Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép Trò chơi vận động vào tiết học Nhảy xa – Bóng Chuyền cho học sinh lớp 12 Trường THPT Nghi Lộc 3
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Lồng ghép Trò chơi vận động vào tiết học Nhảy xa – Bóng Chuyền cho học sinh lớp 12 Trường THPT Nghi Lộc 3" nhằm tạo cho các em say mê, hứng thú trong tiết học. Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập và các hoạt động khác. Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính hấp dẫn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép Trò chơi vận động vào tiết học Nhảy xa – Bóng Chuyền cho học sinh lớp 12 Trường THPT Nghi Lộc 3
- SỞ GIÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 -------- -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI : LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀO TIẾT HỌC NHẢY XA – BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 Người thực hiện: 1.Trương Công Cảnh - SĐT: 0914912262 2. Nguyễn Ngọc Hòa - SĐT: 0968.503.268 3. Đâu Song Toàn - SĐT: 0988657908 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDTC Năm học: 2021 – 2022
- MUC LUC Nội dung Trang 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu................................................................................... 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2 1.5 Những điểm mới..........................................................................................2 2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 2 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến .........................................................................2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ................... 2 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.......................................... 2 2.3.1 Phần mở đầu giáo viên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào bài mới................................ 2 2.3.2 Phương pháp làm mẫu động tác của môn................ ................................ 3 2.3.3 Sử dụng dụng cụ học tập........................................................................... 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường........................................................................... .8 3. Kết luận, kiến nghị............................................................................... ….....8 3.1 Kết luận ............................................................................................. ….....8 3.2 Kiến nghị ........................................................................................... ….....9
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện thể chất về mặt hình thái, chức năng của cơ thể con người, củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống cùng như những hiểu biết liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. Ngoài ra giáo dục thể chất còn là một trong những mục tiêu của nền giáo dục toàn diện nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho các đối tượng tham gia nhất là học sinh, đồng thời thông qua quá trình giáo dục thể chất có thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập, ý chí tác phong công nghiệp cho người học. Góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng và từng bước hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em có thể tham gia vào lao động sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, uy tín quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc ,nâng cao sức khỏe tinh thần, làm phong phú đời sống văn hóa, văn minh chung của toàn nhân loại. Đối tượng học sinh nói chung và tuổi học sinh THPT nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn đồng thời giáo dục đạo đức và ý chí tập luyện cho học sinh là động lực để các em trở thành con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau: Có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em có tật bẩm sinh…vì thế, làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn vận động và ham thích được cùng tham gia hoạt động với các bạn. Chương trình giảng dạy môn thể dục có nhiều nội dung song do nhiều điều kiện như: Sân tập, dụng cụ, ý thức, địa hình…đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy trong khâu tổ chức và giáo dục. Có nhiều môn thể thao được quy định trong chương trình học nhưng không tiến hành giảng dạy do thiếu sân bãi, dụng cụ, trình độ thể lực học sinh…chính vì thế sẽ tạo ra sự nhàm chán và ức chế khi học. Vì vậy việc áp dụng phương pháp trò chơi lồng ghép vào giờ học thể dục sẽ tạo hứng thú cho học sinh khi học thể dục, lôi cuốn các em tham gia học tập tích cực và hăng hái. Có như thế giờ học thể dục mới đạt kết quả cao và công tác giáo 1
- dục thể chất sẽ thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình đó là tăng cường sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tạo cho các em say mê, hứng thú trong tiết học. Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập và các hoạt động khác. Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính hấp dẫn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 12C1 và học sinh lớp 12D2 trường THPT Nghi Lộc 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp so sánh đối chứng. 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép trò chơi vận động vào tiết học Thể dục nâng cao thể lực cho học sinh đồng thời tạo sự hứng thú trong học tập phát huy được tính tích cực chủ động trong tiết học. Bên cạnh đó trò chơi cũng là bài bổ trợ cho nội dung môn học tránh được sự nhàm chán khi phải tập luyện những bài bổ trợ truyền thống.Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Lồng ghép Trò chơi vận động vào tiết học Nhảy xa – Bóng Chuyền cho học sinh lớp 12 Trường THPT Nghi Lộc 3.”. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện thể chất về mặt hình thái, chức năng của cơ thể con người, củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống cùng như những hiểu biết liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. Ngoài ra giáo dục thể chất còn là một trong những mục tiêu của nền giáo dục toàn diện nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho các đối tượng tham gia nhất là học sinh, đồng thời thông qua quá trình giáo dục thể chất có thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập, ý chí tác phong công nghiệp cho người học. Đối tượng học sinh nói chung và tuổi học sinh THPT nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn đồng thời giáo dục đạo đức và ý chí tập luyện cho học sinh là động lực để các em trở thành con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Thực trạng hiện nay là khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển các em thường chú trọng chơi các trò chơi trên game thông qua những chiếc điện thoại thông minh của mình mà quên đi vận động tập luyện thể dục thể thao. Mặt khác do cở vật chất, trang thiết bị sân tập của một số trường, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình môn hoc thể dục.Ngoài ra các phương pháp dạy học tích cực chưa được các thầy cô áp dụng rộng rãi. Chính vì thế giờ học Thể dục đối với một số học sinh trở nên nhàm chán không kính thích được sự ham học. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1 Phần mở đầu giáo viên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào bài mới Dẫn dắt vào bài học bằng một câu hỏi nhanh và cho HS suy nghĩ trả lời..., Tổ chức trò chơi như : Chim bay cò bay. Học sinh thực hiện xong trò chơi giáo viên đánh giá, khen thưởng và phạt như nhảy cò cò mấy vòng... Vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu vào giờ học để rèn luyện kỹ thuật và thể lực cho học sinh. 3
- Phương pháp trò chơi tạo cho người học nhiều điều kiện để giải quyết một cách sáng tạo về nhiệm vụ vận động. Tạo nên quan hệ tranh đua căng thẳng giữa cá nhân với cá nhân tập thể với tập, thể từ đó giúp học sinh tham gia hăng hái và nhiệt tình. 2.3.2 Phương pháp làm mẫu động tác của môn Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, giáo viên phải làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyển, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. * Yêu cầu của phương pháp làm mẫu của giáo viên: - Làm mẫu động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật, chú ý về phương hướng, biên độ kỹ thuật động tác vì những động tác ban đầu sẽ tạo ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. - Đối với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới * Ví dụ minh hoạ: - Ví dụ 1: Chạy tiếp sức,luyên tập chạy nhanh: Có thể chạy thi, chạy tiếp sức giữa hai đội dưới hình thức trò chơi. - Ví dụ 2: Bóng Chuyền:Khi giảng dạy môn Bóng chuyền có thể cho học sinh thi đấu giữa các tổ với nhau. - Ví dụ 3: Luyện tập nhảy xa: Có thể nhảy thi xem ai nhảy xa nhất, hoặc tổ nào có nhiều người nhảy xa nhất. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy nhàm chán và tạo hứng thú, đam mê trong giờ học thể dục và háo hức chờ đến tiết học thể dục 2.3.3. Sử dụng dụng cụ học tập: Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể tổ chức một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao. Dụng cụ học tập rất quan trọng nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn cho học sinh. Vì vậy mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu…hay các vật dụng khác mang màu sắc áp dụng trong tiết học vào trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong tập luyện. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể tổ 4
- chức một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đấu phân thắng thua để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét, khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu hay bệnh tật…để có hình thức và đưa ra bài tập riêng đối với học sinh đặc biệt là tuân thủ triệt để nguyên tắc cá biệt hoá trong giảng dạy môn thể dục. Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ và bài tập hợp lý hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ. Tạo điều kiện cho các em làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện “ phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ, phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. Trong quá trình giảng dạy bài “Nhảy xa – Bóng Chuyền” có 8 tiết thì mỗi tiết dạy tôi cho một trò chơi vận động khác nhau áp dụng cho lớp « Thực nghiệm » Lớp đối chứng tôi giữ nguyên giáo án thông thường. Ở đây tôi chỉ đưa ra một tiết dạy mà tôi đã áp dụng các biện pháp trên trong 1 tiết học cụ thể ở lớp thực nghiệm bằng giáo án sau. 5
- BÀI : NHẢY XA - BÓNG CHUYỀN (Tiết PPCT :38 ) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Hiểu và biết cách thực hiện trò chơi vận động. Biết cách thực hiện được kỷ thuật chạy đà – giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng. Hiểu và Biết cách thực hiện được chạy đà – giậm nhảy bước bộ qua xà thấp – tiếp đất bằng 2 chân. - Biết cách thực hiện được kỷ thuật phát bóng thấp tay chính diện. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được trò chơi vận động.Thực hiện cơ bản đúng kỷ thuật chạy đà – giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng. Thực hiện được kỷ thuật chạy đà – giậm nhảy bước bộ qua xà thấp – tiếp đất bằng 2 chân. - Thực hiện cơ bản đúng kỷ thuật phát bóng thấp tay chính diện. 3. Thái độ: Tập luyện nghiêm túc theo hướng dẫn của giáo viên - Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân.Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện. - Có ý trí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện tập. Thể hiện sự yêu thích môn học trong học tập và rèn luyện. 4. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây: Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh,dụng cụ phục vụ bài học theo yêu cầu của giáo viên. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và trò chơi bổ trợ cho bài học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu, vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân tích được động tác trong luyện tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề để giải quyết phù hợpnhất. Năng lực đặc thù - Vận động thể lực ,kỷ thuật thể thao.Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với nhóm trong tập luyện .Thể hiện sự tăng tiến thể lực. II. Địa điểm, phương tiện : 6
- 1. Địa điểm : Sân TD trường THPT Nghi Lộc 3, đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện. 2. Phương tiện : Giáo viên chuẩn bị giáo án, trang phục thể thao, tranh ảnh, mô hình và, một số dụng cụ phục vụ phù hợp với hoạt động tập luyện của giờ học. Học sinh chuẩn bị trang phục thể thao, chuẩn bị dụng cụ theo hướng dẫn của giáo viên. III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạyhọc: 1. Phương pháp dạy học chính: Trò chơi, làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện 2. Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể); tập theo tổ/nhóm; tập theo cặpđôi. Định Nội dung lượng Phương pháp tổ chức tập luyện Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Phần Mở đầu 8p GV nhận lớp phổ biến Đội hình nhận lớp nội dung, yêu cầu của 1. Nhậnlớp: - Hoạt động của cán 1-2’ giờ học. - Hỏi thăm sức khỏe sự lớp: của HS và trang phục - Hoạt động của tập luyện. giáo viên:…… (GV) - - Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình - hình lớp học cho GV. - GV giao nhiệm vụ - Cán sự điều khiển lớp khởi 2. Khởi động: 2-3’ cho cán sự lớp hướng động chung và khởi động + Khởi động chung: dẫn lớp khởi động và chuyên môn (nếu là bài -Tập bài tập phát triển 2x8 quan sát, chỉ dẫn cho mới GV sẽ điều khiển lớp chung 6 động tác HS thực hiện đúng khởi động) -Tay cao, ngực, lườn, độngtác. Đội hình khởi động chung: vặn mình, lưng bụng, - Giáo viên di chuyển đá lăng. và quan sát, chỉ dẫn -Xoay các khớp cổ cho HS thực hiện. tay,cổ chân, vai, hông, 7
- gối,... - Ép dọc, ngang GV (cs Đội hình - Giáo viên hướng dẫn khởi động chuyên môn) + Khởi động chuyên học sinh khởi động môn 2-3’ chuyên môn Tại chỗ - ước nhỏ, nâng cao đùi. - Chạy đá lăng trước, - sau. - - Chạy đá má trong, - má ngoài. - -Giáo viên phổ biến cách II.Phần Cơ bản chơi như sau: 1.Trò chơi vận động: -- Người chơi di chuyển 32p Vượt qua hàng chông và phải bật bằng 2 chân 7’ qua hàng chông tượng trưng bằng 2 cột bằng ống nước 21 có buộc dây cách mặt đất 30 – 35cm, các bộ cột để HS quan sát, lắng nghe GV cách nhau 1,5m.Sau khi chỉ dẫn để vận dụng vào tập di chuyển hết 5 hàng luyện và chơi trò chông thì chạy vòng về - Đội hình trò chơi đầu hàng để người tiếp theo thực hiện cho đến khi nào đến người chơi cuối cùng của đội mình. -- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi,2 đội thành 1 cặp chơi. -- Giáo viên tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi. - GV 8
- - - -- Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập và quan 2.Nhảy xa: sát học sinh tập để sửa sai. - Ôn KT chạy đà – 10p - GV làm mẫu, phân tích giậm nhảy bước bộ rơi KT và tổ chức tập luyện. xuống hố cát bằng chân - GV quan sát sửa sai 3 lần lăng. - Học KT chạy đà – Đội hình tập luyện giậm nhảy bước bộ qua xà thấp – tiếp đất bằng 2 chân 5 lần - Giáo viên tổ chức GV -- GV thực hiện mô cho HS luyện tập các phỏng lại động tác sau nội dung dưới hình đó tổ chức cho học sinh thức sau: Tổ chức tập tập luyện. luyện đồng loạt, lần - HS tập luyện theo hình lượt. dòng nước chảy dưới sự điều hành của nhóm trưởng. 3. Bóng chuyền: Đội hình phát bóng - Ôn KT phát bóng thấp tay chính diện 12p GV 5 lần GV gọi 1-2 học sinh lên thực hiện động tác cho Đội hình củng cố 4.Cũng cố kiến thức: HS nhận xét. - -Thực hiện: Chạy đà - giậm nhảy - trên GV Kết luận 9
- không. GV 3p 2 hs - GV điều hành lớp thả lỏng cơ toàn thân - Thả lỏng theo đội hình III.Phần kết thúc: khởi động, cán sự lớp điều 1.Thả lỏng: - Giáo viên nhận xét khiển, GV quan sát nhắc - Học sinh thả lỏng kết quả, ý thức, thái độ nhở. tích cực về trạng thái học của HS. ban đầu. 2.Bài tập về nhà: -Giáo viên hướngdẫn HS Đội hình xuống lớp: 5p - Thực hiện 3 bước đà2x8 tập luyện ởnhà bật nhảy 3.Xuống lớp:. Nhận xét buổi tập (GV) Sau khi áp dụng giáo án, phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc giảng dạy cũng như về thực tế nội dung tiết học, đa số các em rất hứng thú với tiết học và có sự tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục để được học từ chất lượng giờ học cũng tăng lên rõ rệt.Các em tiếp thu nhanh và thực hiện được kĩ thuật chạy đà, giậm nhảy, thành tích nhảy xa của các em cũng được nâng lên đặc biệt là các em nữ tự tin hơn, bản lĩnh hơn kết quả nhảy xa (từ 2,7m lên 3,2m). Tôi thường biên soạn nhiều trò chơi khác nhau phù hợp với từng nội dung bài dạy. Do vậy học sinh rất hứng thú trong học tập vì vậy mà bài dạy của tôi rất thành công thành tích của học sinh cũng tăng lên rõ rệt. Thành công lớn nhất đó là không có học sinh lười vận động mà tất cả hòa mình vào tiết học. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Với giáo án tôi lồng ghép trò chơi vận động vào bài “Nhảy xa – Bóng chuyền” cho học sinh lớp 12D2 trường THPT Nghi Lộc 3. Tôi thấy thành tích của các em được tăng lên rõ rệt cụ thể: 10
- Nam thành tích nhảy xa của các em đạt từ 4m50 đến 5m10. Nữ thành tích từ 3m20 đến 4m 20. Bên cạnh thành tích của các em tôi thấy sau mỗi buổi học tinh thần của học sinh thoải mái và năng động hơn. Với lớp 12C1 tôi dạy theo giáo án thông thường thì thành tích của các em như sau: Nam đạt từ 4m30 đến 4m95. Thành tích của nữ: 2m80 đến 3m80. 11
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận: Một trong những nội dung quan trọng áp dụng vào giờ học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh đó là vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu vào giờ học để rèn luyện kỹ thuật và thể lực cho học sinh. Phương pháp trò chơi tạo cho người chơi nhiều điều kiện để giải quyết một cách sáng tạo về nhiệm vụ vận động. Tạo nên quan hệ tranh đua căng thẳng giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể từ đó giúp học sinh tham gia hăng hái và nhiệt tình. Sau thời gian áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi kết hợp thi đấu vào giảng dạy thể dục ở trường THPT Nghi Lộc 3 tôi thấy rất thuận tiện trong việc giảng dạy đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh khối 12 mà tôi trực tiếp giảng dạy. Học sinh hoạt động hăng say phát huy được tính tích cực tự giác trong luyện tập, tiết học thể dục trở nên sinh động hơn, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, các em đã nắm được nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật. Phương pháp này cũng là cơ sở để các em rèn luyện bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn trong cuộc sống. Tôi thiết nghĩ việc lồng ghép chò trơi vào tiết học Thể dục cho học sinh trường THPT Nghi Lộc 3 nói riêng cũng như học sinh trong toàn tỉnh nói chung là rất cần thiết. Vì chò trơi nó làm giảm bớt đi áp lực học các môn văn hóa cho các em bên cạnh đó nó còn tạo cho các em tâm thế thoải mái trước khi vào học các môn tiếp theo. 3.2 Kiến nghị: Mỗi năm nhà trường cần phải bổ sung thêm một số thiết bị, dụng cụ và thường xuyên cải tạo và nâng cấp sân tập để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học. Thầy cô, học sinh tự làm thêm một số dụng cụ phục vụ nội dung trò chơi trong tiết học cho từng môn học cụ thể. Tôi xin chân thành cảm ơn! 12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tin học 12 NXB Giáo dục. [2] Sách giáo viên tin học 12 NXB Giáo dục. [3] Thông tin từ Internet. [4] Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 12 NXB Đại học sư phạm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Long Thành
18 p | 839 | 127
-
SKKN: Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn ở THPT
7 p | 569 | 56
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh khi bắt đầu tiếp cận môn Hóa học bằng những thí nghiệm vui
19 p | 213 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn Sinh học lớp 11
20 p | 291 | 40
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Ngữ văn tại trường THPT Tây Sơn
11 p | 165 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải một số dạng toán về sự tương giao của đường thẳng và Parabol
18 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp huấn luyện thể lực môn cầu lông cho học sinh lớp 12 THPT
20 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo lập thư viện đề thi trắc nghiệm môn toán THPT
18 p | 53 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp vận dụng kiến thức Vật lý lớp 10 vào phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh trường THPT Lê Lợi
20 p | 127 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo
15 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến lớp 10
13 p | 32 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp dạy phần âm môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục
10 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương
12 p | 65 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn