intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1 môn GDQP-AN 10 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh Trường THPT Thái Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh tự hào về truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng như truyền thống của lực lượng vũ trang Hưng Nguyên, đồng thời các em có ý thức tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1 môn GDQP-AN 10 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh Trường THPT Thái Lão

  1. -- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ====== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: LỒNG GHÉP MỘT SỐ NỘI DUNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN HƯNG NGUYÊN VÀO BÀI 1 MÔN GDQP-AN 10 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THÁI LÃO Người thực hiện : Nguyễn Phúc Ba Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THPT Thái Lão Điện thoại : 0334.034.462 Email : ba2041989@gmail.com Nghệ An, tháng 04 năm 2023
  2. DANH MỤC VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Bộ giáo dục và Đào tạo BGD&ĐT Sở giáo dục và Đào tạo SGD&ĐT Giáo dục trung học GDTrH Trung học phổ thông THPT Giáo dục quốc phòng an ninh GDQPAN Cơ sở vật chất CSVC Đối chứng ĐC Giáo viên GV Học sinh HS Số thứ tự STT Xã hội chủ nghĩa XHCN Phân phối chương trình PPCT Thực nghiệm TN Lực lượng vũ trang LLVT Công nghệ thông tin CNTT
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1.Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 2 6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 2 7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3 8. Dự báo kết quả của đề tài ............................................................................................. 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. ................................................................................. 3 1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................ 3 2. Nguyên nhân và thực trạng của đề tài........................................................................... 4 2.1. Thực trạng dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN 10 .............................................................................. 5 2.1.1. Khảo sát mức độ sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN 10 ....................................... 5 2.1.2. Khảo sát mức độ mong muốn dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN 10 ............................................. 6 2.1.3. Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinhTHPT Thái Lão về lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên ........................................................................................................ 7 2.1.4. Khảo sát mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDQP- AN .............. 8 2.1.5.Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 mônGDQP-AN .................................. 9 3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề .................................................................... 12 3.1. Tìm hiểu vai trò của lồng ghép một số nội dung lịch sử vào môn Giáo Dục Quốc Phòng -An Ninh ............................................................................................................. 12 3.1.1. Nâng cao hiệu quả học tập thông qua hoạt động tích hợp liên môn ...................... 12 3.1.2. Dạy học lồng ghép nội dung lịch sử vào môn GDQP-AN là yếu tố thúc đẩy kĩ năng tư duy tích cực, sáng tạo, tinh thần cách mạng cho học sinh trong thời đại mới.............. 13 3.2. Tìm hiểu sơ lược lịch sử địa phương Huyện Hưng, tỉnh Nghệ An thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, truyền thống lực lượng vũ trang huyện Hưng Nguyên ................................................................................................................ 14 3.2.1.Tóm tắt sơ lược lịch sử Huyện Hưng Nguyên ...................................................... 14 3.2.2. Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu và tấm gương anh hùng liệt sĩ Huyện Hưng Nguyên thời kì chống thực dân Pháp Và Đế quốc Mỹ xâm lược .................................... 15 3.2.3. Truyền thống lực lượng vũ trang huyện Hưng Nguyên ......................................... 22 3.3 Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào bài học ... 24
  4. 3.3.1. Các bước chuẩn bị................................................................................................ 24 3.3.2. Tiến hành lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1-môn GDQP-AN 10 ............................................................................................... 24 3.4. Tìm hiểu hoạt động giáo dục uống nước nhớ nguồn của tổ chức Đoàn thanh niên trường THPT Thái Lão. ................................................................................................. 27 4. Thực nghiệm sư phạm................................................................................................ 29 4.1. Mục đích. ................................................................................................................ 29 4.2. Nội dung. ................................................................................................................ 29 4.3. Phương pháp ........................................................................................................... 30 4.4. Tổ chức thực hiện ................................................................................................... 30 4.5. Kết quả thực nghiệm. .............................................................................................. 38 4.5.1. Đánh giá định tính ................................................................................................ 38 4.5.2. Đánh giá định lượng ............................................................................................. 39 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................... 41 1. Kết luận ..................................................................................................................... 41 2. Đề xuất ...................................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 44 PHỤ LỤC
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài Giáo dục quốc phòng và an ninh ở cấp Trung học phổ thông là môn học chính khóa, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thũ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Bộ môn mang những đặc thù chính trị, vì vậy để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng vào thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải có một phương pháp hay, hiệu quả. Đất nước ta có bề dày về lịch sử , truyền thống đánh giặc giữ nước , biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập, tự do cho dân tộc. Huyện Hưng Nguyên là một huyện giàu truyền thống cách mạng, với những trang sử hào hùng, chói lọi, điểm đầu, cái nôi của cách mạng. Là một giáo viên dạy môn Giáo Dục Quốc Phòng -An Ninh trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, mãnh đất Xô viết Nghệ Tĩnh , tôi rất tự hào về truyền thống đó. Từ đó bản thân luôn mong muốn giáo dục hiệu quả cho các em học sinh trong môn Giáo Dục Quốc Phòng- An Ninh, tôi muốn lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Hưng Nguyên nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, từ đó nâng cao hiệu quả học tập của học sinh . Năm học 2022-2023 có nhiều sự thay đổi quan trọng trong hoạt động giáo dục THPT, đổi mới chương trình sách giáo khoa cho khối 10, trong đó có môn Giáo Dục Quốc Phòng –An Ninh. Mong muốn được nghiên cứu, tìm ra phương pháp hay để tạo hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả học tập cho các em. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên: "Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1 môn GDQP-AN 10 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh Trường THPT Thái Lão" làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2022-2023. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thứ học tập, tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh. Định hướng, giáo dục, tình yêu quê hương ,đất nước cho các em học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Thái Lão nói riêng. Trên cơ sở kiến thức được học giúp học sinh tự hào về truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng như truyền thống của lực lượng vũ trang Hưng Nguyên, đồng thời các em có ý thức tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, về các 1
  6. nhân vật , sự kiện lịch sử hào hùng của địa phương Hưng Nguyên. Khi các em đạt được những phẩm chất đó thì cũng đồng nghĩa với kết quả học tập môn Quốc Phòng đạt hiệu quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được viết trên đối tượng nghiên cứu là lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Hưng Nguyên vào Bài 1 GDQP-AN 10 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh ở Trường THPT Thái Lão. Qua đó năm học 2022-2023 tôi lựa chọn đối tượng là: Lớp thực nghiệm: 10A1(43 học sinh), 10A2(46 học sinh). Lớp đối chứng: 10A3(41 học sinh), 10A7( 47 học sinh). Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập, năng lực học tập, thái độ học tập với môn học. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu , tìm hiểu phân phối chương trình và thực tiễn dạy học môn giáo Dục Quốc Phòng -An Ninh khối 10 Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử địa phương Hưng Nguyên qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để lồng ghép vào nội dung bài dạy lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Giúp các em nắm được sâu sắc truyền thống quê hương Hưng Nguyên, nơi các em đang sống và học tập. Từ đó các em tự hào về quê hương, đất nước, đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả học tập cho các em trong thực tiễn dạy học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau: -Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học gắn liền với trãi nghiệm - Lồng ghép nội dung,các nhân vật lịch sử địa Phương Hưng Nguyên vào Bài 1 GDQP-AN 10 nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Quốc Phòng- An Ninh cho học sinh ở Trường THPT Thái Lão. -Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác -Khảo sát đối tượng thực nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh. 6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu a. Thời gian nghiên cứu: - Từ 8/2022- 01/2023: đọc tài liệu, khảo sát thực trạng, tham khảo ý kiến đồng nghiệp và ứng dụng sáng kiến lần 1. - Từ 1/2023 - 4/2023: tiếp tục tham khảo ý kiến đồng nghiệp, ứng dụng 2
  7. sáng kiến lần 2, hoàn thiện sáng kiến b. Địa điểm: - Trường THPT Thái Lão. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình viết SKKN tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa: GDQP_AN 10; Lịch sử 10. + Tổng hợp từ các tài liệu: Tạp chí, Internet, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, nguồn từ Bộ, Sở có liên quan,bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh,…(hình ảnh lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh và trong thời bình hiện nay). + Tổng hợp đánh giá: - Trên cơ sở phân tích, đánh giá các thông tin và tiến hành giảng dạy qua tiết học. - Thu thập thông tin, phân tích kết quả phản hồi từ các đối tượng thông qua lĩnh hội kiến thức của tiết học. + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8. Dự báo kết quả của đề tài Với mong muốn đề tài này sẽ góp phần vào sự nghiệp khoa học, làm phong phú thêm phương pháp , hướng đến hiệu quả cao trong việc giảng dạy và học tập. Đề tài này sử dụng lồng ghép lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên làm cho tiết học sinh động hơn, tạo hứng thú trong học tập. Qua đó phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong việc nắm kiến thức cơ bản để giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập. Sáng kiến có thể được vận dụng vào quá trình dạy học và mở rộng nghiên cứu phương pháp dạy học môn GDQP- AN ở trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân có nội dung: “Kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chũ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chũ nghĩa. Từ đó, nhận thức được rằng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân 3
  8. dân là của dân ,do dân, vì dân. Bộ môn Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh được đưa vào cấp THPT cũng nằm trong những tư tưởng chỉ đạo của Đảng, để tạo yếu tố bảo vệ, xây dựng Tổ quốc trong tương lai. Nội dung môn Giáo Dục Quốc Phòng an ninh gồm tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phần thực hành mang màu sắc Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các em đã là một chiến sĩ, đây là bước đầu tiên chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ. Mỗi bài học mang nhiều ý nghĩa khác nhau, Bài 1: Lịch sử, truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (sách giáo khoa kết nối tri thức nhà xuất bản giáo dục).Với mục tiêu các em nắm được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ, từ đó các em thấm nhuần truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. 1.2.Cơ sở thực tiễn Giáo Dục Quốc Phòng -An Ninh là 1 bộ môn đặc thù, nội dung có cả phần lí thuyết và thực hành. Về cơ sở vật chất thì nhà trường đã trang bị phương tiện dạy và học tương đối đầy đủ, đặc biệt có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong các tiết dạy. Qua đó một số hình ảnh , tư liệu liên quan đến bài học cũng được cập nhật cụ thể, sinh động. Sự chũ động kết hợp các phương pháp của các giáo viên sẽ làm cho các em hứng thú, hiệu quả cao trong học tập. Học sinh trường THPT Thái Lão có truyền thống hiếu học, các em luôn tích cực, nỗ lực trong học tập. Do đó, giáo viên nghiên cứu, lựa chọn kết hợp những phương pháp dạy học tích cực thì học sinh sẽ hứng thú hơn, từ đó nâng cao hiệu quả học tập. 2. Nguyên nhân và thực trạng của đề tài “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”- Đây là câu nói bất hủ của Bác Hồ khi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.Trong lịch sử chiến tranh hiện đại, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã viết nên trang sử hào hùng trong chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Một đội quân từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, máu của các anh đã nhuộm thắm màu cờ thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam càng chiến đấu càng trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hiện nay, được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; làm nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chũ quyền, thống nhất, toàn vệ lãnh thổ của Tổ quốc. Bài 1 : Lịch sử , truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có nội dung lí thuyết, yêu cầu các em học sinh sau khi học xong phải nắm được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân Quân tự vệ. Từ những truyền thống anh 4
  9. hùng của lực lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn. 2.1. Thực trạng dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN 10 2.1.1. Khảo sát mức độ sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN 10 Tôi tiến hành khảo sát ý kiến giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP- AN cấp THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên ( có 12 giáo viên ). Nội dung khảo sát như sau: Thầy cô hãy cho biết mức độ sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử Huyện Hưng Nguyên vào bài 1: Lịch sử ,truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, SGK GDQP-AN 10 ? Trả lời: Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Bảng khảo sát mức độ dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử Huyện Hưng Nguyên vào bài 1: Lịch sử, truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Tỉ lệ % 8% 17% 75% Tổng số 12 GV 1 2 9 Biểu đồ mô tả mức độ dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN 10 8% 17% Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 75% 5
  10. Từ số liệu trên ta thấy mức độ GV vận dung lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên là rất ít, tôi đã trao đổi về vấn đề đó và có rất nhiều lí do, khó khăn riêng , trong đó những lí do cơ bản như sau: Khó khăn khi giáo viên lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào bài 1, SGK GDQP 10 là: Giáo viên đã lồng ghép nhưng chưa có phương pháp, nếu tập trung vào lịch sử địa phương nhiều quá thì nội dung bài dạy mang tính chất địa phương hóa, cục bộ. Do chương trình sách giáo khoa mới nên chưa lồng ghép được nhiều nội dung, một số giáo viên chưa tìm được nguồn tài liệu tham khảo lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên để lồng ghép. Như vậy, thực tế dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương còn rất hạn chế, trong khi nội dung lịch sử huyện rất phong phú, địa phương có rất nhiều tấm gương anh hùng liệt sĩ xã thân mình vì nước, vì dân . Để góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện, trong đó có bộ môn GDQP-AN, tôi và các giáo viên trên địa bàn Huyện rất trăn trở. Làm sao thổi vào tâm hồn các em ngọn lửa cách mạng từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cũng chính là nơi các em đã lớn lên. Mở rộng phương pháp này trên toàn tỉnh chắc sẽ gây được nhiều sự hứng thú cho các em học sinh, trau dồi cho giáo viên kinh nghiệm giảng dạy các tiết lí thuyết đạt hiệu quả cao. 2.1.2. Khảo sát mức độ mong muốn dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN 10 Tôi tiếp tục thăm dò ý kiến của 12 giáo viên GDQP-AN trên địa bàn Huyện như sau Nội dung khảo sát: Thầy cô vui lòng cho biết mức độ mong muốn dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử Huyện Hưng Nguyên vào bài 1: Lịch sử ,truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Viết Nam ? Trả lời: Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Bảng khảo sát mức độ mức độ mong muốn dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử Huyện Hưng Nguyên vào bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Viết Nam Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tỉ lệ % 70% 20% 0% Tổng số 15 GV 7 5 0 6
  11. Biểu đồ miêu tả mức độ mức độ mong muốn dạy học lồng ghép một số nội dung lịch sử Huyện Hưng Nguyên vào bài 1: Lịch sử ,truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Viết Nam 0% 22% Rất cần thiết Cần thiết 78% Không cần thiết Như vậy đa số giáo viên đều mong muốn lồng ghép nội dung lịch sử địa phương vào bài học để tiết học thêm sinh động, hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm. 2.1.3. Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinhTHPT Thái Lão về lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên Tôi tiến hành khảo sát mức độ hiểu biết của các em về lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên để nắm bắt mức độ nhìn nhận của các em trong cuộc sống thực tiễn địa phương. Câu hỏi: Là một học sinh sống trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên, em hãy cho biết mức độ hiểu biết về lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên? Trả lời: Rất hiểu biết Hiểu biết Hiểu biết ít Không biết Quá trình phát phiếu thăm dò 177 em học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi đã thống kê và xử lí số liệu và thu được kết quả ở bảng sau: Mức độ Rất hiểu biết Hiểu biết Hiểu biết ít Không biết Tỉ lệ % 2% 10% 71% 17% Số lượng 4 18 125 30 7
  12. Biểu đồ miêu tả mức hiểu biết của các em về lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên 2% 17% 10% Rất hiểu biết Hiểu biết Hiểu biết ít Không biết 71% Theo số liệu này, tôi nhận thấy rằng một bộ phận không nhỏ các em học sinh trường THPT Thái Lão nói riêng còn hạn chế kiến thức về lịch sử địa phương. Thực trạng chung các em học sinh hiện nay có vốn kiến thức lịch sử rất ít, trong khi đất nước ta có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. 2.1.4. Khảo sát mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDQP- AN Qua khảo sát phát phiếu thăm dò 177 em học sinh tôi xử lí số liệu và thu được kết quả ở bảng sau: Mức độ TT Lớp Rất hứng Không Hứng thú Phân vân thú hứng thú Tỉ lệ 10A1 9,3% 18,6% 65,2% 6,9% Số HS 43 4 8 28 1 Tỉ lệ 10A2 7,1% 19% 71,6% 2,3% Số HS 42 3 8 29 2 Tỉ lệ 10A3 9,7% 22% 68,3% 0% Số HS 41 4 9 28 0 Tỉ lệ 10A7 8,5% 15% 74,5% 2% Số HS 47 4 7 35 1 Tổng 177 8,5% 21,7% 68,7% 1,1% Số HS 15 18 69 2 8
  13. Biểu đồ miêu tả mức độ hứng thú của học sinh với môn học GDQP trước thực nghiệm 1% 8% Rất hứng thú 22% Hứng thú Không hứng thú 69% Phân vân Qua bảng thống kê ta thấy mức độ hứng thú học tập của các em học sinh với môn GDQP-AN còn rất khiêm tốn, cần tìm ra một số phương pháp nhất định để nâng cao hứng thú học tập cho các em. Trong chương trình THPT hiện nay có rất nhiều biện pháp cải thiện vấn đề đó. Bản thân tôi có thời gian công tác trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên là 7 năm, trong những năm qua tôi không ngừng tìm tòi, trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp kết hợp một số nội dung lịch sử địa phương vào bài học. Thật tự hào vì nơi tôi công tác là cái nôi của phong trào cách mạng, với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, song song với đó là ý thức trách nhiệm của bản thân, mong muốn góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, vừa hồng, vừa chuyên. Cũng là năm đầu tiên tôi tham gia nghiên cứu đề tài về phương pháp dạy học, với thực tế dạy học môn GDQP-AN, cũng như thực trạng cơ sở vật chất phục vụ môn học, thiết nghĩ việc kết hợp các phương pháp dạy học là rất cần thiết. Từ thực trạng trên tôi đề xuất biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào bài 1 GDQP-AN 10 như sau: 1.Tìm hiểu vai trò của lồng ghép một số nội dung lịch sử vào môn giáo Dục Quốc Phòng- An Ninh. 2. Tìm hiểu sơ lược lịch sử địa phương Huyện Hưng, tỉnh Nghệ An thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, truyền thống lực lượng vũ trang huyện Hưng Nguyên. 3. Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài học. 4. Tìm hiểu các hoạt động tình nguyện: đền ơn, đáp nghĩa; uống nước nhớ nguồn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên của học sinh trường THPT Thái Lão. 2.1.5.Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 mônGDQP-AN 1 Mục đích khảo sát 9
  14. Thông qua khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp lựa chọn để khẳng định rằng các biện pháp tôi đã lựa chọn là hợp lí và để tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thái Lão. Qua cuộc khảo sát này tôi trình bày ý tưởng nghiên cứu đến giáo viên, các em học sinh cùng hợp tác, góp ý để tôi hoàn thiện tốt đề tài. 2.Nội dung và phương pháp khảo sát 1. Khảo sát sự cấp thiết của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 mônGDQP-AN 2.Khảo sát tính khả thi của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 mônGDQP-AN 2.2.Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Phương pháp được sử dụng để khảo sát là: Trao đổi bằng bảng hỏi, với thang đánh giá 4 mức: Không cấp thiết; Ít cấp thiết; Cấp thiết và rất cấp thiết Tính điểm X theo phần mềm khảo sát Google Forms 3. Đối tượng khảo sát Tổng hợp các đối tượng khảo sát TT Đối tượng Số lượng 1 Tổ KHXH Trường THPT Thái Lão 11 2 Giáo viên GDQP-AN Huyện Hưng Nguyên 12 3 Lớp thực nghiệm 10A1 43 4 Lớp thực nghiệm 10A2 42 5 Lớp đối chứng 10A3 41 6 Lớp đối chứng 10A7 47 196 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP- AN 10 4.1.Sự cấp thiết của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào bài 1 mônGDQP-AN 10 Qua quá trình khảo sát trên phần mềm Google Forms tôi bảng biểu về sự cấp thiết của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1 môn GDQP-AN 10, như sau: 10
  15. Bảng đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1 môn GDQP-AN 10 TT Các giải pháp Các thông số X Mức 1 Tìm hiểu vai trò của lồng ghép một số nội dung 3,5 1 lịch sử vào môn GDQP-AN 2 Tìm hiểu sơ lược lịch sử địa phương Huyện Hưng 3,4 1 Nguyên, tỉnh Nghệ An thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, truyền thống lực lượng vũ trang Huyện Hưng Nguyên 3 Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương 3,5 1 Huyện Hưng Nguyên vào bài học 4 Tìm hiểu các hoạt động tình nguyện: đền ơn, đáp 3,5 1 nghĩa; uống nước nhớ nguồn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên của học sinh trường THPT Thái Lão Từ số liệu thu được ở bảng trên tôi thấy rằng giá trị trung bình của các biện pháp đưa ra đều nằm trong khoảng từ 3,26 - 4,0 thuộc mức 1: Rất cấp thiết Về phía giáo viên: Đa số đều khẳng định các biện pháp tôi đưa ra là rất cấp thiết để giải quyết nhiệm vụ của đề tài. Về phía học sinh: Đa số đều nhất trí cao với mức độ rất cất thiết Như vậy, tôi kết luận rằng các biện pháp đưa ra là rất cấp thiết, cần tiến hành đưa vào thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Thái Lão. 4.2.Khảo sát tính khả thi của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương huyện Hưng Nguyên vào bài 1 môn GDQP-AN Qua quá trình khảo sát trên phần mềm Google Forms tôi lập biểu đồ,bảng biểu về tính khả thi của các biện pháp lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1 môn GDQP-AN 10 như sau: Các thông số TT Các giải pháp X Mức Tìm hiểu vai trò của lồng ghép một số nội dung 1 3,43 1 lịch sử vào môn GDQP-AN Tìm hiểu sơ lược lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An thời kì kháng chiến chống 2 3,42 1 thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, truyền thống lực lượng vũ trang Huyện Hưng Nguyên. 3 Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương 3,43 1 11
  16. Huyện Hưng Nguyên vào bài học Tìm hiểu các hoạt động tình nguyện: đền ơn, đáp nghĩa; uống nước nhớ nguồn trên địa bàn huyện 4 3,6 1 Hưng Nguyên của học sinh trường THPT Thái Lão Từ số liệu thu được ở bảng trên thấy rằng giá trị trung bình của các biện pháp đưa ra đều nằm trong khoảng từ 3,26-4,0 thuộc mức 1: Rất khả thi Về phía giáo viên: Đa số đều khẳng định các biện pháp tôi đưa ra là rất khả thi để giải quyết nhiệm vụ của đề tài. Về phía học sinh: Đa số đều nhất trí cao với mức độ rất khả thi Như vậy, kết luận rằng các biện pháp đưa ra là rất khả thi, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện đề tài. 3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 3.1. Tìm hiểu vai trò của lồng ghép một số nội dung lịch sử vào môn Giáo Dục Quốc Phòng -An Ninh -Khái niệm dạy học lồng ghép: Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn. Ví dụ: ở một trường học của bang New Jersey (Mỹ), nhà trường cho rằng các yếu tố xã hội và xúc cảm là những yếu tố quan trọng nhất đối với đời sống của đứa trẻ. Chính vì thế, ở từng khía cạnh nhận thức của nhà trường được thiết kế để chỉ rõ cho HS biết là người lớn quan tâm đến chúng. Nhà trường đã sử dụng chương trình học về xã hội và xúc cảm để hướng dẫn sự kết hợp. Hiệu trưởng chỉ đạo các cuộc họp với cha mẹ, với HS và GV để thảo luận và cam kết thực hiện chương trình trên. Từng HS được cảm nhận và trải nghiệm chương trình đó hàng ngày. HS bắt đầu một ngày với công việc dành cho phát triển cộng đồng. Chúng thuộc về các tổ/nhóm và có cơ hội tiếp cận với tổ nhóm GV của mình càng nhiều càng tốt. Cha mẹ được khuyến khích tham gia càng nhiều càng tốt như là những đối tác, và có một Trung tâm cha mẹ trong nhà trường.Hoặc như ở nước ta, trong nhiều năm qua đã kết hợp, lồng ghép các chủ đề về dân số, môi trường, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kĩ năng sống... vào các lĩnh vực môn học như Địa lý, Sinh học, GD đạo đức và công dân... 3.1.1. Nâng cao hiệu quả học tập thông qua hoạt động tích hợp liên môn 3.1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp liên môn Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “ Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “ tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức liên môn và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy học liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. 12
  17. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan đến quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục lối sống; mức độ tích hợp cao hơn là xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh tổng hợp được các kiến thức đó một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 3.1.1.2. Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Đối với học sinh, dạy học tích hợp liên môn có tính thực tiễn, nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Đối với giáo viên, sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu vì một lúc phải tìm hiểu rất nhiều môn học ở những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đó sẽ dần được khắc phục bởi trong các giờ lên lớp, với mỗi tiết học giáo viên cũng thường xuyên phải lồng ghép những kiến thức của các môn học học vào bài dạy của mình nên việc tiếp cận những kiến thức liên môn đó không quá khó khăn. Bên cạnh đó, với việc đổi mới giáo dục như hiện nay học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức, giáo viên chỉ là người định hướng, tổ chức, đánh giá về những hoạt động của học sinh trong các giờ lên lớp cũng như các hoạt động trải nghiệm. Như vậy, dạy học liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy học các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỉ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 3.1.2. Dạy học lồng ghép nội dung lịch sử vào môn GDQP-AN là yếu tố thúc đẩy kĩ năng tư duy tích cực, sáng tạo, tinh thần cách mạng cho học sinh trong thời đại mới - Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh lòng yêu tổ quốc, tự tôn dân tộc, chủ quyền quốc gia. - Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. - Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp. - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và năng lực ứng xử của học sinh trước những vấn đề mang tính thời sự của địa phương và đất nước. 13
  18. 3.2. Tìm hiểu sơ lược lịch sử địa phương Huyện Hưng, tỉnh Nghệ An thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, truyền thống lực lượng vũ trang huyện Hưng Nguyên 3.2.1.Tóm tắt sơ lược lịch sử Huyện Hưng Nguyên Hình 1: Lễ kỷ niệm 550 năm xưng danh Hưng Nguyên Huyện Hưng Nguyên ra đời vào năm 1469, khi vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ hành chính của cả nước.Huyện Hưng Nguyên chính thức ra đời từ đó. Đến năm 1831, Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô thừa tuyên Nghệ An. Từ ngày có Đảng, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã có tổ chức và lãnh đạo; tiêu biểu là cuộc biểu tình, của 2 vạn nông dân Hưng Nguyên vào ngày 12 tháng 9 năm 1930. Thực dân Pháp đã đàn áp cuộc biểu tình làm cho 217 người hy sinh. Đây là đỉnh cao của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, vang dội cả thế giới và đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân Hưng Nguyên đã luôn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với Tổ quốc. Hàng vạn Thanh niên và quần chúng Cách mạng đi làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tại các chiến trường. Trong đó có gần 2.700 người hy sinh, 3.500 người là thương bệnh binh, gần 2.000 người bị nhiễm chất độc da cam, có 80 cán bộ Lão thành cách mạng và Tiền khởi nghĩa, 58 quân nhân bị địch bắt và tù đày; 20.000 người và 8.000 gia đình được thưởng Huân Huy chương kháng chiến, 56 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 2 Anh hùng LLVT nhân dân và 4 Anh hùng lao động. Năm 1962 huyện Hưng Nguyên được Tỉnh trao cờ 9 nhất. Hợp tác xã Ba Tơ xã Hưng Thái do Anh hùng Cao Lục làm Chủ nhiệm, là ngọn cờ đầu sản xuất nông nghiệp toàn miền Bắc. Hệ thống thuỷ nông được công nhận hoàn chỉnh vào năm 1974, đã bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hầu hết diện tích trồng lúa. Đê tả lam (tức đê 42) được bồi trúc chắc chắn, nạn hạn hán, nỗi lo vỡ đê đã bị đẩy lùi. Hưng Nguyên tự hào là quê hương của cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Liệt sỹ Phạm Hồng Thái, Thượng thư Đinh Bạt Tụy, Nhà tư tưởng canh tân Nguyễn 14
  19. Trường Tộ; là một trong những cái nôi của cao trào Xô-Viết Nghệ Tĩnh, mà đỉnh cao là cuộc biểu tình lich sử ngày 12/9/1930. Hưng Nguyên là nơi sinh cội nguồn ba vĩ nhân: quê hương bà ngoại Bác Hồ; quê tổ Vua Quang Trung; quê tổ Nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu. (Nguồn bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh) 3.2.2. Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu và tấm gương anh hùng liệt sĩ Huyện Hưng Nguyên thời kì chống thực dân Pháp Và Đế quốc Mỹ xâm lược Tôi tiến hành xây dựng nội dung kế hoạch cụ thể thông qua tổ, nhóm chuyên môn phê duyệt. Kết hợp với tham khảo ý kiến góp ý của các giáo viên trong nhóm GDQP – AN và tổ Khoa học xã hội về nội dung, hình thức tổ chức, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực nghiệm lồng ghép nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên môn GDQP - AN lớp 10. Sau một thời gian tiến hành đã thu thập và xử lí các tư liệu, minh chứng về lịch sử, truyền thống đánh giặc của địa phương như sau: a.Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Hưng Nguyên và cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 Hình 2: Bác Hồ viếng thăm khu di tích liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1961(trái) Hình 3: Tranh phác họa phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1932(phải) Hình 4: Chũ tịch Hồ Chí Minh kí lời tựa tặng bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1961(trái) Hình 5:Ngày 9/12/1961, về thăm quê nhà lần thứ hai, Bác Hồ chụp ảnh với chiến sĩ (phải) 15
  20. Hình 6: Khu di tích lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện nay(trái) Hình 7: Tượng đài Xô Viết Nghệ Tĩnh Huyện Hưng Nguyên(phải) Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, đất và người Hưng Nguyên đã để lại những dấu ấn lịch sử không thể phai mờ. Đến tháng 5/1930 đã có 5 Chi bộ Cộng sản, có trên 10 đảng viên cắm vào các địa điểm Yên Trường, Phù Long của Hưng Nguyên và Nam Kim của Nam Đàn. Các chi bộ đã ra sức xây dựng và phát triển cơ sở đảng, các tổ chức quần chúng và phát động quần chúng đấu tranh. Đặc biệt, ngày 12/9/1930 đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn, cuộc đấu tranh cách mạng quyết liệt của nông dân Hưng Nguyên. Trước đó, ngày 6/9/1930, đồng chí Lê Xuân Đào chủ trì cuộc họp các chi bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chi bộ, đảng viên và cử ra ban chỉ huy cuộc biểu tình gồm 3 người do đồng chí Nguyễn Ngọc Ngoạn (ở Xuân Hòa – Long Cù) làm tổng chỉ huy. Theo kế hoạch, quần chúng tập kết ở đình Yên Hòa, kéo xuống ga Yên Xuân rồi tiến về phủ lỵ Hưng Nguyên để đưa yêu sách cho tri phủ. Khoảng 3 giờ sáng ngày 12/9/1930, hơn 8000 nhân dân từ các Tổng Phù Long, Thông Lạng, Nam Kim hàng ngũ chỉnh tề, trang bị gậy gộc, giáo mác, dây thừng… dương cao cờ đỏ búa liềm kéo về ga Yên Xuân. Đoàn người xếp hàng tư, một đội cầm cờ và hai đội tuyên truyền đi trước, hai đội yểm trợ hai bên, nhân dân đi giữa. Ban chỉ huy ra lệnh trói viên xếp ga và cắt đường dây điện để triệt đường liên lạc của địch. Chị Nguyễn Thị Phia đứng lên diễn thuyết, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và Phong kiến Nam Triều. Nhiều bó truyền đơn được tung lên các toa tàu. Tiếng vỗ tay, tiếng hô khẩu hiệu vang lên như sấm dậy. Thực dân Pháp đã tung lực lượng ra đàn áp cuộc biểu tình. Mặc dù vậy đoàn biểu tình vẫn hùng dũng tiến về phủ lỵ Hưng Nguyên. Tới làng nào, đoàn cũng dừng lại diễn thuyết, cổ động, hô khẩu hiệu và vạch trần tội ác của địch, cảnh cáo một số tên tay sai gian ác của bọn đế quốc, thực dân. Số người tham gia cuộc biểu tình mỗi lúc một đông thêm, đầu đoàn đã tới Phù Xá nhưng cuối đoàn vẫn ở ga Yên Xuân. Mặc cho trời mưa nặng hạt, quần chúng vẫn vững vàng tiến bước. Khi đoàn biểu tình vừa tiến đến Thái Lão, thực dân Pháp đã đưa máy bay đến trút bom làm nhiều người chết và bị thương. Đến chiều khi bà con ra chôn cất những người đã hy sinh, máy bay Mỹ lại đến ném bom một lần nữa. Tổng số người chết trong cuộc biểu tình này là 217 người, 125 người bị thương. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2