Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11" nhằm khắc phục những hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả chưa cao trong công tác dạy và học môn học GDQP, AN bài học kĩ thuật sử dụng Lựu đạn. Đưa ra những bài tập bổ trợ hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như phát triển phẩm chất, năng lực giúp học sinh nắm chắc và thực hiện, vận dụng tốt trong quá trình tập luyện và sẵn sàng chiến đấu đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ ĐỘNG TÁC ĐỨNG, QUỲ VÀ NẰM NÉM LỰU ĐẠN CHO HỌC SINH KHỐI 11 Lĩnh vực: GDQP-AN Năm thực hiện: 2023-2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ ĐỘNG TÁC ĐỨNG, QUỲ VÀ NẰM NÉM LỰU ĐẠN CHO HỌC SINH KHỐI 11 Người thực hiện: Hồ Văn Hổ Nguyễn Quế Bình Nguyễn Văn Tâm Năm thực hiện: 2023-2024 Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu Điện thoại: 0968555727 Email: bruceleeho@gmail.com Lĩnh vực nghiên cứu: - Phương pháp dạy bộ môn : GDQP - AN .............. X Nghệ An, tháng 4 năm 2024
- MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2 5.1. Phạm vi về thời gian nghiên cứu ........................................................... 2 5.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu ......................................................... 2 5.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu ............................................................ 2 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................ 2 6.2. Nhóm phương pháp thực tiễn ................................................................. 3 6.3. Nhóm phương pháp toán học thống kê ................................................... 3 7. Đóng góp của đề tài...................................................................................... 3 7.1. Tính mới của đề tài................................................................................. 3 7.2. Tính khoa học của đề tài......................................................................... 3 7.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiển ........................................................ 4 PHẦN 2: NỘI DUNG ............................................................................................ 4 I. Cơ sở lý luận và thực tiển của việc vận dung một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11 .......................................... 4 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4 1.1. Lý luận chung về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.................................... 4 1.2. Khái niệm về lựu đạn ............................................................................. 4 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT ........................................ 4 1.4. Ý nghĩa của việc vận dụng bài tập bổ trợ ................................................ 5 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 5 2.1. Thực trạng chung ................................................................................... 5 2.2. Thực trạng trường THPT Phan Đăng Lưu đối với việc dạy học kỷ thuật sử dụng lựu đạn ............................................................................................. 6
- II. Một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11 THPT ..................................................................................................... 6 1. Các bước tiến hành áp dụng bài tập bổ trợ.................................................... 6 2. Các bài tập áp dụng ...................................................................................... 6 2.1. Bài tập 1: Tập sức vút của tay và sức rướn của thân người .................... 6 2.2. Bài tập 2: Tập cơ bụng .......................................................................... 9 2.3. Bài tập 3: Tập đúng góc độ .................................................................. 10 3. Kế hoạch bài dạy ........................................................................................ 11 III. Thực nghiệm sư phạm về việc vận dụng Một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11 THPT ....................................... 33 1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 33 2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................... 34 3. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 34 3.1. Chọn lớp thực nghiệm .......................................................................... 34 3.2. Phương pháp tiến hành. ........................................................................ 34 4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 34 4.1. Hiệu quả của đề tài. .............................................................................. 34 4.2. Kết quả đạt được. ................................................................................. 35 5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm.................................. 36 6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất ......................... 36 6.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 36 6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ...................................................... 36 6.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 37 6.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các nội dung đã đề xuất ............................................................................................................. 37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 38 1. Kết luận sau khi thực nghiệm sư phạm ....................................................... 38 2. Một số đề xuất ............................................................................................ 38 2.1. Với nhà trường ..................................................................................... 38 2.2. Với giáo viên và học sinh ..................................................................... 39 2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ........................................................... 39
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 GDQP-AN Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 THPT Trung học phổ thông 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 SGK Sách giáo khoa 6 GDTC Giáo dục thể chất
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tự giác tích cực, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyến từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm”. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh là một trong những môn học bắt buộc đối với học sinh THPT, giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, giúp học sinh phát triển các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung; năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống… Đối với giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những giải pháp, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học. Trong thực tế việc thực hành kỷ thuật ném lựu đạn thì đa số học sinh có thành tích không cao do một số nguyên nhân: - Thời điểm buông lựu đạn sớm hoặc muộn - Tốc độ lực vút cánh tay chậm - Thể lực nhiều học sinh còn yếu - Thời lượng dành cho quá trình luyện tập ít - Số lượng lựu đạn để tập luyện còn ít Với những nguyên nhân nêu trên, chúng tôi đã nghiên cứu để đưa ra một số bài tập bổ trợ phù hợp, từ đó khắc phục được các hạn chế trong quá trình thực hành ném lựu đạn đem lại hiệu quả khả thi. 1
- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11” 2. Mục tiêu nghiên cứu Khắc phục những hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả chưa cao trong công tác dạy và học môn học GDQP, AN bài học kĩ thuật sử dụng Lựu đạn. Đưa ra những bài tập bổ trợ hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như phát triển phẩm chất, năng lực giúp học sinh nắm chắc và thực hiện, vận dụng tốt trong quá trình tập luyện và sẵn sàng chiến đấu đạt kết quả cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc vận dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11 THPT. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vận dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11 THPT. - Xây dựng và vận dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11 THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm 4. Đối tượng nghiên cứu - Khách thể là học sinh khối 11 trường THPT Phan Đăng Lưu - Chủ thể là nghiên cứu việc vận dụng một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Phạm vi về thời gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024. 5.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tại trường THPT Phan Đăng Lưu, hai lớp khối 11 5.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11 THPT 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này theo hướng thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề vận dụng các bài tập trong ném lựu đạn. 2
- - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa: Sau khi thu thập, tổng hợp các tài liệu, chúng tôi tiếp tục tiến hành phân loại, hệ thống các tài liệu theo các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Với những tài liệu chúng tôi thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích, rút ra những kinh nghiệm cho đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp thực tiễn - Phương pháp quan sát khoa học: Chúng tôi tiến hành đến dự giờ, tham gia các hoạt - Phương pháp điều tra: Chúng tôi sử dụng phương pháp này theo hướng tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của các giáo viên và học sinh về việc vận dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11 - Phương pháp thực nghiệm: Sau khi nghiên cứu xong đề tài, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm tại trường THPT Phan Đăng Lưu nhằm xác định tính khả thi của đề tài. 6.3. Nhóm phương pháp toán học thống kê Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp này bằng cách sử dụng các công thức toán học thống kê tiến hành xử lí kết quả điều tra thực trạng của việc vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11. Sau đó, chúng tôi cũng sử dụng nhóm phương pháp này khi xử lí kết quả thực nghiệm đề tài. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Tính mới của đề tài - Đề tài đề xuất việc vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11. - Đề tài được áp dụng tại đơn vị đã tạo được sự hào hướng học tập của học sinh và khích lệ được học sinh và giáo viên. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học môn học GDQP-AN. - Đề xuất việc vận dụng rộng rãi trong các nhà trường, chia sẻ một số kinh nghiệm vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích động tác đứng, quỳ, và nằm ném lựu đạn đối với học sinh khối 11. 7.2. Tính khoa học của đề tài - Đề tài đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể, xác thực. Các giải pháp đề tài đưa ra có tính khoa học, khả thi cao. - Đề tài vận dụng được vào quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh tham gia hội thao GDQP-AN các cấp. 3
- - Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp khoa học, số liệu thống kê khách quan, chính xác, trung thực. - Nội dung đề tài được trình bày, lý giải theo từng phần, chương, mục rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ nêu ra đều có cơ sở. 7.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiển - Đề tài có giá trị thực tiễn cao, dễ dàng áp dụng vào quá trình dạy học. - Đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn dạy học tại trường THPT Phan Đăng Lưu cho kết quả khả quan. - Đề tài có thể nhân rộng, dễ dàng sử dụng cho giáo viên và học sinh trong thực tiễn dạy học GDQP-AN. PHẦN 2: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiển của việc vận dung một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý luận chung về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh - Nhiệm vụ quốc phòng ngày nay của cách mạng Việt Nam không chỉ nhằm chống lại chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền… mà còn phải gắn chặt với yêu cầu bảo vệ an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học – công nghệ, văn hóa, xã hội trong kiều kiện toàn cầu hóa. - Đối với Việt Nam nền tảng của nghệ thuật Quân sự, An ninh là vấn đề nghệ thuật xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, nền An ninh nhân dân, là đường lối chiến tranh nhân dân nên cần phải được tiếp tục phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài. - Trong đó chiến tranh nhân dân của chúng ta là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, cụ thể là đánh bằng mọi loại vũ khí theo truyền thống dân tộc, kết hợp không ngừng nghiên cứu sử dụng, phát triển sáng tạo các loại vũ khí sẵn có hoặc các loại vũ khí hiện đại được trang bị. 1.2. Khái niệm về lựu đạn Lựu đạn là loại vũ khí đánh gần được trang bị cho tường người trong chiến đấu, có cấu tạo đợn giản, gọn nhẹ, tiện cho mang đeo và sử dụng; dùng để sát thương, tiêu diệt sinh lực, phá hủy vũ khí, phương tiện chiến đấu của địch. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát trỉển cơ thể của người lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao dần. 4
- 1.4. Ý nghĩa của việc vận dụng bài tập bổ trợ Hiệu quả giáo dục của bài học kĩ thuật sử dụng lựu đạn càng nâng cao khi được tổ chức, tiến hành bằng những hình thức và biện pháp tích cực nhằm phát huy năng lực của HS qua những hoạt động học tập đa dạng và gắn với thực tiễn. Trong đó: Việc áp dụng một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11 nếu được thực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ mang lại nhiều ý nghĩa: - Có tác dụng to lớn trong việc trang bị kiến thức; giáo dục tư tưởng, tình cảm và rèn luyện kỹ năng cho HS. Thông qua hoạt động thực tiễn, HS sẽ nắm vững và khắc sâu những kiến thức, kỹ năng được lĩnh hội trực tiếp và chủ động ; HS còn được trau dồi những phẩm chất tốt đẹp: tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp và tinh thần hợp tác, cộng sự... Thông qua các hoạt động học tập phong phú gắn với thực tiễn, HS được rèn luyện nhiều kỹ năng. - Tăng tính hấp dẫn trong học tập tạo hứng thú và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, tư duy độc lập sáng tạo của HS. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực HS một cách toàn diện. - Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên môn, xuyên môn, liên ngành. - Có hình thức và cách thức tổ chức hoạt động đa dạng, có tính mở về không gian, tăng cường gắn kết giữa các lực lưng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng chung a. Thuận lợi - Giáo viên dạy học môn GDQP-AN đã qua đào tạo chuẩn kiến thức, có năng lực sư phạm, nhiệt tình, hằng năm được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ. - Trong quá trình tổ chức dạy học, luyện tập cho học sinh chúng tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm thiết thực để cải thiện thành tích trong luyện tập ở học sinh. - Học sinh ý thức học và hứng thú hơn với những tiết học bài học sử dụng đến dụng cụ học tập như: súng, lựu đạn, băng, cán cứu thương... b. Khó khăn - Sân bãi chưa đủ diện tích khoảng không riêng khi luyện tập ném lựu đạn xa, còn sử dụng chung với các lớp học thể dục hoặc sử dụng sân trường làm nơi luyện tập nên chưa đảm bảo hết quy tắc trong dạy học. - Dụng cụ học tập môn GDQP - AN là loại dụng cụ mang tính chất đặc thù như lựu đạn, súng Tiểu liên Ak… nên số lượng còn ít. 5
- - Do sự phát triển của xã hội và nền khoa học kỷ thuật thực tế hiện nay đã giải phóng phần lớn sức lao động của con người nhất là thế hệ trẻ, các em lười vận động đẫn đến sự kém phát triển về sức khỏe và thể lực, vì thế tạo ra khó khăn trong việc học nội dung thực hành của môn GDQP, AN nói chung và bài kĩ thuật sử dụng lựu đạn nói riêng. 2.2. Thực trạng trường THPT Phan Đăng Lưu đối với việc dạy học kỷ thuật sử dụng lựu đạn - Hiện nay trường THPT Phan Đăng Lưu nói riêng và các trường THPT trên địa bàn Nghệ An nói chung số lượng lựu đạn tập còn rất ít. Trong quá trình học tập, ôn luyện số lựu đạn tập bị vỡ, hỏng rất nhiều. - Số lượng học sinh của mỗi lớp nhiều, trung bình 40-42 học sinh nên thưc tế số lượt tập luyện của mỗi em ít. - Thời lượng tiết học kỷ thuật sử dụng lựu đạn ít. Để giúp các em có phương pháp tập luyện tốt hơn khi thực hiện động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn chúng tôi đưa ra một số bài tập bổ trợ để học sinh tập luyện nhằm đạt kết quả cao hơn. II. Một số bài tập bổ trợ động tác đứng, quỳ và nằm ném lựu đạn cho học sinh khối 11 THPT 1. Các bước tiến hành áp dụng bài tập bổ trợ Bước 1: Nêu tên bài tập bổ trợ Bước 2: Mục đích của bài tập bổ trợ Bước 3: Giới thiệu bài tập bổ trợ Bước 4: Nêu điểm chú ý 2. Các bài tập áp dụng 2.1. Bài tập 1: Tập sức vút của tay và sức rướn của thân người a. Mục đích của bài tập Nhằm giúp học sinh phát huy tốc độ vút của cánh tay, tạo sức căng của thân người khi vân dụng động tác ném lựu đạn. b. Cách tập - Cách tập với dây cao su Động tác đứng ném lựu đạn: Dùng dây cao su buộc ghim một đầu xuống đất, người tập đứng quay lưng về phía dây, một chân trước một chân sau (chân cùng tay ném lựu đạn sau). Tay nắm chắc một đầu dây, dùng sức rướn của toàn thân kéo mạnh tay về phía trước, người hơi cong về phía sau, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 1). 6
- Hình1: Động tác bổ trợ đứng ném lựu đạn Động tác qùy ném lựu đạn: Dùng dây cao su buộc ghim một đầu xuống đất, người tập quỳ quay lưng về phía dây, chân thuận quỳ sau (chân cùng tay ném lựu đạn sau). Tay nắm chắc một đầu dây, dùng sức rướn của toàn thân kéo mạnh tay về phía trước, người hơi cong về phía sau, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 2). Hình 2: Động tác bổ trợ quỳ ném lưu đạn Động tác nằm ném lựu đạn: Dùng dây cao su buộc ghim một đầu xuống đất, người tập nằm về phía trước dây, Tay ném lựu đạn nắm chắc một đầu dây, dùng sức rướn của toàn thân kéo mạnh tay về phía trước, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 3). Hình 3: Động tác bổ trợ nằm ném lưu đạn 7
- - Cách tập ném bóng (sử dụng bóng chuyền, bóng đá hoặc bóng ném) Động tác đứng ném lựu đạn: Người tập đứng một chân trước một chân sau (chân thuận sau), tay ném lựu đạn cầm ngã quả bóng phía sau lưng, dùng sức vụt của cánh tay ném quả bóng về phía trước, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 4). Hình4: Động tác bổ trợ đứng ném lựu đạn Động tác quỳ ném lựu đạn: Người tập quỳ ném lựu đạn, tay ném lựu đạn cầm ngã quả bóng phía sau lưng, dùng sức vụt của cánh tay ném quả bóng về phía trước, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 5). Hình 5: Động tác bổ trợ quỳ ném lưu đạn Động tác nằm ném lựu đạn: Người tập nằm ném lựu đạn, tay ném lựu đạn cầm ngã quả bóng phía sau lưng, dùng sức vụt của cánh tay ném quả bóng về phía trước, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 6). Hình 6: Động tác bổ trợ nằm ném lưu đạn 8
- c. Điểm chú ý Trước khi thực hiện động tác bổ trợ, người tập khởi động kỹ. động tác tập dứt khoát để tạo ra tốc độ vút tay. 2.2. Bài tập 2: Tập cơ bụng a. Mục đích của bài tập Giúp học sinh phát triển cơ bụng, tạo sức mạnh khi phối hợp ném lựu đạn đi xa. b. Cách tập Động tác 1: Người tập nằm sấp, hai tay đán chéo sau gáy, hai bàn chân sát vào nhau, mũi bàn chân chống xuống đất, dùng sức nhấc nửa thân người trên lên. Nếu có người phục vụ thì người phục vụ ngồi phía sau đè và giữ chặt chân người tập, tập lặp lại 8-10 lần (Hình 7). Hình 7: Tập cơ bụng Động tác 2: Người tập nằm ngửa, hai chân khép lại co gối, hai tay đan chéo sau gáy, từ từ nhấc thân trên dậy (chân vẫn giữ nguyên không được nhấc lên) và cúi gập người về phía trước. Nếu có người phục vụ thì người phục vụ ngồi phía trước đè và giữ hai chân người tập, tập lặp lại 8-10 lần (Hình 8). Hình 8: Tập cơ bụng 9
- c. Điểm chú ý Động tác 1 người tập nâng căng thân người mới hạ xuống. Động tác 2 người tập kéo từ từ đầu chạm đầu gối rồi ngã xuống. 2.3. Bài tập 3: Tập đúng góc độ a. Mục đích của bài tập Giúp học sinh hình thành kỷ năng buông lựu đạn đúng thời điểm giúp lựu đạn bay xa. b. Cách tập (tập với lựu đạn tập) Động tác đứng ném lựu đạn: Hai Học sinh đứng 2 bên giữ cột có chiều cao 3 - 4m và căng dây rộng 5 -7m. Giáo viên hoặc một Học sinh đứng phía trên hô khẩu lệnh ném và nhặt lựu đạn. Học sinh còn lại xếp thành 1 hàng ngang (5 học sinh/lượt) cách dây 3 - 5m, lần lượt từng học sinh thực hiện động tác đứng ném và ném sao cho lựu đạn qua phía trên dây, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 9). Hình 9: Bài tập bổ trợ tập đúng góc độ động tác đứng ném lựu đạn Động tác quỳ ném lựu đạn: Hai Học sinh đứng 2 bên giữ cột có chiều cao 2 - 3m và căng dây rộng 5 -7m. Giáo viên hoặc một Học sinh đứng phía trên hô khẩu lệnh ném và nhặt lựu đạn. Học sinh còn lại xếp thành 1 hàng ngang (5 học sinh/lượt) cách dây 3 - 5m, lần lượt từng học sinh thực hiện động tác quỳ ném và ném sao cho lựu đạn qua phía trên dây, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 10). Hình 10: Bài tập bổ trợ tập đúng góc độ động tác quỳ ném lựu đạn 10
- Động tác nằm ném lựu đạn: Hai Học sinh đứng 2 bên giữ cột có chiều cao 1 - 2m và căng dây rộng 5 -7m. Giáo viên hoặc một Học sinh đứng phía trên hô khẩu lệnh ném và nhặt lựu đạn. Học sinh còn lại xếp thành 1 hàng ngang (5 học sinh/lượt) cách dây 3 - 5m, lần lượt từng học sinh thực hiện động tác nằm ném và ném sao cho lựu đạn qua phía trên dây, tập lặp lại 5-7 lần (Hình 11). Hình 11: Bài tập bổ trợ tập đúng góc độ động tác nằm ném lựu đạn c. Điểm chú ý Người hô khẩu lệnh quan sát an toàn mới hô ném, người tập thực hiện đồng thời để bảo đảm an toàn. 3. Kế hoạch bài dạy Ngày soạn: …/…./… Ngày dạy: …/…/…. Tiết 2 BÀI 6: KĨ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN (5 tiết) 11
- I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng; - Thực hành được động tác đứng, quỳ, nằm ném lựu đạn. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên nhẫn trong hoạt động học tập. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào trong học tập và thực tiễn. 3. Phẩm chất - Có ý thức tự giác tập luyện. - Có ý thức giữ gìn vũ khí, trang thiết bị tập luyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Chuẩn bị lựu đạn huấn luyện, tranh về động tác ném lựu đạn, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu -Nghiên cứu bài 6 trong SGK 2. Học sinh: - Trang phục quy định III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung:Làm thủ tục lên lớp c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV d. Tổ chức thực hiện: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp; Tiến hành kiểm tra lựu đạn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 12
- Hoạt động 1: II. ĐỘNG TÁC NÉM LỰU ĐẠN - 1. Đứng ném lựu đạn (5 phút) a. Mục tiêu:HS nắm được trường hợp vận dụng và động tác đứng ném lựu đạn b. Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành nhiệm vụ GV giao c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm II. ĐỘNG TÁC NÉM LỰU ĐẠN vụ: 1. Đứng ném lựu đạn Gv nêu trường hợp vận dụng. a) Trường hợp vận dụng Giáo viên giảng giải và làm - Đứng ném lựu đạn thường được dùng trong động tác mẫu theo ba bước. trường hợp địch ở xa, địa hình có vật che + Bước 1: Làm nhanh. khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực, có thể + Bước 2: Làm chậm có phân đứng tại chỗ ném hoặc ném khi đang vận tích. động. + Bước 3: Làm tổng hợp. b) Động tác - Người ném đang vận động hoặc đứng tại chỗ xách súng (nếu mang súng phải chuyển về tư thế xách súng đồng thời thực hiện ba cử động (vận dụng đối với cả động tác quỳ, nằm ném lựu đạn): + Cử động 1: Tay trái cầm súng (cầm khoảng dưới ốp lót tay) xách súng lên ngang tầm thắt lưng, mũi súng chếch lên trên (Hình 10.5a). Tay phải lấy lựu đạn ra (Hình 10.5b), bàn tay phải nắm lựu đạn (cần bẩy nằm trong lòng bàn tay) vòng giật chốt an toàn quay sang trái, tay trái bẻ thẳng chốt an toàn, ngón trỏ móc vào vòng kéo, kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn. Khi rút chốt an toàn, phải rút thẳng theo hướng trục lỗ. + Cử động 2: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, lấy mũi bàn chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải (gót trái kiễng), người hơi củi về phía 13
- trước, chân trái chùng, chân phải thẳng (Hình 10.6). + Cử động 3: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau để lấy đà, người ngả về sau, chân trái thẳng, gối phải hơi chùng (Hình 10.7a, b). Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải để ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 45° (hợp với mặt phẳng ngang), thì người đối diện với mục tiêu, tay trái đưa súng về phía sau cho theo đà bước lên một bước dài, tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác. - Chú ý: + Người ném thuận tay trái thì làm ngược lại; + Muốn ném được xa phải biết phối hợp sức bật của chân, sức rướn của thân người, sức vút mạnh và đột nhiên của cánh tay; + Khi vung lựu đạn về phía trước, phải giữ cánh tay ở độ cong, độ chùng tự nhiên (không - Nêu những điểm chú ý. thẳng hẳn cũng không cong quá) mới có sức Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: vút mạnh, buông lựu đạn đi phải đúng thời cơ, đúng góc ném, đúng hướng. Học sinh lắng nghe, quan sát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS ghi chép. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận kiến thức Hoạt động 2: Luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: HS luyện tập các động tác đứng ném lựu đạn. 14
- b. Nội dung: HS hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm II. ĐỘNG TÁC NÉM LỰU ĐẠN vụ: 1. Đứng ném lựu đạn Gv hô khẩu lệnh cho học sinh - Đội hình tập đồng loạt tay không ( đội hình tập chậm từng cử động trung đội gián cách) - Tổ chức và phương pháp: tập X (giáo viên) đồng loạt từng cử động. Sau đó mỗi lượt 1 học sinh vào thực hiện ném lựu đạn trúng đích. x x x x x x x x x x Mỗi lượt vào ném 3 quả, cứ như vậy cho đến người cuối cùng. x x x x x x x x x x Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: x x x x x x x x x x Thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên. - Đội hình luyện tập cá nhân ném có lựu đạn Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (đội hình từng tiểu đội hàng dọc). Đại diện một vài HS thực hiện lại động tác X (giáo viên) x x x x x x x x x x Bước 4: Kết luận, nhận định: GV quan sát sửa sai cho cho học sinh. Hoạt động 3: CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ (10 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được mục đích và thực hiện các bài tập bổ trợ b. Nội dung: HS lắng nghe, quan sát giáo viên hướng dẫn để hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn