Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục phòng chống sử dụng các chất gây nghiện ở học sinh phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục phòng chống sử dụng các chất gây nghiện ở học sinh phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nắm bắt tình hình sử sụng chất gây nghiện: Xác định mức độ sử dụng chất gây nghiện trong cộng đồng học sinh, cụ thể hóa các loại chất gây nghiện và mức độ ảnh hưởng; Điều tra các yếu tố nguyên nhân gây ra việc sử dụng các chất gây nghiện bao gồm áp lực xã hội, tâm lý cá nhân…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục phòng chống sử dụng các chất gây nghiện ở học sinh phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm
- - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN Ở HỌC SINH PHỔ THÔNG THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Năm học: 2023 - 2024
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN Ở HỌC SINH PHỔ THÔNG THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM Nhóm tác giả: 1. Phú Văn Lan 2. Nguyễn Thị Hiên 3. Trần Quốc Dũng Năm thực hiện: 2023 - 2024
- MỤC LỤC Trang PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Nội dung 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1 IV. Phương pháp nghiên cứu 1 V. Thời gian nghiên cứu 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở khoa học 2 1. Khái niệm chất gây nghiện 2 2. Đặc điểm sinh học và tâm lý tuổi học sinh 7 II. Đánh giá thực trạng 8 1. Khảo sát thông tin ban đầu 8 2. Phân tích thông tin địa lý và xã hội 11 III. Các vấn đề liên quan 11 1. Hoàn cảnh gia đình 11 2. Khảo sát mức độ thông tin và giáo dục 12 IV. Đề xuất giải pháp 13 1. Tăng cường giáo dục nhận thức 13 2. Xây dựng môi trường học tập hỗ trợ 18 3. Tăng cường giao tiếp và hỗ trợ tâm lý 22 4. Tạo cơ hội tham gia và phát huy tài năng 26 5. Phối hợp với gia đình và cộng đồng 27 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28 1. Kết luận 28 2. Kiến nghị 28 PHỤ LỤC 29
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa thì cũng song song tồn tại nhiều vấn nạn xã hội trong thanh thiếu niên trong đó có tệ nạn dùng chất gây nghiện. Vấn đề sử dụng chất gây nghiện ở học sinh phổ thông như hút thuốc, uống rượu nghiêm trọng hơn là sử dụng các chất ma túy, đang trở thành một thách thức nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe tâm thần và vật lý của thế hệ trẻ. Đây là vấn đề thời sự nóng bỏng, nó là nỗi lo lắng các bậc làm cha làm mẹ và được các cấp các nghành quan tâm. Học sinh, đặc biệt đang là ở tuổi phổ thông, đang đối mặt với nhiều áp lực và thách thức, từ áp lực học tập đến những vấn đề xã hội. Trong bối cảnh này, sử dụng chất gây nghiện không chỉ gây tác động tiêu cực đến quá trình học tập mà còn đặt ra những vấn đề an sinh xã hội và sức khỏe tâm thần. Chất gây nghiện không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề của toàn bộ cộng đồng giáo dục. Nhiều câu hỏi được đặt ra như cần làm gì? Làm như thế nào để ngăn chặn không cho các chất gây nghiện xâm nhập vào môi trường học đường để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Việc tiếp cận và giải quyết tình trạng này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa trường học, gia đình và cộng đồng. Để bảo vệ tương lai của học sinh chúng ta cần đưa ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của chất gây nghiện trong cộng đồng học đường. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục phòng chống sử dụng các chất gây nghiện ở học sinh phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm” Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ tập trung vào việc phát triển và thực hiện những giải pháp cụ thể để phòng chống sử dụng chất gây nghiện ở học sinh phổ thông. Chúng ta cần đối mặt với thách thức này một cách đồng thuận và tích cực, mang lại một môi trường học tập tích cực và an toàn cho tất cả các em học sinh. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các học sinh khối 10 và 11 trường trung học phổ thông Đặng Thúc Hứa. III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nắm bắt tình hình sử sụng chất gây nghiện: Xác định mức độ sử dụng chất gây nghiện trong cộng đồng học sinh, cụ thể hóa các loại chất gây nghiện và mức độ ảnh hưởng. 2. Điều tra các yếu tố nguyên nhân gây ra việc sử dụng các chất gây nghiện bao gồm áp lực xã hội, tâm lý cá nhân… 3. Xác định tác động của việc sử dụng các chất gây nghiện đối với học sinh, từ học tập đến sức khỏe tâm lý. IV. Phương pháp nghiên cứu 1
- 1. Thực hiện cuộc khảo sát. 2. Phân tích thống kê. 3. So sánh thực nghiệm. V. Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2023 – 2024. 2
- PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học Nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn sử dụng chất gây nghiện, trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến việc giáo dục phòng chống dùng chất gây nghiện như: Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH 14, luật số 44/2019/QH14 của Quốc hội về phòng, chống tác hại của rượu, bia, luật số: 09/2012/QH13 về phòng chống thuốc lá. Bộ Giáo dục và đào tạo có chỉ thị 24/CT – GDĐT trong đó ghi rõ: cần phải chặn đứng, không cho tệ nạn ma túy lây lan đến trường học, phấn đấu đạt mục tiêu: “trường học không có ma túy”. Trên cơ sở đó nhà trường phải đưa nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào giờ học chính khóa và ngoại khóa; tổ chức các chiến dịch tuyên truyền đẩy mạnh giáo dục phòng chống ma túy, phối hợp giữa nhà trường, công an, đoàn thanh niên, hội cha mẹ HS. Công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách của học sinh (HS), GVCN phải chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng mọi mặt của lớp mình chủ nhiệm. Do đó GVCN phải nắm bắt kịp thời và đầy đủ tình hình của lớp mình chủ nhiệm, để có biện pháp giáo dục phù hợp. Qua quá trình đảm nhận công tác GVCN tôi thấy ở lứa tuổi các em học sinh trung học phổ thông (THPT) rất hiếu động thích khám phá cái mới, thích thử các cảm giác mạnh điển hình như sử dụng các chất gây nghiện. Trường THPT Đặng Thúc Hứa đóng trên địa bàn phức tạp về ma túy, số người nghiện nhiều và càng trẻ hóa, hiện tượng buôn bán các chất gây nghiện rất phức tạp. Do vậy mà HS nơi đây cũng bị chịu nhiều tác động xấu, các em sử dụng chất gây nghiện thương đối nhiều nhất là thuốc lá điện tử có tinh dầu ma túy. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, ảnh hưởng đến an ninh trường học, sức khỏe của thế hệ trẻ, giống nòi của dân tộc. Vậy thực sự ma túy và chất gây nghiện là gì? 1. Khái niệm chất gây nghiện 1.1. Chất gây nghiện là gì? Không có định nghĩa chính xác duy nhất về chất gây nghiện vì có nhiều cách giải thích khác nhau trong luật quy định về chất gây nghiện, trong các quy định của chính phủ, trong y học và trong cách sử dụng tùy thông dụng. Tổ chức sức khỏe thế giới WHO định nghĩa “bất kỳ loại chất hóa học nào mà khi vào cơ thể làm thay đổi các chức năng thực thể và tâm lý” hoặc “bất kỳ loại chất nào sau khi được hấp thụ vào cơ thể có khả năng làm thay đổi các chức năng sống thông thường”. Theo luật phòng chống ma túy của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 23/2000/QH10 ban hành ngày 09/12/2000 thì “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. 3
- Chất gây nghiện tác động thần kinh là loại chất là loại chất nguy hiểm nhất trong cộng chúng ta đặc biệt là trong môi trường học đường vì chúng tác động lên não bộ và có thể thay đổi lối suy nghĩ, hành vi của một con người. Chất gây nghiện nói chung thường chỉ chất gây nghiện tiêu khiển, những chất hóa học có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, như opioid hoặc chất gây ảo giác. Chất gây nghiện tiêu khiển được dùng như một loại chất kích thích tinh thần nhằm đem đến sự vui thích, để thử một cảm giác lạ. Luật pháp nhiều nước trong đó có Việt Nam đã ngăn cấm việc dùng nhiều chất gây nghiện tiêu khiển khác nhau, trong khi đó, các loại thuốc y tế có khả năng dùng để giải trí cũng được kiểm soát chặt chẽ về phạm vi sử dụng. 1.2. Các loại chất gây nghiện mà học sinh thường sử dụng 1.2.1. Thuốc lá Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác (điều 1, luật phòng, chống tác hại của thuốc lá). Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, chia làm 4 nhóm chính: nicotin, monoxit carbon (khí CO), các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá, các chất gây ung thư. Thuốc lá nằm trong danh mục quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Sản phẩm thuốc lá được sử dụng khá phổ biến và được biết tới nhiều nhất là thuốc lá điếu. Một số sản phẩm khác cũng làm từ nguyên liệu lá thuốc lá có thể kể tới như xì gà và thuốc lào. Trong những năm gần đây, nhiều loại thuốc lá được đưa ra thị trường, bao gồm: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các loại khác (thuốc hít, nhai…). 1.2.2. Rượu bia Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp các nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính. 4
- Đồ uống có cồn là một loại đồ uống có chứa ethnol, một loại rượu được sản xuất bằng cách lên men ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác. Thành phần hóa học của rượu gồm có: Nước, ethanol và các tạp chất khác. Phần tạp chất bao gồm rượu bậc cao, các độc tố như methanol, aldehyt, fufurol…có hại cho con người. 1.2.3. Một số chất gây nghiện khác a) Nhóm các chất gây nghiện tự nhiên như thuốc phiện, cần sa, nấm thần/nấm ma thuật, lá khát/lá thiên đường, b) Nhóm các chất gây nghiện bán tổng hợp như heroin, côcain. c) Nhóm các chất gây nghiện tổng hợp (ATS): ATS được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ hóa chất (tiền chất). Nhóm chất gây nghiện tổng hợp được chia làm 2 nhóm chính: nhóm chất gây kích thích và nhóm chất gây ảo giác. Nhóm chất gây kích thích là Amphetatmine và các dẫn xuất của nó như ecstasy, hồng phiến…Nhóm chất gây ảo giác như thuốc lắc, đá (methaphetamine), cỏ mỹ, ketamine. d) Các chất gây nghiện trá hình: Tem giấy/bùa lưỡi, bóng cười, kẹo mút cần sa/chocolate cần sa/bánh cười, keo chó. 1.3. Các đặc tính của chất gây nghiện Các đặc tính gây nghiện có thể phân loại thành hai loại chính: đặc tính vật lý và đặc tính tâm lý. Dưới đây là một số đặc tính quan trọng của chất gây nghiện: 1.3.1. Tạo ra cảm giác phấn khích: Chất gây nghiện thường tạo ra cảm giác phấn khích hoặc lạc quan khi sử dụng. Điều này có thể làm tăng tần suất và lượng sử dụng của chất đó. 1.3.2. Gây ra sự phụ thuộc: Đây là tác động đầu tiên khi con người sử dụng thường xuyên các chất gây nghiện, tùy thuộc vào mức độ ức chế thần kinh mạnh hay yếu mà cảm giác lệ thuộc này cũng sẽ mạnh yếu khác nhau. Cảm giác lệ thuộc này khiến người sử dụng rất khó để tự mình đoạn tuyệt với chất gây nghiện mà mình đã sử dụng. 1.3.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần: Một số chất gây nghiện có thể làm tăng nguy cơ tử vong hoặc gây hại cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng quá liều hoặc kết hợp với các loại chất khác. 1.3.4. Có xu hướng phải tăng liều: Sau một thời gian bị lệ thuộc vào chất gây nghiện, người sử dụng sẽ có xu hướng phải tăng liều sử dụng để đảm bảo đạt được tác dụng mà mình mong muốn. 5
- 1.4. Nguyên nhân gây nghiện Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự phát triển của sự nghiện vào các chất gây nghiện. Dưới đây là một số nguyên nhân chính: 1.4.1. Nguyên nhân về phía gia đình: Các vấn đề về gia đình như có việc có một người thân sử dụng chất gây nghiện, những đứa trẻ mà cha mẹ có mối quan hệ phức tạp như: ly thân, ly hôn, gia đình không hòa thuận… có xu hướng nghiện cao hơn. Những gia đình điều kiện kinh tế khá giả mà nuông chiều thái quá để con em mình có điều kiện giao du, chơi bời quá trớn cũng rất dễ mắc nghiện. Sự buông lỏng quản lý, thiếu sự quan tâm đến con cái là nguyên nhân chính dẫn tới đứa trẻ dùng chất gây nghiện. 1.4.2. Nguyên nhân từ môi trường xã hội: Môi trường xã hội có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sự nghiện. Trong gia đình bố mẹ không quan tâm đến con cái hoặc nuông chiều thái quá dẫn đến sự quản lý con cái bị buông lỏng thì với sự nhạy cảm của tuổi mới lớn những tật xấu ngoài xã hội rất dễ xâm nhập. Đầu tiên là mải chơi, đua đòi, lười học, học kém, bỏ học đẫn đến bị bạn bè rủ rê lôi kéo sử dụng chất gây nghiện. 1.4.3. Yếu tố về tâm lý: Cảm giác cô đơn, căng thẳng, áp lực học hành hoặc các vấn đề về tinh thần khác có thể khiến một người tìm kiếm cảm giác thoải mái hoặc xả stress từ việc sử dụng chất gây nghiện. Một số HS có thể bắt đầu sử dụng chất gây nghiện vì tò mò hoặc muốn trải nghiệm cảm giác mới mẻ hoặc phấn khích mà chất đó mang lại. Các em muốn có cảm giác dễ chịu, muốn quên đi những rắc rối của mình và thư dãn. HS muốn vui vẻ, thỏa mãn tính tò mò, thích mạo hiểm, làm dịu bớt nỗi đau, cảm thấy mình là người lớn, tỏ ra độc lập, muốn thuộc về một nhóm nào đó. 1.4.4. Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi: Ngoài gia đình với sự chăm sóc, kèm cặp sát sao cuả cha mẹ, nhà trường với sự quản lý chặt chẽ của thầy cô giáo thì HS còn chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bạn bè. Bản chất của mối quan hệ này là dựa trên sự tương hợp về sở thích và hứng thú. Nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn xấu, nghiện ngập… sẽ học từ bạn bè những hành vi không tốt, như thói vô trách nhiệm, đòi hỏi quá đáng và không chịu nghe lời. 1.5. Nguy cơ và hậu quả của chất gây nghiện 1.5.1. Nguy cơ về sức khỏe tâm thần: Sử dụng chất gây nghiện ở tuổi học sinh có thể gây ra vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần và tử tử. Sự tiếp xúc sớm với chất gây nghiện cũng có thể làm suy giảm sự phát triển của não bộ và gây ra các vấn đề học 6
- tập. Qua theo dõi một số em sử dụng chất gây nghiện tôi thấy các em thường có trạng trái lơ mơ, buồn ngủ, không tập trung được cho vấn đề học tập. 1.5.2. Nguy cơ về sức khỏe: Sử dụng chất gây nghiện ở tuổi học sinh có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như tổn thương gan, tổn thương não và tác động đến hệ thống miễn dịch. 1.5.3. Hậu quả về học tập: Sử dụng chất gây nghiện có thể làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và nắm bắt kiến thức, dẫn đến thành tích học tập giảm sút. 1.5.4. Hậu quả xã hội và quan hệ gia đình: Sử dụng chất gây nghiện có thể gây ra xung đột trong quan hệ gia đình và bạn bè, gây mất niềm tin và gây ra sự cô lập xã hội. 1.5.5. Nguy cơ gia nhập các nhóm tội phạm và bạo lực: Sử dụng chất gây nghiện có thể tăng nguy cơ gia nhập các nhóm tội phạm như trộm cắp, buôn bán chất cấm hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực. 2. Đặc điểm sinh học và tâm lý tuổi học sinh: Đặc điểm sự phát triển sinh học và tâm lý ở độ tuổi teen, đặc biệt là những thay đổi về não bộ và tình cảm, có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chất gây nghiện. Dưới đây là một số điểm cụ thể: 2.1. Đặc điểm sinh học: Trong giai đoạn tuổi học sinh, hệ thần kinh đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự tìm kiếm cảm giác mới mẻ và phấn khích. Sự thay đổi trong hệ thần kinh có thể làm tăng khả năng cảm nhận và trải nghiệm, làm cho các trạng thái tâm trạng và cảm xúc mạnh mẽ hơn. Yếu tố sinh học lên quan đến nhu cầu tìm kiếm sự kích thích: Sự phát triển của hệ thần kinh cũng có thể tăng sự ham muốn tìm kiếm sự kích thích và trải nghiệm mới, điều này có thể dẫn đến việc thử nghiệm với các loại chất gây nghiện. 2.2. Đặc điểm tâm lý: Tuổi học sinh thường là giai đoạn mà các cá nhân trở nên tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh. Sự tò mò này có thể dẫn đến việc thử nghiệm với các chất gây nghiện để trải nghiệm và khám phá cảm giác mới. Sự áp lực từ học tập, quan hệ xã hội và gia đình có thể tạo ra nhu cầu tìm kiếm sự thoải mái. Việc sử dụng chất gây nghiện có thể được coi là một cách giảm căng thẳng và cảm thấy thoải mái trong thời điếm bế tắc khó khăn. Sự cả nể và sự chấp nhận từ phía bạn bè có thể tạo ra áp lực để tham gia vào các hoạt động sử dụng chất gây nghiện. 7
- Tóm lại, đặc điểm sinh học và tâm lý lứa tuổi học sinh tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc sử dụng chất gây nghiện, đặc biệt là khi kết hợp với các yếu tố xã hội và môi trường xung quanh. II. Đánh giá thực trạng: 1. Khảo sát thông tin ban đầu: Qua khảo sát 161 em HS trường THPT Đặng Thúc Hứa, có 135 em (chiếm 83,9%) cho rằng tình trạng học sinh sử dụng chất gây nghiện là rất nghiêm trọng, có 25 em (chiếm 15,5%) cho rằng là nghiêm trọng. Có 23 em (chiếm 14,3%) xác nhận rằng thỉnh thoảng sử dụng chất gây nghiện và 1 em (chiếm 0,6%) xác nhận thường xuyên. 8
- Khi được hỏi về đâu là nguyên nhân chính HS sử dụng các chất gây nghiện, có 65 em (chiếm 40,4%) cho rằng do tò mò, thích cảm giác mới lạ, 20 em (chiếm 12,4%) theo trào lưu, 68 em (chiếm 42,2%) cho rằng bị bạn bè lôi kéo hoặc ép buộc. Khi được hỏi theo em thì việc phòng chống sử dụng chất gây nghiện ở học sinh phổ thông là cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay không, có 146 em (chiếm 90,7%) cho rằng rất cần thiết, 14 em (chiếm 8,7%) cho rằng là cần thiết. Qua khảo sát 200 giáo viên, có 105 giáo viên (chiếm 52,7%) cho rằng tình trạng sử dụng chất gây nghiện ở HS là rất nghiêm trọng, 95 giáo viên (chiếm 47,3%) cho rằng nghiêm trọng. 9
- Khi được hỏi rằng đề tài SKKN về phòng chống sử dụng chất gây nghiện ở HS phổ thông là cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay không? Có 142 giáo viên (chiếm 70,9%) cho rằng rất cấp thiết, có 44 giáo viên cho rằng cấp thiết. Khi được hỏi về tính khả thi của đề tài SKKN một số biện pháp giáo dục phòng chống sử dụng các chất gây nghiện ở học sinh phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm, thì có 116 giáo viên cho rằng là rất cấp thiết, có 84 giáo viên cho rằng là cấp thiết. 10
- 2. Phân tích thông tin địa lý và xã hội: Thanh Chương là huyện miền núi, có biên giới quốc gia dài hơn 55 km, có của khẩu Thanh Thủy và nhiều đường tiểu nghạch qua biên giới; có 5 xã biên giới là Thanh Sơn, Ngọc Lâm, Hạnh Lâm, Thanh Đức, Thanh Thủy. Tại địa bàn các xã biên giới tình hình tội phạm đặc biệt là tệ nạn ma túy diễn biết hết sức phức tạp, trong đó hoạt động thẩm lậu ma túy từ Lào vào nội địa chưa được kiểm soát hiệu quả, một số điểm bán lẻ ma túy gây bức xúc trong nhân dân, số người nghiện ma túy còn nhiều. Trường THPT Đặng Thúc Hứa đóng trên địa bàn xã Võ Liệt huyện Thanh Chương, trong vùng tuyển sinh có xã Thanh Long, Thanh Thủy nằm sát biên giới và trên con đường cửa khấu Thanh Thủy về thành phố Vinh. Tình hình an ninh trật tự rất phức tạp, mấy năm gần đây nổi lên tình trạng buôn bán, sử dụng ma túy cũng như các chất gây nghiện. Phần lớn người dân sống bằng nông nghiệp, cuộc số khó khăn vất vả, trình độ dân trí thấp. Mặc dù chính quyền địa phương cũng như nhà trường đã tuyên truyền giáo dục về tác hại của các chất gây nghiện, nhưng tình trạng HS sử dụng các chất gây nghiện vẫn còn rất nhiều. Bản thân tôi đã làm công tác chủ nhiều được gần 20 năm, đã từng chứng kiến và giáo dục nhiều em HS sử dụng chất gây nghiện. Có nhiều em HS đã nhận thấy tác hại của việc dùng chất gây nghiện đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng tình hình này vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm mà còn gia tăng. Điều đó đòi hỏi phải có các giải pháp khoa học, đồng bộ từ địa phương, nhà trường cũng như toàn xã hội phải vào cuộc. III. Các vấn đề liên quan 1. Hoàn cảnh gia đình: Nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình và ảnh hưởng của nó đối với HS là một phần quan trọng trong việc hiểu rõ về nguyên nhân và hậu quả của việc sử dụng chất 11
- gây nghiện ở HS. Hoàn cảnh gia đình có thể ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển hành vi, tính cách của HS theo nhiều cách khác nhau. Ta cần xem xét đến các khía cạnh dưới đây: 1.1. Môi trường gia đình: Môi trường gia đình ổn định, hạnh phúc và yên bình thường có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của HS. Sự ổn định có thể cung cấp cho HS sự an toàn và ủng hộ cần thiết để HS phát triển mạnh mẽ và tự tin. Ngược lại, nến gia đình có cha mẹ có lối sống không chuẩn mực, thường vi phạm pháp luật, làm ăn phi pháp sẽ tạo nên một môi trường bất ổn và phức tạp. Con cái dễ hư hỏng, không nghe lời bố mẹ thầy cô, dễ sa vào con đường nghiện ngập. 1.2. Mối quan hệ gia đình Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ HS phát triển, Các thành viên yêu thương tôn trọng nhau, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau tạo điểm tựa tinh thần vững chắc giúp HS tránh xa các cám dỗ bên ngoài. Ngược lại, nếu mối quan hệ trong gia đình mà không đoàn kết thương yêu nhau, con cái không tôn trọng cha mẹ, cha mẹ không quan tâm gần gũi con thì sẽ càng đẩy người con ra xa vòng tay của bố mẹ và người thân. Dễ theo bạn bè xấu rủ rê dùng các chất gây nghiện, tiến tới vi phạm pháp luật. 1.3. Vấn đề tài chính Hoàn cảnh gia đình có thể ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của HS với các chất gây nghiện. Gia đình có thu nhập thấp hoặc nghéo khổ có thể gây ra căng thẳng và stress, khiến HS dễ dàng lựa chọn dùng chất gây nghiện để giải tỏa. Gia đình có điều kiện khá giả mà cha mẹ bận rộn làm ăn để mặc con cái tự do cũng dễ khiến HS bị bạn bè rủ rê dùng ma túy. Đây là đối tượng mà bọn tội phạm buôn bán chất cấm nhắm vào bởi nguồn tài chính dồi dào. 1.4. Môi trường giáo dục tại nhà Sự ủng hộ và quan tâm từ phía gia đình với việc học của HS cũng đóng vai trò quan trọng. Gia đình có thói quen khuyến khích học tập và đặt ra các mục tiêu học tập có thể giúp HS cảm thấy quan trọng và có động lực tránh xa các hành vi xấu. 2. Khảo sát mức độ thông tin và giáo dục: Qua khảo sát HS và giáo viên, phụ huynh học sinh. Thấy rằng công tác thông tin tuyên truyền và giáo dục về rủi ro sử dụng các chất gây nghiện trong cả trường học và gia đình đều đã được thực hiện một cách tích cực và liên tục. Nhà trường đã tổ chức các chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến cho HS tác hại đối với sức khỏe khi dùng các chất gây nghiện. Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm thầy cô đã tổ chức trao đổi cách phòng tránh. Ban an ninh trường học, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với công an phụ huynh học sinh đã phát hiện và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những HS vi phạm. 12
- IV. Đề xuất giải pháp 1. Tăng cường giáo dục nhận thức Phần này sử dụng tích hợp vào tiết sinh hoạt chủ nghiệm cuối tuần, nếu có điều kiện có thể tổ chức ngoại khóa theo khối hoặc toàn trường. Tên hoạt động: “Hãy tránh xa ma túy và chất gây nghiện” Mục tiêu: Giúp học sinh có được những hiểu biết về chất gây nghiện cũng như tác hại của việc sử dụng chất gây nghiện đối với sức khỏe nhất là tệ nạn này đang có nguy cơ trở thành vấn nạn trong môi trường học đường. Từ đó nắm được những cách thức và biện pháp phòng tránh và kiểm soát dược việc dùng chất gây nghiện. Có khả năng trình bày ý kiến của mình trước lớp và toàn trường. Nội dung: - Những hiểu biết cơ bản về các chất gây nghiện nhất là ma túy, tác hại của nó đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến việc học tập. - Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các chất gây nghiện ở học sinh, những biện pháp phòng chống của nhà trường và xã hội đã thực hiện. - Chủ trương của của Đảng và các văn bản pháp luật của nhà nước về phòng chống sử dụng các chất gây nghiện cũng như ma túy hiện nay. Sản phẩm: Các bài thuyết trình của học sinh Tổ chức thực hiện: a) Chuẩn bị - Thành lập 2 đội chơi, mỗi đội 3 thành viên (mỗi đội có một đội trưởng) - Các câu hỏi về trắc nghiệm về chất gây nghiện. - Thành lập ban giám khảo, dẫn chương trình. - Trang trí lớp học. - Phần thưởng cho đội thắng. b) Tổ chức thực hiện - MC giới thiệu và tuyên bố lí do. MC: Kính thưa các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn thân mến. Hiện nay, tệ nạn học sinh dùng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia nguy hiểm hơn là ma túy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe giống nòi, ảnh hưởng đến việc học tập, ảnh hưởng đến an ninh trường học. MC: Để thấy được tác hại của chất gây nghiện nói chung và ma túy nói riêng, hôm nay lớp ta tổ chức tiết học ngoại khóa với chủ đề “Nói không với chất 13
- gây nghiện” để có cái nhìn đúng đắn về chất gây nghiện và các chất kích thích khác. MC: Đến dự tiết học hôm nay, tôi xin giới thiệu có thầy chủ nhiệm và toàn thể các bạn trong lớp. Thay mặt các bạn kính chúc quý vị đại biểu (nếu có), thầy chủ nhiệm sức khỏe và hạnh phúc và thành công. Chúc các bạn chăm ngoan học giỏi. MC: Để bắt đầu phần thi, tôi xin trân trọng giới thiệu thành phần ban giám khảo và thư ký: 1. Thầy chủ nhiệm 2. Bạn: 3. Bạn: Và 2 đội thi: Đội Bản Lĩnh và Đội Trí Tuệ Kính thưa các quý vị đại biểu, thầy chủ nhiệm và toàn thể các bạn, cuộc thi “nói không với chất gây nghiện” gồm 3 phần: Phần 1: Màn chào hỏi Phần 2: Thi tìm hiểu những kiến thức chất gây nghiện Phần 3: Thuyết trình về tác hại của chất gây nghiện Sau đây là màn chào hỏi của hai đội, mỗi đội có thời gian 3 phút để giới thiệu về đội của mình. Điểm tối đa cho phần thi này là 10 điểm. Đầu tiên là phần thi đến từ đội Bản Lĩnh… Tiếp theo là đội Trí Tuệ… Bây giờ là điểm của mỗi đội… Chúng ta hãy đến với phần thi thứ 2. Phần thi này có 10 câu hỏi dạng trắc nghiệm với nhiều lựa chọn. Đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được trả lời, trả lời đúng sẽ được 10 điểm, điểm tối đa cho phần thi này là 100 điểm. Chúc 2 đội bình tĩnh, tự tin để đạt điểm cao nhất. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Ngoài thuốc lá truyền thống như thuốc lá điếu, thuốc lào, xì gà, trên thị trường hiện nay đàn xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới nào? A. Thuốc lá điện tử B. Thuốc lá nung nóng C. Miếng dán có chứa Nicotine D. Shisha E. Tất cả các đáp án trên 14
- Câu 2. Thuốc lá điện tử có cấu tạo thế nào? A. Là một thiết bị điện tử có hình dạng giống điếu thuốc lá B. Gồm một thiết bị điện tử kết hợp với sản phẩm thuốc lá điếu thông thường C. Gồm một thiết bị điện tử kết hợp với dung dịch có chứa Nicotine và hóa chất Ma túy được chiết suất từ: A. Cây côca B. Cây cần sa C. Cây thuốc phiện D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Trong các tác hại sau đây, tác hại nào do ma túy gây ra: A. Dễ bị sốc đến chết người B. Hạnh phúc gia đình tan rã C. Ốm yếu, suy sụp thần kinh D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Học sinh đang học, khi thử nước tiểu khẳng định dương tính với ma túy và đã vi phạm đến lần thứ 3 thì bị xử lý kỷ luật: A. Cho nghỉ học một năm B. Buộc thôi học C. Buộc thôi học, đưa vào trường giáo dưỡng cai nghiện D. Xử lý theo pháp luật. Câu 4. Đối với học sinh, sinh viên mới phát hiện sử dụng ma túy lần đầu, khi thử nước tiểu khẳng định dương tính, bị xử lý kỷ luật: A. Cho nghỉ học 01 tháng, giao gia đình quản lý B. Cho nghỉ học 03 tháng, giao gia đình quản lý C. Cho nghỉ học 01 học kỳ, giao gia đình quản lý D. Cho nghỉ học 01 năm, giao gia đình quản lý. Câu 5. Những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào biểu hiện của người đang nghiện ma túy: A. Thường ngáp vặt B. Ho khàn 15
- C. Thích cãi người khác D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6. Khi lỡ sử dụng chất ma túy, bạn phải: A. Tự bản thân khắc phục B. Đến cơ quan tư vấn để được giúp đỡ C. Xa lánh bạn bè người thân D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7. Ma túy xâm nhập vào cơ thể con người bằng cách nào: A. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn B. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa C. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết D. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Câu 8. Hành vi nào sau đây bị cấm? A. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thốc lá. B. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thốc lá. C. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. D. Tất cả các phương án trên. Câu 9. Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá có bị phạt không? A. Chỉ bị phạt cảnh cáo B. Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng C. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng D. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Câu 10. Trong thuốc lá có chất gây nghiện gì? A. Heroin B. Cocaine C. Nicotine D. Methamphetamime Câu 11. Ngoài các loại thuốc lá truyền thống như thuốc lá điếu, thuốc lào, xi gà, trên thị trường hiện nay đang xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới nào? A. Thuốc lá điện tử 16
- B. Thuốc lá nung nóng C. Miếng dán có chứa Nicotine D. Shisha D. Tất cả đáp án trên Câu 12. Thuốc lá điện tử có cấu tạo như thế nào? A. Là một thiết bị điện tử có hình dạng giống điếu thuốc lá B. Gồm thiết bị điện tử kết hợp với sản phẩm thuốc lá điếu thông thường C. Gồm thiết bị điện tử kết hợp với dung dịch có chứa Nicotine và hóa chất. Câu 13. Sử dụng các sản phẩm của thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây ra các loại bệnh tật nào? A. Bệnh đường hô hấp B. Bệnh tim mạch C. Ung thư D. Tất cả đáp án trên đều đúng Câu 14. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng nhắm tới chủ yếu tới đối tượng nào? A. Người đang hút thuốc B. Người đã cai thuốc lá C. Thanh thiếu niên Phần 2: Thuyết trình các chủ đề về tác hại của chất gây nghiện - Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm có một nhóm trưởng) - Giao cho từng nhóm một chủ đề liên quan đến tác hại của chất gây nghiện. Chuyển giao Nhóm 1: Ảnh hưởng của chất gây nghiện đến sức khỏe Nhóm 2: Ảnh hưởng đến học tập và sự phát triển Nhóm 3: Nguy cơ vi phạm pháp luật Thực hiện - HS thảo luận và tìm hiểu về chủ đề của nhóm mình Báo cáo thảo - GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm luận mình. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn