Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An" nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An; Đề xuất một số kinh nghiệm giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 SÁNG KIẾN Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ QUẢN THỜI GIAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4, TỈNH NGHỆ AN” LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả: Trần Thị Nga – ĐT: 0889.78.79.68 Phan Văn Thành – ĐT: 0931.366.857 Lê Văn Tư – ĐT:0983741160 Tháng 4/2024 1
- PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Patch Adams một bác sĩ người Mỹ viết: “Bạn phải biết mình muốn gì. Đây là trọng tâm để hành động theo ý định của bạn. Khi bạn biết mình muốn gì, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả những gì còn lại lúc này là quản lý thời gian.” Câu nói trên đã hướng tới vấn đề quản lý thời gian trong cuộc sống để biến thời gian mỗi ngày thành giá trị của cả đời người mình mong muốn. Thời gian là phép màu. Buổi sáng, bạn thức dậy, thì này, túi bạn đã đầy 24 giờ trong cái chuỗi thời gian của đời bạn. Hai mươi bốn giờ đó là của bạn đấy, không có của cải nào quý hơn. Không ai cướp được bảo vật đó của bạn. Mà cũng không ai lãnh nó nhiều hơn hoặc ít hơn bạn. Thật là một chế độ dân chủ lí tưởng. Trong cái xứ sở của thời gian, giàu nghèo cũng như nhau, khôn dại cũng như nhau. Thiên tài cũng không được hưởng thêm, dù chỉ là một giờ mỗi ngày. Và cũng không có hình phạt. Bạn phung phí thời gian quí báu của bạn ra sao tùy ý, sự tiếp tế cũng không vì vậy mà ngừng lại. Nhưng bạn cũng không có thể tiêu non thời gian được. Không thể nào mang nợ! Bạn chỉ có thể tiêu phí thời gian đã qua; không thể tiêu phí được ngày mai. Thời gian là một trong hai phạm trù xác định sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Thời gian là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động của con người là yếu tố rất quan trọng chi phối sự thành bại của các hoạt động ấy. Thế nhưng Trong nhịp sống hiện nay, nhiều hoạt động, hình thức sinh hoạt, giải trí, những cuộc điện thoại, email, sự cám dỗ của mạng xã hội, Youtube và các trang web tin tức liên tục cập nhật, bạn bè xung quanh sẽ dành nhiều thời gian thích chơi đùa hơn việc học, bạn bè sẽ thường xuyên ghé sang chỗ bạn để tán gẫu khiến bạn không thể nào hoàn thành bài vở, hiệu suất làm việc hay học tập của bạn có khả năng tụt dốc không phanh; làm đứt gãy đà làm việc và phá vỡ khả năng duy trì tập trung của chúng ta, đốt cháy năng lượng thời gian một cách ghê sợ mà hình chung chúng ta không hề thấy. Do đó, giải pháp thông minh cho vấn đề này chính là bạn bắt đầu học cách rèn luyện kỹ năng tự quản thời gian thành một thói quen. Điều mấu chốt cho vấn đề này, cần phải có những chiến lược phù hợp. Và giáo dục kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp các em học sinh thực hành những phương pháp đơn giản cải thiện sự sao nháng học tập, lãng phí thời gian vào những trò chơi tiêu khiển vô bổ, hình thành và phát triển nhân cách duy trì tinh thần giàu năng lượng để hiện thực hóa các mục tiêu quan trọng cuộc đời. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An.” với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các 1
- đồng nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp giúp phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông. - Khảo sát và đánh giá thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số kinh nghiệm giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông. - Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp. 3. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp để phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT. - Địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường THPT Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học: 2022 – 2023 và 2023 - 2024 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh THPT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát 4.3. Các phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, xử lý số liệu định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT. 5. Tính mới của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT - Làm sáng tỏ thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất được một số kinh nghiệm giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian học sinh THPT. - Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục trong các trường phổ thông. 2
- PHẦN II - NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm cơ bản đề tài 1.1. Khái niệm về thời gian Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện nhất định, biến cố và thời gian kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm làm mốc gắn với một sự kiện nào đó. Đặc điểm của thời gian - Thời gian là của chung đối với tất cả mọi người và nó là một hằng số. - Thời gian không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng luôn luôn vận động và không bao giờ ngừng lại được. - Thời gian không thể tự ý điều chỉnh. - Thời gian không thể mang ra để mua bán hoặc dùng trao đổi. 1.2. Khái niệm về kĩ năng Hiện nay ở trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều khái niệm về kỹ năng từ các quan niệm khác nhau của các nhà khoa học, có thể khái quát quan niệm về kỹ năng theo 3 hướng sau: Thứ nhất, kỹ năng trước hết được thể hiện thông qua các thao tác, mặt kỹ thuật của hành động/ hoạt động. Không có kĩ năng chung chung, trừu tượng tách rời khỏi hoạt động. Chủ thể có kỹ năng hành động đồng nghĩa với hành động có kỹ năng. Thứ hai, kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có vào từng trường hợp cụ thể, phù hợp với mục đích và điều kiện của hoạt động. Thứ ba, hành động có kỹ năng tức là hành động phải đem lại một hiệu quả nhất định, nói cách khác kỹ năng phải được thể hiện ở tính đúng đắn, mức độ thành thạo, sáng tạo, linh hoạt... Từ những nội hàm cơ bản này có thể hiểu kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hành động hoạt động cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xác định trên cơ sở vận dụng tri thức kinh nghiệm của cá nhân. 1.3. Khái niệm kĩ năng tự quản lý thời gian Quản lý thời gian là gì? Quản lý thời gian là việc lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng việc cụ thể, chi tiết và bạn phải hoàn thành các công việc đúng theo như lộ trình đã đặt ra trong khoảng thời gian đó. Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian của mình. Có kỹ năng quản lý thời gian, bạn có thể biết cách phân bổ thời gian thực hiện các công việc một cách hợp lý, nhanh chóng và hoàn thiện. Kỹ năng quản lý thời gian bao gồm. • Kỹ năng thiết lập mục tiêu. 3
- • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp. • Kỹ năng lập kế hoạch. • Kỹ năng quản trị. • Kỹ năng kiểm soát. 2. Giá trị của thời gian và vai trò của việc phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian 2.1. Giá trị của thời gian Giá trị: Thời gian được coi là quý giá vì nó là một tài nguyên không thể tái tạo. Điều này thúc đẩy chúng ta tận dụng mỗi khoảnh khắc để sống ý nghĩa và tận hưởng cuộc sống. Thời gian có ý nghĩa rất sâu sắc trong cuộc sống của chúng ta, từ việc tạo nên sự tồn tại và tiến hóa, cho đến việc hiểu về quá khứ, trải nghiệm hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai. Thời gian là một tài nguyên vô cùng quý giá và định hình cách chúng ta sống và tồn tại trong vũ trụ này. Thời gian đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và vũ trụ: Quá trình thay đổi: Thời gian là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi, phát triển, và tiến hóa của mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ. Nó làm cho mọi thứ từ con người, động vật, thực vật, cho đến các hành tinh và sao chổi, đều có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. Hiểu về quá khứ: Thời gian cho phép chúng ta xem xét quá khứ, học hỏi từ lịch sử và kinh nghiệm của nhân loại. Qua việc theo dõi và nghiên cứu thời gian, ta có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tiến hóa của cuộc sống. Hiện tại và lựa chọn: Thời gian giúp ta có thể sống và trải nghiệm hiện tại. Nó cho phép ta tồn tại trong không gian này và thực hiện các lựa chọn trong cuộc sống, từ việc quyết định công việc, học tập, tận hưởng, cho đến xây dựng mối quan hệ và hạnh phúc. Tương lai và kế hoạch: Thời gian giúp ta có thể lập kế hoạch và chuẩn bị cho tương lai. Ta có thể đặt ra mục tiêu, hoạch định công việc và tạo ra những kế hoạch để đạt được thành tựu trong tương lai. 2.2. Vai trò của kỹ năng quản lý thời gian Lợi ích của việc quản lý thời gian hiệu quả giúp tận dụng tối đa thời gian và năng lực của mình, đạt được thành tựu và cân bằng trong cuộc sống, tạo ra sự thịnh vượng và hạnh phúc. 2.2.1. Kỹ năng nâng cao năng suất làm việc Quản lý thời gian hợp lý là chìa khóa để nâng cao năng suất làm việc. Với những công việc khác nhau, bạn có cách sắp xếp và phân loại mức độ ưu tiên để hoàn thành khác nhau. Với lịch trình lên sẵn theo kế hoạch, bạn sẽ bám sát được các nội dung công việc. Từ đó, bạn sẽ tốn ít công sức hơn trong việc suy nghĩ và sắp xếp trình tự công việc. 2.2.2. Kỹ năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống 4
- Trong xã hội hiện đại, việc nhiều người bận “trăm công nghìn việc” không còn thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè không hề hiếm. Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn chia rạch ròi giữa thời gian làm việc và có thời gian chăm sóc bản thân, quan tâm những người xung quanh, giúp bạn cân bằng về mọi mặt.. 2.2.3. Kỹ năng từ bỏ thói quen trì hoãn công việc và các thói quen xấu khác. Những người hay trì hoãn là những người quản lý thời gian không tốt. Đây chính là tác nhân khiến công việc bị trì trệ, kéo dài và không hoàn thành đúng hạn. Quản lý thời gian rõ ràng, có kế hoạch và mục tiêu sẽ như một chiếc khuôn định hướng cho mọi việc. Hành động theo kế hoạch định sẵn sẽ giúp bạn hạn chế tối đa sự trì hoãn trong công việc. Kỹ năng quản lý thời gian tạo khuôn khổ và định mức, giới hạn cho từng công việc của bạn nên sẽ giúp bạn loại bỏ nhiều thói quen xấu khác như trì hoãn công việc, ngại từ chối, tổ chức kém,... Quản lý thời gian còn tạo động lực cho bạn để thực hiện những dự án lớn nhờ kế hoạch đã được vạch ra với mục tiêu rõ ràng, thời hạn chính xác. 2.2.4. Kỹ năng rèn luyện khả năng quyết định, giảm bớt áp lực. Việc quản lý thời gian không hợp lý dẫn tới làm việc nhiều áp lực, quá tải, dễ đưa ra những quyết định sai lầm vì không có đủ thời gian để xem xét, cân nhắc. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát tốt thì không những tránh được áp lực deadline mà còn có thời gian đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn hơn trong công việc. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu – Trường THPT Đô Lương 4 Trường THPT Đô Lương 4 thành lập năm 2006, đóng trên địa bàn xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Học sinh chủ yếu là con em xã Hiến Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn, Mỹ Sơn. - Trường hiện tại có 23 lớp với tổng học sinh là 1010 học sinh - Đội ngũ giáo viên 100% chính quy sư phạm 5
- - Cơ sở vật chất của trường đảm bảo mức tối thiểu cho việc dạy học và đang từng bước cố gắng đảm bảo tốt hơn. - Nội quy giáo dục học sinh cụ thể, rõ ràng, đúng theo pháp luật - Đoàn thanh niên hoạt động tích cực và có hiệu quả giáo dục cao - Học sinh cơ bản ngoan nhưng kỹ năng sống còn hạn chế: nhút nhát, ngại giao tiếp, tính cầu tiến, vượt đói, vượt nghèo chưa cao, ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa nhiều như học đòi, sa ngã ... Đặc biệt có nhiều luồng tư tưởng, mục tiêu khá phức hợp. Trường THPT Đô Lương 4 tuổi nghề còn khiêm tốn, khó khăn nhiều mặt nhưng đội ngũ giáo viên đã nỗ lực không ngừng trong học tập, giảng dạy và giáo dục học sinh. Các khóa học của học sinh sau ba năm học tập và rèn luyện dưới mái trường THPT Đô lương 4 đều trưởng thành và lớn lên nhiều mặt: có lý tưởng sống, có khát vọng, đậu đạt cao,... Chất lượng đại trà được khẳng định, chất lượng mũi nhọn có nhiều đột phá: đậu tốt nghiệp 100% nhiều năm liền; đã có học sinh đậu thủ khoa kỳ thi THPT quốc gia, kết quả thi học sinh giỏi tỉnh đứng vị thứ cao trên toàn tỉnh (13, 19, ...). Hiện nay trường đã trở thành một địa chỉ được nhân dân và các cấp chính quyền tin tưởng. 2. Thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh trung học phổ thông Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An 2.1. Những mặt làm được Cùng với những bước chuyển mình của xã hội hiện đại, của thời kỳ công nghệ 4.0, lĩnh vực giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến dài. Đặc biệt, chúng ta đã có những bước đi đúng đắn khi chú trọng việc dạy chữ song hành với việc dạy người. Cùng với đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, ngành giáo dục cũng đã có nhiều đổi mới về công tác giáo dục học sinh. Đội ngũ GV nhìn chung đã nhận thức được đúng đắn vai trò của người thầy đối với quá trình giáo dục, hình thành nhân cách của HS. Họ có khả năng nắm bắt được mục tiêu, kiến thức giáo dục, dạy tốt lớp phụ trách, lập được kế hoạch giáo dục. Ban Giám hiệu đã quan tâm đến công tác giáo dục học sinh thông qua các việc: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục, giao chất lượng giáo dục học sinh cho giáo viên, định ra các tiêu chí thi đua cho các lớp và cho giáo viên, khen thưởng cho giáo viên đạt thành tích lao động tiên tiến, lao động xuất sắc, lớp tiên tiến, lớp xuất sắc, học sinh đạt các thành tích trong năm học. Đồng thời nhà trường đã luôn chú ý kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường để tổ chức cho các em tham gia các phong trào do các cấp, các ngành tổ chức cũng như các hoạt động tập thể như quyên góp ủng hộ, làm kế hoạch nhỏ, chăm sóc đài tưởng niệm xã Hiến Sơn, góp sức xây dựng khu vui chơi cho trẻ trên địa bàn trường ... giúp HS dần nhận thức được ý nghĩa các hoạt động, thông qua các hoạt động góp phần hình thành và phát triển nhiều phẩm chất, năng lực tích cực, nhất là năng lực tự chủ và lập kế hoạch đường đời cho bản thân trên cơ sở lập kế hoạch sử dụng thời gian. Thành tích đáng kể của thầy trò trường THPT Đô Lương 4: 6
- - Học sinh tốt nghiệp, học đại học ra đời đi làm trên khắp mọi miền tổ quốc, khá nhiều em thành đạt trở thành doanh nhân, doanh nghiệp đã trở về trường tri ân khuyên góp ủng hộ trường và các em học sinh nghèo hiếu học. - Kết quả tốt nghiệp hàng năm đạt kết quả cao - Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2023 -2024: 9 giải nhì, 6 giải ba, 3 giải khuyến khích - Học sinh đạt điểm đại học cao được tỉnh, huyện khen thưởng: Lưu Quốc Thước, Hoàng Văn Anh, Nguyễn Vân Anh đạt giải nhất HSG tỉnh môn Vật lý được chủ tịch tỉnh bằng khen … Trên đây chính là những tấm gương sáng biết cách quản lý thời gian để trở thành người thành công. 2.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những mặt làm được thì vẫn còn tồn tại những lỗ khuyết trong hành trình giáo dục học sinh. Giáo dục kỹ năng tự quản thời gian bản thân cho học sinh chỉ mới lồng ghép trong một số hoạt động chung chứ chưa được chú trọng, tạo lập nội dung bài học một cách bài bản. Đặc biệt giáo dục việc thực hành kỹ năng tự quản thời gian bản thân chủ yếu chỉ ở góc độ lý thuyết mà chưa giúp học sinh qua các trải nghiệm thực tiễn. Vì thế có những hiện tượng xảy ra. * Về học sinh: - Học sinh lãng phí thời gian cho những trò chơi vô bổ như facebook, zalo, nghiệm game, chơi trò chơi ảo qua mạng, … Các em chơi game thâu đêm, mai đến trường mắt đỏ hoe rồi nằm gục trên bàn, uể oải lê bước về nhà và ngày mai vẫn lặp lại như cũ. Sắp xếp thời gian không có định hướng, không có mục tiêu thích thì học không thích thì để dồn lại cuối kỳ kiểm tra mới học. Vì thế dẫn tới nhiều hệ luỵ, nhiều liên đới tới gia đình, nhà trường: + Trường hợp Nguyễn Đình M phải bỏ học vì chơi tai xiu online vỡ nợ, chủ nợ gọi điện đe doạ cả giáo viên chủ nhiệm, nhà trường; trường hợp + Trần Hữu Đ mẹ khóc lên khóc xuống đi tìm con thâu đêm, lặn lội xuống Diễn Châu để chuộc con chuộc xe về vì nghiện game….. + Học sinh không đậu tốt nghiệp: Thái Thị T, Nguyễn Văn Q năm học 2021- 2022 + Chơi quá đà, nghỉ học quá ngày quy định phải lưu ban: Đặng Văn B, Đặng Văn Tr. - Không hiểu biết về sự cần thiết của lập kế hoạch cá nhân, lịch biểu trong ngày, tuần, tháng, năm. Nhiều học sinh đi học không mục tiêu, không lí do, không mong muốn, không lý tưởng … mà đi học chỉ để đến trường cho hết tuổi học, vì bố mẹ muốn vậy. - Các em sự dụng thời gian một cách tuỳ hứng và không nhận biết được “kẻ ăn cắp thời gian – vàng” của bản thân rất quen, rất gần: điện thoại thông minh, trò chơi vô bổ, “ông” Fb, Zl … 7
- - Cuộc sống thời hiện đại, đủ đầy nhiều thứ nhưng lại thấy thiếu thốn đủ thứ vì tâm lý không thỏa mãn và không bằng lòng vì đố kỵ, ghen ti nên học sinh mất nhiều thời gian cho những suy nghĩ đua đòi và đòi hỏi vật chất. - Các em hay hô hào là thanh xuân tươi đẹp, đáng sống nhưng rồi chỉ vui niềm vui tạm bợ trước mắt, được tự do với sở thích cá nhân, được hưởng thụ thú vui tầm thường như ăn, uống, chơi đùa … Đa phần các em không lên kế hoạch đường đời, không lên lịch biểu trong ngày trong tuần hợp lý hữu ích. * Về phụ huynh: - Gia đình bố mẹ hầu hết lao vào làm kinh tế, bỏ mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường với suy nghĩ làm cho có kinh tế theo đòi xã hội và chu cấp cho con đủ đầy vật chất. Mặt khác hầu hết các bậc làm cha làm mẹ chúng ta ngày nay đều nuôi con, thương con, giáo dục con theo bản năng, thiếu kiến thức khoa học về tâm sinh lý vị thành niên, không nhận rõ giai đoạn “vàng” của con cần có bố mẹ dẫn đường. - Đặc biệt đời sống nông thôn có sự xâm nhập của đô thị hoá có rất nhiều cách tân đổi mới về kinh tế, văn hoá và tư tưởng lối sống, nhưng đồng thời cũng quá độ cho một số luồng tư tưởng, thái độ, hành động không phải là sai nhưng lại không phù hợp cho giai đoạn nuôi con tuổi dậy thì: + Bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà, chú bác, thậm chí là để chị em tự chăm nhau. + Phụ nữ thời hiện đại cởi trói nhiều quan điểm lỗi sống cũ nên việc li hôn, li thân cũng rất phổ biến + Bố mẹ có quan điểm thả con cho con tự giác, tối đến mẹ đi đánh bóng chuyền, nhảy dân vũ … ngoài xóm còn mặc con tha hồ làm gì tuỳ làm. - Bố mẹ con cái trong gia đình ít giao tiếp nhau. Ngày con đi học, bố mẹ đi làm về nhà mỗi người một cái điện thoại thông minh vui theo sở thích cá nhân, không ai nói được ai cả. * Về giáo viên: - Cuộc sống vô vàn áp lực của đời sống thời kinh tế thị trường, và rồi người giáo viên cũng có gia đình, có nhiều việc cá nhân đôi ba lần giáo viên có trễ giờ chậm tiết, 1 phút ngỡ không là gì nhưng một phút nhân lên 45 học sinh thì đó là một sự đánh cắp giờ học của học sinh thật sự con số khủng. Hơn thế nữa đó là một cái gương học sinh soi vào cho sự hình thành thói quen trì trễ, gian lận thời gian của người khác. - Tính kỷ luật nói thì dễ nhưng khi thực hiện không dễ hoàn thành như bản thân đã nói, giáo viên cũng không ngoại lệ. Có những lời hứa, hứa rồi lại quên như ngày mai cô sẽ trả bài, ngày mai cô sẽ kiểm tra lại, ngày mai cô sẽ … cái vô tình quên đó cũng là một yếu tố tác động đến học sinh trong sự trì hoãn công việc, vô hình chung tạo một thói quen cho sử dụng thời gian không hợp lý. Trước những thực trạng chung đó khi bàn về giáo dục học sinh kỹ năng tự quản lý thời gian, bản thân tôi nhận thấy một thực trạng trong nhận thức, tư tưởng 8
- đến hành động của học sinh, gia đình và giáo viên còn thiếu sự quan tâm dẫn đến sự sa sút trong cuộc sống. Và cấp thiết cần nhìn nhận và thay đổi. (Chúng tôi tiến hành khảo sát: Bảng khảo sát - Phụ lục 1) Từ tính cấp bách của nó, trong năm học 2023 – 2024, để tìm hiểu thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của học sinh THPT, đề tài đã thực hiện khảo sát với 10 câu hỏi có giá trị sử dụng. Đối tượng trả lời phỏng vấn là 69 học sinh khối 10 (58,9%) và 48 học sinh khối 12 (41,1%). Bạn sử dụng thời gian có tốt không? Câu trả lời Thương Thỉnh Chưa Kết quả Câu hỏi xuyên thoảng bao giờ 1. Mỗi ngày bạn đều bỏ ra một khoảng thời gian nhất định để lập kế 3 2 1 hoạch làm việc cho ngày mai 2. Bạn sẽ giải quyết những vấn đề 3 2 1 lớn trước tiên 3. Bạn có thể hoàn thành mọi việc 3 2 1 trong kế hoạch hằng ngày 4. Bạn có thể hoàn thành công việc 3 2 1 đúng thời hạn mà không vội vàng 5. Góc học tập của bạn luôn ngăn 3 2 1 nắp, gọn gàng 6. Bạn có thể tìm thấy những tài liệu đã được cất giữ lâu một cách nhanh 3 2 1 chóng 7. Bạn không gặp khó khăn trong việc quyết định xem sẽ làm việc gì 3 2 1 tiếp theo 8. Bạn đã nộp bài tập theo đúng kế 3 2 1 hoạch và yêu cầu của giáo viên 9. Bạn có vừa ăn vừa đọc sách, báo 3 2 1 hoặc xem tivi … 10.Bạn có chỉnh lại đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường để thời gian 3 2 1 được chính xác Tổng cộng Nội dung khảo sát trong trắc nghiệm tâm lý của Dakharov và của bảng hỏi đều được thiết kế theo 3 phương án lựa chọn (trả lời) (xem phụ lục 1A – 1B) + Thường xuyên + Thỉnh thoảng + Chưa bao giờ 9
- - Cách tính điểm cho các phần trả lời như sau: Bạn hãy hoàn thành bảng câu hỏi trắc nghiệm bên dưới bằng cách ghi 3 (“thường xuyên”) hoặc 2 (“thỉnh thoảng”) hoặc 1 (“chưa bao giờ”) vào ô “kết quả” tương ứng với câu hỏi; sau đó, bạn cộng các kết quả lại để có được một đáp án về việc sử dụng thời gian của bạn. - Dựa trên phương án trả lời tính điểm trung bình chung cho tất cả các nội dung, quy ước: Điểm 27 – 30: Bạn rất giỏi trong việc sắp xếp và sử dụng thời gian. Bạn nên tiếp tục duy trì và phát huy cách sắp xếp và sử dụng thời gian của bạn. Điểm 24 – 26: Bạn sắp xếp và sử dụng thời gian khá tốt. Bạn nên dành thêm thời gian quan tâm đầu tư vào việc sắp xếp và sử dụng thời gian của bạn hợp lí hơn thì hiệu quả học tập và công việc của bạn sẽ cao hơn. Điểm 10 – 23: Khả năng sắp xếp và sử dụng thời gian của bạn hơi kém. Bạn hãy phân tích cẩn thận các nguyên nhân để có thể sắp xếp và sử dụng thời gian hiệu quả hơn. - Kết quả khảo sát: Mức độ biểu hiện kỹ năng quản lý thời gian của HS THPT Đô Lương 4 21% 43% Hơi kém Khá tốt 36% Giỏi Hình 4. Biểu đồ mức độ biểu hiện kỹ năng quản lý thời gian của HS THPT Đô Lương 4 Nhận xét: Dựa trên kết quả khảo sát trên, có thể nhận thấy mức độ biểu hiện kỹ năng quản lý thời gian của học sinh THPT Đô Lương 4 chưa cao. Các kĩ năng tự quản thời gian bản thân học sinh của trường THPT Đô Lương 4 số học sinh đạt mức khá và tốt ít, đa số đều ở mức trung bình. Kết quả phỏng vấn học sinh cũng cho thấy các em bước đầu hình thành những quan niệm cơ bản về kỹ năng tự quản thời gian bản thân. Tuy nhiên, đa số mới dừng ở việc nhận thức, vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian HS nói riêng luôn cần có sự tỉ mỉ để các em có thể nhận được sự giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho HS hiện nay chưa đạt được 10
- hiệu quả cao. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt kỹ năng tự quản thời gian bản thân của học sinh là: - Tư tưởng tiểu nông ở vùng nông thôn kiểu quá độ bị đô thị xâm nhập, kinh tế phát triển không đồng đều, nhận thức giới trẻ sai lệch: đua đòi, bắt chước, thoả mãn niềm vui trước mắt không lập kế hoạch đường đời cho bản thân trong tương lai. - Công tác giáo dục kỹ năng tự quản thời gian cho học sinh ở nhà trường còn mang tính hình thức chung chung thiếu kế hoạch cụ thể, hiệu quả giáo dục chưa cao. Bản thân học sinh ham vui, ham chơi quên mất mục tiêu ban đầu – đi học để học. - Giáo dục kỹ năng sống, trang bị kiến thức vào đời cho học sinh thiếu kỹ năng để tự quản thời gian bản thân, trong những tình huống của cuộc sống cũng như trong học đường các em không tự làm chủ được mình dễ bị các trò tiêu khiển trên mạng hấp dẫn lôi kéo. Các em không có kỹ năng học cách từ bỏ thói quen xấu, học cách nói từ không với điện thoại thông minh, học cách vạch định thời gian trong một ngày, …. - Chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, ít quan tâm đến kỹ năng sống, nhà trường chủ yếu tập trung dạy học sinh kĩ năng học tập, các kỹ năng khác chưa được quan tâm nhiều. - Về phía giáo viên do áp lực về công tác chuyên môn quá lớn, cho nên chỉ chủ yếu tập trung thời gian, công sức để làm tốt công tác chuyên môn, ít có thời gian để tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về kỹ năng sống, tìm hiểu đời sống tâm lý để tư vấn, tham vấn… - Từ phía gia đình, nhiều gia đình bố mẹ chưa hiểu tâm lý lứa tuổi của con và chưa có khả năng dạy con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, chỉ mãi mê phát triển kinh tế, bỏ bê con cái phó mặc cho nhà trường. Qua phỏng vấn HS về nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt kỹ năng, các em cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống, kỹ năng tự quản lý thời gian bản thân chưa cao là do chưa có mục tiêu lý tưởng sống cụ thể, chưa định hướng tương lai sát thực theo năng lực bản thân. Đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống bị động có đôi ba phần tiêu cực từ bạn bè cùng lớp, cùng trường và từ các phương tiện thông tin đại chúng (mạng Internet, báo chí, diễn đàn...). Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân về phía nhà trường là một trong những nguyên nhân quan trọng, trong đó vai trò của người giáo viên đặc biệt là GVCN có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng tự quản thời gian bản thân, định hướng thực hiện mục tiêu của học sinh THPT. Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁT GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ QUẢN THỜI GIAN CHO HỌC SINH THPT ĐÔ LƯƠNG 4. 1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp - Phải đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách của học sinh. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông 11
- có nhiều cấp học, đưa ra tiêu chuẩn về hoạt động giáo dục HS cũng chỉ ra: Giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và kỹ năng làm việc theo nhóm cho HS; Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho HS thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước, chống bắt nạt và các tai nạn thương tích khác, thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau; Giáo dục và tư vấn về sức khỏe, thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Từ quan điểm giáo dục trên, chúng tôi cũng tiến hành hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trên tinh thần tôn trọng quan điểm, cá tính của học sinh. Giáo dục học sinh phải linh hoạt, tạo được sự tương tác, không giáo dục một chiều, máy móc, rập khuôn. - Đảm bảo mục tiêu cụ thể của cấp học THPT, đó là: Thực hiện chương trình hợp lý nhằm đảm bảo cho HS có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy phẩm chất, năng lực của mỗi HS, giúp HS có đầy đủ phẩm chất của một công dân có ích, những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông để HS chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp. - Đảm bảo tính hoạt động thực tiễn GD tại trường THPT Đô Lương 4. Các giải pháp được đề xuất cho việc giáo dục kỹ năng quản lý thời gian cho học sinh được thực thi trong thực tiễn hoạt động trải nghiệm tiến hành ở trường THPT Đô Lương 4. Bởi thế, các giải pháp này phải đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường, giúp HS phát triển kỹ năng quản lý thời gian tương ứng, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề cơ bản của GD ở trường THPT đặt ra. Các giải pháp phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý của hoc sinh, đảm bảo tính hiện đại, thiết thực, hài hòa, phù hợp về nội dung, phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh phát huy nhiều phẩm chất, năng lực quan trọng, đặc biệt là kỹ năng tự quản thời gian trong học tập và cuộc sống. 2. Một số giải pháp cụ thể đã được áp dụng “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” (William A. War). Và trên thực tế của quá trình giáo dục người thầy phải biết nói, biết giải thích, biết minh họa, biết truyền cảm hứng. Quy trình giáo dục học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: Lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả; là sự kết hợp giữa các tổ chức, cá nhân nhà trường – gia đình và xã hội. Tuy rằng mỗi tổ chức, cá nhân có vai trò, chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen và bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo. 12
- Như vậy, trong công tác giáo dục nhân cách con người có rất nhiều công việc và nhiều hoạt động quan trọng. GV giống như một người tổng chỉ huy trên mặt trận - mặt trận văn hóa tư tưởng. Đối với bản thân chúng tôi, trong những năm qua (năm học 2021 - 2022, 2022 – 2023, 2023 - 2024), ngoài những giải pháp liên quan đến vấn đề: tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh; xây dựng bộ quy tắc ứng xử và nội quy một cách đầy đủ, rõ ràng, phù hợp để giáo dục tính kỷ luật và cách ứng xử văn hóa cho HS; lên kế hoạch hoạt động cụ thể, hợp lý; giáo dục học sinh cả về kiến thức và đạo đức, lối sống) thì đã có sự đầu tư, tập trung thực hiện và đạt hiệu quả cao ở một số giải pháp giáo dục kỹ năng quản lý thời gian cho học sinh cụ thể mang tính khả thi cao như sau: 2.1. Giải pháp 1: Tổ chức các buổi học/tiết học trải nghiệm hướng nghiệp, ngoại khóa theo chủ đề: Giáo dục kỹ năng tự quản thời gian cho học sinh THPT. Mục tiêu: - Giúp học sinh có một đơn ví kiến thức đầy đủ về thời gian và giá trị của thời gian - Từ lý thuyết chung các em được thực hành cụ thể qua những tình huống thực tiễn để rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân về giá trị thời gian quyết định thành hay bại trong cuộc sống. - Giáo dục học sinh kỹ năng sử dụng thời gian thông minh. Cách thức thực hiện: - Lên lớp theo chuyên đề dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ( tiết học hàng tuần). Cung cấp tài liệu, giới thiệu sách học liên quan chủ đề. - Phối hợp cùng Đoàn thanh niên, tập thể giáo viên tổ chức những hoạt động trải nghiệm lồng ghép chủ đề giáo dục kỹ năng quản lý thời gian - Tích hợp với một số hoạt động giáo dục khác như hoạt động văn thể, sinh hoạt đoàn và các môn học trong đó có Ngữ văn, Kinh tế pháp luật. Bước 1: Lên lớp theo tiến trình kế hoạch dạy học - Thời lượng: 8 tiết - Đối tượng: học sinh lớp 10 (Kế hoạch bài dạy phụ lục 3) Tóm lược chung: 1. Thời gian, giá trị của thời gian 2. Quản lý thời gian, các kỹ năng quản lý thời gian 3. Phương pháp và quy tắc quản lý thời gian 4. Quản lý hiệu quả bẳng lập bảng biểu thời gian ngày/ tuần/ tháng 5. Thực hành ứng dụng phương pháp, quy tắc và bảng biểu. 13
- 6. Những “axit” ăn mòn thời gian và cách khắc phục Hình ảnh slide powerpoint bài học tại lớp về chủ đề quản lý thời gian Hình ảnh thầy trò học tập chủ đề quản lý thời gian Vậy việc giáo viên chuẩn bị một kế hoạch bài dạy bài bản chu đáo, khoa học, lên lớp nghiêm túc, tổ chức các tiết dạy bằng nhiều cách thức phương pháp hiệu quả sẽ là cơ sở là nền tảng hoàn hảo để các em nhận thức sâu sắc chuyên đề học tập. Mặt khác từ cơ sở lý thuyết chung đó các em ứng dụng vào thực tiễn để thực hành, ứng phó với tình huống cụ thể trong đời sống. Bước 2: Tổ chức học sinh tham giá các hoạt động giáo dục có giới hạn thời gian - Kiểm tra kiến thức qua bài tập trắc nghiệm nhanh, bài tập tình huống * Mục tiêu: Nhận thức rõ vai trò của kỹ năng tự quản thời gian cho học sinh THPT, nắm vững lý thuyết và hình thành những kỹ năng thực thi hành động. * Cách thức thực hiện: 1: Giáo viên soạn thảo hệ thống bài tập câu hỏi trắc nghiệm(Xem phụ lục 4), bài tập tình huống (Xem hoạt động luyện tập phụ lục 3) 2: - Phát phiếu trắc nghiệm và trả lời trắc nghiệm yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc - Tổ chức giải bài tập tình huống vui, trí tuệ. (Xem phụ lục 3) 3: Đánh giá nhận thức học sinh qua phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm, và giải bài tập tình huống * Kết luận: 14
- Đối chứng kết quả trả lời bài tập trắc nghiệm của học sinh Qua kết quả chấm bài tập trắc nghiệm, bài tập tình huống cho thấy, về mặt lý thuyết các em đã hiểu và trả lời cơ bản đúng, đầy đủ. Các em nắm rõ được khái niệm thời gian quản lý thời gian, phương pháp, quy tắc quản lý thời gian. Các em nhận thức được các yếu tố, các tác nhân làm hao mòn thời gian của bản thân. Bài học nhận thức sâu sắc về cách thức quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả. Như vậy qua bài tập trắc nghiệm bản thân, giải bài tập tình huống là cơ sở để ta đưa ra các giải pháp tiếp theo. - Trò chơi dân gian, tham gia hoạt động văn thể… - Mục đích: Rèn 3 kĩ năng quản lý thời gian • Kỹ năng thiết lập mục tiêu. • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp. • Kỹ năng lập kế hoạch. - Nội dung hoạt động: Các tiết mục văn nghệ (theo chủ điểm chào mừng 20/10; ngày 8/3; ngày truyền thống quân đội 22/12… các trò chơi dân gian vui khoẻ vào ngày thành lập đoàn 26/6, - Cách thức tiến hành: + Thành lập Ban tổ chức, ban giám khảo, thông báo nội dung hoạt động (thi văn nghệ, cá nhân hoặc nhóm tổ đăng ký tham gia dự thi) và tiêu chí chấm điểm phù hợp cho từng phần thi, nội dung thi, đặc biệt có giới hạn về thời gian luyện tập và thời gian thể hiện: + Thời gian luyện tập: 1 tuần + Các cá nhân, tập thể lần lượt thi vòng sơ loại, vòng chung kết. + Dựa trên các tiêu chí chấm điểm, Ban giám khảo đánh giá các cuộc thi bằng điểm số. Thứ hạng chung được xếp từ cao xuống thấp theo điểm số đạt được của từng tiết mục. - Kết quả hoạt động: 15
- Hình ảnh các em tham gia trò chơi, diễn tập văn nghệ + Cuộc thi văn nghệ là một trong những hoạt động thiết thực, có ý nghĩa văn hóa, truyền thống và là dịp để các bạn HS có cơ hội để giao lưu, tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau. Cuộc thị giúp các em nhận thức được thời gian và cách làm chủ thời gian là một tiêu chí để thành công. + Cuộc thi đã thể hiện được tinh thần, trách nhiệm, chuẩn bị công phu, sáng tạo và nhiệt huyết của các em. - Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng hùng biện” - Mục đích của hoạt động: Rèn luyện 5 kỹ năng quản lý thời gian • Kỹ năng thiết lập mục tiêu. • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp. • Kỹ năng lập kế hoạch. • Kỹ năng quản trị. • Kỹ năng kiểm soát. - Chủ đề hoạt động: + Sử dụng thông minh thiết bị thông minh + Thời gian quý hơn vàng …. - Cách thức tiến hành: + Thành lập Ban giám khảo (giáo viên chủ nhiệm và đại diện các bạn ở các tổ) công bố tiêu chí chấm điểm + Chỉ ra được các đặc điểm của vấn đề tranh luận …(2 điểm) + Đối chiếu được đặc điểm của vấn đề tranh luận của bản thân với yêu cầu của chủ đề đặt ra, từ đó xác định hướng hùng biện thuyết phục (2 điểm) + Khi gặp phải ý kiến trái chiều, biết cách bác bỏ, ứng xử khéo léo khi hùng biện (2 điểm) + Biết cách thu hút, khiến người đối diện phải công nhận những lí lẽ của mình trong lúc tranh luận (2 điểm) + Bình tĩnh, tự tin, diễn đạt rõ ràng, lí lẽ lập luận có sức thuyết phục cao (1 điểm) + Làm chủ được thời gian (nói trong vòng 5 phút) (1 điểm) 16
- - Thời gian chuẩn bị cho hoạt động: Học sinh được giao chủ đề hoạt động và thời gian chuẩn bị trong vòng 1 tuần trước khi hoạt động diễn ra. - Trong cuộc thi các học sinh trình bày lí lé, lập luận, minh chứng của bản thân sau đó lần lượt tranh luận, hùng biện về vấn đề Ban giám khảo đưa ra. - Phân loại: Dựa vào các tiêu chí chấm điểm, Ban giám khảo đánh giá năng lực của từng học sinh bằng điểm số. Dựa vào điểm số cá nhân các thí sinh được xếp thứ hạng chung cuộc thi từ cao xuống thấp. - Kết quả hoạt động: Hình ảnh học sinh tham gia thuyết trình tại hội thi, sinh hoạt lớp, tiết học Nhìn chung cuộc thi “Tìm kiếm tài năng hùng biện” đã góp phần giúp cho mỗi cá nhân được rèn giũa, nâng cao, phát triển kỹ năng quản lý làm chủ thời gian. Trong số đó nổi bật lên một số cá nhân có sự tiến bộ rất đáng ghi nhận. - Viết bài luận: (Chủ đề xem hoạt động vận dụng ở phụ lục 3) - Mục đích hoạt động: Tập trung rèn luyện kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân; Kỹ năng quản lý thời gian. - Nội dung hoạt động: Viết bài luận luận bạn về câu nói, triết lý nhân sinh, quan điểm tích cực giáo dục về giá trị của thời gian, cách sử dụng thời gian để trở thành người thành công. - Cách thức tiến hành: + Tổ chức vào các tiết thực hành kỹ năng viết, kiểm tra, lồng ghép với môn học Ngữ văn …. + HS chuẩn bị bài viết ở nhà sau đến trình bày. Ban cán sự lớp và ban cố vấn sẽ chọn ra bài viết hay nhất. - Kết quả thực hiện: Hình ảnh bài luận của học sinh khi làm bài viết 17
- + Giúp HS hiểu giá trị ý nghĩa của thời gian, triết lý nhân sinh đã được kiểm chứng qua minh chứng của những con người thành công. + Giúp HS rút ra bài học nhận thức và hành động trong việc quản lý thời gian giúp việc học tập và sinh hoạt hiệu quả. Kết quả đánh giá chung: - Học sinh nắm rõ bản chất của thời gian một đi không trở lại - Học sinh nhận ra giá trị vô giá của thời gian - Học sinh thực hành những trải nghiệm thú vị và rút ra bài học cần biết trân quý thời gian và sử dụng hợp lý thời gian. - Học sinh nhận thức sâu sắc “kẻ ăn cắp thời gian”, biết cách sử dụng thông minh thiết bị thông minh, biết nói không với trì hoãn, biết nói từ Không đúng thời điểm. Kết luận: Giải pháp một – đầu tiên là kim chỉ nam cho các giải pháp tiếp theo được thực hiện. 2.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh thực hành xác định mục tiêu, lập kế hoạch cá nhân, sắp xếp đầu việc theo thứ tự ưu tiên. “Người nào mỗi sáng lên kế hoạch cho công việc của ngày hôm đó và thực hiện theo kế hoạch đó sẽ mang theo một sợi dây giúp hướng dẫn anh ấy đi qua mê cung của cuộc sống bận rộn nhất.”(Victor Hugo). Chúng ta có thể xem đây như kim chỉ nam cho hành động để “Nếu như có đôi lúc ta thấy giấc mơ này chợt như qua xa. Hãy nhớ lí do mà ta bắt đầu …” (Đón bình minh- Phạm Duy Anh) *Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu sự cần thiết của việc xác lập mục tiêu, lập kế hoạch cá nhân, sắp xếp đầu việc theo thứ tự. Giúp học sinh lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn khoa học, dễ thực hiện, hiệu quả thiết thực nhất. *Thời gian hướng dẫn: Ngay khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm; thường xuyên nhắc nhở “Nếu như có đôi lúc ta thấy giấc mơ này chợt như qua xa. Hãy nhớ lí do mà ta bắt đầu …” *Cách thức thực hiện: 18
- Bước một: Cung cấp lý thuyết chung, mục tiêu giúp học sinh hiểu khái niệm thời gian biểu là gì? Vai trò của việc lập thời gian biểu cá nhân. (Phụ lục 3 kế hoạch bài học chủ đề quản lý thời gian) Bước hai: Hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng quản lý thời gian qua việc lập thời gian biểu a. Lập mục tiêu SMART (thông minh) Mục tiêu của các em trong 5 năm tới là gì? Bạn sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt hay là một luật sư, bác sĩ, kỹ sư nổi tiếng? Để thực hiện được những ước mơ đó các em không thể ngồi chờ thành công đến tìm mà cần tạo ra cơ hội để thành công. Cơ hội đó chính là việc các em đặt ra mục tiêu cho chính bản thân mình. Khi xác định mục tiêu, các em nên quan tâm đến giá trị của nó khi hoàn thành. Với các mục tiêu có giá trị thì động lực để hoàn thành nó là rất lớn. Nếu các em không hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì các em sẽ bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành. Hãy đặt ra những mục tiêu ưu tiên cần trước chứ đừng đặt ra mục tiêu quá xa vời hoặc nhiều mục tiêu sẽ khiến các em không đủ thời gian để thực hiện chúng hoặc đuối sức vì mục tiêu cần rất lâu mới hoàn thành. Để xác định mục tiêu cho bản thân, các em hãy tự trả câu hỏi “Tôi muốn đạt được gì?” Cần theo nguyên tắc dưới đây để mục tiêu trở thành mục tiêu SMART (thông minh). Specific – Cụ thể: mục tiêu của các em cần phải có sự rõ ràng cụ thể về cái gì, ai, ở đâu, khi nào và tại sao. Có mục tiêu cụ thể bản thân sẽ biết mình cần gì, biết mình cần bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc. Measurable – Đo lường được: Mục tiêu đặt ra phải đo lường được cụ thể giá cả, số lượng hoặc khối lượng, thời gian … Achievable – Khả thi: Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu không sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên đừng đề ra những mục tiêu quá đơn giản hoặc dễ dàng thực hiện với bản thân mình quá. Khi đó sẽ chủ quan và đạt được mục tiêu dễ dàng quá sẽ không tạo ra cảm giác hài 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn