Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng, các giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ học cho HS THPT miền núi Tương Dương thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tương Dương 1. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế việc bỏ học của học sinh trường THPT Tương Dương 1 trong tình hình hiện nay và trong những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng miền núi thì đồng bào các dân tộc thiểu số có vai trò quyết định và là chủ thể của quá trình phát triển bền vững ở những vùng này. Vì vậy, phát huy nội lực của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) để phát triển là nhu cầu tất yếu và là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ở địa bàn miền núi. Thực tế ở vùng DTTS và miền núi hiện nay, mặc dù chất lượng giáo dục đã được cải thiện và nâng cao nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế - xã hội khác nhau vẫn tồn tại tình trạng học sinh bỏ học. Thực trạng này diễn ra ở tất cả các khối, lớp và đang có xu hướng tăng lên. Vì vậy, vấn đề đặt ra cần nghiên cứu thực trạng tình hình HS bỏ học, xác định rõ nguyên nhân để từ đó có những giải pháp giảm thiểu và khắc phục tình trạng bỏ học, góp phần cùng với nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng người DTTS cho địa phương. Học sinh bỏ học kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. Những thành phần này thường dễ bị kích động, lôi kéo. Từ đó hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, nhiễm các thói hư, tật xấu, sa vào các tệ nạn xã hội, thường xuyên vi phạm pháp luật, tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều đáng lo ngại hơn ở Tương Dương chúng tôi, nhiều em sau khi bỏ học về với bản làng đã trở thành con nghiện lúc nào không biết sau những ngày rời bỏ mái trường. Chính vì vậy, giảm thiểu lượng học sinh bỏ học là một việc làm vô cùng cấp thiết. Những năm qua tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT miền núi Tương Dương chiếm tỷ lệ khá cao. Nỗi lo học sinh bỏ học trở thành mối quan tâm, lo lắng thường xuyên của nhà trường, nhất là giáo viên chủ nhiệm, những người trực tiếp quản lý sĩ số lớp mình. Đối với học sinh DTTS trọ học xa nhà, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, giáo viên chủ nhiệm(GVCN) là người gần gũi nhất giống như người bố, người mẹ thứ 2 để có thể thấu hiểu, cảm thông và hỗ trợ cho các em trong học tập và cuộc sống. GVCN là người nắm bắt rõ nhất hoàn cảnh, nhu cầu, tâm lý, tính cách, mục tiêu của mỗi học sinh nên trong vấn đề giáo dục, khuyên răn học sinh nhằm duy trì sĩ số thì vai trò của thầy cô chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề thiết thực trên và thực tiễn gần 20 năm làm chủ nhiệm tại ngôi trường THPT miền núi này chúng tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm”. Với mong muốn được chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp học hỏi, trao đổi để đề tài ngày càng được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn. 1
- II. Mục đích nghiên cứu. Giảm thiểu tình trạng bỏ học cho học sinh (HS) THPT miền núi Tương Dương. III. Đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng, các giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ học cho HS THPT miền núi Tương Dương thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tương Dương 1. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế việc bỏ học của học sinh trường THPT Tương Dương 1 trong tình hình hiện nay và trong những năm tiếp theo. IV. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu lý luận về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, các phương pháp, quan điểm của các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý, tình cảm của học sinh THPT. - Các văn bản của Bộ GD&ĐT và các ngành các cấp liên quan đến công tác giáo dục học sinh. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. - Phương pháp thống kê, đối chiếu, phân tích tổng hợp từ thực tiễn bỏ học của học sinh trong các năm học 2020 – 2021, 2021 - 2022 đối chiếu với năm học 2022- 2023 và học kỳ I năm học 2023 - 2024. V. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề - Khảo sát thực trạng bỏ học của HS trường THPT Tương Dương 1. - Thực nghiệm các giải pháp phòng chống HS bỏ học thông qua công tác chủ nhiệm lớp. - Phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả của đề tài VI. Những đóng góp của đề tài. - Trình bày được những cơ sở lý luận của vấn đề - Xác định được thực trạng bỏ học của học sinh THPT Tương Dương 1 - Đưa ra được các giải pháp phù hợp với thực tiễn và đối tượng học sinh THPT miền núi trong hoạt động chủ nhiệm lớp. - Nhận thấy được vai trò quan trọng của GVCN trong công tác phòng chống HS bỏ học. 2
- PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Đặc điểm HS THPT miền núi Học sinh trường THPT miền núi đa số các em là con em các dân tộc thiểu số vùng cao, nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nhận thức về xã hội, môi trường và kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của các em và gia đình ở địa phương chủ gắn liền với thiên nhiên. Môi trường học tập của các em có sự giao lưu về văn hoá giữa các dân tộc khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau. Hình ảnh cuộc số ng củ a phụ huynh phụ thuộc chủ yế u và o nương rẫy Từ hoàn cảnh sống, văn hóa của các dân tộc vùng miền núi đã làm cho học sinh các dân tộc ở trường THPT miền núi có những đặc điểm tâm lý như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỉ luật,... còn hạn chế. Học sinh dân tộc có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Bên cạnh đó cũng có những học sinh rụt rè, nhút nhát, tự ty, tự ái, nhiều học sinh có tính tò mò , ham hiểu biết, đặc biệt là ý chí phấn đấu. Trong lối sống do các em không bị gò bó nên có những thói quen không tốt (như tác phong chậm chạp, thiếu ngăn nắp, thiếu vệ sinh,...) ảnh hưởng đến công tác giáo dục khi các em theo học ở trường. 3
- Tính tự ty, tự ái là những đặc điểm cơ bản của học sinh dân tộc ít người ở địa phương cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần quá thấp so với học sinh dân tộc kinh, tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng. Nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập thấ p, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười … các em dễ xa lánh thầy giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Có em chỉ vì thấ t tình mà đã về nhà uố ng rươu và ăn lá ngó n tự tử . Nếu giáo viên không hiểu ̣ rõ sẽ khó tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những vướng mắc của các em. Ngoài ra, trong số học sinh dân tộc ít người, các em thường ít nói, e dè, dễ xấu hổ, thiếu những hoài bão, ước mơ cần thiết. Cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho những em này bỏ học, xây dựng gia đình sớm. Vì thế giá o viên chủ nhiê ̣m cầ n phả i tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, cá tính, năng lực, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh lớp chủ nhiệm và đă ̣c biê ̣t chú ý quan tâm nhiều hơn đến học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Giáo dục và cảm hoá được học sinh tích cực tham gia vào việc học tập và các sinh hoạt tập thể , coi nhà trường như mô ̣t má i nhà và lớ p ho ̣c như mô ̣t tổ ấ m nhằ m ha ̣n chế đươ ̣c tình tra ̣ng nghỉ ho ̣c thường xuyên dẫn đến bỏ học giữa chừng của cá c em ho ̣c sinh trường THPT miền núi Tương Dương. 2. Những hậu quả của tình trạng HS bỏ học. Các tổ chức quốc tế khi nghiên cứu về tình trạng bỏ học của học sinh mới chỉ khuyến cáo về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong tương lai. Vấn nạn bỏ học còn đặt ra nhiều vấn đề xã hội khác cũng quan trọng không kém. Trong cái nhìn xã hội học, giáo dục tại nhà trường là một giai đoạn rất quan trọng trong việc “định hình” nhân cách nói riêng và con người nói chung. Mỗi cá nhân sẽ chỉ phát triển cân bằng nếu được hưởng hai nền giáo dục tốt từ gia đình và nhà trường. Đây là hai môi trường quan trọng nhất mà ở đó mỗi cá nhân được uốn nắn, được trang bị những kỹ năng, kiến thức, thái độ nền tảng để có thể hội nhập được vào xã hội với tư cách là một thành viên của xã hội. Do đó khi đứa trẻ phải bỏ học vì bất cứ lý do nào thì coi như xã hội phải đón nhận một thành viên “khiếm khuyết”. Và mỗi năm xã hội có hơn 200.000 thành viên như vậy, cộng dồn cho 5 năm 10 năm, 20 năm con số sẽ cực lớn. Đây sẽ là một trong những “dự báo” cho các vấn đề xã hội khác như tội phạm, trộm cướp mà xã hội sẽ phải đối diện trong tương lai không quá xa. Nghiên cứu xã hội học về tội phạm cho thấy tình trạng tội phạm nơi nhóm thất học hoặc học vấn thấp bao giờ cũng cao hơn nhóm có học vấn cao, do những hạn chế về nhận thức và thiếu khả năng kiếm sống bằng những hoạt động nghề nghiệp hợp chuẩn trong xã hội. 4
- Nếu khoảng 10% số học sinh bỏ học hiện nay khi trưởng thành sau này có những hành vi lệch chuẩn thì xã hội sẽ phải trả những cái giá rất đắt. Tình trạng bỏ học ngày nay sẽ là một dấu hiệu của tình trạng bỏ học trong tương lai do có tính liên thế hệ. Có nghĩa là khi bố mẹ thất học hoặc học vấn thấp thì nhiều khả năng con cái của họ cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự, bởi họ không đủ tri thức để hướng dẫn con cái trong việc học và thu nhập của họ cũng không đủ để trang trải cho việc học của con cái vốn đang ngày càng đắt đỏ hơn. Do đó, tuyệt đối không thể nào xem thường hiện tượng HS bỏ học dù tính ra tỉ lệ phần trăm trên tổng thể là không lớn. Việc học sinh bỏ học giữa chừng, tham gia lao động sớm, trái quy định làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần, cản trở việc tiếp cận giáo dục của trẻ em; tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Thực trạng học sinh bỏ học đang là nỗi lo cho xã hội, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Thực tế cho thấy, việc học sinh bỏ học bước vào cuộc mưu sinh sớm đã kéo theo nhiều hệ lụy trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội. Ở lứa tuổi các em thường thì nhận thức chưa đầy đủ nên khi đi làm có thể dễ dàng bị bóc lột sức lao động, thậm chí còn bị đánh đập, bạo hành về thể xác. Theo các chuyên gia xã hội học, việc lao động sớm khiến trẻ em dễ bị tổn thương tâm lý và gặp nhiều rủi ro về thể chất. Ngoài ra, các em dễ bị các đối tượng xấu kích động, lôi kéo, từ đó sẽ hình thành nên một lực lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Việc khắc phục tình trạng trẻ em bỏ học sớm hiện nay đang là vấn đề bức thiết, đòi hỏi sự quan tâm đúng mực của các cấp, các ngành trong đó vai trò của ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng vô cùng thiết thực. Vì vấn đề này không chỉ liên quan đến tương lai của các em, mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển chung của toàn xã hội khi đất nước ta đang thực hiện mục tiêu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Việc các em nghỉ học, bỏ học giữa chừng ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu giáo dục của nhà trường, đến chất lượng của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng. 3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác phòng chống HS bỏ học 3.1 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức, tuyên truyền, vận động nhằm hạn chế học sinh có nguy cơ bỏ học Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là rất lớn. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và có lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm ngày 5
- càng cao với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh, trong việc hình thành nhân cách học sinh và tuyên truyền vận động giúp cho các em nhận thức được lợi ích to lớn của việc học, từ đó có động cơ muốn đi học giúp hạn chế tối đa tình trạng HS có ý định muốn bỏ học. Mỗi một người giáo viên chủ nhiệm đều đã được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ không chỉ giảng dạy kiến thức văn hóa cho các em mà còn quản lý lớp học. Để làm tốt được cả 2 công việc đó đòi hỏi mỗi người giáo viên đều phải thật sự tâm huyết và không ngừng trau dồi cho mình kiến thức và biện pháp và đặc biệt là những biện pháp chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức để duy trì sĩ số và hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. GVCN là người thường xuyên gần gũi nắm bắt rõ nhất hoàn cảnh sống, cũng như nhu cầu, tâm lý, tính cách riêng biệt và mục tiêu của mỗi học sinh nên trong vấn đề giáo dục, khuyên răn học sinh nhằm duy trì sĩ số thì vai trò của thầy cô chủ nhiệm là vô cùng quan trọng, điều này không ai có thể thay thế được. Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của thầy, cô giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học tạo được sự thu hút và thuyết phục. Mong muốn học sinh ngoan có tinh thần học tập tốt thì trước hết người thầy giáo, cô giáo phải đưa lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đoàn vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. Đồng thời GVCN là người luôn gần gũi quan tâm sát sao đến từng HS của lớp để có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với các em những điều thiết thực nhất trong cuộc sống xa nhà, nhất là những HS có hoàn cảnh éo le hoặc gặp phải khó khăn về học tập, vấp ngã trong đời sống tinh thần dẫn đến nguy cơ bỏ học. 3.2. Tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số học sinh, giảm thiểu tỷ lệ học sinh trung học phổ thông ở khu vực miền núi bỏ học Việc duy trì sĩ số học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh bỏ học giữa chừng là một trong những yếu tố tạo nên mối nguy hại lớn cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, một dân tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Do đó chúng ta cần làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học để góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững. 6
- Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó việc các em đi học chuyên cần đóng một phần không nhỏ. Học sinh có đi học đều, đầy đủ thì việc tiếp thu bài mới tốt hơn. Nắm vững kiến thức các môn học trong chương trình một cách liền mạch và có hệ thống, đây là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi đến trường, từ đó giảm thiểu số lượng học sinh có nguy cơ bỏ học. Thông qua các cuộc họp cơ quan, phụ huynh và Ban giám hiệu luôn đặt lên hàng đầu vấn đề duy trì sĩ số học sinh. Với thực tế qua nhiều năm đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở: Làm thế nào để duy trì sĩ số và khắc phục tình trạng HS bỏ học giữa chừng? Đây chính là câu hỏi và vấn đề giúp tôi nghiên cứu đề tài trên. CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục của huyện miền núi Tương Dương Tương Dương là một huyên miền núi phía Tây Nghệ An có 16 xã, 1 thị trấn trong đó hầu hết các xã thuộc chương trình 135 (theo Quyết định 163/2006/QĐ- TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất cao (Tương Dương là 1 trong 16 huyện nghèo nhất cả nước). Vì thế hoà n cả nh gia đình củ a cá c em HS chủ yế u đề u là con em đồ ng bà o cá c dân tô ̣c thiể u số thuô ̣c hô ̣ nghè o gồ m cá c dân tô ̣c (Thái, Hơ mông, Khơ mú, Ơ đu, Tày Poọng) nằ m rả i rá c ở 17 xã thị trấn thuô ̣c địa bàn của huyê ̣n nhà. Khoảng cách từ nhà đến trường xa, giao thông đi la ̣i khó khăn, có xã phả i đi bằ ng thuyề n như các xã vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ: Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn. Giao thông tại các xã vùng cao Mai Sơn - Tam Hợp - Lòng hồ Bản Vẽ Điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều nên nhâ ̣n thứ c về tầ m quan tro ̣ng viê ̣c đi ho ̣c củ a phu ̣ huynh đố i vớ i con em ho ̣ cò n thấ p. Nghề nghiê ̣p chủ yế u củ a phu ̣ huynh là là m rẫy ở những nơi không có só ng điê ̣n thoa ̣i nên viê ̣c liên la ̣c không phả i khi nà o cũ ng thuâ ̣n lơị . Tình hình tê ̣ na ̣n xã hô ̣i trên địa bàn còn diễn biến phức ta ̣p như ma túy, đi làm ăn trái phé p ở Trung quố c, quá n karaoke trá hình, quá n Internet, hiê ̣n tương tả o ̣ 7
- hôn và di cư của đồ ng bà o Mông...dẫn tớ i ho ̣c sinh nghỉ ho ̣c nhiề u ngà y và bỏ ho ̣c giữ a chừ ng khi hà nh trang và o đời cò n quá it. ́ Về giáo dục nhìn chung đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng về số lượng, nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế (thiếu giáo viên mũi nhọn), nhất là trong áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống trường lớp tuy đáp ứng nhu cầu; tuy nhiên cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu trang thiết bị dạy và học. Kinh phí đầu tư cho giáo dục chủ yếu chi lương, chi cho hoạt động thấp. Chất lượng dạy và học tuy có được các ngành, các cấp quan tâm nhưng vẫn còn chênh lệch và thấp so với các vùng khác. Sự bất đồng về ngôn ngữa thầy cô giáo với đa số học sinh là người dân tộc thiểu số (Thái, H mông, Khơ mú, Poọng, Ơ đu..) cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Do đời sống gặp nhiều khó khăn, nên sự đầu tư cho học hành còn hạn chế, thậm chí một bộ phận người dân có quan niệm chưa đúng hoặc thiếu coi trọng về việc học và vai trò của giáo dục đào tạo. 2. Thực trạng về giáo dục và dạy học của trường trung học phổ thông miền núi Tương Dương Giáo dục của huyện nhà Tương Dương cũng có những bước phát triển đáng kể về quy mô, mạng lưới trường lớp và các loại hình giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại và yếu kém như mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp nhu cầu đào tạo nhân lực tại chỗ, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao; đội ngũ giáo viên còn yếu và thiếu về chuyên môn sâu, chưa đồng bộ về cơ cấu; huy động học sinh vùng dân tộc, vùng sâu đến lớp và duy trì sĩ số là vấn đề nan giải. Qua khảo sát các trường THPT Tương Dương, chúng tôi nhận thấy về cơ sở vật chất của trường được đầu tư khá tốt so với trước đây, nếu so với các trường THCS vùng trong thì khang trang hơn. Tuy nhiên đây là huyện thuộc miền núi vùng cao, nên đời sống của người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, chưa bắt kịp với đà phát triển kinh tế - xã hội và cả giáo dục của các huyện khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Việc huy động, duy trì sĩ số học sinh dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền núi trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung và huyện Tương Dương nói riêng. - Trường nằm trên địa bàn có địa hình hiểm trở, thiên nhiên khắc nghiệt, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực đến trường của học sinh và hiệu quả vận động của chính quyền địa phương. - Sự cạnh tranh nguồn tuyển sinh của các Trường cao đẳng nghề có tiềm lực kinh tế mạnh đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến số lượng tuyển sinh đầu vào của trường hàng năm suốt thời gian qua. - Đa số học sinh của trường ở cách xa nhà, các em đều phải ở trọ, nhà trường thiếu cơ sở vật chất và điều kiện để tổ chức bán trú; HS thiếu sự quan tâm về vật 8
- chất, tinh thần đúng mức từ gia đình, nhà trường, xã hội nên nhiều em có thiếu động cơ học tập, rèn luyện tích cực. - Nguồn lực tài chính, nhân lực của nhà trường rất hạn chế là trở ngại lớn trong việc thực hiện các giải pháp để động viên học sinh đến trường. - Đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn còn thiếu về số lượng và thuyên chuyển nhiều trong năm; chất lượng không đồng đều, nhiều môn thiếu giáo viên cốt cán cho sự nâng cao chất lượng đội ngũ. Bởi vì một số giáo viên có năng lực về chuyên môn khi đã đến độ chín muồi lại chuyển về xuôi. * Thực trạng phát triển số lượng học sinh qua 3 năm học gần đây ở trường THPT Tương Dương 1 Bảng 1: Số liệu học sinh qua các năm học: Kế hoạch năm Thực hiện năm học Tăng (+), Số HS học 2020 - 2021 2020 - 2021 giảm (-) lớp 10 Số học không sinh tuyển bỏ học Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS đủ chỉ tiêu 30 971 30 897 0 -74 31 Số HS Số lớp 10 học Kế hoạch năm Thực hiện năm Tăng (+), không sinh học 2021-2022 học 2021-2022 giảm (-) tuyển bỏ đủ chỉ học tiêu Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 30 1085 30 1004 30 -81 35 Kế hoạch năm Thực hiện năm Tăng (+), Số HS học 2022-2023 học 2022-2023 giảm (-) lớp 10 Số học không sinh bỏ tuyển đủ học Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS chỉ tiêu 30 1089 30 976 30 -113 10 40 9
- TT Năm học Khối 10 Khối 11 Khối 12 1 2020-2021 338 323 310 2 2021-2022 375 323 303 3 2022-2023 430 345 313 Qua thống kê cho thấy số lượng học sinh vào trường có xu hướng tăng theo các năm học gần đây, tuy vậy số HS bỏ học cũng tăng lên qua các năm, đó là điều đáng lo ngại cho thực trạng HS bỏ học ở ngôi trường này. So sánh số liệu có thể thấy rõ sĩ số học sinh ở các khối lớp biến động nhiều trong ba năm qua cụ thể ở bảng trên cho thấy HS vào đầu cấp tăng đáng kể nhưng khi đến lớp 12 cả trường đã giảm từ 30 đến 40 em. Qua đây chứng tỏ tình trạng học sinh bỏ học ngày càng nhiều đang là nỗi lo cho ngành giáo dục và của nhà trường. Đa số học sinh bỏ học là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và những em có học lực quá yếu kém. 3. Thực trạng HS bỏ học ở trường THPT Tương Dương 1. Học sinh bỏ học giữa chừng có thể xa lạ với các trường ở miền xuôi, nhưng lại khá quen thuộc đối với trường THPT miền núi Tương Dương 1 chúng tôi. Nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, với hơn 90% là người DTTS trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều nên nhâ ̣n thứ c về tầ m quan tro ̣ng viê ̣c đi ho ̣c củ a phu ̣ huynh đố i vớ i con em ho ̣ cò n thấ p. Bản thân các em cũng chưa xác định được mục tiêu khi đến trường nên thiếu động cơ cho học tập, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và bỏ học. Trong những năm gần đây, mặc dù đã được các cấp chính quyền quan tâm và nhà trường cùng các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng bàn bạc và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Nỗi lo học sinh bỏ học trở thành nỗi lo lắng thường trực của nhà trường và xem chừng năm nào cũng vậy, nỗi lo đó không ngoại lệ. Một thực tế đáng lo ngại trong khoảng ba năm gần đây tại trường THPT Tương Dương 1 tình trạng học sinh bỏ học ở các khối lớp chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là các em lớp 10 mới bước vào đầu cấp 3 mà đã có có tâm trạng không thích đi học và muốn bỏ học. Vì thế trường chúng tôi gặp không ít khó khăn, ngay từ khi tuyển HS vào khối 10 đa số các lớp không đạt chỉ tiêu về số lượng theo quy định, thêm vào đó HS bỏ học khá nhiều sau một thời gian đến trường học. Một số lớp giảm gần cả chục em so với sĩ số được nhận ban đầu, có những năm học sinh bỏ học cả trường lên tới hơn 40 em, đây thật sự là những con số đáng báo động và làm ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu giáo dục của nhà trường, đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương.Tính đến thời điểm hiện tại vào cuối tháng 4/2024 số HS của trường đã giảm từ 1109 xuống còn 1063, như vậy đã bỏ học 46 em, đây thực sự là điều đáng lo ngại cho nhà trường. Chính vì thế chúng tôi những người làm GVCN luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để các em muốn đến lớp học, và thật sự cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Từ đó có thể giúp các em 10
- yêu trường mến lớp hơn, tự mình vượt qua sự nông nổi nhất thời và yên tâm học tập để có được một tương lai tươi sáng hơn. Đó là điều mang lại hiệu quả thiết thực của việc vận dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của HS tại ngôi trường này. 4. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Tương Dương 1 4.1 Nguyên nhân khách quan của tình trạng học sinh bỏ học tại trường trung học phổ thông ở khu vực miền núi Tương Dương. Địa bàn Thị trấn với nhiều xã bản ở cách xa trường, học sinh thường xuyên đi, đến bất thường, nên việc quản lí học sinh thiếu ổn định. Hầu hết các em là dân tộc thiểu số xa nhà hàng chục km để đến trường phải thuê trọ để đi học nên thời gian ở phòng trọ không được quản lý chặt chẽ. Độ tuổi của các em là độ tuổi nhạy cảm, tò mò dẫn đến đua đòi theo bạn bè, bắt chước những thói hư tật xấu, phát ngôn theo thói quen thiếu suy nghĩ, thích làm những điều ngang ngược để thể hiện bản thân, thể hiện mình “oai phong” hơn người Học sinh học yếu không theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn, học yếu bị thầy phê bình, học kém bị cô thầy bộ môn phạt và nhắc nhở nhiều, không muốn học nên bỏ tiết, bỏ giờ ra ngoài lêu lổng, chơi game, lang thang, dẫn đến tiếp thu những điều xấu. Tệ hơn nữa một số còn gây gổ, đánh nhau do những mâu thuẫn không đáng có. Tuy nhiên như tất cả chúng ta đều biết việc phân biệt được tốt - xấu, cái nên học và cái không nên học ở độ tuổi cũng như hoàn cảnh của các em là điều không dễ nên việc sa đà vào những việc xấu là điều dễ hiểu. Học sinh say sưa chơi điê ̣n tử và tụ tập tổ chứ c sinh nhật 4.2. Nguyên nhân chủ quan của tình trạng học sinh bỏ học tại trường trung học phổ thông ở khu vực miền núi Tương Dương 11
- Nguyên nhân cơ bản nhất của tình trạng học sinh vùng miền núi bỏ học đó là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn dẫn đến các em không đủ điều kiện để đi học. Các đối tượng HS có nguy cơ bỏ học đa số là các em diện gia đình nghèo, lại phải thuê nhà trọ học thêm phần tốn kém, làm cho cuộc sống hàng ngày càng túng thiếu cả vật chất lẫn tinh thần, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, ý thức học tập của không ít các em vùng sâu, vùng xa khi ra thị trấn để học. Một số em vì gia đình nghèo bố mẹ phải đi làm thuê ở xa quê, để con em ở nhà với anh chị, ông bà, hoặc người thân. Người thân thiếu quan tâm dẫn đến học sinh nghỉ học nhiều, sau nhiều ngày như thế đã làm cho các em rơi vào tình trạng hổng kiến thức, không có khả năng tiếp thu bài mới, trở nên chây lười học tập và dễ dàng nảy sinh tâm lý muốn bỏ học. Một một bộ phận không nhỏ phụ huynh còn xem nhẹ việc học, chưa nhận thấy được ích lợi lâu dài của việc học tập của con em mình. Một số gia đình đông con đi học, hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải lo cuộc sống gia đình, chưa phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí học sinh đi học hàng ngày. Thậm chí có những phụ huynh chỉ nghĩ cho con đi học để được nhận phụ cấp hàng tháng của nhà nước, họ chưa xác định được tầm quan trọng của học vấn đối với tương lai con em mình. Do đó, cha mẹ các em chưa thật sự quan tâm đến việc học, vô tình tạo cho các em lơ là việc học, học yếu và có thể bỏ học. Một nguyên nhân nữa khiến học sinh khu vực miền núi chúng tôi bỏ học giữa chừng, đặc biệt là thời gian sau Tết là do nạn tảo hôn và tập tục bắt vợ của người dân tộc H.mông. Một số em học sinh sau khi nghỉ Tết bỏ học lấy vợ, lấy chồng hoặc buộc phải lấy chồng dù tuổi đời còn rất trẻ và pháp luật không cho phép. Những cuộc hôn nhân bất hợp pháp giữa các ông bố, bà mẹ “trẻ con” vẫn diễn ra Bên cạnh đó một số em học yếu, nghỉ học lâu các em còn mặc cảm, e ngại không chịu đi học. Ở khu vực miền núi hầu hết các em phải đi học xa nhà, xa gia đình nên gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến một số em không có ý chí sẽ bỏ học giữa chừng. Ngoài ra một số em do bản tính ham chơi nhất là các trò chơi điện tử, lười học, lại thiếu sự quan tâm của thầy cô và gia đình thường xuyên nghỉ học đi chơi… dẫn đến nghỉ học. Sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh học sinh chưa cao, nhiều phụ huynh đang còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh bỏ học. Việc huy động học sinh đến trường và duy trì sĩ số còn nhiều tồn tại hạn chế. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của ngành giáo dục tỉnh Nghệ An, trong những năm học trước đây có gần 12.000 em học sinh trong tỉnh bỏ học, trong đó hơn 9.000 học sinh khối phổ thông và hơn 1.000 học sinh khối bổ túc, đó là chưa kể học sinh mầm non và tiểu học bỏ học” trong đó hơn 80% HS bỏ học thuộc huyện miền núi (Trích báo Giáo dục Nghệ An). Đây là điều rất đáng lo bởi học sinh miền núi đã bỏ học thì chỉ khoảng 30% là ở nhà, giúp đỡ bố mẹ, còn lại rất có thể sẽ sa vào tệ nạn xã hội (nghiện ngập, hư hỏng). 12
- Trong thực trạng chung đó có huyện Tương Dương chúng tôi số học sinh bỏ học cũng khá đông, chiếm tỉ lệ cao thứ 3 của tỉnh. Đa số HS trên địa bàn huyện Tương Dương, muốn theo học cấp 3 thì phải ra thị trấn Thạch Giám thuê nhà trọ. Mặc dù mới chỉ là trung tâm của huyện thôi nhưng cách bản làng nơi các em sinh sống cả hàng chục thậm chí gần trăm cây số, có nơi đi thuyền theo đường sông Nậm Nơn từ nhà đến trường mất 2 ngày trời như: Nhôn Mai, Mai Sơn, Luân Mai... Cuộc sống của đồng bào nơi đây hiện đang gặp không ít khó khăn, mới ra Tết mà nhiều gia đình không còn lấy một hạt gạo. Điển hình như vùng bản Phồng thuộc xã Tam Hợp hoặc một số bản làng nằm trong thung lũng lòng hồ thuỷ điện bản Vẽ. Địa hình hiểm trở giao thông đi lai khó khăn cùng với sự nghèo đói của người dân nơi đây đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút, vận động HS đến trường học. Để có được tính khách quan cao hơn chúng tôi đã xây dựng mẫu biểu khảo sát nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông Tương Dương 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30 lớp trong trường, với tổng số gần 1000 HS cả 3 khối 10,11,12. Tổng hợp ý kiến trả lời của học sinh về tình hình bỏ học có các nguyên nhân chính sau đây: Bảng 2: Nguyên nhân bỏ học nhìn từ phía học sinh STT Nguyên nhân học sinh bỏ học Tỉ lệ % 01 Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn 93,87 02 Do học lực yếu,kém 87,00 03 Chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc học 76,13 04 Do trường xa nhà, đi lại khó khăn 60,38 05 Bố mẹ không quan tâm đến việc học của con cái 51,63 06 Thầy dạy khó hiểu, không hứng thú 20,12 07 Thầy cô chưa quan tâm đến năng lực và hoàn cảnh của HS 13,00 08 Do gia đình không hòa thuận 11,35 09 Do tai nạn rủi ro, do sức khỏe yếu 11,75 Qua thống kê số liệu cho thấy nguyên nhân chủ yếu học sinh THPT trường Tương Dương 1 bỏ học là do hoàn cảnh gia đình khó khăn chiếm tỷ lệ cao nhất tới 93,8%, do học lực yếu kém chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 87%, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc học chiếm tỷ lệ 76,13%, do nhà xa trường đi lại khó khăn 60,38%, do bố mẹ không quan tâm đến việc học của con cái chiếm 51,63% và do thầy cô dạy khó hiểu, không hứng thú 20,12%, thầy cô thiếu quan tâm 13%, và do sức khỏe, tai nạn rủi ro hơn 10%. Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học là do hoàn 13
- cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bởi học sinh sống trong vùng thuộc miền núi phải nhận sự hỗ trợ nhiều mặt từ Chính phủ để trang trải cho cuộc sống. Mặc khác dân cư vùng này đa số là người dân tộc thiểu số nên nhận thức và sự quan tâm của phụ huynh và học sinh đối với việc học tập chưa được đầu tư đúng mức, thậm chí chưa coi trọng việc học nên thiếu động cơ học tập, từ đó dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém và đi đến bỏ học. Nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là do nhiều em đã hổng kiến thức từ cấp dưới, khả năng tiếp thu bài quá yếu, kém làm cho học sinh chán học rồi bỏ học. Một số nguyên nhân khác cũng có tác động đáng kể đến tình trạng học sinh bỏ học là do tai nạn rủi ro, sức khoẻ yếu, do gia đình không hoà thuận, hoặc là do thầy dạy khó hiểu, không hứng thú và do thầy cô chưa quan tâm đến năng lực và hoàn cảnh của từng học sinh. CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA HS THPT MIỀN NÚI TƯƠNG DƯƠNG 1. Các biện pháp của nhà trường 1.1. Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên * Mục đích của biện pháp. Trong công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nhà trường đóng vai trò rất quan trọng. Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên cần phải đổi mới phong cách quản lý và làm việc của mình để đạt kết quả tốt nhất trong công tác này. Đội ngũ giáo viên của nhà trường là nhân vật chính, là lực lượng chủ chốt trong việc duy trì sĩ số, giảm thiểu số lượng học sinh bỏ học. Đội ngũ giáo viên phải là người có nhận thức sâu sắc về chủ trương xã hội hóa giáo dục và vai trò của mình trong công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, vừa đóng vai trò giảng dạy vừa đóng vai trò giáo dục. Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, giáo viên phải biết huy động, tổ chức và thực hiện sự phối hợp với các lực lượng xã hội và cha mẹ học sinh. * Giải pháp thực hiện. Trong quá trình quản lý hiệu trưởng phải kết hợp nguyên tắc cứng rắn với linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý công việc. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính tập thể trong quản lý đi đôi với làm rõ trách nhiệm cá nhân. Hiệu trưởng phải chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người với thái độ trân trọng, không ngại tiếp xúc với các ý kiến trái với ý kiến của mình, tiếp thu ý kiến đúng, thuyết phục họ về các vấn đề chưa được nhận thức đúng. Lựa chọn vấn đề đưa ra bàn bạc, vấn đề cần quyết định kịp thời trên cơ sở cá nhân. Không dựa dẫm, ba phải, theo đuôi quần chúng. Phải suy nghĩ kĩ trước khi quyết định một vấn đề nào đó, lời nói đi đôi với việc làm, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhạy bén, năng động, nhìn thẳng vào sự thật và kiên quyết thay đổi những gì không phù hợp, không hiệu quả. Nắm rõ các thông tin 14
- cụ thể về quá trình dạy học trong nhà trường, đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, tình hình của học sinh. Hiểu rõ giáo viên giảng dạy như thế nào, học sinh học tập rèn luyện ra sao bằng cách đi sâu kiểm tra, tìm hiểu cụ thể, chứ không dừng ở chỗ nghe báo cáo, dựa vào số liệu thống kê. Hiệu trưởng cũng cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học vào trong quản lý, làm việc phải có chương trình, kế hoạch, không gặp đâu làm đấy, làm việc phải cẩn thận, coi trọng chất lượng đi đôi với năng suất lao động. Yêu cầu cấp dưới báo cáo cần có dẫn chứng, có số liệu cụ thể, khách quan. Giao công việc cho từng người, từng bộ phận một cách cụ thể, xây dựng các quy định về khen thưởng, kỷ luật phù hợp với các quy định của nhà nước và tình hình thực tế của nhà trường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận một cách chính xác và khách quan. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, hơn ai hết, họ phải thấy được thực chất của chất lượng giáo dục. Những năm qua, do còn nhiều bất cập trong giáo dục như: chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, đội ngũ giáo viên với phương pháp dạy học, sự chỉ đạo của cấp quản lý giáo dục đã dẫn đến chất lượng giáo dục học sinh trung học phổ thông còn chưa cao, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều. Trước thực tế đó, ngành giáo dục đã đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý giáo dục. Để thực hiện công việc đổi mới đó, người quyết định là đội ngũ nhà giáo. Bởi vậy đội ngũ nhà giáo cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình để thực hiện được sự nghiệp đổi mới với đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. * Điều kiện thực hiện Cán bộ quản lý và giáo viên ngoài việc được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, cần phải quan tâm bồi dưỡng về chính trị, ngoại ngữ, tin học; có như vậy mới giúp cán bộ quản lý và giáo viên nắm được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao về chuyên môn, nắm bắt và xử lí thông tin, tự tin trong công việc. 1.2. Chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, khoán sĩ số học sinh từ đầu cấp Ngay từ đầu năm học qua cuộc họp triển khai nhiệm vụ của năm học mới hiệu trưởng nhà trường nêu ra những yêu cầu cụ thể và quán triệt cho GVCN về việc thực hiện duy trì sĩ số HS của lớp. Từ đó giáo viên chủ nhiệm phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ năm học đó, căn cứ vào đặc điểm của lớp chủ nhiệm để đề ra kế hoạch chủ nhiệm lớp trong một năm. Giáo viên chủ nhiê ̣m lớp tiến hành điều tra về tình hình chất lượng học tập của học sinh về thái độ đối với việc học tập; sự phát triển trí lực; sự phát triển thể chất; thói quen học tập và ảnh hưởng của giáo dục gia đình. Từ kết quả điều tra, giáo viên chủ nhiệm có cơ sở vững chắc để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm một cách cụ thể, hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm đăng ký thực hiện duy trì sĩ số học sinh lớp và các đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia, hiệu 15
- trưởng duyệt và giao chỉ tiêu cụ thể với hình thức khoán số lượng HS của lớp cho từng người. Nếu giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác này được nhà trường khen thưởng và đưa vào tiêu chuẩn xét danh hiệu cuối năm học, đồng thời những giáo viên thiếu trách nhiệm, ý thức kém sẽ bị xử lý nghiêm. 2. Các biện pháp GVCN thực hiện nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại trường THPT miền núi Tương Dương 1. 2.1. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các em HS với nhau, GVCN và HS, GVCN với PHHS. Đối với mỗi chúng ta ngoài những người thân trong gia đình, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Các em học sinh cũng vậy, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp, trong trường thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vì thế cần xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh trong đó các HS luôn có sự tôn trọng, hòa đồng và biết yêu thương, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ hơn về học tập và vượt qua những trở ngại trong cuộc sống khi phải xa nhà trọ học. Cho nên tôi luôn chú trọng đến việc tìm ra nhiều cách gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong lớp, với mong muốn tạo ra được sự hiểu biết, chia sẻ với nhau, để từ đó các em HS có hoàn cảnh khó khăn bớt đi tự ty, mặc cảm khi được sống trong một tập thể giàu lòng nhân ái mà yên tâm học tập. Bên cạnh đó tôi cũng khuyến khích mô hình những đôi bạn “khá, giỏi kèm yếu” ở gần nhà, ở cùng thôn bản với nhau, các em có thể cùng nhau học tập trong những buổi nghỉ học ở trường. Xem đây là một phong trào, có phần thưởng cho đôi bạn cùng tiến và thực hiện xuyên suốt đến cuối năm học. Hình ảnh trao quà cho đôi bạn cùng tiến Hiện tại trong lớp tôi chủ nhiệm một số em có hoàn cảnh quá thương tâm như mồ côi bố từ nhỏ, mẹ thường xuyên đau ốm, đã nghèo lại khổ thêm, hoặc là bố mẹ ly hôn, mẹ bỏ đi lấy chông phải ở với bà tuổi già sức yếu, có em còn éo le hơn khi bố dính vào tệ nạn xã hội phải vào tù, mẹ bỏ đi lấy chông ở tận bên Lào không còn nơi nương tựa phải ở nhờ nhà bà con bên ngoại. Cuộc sống hàng ngày còn chưa đủ 16
- cơm ăn, áo mặc vì thế các em thường tỏ ra tự ti, mặc cảm nên nhiều lúc tỏ ra bi quan, chán nản muốn bỏ học cũng là điều dễ hiểu. Trước thực tế đáng buồn đó tôi chợt nghĩ ra đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người giáo viên cần phát huy sự trợ giúp của tập thể lớp, cùng động viên cả lớp quan tâm đóng góp một phần công sức của mình giúp bạn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, thông qua việc giáo viên đề ra thực hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách” hay“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trước những hoàn cảnh đáng thương này tôi đã băn khoăn, lo lắng rất nhiều khi nghĩ đến cảnh tượng các em phải bỏ học bởi gia cảnh khó khăn. Sau những ngày trăn trở tôi đã gặp riêng các em có chế độ và có điều kiện kinh tế gia đình tạm ổn lựa lời tâm sự, vận động các em quyên góp nhằm gây quỹ tiết kiệm hàng tháng tùy vào lòng hảo tâm. Từ đó trong lớp tôi cả cô và trò cù ng nhau góp vào hộp tiền tiết kiê ̣m nhỏ để có thể chung tay ủng hộ, chia sẻ khó khăn với các bạn nói trên và thật vui mừng khi đa số đều đồng lòng giúp đỡ bạn với tinh thần tương thân tương ái,lá lành ít đùm lá rách nhiều. Cứ cuối tháng khui hộp ra rồi đem trao tận tay cho các bạn thay nhau nhận, dù biết rằng số tiền chẳng đáng là bao nhưng đó là tất cả những tấm lòng chân thành, sự quý mến yêu thương các em dành cho nhau, giúp cho những em thiếu may mắn hơn có thêm những bữa cơm đạm bạc. Giúp các em tháo gỡ được phần nào những khó khăn đang gặp phải và hơn thế là tạo thêm niềm tin yêu vào cuộc sống, để có thể yên tâm học tập trong vòng tay yêu thương của bạn bè và không còn muốn bỏ học nữa. Hình ảnh học sinh hỗ trợ cho bạn nghèo trong lớp. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là người có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và rèn luyện của học sinh, là cầu nối giữa học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường. Là người giáo viên chủ nhiệm có lẽ ai cũng như chúng tôi, đều ngày đêm trăn trở trước thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng và luôn suy nghĩ để đặt cho mình câu hỏi “Làm thế nào để duy trì sĩ số và khắc phục tình trạng HS bỏ học?” điều đó thật chẳng dễ dàng, nhất là đối với học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi tâm đắc với dòng chữ của thầy giáo người Nga đã viết “Đến với một nhà giáo điểm chủ yếu là tình người”, tập trung ở sự nhiệt tâm, 17
- thái độ ân cần, sự chu đáo, lòng vị tha. Vì vậy, tôi nghĩ mỗi việc làm của giáo viên chủ nhiệm đều xuất phát từ trái tim nhân hậu, từ tình cảm chân thành như một người mẹ, người cha, người anh, người chị, người bạn đáng tin cậy của các em. Tôi xem đó là một phương châm trong công tác chủ nhiệm của mình, để quyết tâm tìm ra giải pháp để duy trì sĩ số học sinh của lớp nhằm giảm thiểu tinh trạng HS bỏ học những năm qua và thời gian tới. Trong tất cả các hoạt động của lớp, giáo viên chủ nhiệm luôn dành thời gian tham gia cùng các em, cổ vũ tinh thần cho các em. Có như vậy, các em rất vui và khoảng cách giữa thầy – trò xích lại gần nhau để các em tự tin hơn khi trao đổi, chia sẻ tâm sự về những vấn đề mà các em đang gặp phải trong cuộc sống, nhất là các em có hoàn cảnh éo le thường tự ti, mặc cảm khó hòa đồng trong tập thể lớp. Thông qua việc làm này, các em cảm thấy được yêu thương, mỗi ngày đến trường là một niềm vui thì các em sẽ thích đến trường, ham học từ đó đẩy lùi tư tưởng muốn bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn đi sâu, đi sát trong việc quản lý học sinh; sắp xếp thời gian đến thăm từng nhà học sinh, tìm hiểu cuộc sống gia đình, mối quan hệ những người trong gia đình, những yếu tố ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh. Từ đó tìm ra những biện pháp riêng, áp dụng giáo dục từng học sinh cụ thể. Do đặc thù về vị trí địa lý nên học sinh trường THPT Tương Dương I chủ yếu là phải thuê trọ cho nên thiếu sự quan tâm của bố mẹ. Chính vì thế chúng tôi những người giáo viên chủ nhiệm thường tranh thủ thời gian rỗi để đến phòng trọ các em xem việc ăn ở cũng như điều kiện học tập, sinh hoạt của các em ra sao. Từ đó có thể kịp thời chia sẻ cùng với HS, khi cần thiết thì giáo viên chủ nhiệm sẵn lòng giúp đỡ về vật chất và tinh thần nếu học sinh quá thiếu thốn về cơm áo để tạo động lực cho các em vượt qua khó khăn yên tâm học tập dưới mái trường này. Bữa cơm ở nhà trọ của học sinh dân tộc Hơ Mông 18
- 2.2. Nắm vững đặc điểm của học sinh, hoàn cảnh gia đình và đặc biệt quan tâm đến những học sinh có nguy cơ bỏ học. Chúng ta đều biết việc nắm vững đặc điểm của học sinh, hoàn cảnh gia đình của từng HS là khâu quan trọng hàng đầu khi được giao đảm nhận công tác chủ nhiệm bất kỳ một lớp học nào, giáo viên cần phải tìm hiểu đặc điểm tất cả học sinh. Qua đây sẽ nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết giúp cho GVCN có cơ sở để xây dựng kế hoach giáo dục,quản lý HS của lớp một cách cụ thể, phù hợp nhất. Trong đó cần lưu ý tập trung hơn vào nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm học sinh có học lực yếu, không có mục tiêu và động lực học tập, bởi vì trên thực tế đây là hai nhóm HS có nguy cơ bỏ học cao. * Mục đích của biện pháp Nâng cao được năng lực công tác chủ nhiệm cho giáo viên, nâng cao lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo với lòng yêu nghề, mến trẻ. Người giáo viên chủ nhiệm phải thấy được quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng quản lý lớp học, cần phải có những quyết định đúng đắn về chủ trương, đường lối hoạt động trong công tác chủ nhiệm lớp, về việc sử dụng đội ngũ ban cán sự lớp nhằm tổ chức tốt nhất các hoạt động của lớp, có những mối liên hệ chặt chẽ với các giáo viên trong trường, với phụ huynh học sinh, với các lực lượng giáo dục khác để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao thành tích học tập của học sinh, duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. * Giải pháp thực hiện Giáo viên chủ nhiệm luôn bám lớp, theo dõi sâu sát tình hình học tập của cả lớp, đặc biệt chú ý đến những học sinh yếu kém, có nguy cơ bỏ học, đến thăm nhà, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em, có biện pháp giúp đỡ, tuyên truyền vận động để các em hiểu được tầm quan trọng của việc học trong thời đại ngày nay. Tôi thiết nghĩ việc nắ m bắ t đươ ̣c nhữ ng ho ̣c sinh chậm tiến bộ, hoặc có hoà n cả nh đă ̣c biê ̣t khó khăn và nhữ ng em có nguy cơ bỏ ho ̣c cao là điều quan trọng, nếu ở gầ n thì có thể đế n thăm nhà, viê ̣c là m nà y vô cù ng cầ n thiế t và hiê ̣u quả rấ t cao. Đố i vớ i giá o viên chủ nhiê ̣m đế n thăm nhà ho ̣c sinh mớ i hiể u rõ hơn hoàn cả nh số ng củ a cá c em để từ đó có biê ̣n phá p giá o du ̣c kỹ năng số ng và giú p đỡ cá c em và hiể u cá c em hơn. Với phu ̣ huynh và ho ̣c sinh đươ ̣c thầy cô giáo đế n thăm là nguồ n đô ̣ng viên rấ t lớ n. Ho ̣ sẽ không cò n tự ti hoà n cả nh và tin tưởng giao con cho nhà trường, cò n cá c em từ đó tinh cả m thân thiê ̣n cở i mở hơn với GVCN. Qua ̀ đó tạo sự gắn kế t giữa cô trò nhiều hơn để HS có thể gửi gắm tâm tư,nguyện vọng, nỗi niềm khó nói với người khác giúp các em có thêm chỗ dựa tinh thần để yên tâm học tập và như vậy sẽ đạt được kết quả duy trì sỹ số cao hơn nhằm giảm thiểu tình trạng HS bỏ học. 19
- GVCN thăm gia đình em Kha Thi ̣ Tú, Vi Thi ̣ Khương lớp 10C3 ở bản Nhẵn (Thạch Giám) và bản Lũng(Tam Thái) huyện Tương Dương Trong lớ p tôi có HS Kha Thị Tú thường ngày đến lớp em rất ít nói, tỏ ra tự ty mặc cảm, khó hòa đồng với mọi người, thậm chí nhiều lúc em lặng lẽ như một cái bóng chỉ đến lớp rồi về không giao tiếp với ai. Hoàn cảnh của em từ nhỏ không biết mặt cha, trong giấy khai sinh chỉ có tên mẹ, nhưng còn buồn hơn theo lời bà ngoại kể lại, mẹ của Tú vì cuộc sống đã đi lấy chồng sang Trung Quốc khi Tú mới lên ba, từ đó cháu sống nương tựa cùng bà còn mẹ cháu biền biệt phương xa không lời thăm hỏi. Mấy năm gần đây bà tuổi già sức yếu nên căn bệnh đau khớp mãn tính càng thêm nặng, nhiều lúc không đi làm được, vì thế cuộc sống của hai bà cháu hàng ngày bữa no bữa đói, thương bà có nhiều lần Tú muốn nghỉ học để phụ giúp bà kiếm sống qua ngày. Đã thế em đi học không có chế độ hỗ trợ nhà nước từ khi bản sát nhập vào thị trấn lại càng túng thiếu hơn, nhưng bà không muốn cháu phải bỏ học khi tuổi còn nhỏ dại để bươn chải quá sớm tội cho cháu. Nói đến đây bà ngẹn ngào nức nở mà làm tôi không cầm được nước mắt vì câu chuyện quá thương tâm khi em đã phải sinh ra rồi lớn lên trong chuỗi ngày bất hạnh có mẹ cũng bằng không...Sau lần gặp bà, tôi càng thương em hơn bao giờ hết và tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng tìm mọi cách giúp đỡ để Tú yên tâm theo học vì đó là điều mong ước của bà với Tú. Việc trước tiên là tôi lựa lời hẹn gặp riêng Tú vào cuối buổi học ở một góc khuất của trường để có thể nói chuyện với em, tránh sự tò mò của các bạn khác sẽ không hay với kiểu tính cách của Tú. Hôm đó tôi đã dành cho em những lời ấm áp, chân thành và cái nhìn trìu mến nhất để có thể vỗ về an ủi, động viên em được nhiều hơn, tâm sự, chia sẻ tất cả những điều mình trăn trở, lo lắng cho em và hứa với em cô sẽ luôn quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ với em việc gì có thể để giúp em yên tâm học hết cấp 3 cho đỡ khổ sau này. Nghe đến đây em rưng rưng nước mắt và nói khẽ: em cảm ơn cô, từ nay em chăm chỉ đi học và sẽ không còn muốn bỏ học nữa ạ. Khi nghe câu nói này của em tôi thật sự rất vui mừng và cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng như cởi bỏ được nỗi lo âu bấy lâu nay. Ở lớp còn có HS Vi Thị Khương ở bản Lũng xã Tam Thái cũng có hoàn cảnh éo le bố bị bệnh hiểm nghèo mất sớm, mẹ bị chấn thương tâm lý sống vật vờ không còn minh mẫn, nhà còn có hai em nhỏ và ông nội già yếu nên quanh năm cuộc sống khổ cực, đã thế em đi học không được trợ cấp nhà nước vì xã nông thôn mới nên càng túng quẫn hơn. Hằng ngày em phải thúc khuya dậy sớm để làm việc nhà và 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn