Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng kỹ năng thực hành môn GDQP-AN và vận dụng trong giảng dạy cách bắn súng cho học sinh lớp 11, cấp THPT
lượt xem 10
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng kỹ năng thực hành môn GDQP-AN và vận dụng trong giảng dạy cách bắn súng cho học sinh lớp 11, cấp THPT" với mục tiêu , giúp cho việc học tập và huấn luyện học sinh một cách hiệu quả; không cần mất quá nhiều thời gian, sức lực, trí óc để tìm và tổng hợp kiến thức; sẽ không mất chi phí mua sách hoặc download những tài liệu cần bản quyền. Đồng thời, giúp cho học sinh rèn kỹ năng tự học tự nghiên cứu, kĩ năng kĩ xảo cơ bản về các nội dung thực hành nói chung và nội dung kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng kỹ năng thực hành môn GDQP-AN và vận dụng trong giảng dạy cách bắn súng cho học sinh lớp 11, cấp THPT
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi gồm: Tỷ lệ (%) Ngày tháng Trình độ đóng góp TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ năm sinh chuyên môn vào việc tạo ra sáng kiến Trường THPT Phó hiệu 1 Trần Văn Liên 12/10/1977 Thạc sĩ 35% Yên Mô B trưởng Trường THPT 2 Vũ Văn Đường 27/08/1987 Giáo viên ĐHSP 35% Yên Mô B Trường THPT 3 Đinh Phúc Dũng 12/03/1979 Giáo viên ĐHSP 30% Yên Mô B 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: - Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng kỹ năng thực hành môn GDQP-AN và vận dụng trong giảng dạy cách bắn súng cho học sinh lớp 11, cấp THPT”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh (dùng cho học sinh lớp 11). 2. Nội dung: 2.1. Giải pháp cũ thường làm: 2.1.1 Mô tả giải pháp cũ: * Theo phương pháp cũ khi dạy kiến thức lí thuyết của các nội dung thực hành thì giáo viên chỉ đơn thuần truyền tải kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cho học sinh mà ít có sự linh hoạt trong cách thức và phương pháp truyền tải kiến thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, nhớ lâu hơn… Ví dụ cụ thể, như trong nội dung lí thuyết bắn giáo viên sẽ nêu:
- 2 1. Nêu khái niệm về ngắm bắn: Là cách xác định góc bắn và hướng bắn để súng đưa quý đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu. 2. Nêu các định nghĩa về ngắm bắn: - Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm. - Điểm ngắm đúng là điểm ngắm đã xác định từ trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thi quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu. - Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm đã được xác định với điều kiện mặt súng phải thăng bằng. 3. Nêu ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn: - Đường ngắm cơ bản sai lệch: + Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (cao) hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng thấp (cao) hơn so với điểm định bắn trúng. + Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (phải) hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng lệch trái (phải) so với điểm định bắn trúng. - Điểm ngắm sai: Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu. - Mặt súng không thăng bằng: Khi có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp và lệch về bên đó. 2.1.2 Ưu điểm của giải pháp cũ: Giáo viên có thể truyền tải đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành cho học sinh theo kế hoạch giảng dạy, đảm bảo thơi gian theo phân phối chương cho mỗi tiết học.
- 3 2.1.3 Nhược điểm của giải pháp cũ: - Hiệu quả quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thuyết trình và giảng giải của người thầy. - Học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. - Giáo viên chỉ soạn giảng và dạy học theo cách thông thường dựa trên nền tảng kiến thức trong sách giáo khoa mà ít dùng hoặc không dùng tư liệu hình ảnh, tranh ảnh và các phương tiện hỗ trợ khác. Ví dụ: Như trong trường hợp nêu định nghĩa về đường ngắm cơ bản, thì giáo viên chỉ đơn thuần nêu: Đường ngắm cơ bản là đường ngắm được xác định từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến điểm chính giữa phía trên đầu ngắm..... mà không làm rõ được chính giữa phía trên khe thước ngắm và điểm chính giữa phía trên đầu ngắm cụ thể ra sao, không những thế mà nó còn tốn nhiều thời gian và công sức giải thích nhiều lần cho học sinh, học sinh thì không thể nhanh chóng nắm bắt và định hình, tưởng tượng, tư duy ra ngay được vấn đề, không những thế nó còn dễ dẫn đến việc các em hiểu chưa rõ, chưa hết vấn đề dẫn đến hiểu sai và vận dụng vào thực hành ngắm bắn sai đường ngắm cơ bản. Mà trong bài thực hành ngắm bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC khi đã lấy sai đường ngắm cơ bản thì kết quả bắn không đạt. Tương tự như vậy, ở nội dung định nghĩa đường ngắm đúng chỉ nêu lên được định nghĩa có thể học sinh sẽ hiểu và lĩnh hội được kiến thức tại thời điểm đó mà như chúng ta đã biết thì chương trình GDQP-AN thì một tuần mới có một tiết chính vì thế khi giảng dạy những kiến thức theo phương pháp cũ nó không khắc sâu và rõ ràng trong tâm trí của học sinh nên các em hay quên và lúng túng trong học thực hành ngắm bắn. - Không chỉ ra được cái sai một cách cụ thể cho người học, để còn sửa sai một cách kịp thời. - Mất nhiều gian cho việc giảng giải kiến thức mà hiệu quả lại không cao. - Người học không lĩnh hội hết được ý định giảng dạy của giáo viên.
- 4 - Về cơ bản nội dung kiến thức sau khi kết thúc bài giảng người học có thể nắm được nhưng độ khắc sâu trong trí nhớ của học trò là không có, học sinh hiểu bài nhưng lại nhanh quên. - Ít tạo ra được tính đổi mới đột phá và sáng tạo trong quá trình dạy và học. - Không tạo ra hứng thú và cảm hứng trong quá trình giảng bài. - Nội dung nghèo nàn khô khan, không đa dạng và phong phú trong cách truyền tải và tiếp cận kiến thức. - Không thu hút được sự chú ý và tập trung của đại đa số học sinh trong lớp học. - Thiếu hình ảnh minh họa trong các đề bài tập càng làm các em khó hình dung, gây cảm giác ngại làm bài tập, lười suy nghĩ cho HS, nhất là đối với các học sinh lười vận động. - Giáo viên có tâm lý chưa hài lòng với kết quả bài dạy. * Đối với nội dung thực hành thì giáo viên thực hiện động tác làm mẫu để tạo hình ảnh trực quan và biểu tượng cụ thể cho đối tượng học sinh quan sát. b. Giải pháp mới cải tiến: (1) Nghiên cứu đối tượng học tập để có phương pháp giảng dạy phù hợp: Đối tượng học tập ở đây là nói đến học sinh THPT. Như chúng ta đã biết ở mỗi tuổi khác nhau, học sinh ở lớp chuyên ban, học sinh ở lớp không chuyên ban, học sinh có sức khỏe tốt, học sinh có sức khỏe không tốt, học sinh có những cố tật . . . có khả năng nhận thức, tiếp thu cũng khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần xác định được từng đối tượng học sinh để có công tác tổ chức và phương pháp giảng dạy thích hợp. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp học sinh dễ tiếp thu và nhận thức được nội dung nhanh chóng, thuận lợi cho việc tổ chức luyện tập nhất là việc hình thành kỹ năng thực hành. (2) Bảo đảm số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy GDQP-AN: Thực tế hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy GDQP gồm rất nhiều đối tượng: Giáo viên thể dục, giáo viên được đào tạo ngắn hạn... hầu hết chưa nắm được đầy đủ các phương pháp sư phạm đặc thù, không được tập huấn thường
- 5 xuyên chính. Vì vậy, chất lượng giảng dạy không đạt kết quả cao, học sinh chưa hình thành được kỹ năng thực hành. Để giảng dạy đạt kết quả cao trước hết phải bảo đảm số lượng giáo viên, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, năng lực sư phạm cho tất cả các giáo viên GDQP-AN, giáo viên phải được đào tạo lớp giáo viên GDQP-AN, trang bị cơ bản về lý luận tâm lý học sư phạm, phương pháp giảng dạy GDQP-AN, phải biết sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, công cụ hỗ trợ cho giảng dạy. Trước khi lên lớp giảng dạy giáo viên phải làm thật tốt, chu đáo công tác chuẩn bị giảng dạy như: - Chuẩn bị soạn giáo án theo quy định; - Thục luyện giáo án (bài giảng); - Tổ chức thông qua giáo án (bài giảng); - Bồi dưỡng người phụ trách, đội mẫu (người phục vụ); - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho dạy-học thực hành. Khi giảng dạy thực hành giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt, giọng nói to, rõ ràng, có kỹ năng sử dụng các dụng cụ, phương tiện giảng dạy thực hành, tư thế tác phong chững chạc, nghiêm túc, động tác làm mẫu chuẩn xác, rõ ràng, dứt khoát để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu để giảng dạy và tổ chức thực hành luyện tập hình thành kỹ năng cho học sinh. (3) Gắn kết kiến thức trong SGK với thực tế giáo cụ trực quan và bài giảng ứng dụng cộng nghệ thông tin: Việc sử dụng giáo cụ trực quan và ứng dụng cộng nghệ thông tin vào bài giảng sẽ giúp: - Giáo viên không tốn quá nhiều thời gian vào việc thuyết trình và giảng giải nội dung bài học. - Bắt học sinh phải hoạt động trong tư duy và suy nghĩ về vấn đề mà giáo viên nêu ra. - Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.
- 6 - Không mất nhiều gian cho việc giảng giải, thuyết trình kiến thức mà hiệu quả lại cao. - Giảm khả năng phụ thuộc hoàn toàn vào kiền thức trong SGK việc soạn giảng và giảng bài của giáo viên chở nên vô cùng đơn giản mà hiệu quả đem lại cao. Vì được hỗ trợ rất lớn từ đồ dùng trực quan kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng bài giảng điên tử và các tư liệu hình ảnh, tranh ảnh và các phương tiện hỗ trợ khác. Ví dụ: Như trong trường hợp nêu định nghĩa về đường ngắm cơ bản, thì giáo viên chỉ trên giáo cụ trực quan thế nào là chính giữa mép trên khe thước ngắm và thế nào là chính giữa phía trên đầu ngắm, kết hợp với trình chiếu và sau đó kết luận vấn đề “Đường ngắm cơ bản là đường ngắm được xác định từ mắt người qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến chính giữa mép trên đầu ngắm”.... Lúc này học sinh, mắt vừa được nhìn tai vừa được nghe, trong đầu hình dung thì vấn đề đã được giả quyết một cách triệt để. - Chỉ ra được cái sai cho người học biết được mình sai ở đâu, ở chỗ nào, sai ít hay sai nhiều và cái quan trọng hơn cả là nó có thể sửa sai trong chính tư duy của học sinh để từ đó các em có thể sửa sai kịp thời. - Người học lĩnh hội hết được ý định giảng dạy của giáo viên. - Kiến thức sau khi kết thức bài giảng người học có thể nắm chắc khắc sâu bền vững và lâu dài trong trí nhớ của mình. - Tạo ra được tính đổi mới đột phá và sáng tạo trong quá trình dạy và học. - Tạo ra hứng thú và cảm hứng trong quá trình giảng bài. - Nội dung truyền tải và tiếp cận kiến thức phong phú, đa dạng, sinh động. - Thu hút được sự chú ý và tập trung của đại đa số học sinh trong lớp học. - Hình ảnh minh họa trong các vần đề đa dạng phong phú các em dễ hình dung. - Bổ sung thêm một số biện pháp, bài tập kĩ thuật bắn mới vào trong giáo án của mỗi tiết học lý thuyết, thực hành kĩ thuật bắn.
- 7 - Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, một số bài tập phân đoạn và tích hợp toàn diện nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. - Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong học lý thuyết và tập luyện thông qua việc học sinh tham gia quá trình tập luyện, sữa sai ngay tai chỗ, đúng lúc, đúng thời điểm và hoàn thiện kĩ năng một cách chủ động. (4) Thực hiện động tác làm mẫu chuẩn xác khi giảng dạy thực hành môn học GDQP-AN: Làm mẫu là phương pháp dùng động tác thực hiện của người dạy (giáo viên) để tạo hình ảnh trực quan và biểu tượng cụ thể cho đối tượng người học (học sinh) quan sát. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong dạy-học thực hành và có tác dụng rất lớn trong sự hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Trong giảng dạy nội dung thực hành giáo viên tự làm mẫu, kết hợp sử dụng người phục vụ, sử dụng phim, ảnh có tính chất tư liệu làm mẫu. Dạy và học GDQP-AN cho thấy việc sử dụng cách thức làm mẫu như thế nào là tùy thuộc vào mục đích, nội dung và điều kiện học cụ thể. Xong điều cơ bản nhất của người làm mẫu, phải làm thuần thục động tác với độ chính xác cao, làm mẫu ở trình độ điêu luyện trong nội dung thực hành trong các buổi học, tạo ra độ tin cậy để học sinh làm theo. - Thông thường khi giảng dạy, làm động tác mẫu giáo viên dùng phương pháp kết hợp lý thuyết với thực hành tiến hành qua 3 bước như: + Bước 1: Làm động tác mẫu (làm nhanh); + Bước 2: Làm chậm có phân tích từng cử động, động tác; + Bước 3: Làm tổng hợp động tác. - Khi giảng dạy một nội dung trong bài cách bắn súng giáo viên có thể làm mẫu động tác kết hợp sử dụng người phục vụ để thực hiện động tác mẫu. - Khi giáo viên làm động tác mẫu thì vừa thuyết trình vừa làm động tác giúp cho học sinh biết cách thực hiện động tác.
- 8 - Khi giáo viên kết hợp dùng người phục vụ để làm động tác thì giáo viên hướng dẫn thực hiện động tác đến đâu người phục vụ làm đến đấy. (5) Dạy và học đặc biệt chú trọng đến phương pháp tự học của người học: Một trong những phương pháp học tập của học sinh thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu giáo viên duy trì, hướng dẫn cho học sinh có phương pháp tự học để rèn luyện kỹ năng trở thành thói quen, ý thức tự học thì dần dần tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong con người, qua đó kết quả sẽ tăng lên gấp bội. Vì vậy, giáo viên cần chú trọng đến hoạt động tự học của học sinh trong quá trình dạy-học, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ học tập thụ động sang học tập chủ động, tích cực. (6) Tổ chức luyện tập chia nhỏ, tập cơ bản, xoay vòng đổi tập: Luyện tập là sự lặp đi lặp lại có ý thức nhiều lần và ngày càng phức tạp các cử động, động tác đã giới thiệu. Mục đích hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, nâng dần kết quả thực hành. Khi luyện tập giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo 3 bước: - Bước 1: Tự luyện tập, nghiên cứu động tác. - Bước 2: Tập chậm, phân đoạn để xây dựng động tác cơ bản. - Bước 3: Tập tổng hợp để thành thạo động tác. (7) Tổ chức giao bài tập ngoại khóa cho học sinh: Đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao kỹ năng thực hành của người học. Thời gian học các nội dung thực hành ở trên lớp theo kế hoạch, thời khóa biểu ít. Vì vậy, người học cần tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các động tác đã được học trên lớp vào giờ ngoại khóa. Giáo viên sau khi giảng dạy xong nội dung, kết thúc mỗi buổi học cần tổ chức giao bài tập về nhà cho học sinh. Buổi học lên lớp tiếp theo giáo viên sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng kết quả giao bài tập. Qua đó giáo viên điều chỉnh việc tổ chức dạy-học để nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh. (8) Đảm bảo cơ sở vật chất cho dạy-học thực hành môn GDQP-AN:
- 9 Việc đảm bảo cơ sở vật chất, các phương tiện cho dạy và học sẽ góp phần tăng cường mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành đẩy mạnh việc hình thành kỹ năng, qua học và thực hành trên phương tiện kỹ thuật làm cho nhận thức, hứng thú của học sinh được kích thích. GDQP-AN có tính đặc thù riêng cần nhiều vật chất chuyên dùng, phương tiện giảng dạy, học tập. Để học sinh hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học tập cần trang bị đầy đủ các phương tiện dạy và học như: Tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ, các mô hình, súng, đồng tiền di động, bia số 4, bảng ngắm trúng chụm, lựu đạn, trang âm thanh, máy tính, máy projecttơ… Bãi tập là nơi chủ yếu phục vụ cho việc rèn luyện kỹ năng thực hành, là nơi thể hiện động tác của cả người dạy và tổ chức cho người học luyện tập để hình thành kỹ năng. Vì vậy, cần bố trí địa điểm phù hợp với từng nội dung giảng dạy, đảm bảo tính thực tế, gắn thao trường với chiến trường. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được: Trên đây là một số phương pháp hữu ích cho giáo viên, học sinh khi nghiên cứu các nội dung thực hành nói chung và nội dung bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC. Qua đó, giúp cho việc học tập và huấn luyện học sinh một cách hiệu quả; không cần mất quá nhiều thời gian, sức lực, trí óc để tìm và tổng hợp kiến thức; sẽ không mất chi phí mua sách hoặc download những tài liệu cần bản quyền. Đồng thời, giúp cho học sinh rèn kỹ năng tự học tự nghiên cứu, kĩ năng kĩ xảo cơ bản về các nội dung thực hành nói chung và nội dung kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC nói riêng. Với sáng kiến này, phạm vi ứng dụng của nó cho tất cả các trường có thể đạt hiệu quả cao. Với sự quan tâm của cấp lãnh đạo và khả năng vận dụng sáng tạo của người dạy (giáo viên), sự hưởng ứng nhiệt tình của người học (học sinh), chất lượng học tập môn GDQP-AN nói riêng, các môn học nói chung sẽ ngày một được nâng cao hơn nữa. Điều đó chắc chắn sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ công tác giáo dục kỹ năng sống của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
- 10 Ước tính: - Chi phí làm giáo cụ trực quan và thiết bài giảng điện tử bao gồm tất cả là 200.000 đến 300.000 đồng. - Có thể sử dụng đề tài để giảng dạy ở trường THPT, mà không mất chi phí bản quyền cho người thiết kế. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng: - Điều kiện áp dụng: Trong các trường THPT với trang bị, điều kiện vật chất cơ bản phù hợp với sự cho phép của lãnh đạo nhà trường. - Khả năng áp dụng: Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất mang tính khả thi, có thể áp dụng trong tất cả các nhà trường, nhưng quan trọng hơn hết là là sự chịu khó của người phụ trách giảng dạy, sự quan tâm của lãnh đạo các nhà trường. Trên đây là kết quả bước đầu của chúng tôi trong việc áp dụng “một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng kỹ năng thực hành môn GDQP-AN và vận dụng trong giảng dạy cách bắn súng cho học sinh lớp 11, cấp THPT” tại ngôi trường THPT Yên Mô B mà chúng tôi đã gắn bó nhiều năm khi được phân công đảm nhiệm công tác, những kết quả đó sẽ là hành trang để chúng tôi tiếp tục phát huy trong những năm tới và khắc phục những nhược điểm mà từ trước đến nay bản thân chưa thể khắc phục được. Chúng tôi cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật. Yên Mô, ngày 20 tháng 4 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người nộp đơn ĐƠN VỊ CƠ SỞ Trần Văn Liên/Vũ Văn Đường/Đinh Phúc Dũng
- 11 PHỤ LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục quốc phòng-an ninh được Đảng và Nhà nước xác định là môn học chính khoá trong hệ thống các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, có tác động tích cực tới mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường. Thông qua Giáo dục quốc phòng-an ninh đã bồi dưỡng cho thế hệ học sinh, sinh viên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cảnh giác cách mạng, sống có lý tưởng, bản lĩnh và ý chí. Học môn Giáo dục quốc phòng-an ninh, học sinh, sinh viên được học tập những kiến thức quân sự cần thiết làm cơ sở cho việc bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, xây dựng ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ, sẵn sàng gia nhập quân đội để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc hoặc tham gia hoạt động bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ nhà trường bảo vệ địa phương. THPT là cấp học đầu tiên mà học sinh được học về nội dung Giáo dục quốc phòng-an ninh nên có nhiều bỡ ngỡ chưa quen với môn học. Đây là môn học có những yêu cầu cao hơn so với môn học khác như vừa học tập vừa kết hợp rèn luyện, cường độ học tập cao hơn vì có nhiều nội dung phải học ngoài thao trường, bãi tập rất vất vả đối với lứa tuổi các em. Thực tế khi tham gia học tập Giáo dục quốc phòng-an ninh, phần lớn các em học sinh đều có tâm lý ngại học, ngại rèn luyện, nhất là nội dung thực hành như nội dung điều lệnh đội ngũ, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC, các tư thế vận động trong chiến đấu... Các nội dung này đòi hỏi ở người học phải có cố gắng cao trong học tập rèn luyện, chịu khó tìm tòi, đào sâu suy nghĩ để nâng cao nhận thức, đồng thời rèn luyện để hình thành kỹ năng quân sự. Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Giáo dục quốc phòng-an ninh ở trường THPT là nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”. Học nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” nhằm rèn luyện cho học sinh có tác phong, tư thế nghiêm túc, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất
- 12 và tập trung, làm cơ sở để học tập các nội dung khác. “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” là một trong những nội dung khó đối với người học, yêu cầu người học phải luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, thật tỉ mỉ, công phu. Quá trình tập luyện đó dần dần hình thành tính kiên trì, bền bỉ, dẻo dai một đức tính rất cần thiết trong các hoạt động quân sự. Chính vì lẽ đó, nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” được đưa vào chương trình Giáo dục quốc phòng-an ninh cho học sinh THPT để giúp các em xây dựng được tính độc lập, tự tin, bản lĩnh vững vàng, không lúng túng, bị động khi luyện tập các nội dung thao tác cá nhân, hiệp đồng tập thể với yêu cầu cao hơn, chính xác hơn như chiến thuật cá nhân, tổ, tiểu đội bộ binh trong chiến đấu của chương trình Giáo dục quốc phòng-an ninh lớp 11, lớp 12 và cao hơn nữa. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng-an ninh nói chung, nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” nói riêng là yếu tố thiết thực và cấp bách, góp phần phát huy tính chủ động, tích cực năng động, sáng tạo, kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác nhằm đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện của học sinh. Bởi vậy, tổ chức hướng dẫn luyện tập như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng toàn diện là yêu cầu của bất cứ ai quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục quốc phòng-an ninh nhất là đối với cán bộ giáo viên giảng dạy môn học này. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Như vậy, cần có hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập khoa học, thống nhất, chặt chẽ để hình thành kỹ năng thực hành, củng cố kiến thức, phát triển tư duy lôgíc, khả năng sáng tạo độc lập, của học sinh nhất là đối với học sinh lớp THPT mới làm quen với môn học GDQP-AN. Với những yêu cầu cấp thiết trên đây, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng kỹ năng thực hành môn GDQP-AN và vận dụng trong giảng dạy cách bắn súng cho học sinh lớp 11, cấp THPT”.
- 13 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1.Cơ sở lý luận: 1.1. Đổi mới phương pháp luyện tập: Đảng ta luôn xác định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với xu thế hội nhập và sự cạnh tranh gay gắt của thế giới ngày nay, tri thức đóng vai trò là nguồn lực quyết định đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề đó đặt ra những đòi hỏi mới, những thách thức to lớn đối với sự phát triển giáo dục-đào tạo. Việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo yêu cầu trước hết phải đổi mới quá trình dạy và học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy-học. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII đã khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Như vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một việc làm cần thiết, là yêu cầu tất yếu trong quá trình giáo dục và đào tạo hiện nay. Chúng ta đều biết, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và học. Nói cách khác, đó là sự thống nhất giữa cách dạy, cách học của giáo viên và học sinh. Đổi mới phương pháp dạy và học không phải là tạo ra một phương pháp mới hoàn toàn khác với phương pháp cũ, để loại trừ phương pháp cũ mà thực chất là phát huy những nhân tố tích cực của phương pháp cũ đồng thời tạo ra phương pháp mới tiến bộ hơn, ưu việt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng linh hoạt những phương pháp giảng dạy truyền thống, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và các biện pháp tích cực khác nhằm đạt được mục đích đề ra. Theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực
- 14 nghiệm, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và hoàn thiện nghiêm minh chế độ thi cử”. Đổi mới là sự cải tiến hoàn thiện phương pháp dạy và học đang sử dụng, là sự bổ sung phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Như vậy, thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học chính là người thầy dạy cho học sinh cách học, cách tư duy, bồi dưỡng năng lực tự học, tự đánh giá, tự phát hiện vấn đề mới và tìm cách giải quyết, trên cơ sở đó giúp cho người học nắm vững được kiến thức và vận dụng được vào thực tiễn. 1.2. Hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập: 1.2.1. Hình thức tổ chức luyện tập: Hình thức tổ chức luyện tập là xác định đơn vị để luyện tập một cách thống nhất, khoa học, phù hợp với từng nội dung và đối tượng giảng dạy nhằm đạt tới mục đích, nhiệm vụ giảng dạy đề ra. Yêu cầu khi tổ chức tập luyện cần phải sắp xếp, bố trí việc tập luyện của cá nhân, nhóm, tập thể theo một trật tự nhất định đối với từng bài tập cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình tập luyện, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hình thức tổ chức tập luyện rất đa dạng và nó được thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học, tùy theo số lượng học sinh, thời gian, không gian tiến hành luyện tập để tổ chức cho phù hợp. Trong quá trình luyện tập thường sử dụng hình thức tổ chức luyện tập cá nhân, nhóm và tập thể kết hợp với việc sắp xếp đội hình luyện tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập. Đội hình luyện tập phải phù hợp với từng môn học, từng nội dung luyện tập, đáp ứng yêu cầu và điều kiện sân bãi, dụng cụ. Có nhiều loại đội hình như đội hình hàng ngang xen kẽ, đội hình hàng ngang lần lượt tập, đội hình hàng dọc, … Hình thức tổ chức tập luyện phù hợp giúp cho học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập và rèn luyện, từng bước phát triển khả năng sáng tạo, tư duy. Tổ chức luyện tập chặt chẽ, hợp lí, khoa học sẽ nâng cao được chất
- 15 lượng dạy và học, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, đồng thời phát huy khả năng chủ động sáng tạo của học sinh. Hình thức tổ chức luyện tập từng người: Đây chính là giai đoạn luyện tập của người học, từng người phải tự mình tư duy lại những nội dung đã học, bài tập tổng hợp, liên hoàn. Hình thức này có thể có sự theo dõi giúp đỡ của giáo viên hoặc do học sinh tự tập một cách độc lập, đòi hỏi người tập phải có tinh thần tự giác, có ý chí phấn đấu và quyết tâm luyện tập cao, nhất là khi luyện tập không có giáo viên giúp đỡ. Hình thức tổ chức luyện tập theo nhóm: Với hình thức này số lượng học sinh được phân thành từng nhóm khác nhau, có người phụ trách trong nhóm và thực hiện các nội dung có thể khác nhau, ở những vị trí khác nhau, dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Bằng hình thức tổ chức luyện tập nhóm, sẽ dần dần hình thành ở học sinh tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, có hứng thú trong luyện tập và quan trọng là học sinh có điều kiện trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Hình thức tổ chức luyện tập đồng loạt (tập thể): Đây chính là giai đoạn hợp luyện của một đơn vị (lớp học) sau khi đã được luyện tập phân nhóm. Hình thức này mang tính hiệp đồng tập thể cao, được áp dụng cho các dạng luyện tập trong đội hình cả đơn vị. Ví dụ: Toàn lớp cùng tập một bài thể dục hoặc xếp thành đội hình khối tập đi đều theo nhịp hô thống nhất của giáo viên. Các hình thức tổ chức luyện tập trên có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Để phù hợp với nội dung bài học, từng đối tượng, có thể sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức trên trong cùng một buổi luyện tập để kết quả học tập cao nhất. Như vậy, trong quá trình dạy và học, việc vận dụng các hình thức tổ chức luyện tập phù hợp là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Giáo dục quốc phòng-an ninh. Với nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”, thông qua hình thức tổ chức luyện tập giúp học sinh hình thành
- 16 được những kỹ năng quân sự cần thiết, rèn luyện tư thế tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, tính chính xác và sự kiên trì, nhẫn nại. 1.2.2. Phương pháp luyện tập: Phương pháp luyện tập biểu thị cách thức tiến hành luyện tập, là việc áp dụng các biện pháp cụ thể giúp cho người tập thực hiện được nội dung của bài tập một cách thuận lợi, dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Phương pháp luyện tập cũng rất phong phú và linh hoạt, thường có những phương pháp như: phương pháp lặp lại, phương pháp tập luyện thay đổi, phương pháp xoay vòng đồng bộ. Tuỳ theo nhiệm vụ, nội dung, chương trình, đối tượng và điều kiện sân bãi, yêu cầu đạt được của từng nội dung cần luyện tập để phối hợp vận dụng các phương pháp cho phù hợp. Một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình tổ chức tập luyện cho học sinh là giáo viên phải vận dụng phương pháp luyện tập sao cho vừa sức, theo mức độ từ thấp đến cao để đáp ứng với trình độ và khả năng luyện tập của học sinh. Phương pháp luyện tập phù hợp sẽ giúp người tập có cảm giác thoải mái, không bị gò bó, miễn cưỡng và dễ xác định được phương hướng, nhớ được thứ tự, nhịp điệu, cường độ động tác. Vì vậy, phương pháp tập luyện mà giáo viên đưa ra trong quá trình tập luyện rất quan trọng, thông qua phương pháp luyện tập để phát huy khả năng sáng tạo, tư duy lôgíc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập, rèn luyện và hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Nếu áp dụng phương pháp luyện tập chặt chẽ, khoa học thì trong buổi tập sẽ giúp học sinh vừa dễ tiếp thu bài mới đồng thời củng cố vững chắc bài cũ. Khi lựa chọn và xác định phương pháp luyện tập, cần căn cứ vào: - Mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của buổi luyện tập. - Đối tượng luyện tập: Lứa tuổi, trình độ nhận thức và khả năng thực hiện. - Công tác bảo đảm cho luyện tập: Điều kiện sân bãi, ảnh hưởng của địa hình, thời tiết và các yếu tố có liên quan khác. Nếu áp dụng phương pháp luyện tập không phù hợp trong quá trình tổ chức luyện tập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tập luyện như: không tạo được sự hứng thú và phát huy được tính tích cực trong luyện tập, người tập dễ
- 17 cảm thấy nhàm chán, không tự giác tập. Giáo viên khó kiểm soát và duy trì luyện tập dẫn đến việc theo dõi, quan sát học sinh luyện tập không được chặt chẽ, sát sao tới từng đối tượng, không phát hiện được lỗi sai của học sinh để sửa sai ngay từ ban đầu. Những điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh. Vì vậy, cần có phương pháp luyện tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục quốc phòng-an ninh nói chung và nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” nói riêng. Tóm lại, hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất trong suốt quá trình tập luyện để hình thành tri thức, kỹ năng thực hành cho người học. Nếu tổ chức chặt chẽ, khoa học, vận dụng phương pháp luyện tập phù hợp với từng đối tượng thì hiệu quả dạy và học ngày càng được nâng cao. Do vậy, trong quá trình luyện tập nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”, để hình thành kỹ năng thực hành cho người học, giáo viên phải chú ý đến hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập. 2. Cơ sở thực tiễn: Mỗi môn học đều có nét đặc thù riêng, điểm nổi bật của môn học Giáo dục quốc phòng-an ninh là bao gồm cả nội dung lý thuyết và nội dung thực hành, đặc thù về nội dung và phương pháp giảng dạy được thể hiện bằng các phương pháp, kỹ năng, thao tác trình bày các vần đề về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, vừa được thể hiện các ý đồ tác chiến, chiến thuật với các loại vũ khí hiện đại cả trên lớp học và ngoài thao trường bãi tập. Do vậy, để nâng cao chất lượng học tập Giáo dục quốc phòng-an ninh, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là rất cần thiết, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo dục quốc phòng-an ninh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, đạo đức và rèn luyện, góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, tính kỷ luật, có kiến thức quốc phòng, có kỹ năng quân sự cần thiết, sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
- 18 Các nội dung thực hành trong chương trình Giáo dục quốc phòng-an ninh đều là nội dung khó đối với học sinh THPT, nhất là đối với học sinh khối lớp 11 lần đầu tiên được làm quen với trang bị vũ khí, có nhiều nội dung phải học tập rèn luyện ngoài trời, phải vận dụng lý thuyết để thực hiện động tác thực hành nên dễ có tư tưởng chán nản, ngại học tập và rèn luyện. Học nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” là nền tảng, là cơ sở để học các nội dung thực hành khác như: chiến thuật bộ binh, băng bó vết thương, ... Trong giảng dạy nội dung “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC”, ngoài nhiệm vụ giới thiệu nội dung các động tác thực hành thì công việc quan trọng đối với giáo viên là việc tổ chức duy trì luyện tập cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, thực hiện phương châm “Kết hợp lý thuyết với thực hành, lấy thực hành làm chính” nhằm đạt được mục đích yêu cầu của bài học. Như vậy, tổ chức luyện tập để đạt kết quả tốt là mục tiêu chính của bài giảng thực hành, việc đổi mới phương pháp giảng dạy các nội dung thực hành nói chung và “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” nói riêng cần phải chú trọng tới đổi mới hình thức và phương pháp luyện tập để nâng cao kết quả học tập. 3. Thực trạng công tác dạy và học GDQP-AN: Hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng-an ninh ở một số trường THPT còn thiếu nhiều nên các trường phải sử dụng giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên mời giảng. Đội ngũ giáo viên phần lớn là không chuyên trách nên phương pháp sư phạm còn hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. Do điều kiện về thao trường, bãi tập, về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ở mỗi nhà trường có sự khác nhau nên chất lượng và hiệu quả các bài giảng chưa đồng đều. Ở một số trường đội ngũ giáo viên giảng dạy Giáo dục quốc phòng-an ninh được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nhưng bên cạnh đó có một số trường hiện nay đang thiếu giáo viên trầm trọng, đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy Giáo dục quốc phòng-an ninh gồm rất nhiều đối tượng chẳng hạn như: Giáo viên thể dục, cán bộ quân đội về hưu, sĩ quan quân sự địa phương, thậm chí có cả giáo viên môn Toán, Lý… hầu hết đội ngũ giáo viên
- 19 giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng-an ninh chưa được đào tạo cơ bản. Cho nên phương pháp sư phạm, nghiệp vụ sư phạm, hình thức tổ chức dạy-học Giáo dục quốc phòng-an ninh còn yếu. Công tác quản lý, rèn luyện học sinh thiếu chặt chẽ. Trong giảng dạy còn mang tính lý thuyết, thiếu thực tế. Việc xác định kế hoạch, chương trình giảng dạy chưa lôgic, khoa học và phù hợp với đối tượng người học. Tổ chức lớp học với quân số đông, trong giảng dạy còn xem nhẹ việc tổ chức ôn tập. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy Giáo dục quốc phòng-an ninh, phần lớn giáo viên chỉ tập trung nhiều vào giới thiệu động tác, còn xem nhẹ việc tổ chức duy trì luyện tập các nội dung thực hành, thường sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập cũ. Khi bố trí đội hình lên lớp, vì điều kiện học sinh đông nên giáo viên thường tổ chức đội hình nhiều hàng ngang theo hình chữ L hoặc hình chữ U. Những học sinh ngồi ở các hàng phía sau rất khó quan sát các động tác giáo viên làm mẫu, thậm chí còn nói chuyện riêng gây mất trật tự nên không nghe được giáo viên giảng bài, không nắm được nội dung cơ bản. Khi tổ chức luyện tập, giáo viên phổ biến thứ tự các bước luyện tập theo nội dung bài học, hướng dẫn một cách chung chung rồi phân chia vị trí tập luyện cho từng lớp. Trong thời gian này chủ yếu do học sinh tự luyện tập, cán sự lớp không quản lý được, vì lượng học sinh đông nên giáo viên cũng không thể kiểm tra uốn nắn và sửa sai được kịp thời. Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể đánh giá việc tổ chức luyện tập “Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC” của giáo viên bộc lộ những tồn tại sau: - Tổ chức duy trì luyện tập chưa thực sự sâu sắc, chưa chặt chẽ, chưa theo dõi sát sao việc luyện tập của học sinh. Do vậy, không phát hiện và sửa sai kịp thời, học sinh tập sai nhiều sẽ hình thành thói quen, cố tật. Chủ yếu là học sinh tự duy trì luyện tập, nhớ đến đâu tập đến đó, chưa biết tập dứt điểm từng động tác. - Chưa bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ phụ trách từng lớp, từng nhóm, chưa phát huy được vai trò đội ngũ cán bộ là học sinh kiêm chức và phối kết hợp giữa giáo
- 20 viên với học sinh trong quá trình tổ chức duy trì luyện tập. Thời gian để học sinh tự luyện tập dài, thời gian luyện tập theo đội hình tổ nhóm quá ít, không tổ chức bình tập sửa sai, tạo cảm giác chán nản, thiếu tập trung dẫn tới nhiều học sinh chơi đùa, làm việc riêng. Học sinh chưa biết cách sửa sai, tổng hợp động tác khó để giáo viên hướng dẫn sửa sai, thậm chí nhiều học sinh chưa nắm vững được kỹ thuật cơ bản của động tác. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh như: - Học sinh chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác Giáo dục quốc phòng-an ninh có hơn 80% số học sinh cho rằng môn học Giáo dục quốc phòng- an ninh là bình thường, ít quan trọng. - Phần lớn học sinh chưa thích học các nội dung thực hành. - Tinh thần tự giác luyện tập của học sinh chưa cao, ngay cả trên lớp. Có hơn 45% số học sinh chưa tự giác luyện tập. - Việc học tập rèn luyện ngoại khóa hầu như là không có, đến hơn 75% số học sinh không luyện tập ngoại khóa.Trong thực tế hiện nay một số trường có sân tập rộng, bảo đảm đủ điều kiện cho việc tổ chức học tập của học sinh có nhiều thuận lợi. Giáo viên có thể cho cả lớp tập luyện theo kế hoạch bài giảng trên địa hình sân để hình thành kỹ năng động tác, mà không xảy ra hiện tượng người học, người nghỉ chỉ vì không đủ diện tích của bãi tập để học. Hiện nay, ở rất nhiều trường thao trường, bãi tập của các trường chưa đảm bảo với nội dung học thực hành, chưa đúng, chưa đủ kích thước, cả khối học trên một bãi tập với nhiều nội dung thực hành khác nhau, không đủ diện tích cho học sinh luyện tập, không đảm bảo an toàn cho người dạy và người học đã tự cắt xén nội dung học thực hành. Ở một số trường THPT, bãi tập để tổ chức dạy-học bài điều lệnh đội ngũ thì gồ ghề, chưa được bằng phẳng. Thao trường học bắn súng ghép cùng với ném lựu đạn. Từ đó việc quản lý, tổ chức cho học sinh học tập của giáo viên rất khó khăn nên đã ảnh hưởng đến chất lượng học thực hành của học sinh. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu chủ quan và khách quan của người dạy và người học, điều kiện sân bãi, dụng cụ, phương tiện học tập,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn