Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm làm cho học sinh thấy được giá trị của bản thân, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo an toàn giao thông cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng vững mạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 Lĩnh vực: Công đoàn Nghệ An, tháng 04 năm 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 Lĩnh vực: Công đoàn Tên tác giả: Trần Văn Thành – Bí thƣ đoàn trƣờng Tổ: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0973826786 Nghệ An, tháng 04 năm 2023
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tính mới đề tài 2 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 1 Cơ sở khoa học 2 Phân tích số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực 2 tế, thực trạng và những vấn đề liên quan đến đề 7 tài. Tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo an toàn 3 11 giao thông Các biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn 4 giao thông của đoàn viên thanh niên tại trƣờng 12 THPT Quỳnh Lƣu 4 5 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi 31 6 Tính khoa học, tính sƣ phạm, tính mới của đề tài 40 7 Kết quả nghiên cứu 41 PHẦN III KẾT LUẬN 46 1 Quá trình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 46 2 Đề xuất, kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO LINK KHẢO SÁT PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 ATGT An toàn giao thông 3 TNGT Tai nạn giao thông 4 CSGT Cảnh sát giao thông 5 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 6 CMHS Cha mẹ học sinh 7 HS học sinh 8 GV Giáo viên 9 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 10 GDQP – AN Giáo dục quốc phòng – An ninh 11 ANNN An ninh nề nếp 12 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 13 KL/TW Kết luận/ trung ương 14 KH- UBATGTQG Kế hoạch – Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia 15 KH – UBND Kế hoạch – Uỷ ban nhân dân 16 NĐ – CP Nghị định – Chính phủ 17 BCH ĐT Ban chấp hành Đoàn trường
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Khi thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước ta chìm trong mưa bom bão đạn, lớp lớp thế hệ cha anh ta hy sinh vì nền độc lập tự do của tổ quốc, đem máu của mình xây nên nền độc lập tự do của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua, những mất mát, đau thương đang dần phai đi và thay vào đó là một đất nước hòa bình, không còn mưa bom, bão đạn, không còn phải chịu cảnh chia ly. Thế nhưng hàng ngày máu vẫn đổ, có nhiều sinh mệnh lại ra đi, đáng buồn thay đó không phải là những giọt máu, những sinh mệnh vì tổ quốc, vì nhân dân mà là những giọt máu vì sự thờ ơ với tính mạng, với pháp luật của phần lớn những người chủ quan, thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Sự ra đi đó thật khủng khiếp và vô nghĩa, người ra đi có thể nhẹ nhõm nhưng nỗi đau, nỗi mất mát cho người ở lại thì vô cùng lớn. Thờ ơ với việc chấp hành luật an toàn giao thông ở nước ta là rất đáng báo động, là một người giáo viên trường THPT, tôi thẳng thắn nhìn nhận rằng, tình trạng không chấp hành và vi phạm luật an toàn giao thông trong học sinh ở các trường học vẫn diễn ra thường xuyên, phổ biến, nhất là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, khi ngồi trên xe gắn máy, điều khiển phương tiện giao thông chở quá người quy định, lạng lách, đánh võng, đi xe phân khối lớn, ….. thói quen này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho những người tham gia giao thông. Hơn thế nữa, phải công nhận rằng, sự phối hợp giữa các tổ chức, các cơ quan đoàn thể, gia đình học sinh và sự nhận thức việc chấp hành an toàn giao thông trong chính gia đình học sinh vẫn còn những hạn chế và thiếu hiểu biết, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tai nạn giao thông. Học sinh THPT là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý thức, kĩ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về luật giao thông và hạn chế về kĩ năng khi tham gia giao thông nên thực tế có không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mà người gây tai nạn hay nạn nhân lại chính là các em học sinh. Chính vì vậy, việc cung cấp cho học sinh THPT những hiểu biết cơ bản về luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn, có văn hoá là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách hàng đầu. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, biết, nhớ và quan trọng hơn đó là có hành vi đúng, chuẩn mực và có văn hoá khi tham gia giao thông. Lứa tuổi học sinh THPT lại là bộ mặt, niềm tin, hy vọng là tương lai của đất nước, là bộ phận quyết định đến sự giàu đẹp, văn minh, phát triển của đất nước sau này. Bản thân tôi qua một thời gian giảng dạy và làm công tác đoàn, áp dụng các giải pháp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông tôi nhận thấy rằng. Để thực hiện tốt việc chấp hành luật an toàn giao thông cho học sinh THPT cần có sự phối hợp, chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường, xã hội, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và quan trọng nhất là ý thức tự giác 1
- chấp hành pháp luật của từng học sinh khi tham gia giao thông. Vì vậy đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” và “Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với người tham gia giao thông hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn và hạnh phúc cho chính bản thân mình cũng như gia đình mình. Trên cơ sở đó, tôi thực nghiệm và mạnh dạn viết đề tài sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 4” 2. Tính mới của đề tài. - Kết hợp hiệu quả giữa các tổ chức ở nhà trường, đoàn thanh niên trường học, gia đình, xã hội trong việc giáo dục học sinh nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông. - Làm cho học sinh thấy được giá trị của bản thân, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo an toàn giao thông cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng vững mạnh. - Làm cơ sở cho việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh ở các nội dung khác (VD: Phòng chống bạo lực học đường, giáo dục giới tính, hướng nghiệp,…. ). - Làm rõ tầm quan trọng của mỗi tổ chức trong việc giáo dục học sinh chấp hành luật an toàn giao thông, hình thành thế trận tổng hợp xây dựng vững chắc mặt trận “An toàn giao thông”. - Có thể áp dụng được trong nhiều tổ chức đoàn trường học. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm - An toàn giao thông là thuật ngữ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên thuật ngữ này lại chưa có định nghĩa thống nhất. Ta có thể hiểu, an toàn giao thông là đảm bảo cho người tham gia giao thông giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và hạn chế tổn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người khi xảy ra tai nạn giao thông. - Văn hóa giao thông Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng 2
- xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”. - Mối quan hệ giữa văn hoá giao thông và an toàn giao thông Có thể nói giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông tồn tại một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu như văn hóa giao thông của mọi người được nâng cao thì khi ấy an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, kéo theo đó là tỉ lệ tai nạn giao thông giảm mang đến hạnh phục cho mọi người và xã hội. Ngược lại khi an toàn giao thông được thực hiện tốt, mọi người nghiệm chỉnh chấp hành luật an toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây thì văn hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn giao thông mang lại cho họ. Từ đó có thể thấy nếu người chấp hành tốt văn hóa giao thông cũng sẽ thực hiện tốt an toàn giao thông. Vì vậy an toàn giao thông và văn hóa giao thông có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kiềm chế tai nạn giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, như: Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi khi có va chạm; đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông,… Văn hóa giao thông còn thể hiện qua việc không chen lấn, giành đường, quan tâm cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan để kịp thời ngăn chặn xử lý. Không tranh cãi, đánh nhau khi xảy ra va chạm, không vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác. Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi. 3
