intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, rút ra một số kinh nghiệm, biện pháp cụ thể trong công tác giáo dục HS hòa nhập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa HS khuyết tật với HS bình thường, thay đổi nhận thức về HS hòa nhập của nhiều giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂN KỲ SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Tên tác giả: Trần Lương Oanh Trần Thị Thanh Nga Lê Thị Tình Tổ bộ môn: Tổ Văn-Ngoại, Tổ Xã hội Số điện thoại: 0948286345 NGHỆ AN- 2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NGHỆ AN- 2023 2
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đóng góp mới của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC 4 SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 4 1.1.1.1. Học sinh khuyết tật 4 1.1.1.2. Giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật 6 1.1.2. Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết 8 tật 1.1.2.1. Vai trò của GVCN trong trường phổ thông 8 1.1.2.2. Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 9 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 9 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 10 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH 11 3 KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ
  4. 2.1. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật 11 2.1.1. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật trong 11 các trường học hiện nay 2.1.2. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở 12 trường THPT Tân Kỳ 2.1.2.1. Thực trạng về học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ 12 2.1.2.2. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở 13 trường THPT Tân Kỳ 2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 17 2.2.1. Thuận lợi 17 2.2.2. Khó khăn 18 2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho HS 19 khuyết tật tại trường THPT Tân Kỳ 2.3.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 19 2.3.1.1. Khảo sát đầu năm học 19 2.3.1.2. Xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm lớp 21 2.3.1.3. Lập Kế hoạch giáo dục cá nhân cho HS hòa nhập 22 2.3.2. Xây dựng đội ngũ cán sự cho lớp học hòa nhập 23 2.3.2.1. Công tác lựa chọn đội ngũ cán sự lớp 23 2.3.2.2. Tập huấn kĩ năng cho đội ngũ cán sự lớp 25 2.3.3. Công tác tham vấn tâm lí của GVCN 26 2.3.3.1. Tham vấn tâm lí cho HS khuyết tật 27 2.3.3.2. Tham vấn tâm lí cho HS lớp chủ nhiệm 29 2.3.3.3. Phối hợp với Tổ Tư vấn tâm lí của nhà trường trong công tác tham 30 vấn tâm lí cho HS khuyết tật 2.3.4. Tổ chức mô hình lớp học thân thiện 31 2.3.4.1. Xây dựng mô hình lớp học thân thiện thông qua hoạt động trang 32 trí lớp học 2.3.4.2. Xây dựng lớp học thân thiện thông qua giờ sinh hoạt lớp 34 4
  5. 2.3.4.3. Xây dựng lớp học thân thiện thông qua việc hình thành và phát 39 triển các câu lạc bộ 2.3.4.4. Xây dựng lớp học thân thiện thông qua các hoạt động trải nghiệm 41 2.3.5. Phối hợp với các lực lượng khác trong việc giáo dục hòa nhập cho 45 học sinh khuyết tật 2.3.5.1. Phối hợp với giáo viên bộ môn 45 2.3.5.2. Phối hợp với Ban giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường 46 2.3.5.3. Phối hợp với phụ huynh học sinh 47 2.3.5.4. Phối hợp với các tổ chức ngoài xã hội 48 2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở 49 trường THPT Tân Kỳ” 2.4.1. Mục đích khảo sát 49 2.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 49 2.4.2.1. Nội dung khảo sát 49 2.4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 49 2.4.3. Đối tượng khảo sát 50 2.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 50 2.4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 50 2.4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 52 Chương III: Kết quả đạt được 54 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 1. Kết luận. 57 2. Một số kiến nghị 57 Tài liệu tham khảo Phụ lục 5
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông PT Phổ thông GD Giáo dục BGH Ban giám hiệu GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh PH Phụ huynh SHL Sinh hoạt lớp 6
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống, bất kì bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn sinh ra những đứa con bình thường, khỏe mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc đời đầy rẫy những bất ngờ, éo le, ngang trái, khiến không ít bậc sinh thành phải ngậm ngùi, đau đớn khi con mình khiếm khuyết. Nhưng không vì thế mà cha mẹ hay xã hội bỏ rơi các em, ngược lại, chúng ta đang ngày càng nỗ lực rút ngắn khoảng cách giữa trẻ em khuyết tật với cuộc sống, nhằm xóa bỏ sự tự ti, mặc cảm của HS khuyết tật về bản thân mình. Và giáo dục chính là con đường hữu hiệu nhất, là giải pháp tối ưu nhất cho nỗ lực này. Kể từ đầu những năm 1990, Nhà nước đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Cho đến nay, trẻ khuyết tật không chỉ được hưởng nhiều hơn những đãi ngộ về kinh tế mà còn có cơ hội hòa nhập cộng đồng qua những chính sách giáo dục nhân ái. Tuy nhiên, tại các trường THPT, việc giáo dục HS khuyết tật còn nhiều vướng mắc, nhiều khó khăn, thậm chí còn bị xem nhẹ, chưa thực sự được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy cũng như BGH và các cấp chính quyền quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy bản thân giáo viên THPT không được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ khuyết tật, thiếu kinh nghiệm nên thường né tránh dạy học hay giáo dục lớp có HS hòa nhập. Chưa kể đến những áp lực của chương trình mới, của nhiều tiêu chí thi đua, nhiều hoạt động phong trào,... khiến giáo viên buộc phải chọn lựa ưu tiên chất lượng đại trà mà bỏ rơi hoặc quan tâm chưa thật sát sao với HS hòa nhập, khiến các em lạc lõng, bị tách biệt, cô lập. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế trong điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; chính sách ưu đãi cho giáo viên chưa có; nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đúng đắn, còn phó mặc cho trường học;... cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác giáo dục HS hòa nhập hiện nay. Tại trường THPT Tân Kỳ hằng năm vẫn luôn đón nhận các HS hòa nhập. Dù số lượng HS hòa nhập không nhiều nhưng sự đa dạng của đối tượng vẫn khiến giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy gặp nhiều khó khăn, trở ngại. GV không chỉ quan tâm tới khả năng nhận thức, học tập mà còn phải chú ý quan sát, nhận biết cả những biến đổi về tâm lí, tình cảm, những mối quan hệ của HS khuyết tật để có được những phương pháp, cách thức xử lí phù hợp, tinh tế. Điều đó đòi hỏi GV phải có sự nhạy cảm, quan tâm chân thành, yêu thương và những giải pháp chuyên biệt, linh hoạt trong giáo dục HS hòa nhập. Trên thực tế, không nhiều GV ở trường THPT Tân Kỳ làm được điều này. Và giáo dục hòa nhập cộng đồng tại trường vẫn chỉ thực hiện trên lí thuyết nên không đạt được mục tiêu cũng như ý nghĩa thực sự của hoạt động này. 1
  8. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của GVCN trong công tác giáo dục HS hòa nhập cũng như ý nghĩa nhân văn to lớn của hình thức giáo dục này, chúng tôi đã luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và giáo dục các em bằng cả trái tim, giúp các em luôn tự tin, nhanh chóng hòa nhập với tập thể, với bạn bè về cả học tập lẫn đời sống tinh thần. Qua thực tế áp dụng, chúng tôi nhận thấy rõ hiệu quả tích cực của những biện pháp này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục HS hòa nhập. Vì thế chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ” để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường, huyện, tỉnh trong bối cảnh đổi mới hiện nay. 2. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Từ trước đến nay đã có khá nhiều bài viết, sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, song những bài viết, SKKN về phương pháp giáo dục HS hòa nhập chưa có nhiều. Những bài viết, SKKN đã công bố chủ yếu còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc chỉ mới đưa ra một số giải pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc cụ thể, nhỏ hẹp, thiếu tính toàn diện. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật tại trường THPT Tân Kỳ. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, rút ra một số kinh nghiệm, biện pháp cụ thể trong công tác giáo dục HS hòa nhập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa HS khuyết tật với HS bình thường, thay đổi nhận thức về HS hòa nhập của nhiều giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ, chúng tôi nhằm hướng đến mục đích: Chia sẻ một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập của bản thân cho các đồng nghiệp để từng bước thay đổi trực trạng giáo dục hòa nhập hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật nói riêng trong trường phổ thông. Giáo dục cho HS nói chung, HS khuyết tật nói riêng trở thành những công dân tốt, phát triển được phẩm chất và năng lực bản thân, tự tin hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Rèn luyện cho học sinh tập dượt nghiên cứu, quan sát trực tiếp “sinh động” cuộc sống xung quanh các em. Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ, hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. 2
  9. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Học sinh hòa nhập, học sinh bình thường của hai lớp C4K56 và lớp C11K56 trường THPT Tân Kỳ niên khóa 2020 – 2023. Cán bộ giáo viên và một số tổ chức trong trường THPT Tân Kỳ. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Tân Kỳ. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022 – 2023. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý luận: thu thập thông tin, tra cứu tài liệu. - Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, đánh giá. - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 3
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Học sinh khuyết tật Người khuyết tật: Hiện nay, sau những cuộc vận động kiên trì của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, nhận thức người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người mới dần dần chiếm ưu thế trên thế giới. Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này. Thay cho việc dùng từ “những người tàn tật” (disable persons) có hàm ý miệt thị và hạ thấp, hiện nay, nhóm xã hội này được gọi một cách chính xác và trân trọng là những người khuyết tật (persons with disabilities). Tên gọi mới, ngoài những yếu tố khác, mang hàm ý rõ ràng rằng đây là nhóm người tuy có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, nhưng họ không phải và không được coi họ là những người vô dụng, đứng ngoài lề dòng chảy và là gánh nặng cho xã hội. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ. Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống. Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước chúng ta vẫn dùng song song hai từ này trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Tuy nhiên, trong các pháp lệnh trước đây của Nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng. Tại Điều 1, Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998, người tàn tật được định nghĩa như sau: “Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chứ năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn“. 4
  11. Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật. Học sinh khuyết tật: Khái niệm HS khuyết tật được hiểu là những HS có những khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, bị suy giảm về các chức năng của bản thân, bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, lao động, vui chơi, học tập, dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục – dạy họcvà những trang thiết bị trợ giúp cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay có 6 dạng khuyết tật như sau: Khuyết tật thính giác (HS khiếm thính): là những HS mất khả năng hoặc suy giảm khả năng phát triển về giao tiếp, khó nghe người đối diện nói chuyện. Khuyết tật vận động: Là những HS bị tổn thương các cơ quan vận động như chân, tay, xương, …, khiến HS gặp khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm, trong việc thực hiện các tư thế nằm, ngồi. Khuyết tật thị giác (HS khiếm thị): Là những HS bị suy giảm hoặc mất đi khả năng nhìn, HS có thể không nhìn rõ sự vật hoặc bị mù. Khuyết tật trí tuệ: Là những HS bị suy giảm khả năng nhận thức, không thể thích nghi được với những hoạt động của xã hội. Những HS này có chỉ số IQ quá thấp, nhận thức kém và khó có thể chữa trị được. Khuyết tật ngôn ngữ: Là những HS bị dị tật ở những cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ thuộc vùng não, bị tổn thương bộ phận phát âm, khó có thể nói thành câu rõ ràng. Đa tật: Là những HS bị mắc nhiều hơn một khuyết tật. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bị khuyết tật, trong đó cơ bản là các nguyên nhân sau: Trước khi sinh: Trong giai đoạn mang thai, khi mẹ bị cúm, ốm hoặc bị nhiễm độc, bị nhiễm các bệnh di truyền gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Hoặc Trước 5
  12. khi sinh: Trong giai đoạn mang thai, khi mẹ bị cúm, ốm hoặc bị nhiễm độc, bị nhiễm các bệnh di truyền gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Hoặc cũng có thể do cơ thể mẹ không được bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu nhất trong thời gian thai kỳ, khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Trong khi sinh: Do một số yếu tố mà quá trình chuyển dạ của mẹ gặp nhiều khó khăn, gây ra sự tạm ngừng cung cấp oxi đến não của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ và thể chất của trẻ sau này. Cùng với đó, trong quá trình sinh nở, sức khỏe mẹ không tốt khiến cho mẹ bị khó sinh, thai nhi bị ngạt khiến cho các bác sĩ phải can thiệp bằng dụng cụ y tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng trẻ bị khuyết tật. Sau khi sinh: Trẻ bị khuyết tật có thể do bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, bị loét giác mạc, thiếu iot, chế độ sinh dưỡng kém, …; hoặc bị tai nạn, bị bệnh để lại di chứng (viêm não, sốt xuất huyết, bại liệt,…), do di truyền,… Tuy khiếm khuyết hơn người bình thường, nhưng ở HS khuyết tật vẫn có những nhu cầu cơ bản của một con người, thậm chí nhu cầu ấy nhiều khi mãnh liệt hơn các HS bình thường khác. Các em luôn cần được chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển; cần được an toàn về tư tưởng và thể chất; cần được khám và chữa bệnh phục hồi chức năng; nhất là cần được tôn trọng, đánh giá, khuyến khích và động viên; cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần; cần được hòa nhập, yêu thương và vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa;…. Không một HS khuyết tật nào muốn mình bị bỏ lại phía sau, muốn tách biệt, giam cầm mình trong một thế giới riêng. Không một HS khuyết tật nào muốn cách ly khỏi thế giới. Càng không một HS khuyết tật nào muốn từ bỏ sự sống này. Vậy các em sẽ tiếp tục với cuộc sống này như thế nào ? Ai là người sẽ dìu dắt, sẽ là cánh cửa, cầu nối cho các em hòa nhập cùng cộng đồng ? Ngoài vai trò của cha mẹ, các chính sách rộng mở của Đảng và Nhà nước thì giáo dục là con đường hiệu quả nhất giúp các em có thể rút ngắn khoảng cách với mọi người, được sống và học tập, vui chơi, được phát huy năng lực riêng biệt của bản thân như những HS bình thường khác. 1.1.1.2. Giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật Giáo dục học sinh khuyết tật được hiểu như thế nào? Giáo dục học sinh khuyết tật là việc các tổ chức và cá nhân áp dụng các hình thức, hoạt động dạy học khác nhau, phù hợp với mục đích và nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm của HS về thể chất cũng như về trí tuệ, tâm lí, tình cảm, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ cho HS khuyết tật, giúp các em không bị bỏ rơi, không quá tụt hậu so với sự phát triển của xã hội. Nhìn chung, hiện nay có 3 hình thức cơ bản dạy học HS khuyết tật, đó là hình thức dạy học chuyên biệt, hình thức dạy học hội nhập và hình thức dạy học hòa nhập. 6
  13. Hình thức dạy học chuyên biệt (special instruction) là hình thức dạy học cho cùng một đối tượng trẻ khuyết tật ở cùng một trình độ nhận thức và có thể ở cùng hoặc không cùng độ tuổi trong cùng một lớp học thậm chí là trường dành riêng cho từng đối tượng trẻ khuyết tật. Hình thức dạy học hội nhập (intergrated instructions) là hình thức dạy học dành riêng cho một số trẻ khuyết tật có khả năng vừa học theo hình thức chuyên biệt, vừa có khả năng học theo hình thức hoà nhập. Dạy học hội nhập được xuất hiện trong thời kỳ chuyển giao giữa hai hình thức từ dạy học chuyên biệt sang dạy học hoà nhập khi chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ về dạy học hoà nhập. Giai đoạn này được diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1980 đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đến nay thì hình thức dạy học này vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Hình thức dạy học hoà nhập (inclusive instructions) là hình thức dạy học hiện phổ biết nhất trên thế giới và Việt Nam. Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ? “Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục” (Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật). Như vậy giáo dục hòa nhập có nghĩa là để thực hiện các chính sách giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập HS khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho HS khuyết tật cơ hội gia nhập cuộc sống bằng việc lĩnh hội những kinh nghiệm từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho HS bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật. Như vậy chúng ta có thể hiểu là “hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích cho HS khuyết tật mà còn cho HS bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng. Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân cần dạy cho HS khuyết tật có những nhu cầu đặc biệt, tính tự lực và giúp các em nắm vững những kỹ năng mới. Đối với một số HS, đó có thể là lần đầu tiên trong đời các em được mong đợi và khuyến khích làm những điều có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những HS khác khuyết khích HS khuyết tật phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó các em sẽ phát triển được ý thức về cái tôi khoẻ mạnh và tích cực. Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, HS khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mình có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với HS bình thường giúp cho HS khuyết 7
  14. tật hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó các em có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Việc hòa nhập không chỉ có ý nghĩa khuyến khích, phát triển những năng lực đặc biệt, hình thành những suy nghĩ tích cực, chí hướng phấn đấu cho HS khuyết tật, mà hình thức giáo dục này còn giúp đỡ cả HS không khuyết tật nữa. Học tập, lao động, vui chơi cùng HS khuyết tật, HS bình thường sẽ học được cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng thái độ của HS đối với HS khuyết tật có thể trở nên tích cực hơn khi các em có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Các em học được rằng HS khuyết tật, cũng như các em, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác; rằng mỗi con người trong cuộc đời này đều không hoàn hảo, đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau; rằng chỉ có lối sống nhân ái, hòa đồng mới tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người. 1.1.2. Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật 1.1.2.1. Vai trò của GVCN trong trường phổ thông Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của một lớp học, chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp; vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong một tập thể. GVCN lớp chủ động tổ chức, phối hợp với các giáo viên bộ môn của lớp để điều hoà chương trình, thống nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy theo mục tiêu giáo dục năm học một cách có hiệu quả nhất nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Hiệu quả công tác của người GVCN lớp được thể hiện thông qua chính sản phẩm giáo dục của mình. GVCN là người sát sao nhất với HS trong thời gian ở trường, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy nhất từng biểu hiện cả về tâm lí lẫn hành động của HS, từ đó có phương pháp phù hợp để phát huy những yếu tố tích cực, điều chỉnh, giúp đỡ, uốn nắn kịp thời trước những biểu hiện tiêu cực nhằm phát triển một cách toàn diện cho các em. Để hoàn thành tốt vai trò của mình, GVCN luôn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để vừa nắm bắt kịp thời tình hình HS, vừa có được phương pháp thích hợp nhất cho mọi tình huống xảy ra, nghĩa là việc tìm hiểu HS của GVCN không còn giới hạn trong giờ hành chính ở trường học nữa, mà mang tính bao quát mọi lúc, mọi nơi. GVCN vừa là người lắng nghe, thấu hiểu, vừa là người định hướng, gỡ rối, hướng dẫn HS cách thức khắc phục nhược điểm, giải tỏa những vướng mắc, phát huy ưu điểm để từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành những công dân tốt trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. HS chính là những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – 8
  15. thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em), là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh, có thể chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. 1.1.2.2. Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật Giáo dục hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa HS khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với HS bình thường. Luôn cần có giải pháp để thiết lập những bước giáo dục rõ ràng, đảm bảo cho HS khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. Việc thiết lập những bước rõ ràng ấy là vai trò quan trọng của các giáo viên, đặc biệt là GVCN. Nếu với một lớp học bình thường, vai trò của GVCN rất quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu giáo dục, định hướng, vạch ra và theo dõi sát sao quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục cũng như xử lý kịp thời mọi tình huống phát sinh hàng ngày trong lớp học thì vai trò của GVCN trong một lớp học hòa nhập lại càng quan trọng hơn gấp bội. Không chỉ quan tâm, sát sao, nhanh nhạy mà GVCN lớp học hòa nhập còn phải là những người thật tinh tế, nhạy cảm, có cái nhìn đa chiều, có cách xử trí vừa thông minh vừa hợp tình hợp lí, nhân ái, bao dung. GVCN là người đứng giữa điều hòa, dung hòa thật tốt mối quan hệ giữa HS và HS khuyết tật, giữa các GVBM với HS khuyết tật, thậm chí là người nắm bắt, gỡ rối cho HS khuyết tật trong những mối quan hệ rộng hơn như với HS ngoài lớp học, với các tổ chức khác trong nhà trường, với cha mẹ các em hay với xã hội rộng lớn. Việc quản lí một lớp học với nhiều đối tượng, mục tiêu giáo dục, nhiều mức độ giáo dục khác nhau như vậy đòi hỏi người GV không chỉ chủ nhiệm lớp bằng tất cả kinh nghiệm vốn có và trái tim nhiệt huyết mà còn không ngừng phải tìm tòi, học hỏi để tích lũy thêm tri thức, kinh nghiệm giáo dục từ người khác. Có như vậy, GVCN lớp hòa nhập mới có thể hoàn thành tốt nhất sứ mệnh quan trọng của bản thân mình. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Đến năm 1990, giáo dục chuyên biệt đã bộc lộ những điểm yếu của nó. Phong trào nhân quyền cũng là một nguyên nhân nữa làm dấy lên phong trào và xu hướng mới, đó là giáo dục hoà nhập. Tất cả trẻ em khuyết tật phải được cung cấp một nền giáo dục hợp lí dựa trên chương trình giáo dục theo cá nhân trong một môi trường ít hạn chế nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở việc nghiên cứu mô hình GD hòa nhập cho trẻ khuyết tật và cách thức tổ chức, điều kiện thực hiện chung mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về việc thực hiện GD hòa nhập trong nhà trường phổ thông nói chung, nhà trường THPT nói riêng. 9
  16. 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Tháng 5 năm 1995, Chương trình GD hoà nhập trẻ khuyết tật đã được triển khai ở 33 tỉnh thành trong cả nước, với 66 huyện và 926 xã. Sau 20 năm thực hiện GD hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam, kết quả cho thấy: nhận thức về GD hòa nhập được nâng cao rõ rệt trong cộng đồng; hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đi vào hoạt động có nề nếp; nguồn lực cho GD trẻ khuyết tật đang được hình thành và phát triển; ngày càng nhiều trẻ khuyết tật được đến trường hòa nhập, đồng thời chất lượng GD hòa nhập từng bước được nâng cao;... Tuy nhiên, công tác GD hòa nhập trẻ khuyết tật vẫn còn những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện. 10
  17. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 2.1. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật 2.1.1. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật trong các trường học hiện nay Kể từ đầu những năm 1990, Nhà nước đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Vấn đề này đã được đề cập đến trong kế hoạch quốc gia “Giáo dục hòa nhập đến 2015” với mục tiêu cung cấp giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015. Các chính sách giáo dục đối với người khuyết tật được quy định trong luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác cho thấy công tác giáo dục đối với người khuyết tật đã được cụ thể hóa và triển khai thực hiện. Tuy nhiên đến nay việc thực hiện giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật trong các trường học chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt động giáo dục này nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở mức độ hình thức. Nhìn từ góc độ HS khuyết tật: Hầu hết các em có nguyện vọng hòa nhập với cộng đồng, muốn cùng được học tập, vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa, tuy nhiên nhiều em vẫn mang mặc cảm tự ti khi thấy bản thân thua thiệt hơn bạn bè. Nhiều em không tìm được sự hòa đồng với tập thể, thường tách biệt mình trong lớp học. Một số em không làm chủ được cảm xúc của bản thân khi bị bạn bè trêu chọc, coi thường. Và hầu hết các em không có cơ hội thể hiện mình trong các giờ học hoặc trong các hoạt động phong trào của lớp. Vì vậy, càng tham gia hòa nhập với cộng đồng, các em càng thu mình, càng lẻ loi, cô độc. Nhìn từ góc độ HS đại trà: Nhìn chung hầu hết các em đều không kì thị HS khuyết tật trong lớp, trong trường. Các em sẽ luôn sẵn sàng cùng học, cùng chơi, cùng chuyện trò, tán gẫu. Tuy nhiên, mối qua hệ bạn bè giữa HS bình thường và HS khuyết tật sẽ không được thắm thiết như giữa HS bình thường với nhau. Dù không kì thị nhưng vẫn còn hiện tượng HS hoặc vô ý, hoặc cố ý đả thương đến khiếm khuyết của HS khuyết tật bằng những lời nói trực tiếp hay gián tiếp, ẩn ý. Vẫn còn nhiều HS nhìn và đối xử với HS khuyết tật bằng thái độ thương hại, xem thường. Các em thiếu đi sự cảm thông, tế nhị. Thậm chí ngay cả khi được GV hướng dẫn, bảo ban, các em vẫn không thay đổi thái độ, cách ứng xử phân biệt với HS khuyết tật, bởi các em thuộc về số đông nên luôn mang tâm lí làm chủ trong thế giới của chính mình. Chính sự phân biệt hoặc được thể hiện rõ ràng qua lời nói, hành động, hoặc mới chỉ tồn tại trong suy nghĩ của đa số các em HS như thế đã tạo nên một bức tường vô hình ngày càng dày thêm ngăn cách giữa HS bình thường và HS khuyết tật. Và HS khuyết tật vì thế càng cảm thấy lạc lõng, không thể hòa nhập với cộng đồng. 11
  18. Nhìn từ góc độ nhà trường: Nhìn chung các trường học đều thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập khi luôn sẵn sàng tiếp nhận HS khuyết tật vào học tập tại trường. Tuy nhiên, việc giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật hầu như mới chỉ dừng lại ở hình thức. Đa số các trường học vẫn đang chú trọng vào chất lượng học tập và rèn luyện của HS đại trà, số đông mà bỏ qua những trường hợp đặc biệt như HS khuyết tật. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho GVCN các lớp hòa nhập chưa được chú trọng triển khai. Nhiều GVCN với áp lực thi đua mà gần như bỏ qua HS khuyết tật, hoặc dứt khoát không nhận lớp có HS khuyết tật, hoặc nhận lớp nhưng lại sơ sài, không chú ý, không đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục cho đối tượng HS này. Vì vậy, HS khuyết tật vẫn cơ bản bị lãng quên, bị bỏ lại phía sau, mục tiêu, ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn của hình thức giáo dục hòa nhập không được phát huy đúng nghĩa. Nhìn từ góc độ phụ huynh: Hầu hết các bậc cha mẹ của HS khuyết tật rất đắn đo khi cho con mình hưởng chế độ giáo dục hòa nhập, bởi họ vẫn mang tâm lí lo sợ con mình bị bạn bè coi thường, trêu đùa, khinh bỉ, miệt thị, bị GV thờ ơ, không quan tâm. Bên cạnh đó, một số phụ huynh của HS đại trà vẫn mang tâm lí tạo một môi trường hoàn hảo cho con cái mình bằng cách không chấp nhận bất cứ một yếu tố đặc biệt, khác biệt nào xuất hiện trong môi trường đó. Họ không muốn con em mình tiếp xúc nhiều với HS khuyết tật bởi lo sợ sức ảnh hưởng, tác động ngược từ HS khuyết tật lên con em mình. Họ không muốn GV chỉ chú ý giáo dục cho HS khuyết tật mà không đảm bảo được các hình thức giáo dục phù hợp hơn cho HS đại trà. Chính những tâm lí ấy khiến HS khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Như vậy, nhìn chung, dù công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật trong các trường học hiện nay đã được chú ý nhưng chưa mang lại những hiệu quả tích cực, chưa phát huy được thế mạnh của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tâm hồn, kĩ năng, nhận thức lí tính cho HS khuyết tật. Thực trạng trên cho thấy sự hạn chế trong năng lực quản lí của các ban ngành, tổ chức, trong khả năng sư phạm của các GV nói chung, GVCN nói riêng. 2.1.2. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ 2.1.2.1. Thực trạng về học sinh khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng trẻ khuyết tật ở huyện Tân Kỳ có chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân khuyết tật chủ yếu là do bẩm sinh, do gặp sự cố trong sinh sản hoặc bị tai nạn. Trẻ khuyết tật được phát hiện tương đối sớm, được hưởng những chính sách ưu đãi về xã hội, y tế, giáo dục,… Tuy nhiên, số lượng HS khuyết tật tham gia hình thức giáo dục hòa nhập tại trường THPT Tân Kỳ không nhiều. Thống kê từ năm học 2018 – 2019 đến nay, trường có 4 HS khuyết tật theo học, cụ thể: 12
  19. TT Học sinh Năm Lớp Khuyết tật sinh 1 Đặng Thế Vương 2000 C12K51 Đa tật (Trí tuệ, vận động) 2 Nguyễn Thị Hồng Nhung 1999 C13K51 Trí tuệ 3 Hoàng Nghĩa Phúc 2005 C4K56 Vận động 4 Trần Văn Thắng 2005 C11K56 Vận động Trên thực tế, số lượng trẻ khuyết tật ở huyện Tân Kỳ trong những năm qua lớn hơn con số trên khá nhiều, tuy nhiên, vì một vài lí do mà HS khuyết tật theo học ở trường THPT Tân Kỳ lại tương đối ít. Nguyên nhân khiến trẻ khuyết tật ở huyện Tân Kỳ ít theo học hòa nhập cấp THPT là: - Nhiều trẻ khuyết tật được bố mẹ lựa chọn theo học ở các trường giáo dục chuyên biệt, bởi các cơ sở này ngày càng được chú ý xây dựng ở các địa phương. Khoảng cách từ nhà đến trường chuyên biệt dần được rút ngắn đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều HS khuyết tật theo học. - Một số trẻ khuyết tật ban đầu vẫn được theo học ở các trường công lập theo diện hòa nhập, tuy nhiên, càng lên lớp trên, các em càng khó tiếp thu tri thức, khó hòa đồng, bắt kịp bạn bè. Vì vậy rất nhiều PH sau đó cho con em mình thôi học. - Một số trẻ khuyết tật, nhất là khuyết tật vận động, từ chối những ưu đãi của Nhà nước. Những em này vẫn theo học tại các cơ sở công lập như HS bình thường khác. Sở dĩ PH và HS lựa chọn như thế là bởi các em không muốn mình khác biệt, không muốn mình bị chỉ trỏ, bị thương hại. - Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn hoặc quá lo lắng, sợ trẻ khuyết tật sẽ bị xa lánh, cô lập, cười nhạo nên chấp nhận để con em mình suốt đời quanh quẩn với không gian nhỏ hẹp nơi ngôi nhà thường ở. Cũng bởi số lượng HS khuyết tật theo học tại trường không quá nhiều nên phần lớn GV trường THPT Tân Kỳ chưa coi trọng công tác giáo dục hòa nhập này. Các GV thường hay bỏ qua HS khuyết tật, vì vậy chất lượng giáo dục cho đối tượng này chưa cao. 2.1.2.2. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật ở trường THPT Tân Kỳ Trong những năm qua, BGH trường THPT Tân Kỳ đã luôn chú ý, coi trọng hình thức giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật. Tổ chức tập huấn tập trung cho toàn thể GV nhà trường về giáo dục HS khuyết tật; đón nhận hồ sơ nhập học và 13
  20. chọn lựa lớp, chọn lựa GVCN cho lớp học hòa nhập; thông báo và giải thích, yêu cầu cụ thể, rõ ràng về hoạt động giáo dục hòa nhập cho GVCN lớp; kịp thời hướng dẫn GVCN hoàn thiện hồ sơ cho HS khuyết tật theo từng năm học; thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về giáo dục hòa nhập, đảm bảo quyền lợi của HS khuyết tật;... là những việc làm mà BGH nhà trường đã luôn triển khai. Bởi vậy, trong thời gian qua, trường THPT Tân Kỳ vẫn luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh gửi gắm con em còn kém may mắn của mình theo hình thức giáo dục hòa nhập tại trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục hòa nhập tại trường THPT Tân Kỳ vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục HS khuyết tật của nhà trường. Để kiểm chứng thực trạng hoạt động giáo dục HS khuyết tật tại trường THPT Tân Kỳ, chúng tôi đã tiến hành một số câu hỏi khảo sát dành cho BGH (4 người), GV (86 người), HS lớp hòa nhập (78 HS ở hai lớp C4, C11 niên khóa 2020 - 2023), cụ thể như sau: Đối với BGH và GV: Câu hỏi 1: Thầy/cô có quan tâm đến hình thức giáo dục hòa nhập đối với HS khuyết tật không ? BGH GV Ý kiến Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất quan tâm 4/4 100 13/86 15,1 Quan tâm 0/4 0 21/86 24,4 Không quan tâm 0/4 0 52/86 60,5 Câu hỏi 2: Thầy/cô có am hiểu về HS khuyết tật (hình thức khuyết tật, đặc điểm tâm lí, nhu cầu, quyền lợi,...) không ? BGH GV Ý kiến Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất am hiểu 0/4 0 5/86 5,8 Am hiểu 4/4 100 48/86 55,8 Am hiểu một phần 0/4 0 33/86 38,4 Không am hiểu 0/4 0 0/86 0 Câu hỏi 3: Thầy/cô có nắm vững về hình thức giáo dục hòa nhập đối với HS khuyết tật không ? 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1