năng cổt lõi sau: – Kỹ năng giải quyết vấn đề. – Kỹ năng suy nghĩ tư duy phân tích có phê phán. – Kỹ năng giao tiếp hiệu quả. – Kỹ năng ra quyết định. – Kỹ năng tư duy sáng tạo. – Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân. – Kỹ năng tự nhận thức tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị 4
  9. (Self-Awareness building skills). – Kỹ năng thể hiện sự cảm thông. – Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. 1.2. Một số kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT – Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: bao gồm các kỹ năng sống cụ thể như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiềm sự hỗ trợ, kỹ năng tự trọng, kỹ năng tự tin, kỹ năng kiểm soát cảm xúc. – Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: bao gồm các kỹ năng sống cụ thể như: kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương lượng, kỹ năng từ chối, kỹ năng bày tỏ sự cảm thông, kỹ năng hợp tác, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. – Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả; bao gồm các kỹ năng sống cụ thể như: kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng quản l thời gian... 1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT 1.3.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT Cuộc sống luôn tạo ra khó khăn cho con người để vượt qua những mất mát, để biết yêu qu những gì đang có. Vì vậy, mỗi người cần có những kĩ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, trong đó các kỹ năng là một thành phần quan trọng. Học sinh không chỉ cần có kiến thức, mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được kỹ năng sống, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức - ―cái mình biết‖ và thái độ, giá trị - ―cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng ‖ .… thành những hành động cụ thể trong thực tế - ―làm gì và làm cách nào‖ là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như v bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể là: - Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết gieo những kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho mình. - Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành… 5
  10. - Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường thiên nhiên…Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu - quyền lợi - nghĩa vụ trong cộng đồng. 1.3.2. Nguyên tắc và quy trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông cần đảm bảo những nguyên tắc sau: * Tương tác Nhiều kỹ năng sống được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề...), thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện các tưởng của mình, xem xét tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả. * Trải nghiệm Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế. * Tiến trình Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong "ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên. Thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ. * Thay đổi hành vi Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. * Thời gian - môi trường giáo dục Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện càng sớm càng tốt đối với học sinh. Môi trường giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục kỹ năng sống có thể là bố mẹ, 6
  11. là thầy cô giáo, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trong các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác. 1.4. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT Việc hình thành cho bản thân những kỹ năng sống tốt sẽ giúp các em biết cách học theo hướng tích cực, chủ động hơn. Tích cực chủ động trong việc học biểu hiện ở việc học sinh chủ động tư duy, tự suy nghĩ sáng tạo ra những cách thức mới mang lại hiệu quả cao hơn trước khi bị người khác sai khiến hay ép buộc. Chủ động, sáng tạo có được là nhờ vào sự rèn luyện từng ngày của bản thân, dựa vào sự cố gắng bằng chí có thể trở thành một thói quen của mỗi người. Tính tích cực chủ động và sáng tạo trong mọi việc sẽ giúp con người làm được nhiều việc hơn, suy nghĩ linh hoạt hơn ở bất cứ đâu, trong mọi hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, sở hữu cho mình kỹ năng này c ng giúp học sinh phát triển tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần và trí não. Nắm bắt được nhiều cơ hội đến với mình hơn nhờ sự chủ động, luôn luôn tiến về phía trước, tìm cách tháo gỡ, tìm cách giải quyết ngay lập tức khi gặp trở ngại khó khăn sẽ tìm cách vượt qua. Ngoài ra, tính chủ động còn giúp suy nghĩ tốt hơn, sâu sắc hơn để hoàn thiện bản thân. Để tăng cường các phương pháp dạy học tích cực, dạy học hợp tác phát triển năng lực theo chương trình GDPT 2 18, Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra quan điểm: ―Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.‖ Văn bản số 4 2 BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2 23 c ng nêu rõ cần triển khai các phương pháp học tập để nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh. Do đó, việc thực hiện các phương pháp dạy học mới mang tính tích cực chủ động vừa thực hiện theo yêu cầu của Bộ giáo dục và nâng cao được chất lượng giáo dục. 1.5. Ý nghĩa của việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh. Môn Tiếng Anh 11 trang bị cho học sinh phương tiện giao tiếp quốc tế cơ bản, tạo điều kiện để các em trao đổi thông tin, cập nhật tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng vốn hiểu biết về các nền văn hoá. Nhờ đó, sự hiểu biết giữa các dân tộc được củng cố, hình thành nên thức công dân toàn cầu, giúp phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Chương trình giáo dục Tiếng Anh 11 yêu cầu học sinh rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức 7
  12. ngôn ngữ để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp ngoại ngữ cho các em. Học sinh cần được cung cấp kiến thức và rèn luyện toàn diện với sự kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng thay vì ưu tiên bất kỳ phương diện nào. Do vậy, lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh trong môn Tiếng Anh giúp học sinh cải thiện khả năng sử dụng Tiếng Anh trong đời sống hiệu quả. Từ đó, các em biết cách xử l các vấn đề gần g i xung quanh bằng Tiếng Anh, tập làm quen cho đến thành thạo ứng dụng ngôn ngữ này vào cuộc sống như người bản xứ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Trong những năm qua, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT Diễn châu 5 nói chung đã được các ban giám hiệu, các tổ chức trong trường và thầy cô giáo quan tâm thực hiện. Việc giáo kỹ năng sống cho học sinh không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học ở trường bởi kỹ năng sống được hình thành mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Tuy nhiên từ thực tế ở trường học, phải nói rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa cao, chưa đồng bộ và chưa được quan tâm một cách đúng mức, còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động không liên tục, không thường xuyên. Cách thức giáo dục kỹ năng sống trong mỗi lần tổ chức chưa được đổi mới thường xuyên nên còn gây nhàm chán, thiếu sự hấp dẫn cho các em học sinh. Giáo viên không có nhiều thời gian đầu tư cho nội dung kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm, còn lúng túng trong việc triển khai những chủ đề cụ thể. Ngoài ra, quá trình giáo dục kỹ năng sống chưa được lồng ghép nhiều trong các bài học chính khóa, các môn học đang chú trọng tới kiến thức bộ môn. Việc giảng dạy môn tiếng Anh thường xuyên chỉ dừng lại việc trau dồi, cải thiện và nâng cao các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết cho học sinh. 2.2. Thực trạng giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường Tại trường THPT Diễn Châu 5, tổ chuyên môn đã có sự trao đổi phương pháp, kỹ năng dạy học, học sinh đã được tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại với giáo trình điện tử nhưng việc giảng dạy môn Tiếng Anh 11 vẫn theo phương pháp truyền thống, chưa giúp các học sinh nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn bằng Tiếng Anh, chương trình giảng dạy vẫn chủ yếu dựa trên phương pháp truyền thống với việc dạy tập đọc, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc và khiến học sinh bị bối rối trước khối lượng từ vựng, ngữ pháp dày đặc. Trong các tiết dạy thầy, cô chỉ chú trọng ngữ pháp, từ vựng và thi viết. Học sinh gần như không được thực hành nghe, nói, thảo luận,.. Và việc học ngữ pháp rất khô khan, chủ yếu học chép, học thuộc,.. nhiều khi không đem lại hiệu quả cao. Trên thực tế, học sinh tại lớp 11A1 và 11A2 chất lượng bộ môn Tiếng anh chưa được tốt, chủ yếu là học sinh khá và trung bình, thậm chí có học sinh yếu. Một số học sinh đạt thành tích học tập tương đối ổn định nhưng lại thiếu kỹ 8
  13. năng vận dụng tiếng Anh khi giải quyết các vấn đề xung quanh, chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ này một cách lưu loát và hiệu quả. Phương pháp giáo dục môn học chưa gắn liền với việc phát triển kỹ năng mềm cho học sinh nên khi ứng dụng ngôn ngữ mới vào giải quyết các vấn đề hàng ngày, các em tỏ ra rụt rè và thiếu chủ động. Học sinh học tập tại trường THPT Diễn Châu 5 chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên cơ hội tiếp cận và trau dồi ngoại ngữ còn chưa cao do hạn chế về thiết bị, đồ dùng học tập, rèn luyện môn Tiếng Anh. Tâm l thiếu tự tin, sợ người khác chê cười đánh giá khi phát âm sai là nguyên nhân dẫn đến không thể giao tiếp tiếng Anh. Không hứng thú với tiếng Anh do môi trường học tập không có nhiều sáng tạo, không có sự sôi nổi dẫn tới học sinh cảm thấy nhàm chán và không có động lực để học. Một điều nữa gây khó khăn cho các em đó là hình thức thi cử, kiểm tra chỉ dựa vào đọc, viết. Tâm l của các em học sinh THPT đó là học gì thi đó. Vì nhiều l do mà bài thi không được kiểm tra các kỹ năng nghe, nói thì các em c ng không chú trọng. Và nhiều em học để có điểm số chứ không phải để sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống nên nhiều khi các em học hết THPT khi gặp du khách hỏi đường c ng không biết nói thế nào để giúp đỡ họ. Trên đây là những nguyên do dẫn đến thái độ, kết quả học tập môn tiếng Anh của các em học sinh 2 lớp 11A1 và 11A2 chưa được cao, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môn học và điểm số của các em. Điều này được thể hiện rõ ở bảng khảo sát thái độ học tập môn Tiếng Anh trước khi áp dụng sáng kiến dưới đây: Bảng thống kê về thái độ học tập môn Tiếng Anh 11 học sinh lớp 11A1, 11A2 trước khi áp dụng giải pháp Tiêu chí đánh giá Trước khi áp dụng Học sinh chủ động tìm hiểu bài tại nhà trước khi đến tiết học 36% Học sinh chủ động giơ tay phát biểu, nêu kiến trong giờ học 29% Học sinh chủ động đưa ra thắc mắc, tìm hiểu thêm về bài học 22% Học sinh còn rụt rè, chưa tích cực trong lớp 68% Qua bảng thống kê ta thấy chỉ có 36% tổng số học sinh chủ động tìm hiểu bài tại nhà trước khi lên lớp. Đồng thời, c ng chỉ có 29% số học sinh cả 2 lớp chủ động giơ tay phát biểu, đóng góp kiến xây dựng bài trong giờ học. Vẫn còn nhiều em học sinh nhút nhát, biểu hiện ở việc chỉ có 22% học sinh chủ động 9
  14. đưa ra thắc mắc, tìm hiểu thêm về bài học. Trong khi đó, tỷ lệ học sinh còn rụt rè, chưa tích cực trong lớp chiếm đến 68%, hơn một nửa tổng số học sinh hai lớp. Chính vì vậy, việc “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh” là điều vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng môn học c ng như phát triển thêm các kỹ năng sống cho các em học sinh. 2.3. Thực trạng lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào môn tiếng Anh cho học sinh THPT Việc lồng ghép kỹ năng sống vào giảng dạy môn tiếng Anh 11 còn chưa hiệu quả để phát triển kỹ năng cho học sinh, ví dụ như các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn các mối quan hệ, kỹ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng tự nhận thức để độc lập tự chủ và quản lý thời gian… Việc giảng dạy môn tiếng Anh chỉ mới chú trọng phát triển kiến thức từ vựng, ngữ pháp cho học sinh, chưa thực sự cải thiện được nhiều kỹ năng mềm cho các em như: kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với một tình huống xung đột trong mối quan hệ tình bạn và tình yêu, kỹ năng độc lập… Với những l do trên, trong quá trình dạy học và giáo dục cho học sinh tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng vào thực tiễn có kết quả nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh trường THPT Diễn châu 5 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độ nhận thức, vận dụng và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Theo số liệu khảo sát 1 giáo viên tiếng Anh ở THPT Diễn châu 5, nguyên nhân hạn chế kỹ năng sống của học sinh tại trường như sau: TT Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ 1 Do thời gian học văn hóa quá nhiều 6/10 60% Do phương pháp tích hợp giảng dạy kỹ năng sống 2 10/10 100% vào môn học chưa nhiều 3 Do thức rèn luyện của học sinh chưa cao 8/10 80% Do bố mẹ chưa thấy được vai trò của kỹ năng sống 4 5/10 50% nên không chú trọng đến vấn đề này Do ít tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 5 7/10 70% trong nhà trường 6 Do chưa có giáo viên dạy kỹ năng sống 10/10 100% Do ít tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 7 7/10 70% trong nhà trường Qua số liệu khảo sát trên, ta nhận thấy rằng: có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mức độ hiểu biết và vận dụng kỹ năng sống của học sinh. Đó là do thời gian 10
  15. học văn hóa của học sinh quá nhiều; do ít tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường; do chưa có giáo viên dạy kỹ năng sống; do tổ chức đoàn thể ít quan tâm; do phương pháp tích hợp giảng dạy kỹ năng sống vào môn học chưa nhiều, việc thực hiện giáo dục trên lớp phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung, giáo viên có khuynh hướng cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. * Thuận lợi: - Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản l , giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. Dạy và học Tiếng Anh được chú trọng và ưu tiên trong toàn bộ các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay. Dựa trên thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành luôn định hướng và theo dõi sát sao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn quản l ; tạo cơ hội để học sinh tham gia các cuộc thi Tiếng Anh để học sinh vừa học, vừa tham gia thi đua tích l y kiến thức cho bản thân. - Nhìn chung cán bộ quản l và giáo viên trong các trường phổ thông đã bước đầu làm quen với thuật ngữ ―kỹ năng sống‖, mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. Đồng thời, nhà trường liên tục quan tâm và trang bị đầy đủ các trang bị giáo dục cần thiết cho môn học để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. Cơ chế khuyến khích học sinh học tập tốt bộ môn Tiếng Anh thông qua việc triển khai các hoạt động giao lưu, thi đua ngoại khoá được nhà trường chú trọng. - Một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã được đa số các trường chú thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào ―Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực‖ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. - Giáo dục kỹ năng sống từ nhà trường c ng như qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh. * Khó khăn: Từ phía học sinh: Do đặc điểm tâm l học sinh, nhiều em tính cách nhút nhát, ít va chạm với môi trường xung quanh nên khó khăn cho việc giáo dục kỹ năng sống. Học sinh của trường chủ yếu là con em nông thôn, nên tư duy tác phong của các em còn hạn chế bởi môi trường. Hơn nữa, học sinh phải học văn hóa trong và ngoài nhà trường với lượng thời gian rất nhiều nên việc rèn luyện kỹ năng sống của học sinh còn khó khăn; Tự thức hiểu biết và tự rèn luyện kỹ năng sống của HS chưa cao. Từ phía giáo viên: Thời gian dạy một tiết học bộ môn rất ngắn nên việc tích hợp c ng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vì vậy giáo viên khó kết hợp được nếu không khéo léo. Mặt khác, giáo viên cùng lúc còn phải đảm nhận nhiều công việc khác như giảng dạy, tham gia các phong trào, các hoạt động của 11
  16. chuyên môn, đoàn thể nên không còn nhiều thời gian đầu tư cho nội dung kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm, còn lúng túng trong việc triển khai những chủ đề cụ thể, đôi khi chưa làm tốt công tác hướng dẫn tập huấn, tổ chức, việc chuẩn bị và lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết học đôi lúc còn bị khống chế về mặt thời gian. Từ phía nhà trường: Dù đã có kế hoạch trong năm học song giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa được triển khai rộng rãi, đồng bộ ở các lớp học trong nhà trường c ng như chưa được tiến hành đều đặn, thường xuyên. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống chưa được nhận thức đúng mực trong một bộ phận cán bộ quản l , giáo viên. Khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng do chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, và chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể… Tổ chức giáo dục kỹ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn phải thông qua một số các môn học khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… nên việc giáo dục kỹ năng sống còn gặp nhiều hạn chế bất cập về cở sở vật chất, kinh phí để thực hiện. Từ phía phụ huynh: Nhiều phụ huynh trong việc giáo dục con cái chỉ chú trọng vào việc điểm số và thành tích học tập của con mà bỏ quên phần kỹ năng trong cuộc sống để con có thể đương đầu với những thử thách khó khăn. Có những phụ huynh quá bao bọc, chiều chuộng con cái khiến các em không có kỹ năng tự phục vụ, tự đối phó, tự chủ với cuộc sống… Bên cạnh đó c ng có nhiều phụ huynh do mải mê, lo lắng làm ăn mà quên thời gian quan tâm đến tâm tư tình cảm của con, đồng thời chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho con. Từ phía xã hội: Sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội tại các địa phương như các tụ điểm vui chơi giải trí (Internet, Karaoke, Nhà hàng...) thu hút học sinh rời xa học tập, đồng thời tạo ra nhiều nguy cơ tấn công vào tâm l , sức khỏe của học sinh. Sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số tổ chức ở địa phương như đoàn thôn, xóm, xã còn chưa có kế hoạch đầy đủ và không có sân chơi để các em được trải nghiệm, học tập các kỹ năng sống cần thiết. Một l do khác nữa là Đoàn viên thanh niên trưởng thành đi học, đi làm xa dẫn tới thiếu nhân lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng sống, mà số lượng học sinh THPT lại khá lớn. Chương II. Biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn Tiếng Anh 11 nhằm nâng cao sự tích cực chủ động cho học sinh 1. Giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thông qua chủ đề The Generation Gap * Mục đích: 12
  17. Biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhằm duy trì các mối quan hệ tốt trong gia đình vào trong tiết học chủ đề ―The Generation Gap‖, giúp các em vừa hiểu nội dung bài giảng một cách dễ dàng, vừa tạo cơ hội giúp các em hiểu hơn về cách thành viên trong gia đình c ng như trau dồi kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Việc áp dụng những gì mình được học trên trường vào trong đời sống thực tiễn sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo động lực cho các em chăm chỉ học tập. * Nội dung và cách thực hiện: Mâu thuẫn trong gia đình là tình trạng các thành viên không hòa hợp với nhau trong cách suy nghĩ, quan niệm sống, cách ứng xử và định hướng cho tương lai. Điều này có thể thể hiện thông qua lời nói, sự im lặng hoặc thậm chí đi kèm với các hành vi tác động đến thể chất. Thực tế, mâu thuẫn trong gia đình là điều khó tránh khỏi, thường liên quan đến nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống thường ngày và phụ thuộc nhiều vào tính cách, cách hành xử của các thành viên trong gia đình. Không giống với những mối quan hệ khác, mối quan hệ gia đình là vô cùng thiêng liêng, chính vì vậy, khi có mâu thuẫn xảy ra, cả cha mẹ lẫn con cái đều phải cư xử thấu đáo, hợp tình hợp l để mâu thuẫn không đi quá xa và ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình. Dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng mấu chốt để hóa giải mâu thuẫn trong gia đình và duy trì được mối quan hệ tốt chính là sự thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm. Do đó, việc giáo dục cho các em học sinh kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là điều vô cùng cần thiết. Vì các em đang ở độ tuổi bắt đầu lớn, đã có những suy nghĩ, quan niệm sống của riêng bản thân mình nên nếu không biết cách chia sẻ suy nghĩ cá nhân và thấu hiểu cho cha, mẹ thì mâu thuẫn sẽ rất dễ xảy ra trong gia đình, nhất là những gia đình có nhiều thế hệ chung sống và khoảng cách thế hệ lớn. Khi học sinh đã biết cách duy trì tốt các mối quan hệ trong gia đình, các em sẽ chuyên tâm học hành hơn, tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn, từ đó tác động tích cực đến chất lượng học tập. Ngoài ra, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tốt c ng sẽ là bước đệm giúp các em học sinh dễ dàng thành công trong tương lai hơn. Vì thế, tôi đã lồng ghép việc giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẫn vào cách duy trì tốt các mối quan hệ trong gia đình vào trong chủ đề ―The Generation Gap‖. Quá trình tôi thực hiện biện pháp này được thể hiện như sau: Sau khi học xong Unit 1: The Generation Gap, tôi đã chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 học sinh. Các nhóm sẽ tự phân công nhóm trưởng - người phụ trách phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và đảm bảo công việc được hoàn thành đúng thời hạn. Nhiệm vụ của các nhóm là thảo luận và xây dựng kịch bản để trình bày về cách giải quyết mâu thuẫn và duy trì các mối quan hệ trong gia đình dựa theo các câu hỏi về yêu cầu gợi như sau: - Có bao nhiêu thành viên trong gia đình bạn? (How many members are there in your family?) 13
  18. - Có khoảng cách thế hệ trong gia đình không? Khi nào điều đó xảy ra? (Is there a generation gap in the family? When did that happen? ) - Bạn nghĩ các thành viên cần làm gì để có thể đối phó với những tình huống có khoảng cách thế hệ? (What do you think the members need to do to be able to deal with situations where there is a generation gap?) - Trong gia đình bạn, các thành viên có thường xuyên xảy ra mâu thuẫn? Đó là vấn đề gì? Sau đó, vấn đề được giải quyết như thế nào? Bạn có nghĩ rằng vấn đề đã được giải quyết tốt? Bạn có một giải pháp tốt hơn?(In your family, do members often encounter conflicts? What is that problem? Then how is the problem solved? Do you think the problem has been resolved well? Do you have a better solution?) Các nhóm có thời gian 1 tuần để chuẩn bị tại nhà và trình bày trên lớp với nhiều cách thức như: Kể chuyện, thuyết trình, cuộc hội thoại hỏi đáp giữa các thành viên, diễn kịch…. Sau khi các nhóm trình bày, các nhóm còn lại dưới lớp sẽ đưa ra nhận xét về nội dung, hình thức và cách giải quyết vấn đề của các nhóm, có thể bổ sung và góp những cách giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Cuối cùng, tôi đưa ra nhận xét và bổ sung thêm các cách ứng xử khác để giải quyết tình huống tốt hơn. Dưới đây là ví dụ về câu trả lời của một nhóm: - Gia đình em có 4 người, bao gồm: bố, mẹ, em và em trai. (My family has 4 people, including: father, mother, younger brother and sister.) - Trong gia đình có tồn tại khoảng cách thế hệ giữa bố mẹ và bản thân em. Ví dụ như, điều này được thể hiện trong việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp của bản thân em trong tương lai. Dù em đã biết được mình phù hợp với những môn học này, biết được lĩnh vực mình yêu thích và muốn lựa chọn công việc phù hợp với năng lực của bản thân, cụ thể là công việc liên quan đến Marketing nhưng phụ huynh của em lại cho rằng đó là do tâm l hùa theo bạn bè, theo số đông. Bố mẹ em muốn lựa chọn ngành học cho em và hướng em đi theo ngành Sư phạm vì cho rằng đó là công việc phù hợp và mang lại cho em cuộc sống ổn định. Bất đồng quan điểm đã gây nên mâu thuẫn giữa em với bố mẹ của mình. (In my family, there is a generation gap between my parents and myself. For example, this is reflected in the choice of my own major and career in the future. Although I already know that I am suitable for these subjects, know my favorite field and want to choose a job that is suitable for my ability, specifically a job related to Marketing, my parents think it is due to the psychology of following friends, following the majority. My parents want to choose a major for me and direct me to the Pedagogy major because they think it is a suitable job and gives me a stable life. Disagreement has caused conflict between me and my parents.) 14
  19. Theo em, trong trường hợp này, em nên c ng bố mẹ mình ngồi xuống và nói chuyện nghiêm túc với nhau về dự định của bản thân. Em cần giải thích với gia đình rằng đó không phải là suy nghĩ nhất thời hoặc hùa theo bạn bè, chạy theo số đông. Các bậc phụ huynh c ng nên ngồi xuống lắng nghe và thấu hiểu cho suy nghĩ, cảm nhận của con em mình trước khi đưa ra quyết định. (In my opinion, in this case, I should also sit down with my parents and have a serious talk about our plans. I need to explain to my family that it is not a passing thought or following with friends or following the crowd. Parents should also sit down to listen and understand their children's thoughts and feelings before making decisions.) Em nghĩ vấn đề này đã được giải quyết khá tốt bởi cuối cùng, do bố mẹ em vẫn còn nhiều lo lắng, trăn trở nhưng vẫn quyết định tin tưởng em, cho phép em được lựa chọn môn học em yêu thích và nghề nghiệp tương lai. (I think this problem has been solved quite well because in the end, my parents still have many worries and concerns but still decided to trust me, allowing me to choose my favorite subject and future career.) Dưới đây là ví dụ khác bằng cách phỏng vấn: (Đường link liên kết) Https://drive.google.com/file/d/1X-yxzICTDz_K2q- OrAQXRwq299RlZ1LX/view?usp=share_link Kết thúc, cả lớp bình chọn nhóm trình bày xuất sắc nhất để tuyên dương và lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Sau khi các em tham gia hoạt động trên, các em đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân c ng như các hình thức của mâu thuẫn trong gia đình, từ đó có những cách thức giải quyết thích hợp, không làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình. Các em học sinh phát triển được khả năng thấu hiểu, sẻ chia, cách suy nghĩ chín chắn. Ngoài ra, phương pháp này c ng tạo cơ hội để các em rèn luyện khả năng thuyết trình, tự tin thể hiện trước đám đông và cách làm việc nhóm hiệu quả, năng suất, kỹ năng giao tiếp hợp tác. * Điểm mới: Khác với phương pháp truyền thống chú trọng vào l thuyết và các bài tập trong sách giáo khoa, phương pháp này không những giúp các em được thực hành khả năng nói tiếng Anh mà còn giúp học sinh trau dồi thêm kỹ năng sống, cụ thể là kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Đồng thời, việc áp dụng những gì mình được học vào tình huống thực tế sẽ kích thích được hứng thú học tập của các em học sinh, từ đó các em chăm chỉ học tập hơn, chất lượng học tập c ng tốt hơn. 2. Giáo dục kỹ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua chủ đề Relationships * Mục đích: 15
  20. Việc giáo dục kỹ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ giúp cho các em có những nhận thức đúng đắn về quan hệ bạn bè, quan hệ tình yêu - chủ đề luôn thu hút sự chú của các em học sinh c ng mối quan hệ với những người xung quanh mình. Học sinh sẽ học được cách lắng nghe, chia sẻ, biết cách đưa ra những lời khuyên hữu ích hoặc thể hiện được sự quan tâm, thấu hiểu của bản thân với người xung quanh. Bên cạnh việc rèn luyện khả năng tự tin nói tiếng Anh thông qua các buổi thảo luận, các em c ng sẽ tiếp cận được với những kiến thức thực tiễn và hữu ích, điều mà các em không tìm thấy được trong sách giáo khoa, từ đó kích thích hứng thú học tập của các em học sinh. * Nội dung và cách thực hiện: Các em đang ở độ tuổi vị thành niên, phát triển trí tuệ và thân thể một cách nhanh chóng, cùng với đó là lượng thông tin về tình cảm lứa đôi và giới tính, chính vì thế mà các em thích khám phá, tìm tòi những kiến thức về tình cảm, mối quan hệ bạn bè c ng như tìm hiểu về sự phát triển của cơ thể bản thân. Việc giáo dục cho các em học sinh kỹ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm sự hỗ trợ là điều vô cùng cần thiết bởi nếu không được giáo dục đúng đắn, các em sẽ dễ tiếp thu nhầm những kiến thức sai lệch, từ đó gây ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng học tập c ng như các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, tôi đã lồng ghép vào trong tiết học chủ đề Relationships phương pháp giáo dục kỹ năng lắng nghe tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ. Quá trình được thể hiện chi tiết như sau: Sau khi tìm hiểu xong nội dung của unit 2: Relationships, tôi chia học sinh trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 học sinh và yêu cầu các em thảo luận về các chủ đề: Nhóm 1: Làm thế nào để phân biệt được tình bạn và tình yêu trong mối quan hệ bạn bè khi đang là học sinh? Theo em, nếu yêu sớm sẽ ảnh hưởng như thế nào? (How to distinguish friendship and love in friendship while still a student? In your opinion, how will it affect if you fall in love early?) Nhóm 2: Làm thế nào để lắng nghe, an ủi, chia sẻ khi bạn gặp chuyện buồn liên quan đến tình cảm? (How to listen, share and ease your friend when he she is having problem relating to relationships?) Nhóm 3: Trong trường hợp em thấy bạn mình gặp phải mâu thuẫn với một nhóm học sinh và bị dọa đánh, em sẽ làm gì? (In case you see your friend is having trouble with a group of students and is threatened to be beaten, what will you do?) Nhóm 4: Theo em, học sinh có nên yêu đương qua mạng không? Mối quan hệ này có những mặt lợi và hại gì, có nguy cơ tiềm ẩn gì không? (In your opinion, whether students should have an online romantic relationship or not? Are there any advantages and disadvantages or potential risks?) Nhóm 5: Em nên tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào khi bản thân gặp phải những chuyện không may trong chuyện tình cảm? (How should I seek support 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2