- 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của các biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục. Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, người thực thi công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hành vi ứng xử khi tham gia giao thông của người dân là rất quan trọng, qua đó góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông xảy ra. Văn hóa giao thông không ở đâu xa mà tồn tại trong ý thức, cách nghĩ, việc làm của mỗi người. Do vậy, ngay từ hôm nay, khi bước chân ra khỏi nhà bạn hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định, không đi xe trên vỉa hè, chấp hành nghiêm tín hiệu đèn giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông; không sử dụng bia, rượu khi điều khiển phương tiện giao thông; không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông;… là những hành động thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông. Nét đẹp trong văn hóa giao thông đôi khi chỉ là một hành động nhỏ như nhường đường khi tham gia giao thông. Mỗi hành động, cử chỉ, cách ứng xử khi tham gia giao thông không chỉ là văn hóa giao thông mà còn thể hiện nhân cách của mỗi người. Mỗi người hãy tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhường đường khi tham gia giao thông để cùng xây dựng văn hóa giao thông và góp phần bảo đảm an toàn giao thông. 1.1.3. Cơ sở pháp lý Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Tính từ thời điểm có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2009, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã có 02 văn bản sửa đổi, bổ sung. Cụ thể: - Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019; - Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018. 4
- Thực hiện kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18 của Ban Bí thư Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ - CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và các văn bản bổ sung liên quan; Kế hoạch số 506/KH-UBATGTQG ngày 29/12/2022 của Ủy ban ATGT Quốc gia về triển khai năm ATGT 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Kế hoạch số 429/KH-SGD&ĐT ngày 14 tháng 3 năm 2022 của Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày 03/02/2023 tỉnh Nghệ An ban hành kế hoạch số 61/KH-UBND về việc tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023. Ngày 13/02/2023 Sở GD& ĐT Nghệ An xây dựng kế hoạch số: 235/KH- SGD&ĐT về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT trong nghành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1.2. Cơ sở thực ti n Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục ATGT cho học sinh nói riêng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Trong trường học, nhà trường chỉ đạo các tổ chức trong trường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Hoạt động này góp phần cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng. Đây là hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phòng, chống vi phạm pháp luật đồng thời trang bị cho học sinh các kĩ năng an toàn cho mình và mọi người. Từ đó, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện, có ý thức công dân, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội góp phần xây dựng một nền văn hoá giao thông văn minh, an toàn. Hằng năm, các văn bản của cấp trên về việc chỉ đạo giáo dục ATGT cho học sinh trong các trường phổ thông, song trên thực tế nhiều trường học vẫn còn đang lúng túng trong quá trình thực hiện. Hình thức và phương pháp tổ chức chưa thật sự đa dạng, còn nặng về hình thức, dẫn đến hiệu quả còn hạn chế. Học sinh vi phạm ATGT ngày càng có xu hướng tăng. Bên cạnh đại bộ phận học sinh chấp hành đúng Luật Giao thông và có những hành vi hết sức văn hóa khi tham gia giao thông thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn giao thông và có những hành vi không chuẩn mực khi tham gia giao thông. Đó là một bộ phận 5
- học sinh muốn khẳng định, thể hiện bản thân trước bạn bè, thay vì tập trung vào học tập đã chọn cách phô trương vẻ bề ngoài để thu hút sự chú ý của người khác. Tâm lý này khiến cho một số học sinh thích sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, song song đó, các em còn lạng lách, đánh võng, nẹt pô hay sử dụng những loại còi có âm thanh “khác người” cùng các kiểu đèn pha độc đáo, … Trong những trường hợp như vậy, học sinh vẫn hiểu được rằng mình đang vi phạm pháp luật, nhưng do suy nghĩ và định hướng lệch lạc về việc khẳng định giá trị của bản thân nên các em sẵn sàng thực hiện. Hình ảnh học sinh lạng lách, đánh võng, đi xe phân khối lớn Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy dưới 50cc (bao gồm xe máy điện) mà không cần có giấy phép lái xe. Do đó, những năm gần đây, nhiều gia đình đã trang bị cho con, em mình những chiếc xe máy phân khối nhỏ (dưới 50cc) làm phương tiện để tới trường. Tuy phân khối nhỏ nhưng tốc độ có thể đạt tới tối đa 60km/h, mỗi khi xuất hiện trên đường đều dễ khiến người dân bất an bởi đây là loại phương tiện không yêu cầu người điều khiển phải có bằng lái, nên phần lớn người đi xe đều là các thanh thiếu niên chưa hiểu hết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao vì vậy nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông là rất lớn. Trường THPT Quỳnh lưu 4 ra đời năm 1975 trên vùng quê nghèo xã miền núi thuộc huyện đồng bằng của xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nằm sát đường Quốc lộ 48A, với diện tích khoảng hơn 2 ha. Trải qua 48 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, các thế hệ giáo viên và học sinh đã nỗ lực không ngừng nghỉ, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Nhà trường trở thành một địa chỉ 6
- giáo dục có chất lượng trong toàn tỉnh, là niềm tự hào của các lớp thế hệ thầy trò thuộc các xã thuộc khu vực phía Tây, huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên qua khảo sát tại trường tôi đang công tác, nhận thấy vấn đề học sinh tham gia giao thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Do lượng học sinh của trường đông, phân bố trên địa bàn rộng ở các Xã: Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Quỳnh Thắng, Tân Thắng và Diễn Lâm. Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nằm trên trục đường chính 48A, gần chợ, gần các trường mầm non, tiểu học và THCS Quỳnh Châu nên phương tiện đi lại của các em cũng đa dạng. Số lượng các em nhà gần đi bộ đến trường rất ít, đa số các em ở xa ở các Xã: Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Tân Sơn, … Vì vậy, các em đến trường bằng các phương tiện khác nhau như xe đạp điện, xe máy điện, xe máy có dung tích dưới 50 cm3 và có cả xe máy trên 50cm3. Thực trạng ở trên một phần là do sự quản lý lỏng lẻo của các gia đình. Nhưng mặt khác, là do việc thực thi pháp luật giao thông chưa nghiêm, chưa có những chế tài hợp lý và đủ mạnh để răn đe, xử lý các trường hợp vi phạm. Sự phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác giáo dục chưa tốt. 2. Phân tích số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng và những vấn đề liên quan đến đề tài. 2.1. Số liệu điều tra Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn tại Việt Nam, tạo gánh nặng rất lớn cho xã hội. Thống kê dưới đây nói lên những con số “ giật mình” về tình hình an toàn giao thông tại Việt Nam. Theo báo cáo của Cục cảnh sát giao thông (C08-Bộ Công an) tại Hội nghị cảnh sát giao thông toàn quốc diễn ra trong ngày 23/12, trong năm 2022 (tính từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/12/2022) cả nước xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người. So với cùng kỳ, giảm 6.205 vụ (-35,15%), giảm 1.245 người chết (-16,32 ), giảm 5.841 người bị thương (-42,81 ).Trong đó, đường bộ xảy ra 11.323 vụ, làm chết 6.265 người, bị thương 7.777 người. Về tình hình tai nạn giao thông trong quý I năm 2023, toàn quốc xảy ra 2.346 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.436 người, bị thương 1.578 người. Tai nạn giao thông đầu năm giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Còn theo báo cáo từ cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, từ 15/12/2021 đến ngày 14/12/2022, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 159 vụ TNGT, làm chết 110 người và 101 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2021, tai nạn giao thông giảm 43 vụ, giảm 14 người chết và giảm 45 người bị thương. Về tình hình tai nạn giao thông trong quý I đã xảy ra 41 vụ, làm chết 31 người, bị thương 31 người, giảm so với cùng kỳ năm trước. 7
- Trong đó, theo phân tích số liệu chưa đầy đủ của Công an các địa phương về độ tuổi của người bị nạn và người điều khiển phương tiện gây tai nạn cho thấy trong số khoảng 10.357 người bị nạn có 974 người dưới 18 tuổi, 3.524 người từ trên 18 đến 30 tuổi; 4.019 người gây tai nạn có 260 người dưới 18 tuổi, 1.460 người từ trên 18 đến 30 tuổi. Đặc biệt, tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới khoảng 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Tình trạng trẻ em vi phạm quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện, xe phân khối lớn diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ TNGT. 2.2. Khảo sát quan điểm, nhận thức của học sinh về giáo dục ATGT Để nâng cao hiệu quả giáo dục, Tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trong học sinh để kiểm tra nhận thức của các em về giáo dục an toàn giao thông từ năm học 2021 – 2022 trở về trước tôi nhận được kết quả như sau: Qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục ATGT trong nhà trường, một bộ phận không quan tâm đến nội dung giáo dục, cho đó là hình thức bắt buộc; Các em chưa có ý thức giữ gìn an 8
- toàn cho bản thân, tỷ lệ hiểu biết về các vấn đề này còn rất hạn chế. Từ nhận thức đó mà dẫn đến một số em còn vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, có các hành vi vi phạm về ATGT. Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều HS chưa hứng thú với các hoạt động giáo dục của nhà trường, các em cho rằng các hình thức và phương pháp tổ chức chưa sinh động hấp dẫn, nhiều em không quan tâm. Do đó, hiệu quả của các hoạt động giáo dục này ở nhà trường còn rất hạn chế, hầu như chỉ làm thay đổi một ít nhận thức trong học sinh. 2.2. Quan điểm, nhận thức của giáo viên về giáo dục ATGT Để có cơ sở cho việc đề xuất và triển khai các biện pháp nhằm giáo dục ATGT hiệu quả tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế tâm tư, nguyện vọng của giáo viên từ năm học 2021 – 2022 về trước qua đó để đề ra giải pháp giáo dục phù hợp. Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến 36 GVCN và thu được kết quả: 9
- Thông qua kết quả khảo sát trên và điều tra phỏng vấn trực tiếp tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục ATGT, các thầy cô đã quan tâm đến nội dung, hình thức giáo dục học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động giáo dục chưa thực sự phong phú, đa dạng, chưa hấp dẫn nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhận thức về Luật giao thông đường bộ còn thấp, Vì vậy, số học sinh vi phạm ATGT vẫn thường xuyên xảy ra. Một số giáo viên cũng đã có ý kiến đề xuất Đoàn trường cần có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục, giảm thiểu các vi phạm của học sinh cũng như ngăn ngừa các vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Trường THPT Quỳnh Lưu 4 trong năm học 2021 – 2022, cũng đã xảy ra một số vụ TNGT liên quan đến học sinh của trường. Những vụ tai nạn của học sinh đi xe đạp, xe máy chở nhau, bị xe máy phân khối lớn, xe ô tô va quệt do chưa biết cách đi đường, … đến cuối năm học 2021 – 2022 số học sinh bị tai nạn là 8 vụ, cuối năm học 2021 - 2022 số học sinh bị tai nạn là 10 em, trong đó có hai vụ khá nghiêm trọng đó là ngày 22 tháng 10 năm 2021 em: Vũ Đức Sỹ 12A9, đi xe phân khối lớn, tốc độ nhanh đã va quệt người đi bộ là chị: Nguyễn Như Ý ngay trước cổng chợ Tuần, hậu quả là chị Ý phải nhập viện 115 để điều trị. Chiều 18 tháng 04 năm 2022, trên đường đi học em: Nguyễn Thị Hoa 12A1, đi xe tốc độ cao, không làm chủ được tay lái đã đâm vào khúc gỗ lớn bên đường. Hậu quả: Xe bị hư hỏng nặng, bản thân em Hoa phải vào nhập viện đa khoa tỉnh Nghệ An để điều trị. Hiện trường em: Nguyễn Thị Hoa 12A1 đi quá tốc độ đâm vào khúc gỗ lớn bên đường 10
- Từ những số liệu trên của trường tôi đang công tác, với vai trò là một người giáo viên và là người đứng đầu của tổ chức tuổi trẻ nhà trường, tôi đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của ĐVTN. 3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo an toàn giao thông 3.1. Về phía học sinh Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. Trong số đó có nhiều em đi xe máy và gửi ở ngoài trường, hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông, trong khi đó, các em thiếu kỹ năng lái xe, thiếu kinh nghiệm phán đoán và xử lý tình huống dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Do đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn, háo thắng, muốn chứng tỏ, một số học sinh còn đi độ xe, rồi đua xe, mà không biết mình đang vi phạm pháp luật. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao. 3.2. Về phía gia đình Do điều kiện kinh tế một số gia đình khá giả, nên họ chọn phương án mua xe máy cho con đi học, đó là chưa kể đến việc nhiều học sinh muốn có xe máy để “bằng anh, bằng em”. Nhiều phụ huynh mua xe trên 50 phân khối cho con đi học vì lí do kinh tế. Xe đạp điện và xe máy điện giá thành cao nhưng tuổi thọ không dài, nhanh hư hỏng và không hữu dụng bằng xe máy. Một số phụ huynh còn chưa gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành đúng luật giao thông nên khó giáo dục được con em mình chấp hành tốt an toàn giao thông. 3.3. Về phía nhà trường Công tác giáo dục ATGT cho học sinh đã được các bộ phận chức năng, lãnh đạo nhà trường, các tổ chức, GVCN, đoàn thể trong nhà trường đã quan tâm. Nhưng nhìn chung các hình thức và phương pháp giáo dục chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các em học sinh. Vì vậy, hiệu quả giáo dục mang lại chưa cao, tình trạng vi phạm ATGT xảy ra đối với các em học sinh vẫn còn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Do quĩ thời gian ít, chủ yếu tập trung cho việc dạy học chính khoá và dạy thêm nên thời gian dành cho tổ chức một số biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên rất ít. Công tác giáo dục chưa được triển khai một cách thường xuyên, lâu bền và chưa có tính đồng bộ, nhìn chung còn mang tính hình thức, theo mùa vụ. Chưa thực sự chú trọng và phát huy hết vai trò của tổ chức Đoàn trường trong việc giáo dục ATGT cho học sinh. Và tổ chức Đoàn trường chưa thực sự chú trọng công tác này trong kế hoạch công tác đoàn và phong trào thanh niên. 11
- 3.4. Về phía xã hội Do lực lượng Công an còn mỏng, phân bổ trên các tuyến đường chưa đều, một phần là do việc thực thi pháp luật giao thông chưa nghiêm, chưa có những chế tài hợp lý và đủ mạnh để răn đe, xử lý các trường hợp vi phạm. Nền kinh tế phát triển nên lưu lượng tham gia giao thông ngày càng nhiều, đặc biệt là xe máy, xe đạp điện được giới trẻ điều khiển, bên cạnh đó có nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng, chưa được tu bổ kịp thời. 4. Các biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên tại trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua thông qua giờ chào cờ, treo băng rôn, áp phích, hoạt động ngoại khoá, trang page đoàn trường. + Mục đích: Tăng cường công tác tuyên truyền để học sinh biết được tầm quan trọng của việc tham gia giao thông an toàn để bảo vệ tính mạng cho mình và mọi người. + Cách thức thực hiện: Trong các giờ chào cờ đầu tuần Đoàn trường đã thường xuyên biểu dương những tập thể chi đoàn – lớp tham gia giao thông nghiêm túc, an toàn, không vi phạm các qui định về tham gia giao thông. Đồng thời phê bình những tập thể có những cá nhân thường xuyên vi phạm. Qua đây Đoàn trường phân tích, lấy những minh chứng về những hậu quả khi học sinh tham gia giao thông không an toàn để các học sinh có thể cảnh tĩnh và chấp hành tốt hơn. Cùng với đó là các ba nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền về ATGT được đặt ở những vị trí học sinh dễ quan sát. Khẩu hiệu tuyên truyền ATGT 12
- Đoàn trường, Nhà trường phối hợp với các tổ chức như: Huyện đoàn, Tỉnh đoàn, Sở GD và ĐT Nghệ An, Công ty Hon Da,…. Tổ chức tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn, … Qua đó giúp học sinh hiểu rõ luật và lái xe an toàn hơn. Tuyên truyền và hướng dẫn lái xe an toàn tại trường Quỳnh Lưu 4 Đoàn trường cùng với Nhà trường tổ chức phối hợp với Công an Xã có học sinh theo học tại trường tham dự buổi tuyên truyền về đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường. Hiện nay lực lượng Công an tại các xã đều đã được đào tạo chính qui tại các trường đại học, học viện Công an trên cả nước, vì vậy về chất lượng và nghiệp vụ đã được nâng cao. Đây là lực lượng chính luôn thường trực tại các địa phương. Qua đó việc phối hợp sẽ đêm lại những hiệu quả nhất định, giúp học sinh có trách nhiệm và có ý thức tham gia an toàn giao thông tốt hơn. Vì vậy, ngày 24 tháng 10 năm 2022, lễ kí cam kết giữa Nhà trường với trưởng Công an các Xã có học sinh theo học đã được tiến hành tại sân khấu trường THPT Quỳnh Lưu 4 trước sự chứng kiến của tất cả các giáo viên và hơn 1.500 học sinh toàn trường. Sau khi lễ kí kết phối hợp xong, với vai trò là tổ chức tuổi trẻ, Đoàn trường đã lập một nhóm zalo gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách an ninh, bí thư Đoàn trường và trưởng Công an các Xã để thuận tiện trong quá trình làm việc, trao đổi thông tin và xử lý các trường hợp học sinh vi phạm kịp thời. 13
- Đ/c: Nguyễn Văn trường CA viên xã Quỳnh Thầy giáo: Hồ Văn Thanh và trưởng Công an Châu đang tuyên truyền về đảm bảo an toàn an các Xã có học sinh theo học kí cam kết về ninh trường học đảm bảo an toàn an ninh trường học Nhóm Công an Xã và Quỳnh Lưu 4 ra đời theo Trao đổi thông tin giữa Công an xã và Đoàn đề xuất của Đoàn trường trường về học sinh đi xe phân khối lớn Thường xuyên đăng tải trên page Đoàn trường những học sinh chậm tiến, hay vi phạm an toàn giao thông như không đội mũ bảo hiểm, đi xe phân khối lớn, lạng lách, đánh võng, nẹt pô hay sử dụng những loại còi có âm thanh “khác người” cùng các kiểu đèn pha độc đáo,…đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Đồng thời khi Đoàn trường đăng tải trên mạng thì gia đình cũng có thể biết con em mình vi phạm về an toàn giao thông qua đó cũng sẽ hạn chế được việc không chấp hành đúng luật của học sinh. Từ đó, giúp và tạo điều kiện để các em có thể phát triển toàn diện, có ý thức công dân, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội góp phần xây dựng một nền văn hoá giao thông văn minh, an toàn, thể hiện được nét đẹp trong văn hoá giao thông. 14
- Hình ảnh HS vi phạm ATGT Hình ảnh HS vi phạm ATGT và được đăng tải lên trang page Đoàn trường + Kết quả: Thông qua các biện pháp tuyên truyền ở trên đã giúp học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành an toàn giao thông. 4.2. Tổ chức có hiệu quả các cuộc thi: “ ATGT vì nụ cười ngày mai và tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp sử dụng thông tin trên mạng internet trên cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An năm 2022”. + Mục đích: Để học sinh có những kiến thức cơ bản nhất về an toàn giao thông. Qua đó tạo không khí thi đua giữa các chi đoàn cũng như giữa các trường THPT trong tỉnh và cả nước. Từ đó sẽ giúp các em tham gia giao thông an toàn hơn. + Cách thức thực hiện: Đối với cuộc thi: “ ATGT vì nụ cười ngày mai”. Sau khi được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ về triển khai học sinh tham gia cuộc thi. Với vai trò là người đứng đầu tổ chức Đoàn, tôi đã triệu tập BCH ĐT họp, thống nhất và lập kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các chi đoàn ( Phụ lục 1). Bí thư các chi đoàn triển khai cho chi đoàn tham gia và chấm lựa chọn những bài tốt nhất gửi về văn phòng Đoàn trường, trong đó các lớp cơ bản có từ hai bài thi chất lượng, lớp tốp hai có từ bốn bài thi chất lượng và lớp tốp một có từ sáu bài thi chất lượng nạp về văn phòng Đoàn trường. Sau đó Đoàn trường sẽ chấm và lựa chọn các bài thi tốt nhất để trao thưởng, đồng thời lựa chọn ba bài thi tốt nhất gửi vào sở GD & ĐT Nghệ An để được lựa chọn bài thi cấp Quốc gia. 15
- Đối với cuộc thi: “ Tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp sử dụng thông tin trên mạng internet trên cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An năm 2022. Sau khi nhận kế hoạch từ BGH, BCH Đoàn trường đã hội ý và thống nhất xây dựng kế hoạch (Phụ lục 2). Đối với cuộc thi này trước hết phải khẳng định sự đồng thuận nhất trí cao của Cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, sự linh hoạt của BCH Đoàn trường trong việc chỉ đạo triển khai cuộc thi. Mục tiêu giáo dục của cuộc thi đã được tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường và nhận được sự ủng hộ tích cực. Tạo không khi thi đua giữa các chi đoàn, vào các buổi tối đến 22 giờ hàng ngày thì bí thư các chi đoàn báo cáo số lượng lượt thi trong ngày để Đoàn trường tổng hợp. Do vậy các chi đoàn đã thi đua nhau để chi đoàn mình xếp được vị thứ cao nhất. Đồng thời Đoàn trường đã kịp thời tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các buổi phát thanh, giờ chào cờ đầu tuần. Đặc biệt, ở trường chúng tôi đó là sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo trong BGH nhà trường và các GVCN đã tạo nguồn cảm hứng rất lớn thôi thúc học sinh. Cuộc thi đã tạo cho toàn trường THPT Quỳnh Lưu 4 một cơ hội thể hiện tinh thần đoàn kết vì mục tiêu chung. Đó là một giá trị lớn nữa mà cuộc thi mang lại cho nhà trường. Đoàn trường tổng hợp kết quả thi tìm Bí thư các chi đoàn báo cáo kết quả hiểu pháp luật về ATGT( Tuần 4) thi tìm hiểu pháp luật về ATGT 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn