Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kỳ đổi mới, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ nói riêng và ở trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Nghệ An, năm 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Tác giả 1: Hồ Quý Hợi Tổ: Tự Nhiên Số điện thoại: 0985.978.961 Tác giả 2: Võ Văn Quý Tổ: Tự Nhiên Số điện thoại:0971.565.658 Tác giả 3: Cao Cự Đức Tổ: Tự Nhiên Số điện thoại: 0334981048 Nghệ An, năm 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Thời gian và đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Tính khoa học, tính mới .................................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ......................................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm thiết bị dạy học......................................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm quản lý thiết bị dạy học ............................................................................ 4 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 4 2. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ trong thời gian qua ........... 4 2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thiết bị dạy học ................................. 4 2.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ ......................... 5 2.3. Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải quyết ................... 5 3. Các nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ ................ 6 3.1. Nhóm biện pháp về quản lý việc trang bị TBDH ......................................................... 6 3.1.1. Mục đích của nhóm biện pháp................................................................................... 6 3.1.2. Nội dung của nhóm biện pháp ................................................................................... 6 3.2. Nhóm biện pháp về quản lý việc sử dụng TBDH ........................................................ 7 3.2.1. Mục đích của nhóm biện pháp................................................................................... 7 3.2.2. Nội dung của nhóm biện pháp ................................................................................... 8 3.3. Nhóm biện pháp về quản lý việc bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH ...................... 9 3.3.1. Mục đích của nhóm biện pháp................................................................................... 9 3.3.2. Nội dung của nhóm biện pháp ................................................................................... 9 3.4. Nhóm biện pháp về quản lý các điều kiện hỗ trợ ....................................................... 10 3.4.1. Mục đích của nhóm biện pháp................................................................................. 10 3.4.2. Nội dung của nhóm biện pháp ................................................................................. 10 3.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp ....................................................................... 12 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................................... 13 4.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................................... 13
- 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................................ 13 4.2.1. Nội dung khảo sát .................................................................................................... 13 4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................................ 13 4.3. Đối tượng khảo sát...................................................................................................... 13 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .......... 13 4.4.1. Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất ............................................................... 13 4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................................... 15 5. Kết quả thực hiện ........................................................................................................... 17 5.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp và học sinh ................................................................ 17 5.1.1. Đối với bản thân ...................................................................................................... 17 5.1.2. Đối với học sinh ...................................................................................................... 18 5.1.3. Đối với đồng nghiệp ................................................................................................ 21 5.2. Đối với công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội .................................. 25 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................... 26 1. Kết luận.......................................................................................................................... 26 1.1. Về lý luận.................................................................................................................... 26 1.2. Về thực tiễn ................................................................................................................ 26 2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 26 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An .......................................................... 26 2.2. Đối với các trường THPT ........................................................................................... 26 2.3. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh ........................................................................ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ KÝ HIỆU VIẾT TẮT Cán bộ - giáo viên CB - GV Cơ sở vật chất CSVC Cán bộ quản lý CBQL Giáo viên GV Học sinh HS Thiết bị dạy học TBDH Trung học phổ thông THPT
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Công tác quản lý thiết bị dạy học(TBDH) ở trường THPT Cờ Đỏ, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập. Nếu đánh giá đúng thực trạng và xác định được các biện pháp quản lý một cách phù hợp, đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. Trên cương vị là những người được giao nhiệm vụ quản lý, tham mưu trong công tác quản lý cơ sở vật chất(CSVC), chúng tôi luôn trăn trở, làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất CSVC và TBDH trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần xây dựng và phát triển nhà trường ngày một lớn mạnh. Việc khai thác các TBDH và CSVC vào dạy học giúp giáo viên giảm bớt những khó khăn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học, tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho tiết học, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học. Ngoài việc quản lý sử dụng, khai thác TBDH và CSVC cho công tác giảng dạy của giáo viên, việc tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng TBDH và CSVC phù hợp sẽ vừa gây được hứng thú học tập của học sinh, vừa rèn luyện một số kỹ năng đặc trưng của các bộ môn nhất là các bộ môn có thực hành, thí nghiệm. Yếu tố cốt lõi của quá trình dạy học là mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, TBDH, GV và HS. Các yếu tố này có tác sự tác động, liên kết và hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Ở đó TBDH được xem như là bộ phận cấu thành thông thể thiếu được của quá trình dạy học, là vật chất thể hiện của mục tiêu và phương pháp dạy học. TBDH là chiếc cầu nối mà GV và HS sẽ tương tác qua lại để chiếm lĩnh tri thức và đạt được mục tiêu đề ra. TBDH có vai trò to lớn trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả thì TBDH là yếu tố không thể thiếu được. TBDH giúp người học tự khai thác và tiếp cận tri thức một cách trực quan, sinh động dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách chủ động, dạy học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Do đó, nhà trường cần có kế hoạch mua sắm, sử dụng, quản lý việc sử dụng và bảo quản TBDH một cách phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong quá trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ” để nghiên cứu, nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kỳ đổi mới, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ nói riêng và ở trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An nói chung. 1
- 2. Nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý thiết bị dạy học trong trường THPT. Khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ. 2.2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất và tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Công tác quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ. 3. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT. - Sử dụng các phương pháp điều tra giáo dục, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn và xin ý kiến CB-GV... nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ. - Sử dụng phần mềm microsoft excel để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ phân tính kết quả nghiên cứu. 4. Thời gian và đối tượng nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ. 5. Tính khoa học, tính mới - Tính khoa học: Triển khai bài bản, đồng bộ các biện pháp quản lý thiết bị dạy học. - Tính mới: Đề tài của chúng tôi đề cập đến việc phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vấn đề này có rất ít đề tài nghiên cứu trước đây đề cập đến. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận Quản lý TBDH là một bộ phận của quản lý nhà trường. Vì vậy, quản lý hoạt động này phải thống nhất, hỗ trợ cho quản lý giáo dục chung của nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả. Các chức năng quản lý gồm: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá, kết hợp với các nội dung quản lý TBDH gồm: Quản lý việc trang bị mua sắm, quản lý việc sử dụng và quản lý việc bảo quản, duy tu, sửa chữa TBDH là những cơ sở lý luận quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH. 1.1.1. Khái niệm thiết bị dạy học Trong công tác dạy học, bên cạnh sách giáo khoa, trường lớp, sân bãi… thầy trò còn phải dùng đến loại phương tiện được gọi học cụ, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục. Ngày nay thuật ngữ thiết bị dạy học được coi là đại diện cho các tên gọi trên. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thiết bị dạy học: Theo tác giả Trần Kiểu và Vũ Trọng Rỹ: TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học,… hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục. Theo tác giả Thái Văn Thành: TBDH bao gồm: vật liệu, mẫu vật mô hình, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ lao động dạy nghề, hoá chất, vật liệu, phim đèn chiếu, băng đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học, vườn trường,.. Theo Lotx Klinbơ (Đức) thì TBDH (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, dụng cụ,…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành sử dụng hợp lý, có hiệu quả trong quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì TBDH là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, … hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Theo điều 1 của Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/ QĐ-BGD-ĐT ngày 7/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 3
- Như vậy, có thể hiểu: Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy học, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học. 1.1.2. Khái niệm quản lý thiết bị dạy học Quản lý TBDH là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường, do đó từ khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ta có thể hiểu quản lý TBDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống TBDH để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu quản lý TBDH là: - Công tác xây dựng kế hoạch trang bị TBDH, kế hoạch sử dụng và bảo quản TBDH, kế hoạch kiểm tra và đánh giá việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH, - Công tác tổ chức sử dụng và bảo quản TBDH, - Công tác kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng và bảo quản TBDH. Trên cơ sở hiểu biết những công việc cần phải được tiến hành đối với quản lý TBDH, chúng ta có thể đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH phù hợp với điều kiện của từng trường học cụ thể. 1.2. Cơ sở thực tiễn Từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ tôi nhận thấy: Tự đánh giá của GV và HS về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý TBDH ở nhà trường có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý TBDH cũng tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Đây là những cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ 2. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ trong thời gian qua 2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thiết bị dạy học Trong thời gian qua việc đầu tư trang bị TBDH của trường THPT Cờ Đỏ được các cấp và ngành giáo dục tỉnh nhà quan tâm, nên nhà trường được cung cấp đảm bảo số lượng TBDH tối thiểu để phục vụ cho công tác dạy học. Trường THPT Cờ Đỏ có hệ thống phòng học bộ môn được trang bị TBDH khá hiện đại và đầy đủ như sau: - Phòng thí nghiệm thực hành: 03. - Phòng bộ môn: 06 - Phòng đa chức năng: Chưa có - Phòng phòng máy chiếu: 02 - Phòng học ngoại ngữ: 01 4
- - Phòng thực hành tin học: 02 - Phòng học tập thể: 01 - Phòng nhập điểm: 01 - Phòng kho thực hành: 03(Lý - Hoá - Sinh) - Phòng kho: 01 Công tác quản lý TBDH và sử dụng TBDH ngày một được quan tâm và đi vào nề nếp. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, nhà trường được sự quan tâm của các cựu học sinh nên tất cả 28 lớp học đã được trang bị 28 tivi 55inch và 28 bảng trượt thông minh. Trường đã có nhân viên chuyên trách về TBDH và phòng thí nghiệm Tuy nhiên, so với yêu cầu tối thiểu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay thì công tác quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ còn chưa đáp ứng được. Thực tế này đòi hỏi nhà trường cần phải có biện pháp đột phá trong công tác quản lý TBDH. 2.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ Trong những năm gân đây trường THPT Cờ Đỏ đã có cơ sở vật chất tương đối khang trang và đồng bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý TBDH vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải thay đổi. Qua tìm hiểu của chúng tôi cũng như qua các báo cáo tổng kết năm học của nhà trường đã chỉ ra một số tồn tại như sau: - Mặc dù bộ phận làm công tác TBDH nhiệt tình với công việc nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa ngang tầm. Cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều công việc, không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho công tác quản lý TBDH và các hoạt động liên quan việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy. - Chất lượng thiết bị được trang bị chưa đảm bảo, một số thiết bị không đạt chuẩn, độ chính xác không cao, các hóa chất đã quá hạn sử dụng không đảm bảo hiệu quả thí nghiệm. - Các phòng thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của một phòng học bộ môn, nhưng không có cách nào khác là phải tận dụng tối đa để nâng cao chất lượng các môn học thực nghiệm, dù vậy, hiệu quả thực chất vẫn còn là một điều cần phải bàn đến nhiều... - Ngoài ra còn có một số giáo viên còn ngại sử dụng TBDH, đặc biệt là một số thiết bị mới như bảng tương tác, do đó chất lượng dạy học còn hạn chế. - Hàng năm lượng hóa chất, TBDH được sử dụng chưa hợp lý nên hao hụt nhiều hơn dự kiến, trong khi kinh phí cấp cho nhà trường eo hẹp. Vì vậy, tình trạng thiếu TBDH phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. 2.3. Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải quyết Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của 5
- Đảng và Nhà nước “ Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải mua sắm TBDH đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản lý TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả và thiết thực, góp phần đưa giáo dục của nhà trường lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với thời đại bùng nổ thông tin, thời đại 4.0 và hội nhập quốc tế. 3. Các nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ 3.1. Nhóm biện pháp về quản lý việc trang bị TBDH 3.1.1. Mục đích của nhóm biện pháp - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác về trang bị TBDH, phục vụ tốt cho hoạt động dạy học của nhà trường: TBDH phải đảm bảo tình trạng tốt nhất, đầy đủ nhất và sẵn sàng phục vụ việc dạy học trong nhà trường. 3.1.2. Nội dung của nhóm biện pháp Biện pháp 1: Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch trang bị TBDH - Trong kế hoạch chiến lược về trang bị TBDH, việc triển khai các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho việc trang bị TBDH là rất cần thiết. Đầu tiên, đối với mỗi cấp quản lý, kế hoạch cấp trường đặc biệt quan trọng, bởi kế hoạch cấp trường là kế hoạch cụ thể, chi tiết, dựa trên kế hoạch chung của cấp quản lý cao hơn. Kế hoạch trang bị TBDH được xây dựng cho các cấp độ thời gian: + Kế hoạch dài hạn từ 5 năm trở lên. + Kế hoạch trung hạn từ 3 - 5 năm. + Kế hoạch ngắn hạn từ 1-2 năm. Các cấp độ kế hoạch được xây dựng từ cơ sở các đơn vị, bộ phận quản trị thiết bị tập hợp xây dựng thành kế hoạch hoàn chỉnh. Tất cả các cấp độ kế hoạch có thể được xây dựng theo dự án. Tùy cấp độ của kế hoạch, CBQL cần đầu tư và xây dựng dự án theo quy mô tương xứng. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư TBDH dù có quy mô lớn hay nhỏ, dù ngắn hạn hay dài hạn đều phải bám sát yêu cầu thực tiễn về TBDH. Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác tổ chức việc trang bị TBDH - Thống kê tổng hợp TBDH để xác định các TBDH thừa, thiếu, hư hỏng, từ đó có kế hoạch sửa chữa, trang bị bổ sung. Phân loại các TBDH hiện có và cần có trong trường để biết những loại lạc hậu, loại cần phải trang bị, loại cần phải thanh lý. Khi trang bị TBDH cần chú ý đến tính đồng bộ của các TBDH. Một ví dụ có thể nêu ra như phòng thí nghiệm sinh học, hiện nay có 8 kính hiển vi quang học thì chỉ có một cái sử dụng tốt. 7 cái còn lại, đa số đã bị hư hỏng nhưng vẫn có thể sửa chữa để dung được. Một số hư hỏng có thể chỉ ra như trờn ren, vật kính bị bẩn, một số bộ phận hiệu chỉnh ánh sáng,..đã rơi, mất. Đề xuất xử lý là: Sửa chữa các hư 6
- hỏng nêu trên, mua nước rửa kính và lau chùi kính thường xuyên. - Cần phải xác định loại TBDH ưu tiên, là thứ yếu cần trang bị, phù hợp với tình hình, đặc thù của từng đơn vị. Với biện pháp này, Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực trang bị các loại TBDH nào cần ưu tiên trang bị ngay, loại nào phải trang bị đồng loạt, đồng bộ. - Hiệu trưởng cần có các buổi họp để xem xét xác định nhu cầu trang bị TBDH của đơn vị. Biện pháp 3: Cải tiến công tác chỉ đạo việc trang bị TBDH - Chỉ đạo chính là “thực thi” bản kế hoạch hành động. Cải tiến công tác chỉ đạo việc trang bị TBDH trong trường THPT là một việc phức tạp. Điều quan trọng là trên cơ sở những phương hướng và nguyên tắc chung, người lãnh đạo cần thực hiện các công việc chỉ đạo một cách sáng tạo và chủ động nhằm thu hút và kích thích đội ngũ GV tham gia vào công tác quản lý TBDH một cách nhiệt tình và hiệu quả. - Nhằm thực hiện việc đổi mới TBDH đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay, CBQL cần phải chú trọng chỉ đạo việc trang bị những TBDH có các tính năng mới, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại. Khi thực hiện biện pháp này CBQL cần cử các cán bộ, nhân viên làm công tác trang bị TBDH tham dự các triển lãm về TBDH mới hoặc tham quan các trường có những TBDH mới để tìm hiểu, trang bị cho trường. - Hiệu trưởng cần động viên các CBQL cấp dưới, nhân viên khai thác hiệu quả nguồn kinh phí trang bị TBDH, và tìm kiếm các nguồn kinh phí bổ sung cho công tác trang bị TBDH cho nhà trường. Biện pháp 4: Hoàn thiện công tác kiểm tra việc trang bị TBDH - Đây là chức năng sau cùng của quản lý việc trang bị TBDH trong nhà trường, nội dung của kiểm tra là ghi nhận và đánh giá hiệu quả của công tác trang bị TBDH. Kết quả của quá trình kiểm tra làm cơ sở cho việc đánh giá, phát hiện và điều chỉnh đối với các mặt công tác khác nhau của trường học. - Để thực hiện tốt công tác kiểm tra việc trang bị TBDH, nhà quản lý cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện bộ tiêu chí kiểm tra. - Kiểm tra là công tác nội bộ thường xuyên của trường học nhằm đảm bảo mọi hoạt động đúng với quy định. Đối với công tác trang bị TBDH, hệ thống tiêu chí kiểm tra cần bám sát các nội dung. - Kiểm tra công tác lập kế hoạch việc trang bị TBDH. - Kiểm tra công tác quản lý tổ chức trang bị TBDH, chỉ đạo việc trang bị TBDH... 3.2. Nhóm biện pháp về quản lý việc sử dụng TBDH 3.2.1. Mục đích của nhóm biện pháp Nhằm khai thác tối đa chức năng và tần suất sử dụng TBDH, góp phần nâng 7
- cao hiệu quả sử dụng các TBDH sẵn có, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. 3.2.2. Nội dung của nhóm biện pháp Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa việc sử dụng TBDH Việc trang bị TBDH sẽ không mang lại hiểu quả nếu TBDH không được khai thác thường xuyên và hợp lý. Những căn cứ để hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH: - Nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học của trường, bộ môn. - Quy định về việc sử dụng TBDH của nhà trường. - Nguồn TBDH hiện có của trường: số lượng, chất lượng. - Lực lượng cán bộ, nhân viên chuyên trách công tác TBDH. Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác tổ chức và chỉ đạo việc sử dụng TBDH của nhà trường, của tổ bộ môn và của từng GV - Nhà trường phân công trách nhiệm cho GV, các bộ phận trong đơn vị trong công tác quản lý việc sử dụng TBDH của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với trường. - Nhà trường cần chỉ đạo các tổ chuyên môn và từng GV xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH một cách đầy đủ, cụ thể. - Tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng TBDH cho GV. - Bố trí cán bộ kỹ thuật trực công tác thiết bị để hỗ trợ GV khắc phục các sự cố liên quan đến việc sử dụng TBDH trong giờ học. - Tổ chức các hội thi về kỹ năng sử dụng TBDH cho GV trong trường. Biện pháp 3: Hoàn thiện quy trình kiểm tra việc sử dụng TBDH của đơn vị Hoàn chỉnh hệ thống kiểm tra công tác sử dụng TBDH: - Nhật ký ghi chép việc mượn - trả TBDH hoặc xây dựng phần mềm quản lý việc sử dụng TBDH. - Tổ chuyên môn lập kế hoạch đề xuất nhu cầu mượn TBDH của tổ chuyên môn với bộ phận phụ trách TBDH trong học kỳ. - Đối với nhân viên phụ trách phòng thiết bị, phòng thực hành cần có: Kế hoạch sử dụng TBDH của các môn, kế hoạch thực hành thí nghiệm, sổ danh mục TBDH, hoá chất; sổ theo dõi mượn - trả TBDH; sổ theo dõi thực hành; sổ gốc tài sản. - Đối với nhân viên trực TBDH cần ghi chép việc mượn – trả đầy đủ theo ca học và có chế độ báo cáo tình hình sử dụng hàng tháng. - Đối với CBQL: Kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc sử dụng TBDH từng bộ phận và GV. 8
- - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng TBDH của từng GV, tổ bộ môn. Một khi đã hoàn chỉnh hồ sơ sổ sách quản lý TBDH thì nhà quản lý có thể nắm được tình hình khai thác, sử dụng TBDH của GV. Tuy nhiên việc nắm bắt về tình hình sử dụng TBDH của GV có phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, cường độ có phù hợp hay không thì vẫn chưa đảm bảo. Đồng thời đề ra quy định là khi đánh giá giờ dạy thì phải có nội dung đánh giá về việc sử dụng TBDH. - Công tác thông tin, báo cáo kịp thời về việc sử dụng TBDH. Đề ra các quy định về chế độ thông tin báo cáo: như báo cáo tuần, tháng, quý. Qua việc thông tin báo cáo kịp thời và chính xác sẽ giúp cho nhà quản lý kịp thời nắm bắt tình hình và từ đó đưa ra những quyết định quản lý phù hợp để kịp thời chỉ đạo công việc. - Đơn giản thủ tục mượn - trả TBDH. Thủ tục mượn - trả TBDH càng đơn giản thì càng kích thích GV trong việc mượn và sử dụng TBDH. - Cuối cùng, để sử dụng tốt thiết bị phải xây dựng được một số nề nếp, một số quy định nội bộ trong nhà trường nhằm thống nhất các lực lượng và phối hợp có hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH của GV - Hoàn thiện hệ thống kiểm tra việc sử dụng TBDH theo các tiêu chí cụ thể. - Xây dựng hệ thống kiểm tra chung toàn trường việc khai thác, sử dụng TBDH cấp trường quản lý và cấp phòng quản lý. - Hệ thống kiểm tra cần bám sát các tiêu chí: nguồn thiết bị hiện có, nhân lực phụ trách TBDH, tần suất sử dụng, kỹ năng sử dụng, hiệu quả sử dụng… - Nhà trường cần tổ chức thường xuyên công tác nhận xét và đánh giá việc sử dụng TBDH của GV và có chế độ khen thưởng, động viên, bồi dưỡng kịp thời. 3.3. Nhóm biện pháp về quản lý việc bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH 3.3.1. Mục đích của nhóm biện pháp - Việc bảo quản TBDH theo đúng yêu cầu kỹ thuật và có chất lượng nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng TBDH của GV, đồng thời chống thất thoát lãng phí tài sản của nhà trường, Nhà nước. - Việc quản lý việc bảo trì các TBDH trong nhà trường, nhằm tránh làm gián đoạn hoạt động đào tạo chung của nhà trường và giúp GV yên tâm khi sử dụng TBDH. 3.3.2. Nội dung của nhóm biện pháp Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH Các căn cứ để xây dựng kế hoạch bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH - Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng thiết bị để đưa vào kế hoạch sửa chữa ưu tiên. 9
- - Tình trạng thiết bị về chất lượng, số lượng … Đặc biệt chú ý đến các dạng hư hỏng của thiết bị: + Hư hỏng do tác động của môi trường: Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau như là kim loại, thủy tinh, chất dẻo, điện tử, bán dẫn …Nếu không được bảo quản cẩn thận đều có thể hư hỏng dẫn đến không sử dụng được. Nguyên nhân đầu tiên đó là do khí hậu, môi trường. + Hư hỏng do sử dụng: do sử dụng nhiều nên các chi tiết máy bị mòn, hỏng; Người sử dụng không thực hiện đúng quy trình, như là thao tác sai, làm bừa làm ẩu, thiếu hiểu biết,…do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho TBDH không hoạt động được; do sửa chữa bảo dưỡng duy tu không được thực hiện hoặc quá trình sửa chữa, lắp ráp không đảm bảo nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc. Biện pháp 2: Bổ sung nhân lực mới có chuyên môn và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực hiện tại phụ trách việc bảo quản, duy tu, sửa chữa TBDH - Thành lập tổ bảo trì thiết bị, phương tiện dạy học mang tính chuyên trách. Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cho các bộ phận chuyên trách công tác bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH về: Nghiệp vụ về quản lý, thanh lý tài sản. Chuyên môn về bảo quản, bảo trì TBDH. - Có thể hợp đồng với các bộ phận dịch vụ TBDH bên ngoài nhà trường đảm trách các khâu bảo trì thường xuyên và định kỳ vì tính đa dạng chủng loại của các TBDH nên nếu chỉ có một tổ bộ phận thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu phát sinh. - Xây dựng quy chế khen thưởng riêng đối với bộ phận làm công tác bảo trì vì công việc này phải được tiến hành thường xuyên và rất vất vả do đó người làm công tác bảo quản, bảo trì phải thấy được vai trò trách nhiệm của mình nên cần có khoản thưởng, thù lao xứng đáng để động viên bộ phận này tích cực làm tốt nhiệm vụ được giao. - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ nhân sự làm công tác bảo quản, duy tu và sửa chữa TBDH về chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý TBDH để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường. 3.4. Nhóm biện pháp về quản lý các điều kiện hỗ trợ 3.4.1. Mục đích của nhóm biện pháp - Nhằm tăng cường và hỗ trợ các biện pháp nêu trên. - Nhằm xây dựng môi trường thuận lợi cho GV sử dụng TBDH. Tạo những điều kiện thuận lợi cách bố trí, thiết bị hỗ trợ, điều kiện phòng ốc và người phụ giúp cho GV trong quá trình bố trí và sử dụng TBDH. 3.4.2. Nội dung của nhóm biện pháp Biện pháp 1: Phối hợp giữa các cấp quản lý trong quản lý TBDH 10
- - Nhằm phối hợp khai thác và quản lý hiệu quả các tính năng của thiết bị dạy học hiện có ở trường đồng thời khắc phục những thiết sót còn tồn tại. Người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phối hợp sau đây: - Phối hợp quản lý giữa Ban Giám hiệu với các bộ phận chức năng. Ban Giám hiệu thường xuyên có văn bản chỉ đạo các bộ phận chức năng xử lý những tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý thiết bị như mua sắm thêm ngoài kế hoạch bảo quản, duy tu sửa chữa những thiết bị hư hỏng chưa đến định kỳ bảo dưỡng. - Phối hợp giữa Bộ phận quản trị thiết bị với Tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là bộ phận thụ hưởng sau cùng của thiết bị dạy học nên sự phối hợp giữa hai bộ phận này về thiết bị dạy học quyết định đến hiệu quả của quá trình dạy học. Trước khi có kế hoạch mua sắm thiết bị, Bộ phận quản trị thiết bị cần có ý kiến tham khảo đến các Tổ chuyên môn về tính năng của thiết bị cần mua sắm. Trong quá trình đấu thầu thiết bị nên có các Tổ chuyên môn tham gia vì họ là người cần những tính năng của thiết bị để phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Biện pháp 2: Hoàn thiện chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác quản lý TBDH - Khen thưởng - trách phạt CBQL làm công tác TBDH dựa vào các tiêu chí thi đua: Qua các tiêu chí thi đua đã đề ra trong các văn bản của cấp trên, của trường, công tác TBDH cần khuyến khích - trách phạt việc sử dụng, bảo quản TBDH bằng các chế độ thi đua, khen thưởng; qua đó tạo ra nề nếp cho hoạt động dạy học có sử dụng TBDH. - Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho cán bộ, GV và HS trong việc sử dụng TBDH: Một trong những nguyên nhân GV hiện nay có tâm lý ngại sử dụng TBDH là do nhà trường chưa tạo ra môi trường thuận lợi trong quá trình mượn - trả, bảo quản TBDH. Để làm tốt vấn đề này, Hiệu trưởng cần thực hiện một số công việc sau: - Chỉ đạo cho cán bộ chuyên trách TBDH thống kê, phân loại toàn bộ các TBDH hiện có theo từng môn, khối lớp và thông báo danh mục TBDH cho tất cả cán bộ giáo viên biết để lập kế hoạch sử dụng. Tập hợp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn cách sử dụng, để giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung, phương pháp, kĩ năng sử dụng chúng một cách tốt nhất. - Tổ chức sắp xếp các TBDH trong phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm một cách khoa học để GV và học sinh thuận tiện khi sử dụng tại chỗ. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý TBDH - Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sử dụng, bảo quản, quản lý TBDH nhằm có thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời những quy định của nhà trường đến đội ngũ GV thông qua nhiều kênh. Qua đó nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời tâm tư, nguyện vọng và các phản ánh từ đội ngũ GV đến Tổ trưởng Tổ bộ môn và các bộ phận có liên quan đến TBDH. - Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến của HS trong việc sử dụng TBDH trong 11
- quá trình giảng dạy của GV nhằm điều chỉnh kịp thời những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra trong hoạt động giáo dục. - Hiệu trưởng nhà trường cần dành một khoản kinh phí đầu tư cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bằng cách xây dựng các phần mềm quản lý tài sản như: + Quản lý việc mua sắm. + Quản lý công tác sử dụng, và tính toán tuổi thọ thiết bị. + Quản lý công tác bảo trì bảo dưỡng. + Quản lý việc thanh lý tài sản. - Mặt khác cần xây dựng các biểu mẫu về việc lấy ý kiến HS, GV trong mọi công tác liên quan đến TBDH sau đó đưa vào máy tính xử lý để có kết quả thống kê nhằm phục vụ cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn. - Bên cạnh đó cần mở rộng việc thông tin qua mạng để mọi GV, HS huy động tất cả các nguồn lực không chỉ trong nhà trường mà còn có các lực lượng bên ngoài nhà trường tham gia đóng góp làm cho nhà trường ngày càng hoàn thiện và phát triển. 3.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp Mỗi nhóm biện pháp có một chức năng riêng biệt, song chung quy lại đều hướng đến một mục đích chung là nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TBDH, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. sử dụng và bảo quản TBDH đóng vai trò quan trọng. TBDH không được trang bị đầy đủ về chủng loại, chất lượng của TBDH không đảm bảo thì chắc chắn rằng việc sử dụng TBDH sẽ kém hiệu quả, vì vậy biện pháp cung ứng đầy đủ TBDH đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Bên cạnh đó, có trang bị TBDH nhưng việc bảo quản, duy tu không tốt sẽ nhanh chóng hư hỏng, làm cho việc sử dụng TBDH không hiệu quả và lãng phí rất lớn về nguồn tài chính của nhà trường. Khi có đủ hai yếu tố trên thì nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các quy định chuyên môn mới phát huy tác dụng tích cực của nó. Việc sắp xếp, bố trí TBDH một cách khoa học sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho từng tiết dạy, cho từng môn học. Bên cạnh những nhóm biện pháp trên thì nhóm biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ là là hết sức cần thiết. Tóm lại để có được chất lượng tốt trong công tác quản lý và sử dụng TBDH thì chúng ta cần phải thực hiện tốt đồng thời các nhóm biện pháp trên. 12
- 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 4.1. Mục đích khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, đem lại kết quả cao cho việc quản lý và sử dụng TBDH ở trường THPT Cờ Đỏ. 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 4.2.1. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề chính sau: Nội dung 1: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay không? Nội dung 2: Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại không? 4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bằng bảng hỏi; với thang đánh giá 04 mức tương ứng với điểm số từ 1 đến 4: - Không cấp thiết, không khả thi: từ ̅ - Ít cấp thiết, ít khả thi: ̅ - Cấp thiết, khả thi: ̅ - Rất cấp thiết, rất khả thi: ̅ Tính điểm trung bình X theo phần mềm excel. 4.3. Đối tượng khảo sát Nhằm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trên, chúng tôi đã tiến hành trao đổi bằng bảng hỏi với đối tượng là những giáo viên và học sinh của các lớp 11D, 11C5 và 10K. Đối tượng khảo sát được chia thành 02 nhóm ở bảng 2 dưới đây: Bảng 1: Tổng hợp các đối tượng khảo sát TT Đối tượng Số lượng 1 Giáo viên năm học 2022-2023 ở trường THPT Cờ Đỏ 26 Học sinh lớp các lớp 11D, 11C5 và 10K năm học 2022- 2 73 2023 79 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 4.4.1. Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất 13
- Bảng 2: Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất Thang đánh giá các giải Các thông pháp số TT Các giải pháp Không Rất Ít cấp Cấp cấp cấp X Mức thiết thiết thiết thiết Nhóm biện pháp về quản lý việc 1 0 0 30 65 3,68 4 trang bị TBDH Nhóm biện pháp về quản lý việc 2 0 1 27 67 3,69 4 sử dụng TBDH Nhóm biện pháp về quản lý việc 3 bảo quản, duy tu và sửa chữa 1 0 29 65 3,6 4 TBDH Nhóm biện pháp về quản lý các 4 1 2 23 69 3,67 4 điều kiện hỗ trợ Tổng 2 3 109 266 3,68 4 https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdKG- zrYqPlnLdmG7HW0XWd1ANK_N5We94nVceeTDT3cEc37w/viewform?usp=sf _link Từ bảng số liệu trên, chúng ta chuyển đổi nó thành các biểu đồ để dễ dàng phân tích, đánh giá sự cấp thiết của các nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở Trường THPT Cờ Đỏ. - Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát sự cấp thiết của từng nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH: 80 60 40 Không cần thiết 20 Ít cần thiết Cần thiết 0 Rất cần thiết Nhóm Biện Nhóm biện pháp 1 Nhóm biện pháp 2 Nhóm biện pháp 3 pháp 4 Biểu đồ 1: KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT CỦA TỪNG NHÓM BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TBDH Ở TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ 14
- - Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát sự cấp thiết tính chung cho cả 4 nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở Trường THPT Cờ Đỏ: 0% 1% 29% Không cần thiết Ít cần thiết 70% Cần thiết Rất cần thiết Biểu đồ 2: KHẢO SÁT SỰ CÁC MỨC ĐỘ CẤP THIẾT TÍNH TỶ LỆ CHUNG CHO CẢ 4 NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể thấy rằng các nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Cờ Đỏ đã đề xuất là cần thiết và rất cần thiết. Tất cả các nhóm biện pháp đều đạt mức 4 và là mức rất cần thiết chiếm đa số với 266/380 lượt chọn của các đối tượng được khảo sát. Trong đó theo thứ tự tổng điểm từ thấp đến cao thì nhóm biện pháp 02 đạt điểm điểm trung bình cao nhất là 3,69. Đó là nhóm biện pháp cần thiết nhất trong số 4 nhóm giải pháp được đề xuất. 4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất Các thông Thang đánh giá các giải pháp số TT Các giải pháp Không Ít khả Khả Rất khả X Mức khả thi thi thi thi Nhóm biện pháp về quản lý việc 1 0 1 27 66 3,66 4 trang bị TBDH Nhóm biện pháp về quản lý việc 2 0 0 26 68 3,72 4 sử dụng TBDH Nhóm biện pháp về quản lý việc 3 bảo quản, duy tu và sửa chữa 0 1 27 64 3,61 4 TBDH 4 Nhóm biện pháp về quản lý các 0 2 27 65 3,67 4 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn