Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 12K năm học 2016-2017, trường THPT Hồ Thị Kỷ
lượt xem 8
download
Giáo dục học sinh cá biệt là công việc rất khó khăn, nhiều gian nan và thử thách; đòi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề và kiên trì đến cùng. Học sinh THPT và đặc biệt là những học sinh học yếu kém, thích hưởng thụ, đua đòi, ăn chơi, không có mục đích học tập là một trong những đối tượng học sinh cá biệt cần được sự quan tâm sâu sát của giáo viên chủ nhiệm. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 12K năm học 2016-2017, trường THPT Hồ Thị Kỷ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ ***************** Saùng kieán kinh nghieäm Ñeà taøi: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 12K NĂM HỌC 2016 2017, TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ” Giaùo vieân : Phaïm Coâng Nhaân Chöùc vuï : Giaùo vieân Toå : Hoùa – Sinh – Coâng ngheä Thôøi gian nghieân cöùu : 09/2016- 03/2017
- Naêm hoïc 2016 - 2017 Trang 2
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o Cà Mau, ngày 31 tháng 3 năm 2017 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “M : ỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 12K NĂM HỌC 20162017, TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ” Họ và tên: Phạm Công Nhân Đơn vị công tác: trường THPT Hồ Thị Kỷ. Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ 9/2016 đến 3/2017 IĐẶT VẤN ĐỀ 1Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 12K NĂM HỌC 20162017, TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ” 2Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Giáo dục học sinh cá biệt là công việc rất khó khăn, nhiều gian nan và thử thách; đòi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề và kiên trì đến cùng. Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội bên cạnh những lợi ích của nó là những tác hại cũng không nhỏ nếu như sử dụng chúng sai mục đích. Học sinh THPT và đặc biệt là những học sinh học yếu kém, thích hưởng thụ, đua đòi, ăn chơi, không có mục đích học tập là một trong những đối tượng học sinh cá biệt cần được sự quan tâm sâu sát của giáo viên chủ nhiệm. Lớp 12K năm học 20162017 đa phần là học sinh yếu, có nhiều học sinh thuộc diện cá biệt. Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sư phạm để áp dụng vào việc giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm 12K. Đề tài tập trung vào biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 12K năm học 20162017 của trường THPT Hồ Thị Kỷ. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Sáng kiến gồm có 3 phần Phần 1. Những biểu hiện của học sinh cá biệt. Phần 2. Các dạng học sinh cá biệt lớp 12K và biện pháp giáo dục. 1. Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá nuông chìu. 2. Dạng học sinh cá biệt do gia đình thiếu quan tâm. Trang 3
- 3. Dạng học sinh cá biệt nghiện facebook, game online. Phần 3. Kết quả đạt được. Trang 4
- 1NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt, không đúng theo qui định chung trong trường học. Thường có cá tính mạnh mẽ, hành động và lời nói thái quá, vô lễ với thầy cô, hay gây gỗ với bạn bè; là những học sinh chậm tiến bộ trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm. Học sinh cá biệt thường hay vi phạm các nội qui, qui chế trong nhà trường; làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua nền nếp học tập của lớp, mặc dù thầy cô, tập thể góp ý xây dựng nhiều lần nhưng rất chậm sửa đổi. 2. CÁC DẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 12K VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC. 2.1. Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chìu chuộng: Cuộc sống thành thị có nhiều gia đình khá giả về kinh tế, con cái lại ít, nhất là con trai một. Chính vì vậy, việc quá chìu chuộng con cái cả về vật chất lẫn tinh thần là một hiện tượng rất phổ biến. Lớp 12K cũng có nhiều học sinh thuộc đối tượng này, các em được cha mẹ, ông bà, cho tiền và tiêu tiền rất nhiều. Trong gia đình nhiều khi cha mẹ không la rầy được vì những em này được ông bà quá cưng chìu. Nên ngay từ nhỏ các em đã có cá tính ương ngạnh, muốn được mọi người chìu theo ý mình, rất dễ giận và không chịu khó trong học tập. Thường vi phạm không thuộc bài, không làm bài tập, đi trễ, nghỉ học nhiều, trực nhật trễ, lười lao động, thường vi phạm về học tập, chậm sửa chữa. * Biện pháp giáo dục: Tác động đối với học sinh: Giáo viên chủ nhiệm gần gủi, tâm sự, dùng tình cảm để cảm hóa từ từ. Giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của các em. Hạn chế việc phê bình, phạt các em khi phạm lỗi. Khuyến khích, động viên, khen thưởng khi các em là được việc tốt và có biểu hiện tiến bộ. Giao nhiệm vụ cho các em và phân công ban cán sự giúp đỡ các em trong học tập. Đối với phụ huynh: Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh hạn chế sự chìu chuộng quá mức, nên có những yêu cầu cứng rắn với các em hơn, giáo dục các em sử dụng tiền tiêu xài vừa phải, cho các em tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoại khóa của trường, của lớp nhiều hơn. 2.2. Dạng học sinh cá biệt do đình thiếu quan tâm Các em thuộc đối tượng này rất dễ bị tổn thương vì trong cuộc sống các em đã thiếu thốn về tình cảm. Tâm lý các em thường mặc cảm, cha mẹ chỉ biết lo làm ăn kinh tế thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc việc học hành của con cái. Do sự quản lí, quan tâm của cha mẹ không được chặt chẽ nên các em dễ tụ tập theo nhóm bạn vui chơi, lơ là việc học, lâu dần chán học do bị mất căn bản, thiếu hụt kiến thức. Khi cha mẹ phát hiện thì đã quá muộn, Trang 5
- đôi khi la mắng đánh đập dẫn đến việc các em chán nản thêm. Bên cạnh đó là áp lực của các giáo viên bộ môn, áp lực thi cuối cấp làm cho các em càng cảm thấy việc học khó khăn hơn và có ý định nghỉ học. Trang 6
- * Biện pháp giáo dục: Đối với học sinh: Giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc và trao đổi với các em, phân tích cho các em biết được nhiệm vụ của bản thân mình là học tập để quyết định tương lai của bản thân. Phân tích cho các em biết được hoàn cảnh của cha mẹ các em vì công việc nên có ít thời gian để nhắc nhở các em nhưng cha mẹ nào cũng rất thương yêu con của mình, đều mong muốn con cái có đầy đủ về vật chất để đáp ứng được nhu cầu học tập của con không thua các bạn. Cha mẹ đã vất vả trong công việc thì bản thân mình phải cố gắng học nhiều hơn, đạt những thành tích cao thì đó là những món quà có ý nghĩa để dành tặng cho cha mẹ mình. Việc mình trách cha mẹ thiếu quan tâm là không đúng. Mỗi gia đình, mỗi bậc làm cha làm mẹ đều có cách quan tâm khác nhau đến con cái của mình. Vì mỗi một gia đình đều có một hoàn cảnh khác nhau. Kết hợp với giao nhiệm vụ và phân công ban cán sự lớp giúp đỡ các em hàng ngày. Đối với cha mẹ học sinh: Giáo viên gặp gỡ và trao đổi chân tình, lứa tuổi của các em rất cần những sự quan tâm từ cha mẹ vì trong cuộc sống các em gặp phải nhiều vấn đề mà bản thân không biết trao đổi cùng ai. Chỉ có cha mẹ và thầy cô là những người em có thể tin tưởng tuyệt đối. Bậc làm cha mẹ cần dành thời gian gần gủi các em nhiều hơn. Không nên dùng những biện pháp mạnh thô bạo như đánh đập, chửi mắng mà lấy tình cảm và sự quan tâm để cảm hoá giáo dục các em trở thành người tốt. 2.3. Dạng học sinh cá biệt nghiện facebook, nghiện game online. Với dạng học sinh này thì tâm lý của các em rất phức tạp, việc nghiện Facebook cũng như nghiện game là một căn bệnh. Những biểu hiện thường thấy rõ là các em thường có cảm giác thiếu ngủ, trong giờ học thường uể oải, mệt mỏi, hay giả bệnh xin về (chủ yếu là trốn học để chơi game), bài tập thường không thuộc và không làm bài tập về nhà, tiếp thu chậm, lười lao động ít tham gia các hoạt động tập thể. * Biện pháp giáo dục: Đối với dạng học sinh này, giáo viên phải kiên nhẫn và cần nhiều thời gian vì với học sinh nghiện facebook, nghiện game các em như sống trong một thế giới khác, chỉ quan tâm đến game mình đang chơi việc học không cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc quản lý thời gian các em, khi có vấn đề các em xin về thì yêu cầu cha mẹ đến rước, không cho về một mình. Ngoài thời gian học chính khóa, cha mẹ học sinh cần phải quan tâm theo dõi thời gian còn lại cho chặt chẽ, hướng cho các em cùng đến với các nhóm bạn học tập để từ từ các em sẽ quen được việc học và giảm việc chơi game. Lấy tình thương yêu, tìm cách gần gũi để chia sẻ tình cảm với các em. Kết hợp với giao nhiệm vụ và phân công ban cán sự giúp đỡ em hàng ngày. Trang 7
- 3KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Họ và Giới Hoàn cảnh gia Phương pháp Kết quả TT tên HS tính đình HS giáo dục đạt được Cha lo đi làm Dùng tình cảm Biết vâng kiếm tiền, ít quan cảm hóa, phân lời, hòa nhập tâm đến việc học công nhiệm vụ cùng các của con. Là con từng đợt thi đua, bạn, đội trai, cháu trai duy khen thưởng bóng đá vào nhất nên được khích lệ khi em có vòng chung ông bà cưng chìu, thành tích tốt. Kết kết của khối năm học 10, 11 hợp với giáo viên 12, học tập đều là học sinh bộ môn đặt ra có tiến bộ. 01 Nguyễ Nam yếu, thi lại nhiều những yêu cầu Thực hiện n Quốc môn. Mê chơi, vừa với khả năng tốt nội quy An thường hay tụ của em. Không của trường. tập cùng nhóm đánh đồng em với bạn café, chơi các bạn học sinh game, biết hút bình thường khác, thuốc lá, xăm giao nhiệm vụ mình. cho em tham gia đội bóng đá của lớp. 02 Nguyễ Nam Con trai một, gia Dùng tình cảm để Có tiến bộ n đình buôn bán, cảm hóa, khuyến trong việc Quang kinh tế khá, được khích em đi học thực hiện Nhật cha mẹ chìu đều, kết hợp với nội quy, chuộng, gia đình gia đình cam kết tham gia tích cũng không đặt sẽ nhắc nhở em cực phong mục tiêu học tập học tập nghiêm trào, đặc biệt cao nên em này túc, giao nhiệm là đội bóng cũng không ham vụ cho em là đội đá được vào học, thích thì đến trưởng đội bóng chung kết, lớp không thích đá của lớp và vai trò là thủ thì nghỉ ở nhà. tham gia tập môn em rất Lớp 10, 11 là học luyện theo kế tích cực và sinh yếu, thường hoạch rõ ràng, bên hòa đồng xuyên nghỉ học cạnh kết hợp với cùng các nhiều, hay đi trễ, giáo viên bộ môn bạn. thích đá bóng. đặt ra những yêu cầu nhẹ nhàng Trang 8
- phù hợp với khả năng của em từ từ sẽ tiến bộ. Trang 9
- Gia đình cha và Dùng tình cảm để Có tiến bộ mẹ không sống cảm hóa, kết hợp trong việc chung, em sống với mẹ của em tạo thực hiện nội với mẹ, thiếu sự điều kiện để em quy, hạn chế quan tâm của học tập dễ hơn, việc đi trễ, cha. Nhà xa khắc phục được nghỉ học có trường, sức khỏe việc đi học trễ, giáo phép. Hòa không tốt, viên chủ nhiệm đồng cùng các N 0 La Anh ữ thường xuyên đi phân công lớp bạn tham gia 3 Thư trễ và hay nghỉ trưởng thường tốt phong trào học. Học yếu, vi xuyên kiểm tra bài văn nghệ và phạm nội quy và ban cán sự giúp đạt kết quả như trang điểm, đỡ em trong các cao. nhuộm tóc có tư môn học bị mất căn tưởng chán học. bản. Giao nhiệm vụ cho em tham gia đội văn nghệ của lớp. Cha mẹ lo làm Dùng tình cảm để Có tiến bộ, ăn, ít quan tâm cảm hóa, làm việc ngoan hơn, đến việc học của với phụ huynh em biết nghe lời con, học yếu, không nên la mắng giáo viên, hòa thường xuyên đi con em mà nên nhức đồng cùng chơi cùng bạn nhở và khuyên bảo bạn bè, tham bè, nói dối gia con em nhiều hơn. gia tốt phong đình xin tiền Thương xuyên động trào văn nghệ, đóng học phí viên khi em có biểu thể thao và Nguyễ N 0 nhiều hơn quy hiện tiến bộ, phân đạt kết quả n Thu ữ 4 định, mẹ thường công ban cán sự lớp cao. Không Hồng hay la rầy, chửi giúp đỡ em về học còn nói dối, có mắng, chậm tiến tập. Lối kéo em vào kỉ luật hơn trong học tập. các hoạt động tập trong học tập. thể giao nhiệm vụ hóa trang cho các bạn diễn văn nghệ, trang trí trong hội trại 26/3. Trang 10
- Được mẹ cưng Dùng tình cảm Có tiến bộ chìu quá mức, đua cảm hóa, kết hợp đáng kể, đòi theo thời trang, với gia đình nhắc không còn có biểu hiện đồng nhở nhiều hơn nói leo, đùa tính, thích vuốt ve việc học, góp ý giỡn quá các bạn nam, học trực tiếp và kịp mức, trưởng yếu, không cố thời những hành thành hơn rất gắng thường động thái quá của nhiều, học xuyên sử dụng em và yêu cầu tập tiến bộ facebook, đăng sửa chữa. Sử vượt bậc hình ảnh cá nhân dụng phương được tuyên câu like, trong lớp pháp giơ cao đánh dương giữa Nguyễ học không tập khẽ, phân công học kì 2 và n Huy trung hay nói leo, ban cán sự lớp thi thiết kế 05 Luân Nam đùa giỡn quá mức. giúp đỡ em về thời trang học tập, trao đổi đạt giải ba. với giáo viên bộ môn kịp thời nhắc nhở hành vi không hay. Giao nhiệm vụ cho em làm người mẫu trong hội thi thiết kế thời trang, hướng cho em tham gia các hoạt động tập thể. III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG 1. Tính mới Các biện pháp giáo dục học sinh các biệt tùy từng đối tượng mà có biện pháp phù hợp, không thể áp dụng của đối tượng này cho đối tượng khác được. Đặc biệt ngày nay hiện tượng học sinh cá biệt có biểu hiện đồng tính nhiều, đây là một vấn đề nhạy cảm do đó việc giáo dục các đối tượng học sinh này cần phải rất khéo léo. 2Tính hiệu quả và khả thi Qua thực hiện các biện pháp giáo dục, các em đã tiến bộ và xác định được mục tiêu học tập, phong trào của lớp cũng đi lên, các thành tích của các em đều Trang 11
- được ghi nhận, được tập thể giáo viên giảng dạy đánh giá cao. Dần dần các em đã tạo được niềm tin với thầy cô và được các bạn bè quý mến. Trang 12
- 3Phạm vi áp dụng Đề tài nghiên cứu trên học sinh lớp 12K năm học 20162017, tuy nhiên cũng là tài liệu tham khảo để áp dụng trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt có biểu hiện tương tự cho các lớp khác và trong các năm tiếp theo. IV. KẾT LUẬN Bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề thương học sinh của người giáo viên chủ nhiệm thì việc giáo dục học sinh các biệt sẽ không gây khó khăn vất vả. Niềm vui lớn nhất, hạnh phúc khó tả của người thầy là thấy các em trưởng thành trong cuộc sống. “ Tình thương, kỷ cương, và trách nhiệm ” luôn luôn là phương châm sống và làm việc của nhà giáo. Những học sinh cá biệt tính cách có sự sàng lọc tình cảm rất kỹ; gieo vào lòng các em tình yêu thương quý trọng là rất khó nhưng chính các em là người cất giữ tình cảm lâu nhất, bền chặt nhất... Những học sinh này khi trưởng thành đều nhớ đến những thầy cô đã từng dạy dỗ mình. Đó cũng là tài sản quý giá mà xã hội đã ban cho những người làm công tác giáo dục. Cà Mau ngày 31 tháng 3 năm 2017 Người viết Phạm Công Nhân Trang 13
- PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Trang 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 43 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 72 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn