intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tại trường THPT Quỳnh lưu 2 qua các hoạt động thiện nguyện, góp phần đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

54
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đánh giá thực trạng giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện cho HS Trường THPT Quỳnh Lưu 2, khái quát những việc đã làm được và chưa làm được, phân tích nguyên nhân những hạn chế, tồn tại. Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện cho HS Trường THPT Quỳnh Lưu 2, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tại trường THPT Quỳnh lưu 2 qua các hoạt động thiện nguyện, góp phần đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN, GÓP PHẦN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Năm học 2022-2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 2 QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN, GÓP PHẦN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Nhóm tác giả 1. Tác giả: Đào Xuân Đức - Phó hiệu trƣởng Điện thoại: 037.245.9989 2. Tác giả: Nguyễn Thị Thìn - Giáo viên Điện thoại: 032.671.2280 Đơn vị công tác: Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Năm học 2022-2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài ........................................................ 1 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm .................................................................. 2 6. Tính mới và những đóng góp của Đề tài............................................................... 2 8. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................. 3 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................... 4 1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về lòng nhân ái................................................................................. 4 1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục lòng nhân ái ...................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 5 1.3. Thực trạng của việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 khi chưa áp dụng đề tài ..................................................................................... 5 1.3.1. Những tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 5 1.3.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ............................................................................ 6 2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ................................................ 7 2.1. Tăng cường tuyên truyền cho giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục lòng nhân ái trong xã hội ................. 7 2.1.1. Khơi dậy lòng nhân ái của học sinh Quỳnh Lưu 2 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.................................................................................................................... 7 2.1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh về lòng nhân ái qua các bộ môn khoa học xã hội và và nhân văn ................................................................................................ 12 2.1.3. Lan tỏa lòng nhân ái từ những hình ảnh đẹp .................................................. 14 2.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong các hoạt động thiện nguyện16 2.2.1. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác thiện nguyện của học sinh.... ........................................................................................................................ 16
  4. 2.2.2. Phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong của tổ chức đoàn trong việc triển khai các hoạt động thiện nguyện....................................................................................... 18 2.2.3. Động viên công đoàn viên nhà trường tích cực tham gia trong các hoạt động thiện nguyện .............................................................................................................. 24 2.3. Xây dựng câu lạc bộ tình nguyện trong học sinh ............................................... 29 2.3.1. Mục đích, chức năng của câu lạc bộ tình nguyện........................................... 29 2.3.2. Thành viên của câu lạc bộ tình nguyện........................................................... 29 2.3.3. Các hoạt động thiện nguyện của câu lạc bộ ................................................... 29 2.4. Huy động các nguồn lực cộng đồng để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học ..................................................................................... 33 2.4.1. Huy động nguồn lực thiện nguyện từ phụ huynh, giáo viên, học sinh nhà trường ........................................................................................................................ 33 2.4.2. Nguồn lực cộng đồng từ các tổ chức doanh nghiệp ....................................... 37 2.4.3. Xây dựng quỹ khuyến học của trường ............................................................. 38 2.5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiêu chí đánh giá thi đua giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động thiện nguyện ....................................................... 39 2.6. Biểu dương, khen thưởng những học sinh có đóng góp tích cực trong các hoạt động thiện nguyện ..................................................................................................... 39 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .................................. 40 3.1. Mục đích khảo sát .............................................................................................. 40 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................... 41 3.2.1 .Nội dung khảo sát ............................................................................................ 41 3.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ...................................................... 41 3.3. Thời gian khảo sát .............................................................................................. 41 3.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 41 3.4.1. Bảng Tổng hợp các đối tượng khảo sát .......................................................... 41 3.4.2. Nhận xét ........................................................................................................... 42 3.5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .. 42 3.5.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ...................................................... 42 3.5.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................................... 43 4. Thực nghiệm ........................................................................................................ 44
  5. 4.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................ 44 4.2. Tổ chức thực nghiệm........................................................................................ 44 4.2.1. Công tác chuẩn bị ........................................................................................... 44 4.2.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................................ 45 4.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 45 4.4. Địa điểm, thời gian và đối tượng thực nghiệm ................................................... 45 4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................ 45 4.5.1. Kết quả định tính ............................................................................................. 45 4.5.2. Kết quả định lượng .......................................................................................... 45 4.6. Kết luận về thực nghiệm .................................................................................... 48 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................... 48 1. Quá trình xây dựng Đề tài ..................................................................................... 48 2. Ý nghĩa của Đề tài ................................................................................................. 49 2.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................... 49 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 49 3. Kiến nghị ............................................................................................................... 49 3.1. Đối với Phụ huynh học sinh ............................................................................... 49 3.2. Đối với giáo viên ................................................................................................ 49 3.3. Đối với học sinh ................................................................................................. 49 4. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn HS Học sinh PHHS Phụ huynh học sinh CBQL Cán bộ quản lý NV Nhân viên THPT Trung học phổ thông GDĐT Giáo dục đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông
  7. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức triển khai từ năm học 2020-2021 bắt đầu từ lớp 1. Toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hướng tới phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh. Trong đó, các nội dung môn học và hoạt động giáo dục đều hướng tới hình thành, phát triển 5 phẩm chất cơ bản cho học sinh là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh là giáo dục học sinh vừa có tình yêu thương, vừa biết cách trao gửi, chia sẻ, lan tỏa tình yêu đến với nhiều người. Con người ta chỉ có lòng yêu thương, chỉ có cái tâm thiện thôi là chưa đủ, còn phải biết cách thể hiện tình yêu ấy một cách tế nhị. Lòng nhân ái như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp phần tạo nên bản sắc Việt “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”... Đã là người Việt, không thể phai nhạt lòng nhân ái. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nguy hiểm lan rộng, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế cho 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Phong cách ứng xử rất văn hóa ấy được thế giới ghi nhận. Nhìn rộng ra, khi cả thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 con người đứng trước cơ hội được sử dụng những tiện ích vượt trội, tiếp cận những giá trị văn minh mới mẻ, nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách to lớn như: Nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh... Trước sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn, con người lại càng phải cần đến nhau hơn để đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, chia sẻ và cùng vượt khó, cùng đi tới tương lai. Tất cả những yếu tố cơ sở trên đủ khẳng định rằng phải coi việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản. Điều này không chỉ đúng với truyền thống người Việt, đúng với tư tưởng của Bác Hồ: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, mà còn phù hợp với xu hướng giáo dục của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiện nay cách thức giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tốt nhất là giáo dục bằng các việc làm cụ thể đặc biệt là các hoạt động thiện nguyện. Chính vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tại trường THPT Quỳnh lưu 2 qua các hoạt động thiện nguyện, góp phần đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018”. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài - Nhằm đánh giá thực trạng giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện cho HS Trường THPT Quỳnh Lưu 2, khái quát những việc đã làm được và chưa làm được, phân tích nguyên nhân những hạn chế, tồn tại. Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện cho HS Trường THPT Quỳnh Lưu 2, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An. - Phân tích các văn bản quản lí của nhà trường, những văn bản liên quan đến 1
  8. giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện cho HS trường THPT nói riêng. Khảo sát các ý kiến của các CBQL, GV, PHHS và HS của nhà trường về giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện cho HS trong trường để đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được. Tìm hiểu những tồn tại, bất cập của thực trạng. 3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Chúng tôi nghiên cứu dựa trên việc xem xét các văn bản chỉ đạo, các báo cáo tổng kết, hồ sơ lưu trữ về giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện cho HS THPT để tiến hành thu thập, xử lí thông tin; khảo sát ý kiến theo phiếu khảo sát. Số lượng khách thể khảo sát bao gồm 92 GV, 200 PHHS và 200 HS. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lý luận. - Khảo sát ý kiến CBQL, GV, PHHS, HS. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. - Phỏng vấn, điều tra. 5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm Đề tài được nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023. 6. Tính mới và những đóng góp của Đề tài Đây là năm học đầu tiên cả nước triển khai dạy và học theo chương trình mới nên sáng kiến này có thể xem là một trong số ít những tài liệu đã trải qua thực nghiệm cho kết quả tốt để các thầy cô giáo tham khảo để giáo dục lòng nhân ái trong những năm tới. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp có hiệu quả trong giáo dục lòng nhân ái cho HS góp phần đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực HS. Thông qua các giải pháp này giúp khơi dậy được lòng nhân ái trong HS, gia đình và xã hội. Chính lòng nhân ái sẽ tạo nên một trường học hạnh phúc, không có bạo lực học đường. Bên cạnh đó giáo dục lòng nhân ái trong nhà trường sẽ là tiền đề tạo ra những công dân có ích cho xã hội giàu lòng yêu nước, yêu thương con người. Đề tài không chỉ được áp dụng cho học sinh THPT mà còn có thể áp dụng cho nhiều cấp học khác nhau. 7. Khả năng ứng dụng và triển khai của đề tài Đề tài được bắt đầu tìm hiểu và tiến hành từ tháng 9 năm 2022, được áp dụng cho HS tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 nơi chúng tôi đang công tác và cho kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc mục đích nghiên cứu đã đề ra. Đề tài phù hợp, có khả năng áp dụng và triển khai cho học sinh THPT và các thầy cô dạy Tin tham khảo. 2
  9. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu của sáng kiến được triển khai trong 4 phần: 1. Cơ sở khoa học 2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn 3. Khảo sát sự cấp thiếtvà tính khả thi của giải pháp 4. Thực nghiệm 3
  10. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm về lòng nhân ái Lòng nhân ái là sự yêu thương, là phẩm chất yêu thương giữa người với người, là sự chia sẻ, cảm thông cho nhau những lúc hoạn nạn, khó khăn. Lòng nhân ái trong mỗi con người là sự gắn kết to lớn đối với xã hội và góp phần giúp xã hội đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Biểu hiện của người có lòng nhân ái. Người có lòng nhân ái thì luôn sẵn sàng giúp đỡ, thấu hiểu người khác dù trong bất kì hoàn cảnh nào, sống chan hòa, sẵn sàng cho đi và luôn yêu thương mọi người. Ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống. sống với tấm lòng nhân ái góp phần cho cuộc sống tươi đẹp hơn, giúp xã hội phát triển, mang đến sự tốt đẹp trong cuộc sống lan tỏa cho mọi người để mọi người thấy được cuộc đời tươi đẹp thật đáng sống. 1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục lòng nhân ái Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình hạnh phúc. Nhưng làm thế nào đạt được điều đó? Có cần thiết phải giành được thành công bằng mọi giá hay không? Thành tích của một đứa trẻ có luôn luôn quan trọng không? Tại sao phải quan tâm đến những người khác - Nhà tâm lý học Adam Grant (Giáo sư trường Wharton, ĐH Pennsylvania, Mỹ) và nhà văn Allison Sweet Grant bàn về những ưu tiên trong việc giáo dục con cái. Dạy trẻ quan tâm đến người khác là cách tốt nhất để chuẩn bị cho chúng một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những đứa trẻ giúp đỡ người khác, cuối cùng sẽ thành đạt hơn những đứa trẻ không làm điều đó. Những cậu bé hôm nay giúp đỡ những đứa trẻ khác, 30 năm sau, kiếm được nhiều tiền hơn những bạn không giúp đỡ. Ở tuổi trưởng thành, những người hào phóng có thu nhập cao hơn, họ làm việc hiệu quả hơn và tiến nhanh hơn trên con đường danh vọng. Sở dĩ như vậy là vì cái ý nghĩa mà họ tìm thấy trong việc giúp đỡ người khác đã thúc đẩy họ tiếp tục học tập và nuôi dưỡng mối quan hệ sâu sắc hơn với những người xung quanh. Và cuối cùng, nó dẫn tới khả năng sáng tạo và năng suất cao hơn. Hơn nữa, lòng tốt có thể làm cho trẻ em vui sướng hôm nay, ở đây và bây giờ, nhưng mục tiêu thực sự của việc giáo dục không phải là con bạn đạt được gì, mà là chúng sẽ trở thành người như thế nào và sẽ đối xử với những người khác ra sao. Nếu bạn dạy con trở thành người nhân ái, bạn không chỉ giúp con bạn thành công mà còn tạo điều kiện cho chúng có được những người bạn đích thực mà còn là nền tảng để các con tìm được đích đến thành công và rèn luyện nhân cách thành công dân có ích cho xã hội. 4
  11. 1.2. Cơ sở thực tiễn Lòng nhân ái là một giá trị bền vững, là nhân tố quan trọng hàng đầu tác động đến đời sống văn hóa tinh thần và trở thành truyền thống, bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, là cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên thực trạng cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh tại các trường THPT hiện nay chưa nhận thức đầy đủ về lòng nhân ái nên sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, chỉ biết sống cho mình. Điều này cũng gây ra những xung đột dẫn đến bạo lực học đường. Vì thế, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động từ thiện hiện nay là yếu tố quan trọng trong sự thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 1.3. Thực trạng của việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tại trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 2 khi chƣa áp dụng đề tài 1.3.1. Những tồn tại, hạn chế Chúng tôi tiến hành khảo sát để đánh giá về sự cần thiết của việc giáo dục lòng nhân ái cho HS, kết quả đánh giá của CBQL, GV, PHHS và HS trường THPT Quỳnh Lưu 2 về sự cần thiết về giáo dục lòng nhân ái cho HS hiện nay được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ đánh giá về sự cần thiết của việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Kết quả khảo sát cho thấy: Không có CBQL, GV, PHHS và HS nào đánh giá giáo dục lòng nhân ái thông qua các hoạt động thiện nguyện cho HS trường THPT ở mức độ không cần thiết. Tỉ lệ CBQL, GV khẳng định giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động tình nguyện cho HS trường THPT rất quan trọng và quan trọng với tỉ lệ (97% CBQL, GV; 66,5% PHHS, 60% HS). Tuy vậy, số lượng HS 5
  12. cùng PHHS đánh giá giáo dục lòng nhân ái cho HS ở khía cạnh trung lập (có cũng được, không có cũng được) và không có đối tượng nào đánh giá giáo dục lòng nhân ái cho HS thông qua hoạt động thiện nguyện là không cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV có ý kiến đánh giá cần thiết phải giáo dục lòng nhân ái cho HS. Tuy nhiên việc giáo dục lòng nhân ái cho HS trong những năm gần đây tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 còn nhiều hạn chế, nhiều GV chỉ quan tâm và chú trọng đến việc dạy học kiến thức văn hóa mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, giáo dục lòng nhân ái cho HS điều này đã để lại những hệ quả không tốt được biểu hiện thông qua nhận thức và hành động của HS như vẫn còn tình trạng chấp hành pháp luật chưa nghiêm, đặc biệt là luật giao thông đường bộ, vẫn còn tình trạng vô cảm trước những khó khăn của bạn bè, thầy cô, tình trạng vi phạm nội quy nhà trường vẫn còn xảy ra ở một bộ phận học sinh trong nhà trường,... 1.3.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế Nguyên nhân của các tồn tại nêu trên là do: Thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân HS không có sự rèn luyện tốt, tác động tiêu cực của bạn bè, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ như internet, games... Nhận thức của một số cán bộ, GV, HS, PHHS còn phiến diện, chưa đúng đắn. Một số GV, PHHS, HS vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục lòng nhân ái cho HS là cần thiết, đặc biệt là việc giáo dục lòng nhân ái thông qua hoạt động thiện nguyện. Một số GV chỉ chú trọng đến truyền thụ kiến thức khoa học mà bỏ qua việc giáo dục lòng nhân ái cho HS. Một số PHHS do áp lực thi cử nên không muốn con tham gia các hoạt động tình nguyện vì sợ tốn thời gian. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục lòng nhân ái cho HS thông qua hoạt động thiện nguyện còn nghèo nàn nên chưa thu hút được đông đảo các em HS tham gia. Là trường học đóng ở khu vực nông thôn, đa số HS của trường là con em các gia đình thuần nông nên các em cũng chưa thật sự chủ động khi tham gia các hoạt động thiện nguyện. Năng lực tổ chức hoạt động của một số GV còn hạn chế (GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tích hợp nội dung giáo dục lòng nhân ái cho HS, trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục lòng nhân ái cho HS, chưa có kinh nghiệm trong việc phối hợp với PHHS để khai thác tiềm năng của gia đình trong việc giáo dục lòng nhân ái cho HS. Công tác tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức giáo dục lòng nhân ái chưa đồng bộ, thiếu sát sao, thống nhất; Sự phối hợp giữa 6
  13. các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa thường xuyên và nhịp nhàng. 2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.1. Tăng cƣờng tuyên truyền cho giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục lòng nhân ái trong xã hội 2.1.1. Khơi dậy lòng nhân ái của học sinh Quỳnh Lưu 2 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về lòng nhân ái để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS, ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học - xã hội trên lớp, HS còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử. Những năm qua, trường THPT Quỳnh Lưu 2 đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục lòng nhân ái cho HS thông qua các hoạt động hướng thiện, những bài học đạo đức được chia sẻ trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, những câu chuyện kể về Bác Hồ giúp các em có những hành vi ứng xử có văn hóa, có tình người; biết yêu thương; chia sẻ; giúp đỡ bạn bè và những người có hoàn cảnh khó khăn. Ở trường THPT, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho các em... và đặc biệt nó là một mặt hoạt động không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách cho HS. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của HS về văn hóa, văn nghệ, thẫm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, v.v.. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường..). Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng cho HS tính tích cực, tính năng động, sáng tạo sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân. Rèn cho các em kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kĩ năng tự quản, trong đó có kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và thực hiện một số hoạt động tập thể, kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. Với phương châm công tác nhân đạo, từ thiện phải được bắt nguồn từ cái "tâm" và sự tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và HS trong trường THPT Quỳnh Lưu 2, trong những năm học qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa hoạt động nhân đạo luôn được nhà trường quan 7
  14. tâm chú trọng thông qua nhiều hình thức khác nhau trong đó có các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức, lòng nhân ái, bao dung, tinh thần vì cộng đồng, lá lành đùm lá rách cho HS. Các tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp hay các hoạt động ngoài giờ khác trở nên có ý nghĩa với các chia sẻ về sự nhân ái trong xã hội. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ về lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với nhau như: Tổ chức buổi chia sẻ của diễn giả Phan Thành Hổ về chủ đề “Sống có trách nhiệm”, qua buổi giao lưu các em HS đã nhận ra được những sai lầm trước đây và cố gắng thay đổi, trở thành con ngoan trò giỏi, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Buổi chia sẻ của Thạc sỹ Phan Thành Hổ về chủ đề “Sống có trách nhiệm” Tổ chức buổi giao lưu với trung tâm dạy nghề, đào tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam. Những mảnh đời kém may mắn đã có những chia sẻ cảm động chạm đến lòng nhân ái trong mỗi HS. Các em thấy mình may mắn hơn rất nhiều so với các bạn khuyết tật. Sau buổi giao lưu các GV và HS đã có chút tấm lòng nhỏ gửi đến các bạn khuyết tật. Những tình cảm của tập thể cán bộ GV, HS trường Quỳnh Lưu 2 đã thể hiện được lòng nhân ái được lan tỏa bằng những hành động đẹp và có ý nghĩa với cộng đồng. 8
  15. Buổi giao lưu với trung tâm dạy nghề, đào tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam Ở mỗi năm học vào tiết chào cờ nhà trường luôn triển khai ủng hộ các HS nghèo vươn lên trong học tập. Hành động đẹp có ý nghĩa đã lan tỏa đến tập thể cán bộ GV, HS nhà trường, nhiều em HS đã không còn rụt rè nữa mà mạnh dạn thể hiện lòng nhân ái của các em đối với gia đình, thầy cô, bạn bè. Giáo viên và học sinh toàn trường tham gia ủng hộ bạn nghèo đón tết 9
  16. Học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 tham gia vệ sinh môi trường thôn xóm Học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 tham gia dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ 10
  17. Giáo viên và học sinh thắp hương tri ân bà mẹ việt nam anh hùng Học sinh nhà trường quyên góp, phân loại quần áo ủng hộ miền trung lũ lụt 2020 11
  18. 2.1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh về lòng nhân ái qua các bộ môn khoa học xã hội và và nhân văn - Giáo dục lòng nhân ái cho Học sinh qua môn Giáo dục công dân Giáo dục công dân là một môn học quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS, nhất là đối với HS bậc THPT. Những năm học ở bậc THPT là khoảng thời gian tốt nhất để các em hoàn thiện dần nhân cách và những nhận thức đúng về cuộc sống của HS, bởi đó là lứa tuổi dễ nổi loạn nhất. Rèn luyện lòng nhân ái cho học sinh ở bậc THPT giúp HS hình thành nên những hành vi tích cực, tốt đẹp và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống, tạo nên những công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy bộ môn giáo dục công dân GV cần tuyên truyền và lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương con người tới HS, giúp HS nhận ra được ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái và việc giáo dục lòng nhân ái. Hình ảnh một tiết học giáo dục công dân tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 - Giáo dục lòng nhân ái cho Học sinh qua môn Ngữ Văn "Văn học là nhân học” điều đó thể hiện văn học là bộ môn khoa học về con người. Các tác phẩm văn học luôn hướng tới cái thiện, cái chân chính, phản đối cái ác, tôn vinh vẻ đẹp thanh cao của con người, đả kích cái xấu, cái lai căng, kệch cỡm, xa rời cuộc sống, đi ngược lại với truyền thống đạo lý; ca ngợi lòng nhân ái của con người, đả kích thói vị kỷ, lối sống thực dụng, vô cảm trước 12
  19. những nỗi bất hạnh của con người... Những tác phẩm văn học hay, có giá trị là những tác phẩm chứa đựng nội dung nghệ thuật chân chính, sẽ làm cho con người xích lại gần nhau hơn, càng tin yêu vào cuộc sống và biết bảo vệ các giá trị cao cả của cuộc sống. Vì vậy, thông qua các nhân vật trong các tác phẩm văn học, các hình tượng nghệ thuật để người GV định hướng về giá trị sống cho HS, hướng các em đến với các giá trị chân, thiện, mỹ. - Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua dạy học môn KHXH&NV khác Các bộ môn KHXH&NV là các môn học mang đậm nội dung nhân văn, và có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho HS. Để việc giáo dục lòng nhân ái phát huy được hiệu quả cao hơn cần có sự kết hợp đồng bộ của các môn học khác nhau như: địa lý, lịch sử, ngoại ngữ,...đều là những môn học giữ vai trò quan trong trong việc giáo dục lòng nhân ái cho HS. GV cần nâng cao nhận thức cho HS về sự cần thiết chung tay trong việc thực hiện giáo dục lòng nhân ái thông qua các việc làm, hành động thiết thực. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho HS thông qua các bộ môn khoa học xã hội, các thầy cô trường THPT Quỳnh Lưu 2 luôn chú trọng rèn luyện cho các em những thói quen tốt, những chuẩn mực đạo đức như: lòng kính yêu ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy giáo cô giáo, quý mến bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn; lòng biết ơn... Những thói quen, đức tính này thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức mà ông cha ta đã đúc kết từ bao đời nay, nó sẽ góp phần tạo nền tảng để hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của các em sau này. HS là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy ngoài việc truyền thụ cho các em những kiến thức về các bộ môn khoa học kỹ thuật, nhà trường cần tác động, định hướng và giáo dục để các em tiếp thu và phát triển truyền thống đạo đức nhân ái cao đẹp của ông cha. Đầu tiên và trước hết hãy động viên các em tích cực học tập; rèn luyện và tu dưỡng đạo đức bởi bản thân mình có tốt mới có thể cảm nhận và truyền được những điều tốt đẹp đến với mọi người. Hãy chia sẻ và giúp đỡ từ những thứ nhỏ nhặt, xung quanh như: bạn bè; người thân; hàng xóm. Tuổi trẻ chỉ có một lần, hãy sống sao cho xanh cho đẹp, hãy tham gia hưởng ứng với các phong trào tình nguyện tại địa phương: nhặt rác; dọn vệ sinh; …và nhiều chiến dịch hè do đoàn trường tổ chức. Hãy cùng nhau chung tay; cùng nhau tuyên truyền để lòng nhân ái được lan rộng hơn nữa, hơn nữa tới tất cả mọi người. Việc dạy học đạo đức phải đi đôi với quá trình rèn luyện HS không chỉ trên lớp mà cả việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vì vậy các thầy cô phải không ngừng đổi mới đa dạng cách truyền tải đến HS qua các tình huống trong đời sống hàng ngày cũng như giới thiệu đến các em những tấm gương người tốt - việc tốt, những cuốn sách hay, những hình ảnh lá lành đùm lá rách… Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác nhân đạo trong tình hình mới góp phần giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, trong thời gian qua trường THPT Quỳnh 13
  20. Lưu 2 đã tập trung chỉ đạo việc tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác tổ chức tuyên truyền cho GV, HS và PHHS về ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái, tình người, tính hướng thiện cho HS nâng cao nhận thức, kỹ năng trong chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa, ứng phó thiên tai...; tham gia xây dựng môi trường học tập lành mạnh, giàu tình thương và trách nhiệm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục nhân cách, nhân bản cho thanh thiếu niên; xây dựng tinh thần trách nhiệm cộng đồng “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Bên cạnh những ý nghĩa xã hội thì việc làm từ thiện, nhân đạo trong nhà trường còn có ý nghĩa hơn chính là hướng tới việc giáo dục cho các em hiểu được tinh thần nhân đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam luôn đùm bọc, sẻ chia và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Xin được lùi thời gian về tự ngàn xưa. Trong đời sống, trong quan hệ láng giềng, ông cha ta đã biết lan tỏa lòng nhân ái với nhiều hình thức: Tối lửa tắt đèn có nhau; nhường cơm sẻ áo; chín bỏ làm mười; lá lành đùm lá rách… Phải chăng đây là cái tình riêng có của dân tộc Việt - luôn nặng nghĩa, nặng tình nên ghét lối sống bạc tình, bạc nghĩa, ích kỷ, vô tâm, ăn cháo đái bát… là những hành vi không thể tha thứ! “Không phải là tài năng, không phải là danh dự, không phải là thị hiếu để đo được sự cao quý của tâm hồn… mà chính lòng nhân ái mới làm nên điều cao quý ấy” - một triết gia đã nói như vậy! 2.1.3. Lan tỏa lòng nhân ái từ những hình ảnh đẹp Trong cuộc sống đời thường, lòng nhân ái chính là sự bao dung, rộng mở, là cách chúng ta trao yêu thương, đem đến cho nhau hạnh phúc - “Người yêu người, sống để yêu nhau” như cách nói của nhà thơ Tố Hữu! Lòng nhân ái được thể hiện qua những hành động, cử chỉ, đôi khi rất lặng lẽ, âm thầm, nhưng chân thành, độ lượng. Một sự giúp đỡ, tương trợ, san sẻ khó khăn, một lời động viên, an ủi, cảm thông tự đáy lòng cũng sẽ làm dấy lên tình cảm dâng trào, hạnh phúc. Những hình ảnh đẹp về lòng nhân ái có một sự ảnh hưởng đến các em HS, GV, PHHS nhà trường, những hình ảnh lan tỏa được lòng nhân ái tới các em HS trường THPT Quỳnh Lưu 2 khiến trái tim chạm đến trái tim, những hình đẹp cùng với những hành động đẹp ấy là tấm gương cho các đoàn viên thanh niên trong nhà trường nhận thức đúng đắn và thay đổi bản thân. Những hình ảnh đẹp được đoàn trường THPT Quỳnh Lưu 2 chia sẻ trên trang của đoàn trường để toàn thể HS có thể theo dõi được, các GV chủ nhiệm chia sẻ trên nhóm Zalo, Facebook nhóm lớp những hình ảnh đẹp về lòng nhân ái của lớp mình và của nhà trường để lan tỏa lòng nhân ái đến HS trong lớp. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2