intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục học sinh tự kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động tại trường THPT Đô lương 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục học sinh tự kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động tại trường THPT Đô lương 1" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những hệ lụy kéo theo khi HS sử dụng điện thoại sai mục đích; Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng HS sử dụng điện thoại sai mục đích; Thiết kế một số tiết hoạt động NGLL cho chuyên đề “HS với văn hóa dùng điện thoại di động”; Giáo dục HS nâng cao ý thức tự giác trong việc quản lí thời gian, sử dụng điện thoại đúng mục đích của bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục học sinh tự kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động tại trường THPT Đô lương 1

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 I. Lý do chọn đề tài 4 II. Mục đích nghiên cứu 5 III. Đối tượng nghiên cứu 5 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 V. Phạm vi nghiên cứu 5 VI. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài 6 PHẦN II. NỘI DUNG 7 Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn . 7 I. Cơ sở lí luận. 7 1. Phân biệt kiểm soát và tự kiểm soát. 7 1.1. Kiểm soát là gì. 7 1.2. Tự kiểm soát. 7 2. Vai trò và tác hại của điện thoại thông minh đối với HS. 8 2.1. Khái niệm điện thoại thông minh: 8 2.2. Vai trò của điện thoại thông minh đối với HS. 9 2.3. Tác hại của điện thoại thông minh đối với HS. 9 3. Quy định về việc sử dụng điện thoại của HS hiện nay. 11 II. Cơ sở thực tiễn. 11 1. Thực trạng HS sử dụng điện thoại hiện nay. 11 2. Khó khăn, vướng mắc của phụ huynh, GV, GVCN và nhà trường trong 12 việc quản lí tình trạng HS dùng điện thoại sai mục đích. Chương II. Một số biện pháp giáo dục học sinh tự giác kiểm soát việc 13 sử dụng điện thoại di động tại trường THPT Đô lương 1. 2.1. Trang bị cẩm nang quy chế ANTH, Thông tư, Nghị định về quản lí 14 HS trong việc sử dụng điện thoại. 2.2. GVCN nắm bắt tình hình sử dụng điện thoại của từng học sinh. 16 2.3. Phối hợp với gia đình, GV bộ môn, nhà trường quản lí thời gian dùng 17 điện thoại của học sinh. 2.4. Xây dựng quy chế riêng của lớp về việc sử dụng điện thoại của HS. 19 1
  2. 2.5. Thành lập các nhóm tự quản thông qua “Chiếc hộp điện thoại”. 19 2.6. Biện pháp nêu gương. 21 2.7. Tổ chức tuyên truyền “HS với văn hóa dùng điện thoại di động” bằng 22 nhiều hình thức. 2.8. Tạo ra các sân chơi bổ ích ngoài giờ học thông qua các câu lạc bộ. 26 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 27 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. 27 3.1.1. Mục đích của khảo sát. 27 3.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 27 3.1.3. Đối tượng khảo sát. 28 3.1.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 28 đã đề xuất 3.1.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất. 28 3.1.4.2. Tính khả thi của các giải pháp. 29 3.2. Kết quả thực hiện giải pháp. 30 3.2.1. Kết quả về sự hài lòng của PH, GVBM sau khi thực hiện biện pháp 30 3.2.1.1. Sự hài lòng của phụ huynh về hiệu quả các biện pháp 30 3.2.1.2. Sự hài lòng của GVBM về hiệu quả các biện pháp 31 3.2.2. Kết quả về sự tự giác kiểm soát trong vấn đề sử dụng điện thoại 31 của học sinh. 3.3. Kết quả rèn luyện phẩm chất, năng lực của HS sau khi thực hiện biện 31 pháp. 3.3.1. Kết quả giáo dục đạo đức 31 3.3.2. Kết quả học tập của học sinh 32 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 33 I. Kết luận 33 1. Ưu điểm. 33 2. Hạn chế. 33 3. Hướng phát triển đề tài. 33 II. Kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 2
  3. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn PH Phụ huynh ĐT Điện thoại ĐTTM Điện thoại thông minh CLB Câu lạc bộ THPT Trung học phổ thông HĐTN Hoạt động trải nghiệm BGH Ban giám hiệu ANTH An ninh trường học 3
  4. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, công nghệ AI…đã và đang phát triển mạnh mẽ và tác động lên mọi mặt đời sống xã hội và giới trẻ, tạo ra môi trường giáo dục mở cho học sinh trung học phổ thông. Song hành với sự phát triển của khoa học công nghệ là các thiết bị số hiện đại, trong đó điện thoại thông minh trở thành một thiết bị cấp thiết của mọi gia đình và gần như mỗi học sinh trung học phổ thông đều sở hữu một điện thoại thông minh. Bên cạnh việc sử dụng điện thoại thông minh đúng mục đích như liên lạc khi cần thiết, học oline, tra cứu tài liệu, giao tiếp ngoại ngữ, giải trí giảm căng thẳng… điện thoại di động với sự hỗ trợ của công nghệ AI hiện nay giúp ích rất lớn cho sự phát triển trí tuệ, phẩm chất năng lực của HS thì rất nhiều HS sử dụng điện thoại sai mục đích, có biểu hiện nghiện điện thoại dẫn tới những hệ lụy nặng nề cho hiện tại và tương lai của các em. Vấn đề này hiện nay cũng là nỗi trăn trở không chỉ của GVCN, GVBM, nhà trường mà còn của rất nhiều bậc phụ huynh. Khi học sinh học ở trường, ban ANTH, GV, GVCN, cán bộ lớp quản lí rất chặt theo quy chế việc sử dụng điện thoại của HS nhưng vẫn có rất nhiều HS vi phạm. Khi học sinh ở nhà, các bậc phụ huynh rất quan tâm con cũng không thể thường xuyên ở cạnh con để kiểm soát việc dùng điện thoại đúng mục đích của con em mình. Có thể nói, việc sử dụng điện thoại di động không đúng mục đích hiện nay đã trở thành một vấn đề cho không ít gia đình là vấn đề nổi cộm không thua kém với các vấn nạn học đường lâu nay như “bạo lực học đường”, thuốc lá điện tử…mà HS nói chung và HS THPT nói riêng đang gặp phải. Trong công tác chủ nhiệm nhiều năm qua, quá trình tìm hiểu khi tìm ra gốc rễ để xử lí vi phạm, chúng tôi nhận thấy rằng, rất nhiều vi phạm bắt nguồn từ việc HS sử dụng điện thoại sai mục đích. Chẳng hạn như: Hành vi trộm cắp tài sản của HS, nguyên nhân do đánh bạc qua mạng, do mua đồ oline quá nhiều, do mua nâng cấp game, vấn đề bạo lực học đường cũng phần nhiều do lời qua tiếng lại, xích mích trên mạng…Vấn đề đi học muộn, ngủ gật trong lớp, mặc đồng phục không đúng quy định, không học bài cũ… nguyên nhân cũng do dùng điện thoại quá khuya. Do đó, khi nắm được hệ lụy của vấn đề dùng điện thoại không đúng cách hiện nay, GVCN sẽ hạn chế khắc phục được rất nhiều lỗi của HS, giúp giáo dục các em tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Mặc dù việc sử dụng điện thoại di động đã có quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như Thông tư 32/2020/TT-BGDĐ, công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH… và được cụ thể trong nội quy, quy định cụ thể trong mỗi nhà trường, tuy nhiên, việc đưa ra quy chế kiểm soát hay cấm đoán HS sử dụng điện thoại hiện nay của nhà trường hay các bậc PH là biện pháp chưa thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn vấn đề sử dụng điện thoại sai mục đích. Vậy nên, biện pháp hướng tới ý thức tự giác, cung cấp sự hiểu biết, trang bị văn hóa dùng điện thoại di động cho các em HS mới là biện pháp tối ưu giúp HS thoát khỏi vấn đề dùng điện thoại không đúng mục đích. 4
  5. Xuất phát từ các lí do nói trên, tôi đề xuất đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục học sinh tự kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động tại trường THPT Đô lương 1”. II. Mục đích nghiên cứu. - Điều tra thực trạng mục đích HS sử dụng điện thoại ở cấp THPT. - Nghiên cứu những hệ lụy kéo theo khi HS sử dụng điện thoại sai mục đích. - Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng HS sử dụng điện thoại sai mục đích. - Thiết kế một số tiết HĐ NGLL cho chuyên đề “HS với văn hóa dùng điện thoại di động”. - Giáo dục HS nâng cao ý thức tự giác trong việc quản lí thời gian, sử dụng điện thoại đúng mục đích của bản thân. - Điều tra tính cấp thiết và khả thi của đề tài. III. Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp giáo dục HS tự kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động tại các trường THPT. - Điện thoại thông minh và các trang mạng xã hội HS thường truy cập. - Các Quy chế, Công văn, Thông tư, Nghị định liên quan đến quyền HS, những điều HS không được làm, xử lí HS vi phạm… IV. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, Công văn hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GDĐT, các văn kiện đại hội Đảng, quy chế an ninh trường học bộ, các trang mạng HS thường truy cập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến tâm lí học lứa tuổi… - Phương pháp thực tiễn: Phương pháp điều tra, quan sát, thu thập thông tin, tổ chức các hoạt động thực tế, tổ chức hoạt động nhóm, tổ chúc các tiết HĐ NGLL, lập sơ đồ tư duy, tham khảo và phát triển sáng kiến từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp… - Phương pháp thống kê: khảo sát, phân tích, tổng hợp, lập bảng biểu, xác suất thống kê. V. Phạm vi nghiên cứu: - HS trường THPT Đô Lương 1, tập trung chủ yếu ở các lớp 12T1, 12T3, 11D6. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, THPT Anh Sơn 2, THPT Thanh Chương 3. 5
  6. - Nội dung nghiên cứu dừng lại ở 8 biện pháp khắc phục tình trạng HS sử dụng điện thoại sai mục đích, hướng các em tới ý thức tự giác trong việc sử dụng hiệu quả điện thoại di động. VI. Tính mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài. - Khảo sát được từ HS và PH mục đích sử dụng điện thoại chủ yếu của HS. - Lập bảng về hệ lụy kéo theo khi HS sử dụng điện thoại sai mục đích. - Đưa ra được các biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng HS sử dụng điện thoại sai mục đích. - Thay vì giám sát, cấm đoán việc HS sử dụng điện thoại, các biện pháp đề tài sẽ giúp các em có ý thức tự giác trong việc dùng điện thoại đúng mục đích. - Đề tài giúp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm, giúp HS tiến bộ trong học tập, tránh được các hệ lụy do việc HS sử dụng điện thoại sai mục đích. 6
  7. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. I. Cơ sở lí luận. 1. Phân biệt kiểm soát và tự kiểm soát. 1.1. Kiểm soát là gì? Tùy vào từng lĩnh vực mà kiểm soát được định nghĩa khác nhau, cụ thể: - Kiểm soát là quá trình thiết lập các tiêu chuẩn đo lường kết quả thực hiện, so sánh kết quả với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định. - Kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu. - Theo Robert J. Mockler: Kiểm soát là một nỗ lực có hệ thống trong quản trị để so sánh kết quả thực hiện với tiêu chuẩn, kế hoạch, các mục tiêu đã đề ra. Từ đó xác định sự phù hợp và thực hiện bất kỳ hành động khắc phục cần thiết để chứng minh các nguồn lực đang được sử dụng có hiệu lực và hiệu quả khi đạt các mục tiêu. - Trong giáo dục: Kiểm soát là toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mang tính ép buộc mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của HS bảo đảm chất lượng giáo dục. - Kiểm soát việc sử dụng điện thoại của học sinh là quá trình GV phối hợp với gia đình, các đoàn thể, nhà trường nắm thời gian, các trang Web HS thường truy cập, HS sử dụng ĐT không đúng quy định khi ở trường… từ đó có biện pháp ngăn ngừa, hay xử lí hay kỉ luật với những HS sử dụng ĐT sai mục đích nhằm uốn nắn HS tập trung phát triển phẩm chất, năng lực theo quy định. Tựu chung lại, ta có thể rút ra định nghĩa về kiểm soát như sau: Kiểm soát là những hoạt động của nhà quản trị nhằm làm cho mọi việc xảy ra đúng như mong muốn. 1.2. Tự kiểm soát. Khác với kiểm soát, tự kiểm soát là khả năng tránh được các cám dỗ nhất thời, có mục đích và định hướng rõ ràng cho bản thân mà không vì sự cấm đoán hay tác động của tổ chức hay nhà quản trị đề ra mà thực hiện. Lão Tử có câu: “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là kẻ có sức lực, thắng được mình là kẻ mạnh mẽ.” Ý nghĩ của câu này chính là: Người hiểu người khác là thông minh, người hiểu mình mới là sáng suốt nhất. Để chiến thắng người khác chỉ cần có sức mạnh là được; còn chiến thắng bản thân mới là người mạnh mẽ nhất. Tự kiểm soát nghĩa là thắng được chính mình. 7
  8. Nhắc tới tự kiểm soát, ta không thể bỏ qua sức mạnh ý chí, bởi vì đây là một yếu tố không thể thiếu trong việc tự kiểm soát bản thân. Chỉ khi có được ý chí, ta mới có thể kiềm chế và vượt qua chính mình. Tự kiểm soát yêu cầu ta phải đưa ra lựa chọn giữa “muốn làm gì” và “không làm gì”, việc này đòi hỏi phải có sự tham gia của sức mạnh ý chí. Đương nhiên, điều quan trọng nhất là gạt đi những cám dỗ để giành được thứ mà mình thực sự mong muốn. Để làm được điều này cũng cần phải có ý chí. Ngay từ mấy ngàn năm trước, loài người đã biết tầm quan trọng của việc tự kiểm soát và có thể dùng ý chí để khống chế hành vi của bản thân. Trong những bộ lạc, mối quan hệ giũa người và người vô cùng gắn bó. Họ có thể cùng nhau chia sẻ tài nguyên, cùng hợp tác vì một mục đích. Nhưng cái giá phải trả cho điều đó là cá nhân phải kiểm soát hành động của mình, tôn trọng quy tắc ngầm của tập thể. Ví dụ, họ phải kiềm chế để không đi chiếm đoạt đồ vật hoặc cướp bạn đời của người khác, bởi vì họ biết khi mình ốm đau hay bị thương vẫn cần có sự giúp đỡ của những người còn lại trong bộ lạc. Nếu như không kiểm soát được hành vi, họ có thể sẽ bị lạnh nhạt hoặc xua đuổi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, xã hội trở nên phức tạp và đa dạng. Lúc này càng đòi hỏi con người vận dụng khả năng tự kiểm soát để có thể thích nghi với môi trường xung quanh, hợp tác mới mọi người, thúc đẩy bản thân tiến bộ và phát triển để đạt được thành công. Một vào người có ý chí mạnh mẽ sẽ luôn kiểm soát được bản thân cả về cảm xúc lẫn hành vi, những người như vậy có mối quan hệ xã hội tốt đẹp, cơ thể khỏe mạnh, thu nhập cao, sự nghiệp xuất chúng. Còn những người không coi trọng khả năng tự kiểm soát, thì cho dù đầu óc tỉnh táo và chỉ số thông minh có cao đi chăng nữa, cũng rất dễ đi sai đường. Vì thế, muốn thành công trước tiên phải bắt đầu từ việc tự kiểm soát bản thân. Tự kiểm soát của HS trong việc sử dụng ĐT là khả năng tự kiểm soát thời gian sử dụng ĐT mà không cần sự nhắc nhở, quản lí của người khác; sử dụng điện thoại phục vụ mục đích liên lạc khi cần thiết, giải trí khi căng thẳng hay tra cứu tài liệu phục vụ học tập; sử dụng các trang Web phù hợp lứa tuổi, không có biểu hiện nghiện game, đánh bạc qua mạng; không chia sẻ, bình luận thông tin vi phạm pháp luật hay sử dụng ĐT để gian dối trong thi cử… 2. Vai trò và tác hại của điện thoại thông minh đối với HS. 2.1. Khái niệm điện thoại thông minh: ĐTTM hay Smartphone là một thiết bị di động cầm tay kết hợp ĐT di động và các chức năng điện toán di động, có khả năng thực hiện nhiều chức năng đa dạng, tích hợp nhiều tiện ích, từ máy ảnh, trình duyệt web đến màn hình hiển thị có độ phân giải cao. 2.2. Vai trò của điện thoại thông minh đối với HS. Điện thoại thông minh là một phát minh vĩ đại của nhân loại, có giá trị to lớn trong việc nâng cao đời sống của mọi người. Vai trò lớn nhất phải kể đến truyền tải 8
  9. âm thanh và hình ảnh bằng sóng điện từ nhanh, rõ nét. Quá trình truyền không cần dây, truyền được quãng đường rất xa, có thể truyền ra ngoài vũ trụ. Đã giải quyết vấn đề liên lạc mà thế kỉ 18 chỉ có trong phim viễn tưởng. Đối với HS, ĐTTM dùng liên lạc gia đình, bạn bè, liên lạc các thành viên trong lớp, GV,GVCN thông qua các nhóm lớp khi có việc cần thiết. Trong đại dịch CoVid 19, ĐTTM đóng vai trò tiên quyết giúp HS và GV kết nối với nhau qua các tiết dạy oline. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ AI ngày nay, ĐTTM không chỉ giải quyết vấn đề liên lạc mà nó còn là một kho tài nguyên vô hạn. Để tìm một nguồn tài liệu, trước đây HS hay SV phải hỏi trực tiếp GV hoặc vào thư viện, tìm các cuốn sách đọc thì hiện nay chỉ cần 1 cú gõ, lượng kiến thức cần tìm sẽ hiện ra không chỉ chữ mà còn kèm hình ảnh, vi deo minh họa kèm theo giúp người học thu thập tài liệu một cách nhanh chóng và đầy đủ. HS dùng ĐTTM tải tài liệu, đề GV giao, bạn bè chia sẻ hay tự học thêm oline một số môn theo sở thích, sở trường như tiếng anh, nhạc, nhảy, vẽ… Bên cạnh phục vụ học tập, ĐTTM cung cấp các dịch vụ giải trí đa dạng như: Chụp ảnh, quay video, nghe nhạc, xem phim, các video hài, tiktok…, đáp ứng đủ niềm đam mê của người dùng. Là công cụ nhỏ gọn, tiện lợi, ĐTTM có thể dùng mọi lúc mọi nơi, rất tiện lợi và nhanh chóng. Ngoài ra, ĐTTM còn mang lại nhiều lợi ích trong việc theo dõi sức khỏe, khả năng như một chiếc ví điện tử, bảo mật thông tin cá nhân, định vị vị trí… HS ngày nay đăng kí các cuộc thi chủ yếu qua oline kể cả các kì thi quan trọng như thi THPT quốc gia, thi năng lực… Tóm lại, vai trò ĐTTM đối với HS là: Phục vụ liên lạc, phục vụ cho học tập, phục vụ giải trí, phục vụ đăng kí thi trực tuyến, bảo mật tài khoản cá nhân,… 2.3. Tác hại của điện thoại thông minh đối với HS. Bên cạnh vai trò rất quan trọng khi ĐTTM mang lại cho HS thì ĐTTM cũng đưa lại các tác hại và hệ lụy vô cùng lớn khi HS sử dụng điện thoại sai mục đích. Thống kê cho thấy, HS phổ thông ngày nay sử dụng ĐTTM sai mục đích chiếm tỉ lệ từ 70 đến 80%. Lứa tuổi càng thấp, tỉ lệ này càng cao. Các biểu hiện sử dụng ĐT sai mục đích và hệ lụy kèm theo chủ yếu của HS có thể kể ra là: Danh mục sử dụng sai mục đích Hệ lụy - Nghiện gamme - Chán học, học sút. - Ảnh hưởng thị lực. - Gây ảo giác. - Trộm cắp để nâng cấp game. - Ngủ gật, lơ mơ trong giờ học. - Nặng hơn là ảnh hưởng thần kinh: Co 9
  10. giật, mất kiểm soát, chỉ tập trung về game mà không quan tâm vấn đề khác kể cả ăn, uống, tắm rửa. - Đánh bạc qua mạng - Trộm cắp, xin đểu. - Bỏ học. - Tinh thần sa sút. - Xích mích qua mạng. - Bỏ bê học tập. - Bạo lực học đường. - Kéo bè kết phái gây mất đoàn kết. - Lừa đảo qua mạng. (Bị lừa và tham gia - Trộm cắp. tổ chức lừa đảo) - Tinh thần sa sút. - Vi phạm pháp luật - Buôn bán qua mạng - Bỏ bê học tập. - Truy cập các trang đồi trụy - Yêu đương, quan hệ tình dục khi chưa đến tuổi học đường, mang thai khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - Nghiện điện thoại (Dùng điện thoại - Thiếu ngủ, ngủ gật, đi học chậm hoặc quá nhiều): Nghiện Tiktok, thần tượng sinh ra bệnh mất ngủ. ca sĩ, diễn viên, … - Ảnh hưởng thị lực. - Tinh thần sa sút. - Người mệt mỏi. - Mắt kém. - Thu mình, trầm cảm. - Like, chia sẻ thông tin không chính - Gây xích mích với cá nhân và tập thể. thống - Vi phạm quy chế thậm chí vi phạm pháp luật. - Chia sẻ hình ảnh, vi deo làm lộ thông - Ảnh hưởng tâm lí, trầm cảm… tin bản thân, bạn bè… Như vậy, ĐTTM vô tình trở thành con dao hai lưỡi đối với các bạn trẻ nói chung và lứa tuổi HS nói riêng. Nó khiến các em chìm đắm vào thế giới ảo, nghiện game, nghiện mạng xã hội.. từ đó xao nhãng việc học tập. Theo thống kê, tỉ lệ cận thị của HS chiếm tới 30-40%, HS ở thành phố cao hơn ở nông thôn. Theo thống kê một số trường học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ cân thị là 50%, một số trường 10
  11. ĐH lớn là 70%. Nhưng nhiều hơn cả là ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, đời sống tinh thần của HS. Bạo lực mạng cũng là vấn đề nhức nhối hiện nay, những comment ác ý, những bài đăng sai sự thật.. ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách của HS, thậm chí bạo lực học đường phát sinh từ mạng xã hội, game, buôn bán qua mạng cũng đã dẫn không ít HS vào con đường lao lí. 3. Quy định về việc sử dụng điện thoại của HS hiện nay. Hiện nay, vấn đề sử dụng điện thoại của HS được liệt vào vấn đề nhức nhối không chỉ của gia đình mà kể cả nhà trường và xã hội. Nhiều quy chế nội bộ, hay các thông tư của bộ GDĐT đã đề cập quy định sử dụng ĐT của học sinh. Đó là: Quy định tại Điều 37 (những hành vi học sinh không được làm), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐ ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT có quy định: “học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Như vậy, việc sử dụng điện thoại trong lớp học về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm. Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục: “không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học”. Ngoài ra, các trường THPT hiện nay có những quy định và hình thức xử lí nội bộ riêng, VD tại trường THPT Đô Lương 1có quy định riêng về tính điểm rèn luyện, hạ hạnh kiểm nếu bị lỗi điện thoại đặc biệt lỗi sử dụng điện thoại trong kiểm tra, đánh giá (Phụ lục 1.1). II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng HS sử dụng điện thoại hiện nay. Để nắm được thực trạng sử dụng ĐT của HS ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trao đổi bằng bảng hỏi, thống kê bằng biểu đồ %. Nội dung khảo sát: “Khảo sát thực trạng HS sử dụng ĐT ở trương THPT hiện nay”, số lượng bao gồm 5 câu hỏi (Phụ lục 1.2). Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1k_rOBv3n0kFNvsJEO- KUmElZZuZv7UqkrW-eJcL79wE/edit Qua khảo sát, thống kê 178 HS các lớp trong trường THPT Đô Lương 1, và các trường THPT trên địa bàn Đô Lương, THPT Anh Sơn 2, THPT Thanh Chương 3, số học sinh sử dụng điện thoại thông minh cho thấy: 11
  12. Tỉ lệ HS có ĐTTM chiếm tỉ lệ 98.9 %. Về mục đích sử dụng, bên cạnh những HS học tập, rèn luyện tốt chọn tra cứu tài liệu, học oline, học thêm trên mạng; giải trí hay liên lạc phù hợp (21.3%) thì đa số chỉ sử dụng ĐTTM để chơi game, lướt tiktok, xem Review 48.9%), hay một số em đánh bạc oline, kiếm tiền trên mạng chiếm không ít (6.1%). Tuy nhiên, vẫn có 21.3% các em chọn phương án dùng ĐT để tra cứu tài liệu, học oline, học thêm các kĩ năng, các em này chủ yếu ở lớp chọn 1. Khảo sát, thống kê về thời gian sử dụng điện thoại trong ngày của các em thì lựa chọn bất kể lúc nào chiếm tỉ lệ cao (62.4%), dưới 2 tiếng/ngày chiếm tỉ lệ thấp(9%). Về thái độ của học sinh khi cấm hoặc yêu cầu giảm thời gian dùng điện thoại, Hs đồng tình cao phương án “Đồng ý giảm, không đồng ý cấm” chiếm 56.2%, trong đó có 1 số chưa ý thức vẫn chọn chống đối (18.5%), phản đối (14%), không đồng ý (11.2%) nếu bị kiểm soát khắt khe. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp phù hợp làm cho các em có khả năng tự kiểm soát trong việc sử dụng ĐT thì các em vẫn đồng tình cao (94.4%) Khi lấy ý kiến về vai trò và tác hại của HS khi dùng điện thoại thông minh, HS vẫn đưa ra được chính xác các mặt lợi và hại, các hệ lụy khi dùng ĐT không đúng cách. Do đó, việc định hướng, phương pháp để hướng HS tới việc sử dụng ĐT hợp lí sẽ có tác dụng to lớn trong việc ngăn chặn các hệ luy do dùng ĐT sai cách mang lại, thậm chí lúc này ĐT còn có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Như vậy, thực chất HS vẫn nhìn ra được vấn đề của bản thân trong việc sử dụng ĐT, các em sẵn sàng hợp tác nếu người lớn có phương pháp phù hợp. 2. Khó khăn, vướng mắc của phụ huynh, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường trong việc quản lí tình trạng HS dùng điện thoại sai mục đích. Để nắm được thực trạng PH về việc sử dụng ĐT của con em mình, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trao đổi bằng bảng hỏi, thống kê bằng biểu đồ %. Nội dung khảo sát: “Khảo sát thực trạng quản lí và mong muốn của phụ huynh trong việc sử dụng ĐT của các con hiện nay”, số lượng bao gồm 5 câu hỏi (Phụ lục 1.3). Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1tQ6Y3ijIZlZ9MqipTcnmrIXqm30uld9gydz_ Hcavyhc/edit Qua tìm hiểu, khảo sát, thống kê 209 PH về cách thức vấn đề sử dụng ĐT của con (phụ lục 3) thì: + Đa số PH chọn con em mình dùng ĐT sai mục đích (53.8%), quá nghiện, ảnh hưởng tới học tập (24.5%). HS sử dụng đúng mục đích (12.5%), có lợi nhiều hơn có hại chỉ chiếm 9.1% thì đa số rơi vào PH lớp chọn, HS chăm ngoan học tốt. 12
  13. + Về mức độ lo lắng của phụ huynh trong việc con dùng điện thoại sai mục đích thì đa số PH rất lo lắng (64.1%), lo lắng(14.8%). + PH công nhận bản thân chưa có biện pháp phù hợp trong việc kiểm soát ĐT của con (32.2%). Điều này do có một số lí do khách quan và chủ quan như: Không có nhiều thời gian, con đi học về tắm rửa, ăn uống xong lên phòng học, PH làm việc cả ngày về dọn dẹp không có nhiều thời gian gần gũi con. Hoặc như với lứa tuổi dậy thì, con không còn chủ động gần gũi bố mẹ, thậm chí còn phản kháng khi không vừa lòng. Khi con ngồi vào bàn học dùng ĐT, bố mẹ cũng không thể luôn lại gần quan sát con xem nội dung con đang xem là gì, vì khi thì con đang làm bài tập cô giao trong nhóm, khi thi con đang tìm tài liệu cũng không thể quy chụp con đang dùng ĐT là để giải trí hay chơi game (46.2%), cách thức chủ yếu là giám sát, quở trách (22%) hoặc tịch thu ĐT khi thấy con dùng quá nhiều, vào các trang mạng không phục vụ cho việc học tập (46.9%), cũng có 27.3% PH chọn phương án nhắc nhở, phân tích. Tuy nhiên, PH mong muốn hoặc rất mong muốn có biện pháp nào đó để con tự kiểm soát được việc dùng ĐT của bản thân (92.3%) Khi khảo sát, lấy ý kiến GV, GVCN bộ môn về mức độ hợp lí của học sinh dùng điện thoại cho môn học: Đa số GV đều cho rằng, số ít HS dùng ĐT phục vụ cho việc học, số lượng này càng nhiều ở các lớp thường, ít hơn ở lớp mũi nhọn. Vấn đề vi phạm nội quy lớp, nội quy trường, lười học, tâm lí mệt mỏi. Thị lực giảm sút cũng phần nhiều từ sử dụng ĐT không đúng cách mà ra. Lấy ý kiến của BGH, ban ANTH của trường chúng tôi về vấn đề HS dùng điện thoại hiện nay: HS dùng ĐT trong thi rất nhiều, HK1 có 25 trường hợp, GK2: 8 trường hợp. Khi kiểm tra các tiết học, BGH, ANTH phát hiện rất nhiều HS lén lút dùng ĐT chủ yếu chơi game. Các cuộc họp hội đồng kỉ luật về bỏ học, đánh nhau, trôm cắp, buôn bán pháo nổ, đánh bạc oline cũng chủ yếu liên quan đến ĐT. Tuy nhiên, để xử lí triệt để gốc rễ các vấn đề liên quan vi phạm còn gặp nhiều vướng mắc như: các quy định, luật thu giữ tài sản trái phép, sự đồng thuận của gia đình HS… Chương 2. Một số biện pháp giáo dục học sinh tự giác kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động tại trường THPT Đô lương 1. Tiến trình các biện pháp nhằm đưa HS từ sự ràng buộc tới hình thành thói quen và cuối cùng đến mục tiêu là sự tự giác sử dụng điện thoại hợp lí cho HS. Biện pháp kiểm soát hay áp đặt có hiệu quả tức thời nhưng không bền, có cơ hội thì HS lại tái phạm, để HS tự kiểm soát mới là biện pháp bền lâu. Để đạt mức độ tự kiểm soát việc sử dụng ĐT cho HS là một việc rất khó cho PH, GV, nhà trường và ngay bản thân các em trong đó sự nỗ lực của các em đóng vai trò tiên quyết. Tuy PH, GV, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, dẫn dắt, định hướng các em đi đúng hướng. Thực tế thấy rằng, một số HS rất nghiện ĐT, tưởng chừng sẽ có nguy cơ hư hỏng nhưng một khi có sự kiểm soát tốt và đặc biệt khi các em biết tự kiểm soát, CNTT lại trở thành thế mạnh của các em, nó không chỉ trở thành niềm đam mê khám phá mà còn là sự nỗ lực vượt khó để trở thành HS xuất sắc trong lĩnh vực này. Vì vậy, GVCN sử dụng các biện pháp thực hiện theo thứ tự sau: 13
  14. 2.1. Trang bị cẩm nang quy chế ANTH, Thông tư, Nghị định về quản lí HS trong việc sử dụng điện thoại. 2.1.1. Khái niệm cẩm nang và ý nghĩa của cuốn cẩm nang với những quy chế sử dụng điện thoại Cẩm nang là sách ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu về một vấn đề nào đó. - Ý nghĩa của cuốn cẩm nang: + Học sinh nắm được những quy định trong việc sử dụng điện thoại ở môi trường học đường: Quy định của BGD cũng như những quy chế nội bộ được đặt ra trong trường học. + Từ việc nắm được những quy định đó, học sinh sẽ tự điều chỉnh và kiểm soát việc sử dụng điện thoại để không vi phạm. - Hình ảnh cuốn cẩm nang: Phụ lục 2.1. 2.1.2. Nội dung của cẩm nang 2.1.2.1. Những thông tư, văn bản quy định về việc sử dụng điện thoại đối với học sinh của BGDĐT. - Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giáo dục của nhà trường để hiểu và thống nhất chỉ đạo của Bộ GD-ĐT: “Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học” 2.1.2.2.Quy chế của an ninh trường học - Mức xử lí đối với việc sử dụng điện thoại trong giờ học (Phụ lục 1.1). Học sinh vi phạm sử dụng điện thoại trong giờ học: + Trừ điểm sổ đầu bài của lớp. + Ghi lỗi vào sổ đầu bài. 14
  15. + Trừ điểm thi đua của lớp trong tuần, trong tháng. - Mức xử lí đối với việc sử dụng điện thoại trong phòng thi. + Trong thi giữa kì: Hạ một bậc hạnh kiểm (quy chế của trường). + Trong thi đua của ban ANTH: Trừ 80 điểm của cá nhân, và trừ 1 điểm của lớp. + Trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng quy định: Theo đó, các thiết bị điện tử có thể dùng để gian lận như tai nghe, điện thoại,… đều không được phép mang vào phòng thi. Nếu bị phát hiện mang điện thoại vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ, thí sinh có thể bị đình chỉ thi theo khoản 3 Điều 54 Quy chế thi. 2.1.2.3. Quy chế nội bộ của lớp về việc sử dụng điện thoại. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với ban cán sự lớp để đưa ra một số quy định về việc sử dụng điện thoại của lớp. Một số hình ảnh về cuốn cẩm nang gồm những quy chế, quy định về việc sử dụng điện thoại của học sinh trong lớp. - Mức xử lí đối với việc học sinh sử dụng điện thoại bị giáo viên nhắc nhở: + Trừ: 5 điểm thi đua trong tuần. + Trừ : 1 điểm thi đua của tổ. + Viết bản tường trình và có chữ kí của phụ huynh. - Mức xử lí đối với những học sinh sử dụng điện thoại bị ghi vào sổ đầu bài hay đoàn trường/ nhà trường phát hiện trong giờ học/ hoạt động ngoại khóa/ trong kì thi: + Trừ điểm cá nhân: 10 điểm. + Trừ điểm thi đua của tổ: 2 điểm. + Viết bản kiểm điểm có chữ kí phụ huynh. + Thực hiện hình thức xử phạt theo từng đợt của lớp: làm bồn hoa, làm vệ sinh công cộng, lau bảng 1 tuần, vệ sinh lớp 1 tuần…) - Trường hợp đặc biệt được mang điện thoại trong các tiết học: + Viết đơn gửi ban giám hiệu. + Có chữ kí xác nhận của giám hiệu, GVCN, phụ huynh, học sinh. 2.1.3. Cách thức sử dụng cẩm nang. - Cẩm nang được để ở giá sách của lớp, mỗi HS phải đọc thuộc, hoặc ghi nhớ ý chính của cẩm nang. - Mỗi lần HS vi phạm giáo viên cũng như ban cán sự có căn cứ để xử lí theo đúng quy chế, quy định đặt ra. - Cẩm nang được thông qua với phụ huynh học sinh trong đầu năm. Đại diện hội cha mẹ học sinh kí vào cuốn cẩm nang. 15
  16. 2.2. GVCN nắm bắt tình hình sử dụng điện thoại của từng học sinh. Để biết tình hình sử dụng ĐT của HS đúng mục đích hay không, GVCN có thể sử dụng các cách sau: - Tìm hiểu từ chính bản thân học sinh như: Bảng hỏi, phiếu trả lời của học sinh. Qua sát âm trạng, trạng thái hay tinh thần HS trong học tập. Nếu HS học lực chưa đúng khả năng mà có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gật, không làm bài tập về nhà, thiếu tập trung trong giờ học thì có khả năng cao do dùng ĐT không không hợp lí. Để sử dụng cách này có hiệu quả thì GV phải thật sự gần gũi với HS, phải tạo được niềm tin cho HS từ đó các em mới cởi mở tâm sự và chia sẻ (Phụ lục 2.2). - Tìm hiểu từ bạn bè: Đây là cách nắm bắt tốt và chính xác nhất. Khi GVCN thấy biểu hiện bất thường từ HS mà chính bản thân em không cởi mở chia sẻ với GV thì GVCN có thể tìm hiểu từ bạn thân HS đó. Bạn hay bạn thân có thể cùng lớp cũng có thể ngoài lớp, cùng trường hoặc khác trường, còn đi học hoặc không còn đi học. Muốn vậy, GV phải tìm hiểu kĩ, tốn thời gian để nắm bắt những bạn thân xung quanh HS cần tìm hiểu, phân tích, tạo niềm tin cho người bạn đó có thể chia sẻ thông tin, thậm chí cùng với người bạn đó tìm phương hướng khắc phục. Vd: Đã có lần tôi tìm hiểu về việc hay ngủ gật của em Đức tại lớp 12T3, em chỉ nói do em bị bệnh mất ngủ nên tối không ngủ được. Khi hỏi bạn thân của em đó mới biết do em chơi game xuyên đêm. - Quan sát, thu thập thông tin: Khi thấy một HS sa sút về tinh thần hay học tập do ĐT, GV cần tìm hiểu nhóm bạn trên mạng của các em, các trang mạng các em thường truy cập, các thông tin hình ảnh liên quan đến các em trên các trang mạng đặc biệt trang face book, zalo, vaiber, telergram. Để từ đó can thiệp, động viên hay tìm cách tháo gỡ kịp thời những vướng mác các em đang gặp phải. Quan sát trong giờ học, giờ ra chơi, giờ sinh hoạt chung… sẽ nắm chắc chắn HS nghiện ĐT. Hình ảnh giờ ra chơi của HS lớp 12 16
  17. 2.3. Phối hợp với gia đình, GV bộ môn, nhà trường quản lí thời gian dùng điện thoại của học sinh. - Phối hợp với gia đình, GVCN có thể lập nhóm Zalo, mesenger… để cập nhật thông tin kịp thời, thông báo các biểu hiện của HS. Nếu biểu hiện HS dùng ĐT ảnh hưởng nặng nề tới phát triển phẩm chất, năng lực, GVCN cần thông báo, gặp riêng phụ huynh để tìm biện pháp giải quyết. Có thể đề xuất PH dùng các biện pháp sau: tịch thu ĐT khi đến giờ học, quy định thời gian biểu cho việc sử dụng ĐT, nắm bắt và phân tích để các con truy cập các trang Web hợp lí, sử dụng điện thoại văn minh và đúng pháp luật. Cụ thể: + Kiểm soát hoặc giao thời gian con được sử dụng ĐT trong ngày. + Không cho con em sử dụng ĐT quá sớm, tạo cho các em thói quen khó bỏ. Một số PH tạo thói quen khi trẻ khó ăn sẽ mở ĐT cho con chịu ăn, khi con nghịch phá thì đưa cho con chiếc ĐT để con ngồi yên, một số PH còn sắm riêng cho con chiếc ĐTTM ngay từ bé để con không phải dùng ĐT của mình. + Không để ĐT ở phòng riêng. + Tạo một chiếc hộp điện thoại gia đình, tới giờ học bài ở nhà, PH quản lí hộp điện thoại đó. + Kiểm soát các trang mạng con truy cập. + Nắm được các nhóm tập thể, bạn chơi trên mạng. Nắm nhóm chơi của con trên mạng cũng như nhóm chơi hằng ngày để góp ý hay ngăn chặn kịp thời nếu nhóm đó không tốt trong việc phát triển của con. + Thống nhất với gia đình trong cuộc họp PH nếu GV bắt được HS sử dụng ĐT trong giờ học, mà không có sự cho phép của GV thì lập biên bản tạm giữ điện thoại giao cho PH sau buổi học đó. Trong giờ kiểm tra, giờ thi, nếu HS sử dụng điện thoại sẽ lập biên bản theo quy định, hủy bài thi, hạ hạnh kiểm tùy mức độ sử dụng. + Gia đình phải là nơi tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho các em. Cho nên các bậc PH cần gần gũi, nói chuyện và tâm sự với các em nhiều hơn, từ đó các em ít có thói quen cứ về nhà là cầm ĐT. PH cần giành nhiều thời gian cho con không chỉ trong các giờ cơm, những ngày nghỉ mà ngay cả khi con đang học bài ở nhà. + Giao việc cho các em: Ngoài giờ học, PH cần giao việc phù hợp cho các em tránh sự rảnh rỗi quá mức dẫn tới nghiền ĐT. Việc phát triển các kĩ năng cơ bản cho con rất quan trọng khi con rời khỏi vòng tay bố mẹ. Không ít HS khi vào ĐH chỉ biết đặt cơm qua áp, không biết dọn dẹp, nấu ăn nên không thể ở cùng bạn khác hay ở kí túc xá, lâu dần các em này trở nên thu mình, ít bạn bè, trầm cảm và người bạn duy nhất là chiếc ĐT. Có một câu chuyện tôi khắc sâu mãi: Trong lần giỗ nọ, có 2 đứa trẻ cỡ 3 tuổi đi cùng bố mẹ, người mẹ đã cho con dùng ĐT xem phim, hai đứa dành nhau nên gây nhau khóc rất to, người mẹ lại cất luôn ĐT, hai đứa càng khóc to hơn dù mẹ dỗ dành 17
  18. hay quát tháo. Mự tôi, một GV tiểu học, không la mắng mà nhẹ nhàng đưa ra rổ trứng cút đã luộc cỡ 15 quả, lại nhẹ nhàng nói: Bà nhờ hai cháu bóc giúp bà, cháu nào bóc đẹp và được nhiều hơn sẽ được thưởng 1 cái kẹo. Ngay sau đó hai trẻ không khóc và vui lòng nhận nhiệm vụ. Bà hưỡng dẫn sơ qua rồi đi làm công việc của bà, tôi quan sát 2 đứa trẻ lúc đầu bóc vỡ hết trứng nhưng tới quả thứ 3 thì rất đẹp, vừa bóc vừa khoe nhau, vừa cười với nhau vui vẻ. Sau khi xong việc cũng là lúc cả gia đình ngồi mâm, bà lại nhận xét, khen và bảo ăn xong nhớ nhắc bà cho kẹo nhé. Hai đứa trẻ được khen vì thành quả của mình rất sung sướng và quên hẳn chuện ĐT. + Làm việc, đi chơi hoặc tham gia các hoạt động cùng các con càng nhiều càng tốt. + Tạo điều kiện cho các em tham gia các câu lạc bộ,các hoạt động tại địa phương nơi cư trú, cho các em chơi nhóm bạn chơi lành mạnh cũng rất tốt mà PH cần quan tâm. + Khi HS vi phạm lỗi ĐT, GVCN liên lạc gia đình thì PH cần phối hợp tốt để tìm biện pháp giải quyết. Qua tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin cũng như lấy ý kiến từ nhiều học sinh: PH và GVCN cần tránh việc cấm đoán hay kiểm soát quá khắt khe trong vấn đề sử dụng ĐT của HS. Các e cho rằng: Càng cấm thì các em càng muốn dùng, lén lút dùng, thậm chí phản kháng, chống đối, bỏ học, đòi tự tử khi bị tịch thu ĐT. Đặc biệt, các HS tiến bộ cho rằng: Khi một bạn đã nghiện ĐT thì sẽ rất khó từ bỏ. Lúc đó, bố mẹ cần thấu hiểu và tìm biện pháp nhẹ nhàng, từ từ tùy đối tượng thì mới có tác động tích cực với bạn đó. - Phối hợp GVBM, ban ANTH và nhà trường quản lí chặt việc sử dụng ĐT của các em.Cụ thể: + Triển khai quy chế về sử dụng ĐT đến từng HS. + Lấy danh sách những em thường xuyên sử dụng ĐT từ GVBM, ban ANTH. + Lập nhóm GV để nắm thông tin về vấn đề sử dụng ĐT của lớp chủ nhiệm. + Bàn bạc thống nhất với GVBM biện pháp giáo dục nếu HS vi phạm sử dụng ĐT trong giờ học. + Thường xuyên liên lạc ban ANTH để nắm bắt tình hình sử dụng ĐT của lớp. + Hỏi ý kiến BGH để giải quyết các vấn đề vi phạm khi HS sử dụng ĐT gây ra csc hệ lụy nghiêm trọng. + Nhà trường nên phân hóa đối tượng trong việc sử dụng ĐT, từ đó có tác động phù hợp. Có đối tượng mang tính kiểm soát, ngăn ngừa, răn đe nhưng có đối tượng cần khuyến khích sử dụng nhiều hơn. Có thể phân hóa thành 3 nhóm như sau: * Nhóm 1: Sử dụng ĐT sai mục đích, có biểu hiện rõ ràng. * Nhóm 1: Sử dụng ĐT phục vụ học tập CNTT. Định hướng theo ngành nghề CNTT. 18
  19. * Nhóm 3: Nhóm ở ngưỡng dễ sa lầy vào việc sử dụng ĐT sai mục đích. 2.4. Xây dựng quy chế riêng của lớp về việc sử dụng điện thoại của HS. Mỗi lớp học có đặc thù riêng, nên ngoài các thông tư, quy định chung, mỗi lớp cần có một quy chế riêng. Ví dụ: *Lớp 12T3 quy định riêng như sau: - Không được đưa ĐT ra khỏi cặp sách, tắt chuông khi vào lớp học. - Vi phạm lỗi dùng điện thoại trong giờ học sẽ lập biên bản tịch thu gửi trả cho PH trong ngày. Phạt trực nhật 1 tuần. Vi phạm 2 lần trở lên hạ 1 bậc hạnh kiểm. - Báo cho GVCN bạn có manh nha sử dụng ĐT sai mục đích, ngăn chặn những hệ lụy xảy ra sẽ được thưởng bí mật bằng vật chất. - Lập ban nề nếp theo giõi theo nhóm bàn, nếu nhóm nào vi phạm nhiều, người phụ trách nhóm đó bị trừ điểm thi đua. *Lớp 11T1 có quy định: Vào lớp học phải tắt nguồn. Vi phạm tùy mức độ: Phạt 50kg phế liệu, gọi PH, hạ hạnh kiểm. *Lớp 12T1, 11D6: - Cứ vào học là bỏ ĐT vào Hộp ĐT, lớp trưởng khóa và giữ khóa. - Nếu cố tình vi phạm tịch thu ĐT và gọi PH, hạ hạnh kiểm. Lưu ý: Để hướng tới sự tự kiểm soát cho HS, quy chế nên để các em tự thảo luận và đưa ra, có biên bản rõ ràng. GVCN góp ý, sửa những nội dung không phù hợp sau đó thông qua HS và PH. Các quy chế riêng của lớp nên dán ở bảng tin của lớp. 2.5. Thành lập các nhóm tự quản thông qua “Chiếc hộp điện thoại” 2.5.1. Thành lập nhóm tự quản thông qua “chiếc hộp điện thoại” - Trưởng ban: Lớp trưởng. - Phó ban: Bí thư, tổ trưởng các tổ. - Thành viên: Tất cả HS trong lớp. 2.5.2. Cách thức và quy định thực hiện “chiếc hộp điện thoại” -Thống nhất với học sinh và phụ huynh sử dụng chiếc hộp điện thoại để quản lý tất cả những chiếc điện thoại học sinh đem tới lớp. - Hộp điện thoại để tại góc lớp phía trên bục giảng, có khóa. Lớp trưởng hoặc bí thư chịu trách nhiệm khóa và mở khóa. - Khi để điện thoại vào hộp, học sinh phải tắt nguồn - Lớp trưởng, bí thư sẽ nhận trách nhiệm quản lí chiếc hộp điện thoại 19
  20. - Quy định đúng 7h kém 10 và buổi chiếu 14h kém 10 tự giác để điện thoại vào hộp. - Nếu ai có việc cần sẽ trao đổi với lớp trưởng, bí thư để lấy lại trong giờ ra chơi. Trước khi bước vào tiết học mới phải bàn giao lại cho lớp trường, bí thư cất vào hộp điện thoại. Hình ảnh “Chiếc hộp điện thoại” 2.5.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng giải pháp Chiếc hộp điện thoại đã được nhiều trường sử dụng và thực hiện. Chúng tôi nhận thấy việc xây dựng mô hình chiếc hộp điện thoại trong môi trường học đường không quá khó khăn và thực hiện khá hiệu quả. Khi sử dụng giải pháp nhẹ nhàng, đơn giản này nhiều em đã có ý thức kỉ luật hơn trong việc dùng ĐT. Công tác giảng dạy cũng như thi cử được đi vào ổn định, nề nếp, nghiêm túc. Đặc biệt quan trọng hơn là rèn cho học sinh thói quen tự giác, kỉ luật và chủ động trong việc dùng ĐT. Những lớp chúng tôi thực hiện việc sử dụng chiếc hộp điện thoại đã có những chuyển biến rõ nét: - Không có lỗi vi phạm sử dụng điện thoại trong giờ học - Giờ ra chơi ngoại trừ các em sử dụng điện thoại vì việc cần của gia đình thì các bạn hầu như không sử dụng. Điều đó giúp các em có thời gian giành cho bạn bè nhiều hơn, tăng khả năng gắn kết, chuyện trò trong thế giới thực. - Chính vì thói quen sử dụng ĐT đúng quy định như thế cũng giúp các em giảm thiểu những lỗi vi phạm dùng ĐT trong các hoạt động ngoài giờ hay thi cử. Hạn chế: - Chưa hướng tới sự tự kiểm soát của HS trong việc dùng ĐT. - Ban tự quản phải làm việc thật nghiêm túc, minh bạch và phải có tinh thần trách nhiệm cao. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2