intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp để từ đó áp dục các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh

  1. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Lời dạy đó giúp chúng ta nhận thức được tầm nhìn chiến lược, tình cảm, niềm tin yêu của Người dành cho tuổi trẻ. Đồng thời giúp chúng ta nhận thức vai trò quan trọng của thanh niên đối với đất nước: Giúp dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang; là chủ nhân tương lai; đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên… Vậy thanh niên cần phải làm gì thực hiện được sứ mệnh, gánh vác được trọng trách của mình. Người cũng chỉ rõ: "Nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là học. Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm trọn nhiệm vụ người làm chủ nước nhà". Và "Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên". Muốn thanh niên học tốt thì đòi hỏi người thầy phải dạy tốt. Thật khó để trở thành người thầy dạy tốt nhưng cũng thật dễ đối với ai luôn trăn trở vì sự nghiệp giáo dục, luôn trăn trở vì thanh niên, vì người học. Điều trăn trở của người giáo viên hiện nay là làm sao vừa dạy kiến thức cho học sinh nhưng đồng thời cũng dạy và trang bị cho các em kỹ năng sống. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh được thành lập từ năm 1988 với mục tiêu: Giúp các em không thi đỗ vào các trường THPT công lập có cơ hội học tập, được học tập. Mục tiêu đó vẫn gắn liền với Nhà trường sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển. Chính vì lẽ đó mà đầu vào học sinh thấp, hoàn cảnh gia đình nhiều em khó khăn và phức tạp. Xuất phát từ đầu vào, căn cứ vào thực tế của Nhà trường nên các thầy cô giáo của trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng kỷ cương, nề nếp trong dạy và học; quyết tâm tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh để hình thành nhân cách cho học sinh. Trong đó công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã nhiều chuyển biến đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, mỗi thầy cô giáo không thể bằng lòng với kết quả đó và càng không thể áp dụng bài dạy kỹ năng sống năm này sang năm khác mà không có sự đổi mới về nội dung và biện pháp. 1
  2. Từ thực tiễn hoạt động và qua tham khảo đồng nghiệp, tôi lựa chọn đề tài "Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh". 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp để từ đó áp dục các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: - Các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Phạm vi: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các Thông tư, Quyết định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, các văn bản hướng dẫn thực hiện giáo dục KNS cho HS mọi cấp học làm sơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tìm hiểu thực tế - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 5. Cấu trúc sáng kiến Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội dung gồm ba chương: - Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn. - Chương II: Các biện pháp thực hiện. - Chương III: Kết quả thực hiện. 6. Đóng góp và tính mới của đề tài Các công trình và đề tài nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu là những bài viết về biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong một số môn học tại trường như Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân... Nên đề tài nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp tại trường THPT 2
  3. Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh sẽ góp phần tạo kênh tham khảo, nhân rộng các hoạt động tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Kỹ năng sống Đời sống xã hội ngày càng phát triển và có những thay đổi lớn lao trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển đó làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng cũng làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách giải quyết phù hợp. Ngay cả những vấn đề đã từng xảy ra trước đây thì nay mức độ phức tạp, khó khăn của nó cũng có xu hướng tăng lên. Thực trạng đòi hỏi con người cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết. Thực tế chứng minh nếu con người được trang bị các kỹ năng sống thì sẽ thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân. Khi định nghĩa về kỹ năng sống đã có nhiều quan điểm khác nhau: Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: - Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…; - Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; - Học để sống với người khác (learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; - Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Dù có nhiều quan niệm nhưng tựu trung lại kỹ năng sống là con người biết vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, hạnh phúc, có ý nghĩa hơn. 3
  4. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Đặc trưng của kỹ năng sống bao gồm: – Kỹ năng sống là khả năng con người biết cách sống phù hợp và hữu ích. – Kỹ năng sống là khả năng con người dám đương đầu với những tình huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách vượt qua. – Kỹ năng sống là kỹ năng tâm lý xã hội, con người biết quản lý bản thân mình và tương tác tích cực với người khác, với xã hội. Kỹ năng sống được phân loại gồm các kĩ năng cốt lõi sau: - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng suy nghĩ/ tư duy phân tích có phê phán - Kỹ năng giao tiếp hiệu quả - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân - Kỹ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. Trong giáo dục chính quy ở nước ta hiện nay, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ: - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (tự nhận thức, xác định giá trị, đặt mục tiêu, kiềm chế cảm xúc, ứng phó với căng thẳng, quản lý thời gian…) - Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác (giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng/từ chối, thể hiện sự cảm thông, hợp tác, tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ…) - Nhóm các KN ra quyết định một cách hiệu quả (tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề…) 1.2. Bản chất, đặc điểm giáo dục kỹ năng sống Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,...Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết. Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm kỹ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo 4
  5. nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; suy nghĩ và hành động tích cực; học tập tích cực... Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển nhân cách của học sinh. Giáo dục kỹ năng sống là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành những hành động cụ thể. Giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân và khả năng sẵn sàng vượt qua các khó khăn trong cuộc sống. KNS cũng giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Do đó, việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng. Giáo dục KNS đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định hướng cho học sinh THPT rèn luyện để trở thành những công dân tương lai giàu lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến tài năng cho đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một xã hội phát triển đa chiều phải cần những công dân năng động, có KNS thích ứng. Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống được xem xét dưới 2 khía cạnh khác nhau: - Giáo dục kỹ năng sống là một lĩnh vực học tập: giáo dục sức khoẻ, HIV/AIDS. Ở lĩnh vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu - Giáo dục kỹ năng sống là một cách tiếp cận giúp giáo viên tiến hành giáo dục có chất lượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập: phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, rối loạn do thiếu iốt, lao phổi, sốt rét, ma tuý, HIV/AIDS, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng truyền thông và tự diễn đạt, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng xử lý cảm xúc, khuyến khích lòng tự trọng. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống cho HS trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Nó không thể thiếu trong giáo dục chính quy và không chính quy. 1.3. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống Khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tuân thủ nguyên tắc sau: - Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác - Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế. - Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai”; nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi. - Thay đổi hành vi: giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó 5
  6. - Thời gian – môi trường giáo dục: càng sớm càng tốt đối với trẻ em, ở lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS mọi lúc mọi nơi (nhà trường, gia đình, cộng đồng) 1.4. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống - Tích hợp nội dung KNS vào nội dung môn học. Ưu điểm của biện pháp này là thuận tiện, không tốn kém. Tuy nhiên phải tích hợp một cách hợp lý giữa KNS và nội dung môn học nếu không mục tiêu môn học không đạt được mà cũng không trang bị thêm kỹ năng sống nào. Các kỹ năng có thể tích hợp vào môn học gồm: Nhóm kỹ năng nhận thức – KN sáng tạo – KN tư duy phê phán – KN xử lý thông tin – KN nhận thức. Nhóm kỹ năng xã hội – KN làm việc nhóm – KN thuyết trình – KN đàm phán và thương lượng. Nhóm kỹ năng quản lý bản thân – KN quản lý thời gian – KN kiềm chế cảm xúc và chịu áp lực. Xuất phát từ thực tế đó nên tựu trung lại các môn học mà nội dung mang yếu tố hình thành năng lực cá nhân như: – Tìm hiểu – tái tạo tri thức mới; – Ghi nhận và xử lý thông tin và biểu diễn ý kiến cá nhân – Tình cảm yêu thương (đồng loại, đất nước, sinh vật …) – Có thế giới quan đúng đắn về đạo đức, thẩm mỹ … thì có thể tích hợp để giáo dục kỹ năng sống. - Giáo dục KNS qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục. Ngay từ đầu năm học các trường học phải xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp trong chương trình Nhà trường. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giáo dục các kỹ năng sống: Nhóm KN thường thức cuộc sống – KN làm chủ cảm xúc, chịu áp lực, kiên nhẫn – KN thoát hiểm, sinh tồn – KN sáng tạo, khám phá. Nhóm KN giao tiếp tương tác – KN giao tiếp, làm việc nhóm, sinh họat tập thể – KN đàm phán, thương lượng. Một số hoạt động NGLL cụ thể để giáo dục KNS: Sinh hoạt chuyên đề, Tham quan thực tế, Đi dã ngoại, cắm trại, các chuyến đi lao động công ích, các hoạt động thiện nguyện. - Giáo dục kỹ năng sống thông qua tình huống trong lớp và thực tiễn: Trong các giờ học, cả giờ ra chơi sẽ diễn ra nhiều tình huống. Trong các tình huống đó không phải lúc nào học sinh cũng giải quyết tốt và hiệu quả, phù hợp với môi trường giáo dục. Chính vì thế nên giáo viên cần quan tâm thường xuyên học sinh, giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các tình huống cụ thể. Những tình huống để giáo dục kỹ năng sống rất đa dạng: tình bạn, tình yêu, giao tiếp trên mạng xã hội (nói xấu, mâu thuẫn, đe dọa, phát tán thông tin đời tư), trong thi cử, ứng xử với người lớn tuổi, mất niềm tin vào phụ huynh nên có nhiều hành vi không đúng mực (bỏ nhà đi, nói xấu, tự tử)… 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của giáo dục kỹ năng sống 6
  7. Theo Điều 2 – Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 xác định mục tiêu giáo dục: "Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế." Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho học sinh trước biến đổi nhanh chóng của công nghệ và đời sống xã hội. Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”. Kết luận số 51 – KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: Chất lượng giáo dục ở các bậc học chưa cải thiện đáng kể. Năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Một bộ phận nhà giáo chất lượng thấp, số ít nhà giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp; cơ cấu đội ngũ nhà giáo có nơi chưa hợp lý, thừa thiếu cục bộ, nhất là thiếu giáo viên mầm non. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một số tiêu cực trong giáo dục chưa được giải quyết tốt gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Khi xét đến kỹ năng sống của học sinh, sinh viên đã xuất hiện những câu chuyện khiến dư luận quan tâm. Năm 2014, các trang báo mạng đồng loạt đưa tin khảo sát của một giáo viên dạy toán: Nhiều em học sinh không biết sửa xe, không biết bơi, không biết nấu cơm, không nhớ ngày sinh nhật của bố, ít đọc sách. Thầy giáo đưa ra quan điểm cá nhân: "Nền giáo dục Việt Nam đang đi lạc hướng, nặng kiến thức, nhẹ dạy kỹ năng sống”. Sự việc 20 sinh viên đang học tập tại các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh đến núi Bà Đen tham quan bằng xe máy vào chiều 11/1/2015, sau đó bị lạc, phải nhờ đến khoảng 100 người cứu hộ để tìm kiếm đã khiến dư luận quan tâm. Đa số ý kiến mọi người đều cho rằng, các bạn trẻ thiếu các kỹ năng cơ bản để xử lý tình huống. Một học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Đức Mậu, H. Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà đã khiến dư luận hết sức xôn xao. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến nạn nhân này 7
  8. nghĩ quẩn là do bị một trang mạng phát tán video clip L. và bạn trai hôn nhau tại lớp học. Tình trạng học sinh bị xâm hại tình dục, học sinh tử vong do đuối nước hằng năm… Càng nhiều sự việc đáng tiếc xẩy ra thì mọi người lại càng quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống. Ngành giáo dục đã có các chương trình tập huấn, triển khai đến từng giáo viên để họ hiểu rõ tầm quan trọng cũng như giáo dục kỹ năng sống như thế nào cho học sinh. Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. Nghiên cứu của thầy giáo Trần Đại Nghĩa – Trường THPT Bình Điền – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế Để tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, tháng 02/2018, khảo sát ý kiến của 600 HS của 6 trường THPT chuyên ở khu vực Bắc miền Trung Việt Nam (Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế; Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị; Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình; Trường THPT chuyên Hà Tĩnh; Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An; Trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa), ở mỗi trường lấy ý kiến 100 HS đại diện qua bộ phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả: tổ chức hội thi, cuộc thi ở mức rất thường xuyên và thường xuyên là 79,17%; tiếp đến là hình thức tổ chức các hoạt động nhân đạo, tình nguyện ở mức rất thường xuyên và thường xuyên là 42%; ở các hình thức tổ chức HĐGDTN khác đều ở mức độ ít tổ chức và không tổ chức có tỉ lệ cao trên 50%. Như vậy, có thể thấy, qua kết qua trưng cầu ý kiến thì trong 10 HĐGDTN chỉ có 2 hoạt động được đánh giá là “thường xuyên tổ chức”, còn lại 8 hoạt động khác (Câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, tổ chức diễn đàn, giao lưu, tham quan dã ngoại, chiến dịch tình nguyện, tổ chức sự kiện) “ít tổ chức” hoặc “không tổ chức”. Điều này cho thấy, HĐGDTN ở các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam đang còn bỏ ngỏ. Cũng cần khẳng định khách quan rằng: Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng 8
  9. môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên, … tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục KNS. Ngành giáo dục Nghệ An đã tổ chức các lớp tập huấn đầu năm học cho giáo viên về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội. Hiệu quả tập huấn là các Nhà trường và giáo viên thống nhất hành động, từ đó làm cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống nâng cao chất lượng. 2..2. Thực trạng tình hình Nhà trường Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường phổ thông trên địa bàn TP Vinh nói chung và ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ- Vinh nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan. Đa số các học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống của mình và phấn đấu học tốt. Có được kết quả đó chính là nhờ sự vào cuộc thực sự về giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng sống nói riêng của Nhà trường. Ban giám hiệu Nhà trường xác định, học sinh đầu vào thấp, hoàn cảnh nhiều học sinh phức tạp, các em thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Xuất phát từ thực tế, Ban giám hiệu Nhà trường xác định Nhà trường phải đi lên từ nề nếp, đi lên từ các hoạt động giáo dục kỹ năng thì mới tạo thương hiệu Nhà trường. Học sinh Nhà trường có học thêm thật nhiều thì kết quả học tập không thể cao bằng các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật. Chính vì thế Nhà trường đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất: Bể bơi, sân chơi, sân cỏ nhân tạo, máy quét vân tay… để học sinh học bơi, học bóng đá, bóng rổ, biết quản lý thời gian… Mỗi giáo viên Nhà trường xác định Nhà trường là trường tư thục – tự thu, tự chi nên chất lượng dạy học là chất lượng dịch vụ. Dịch vụ tốt thì mới khách hàng nên giáo viên phải nâng cao dịch vụ của mình. Người giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, dạy học sinh mọi lúc, mọi nơi, quan tâm nhiều đến kỹ năng sống cho học sinh. Gần gũi học sinh để xem học sinh thiếu gì, cần gì để sẽ chia và giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng tập thể lớp lành mạnh để học sinh học nhiều, không sa vào các tệ nạn xã hội. Đoàn thanh niên Nhà trường có vai trò quan trọng trong giáo dục học sinh, Đoàn thanh niên vừa là nơi để các bạn tổ chức hoạt động, vừa là nơi gián tiếp quản lý các bạn ĐVTN. Đoàn Thanh niên đã có nhiều hoạt động để đoàn viên tham gia đề cao tính độc lập, chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh. 9
  10. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì tỉ lệ học sinh thiếu các kỹ năng sống, vi phạm các chuẩn mực đạo đức ở các mức độ khác nhau ngày càng tăng. Để đánh giá thực trạng của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Vinh, chúng tôi quan tâm đến kết quả nên đã khảo sát ý kiến của học sinh được thể hiện như sau: Bảng 2.2.1. Điều tra học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ về biểu hiện trên một số lĩnh vực liên quan đến kỹ năng sống. Mức độ Nhóm kỹ Biểu hiện Không Thỉnh Thường Rất năng bao giờ thoảng xuyên thường xuyên Gian lận trong kiểm 60 350 75 15 Kỹ năng tra, thi cử nhận biết và Hát tốt quốc ca 50 400 150 sống với chính mình Hút thuốc lá 410 170 20 Bỏ rác đúng nơi quy 2 498 65 35 định Xây dựng hình ảnh bản 50 200 350 thân Kỹ năng Gây mâu thuẫn, đánh nhận biết và nhau 450 150 sống với người khác Thiếu tôn trọng giáo viên 435 155 10 Nói tục, chửi thề, chửi 40 305 205 50 bậy Nói dối người thân 335 250 15 Lười làm việc nhà 185 300 75 40 Coi thường người 560 30 10 nghèo khổ? Làm việc nhóm 50 466 84 Đi học không đúng giờ 534 60 6 10
  11. Nhóm các Thuyết trình trước 500 60 30 KN ra quyết nhiều người định một cách hiệu Chia thời gian làm 328 222 50 quả kiểm tra hiệu quả Không cáu gắt khi gặp 430 170 hoàn cảnh bất lợi Xử lý có văn hóa thông tin xấu trên mạng xã 189 343 68 hội Nhìn vào bảng tổng hợp có thể thấy với số lượng 600 học sinh được điều tra thì biểu hiện theo chiều hướng tiêu cực khá phổ biến: học sinh gian dối trong thi cử, với người thân, biểu hiện lệch chuẩn văn hóa, thiếu quan tâm đúng mức đến hình ảnh bản thân, không trau dồi các kỹ năng bản thân vẫn phổ biến. Từ đó có thể khẳng định học sinh vẫn mơ hồ về khái niệm kỹ năng sống, cách rèn luyện kỹ năng sống, giá trị của kỹ năng sống nên kết quả học tập không cao, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội là hệ quả tất yếu. CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Đổi mới giờ chào cờ đầu tuần Giờ chào cờ đầu tuần được diễn ra đầu tuần tại các trường học theo mô típ: Nhận xét tình hình học tập tuần qua thông qua lớp trực, đại diện Đoàn Thanh niên, đại diện Ban giám hiệu Nhà trường; đồng thời triển khai nội dung tuần tới, thời gian tới. Nếu có hoạt động thi đua thì phát động thi đua hoặc tổng kết; lồng ghép một số hoạt động tuyên truyền. Mô típ này khiến cho học sinh là người lắng nghe để thực hiện cho tốt. Khiến số đông học sinh không hứng thú với giờ chào cờ. Điều tra học sinh về môn học nào em yêu thích nhất, giờ học nào em không thích tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh thì môn thể dục được đa số học sinh yêu thích, giờ chào cờ đa số học sinh không thích. Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu đổi mới giờ chào cờ. Mục tiêu: Đổi mới nội dung giờ chào cờ, lồng ghép các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tăng cường tính hứng thú cho học sinh. Thực hiện tốt hoạt động hát quốc ca, kỷ luật. Nội dung đổi mới: - Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại lễ Chào cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên hát Quốc ca. 11
  12. - Lồng ghép giáo dục các kỹ năng sống: lắng nghe, giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, khai thác và xử lý thông tin, tìm kiếm sự giúp đỡ… - Thực hiện tốt chương trình Nhà trường được xây dựng từ đầu năm. Hoạt động thực hiện: - Hoạt động hát quốc ca: Giờ chào cờ được đảm bảo về thời gian, học sinh tập trung nghiêm túc, theo hàng lối (có giãn cách để đảm bảo trật tự). Học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh phải hát Quốc ca với nhạc Quốc ca không lời. Để hát tốt Quốc ca thì các lớp được yêu cầu triển khai luyện tập hát Quốc ca trong các sinh hoạt tập thể tại lớp đồng thời tìm hiểu về lịch sử Quốc ca Việt Nam – ca khúc Tiến quân ca của Cố Nhạc sỹ Văn Cao (1923 - 1995). Chú trọng nghi thức khi hát Quốc ca: tư thế nghiêm, mắt hướng về cờ Tổ quốc. Nhà trường thường xuyên thay mới lá cờ Tổ quốc trên cột cờ để đảm bảo khánh tiết. - Hoạt động nhóm, đóng vai, thể hiện của học sinh: Các tổ nhóm chuyên môn Nhà trường đã có các hoạt động chuyên môn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua giờ chào cờ cụ thể Nhóm Ngoại ngữ: xây dựng chương trình “Our wonderful teachers” – Những người thầy tuyệt vời của chúng em. Chương trình biểu diễn vào ngày 16/11/2020. Học sinh lớp 11 và 10 đã tổ chức luyện tập chương trình. Chương trình bao gồm hai tiểu phẩm bằng tiếng Anh. Tiểu phẩm 1: ca ngợi những người giáo viên đã giúp học sinh thoát khỏi các tệ nạn xã hội. Tiểu phẩm 2: Nói về tình yêu của người lính và người giáo viên trong thời chiến, kẻ thù giết cô giáo trước mắt các em học sinh. Nhóm Văn tổ chức chương trình ngoại khóa Văn học dân gian với chủ đề: "Cội nguồn và Sáng tạo” vào ngày 30/11/2020. Học sinh dựng lại vở kịch An Dương Vương và thể hiện các ca khúc: Bèo dạt mây trôi, gió đánh đò đưa, Bống bống bang bang. Nhóm Giáo dục công dân tổ chức chương trình Phiên tòa giả định vào ngày 25 tháng 1 năm 2021 tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường. Học sinh được đóng vai Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán, Thư ký, Luật sư, Kiểm sát viên, bị cáo và người bị hại. Nhóm Địa lý tổ chức chương trình Tuyên truyền tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường. Học sinh được đóng vai vào vở kịch “Tôn Ngộ Không tỉnh ngộ”. Thầy trò Đường Tăng được các bạn học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh tuyên truyền về tiết kiệm nước, rửa tay đúng cách, bỏ rác đúng quy định và phân loại rác thải. 12
  13. - Hoạt động lắng nghe, tương tác của học sinh: Nhà trường trong các phần tuyên truyền đều có câu hỏi dành cho học sinh. Nếu học sinh trả lời đúng sẽ nhận được tiền mặt là 20.000 đồng hoặc phiếu ăn tại Căng tin. Nên nhiều em học sinh khi được tuyên truyền về Luật An ninh mạng, Luật Giao thông, Luật phòng, chống Ma túy, Luật thanh niên, các sự kiện nổi bật của Thế giới và Việt Nam, các sự kiện lịch sử đều chú ý lắng nghe để trả lời các câu hỏi nhận phần quà. Trong các chương trình ngoại khóa của các nhóm thì có phần giao lưu với khán giả nên học sinh chăm chú để trả lời. Trong các giờ chào cờ đều là tác động hai chiều chứ không phải là một chiều: Triển khai – nghe, kết quả không nhớ. 2. Biện pháp 2: Đa dạng hóa các câu lạc bộ đội nhóm Câu lạc bộ là nơi tập hợp những bạn học sinh có cùng sở thích, cùng nhu cầu và hướng tới những mục đích nhất định. Tham gia câu lạc bộ, các học sinh có cơ hội tổ chức các hoạt động phong phú và được học hỏi lẫn nhau qua đó các bạn được giáo dục, nâng cao nhân cách, kỹ năng sống. Cũng trong các câu lạc bộ này, các bạn sẽ được thỏa mãn với những đam mê, sở thích của mình. Tập hợp và ra quyết định thành lập: Đoàn trường có trách nhiệm tập hợp và ra quyết định thành lập các Câu lạc bộ, đồng thời cử các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn trường, Chi đoàn giáo viên tham gia Ban chủ nhiệm, cố vấn câu lạc bộ. Muốn duy trì câu lạc bộ cần có sự quan tâm, động viên từ các tổ chức trong Nhà trường để học sinh có kinh phí tổ chức các hoạt động thỏa mãn đam mê của mình. Đặc biệt trong Tháng Thanh niên hằng năm Đoàn trường nên tổ chức gặp mặt, giao lưu các Câu lạc bộ, đội nhóm nhằm lan tỏa. Tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh đã có các câu lạc bộ: Câu lạc bộ thiện nguyện, CLB B.2.S (Nhảy), CLB TAC (đàn, hát), CLB Bóng rổ. Các câu lạc bộ hoạt động thường xuyên là nơi rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng sống. * Câu lạc bộ thiện nguyện Mục đích: Mang sức trẻ, lòng nhiệt huyết của các bạn học sinh đến với những hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng đang cần sự giúp đỡ. Tạo sân chơi để các bạn học sinh học hỏi kỹ năng, trưởng thành hơn trong cuộc sống, biết sẽ chia, biết yêu thương để đón nhận hạnh phúc. * Câu lạc bộ B.2.S Câu lạc bộ hoạt động miễn phí do Đoàn trường tổ chức, mục đích là để nâng cao sức khỏe, tạo ra môi trường lành mạnh cho các bạn phát triển thể chất và tâm lí. Câu lạc bộ hoạt động 4 buổi trong tuần. Sau thời gian tiến hành 100% các bạn thành viên của câu lạc bộ thấy sức khỏe của mình tốt hơn lên, một số bạn thiếu tự tin về vóc dáng của mình khi tham gia vào đây đã tự tin lên sân khấu biểu diễn. Rõ ràng cho thấy sức khỏe tốt, các bạn tự tin thể hiện bản thân. Và như vậy các bạn sẽ tự tin trong giao tiếp cũng như trong các mối quan hệ hàng ngày. Gần gủi, chia sẻ, 13
  14. vui khỏe là mục tiêu mà câu lạc bộ B.2.S của trường hướng tới, điều này đã tạo thành sân chơi lành mạnh và giúp các bạn nữ rèn luyện kĩ năng sống khi tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ. * Câu lạc bộ âm nhạc TAC Câu lạc bộ hoạt động miễn phí bao gồm các học sinh Nhà trường có sở thích và đam mê âm: hát, piano, guitar… Câu lạc bộ sinh hoạt vào các buổi chiều sau khi tan trường và tập trung tại các quán cà phê âm nhạc trên địa bàn Thành phố Vinh mà học sinh yêu thích. Thông qua các buổi sinh hoạt, học sinh sửa cho nhau từng phím đàn, nốt nhạc, sự phối hợp với nhau để biểu diễn các ca khúc mà giới trẻ yêu thích. Câu lạc bộ thường biểu diễn tại trường, tham gia Giọng hát hay cấp Thành phố, quay các video nhân dịp các ngày lễ. Hoạt động được nhiều bạn trẻ thích thú, là nơi để thỏa mãn đam mê âm nhạc và rèn luyện kỹ năng sống: biết quản lý thời gian bản thân một cách bổ ích, kiềm chế căng thẳng. * Câu lạc bộ bóng rổ Câu lạc bộ là nơi tập trung các thành viên yêu thích bóng rổ. Nhà trường đã đầu tư xây dựng sân bóng rổ cho học sinh và đưa môn bóng rổ vào chương trình giáo dục thể chất. Các học sinh đam mê đã đăng ký và tổ chức sinh hoạt tại câu lạc bộ vào các buổi chiều hằng ngày. Câu lạc bộ đã tổ chức giải đấu hằng năm cho các thành viên câu lạc bộ, đồng thời tham gia các giải bóng rổ các trường THPT trên địa bàn Nghệ An và Nghệ An mở rộng. Nhiều năm liền câu lạc bộ giành giải cao. Câu lạc bộ giúp học sinh thõa đam mê môn bóng rổ đồng thời là nơi để các em kết nối, chia sẽ giúp đỡ nhau không chỉ trong chơi bóng, trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày. Thành viên câu lạc bộ đã tổ chức sinh nhật cho nhau, động viên nhau trong học tập và chia sẽ kinh nghiệm trong cuộc sống. 3. Biện pháp 3: Tham quan các di tích lịch sử các tỉnh miền Trung Nhà trường đã triển khai hoạt động này 2 năm học là 2017 – 2018, 2018 – 2019. Năm học 2019 – 2020 không triển khai được vì thời gian tổ chức trùng với thời gian giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid 19. Năm 2020 – 2021 thực hiện hoạt động này vì đã có trong chương trình Nhà trường được xây dựng từ đầu năm học, hoạt động được giáo viên, phụ huynh và học sinh hưởng ứng tích cực. Dự kiến thực hiện vào ngày 17, 18 tháng 4 năm 2021, nếu tình hình dịch bệnh có thể lùi vào dịp cuối năm học. Mục đích - Gi¸o dôc truyÒn thèng, lÞch sö ®èi víi học sinh Nhµ tr-êng; gãp phÇn x©y dùng tinh thÇn ®oµn kÕt cho c¸c lớp, nâng cao sù hiÓu biÕt thùc tÕ cho häc sinh. T¨ng c-êng c¸c ho¹t ®éng tr¶i nghiÖm cho gi¸o viªn vµ häc sinh nh»m gi¸o dôc sống cho học sinh. Các kỹ năng sống: quản lý thời gian cá nhân khi xa gia đình, hỗ trợ người khác và biết cách nhận sự hỗ trợ từ tập thể. 14
  15. - Thùc hiÖn tèt chương trình Nhà trường năm học 2020 - 2021. Thµnh phÇn tham gia - Häc sinh khèi 11; - §oµn viªn Chi ®oµn gi¸o viªn ®-îc ®iÒu ®éng. - Trang phôc: Häc sinh mÆc ¸o ®ång phôc Nhµ tr-êng vµ ¸o ®ång phôc líp Thêi gian 02 ngày 02 ®ªm : Tõ 5h 00 phót ®Õn ngµy 17 th¸ng 4 n¨m 2021 ®Õn 5h 30 phót ngµy 19 th¸ng 4 n¨m 2021. Ph-¬ng tiÖn di chuyÓn: Xe gi-êng n»m. Tæng sè 11 xe cho 11 líp: 11A1, 11C1, 11C2, 11D1, 11D2, 11D3, 11D4, 11D5, 11D6, 11D7, 11D8. Các lớp nhận một băng rôn từ BCH Đoàn trường để dán trước đầu xe. Néi dung vµ lé tr×nh: C¸c ®Þa ®iÓm tham quan: T¹i Thõa Thiªn - HuÕ: Kinh thµnh HuÕ, Chïa Thiªn Mô, L¨ng Tù §øc; t¹i Qu¶ng TrÞ: Thµnh cæ Qu¶ng TrÞ, NghÜa trang liÖt sü Tr-êng S¬n; Qu¶ng B×nh: Mé §¹i t-íng Vâ Nguyªn Gi¸p. TT Néi dung c«ng viÖc Thêi gian §Þa ®iÓm Ngµy 17/4 1 TËp trung häc sinh 5h 00 phót S©n Nhµ theo ®¬n vÞ líp vµ tr-êng ®iÓm danh Xe cã mÆt 2 Di chuyÓn ®Õn Mộ Đại 5h 15 phót Tr-íc cæng tướng Võ Nguyên Giáp b¾t ®Çu xuÊt tr-êng ph¸t 3 §Õn Qu¶ng Tr¹ch - 9h 00 phót Mé §¹i t-íng Qu¶ng B×nh Vâ Nguyªn Gi¸p 4 TËp trung häc sinh di 9h 30 phót Mé §¹i t-íng chuyÓn ®Õn NghÜa Vâ Nguyªn trang LiÖt sü Tr-êng Gi¸p S¬n 5 Häc sinh d©ng h-¬ng 10h 30 phót Do Linh - 15
  16. t¹i NghÜa trang LiÖt ®Õn 11h 30 VÜnh Linh - sü Tr-êng S¬n phót Qu¶ng TrÞ 6 TËp trung häc sinh di 11 giê 30 Do Linh - chuyÓn ®Õn Thµnh phè phót ®Õn VÜnh Linh - §«ng Hµ 12giê Qu¶ng TrÞ 7 ¡n tr-a t¹i Nhµ hµng 12h 10 phót §«ng Hµ - T©n Phóc - Tp §«ng Hµ ®Õn 13h 30 Qu¶ng TrÞ - Qu¶ng TrÞ phót 8 TËp trung häc sinh di 13h 30 phót TP §«ng Hµ - chuyÓn ®Õn TP Qu¶ng ®Õn 14h 30 Qu¶ng TrÞ TrÞ phót 9 TËp trung häc sinh 14h 30 phót TP Qu¶ng TrÞ tham quan Thµnh cæ ®Õn 15h 30 Qu¶ng TrÞ phót 10 TËp trung häc sinh di Tõ 15h 30 chuyÓn vµo TP HuÕ phót ®Õn 17h 00 phót 11 §Õn TP HuÕ nhËn 17h 00 phót TP HuÕ phßng, vÖ sinh c¸ ®Õn 18h nh©n 12 ¡n tèi t¹i Nhµ hµng 18h ®Õn 19h TP HuÕ thuéc KS A 30 phót 11 Tham quan Thµnh phè Tõ 19h 30 TP HuÕ HuÕ vÒ §ªm (CÇu phót ®Õn 21h Tr-êng TiÒn, Phè §i 30 phót bé) 12 Di chuyÓn vÒ Kh¸ch 22h ®Õn 6h TP HuÕ s¹n vµ kiÓm tra sü s¸ng h«m sau sè, nghØ ng¬i Ngµy 18/4 13 ¡n bóp phª t¹i kh¸ch 6h 30 phót TP HuÕ s¹n ®Õn 7h 30 phót 14 TËp trung tham quan 8h ®Õn 10h 30 TP HuÕ §¹i Néi - HuÕ phót 16
  17. 15 VÒ kh¸ch s¹n nghØ vµ 11h 00 phót TP HuÕ ¨n tr-a t¹i Nhµ kh¸ch ®Õn 14h 16 Di chuyÓn tham quan 14 h ®Õn 15h TP HuÕ L¨ng Tù §øc 30 phót 17 Th¨m chïa Thiªn Mô vµ 15h30 ®Õn 17h TP HuÕ nghe thuyÕt ph¸p 30 18 ¡n tèi t¹i kh¸ch s¹n 18h 30 ®Õn TP HuÕ 19h 30 phót 19 Di chuyÓn vÒ Vinh 20h 30 phót TP HuÕ ®Õn 5h 30 phót 20 Di chuyÓn vÒ tr-êng 6h ngµy 19/4 Tr-êng THPT vµ tËp trung kiÓm tra NguyÔn Tr-êng hËu cÇn ë Tr-êng Té Để đảm bảo cho chuyến tham quan, nhà trường đã xây dựng và thực hiện các công việc: đăng ký đơn, kiểm tra phương tiện di chuyển, nơi lưu trú, quy chế làm việc, phối hợp với các thành viên, nội quy tham quan: §iÒu 1: Tu©n thñ hµnh tr×nh vµ lÞch, giê giÊc tham quan, tuyÖt ®èi kh«ng tù ý t¸ch ra khái §oµn tham quan. §iÒu 2: Gióp ®ì c¸c b¹n kh¸c nÕu gÆp khã kh¨n, ph¸t huy tinh thÇn ®oµn kÕt tËp thÓ ®Ó ch-¬ng tr×nh tham quan hoµn thµnh tèt ®Ñp. §iÒu 3: Thùc hiÖn tèt c¸c quy ®Þnh n¬i ®Õn tham quan, TuyÖt ®èi kh«ng v¨ng tôc, trªu ®ïa, lµm mÊt vÖ sinh trªn xe còng nh- c¸c ®Þa ®iÓm tham quan. §iÒu 4: Lu«n gi÷ g×n uy tÝn vµ danh dù cña Nhµ tr-êng. §iÒu 5: Phèi hîp víi gi¸o viªn chñ nhiÖm, Ban c¸n sù - Ban chÊp hµnh Chi ®oµn trong c¸c ho¹t ®éng cña ch-¬ng tr×nh. Häc sinh nµo thùc hiÖn tèt néi quy sÏ ®-îc tuyªn d-¬ng khen th-ëng, nÕu vi ph¹m ph¶i chÞu h×nh thøc kû luËt thÝch ®¸ng. Để thực hiện được hoạt động này, Ban giám hiệu Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban tổ chức với sự tham gia của Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, GVCN có học sinh tham gia, giáo viên dạy lịch sử. Ban tổ chức chuẩn bị các công 17
  18. tác như liên hệ xe để thuê xe cho học sinh, liên hệ các nơi đến tham quan học tập, liên hệ khách sạn để thuê với số lượng lớn. Nhà trường tự liên hệ nhằm tiết kiệm kinh phí cho học sinh khi tham quan. Thông qua liên hệ, giáo viên học tập thêm kinh nghiệm tổ chức cho học sinh với các hoạt động trải nghiệm tham quan. Sau đợt tham qua giáo viên sẽ đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Ngay từ khi học lớp 10 học sinh Nhà trường được giới thiệu đến chương trình tham quan các tỉnh miền Trung năm lớp 11 để các em chuẩn bị tinh thần, sức khỏe, tích lũy dần một khoản tiền đóng góp và trang trải. Nhà trường đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thông báo cho phụ huynh biết và học sinh phải viết đơn đăng ký. 4. Biện pháp 4: Thực hiện tích cực hoạt động thiện nguyện Mục đích - Gắn việc tổ chức nhằm giáo dục truyền thống nhân đạo, tương thân, tuonwg ái trong học sinh. - Thông qua đó giáo dục học sinh ý thức sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ý thức biết vươn lên trong cuộc sống, khắc phục mọi khó khăn. - Xây dựng truyền thống đoàn kết tập thể trong giáo viên và học sinh. Đối tượng: Học sinh toàn trường Nguồn kinh phí thực hiện: Thực hiện theo hai cách là đóng góp tập trung theo đợt và thực hiện hằng ngày. Dịp đầu năm học, tại Lễ khai giảng năm học mới Nhà trường tổng kết các hoạt động thiện nguyện, công bố thu và chi, phát động quyên góp từ tập thể và cá nhân. Ngoài ra xây dựng tủ thiện nguyện “Góp tiền lẽ, chia sẽ yêu thương” để hằng ngày các giáo viên, nhân viên, học sinh góp những đồng tiền lẽ và hoạt động thiện nguyện. Thùng từ thiện đặt trong khuôn viên Nhà trường để học sinh và giáo viên thuận tiện quyên góp. Đối với giáo viên và nhân viên đã dành những khoản tiền thưởng, một phần tiền lương đóng góp vào hoạt đồng chung của Nhà trường. Năm học 2018 - 2019: Nhiều tập thể và cá nhân đã ủng hộ trực tiếp cho Quỹ với số tiền 7.935.000 đồng từ những phần thưởng, danh hiệu hay những ngày lương của bản thân mình. Nhiều tập thể lớp góp hằng tuần vào giờ sinh hoạt. Mở thùng từ thiện: Đợt 1 được 8.850.000 đồng, đợt 2: 6.230.000 đồng. Tổng thu: 28.202.000 đồng. Năm học 2019 - 2020: Nhiều tập thể và cá nhân đã ủng hộ trực tiếp cho Quỹ với số tiền 34.803.000 đồng từ kinh doanh Hội chợ Tết, những phần thưởng, danh hiệu hay những ngày lương của bản thân mình. Tại Lễ khai giảng năm học 2020 – 2021 đã quyên góp được số tiền là 13.550.000 đồng để thực hiện hoạt động thiện nguyện. Hoạt động cụ thể: 18
  19. Phát cháo miễn phí: Thời gian thực hiện hằng tháng, mỗi tháng 2 lần vào buổi chiều Chủ Nhật. Mỗi lần phát sẽ có sự tham gia của từng tập thể lớp. Công đoàn Nhà trường sẽ cử giáo viên từng tổ công đoàn và học sinh các lớp theo thứ tự tham gia nấu, vận chuyển và phát cho bệnh nhân tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Bệnh viện Ung – Bướu Nghệ An, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Năm học 2017 – 2018: 2400 suất cháo, 3000 bánh mỳ được phát cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Ung – Bướu Nghệ An. Năm học 2018 – 2019: 4550 bát cháo bao gồm 13 đợt phát vào buổi chiều Chủ Nhật tuần thứ 2 và tuần thứ 4 hằng tháng đến với các bệnh nhi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Năm học 2019 – 2020: 2700 bát cháo bao gồm 9 đợt phát vào buổi chiều Chủ Nhật tuần thứ 2 và tuần thứ 4 hằng tháng đến với các bệnh nhi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tủ đồ thiện nguyện Kết nối mọi người và học sinh quyên góp đồ củ còn dung được, đồ mới chưa dùng để vào tủ đồ thiện nguyện để cho những người nào có nhu cầu thì lấy đồ. Hàng tuần phân công lớp trực xếp đồ gọn gàng, loại những đồ quá bẩn và quá rách. Tổ chức “Trung thu cho em” và “Tết sum vầy” cho trẻ mồ côi tại làng trẻ SOS Giao cho từng lớp học sinh sẽ nhận kinh phí từ nhà trường tổ chức cho các em nhỏ tại làng trẻ SOS hai chương trình: Trung thu cho em và Tết sum vầy. Mỗi lớp phải chuẩn bị kịch bản chương trình và được phê duyệt trước. Giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh tham các phần việc cụ thể. Tham gia các hoạt động quyên góp khi được kêu gọi Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tình nguyện mùa đông” phù hợp với điều kiện của đơn vị. Tham gia các hoạt động hưởng ứng phong trào “Phòng chống tác hại của rác thải nhựa”, các hoạt động ủng hộ người nghèo, Vì miền Tây xứ Nghệ, ủng hộ phòng chống dịch Covid 19. Tặng quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Vinh Kết hợp với thi nét đẹp nữ sinh qua ảnh, các thí sinh chia làm ba khối: Khối 12 và cô giáo Lương Thị Mai Thủy, Khối 11 và cô giáo Đậu Thị Thùy Liên, Khối 10 và cô giáo Phạm Thị Hoài liên hệ với gia đình vào ngày 17/10/2020 và thực hiện việc tặng quà, nấu cơm đoàn viên và ăn với Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn thành phố Vinh. Mỗi khối sẽ nhận kinh phí từ Nhà trường, mua quà gồm (hoa tươi, bánh, sữa, đường) để tặng các Mẹ Việt Nam anh hùng (Mỗi mẹ sẽ nhận quà trị giá 1 triệu đồng). Giáo viên có nhiệm vụ liên hệ và kết nối, dẫn học sinh đến tặng quà, chụp ảnh, quay video làm tư liệu, đánh giá việc tham gia của các thí sinh bằng điểm để xếp thứ hạng. 19
  20. Học sinh khối 12 tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng: Hồ Thị Diệm và Đặng Thị Hài. Học sinh khối 11 tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng: Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Lan, Lê Thị Lục. Học sinh khối 10 tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng: Lê Thị Sáu, Lê Thị Tùng, Nguyễn Thị Hòe. Số Họ và tên Năm Họ tên liệt Hoàn cảnh TT Trú quán lượng mẹ sinh sỹ gia đình liệt sĩ Khối Vĩnh Thịnh, Hồ Trọng Có 02 con là 1 Hồ Thị phường Đông Vĩnh, 2 Trung Liệt sỹ, bản 1918 Hồ Trọng Diệm TP Vinh, tỉnh Nghệ thân già yếu An Đảm Hoàng Văn 3 Vinh Có 03 con là Xóm Yên Bình, xã Đặng Thị (2ls, Hoàng Văn Liệt sỹ. Bản 2 1914 Hưng Đông, TP Hài 1TB Hiến thân già yếu, Vinh, tỉnh Nghệ An 1/4) Hoàng Văn nằm 01 chỗ Công Lê Huy Có 02 con là Khối 13, phường Lê Thị Minh Liệt sỹ. Bản 3 1923 Bến Thủy, TP Vinh, 2 Sáu Lê Huy thân già yếu. tỉnh Nghệ An Trường Nhà cấp 4 Có 02 con là Liệt sỹ. Bản Trần Văn Khối 12, phường thân tuổi Lê Thị Lâm 4 1930 Bến Thủy, TP Vinh, 2 cao, trí nhớ Tùng Trần Văn tỉnh Nghệ An không minh Lai mẫn. Nhà cấp 4 Nguyễn Có 02 con là Nguyễn Khối 1, phường Ngọc Hà Liệt sỹ. Bản 5 Thị Kim 1933 Hồng Sơn, TP Vinh, 2 Nguyễn thân già yếu, Oanh tỉnh Nghệ An Ngọc Hải tuổi cao Khối Yên Bình, Trần Văn Nguyễn phường Hưng Phúc, Thành Có 02 con là 6 1935 2 Thị Lan TP Vinh, tỉnh Nghệ Trần Văn Liệt sỹ An Nam Khối 11, phường Võ Dung có chồng và Lê Thị 7 1924 Cửa Nam, TP Vinh, 2 Võ Đình con là Liệt Lục tỉnh Nghệ An Quang sỹ. Bản thân 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2