Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục học sinh trường THPT cung cấp, sử dụng thông tin và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về mạng xã hội; Giúp học sinh cách cung cấp, sử dụng và ứng xử có văn hoá trên mạng xã hội, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn minh khi giao tiếp; Góp phần bồi dưỡng lối sống lành mạnh cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục học sinh trường THPT cung cấp, sử dụng thông tin và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------- -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT CUNG CẤP, SỬ DỤNG THÔNG TIN VÀ ỨNG XỬ VĂN HOÁ TRÊN MẠNG XÃ HỘI Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Nghệ An, tháng 04 năm 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 -------- -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT CUNG CẤP, SỬ DỤNG THÔNG TIN VÀ ỨNG XỬ VĂN HOÁ TRÊN MẠNG XÃ HỘI” Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Trần Thị Hà - Lê Thị Mai - Phạm Thị Hải Nhóm: TOÁN; Tổ: TOÁN – TIN Điện thoại: 0384.496.107 Nghệ An, tháng 04 năm 2023
- MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 2 PHẦN 2: NỘI DUNG .............................................................................................. 3 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3 1.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ...................................................... 3 Khái quát về mạng xã hội................................................................................................. 4 2. Cơ sở thực tiễn. .................................................................................................. 10 2.1. Thực trạng về việc sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội của học sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. .............................................................. 10 2.2. Thực trạng của giáo viên về việc giáo dục học sinh sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội .................................................................................. 14 3. Một số biện pháp nhằm giúp học sinh việc sử dụng cung cấp và ứng xử văn hoá mạng theo hướng tích cực ............................................................................. 16 3.1. Giải pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn nội dung, xác định nguyên tắc và thời gian giáo dục về mạng xã hội. ..................................................................................... 16 3.2.Giải pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh về việc sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá mạng xã hội của học sinh. ........................ 16 3.3. Giải pháp 3: Giáo viên chủ nhiệm cung cấp thông tin về mạng xã hội, về cách ứng xử văn hoá trên mạng xã hội, phổ biến Luật an ninh mạng. ..................................... 18 3.4. Giải pháp 4: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể. .................................................................................................................................... 19 NỘI DUNG BUỔI NGOẠI KHOÁ GỒM 4 PHẦN CHÍNH ........................... 20 Phần I. Báo cáo về tình hình sử dụng mạng xã hội, văn hoá ứng xử trên mạng xã hội....................................................................................................................... 20 Phần II. Trò chơi giải ô chữ ................................................................................. 20
- Phần III. Hài kịch về ứng xử văn hoá trên mạng xã hội. .................................. 20 Phần IV. Tổng kết và phát thưởng. ..................................................................... 20 3.5. Giải pháp 5: Giáo viên chủ nhiệm đưa việc sử dụng, cung cấp thông tin và cách ứng xử có văn hoá trên mạng xã hội vào bộ tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua và xếp loại hạnh kiểm học sinh........................................................................................................ 22 3.6. Giải pháp 6: Giáo viên chủ nhiệm là một tấm gương sáng cho học sinh........... 25 3.7. Giải pháp 7: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa gia đình nhà trường và xã hội, là người bạn đồng hành với học sinh trong việc giáo dục cách sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá mạng cho học sinh. ......................................................................... 25 3.8. Giải pháp 8: Tổ chức các cuộc thi trong lớp chủ nhiệm về việc sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá mạng ............................................................................... 31 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. ................. 33 4.1. Mục đích của khảo sát ............................................................................................. 34 4.2.Đối tượng khảo sát: .................................................................................................. 34 4.3. Nội dung và phương pháp khảo sát ....................................................................... 34 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ... 34 5. Khả năng ứng dụng và hiệu quả của đề tài .................................................... 41 5.1.Khả năng ứng dụng. ................................................................................................. 41 5.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..................................................................... 42 PHẦN 3: KẾT LUẬN ........................................................................................... 46 1. Kết luận .............................................................................................................. 46 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 47 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 51
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Mạng xã hội là một thành tựu khoa học kĩ thuật khiến con người đến gần với nhau hơn, nói lên suy nghĩ của mình nhiều hơn. Với đặc thù nhanh, cập nhật đa dạng phong phú, nó đã trở thành một công cụ truyền thông và giải trí được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là một tiến bộ của khoa học mang đến lợi ích to lớn về mặt tinh thần và văn hoá cho cộng đồng dân cư ở khắp thế giới. Bên cạnh những lợi ích vượt trội thì trên mạng xã hội nảy sinh nhiều vấn đề gây ra những tác động xấu khó lường như những biểu hiện lệch chuẩn mực đạo đức, ứng xử thiếu văn hoá, dùng mạng xã hội để lợi dụng vào những mục đích không lành mạnh ….Đòi hỏi cần được nhận thức một cách đầy đủ khách quan và có cách ứng xử có văn hoá trên mạng. Thực tế tại Sở GD&ĐT Nghệ An, trên cơ sở Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025” (ban hành theo Quyết định số 3296 QĐ-BGD&ĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở đã ban hành hoặc lồng ghép ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện. Sở đã chủ động "nhập cuộc", tận dụng các tiện ích của internet, mạng xã hội trong triển khai công tác chuyên môn và phong trào thi đua trong học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin, các trang mạng xã hội. Theo đó, tính đến hiện tại, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử của đơn vị. Thực tế làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy việc sử dụng mạng xã hội của các em rất bừa bãi, một số học sinh đã có xích mích gây gổ vì cách ứng xử thiếu văn minh trên facebook, zalo…. Việc các em không định hướng về lượng thông tin mà các em đọc, xem, hoặc cung cấp trên mạng dẫn đến việc suy nghĩ lệch lạc, sai lầm và xa rời thực tế, sao nhãng học tập, lãng phí thời gian với những việc vô bổ rất phổ biến. Chính việc chìm đắm trong thế giới ảo dần mất đi sự tự tin vốn có, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực. Trong đó công tác tuyên truyền vấn đề sử dụng cung cấp và cách ứng xử văn hoá trên mạng xã hội ở trường học mới có tính chất nhắc nhở cảnh báo mà chưa đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết của học sinh cũng như yêu cầu đặt ra của xã hôi Sử dụng mạng xã hội như thế nào để hữu ích cho bản thân tạo sự lan toả những điều tốt đẹp trong xã hội vẫn là vẫn đề đặt ra nhiều thử thách trong bối cảnh xã hội hiện nay? Chúng tôi nghĩ các em được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để biết cách cung cấp,sử dụng và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội khi đứng trước cơn lốc của mạng xã hội. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh trường THPT cung cấp, sử dụng thông tin và ứng xử 1
- văn hoá trên mạng xã hội” 2. Mục đích nghiên cứu - Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về mạng xã hội - Giúp học sinh cách cung cấp, sử dụng và ứng xử có văn hoá trên mạng xã hội, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn minh khi giao tiếp. - Góp phần bồi dưỡng lối sống lành mạnh cho học sinh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp cung cấp, sử dụng thông tin và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trường THPT Quỳnh lưu 3, lớp chủ nhiệm 12A1 năm học 2022 – 2023, lớp chủ nhiệm 11D7 năm học 2022 – 2023. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh ở trường và thu thập thông tin từ phía các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các em học sinh. Đề xuất các giải pháp giúp các em học sinh sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó. Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất trong đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu thực nghiệm, phân tích, điều tra Phương pháp tổng hợp: 6. Đóng góp của đề tài Định hướng cho học sinh sử dụng, cung cấp và ứng xử mạng xã hội hiệu quả hơn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng hoạt động cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm 2
- PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: * Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. * Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. * Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. * Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, 3
- tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. * Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Khái quát về mạng xã hội 1.2.1. Mạng xã hội là gì? Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với các mô hình, tính năng, cách sử dụng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng truy cập và kết nối. Đây là nơi mọi người có thể giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh hay xây dựng những mối quan hệ dựa trên điểm chung như sở thích, nghề nghiệp,... Hiện nay, mọi người đều có thể dễ dàng truy cập vào mạng xã hội thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ipad,... Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng các nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực. Nếu như trong mô hình mạng xã hội truyền thống, ví dụ như sự kiện hội chợ tồn tại từ lâu trong lịch sử thì mạng xã hội giúp người dùng kết nối với những người sống ở những vùng đất khác nhau hoặc trên toàn thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam phổ biến các mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Instagram, Zalo, ... - Là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau. Có đầy đủ các tính năng thuận tiện. - Mỗi tháng ở Việt Nam có 30 triệu người dùng Facebook, mỗi người dùng khoảng 2,5 giờ/ngày, cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình trên toàn cầu. 1.2.2. Đặc điểm của mạng xã hội Mạng xã hội hoạt động dựa trên nền tảng mạng Internet. Các mạng xã hội mặc dù có tên gọi, một số tính năng hoạt động, cách sử dụng khác nhau nhưng có chung những đặc điểm như sau: Đa số mạng xã hội đều phải tạo tài khoản, hồ sơ thông tin cá nhân người dùng. Nội dung đăng tải trên mạng xã hội do người dùng tự quyết định, sáng tạo, chia sẻ. Mạng xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội bằng cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các nhân, tổ chức khác. 4
- 1.2.3. Các loại hình mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Dựa trên định nghĩa mạng xã hội là gì ở trên, hiện nay, tại Việt Nam phổ biến có các mạng gồm: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Youtube… * Facebook Hiện Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Mạng xã hội này có lượng người dùng khủng, được phát hành miễn phí, sử dụng được trên nhiều nền tảng, thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, ứng dụng, máy tính…), tạo tài khoản và đăng nhập bằng cả email, số điện thoại khiến nó càng dễ dàng tiếp cận người dùng. Cũng như các mạng xã hội khác, facebook là mạng xã hội giúp mọi người liên kết với nhau, chia sẻ hình ảnh… Thông qua Facebook, người dùng có thể: - Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, trạng thái hoạt động của mình. Trong từng bài viết, người dùng cũng hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh đối tượng được tiếp cận, giới hạn số người được xem, không chia sẻ bài đăng với bất kì ai… - Tham gia các nhóm từ công khai đến kín. Trong đó, một nhóm người cùng chung sở thích có thể chia sẻ với nhau về những hình ảnh, video, bài đăng… cho các thành viên khác về nhà cửa, trang phục, nghệ sĩ… - Bên cạnh đăng bài thì người dùng còn có thể tạo và xem những video được người khác đăng tải trên trang cá nhân hoặc hội nhóm của người khác trong mục “Watch” của Facebook… Đặc biệt, khi thấy một bài viết, video, hình ảnh… của người khác, người dùng có thể dễ dàng thể hiện cảm xúc yêu thích, phẫn nộ… cho người đăng biết. * Zalo Không giống Facebook là ứng dụng của nước ngoài, Zalo được phát hành bởi nhà phát hành trong nước là VNG Corporation. Trong đó, Zalo có các ứng dụng chính gồm: Gửi file dung lượng cao, không giới hạn; chat (cá nhân và nhóm); tích hợp luôn cả mạng xã hội; tích hợp mua sắm online; nạp tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn… So với Facebook phải tải thêm phần mềm chat riêng là Message thì Zalo tích hợp đồng thời cả chat, gọi điện thoại, video và mạng xã hội, mua sắm… trên cùng một phần mềm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng cũng như không tốn quá nhiều dung lượng nếu điện thoại có bộ nhớ hạn chế. * Instagram Instragram là một mạng xã hội hoàn toàn khác với hai mạng xã hội trên. Đây là mạng xã hội chuyên được sử dụng để chia sẻ ảnh và tạo những tin video ngắn, lưu trữ những hình ảnh, video đẹp của mình và bạn bè. 5
- Ngoài ra, ứng dụng này còn có nhiều công cụ, hiệu ứng tạo ảnh, chỉnh sửa ảnh đẹp, được giới trẻ rất ưa chuộng. Ứng dụng này cũng tích hợp ứng dụng nhắn tin, comment trong từng ảnh, video được chia sẻ, giúp bạn bè có thể giao lưu, kết nối với nhau. Và đặc biệt, Instagram có tính năng bảo mật là chỉ những tài khoản theo dõi mới có thể thấy được ảnh, video được người dùng khác chia sẻ mà không phải mọi tài khoản đều có thể công khai. * YouTube Mạng xã hội You Tube là một trong các sản phẩm của Google, là mạng xã hội chuyên dùng để chia sẻ các video. Tại đây, người dùng có thể đăng tải nhiều video với các dung lượng khác nhau. Thông qua YouTube, người dùng có thể tìm kiếm nhiều video ở nhiều mảng khác nhau: Phim ảnh, ẩm thực, trend… Hiện, YouTube là mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt, người dùng đăng tải video trên YouTube có thể bật kiếm tiền từ các quảng cảo trên trang YouTube và các video của YouTube. * Tiktok Đây là mạng xã hội còn khá “non trẻ” so với các mạng xã hội nêu trên. Tuy ra đời sau nhưng Tiktok lại có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ bởi người dùng dễ dàng tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email, mã QR hoặc bằng liên kết với các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter, Line, KakaoTalk, Instagram… Khi sử dụng Tiktok, người dùng sẽ dễ dàng tạo ra những video ngắn với kho nhạc free khổng lồ cùng với hiệu ứng cực đẹp và dán nhãn (sticker) phong phú, đa dạng kết hợp với nhiều bộ lọc màu đẹp. 1.2.4. Lợi ích và tác hại của mạng xã hội Lợi ích của mạng xã hội - Cung cấp thông nhanh chóng và miễn phí Có thể nói mạng xã hội là một kho tàng thông tin và kiến thức khổng lồ. Nó giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và mang đến cho chúng ta những thông tin đa dạng, phong phú. - Kết nối với bạn bè Kết bạn trên mạng xã hội có thể giúp ta làm quen, kết nối với tất cả mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hay có thể nói mạng xã hội đã xoá bỏ rào cản về vị trí địa lý để giúp con người sát gần nhau hơn, từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt. - Học hỏi kiến thức và kỹ năng mới 6
- Bởi mạng xã hội là một kho tàng thông tin và kiến thức, chúng ta có thể tìm hiểu và nắm bắt, từ đó sẽ học hỏi và trau dồi thêm được nhiều kiến thức mới mẻ, giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. - Trao đổi thông tin thay cho cách truyền thống Nếu trước kia chúng ta chỉ biết được thông tin qua báo đài, thư từ, thì ngày nay chúng ta có thể trao đổi thông tin qua thư điện tử, hay cập nhật những thông tin mới nhất qua các bài đăng trên mạng xã hội - Kinh doanh Kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội hay còn thường được gọi là bán hàng online đã trở nên phổ biến với chúng ta. Đây là một hình thức kinh doanh tiềm năng bởi nó giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí vận hành và dễ dàng tìm kiếm cũng như tiếp cận khách hàng. Tác hại của mạng xã hội Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đem lại cho con người trong thời đại công nghệ số, nhưng sử dụng mạng xã hội quá mức hay không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. - Mạng xã hội ảnh hưởng đến anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Tội phạm công nghệ cao lợi dụng mạng xã hội phát tán virus để thu thập thông tin các nhân như họ tên, số điện thoại, mã số tài khoản ngân hàng,... nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dùng mạng xã hội. Nguy hiểm hơn cả là các thế lực thù địch và phản động dùng các nền tảng mạng xã hội để tăng cường xuyên tạc, tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước, lợi dụng các vấn đề thời sự nhạy cảm, được dư luận quan tâm để lôi kéo, kích động người dân chống đối chính quyền. - Mạng xã hội khiến con người xa rời thực tế Chỉ với những thao tác đơn giản, nhanh chóng, chúng ta có thể kết bạn với nhiều người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng chính sự tiện lợi này, chúng ta dành ít thời gian cho người thân, bạn bè, những người thực sự ở bên cạnh chúng ta. Và cũng chính vì thế, nhiều mối quan hệ trở nên xa cách thậm chí rạn nứt. - Nguy cơ mắc bệnh về tâm lý Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng mạng xã hội quá mức có xu hướng mắc bệnh về tâm lý, họ có xu hướng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, ánh sáng nhân tạo toả ra từ màn hình thiết bị điện tử sẽ tác động đến não bộ dễ làm bạn mất ngủ. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ luỵ nghiêm trọng về sức khoẻ và tinh thần của con người. - Bị xâm phạm quyền riêng tư Đã có nhiều thông tin chỉ ra rằng các trang mạng xã hội đã bán thông tin cá nhân của người sử dụng, thêm vào đó là nguy cơ từ hacker hay virus. Những điều 7
- này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi khi mạng xã hội ngày một phát triển. 1.2.5. Quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội năm 2023 Việc sử dụng mạng xã hội cũng cần phải “đúng luật”. Điều này có nghĩa là nếu không tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội thì bản thân người dùng sẽ bị gánh chịu các rủi ro pháp lý như bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích về việc sử dụng mạng xã hội. Từ đó hiểu và biết cách sử dụng hiệu quả nhất. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng mạng xã hội Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, một số hành vi sử dụng mạng xã hội bị nghiêm cấm bao gồm: - Sử dụng mạng xã hội, dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội nhằm mục đích: + Chống phá Nhà nước; tuyên truyền các nội dung xuyên tạc, hư cấu nhằm chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; có những hành vi mâu thuẫn, hiểu nhầm, gây mất đoàn kết + Chia sẻ các nội dung (bài viết, hình ảnh) dâm ô, bạo lực, mê tín dị đoan + Phát tán các thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận + Tiết lộ các thông tin mang tính bí mật của nhà nước, quân sự + Có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức + Cùng một số mục đích khác trái quy định Các quyền của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội Các quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội ngoài việc nêu ra những điều cấm như Luật Hoàng Phi đã đề cập ở trên còn tạo ra khá nhiều quyền để khuyến khích người dùng sử dụng mạng xã hội, cụ thể bao gồm: - Mọi người khi sử dụng mạng xã hội sẽ được bảo mật các thông tin mang tính cá nhân - Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng mọi dịch vụ của mạng xã hội (trừ một số trường hợp đặc biệt) - Các quyền khác của người sử dụng internet… Song song với quyền lợi, các cá nhân, tổ chức cũng có những nghĩa vụ cần tuân thủ. Thông thường các nghĩa vụ này sẽ do nhà cung cấp mạng xã hội đề ra. Và ngay trước khi bắt đầu sử dụng mạng xã hội, nhà cung cấp sẽ nêu ra và xác minh sự 8
- chấp thuận của mọi người.Tuỳ theo mỗi loại hình mạng xã hội mà người sử dụng sẽ có các nghĩa vụ riêng. Các chế tài xử phạt khi không tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội Tuỷ vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm, người dùng mạng xã hội có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện hoặc bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015. Còn nếu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: tội làm nhục người khác, tội vu khống, hoặc các tội liên quan đến nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, an toàn xã hội… 1.2.6. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Các quy tắc trong Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội + Các quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội Cụ thể tại Điều 3 Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, các quy tắc ứng xử chung được áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng tại mục 2 bao gồm: - Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Quy tắc lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin. - Quy tắc trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật. + Các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội áp dụng cho tổ chức, các nhân Các quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trong bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội bao gồm: - Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội. - Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội. - Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích 9
- không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy. - Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo. - Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. - Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hoá tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt. - Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh. (Điều 4 Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021) 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Thực trạng về việc sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội của học sinh trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra để điều tra thực trạng sử dụng mạng xã hội của 500 học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT Quỳnh Lưu 3. PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT Họ và tên: ................................................................................................................ Lớp : .............................................................................................................. Bạn hãy check vào mục mà mình chọn Câu 1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của bạn: Thường xuyên sử dụng Thỉnh thoảng sử dụng Sử dụng khi cần thiết Không sử dụng 10
- Câu 2. Em thường sử dụng loại mạng xã hội nào (được chọn nhiều đáp án) Facebook Zalo YouTube Twitter Gmail Zingme Wechat Viber Tiktok Câu 3. Mục đích sử dụng mạng xã hội của bạn là: Học tập Giao lưu kết bạn Giải trí ( xem phim; chơi game; nghe nhạc…) Câu like, giết thời gian Đăng ảnh tự sướng. Mục đích khác Câu 4. Trong thực tiễn em đã từng chứng kiến hậu quả của việc ứng xử thiếu văn hoá và đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là gì? Gây mất đoàn kết Đánh nhau Bôi nhọ danh dự Xúc Phạm nhau bằng lời nói. Bị nhà trường, pháp luật xử lý Câu 5. Em đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng về sử dụng mạng xã hội an toàn từ đâu? Từ gia đình Từ nhà trường Chưa được trang bị Bảng 1. Tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh Tình hình sử dụng mạng xã hội n % Thường xuyên sử dụng 417 99,3 Thỉnh thoảng sử dụng 3 0,7 Sử dụng khi cần thiết 0 0 Không sử dụng 0 0 Theo bảng 1 về tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT cho thấy trong 420 em có 417 em sử dụng mạng xã hội chiếm 99,3% 11
- Biểu đồ : Mức độ sử dụng các loại mạng xã hội của học sinh Biểu đồ 1 cho thấy trong tổng số 417 em sử dụng MXH thì có 415 em sử dụng facebook, 396 học sinh sử dụng zalo, 394 học sinh sử dụng you tube, 358 học sinh sử dụng gmail… Bảng 2: Mục đích sử dụng mạng xã hội SL Hậu quả (n=417 Ti lệ % ) Giải trí ( xem phim; chơi game; nghe nhạc…) 319 76,5 Học tập 256 61,4 Giao lưu kết bạn 308 73,9 Câu like, giết thời gian 304 72,9 Đăng ảnh tự sướng 202 48,4 Mục đích khác 108 25,9 Từ bảng 2 cho thấy Học sinh lên MXH để giải trí chiếm tỉ lệ cao nhất với 76,5%, tiếp theo là giao lưu kết bạn với 73,9% 12
- 350 319 308 304 300 256 250 202 200 150 108 100 50 0 Giải trí (xem Học tập Giao lưu kết Câu Like, giết Đăng ảnh tự Mục đích khác phim; chơi bạn thời gian sướng game; nghe nhạc…) MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Biểu đồ: Mục đích sử dụng mạng xã hôi Bảng 3: Hậu quả của việc ứng xử thiếu văn hoá trên mạng xã hội SL Hậu quả (n=417) Ti lệ % Gây mất đoàn kết 339 81,3 Đánh nhau 236 56,6 Bôi nhọ danh dự 324 77,7 Xúc phạm nhau bằng lời nói 304 72,9 Bị nhà trường, pháp luật xứ lý 202 48,4 Hậu quả của việc ứng xử thiếu văn hoá trên mạng xã hội 400 339 324 350 304 300 236 250 202 200 150 100 50 0 Gây mất đoàn kết Đánh nhau Bôi nhọ danh dự Xúc phạm bằng lời Bị nhà trường, nói pháp luật xử lý Hậu quả của việc ứng xử thiếu văn hoá trên mạng xã hội 13
- Bảng 4 cho biết những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng MXH: 81,3 % cho rằng việc sử dụng MXH không đúng cách sẽ gây mất đoàn kết, 56,6% cho rằng hậu quả của việc dùng MXH không đúng sẽ gây đánh nhau………. Bảng 4. Việc trang bị những kiến thức, kỹ năng về sử dụng mạng xã hội an toàn từ đâu? Tỉ lệ % Từ gia đình 10,7 Từ nhà trường 21,1 Chưa được trang bị 68,2 Việc trang bị những kiến thức, kỹ năng về sử dụng mạng xã hội an toàn từ đâu? 80 68.2 70 60 50 40 30 21.1 20 10.7 10 0 Từ gia đình Từ nhà trường Chưa được trang bị Việc trang bị những kiến thức, kỹ năng về sử dụng mạng xã hội an toàn từ đâu? Từ bảng 4 cho thấy việc học sinh chưa được trang bị kiến thức, kĩ năng về việc sử dụng mạng xã hội chiếm tỷ lệ tương dối cao 2.2. Thực trạng của giáo viên về việc giáo dục học sinh sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá trên mạng xã hội Kết quả thăm dò 48 GV ngẫu nhiên của một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu bằng link google form, https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdKGNptUFxrnndj8PXWReZK 8-1Pd-7RLOrrMehtj_bnIzxmJw/viewform?usp=sf_link Chúng tôi thấy: Về mức độ quan trọng của việc giáo dục học sinh sử dụng ,cung cấp và ứng xử có văn hoá trên mạng xã hội cho học sinh THPT, tất cả GV đều cho rằng việc giáo dục học sinh sử dụng,cung cấp thông tin và ứng xử có văn hoá trên mạng có vai trò rất quan trọng. Nếu được giáo dục thì học sinh sẽ sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực và có hiệu quả. 14
- - Về việc giáo dục học sinh sử dụng,cung cấp và ứng xử có văn hoá trên mạng xã hội,thì đa số giáo viên chỉ thỉnh thoảng giáo dục học sinh - Về phương pháp giáo dục thì đa số giáo viên chưa có biện pháp giáo dục phù hợp Kết quả khảo sát là nguyên nhân, cũng là động lực giúp tôi triển khai thực hiện đề tài sáng kiến này. Do đó chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp ở chương tiếp theo. 15
- 3. Một số biện pháp nhằm giúp học sinh việc sử dụng cung cấp và ứng xử văn hoá mạng theo hướng tích cực 3.1. Giải pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn nội dung, xác định nguyên tắc và thời gian giáo dục về mạng xã hội. * Nội dung giáo dục văn hoá mạng cho học sinh - Mạng xã hội : Mục đích sử dụng, lợi ích, mặt trái của mạng xã hội - Cách ứng xử văn hoá trên mạng xã hội - Luật an ninh mạng * Nguyên tắc giáo dục: - Không sử dụng biện pháp cấm đoán thô bạo - Trình bày nội dung phải khách quan, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ hiểu - Lựa chọn thời gian, địa điểm cung cấp thông tin có tính chất định hướng cho học sinh. - Nội dung giáo dục phải phù hợp tâm sinh lí đối tượng tiếp thu - Phát huy vai trò và tính tự giáo dục của học sinh * Thời gian thực hiện: - Giờ sinh hoạt đầu tuần; Thực hiện thường xuyên hàng tuần - Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp chủ đề ứng xử mạng xã hội 3.2.Giải pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh về việc sử dụng, cung cấp thông tin và ứng xử văn hoá mạng xã hội của học sinh. Mục đích: Nắm bắt được mức độ hiểu biết của học sinh về mạng xã hội để từ đó giáo viên có cơ sở để biên soạn nội dung giáo dục phù hợp. Đối tượng tìm hiểu: Học sinh lớp 11D7 và 12A1 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn