Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với Ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
lượt xem 5
download
Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể của người làm công tác Công đoàn ở trường học phối hợp với ban chuyên môn, nhằm góp phần nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn, bám sát vào thực tiễn hoạt động của nhà trường mà đề ra những nội dung, biện pháp hoạt động cho phù hợp với hoạt động của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với Ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI BAN CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lĩnh vực: Công đoàn Năm học 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI BAN CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lĩnh vực: Công đoàn Họ và tên nhóm tác giả Thái Hữu Thắng - 0977578466 Nguyễn Thị Thu - 0355581512 Trần Thị Minh Thùy - 0976345005 Năm học: 2022 – 2023
- CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT T.T Chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CBNGNNLĐ Cán bộ nhà giáo người lao động 2 CĐCS Công đoàn cơ sở 3 LĐLĐ Liên đoàn lao động 4 GDVN Giáo dục Việt Nam 5 THPT Trung học phổ thông 6 SHCM Sinh hoạt chuyên môn 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 9 BHXH Bảo hiểm xã hội 10 BHYT Bảo hiểm y tế 11 BGH Ban giám hiệu 12 BCH Ban chấp hành 13 CLB Câu lạc bộ 14 GV Giáo viên 15 HS Học sinh 16 CB,GV,CNV Cán bộ, giáo viên, công nhân viên
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………..………….. 1 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………….. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………...……………. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………..… 2 4. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………..… 2 5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………… 2 6. Điểm mới của sáng kiến ……………………………………………………………. 3 7. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………….. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU …………………………………………... 4 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề ………………………………….. 4 1.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………………….. 4 1.2. Cơ sở thực tiễn …………………………………………………………………….. 6 1.2.1. Giới thiệu về nhà trường và thực trạng đội ngũ ……………………………. 6 1.2.2. Thực trạng vấn đề kết hợp giữa tổ chức Công đoàn và Ban chuyên môn ở trường THPT Quỳnh Lưu 2 …………………………………………………... 7 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn hoạt động CĐCS tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 …………………………………………………………………………….. 8 2. Vai trò của tổ chức công đoàn cở sở …………………………………................ 8 2.1. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động ……………………………………... 8 2.2. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBNGNLĐ ………………………………………………………….. 9 2.3. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác phối hợp với Ban chuyên môn để nâng cao hoạt động dạy và học …………………………………………….. 14 3. Một số biện pháp phối hợp giữa tổ chức Công đoàn và Ban chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 …………………………………………………………………………… 15 3.1. Phối kết hợp để ký cam kết thực hiện các phong trào thi đua trong năm học 2022 - 2023 ………………………………………………………………………… 15 3.1.1. Công đoàn tham gia phối hợp ký cam kết thực hiện phong trào thi đua với mục tiêu “Thi đua dạy tốt - học tốt” ……………………………………………. 15 3.1.2. Công đoàn tham mưu để phân công chuyên môn cho giáo viên, sắp xếp thời khoá biểu phù hợp, đúng theo quy định bảo đảm mặt bằng chung hài hoà trong toàn trường ………………………………………………………………….. 16
- 3.2. Công đoàn phối hợp với ban chuyên môn trong việc đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai ………………………………………………............... 16 3.3. Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn để thành lập các CLB học tập, CLB năng khiếu góp phần phát triển năng lực cho học sinh ………………...….. 22 3.4. Tích cực động viên, bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học kỷ thuật cho giáo viên và học sinh ……….. 27 3.5. Nâng cao nhận thức cho CBNGNLĐ về tầm quan trọng của việc xây dựng “Trường học hạnh phúc”, “Lớp học hạnh phúc” trong giai đoạn hiện nay. 30 3.6. Phối kết hợp để theo dõi, quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của cán bộ giáo viên trong năm học ………………………………………………… 32 3.7. Thực hiện chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ chuyên môn và kiểm tra, đánh giá giáo viên ………………………………………………………………………. 34 4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm …………………………………… 35 4.1. Những kết quả đạt được ………………………………………………………….. 35 4.2. Ưu điểm và hạn chế ……………………………………………………………….. 36 4.3. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………. 37 5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã triển khai……. 38 5.1. Mục đích khảo sát ………………………………………………………… 38 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ……………………………………….. 39 5.2.1. Nội dung khảo sát ………………………………………………..……… 39 5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá……………………...………… 39 5.3. Đối tượng khảo sát ……………………………………………………….. 39 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất …………………………………………………………………………….. 40 5.4.1. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ……………... 40 5.4.2. Kết quả khảo sát sự khả thi của các giải pháp đề xuất ……………….…. 40 6. Đánh giá kết quả thực nghiệm…………………………………………….. 41 Phần III. KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 43 1. Ý nghĩa của đề tài ……………………………………………………………………. 43 2. Kết luận ………………………………………………………………………………... 43 3. Kiến nghị ……………………………………………………………………………… 43 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng xây dựng đảng và chính quyền; đồng thời có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trước yêu cầu đổi mới về công tác Giáo dục - Đào tạo; Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đổi mới về giáo dục, tiến tới, hiện đại, đạt ngang tầm với các nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Để thực hiện những chủ trương lớn đó, Công đoàn ngành đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt các chủ trương lớn đó. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn nhà trường là một đòi hỏi tất yếu trong việc biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành trở thành hiện thực. Với những ý nghĩa to lớn đó, là một cán bộ công đoàn cấp cơ sở chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn nhà trường không những là trách nhiệm của người làm công tác cán bộ công đoàn mà còn là vinh dự, trách nhiệm của mỗi đoàn viên chúng ta; Đặc biệt là việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường trong việc cải tiến và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với công tác quản lý và giảng dạy của mình. 1.2. Công đoàn ngành giáo dục nói chung và công đoàn trường THPT Quỳnh Lưu 2 nói riêng có một đặc thù khác với nhiều tổ chức công đoàn lao động khác; vì công đoàn nhà trường gồm những người lao động trí thức; các đoàn viên công đoàn viên là những thầy cô giáo trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh, do vậy mỗi cử chỉ, lời nói, hành động của mỗi đoàn viên trong công đoàn nhà trường cũng khác với kết quả của người lao động khác bởi sản phẩm làm ra của họ không phải là những vật chất cụ thể mà là sản phẩm của trí tuệ và đạo đức con người. Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” mà nghề nhà giáo là nghề trồng người, đó là nghề vì lợi ích trăm năm, một nghề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. 1.3. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một vấn đề cực kỳ cấp bách nhưng lại là vấn đề khó nếu như chỉ có bộ phân chuyên môn nhà trường thực hiện; Vì vậy cần phải có lực lượng các đoàn thể kết hợp hỗ trợ, động viên giúp đỡ. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường. Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, phong trào thi đua muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp thực hiện đồng bộ của nhiều tổ chức trong đó Công đoàn trong trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu giữa Công đoàn và nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất, đồng bộ và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện và phát động các phong trào thi đua trong nhà trường. 1
- 1.4. Ðổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục và Ðào tạo hiện nay. Ðồng hành cùng chuyên môn, Công đoàn trường đã thể hiện vai trò của mình qua nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua; phát huy chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động để phát huy sức sáng tạo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo. Công đoàn THPT Quỳnh Lưu 2 luôn đoàn kết, luôn phát huy hết mình chức năng, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn để đồng hành cùng nhà trường nâng cao, phát triển mọi hoạt động giáo dục. Tổ chức công đoàn luôn là điểm tựa, là niềm tin cho mọi CB,GV,CNV trong nhà trường. Tổ chức công đoàn Quỳnh Lưu 2 là nơi tập trung mọi tinh thần đoàn kết, chung tay phát huy thương hiệu của nhà trường. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với Ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 2”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể của người làm công tác Công đoàn ở trường học phối hợp với ban chuyên môn, nhằm góp phần nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn, bám sát vào thực tiễn hoạt động của nhà trường mà đề ra những nội dung, biện pháp hoạt động cho phù hợp với hoạt động của nhà trường. - Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp bản thân làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời có thể trao đổi tư vấn cùng đồng nghiệp để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động tại mỗi cơ sở công đoàn trường học về hoạt động chuyên môn kết hợp công đoàn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vai trò tổ chức công đoàn cơ sở trong trường học - Phối hợp với ban chuyên môn nghiên cứu thực trạng của việc triển khai các hoạt động trong nhà trường nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn - Đề ra những giải pháp đổi mới trong sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với Ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những hoạt động của tổ chức công đoàn phối hợp với Ban chuyên môn trường THPT Quỳnh Lưu 2 nhằm phát huy vai trò của công đoàn cơ sở tại trường học - Phạm vi nghiên cứu: Công đoàn cơ sở trường THPT Quỳnh Lưu 2 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tra cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu thông qua việc nghiên cứu các văn bản, tài liệu về chỉ đạo hoạt động về công tác chuyên 2
- môn theo quy định của Bộ, của Sở, của địa phương; các văn bản, tài liệu về chỉ đạo hoạt động CĐCS của Tổng Liên đoàn LĐVN, Công đoàn GDVN, LĐLĐ Tỉnh, Công đoàn GD Nghệ An, CĐ trường THPT Quỳnh Lưu 2. - Phương pháp thực tiễn: Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn, hội thảo, nghiên cứu sản phẩm, phân tích thực trạng, tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 6. Điểm mới của sáng kiến Sự phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với Ban chuyên môn nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường là một việc không thể thiếu trong hoạt động giáo dục hiện nay. Tổ chức công đoàn là một trong những tổ chức quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chuyên môn một nhà trường. Nhưng để phát huy được sự phối hợp đó trong trường học không phải là chuyện ngày một ngày hai mà phải là một quá trình. Với chúng tôi trong những năm làm Công đoàn chúng tôi đã rất quan tâm tới những biện pháp thiết thực nhằm phát huy vai trò của công đoàn phối hợp phát triển chuyên môn dạy và học. Chúng tôi đã và đang triển khai được nhiều hoạt động phối hợp có ý nghĩa rất lớn không những đối với các giáo viên, học sinh trong trường mà cả toàn xã hội. Vì vậy mà chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để cùng chia sẽ với các trường bạn. 7. Thời gian nghiên cứu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong năm học 2022 - 2023. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề 1.1. Cơ sở lý luận Công đoàn là sự tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân - lao động. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lí cơ quan, đơn vị; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia. Ngày nay trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của CĐCS càng ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng CĐCS vững mạnh là một trong những tiền đề quan trọng để củng cố tổ chức Công đoàn, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ chức Công đoàn từ trung ương đến địa phương lớn mạnh. Theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013 thì “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Điều 188 Bộ Luật lao động năm 2012, Công đoàn có những vai trò cơ bản sau: “Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động”. Điều lệ Công đoàn Khóa XII kèm theo quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày 03/02/2020 của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, tại mục b, mục e khoản 1, Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên đã nêu rõ: Quyền của đoàn viên “Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm”; “Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn”. Điều 59 Luật Giáo dục (2019) quy định “ Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật”. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa X) đã chỉ rõ “ Các cấp công đoàn cần hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, người lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động, xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội làm mục tiêu hoạt động”. 4
- Công đoàn cơ sở hoạt động với mục tiêu là : Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong nhà trường; góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. * Điều lệ Công đoàn khóa XII năm 2020, Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở: - Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn. - Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước. - Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật - Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội. - Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh. - Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng loại hình công đoàn cơ sở. * Điều lệ Công đoàn khóa XII năm 2020, Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: - Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chủ trương, nghị quyết của công đoàn; tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân và người lao động. 5
- - Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoặc đại diện cho đoàn viên và người lao động tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật. - Chỉ đạo phát triển và quản lý đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm. - Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; tham gia với chính quyền, chuyên môn đồng cấp các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh. - Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của người lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động. - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các công đoàn cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở. - Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Giới thiệu về nhà trường và thực trạng đội ngũ * Giới thiệu về nhà trường Trường THPT Quỳnh Lưu 2 được thành lập năm 1965. Gần 60 năm phát triển, trường từng ngày nỗ lực vươn cao khẳng định vị thế của chính mình trong hệ thống giáo dục của Tỉnh nhà. Công đoàn trường luôn sát cánh cùng toàn trường xây dựng ngôi trường thân thiện, thầy cô gương mẫu, học sinh tích cực, chủ động. Tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong trường luôn đoàn kết, hòa đồng đóng góp xây dựng phong trào giáo dục của nhà trường ngày càng vững mạnh. Trường nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến, Công đoàn trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Về hoạt động chuyên môn dạy và học lâu nay tại trường chúng tôi luôn quan tâm và chú trọng nâng cao chất lượng bằng nhiều giải pháp thiết thực trong đó không thể thiếu vai trò của tổ chức Công đoàn. Có thể khắng định với bề dày truyền thống gần 60 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Quỳnh Lưu 2 luôn lớn mạnh về chuyên môn, Công đoàn và chuyên môn luôn phối hợp chặt chẽ để xây dựng nhà trường vững mạnh để CBNGNLĐ luôn có trách nhiệm với giảng dạy và giáo dục. Trong những năm gần đây trường thực sự có nhiều khởi sắc lớn trong phong trào dạy và học. 6
- * Thực trạng đội ngũ CBNGNLĐ - Về đội ngũ năm học 2022 - 2023 + Tổng số CBNGNLĐ trong cơ quan là 98 người, (Nam 35, Nữ: 63), 4 cán bộ quản lý và 5 nhân viên. + Chi bộ đảng có 62 đồng chí, (Nam 28, Nữ 34) Trình độ cao cấp chính trị là 3, Trung cấp chính trị là 8 đồng chí. + Trình độ thạc sỹ: 37 người, + Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh là 26 người. - Về BCH Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028: + Tổng số: 05 đồng chí (1 Nam, 4 Nữ) Đảng viên 5 đồng chí, trình độ Trung cấp lý luận chính trị: 1 đồng chí; Tuổi đời bình quân là 39,6 + Cơ cấu BCH Công đoàn ở các tổ CM: Tự nhiên: 2, Xã hội: 1, Ngữ Văn: 1 và Ngoại ngữ: 1 1.2.2. Thực trạng vấn đề kết hợp giữa tổ chức công đoàn và Ban chuyên môn ở trường THPT Quỳnh Lưu 2 Lâu nay tổ chức công đoàn tại trường Quỳnh Lưu 2 trong quá trình hoạt động của mình chú trọng tập trung vào vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động; công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBNGNLĐ; kết nối tinh thần đoàn kết các tổ chức, đoàn thể trong toàn trường để xây dựng nhà trường. Với các hoạt động chuyên môn, tổ chức công đoàn chưa thực sự có sự kết hợp chặt chẽ, chưa thiết thực và chưa hiệu quả. Việc này không đồng nghĩa với việc tổ chức công đoàn xem thường hoặc không hiểu biết về hoạt động chuyên môn. Bởi vì trong thực tế hoạt động tổ chức công đoàn và các hoạt động chuyên môn còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Với sự thay đổi của chương trình phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu đổi mới, thay đổi các hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể với ban chuyên môn góp phần triển khai nhiệm vụ năm học, phát triển năng lực học sinh trong dạy và học. Điều đó đặt ra định hướng mới cho tổ chức công đoàn không chỉ là chăm lo đời sống, đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà quan trọng hơn công đoàn còn tích cực tham gi, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn với nhà trường. Đặc biệt công đoàn tham gia tích cực trong việc đôn đốc thay đổi phương pháp dạy và học của giáo viên, học sinh. Công đoàn đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng phối hợp với ban chuyên môn phụ trách nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo trong dạy học, trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong sinh hoạt tổ chuyên môn; trong quản lý hồ sơ GV theo công nghệ số; trong việc tổ chức thành lập các câu lạc bộ học tập, câu lạc bộ năng khiếu góp phần phát triển năng lực cho học sinh. Công đoàn quan tâm việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nâng cao nhận thức cho cán bộ nhà giáo người lao động về tầm quan trọng của việc xây dựng “trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc” trong giai đoạn hiện nay. Công đoàn còn tham gia theo dõi, 7
- quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, phân công chuyên môn, làm thời khóa biểu của giáo viên trong năm học phù hợp đặc điểm bộ môn và chế độ cho GV nữ có con nhỏ, GV nữ mang bầu…. Tất cả những hoạt động trên góp phần nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong sự đổi mới chương trình giáo dục thời đại công nghệ số. 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn hoạt động CĐCS tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 - Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Công đoàn ngành giáo dục và Cấp ủy chi bộ nhà trường. Được sự giúp đỡ, phối hợp tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường. Ban Chấp hành công đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, trẻ khoẻ, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị. BCHCĐ phân công công việc cụ thể cho từng thành viên; luôn có quy chế hoạt động rõ ràng, phù hợp với điều kiện nhà trường và tâm lý của các công đoàn viên. Đặc biệt CĐCS luôn được sự hỗ trợ, ủng hộ nhiệt tình từ tập thể CBGV - CNV đoàn kết, thân thiện và hưởng ứng tham gia các phong trào công đoàn mạnh mẽ. - Khó khăn: Các đồng chí trong Ban Chấp hành tham gia vào BCH đều là kiêm nhiệm, việc phân bố thời gian cho hoạt động công đoàn còn gặp không ít khó khăn. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ CĐCS còn hạn chế vì còn ít được tham gia các lớp đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở. Các phong trào thi đua còn mang tính hưởng ứng theo các chủ đề, chủ điểm và phụ thuộc vào kế hoạch của nhà trường và công đoàn cấp trên. Nhiều hoạt động CĐCS đã chủ động về kế hoạch, nhưng còn ít vì đang mang tính thời vụ. Kinh phí tổ chức các hoạt động còn hạn chế, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động, đa số các hoạt động lớn phải nhờ chuyên môn và Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ hoặc đóng góp của công đoàn viên. Một số công đoàn viên nhà xa, con nhỏ nên ít có thời gian để tham gia các hoạt động phong trào; nếu tham gia cũng chưa thật sự hiệu quả. 2. Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở 2.1. Vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động Ngay từ đầu mỗi năm học, công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, các nhiệm vụ trọng tâm, các cuộc vận động và các phong trào thi đua lớn của ngành, đồng thời triển khai kịp thời các văn bản về kiến thức pháp luật, chế độ chính sách như: tổ chức học tập về Luật Lao động, Luật Giáo dục 2019, Hiến pháp 2013, những chế độ chính sách liên quan đến người lao động. Phát huy tính dân chủ trong Hội nghị viên chức đầu năm học. Các chế độ chính sách của cán bộ giáo viên, nhân viên như chế độ thai sản, ốm đau, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể…được thực hiện đầy đủ, kịp thời. BCH Công đoàn đã thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ: chăm lo bảo vệ quyền, lợi 8
- ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ dưỡng theo quy định cũng như các chế độ khác như khen thưởng, đau ốm, gặp khó khăn đột xuất. Công đoàn đã phối hợp với Đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh, … tổ chức tốt các ngày lễ trong năm. Công đoàn đã phối hợp và thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát và thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng kỳ hạn những chế độ chính sách đối với CBNGNLĐ như: Trả lương làm ngoài giờ; thừa giờ; truy lĩnh lương mới; chế độ thâm niên, nâng lương trước thời hạn và định kỳ công bằng và hợp lý.Từ đó công đoàn viên trong nhà trường yên tâm công tác, đoàn kết, cống hiến nhiều hơn trong công việc. 100% CBNGNLĐ tham gia đóng BHXH và BHYT theo CBNGNLĐ trong nhà trường, đây là cách bảo vệ quyền, lợi ích cho viên chức nên không có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm thân thể, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của CBNGNLĐ. Đầu năm học mới vào dịp khai giảng năm học và dịp tết Nguyên đán, công đoàn phối hợp chuyên môn đồng cấp rà soát đoàn viên công đoàn và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để phát động trong toàn CB-GV quyên góp, ủng hộ. Năm học 2019-2020 công đoàn phát động quyên góp được được hơn 15 triệu đồng hỗ trợ CB - GV và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo. Trích kinh phí công đoàn theo quy định để thăm hỏi, động viên đoàn viên công đoàn lúc ốm đau, khó khăn. Công đoàn nhà trường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, các lực lượng công an xã Quỳnh Văn, công an huyện Quỳnh Lưu tuyên truyền, phổ biến cho GV và HS về các chương trình như: An toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội; phòng và chống cháy nổ, .... Đặc biệt hơn là sự phối hợp với Trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu tổ chức hoạt động NGLL với nội dung tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên cho HS toàn trường; tuyên truyền công tác phòng và chống dịch covid trong toàn cơ quan. Công đoàn đã phối hợp với BCM tổ chức tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước cho HS, .... BCH Công đoàn và các tổ trưởng công đoàn chịu trách nhiệm nắm bắt tình hình, tư tưởng của CBNGNLĐ của công đoàn đơn vị trực tiếp hoặc qua zalo, facebook...Cấp ủy cũng giao cho một đồng chí chi ủy viên nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của CBNGNLĐ trong đơn vị để có hướng xử lý, động viên kịp thời. Công đoàn đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong năm học và hầu hết các đoàn viên công đoàn đều tham gia, hưởng ứng tích cực. 2.2. Vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBNGNLĐ Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên là một nhiệm vụ rất quan trọng của tổ chức công đoàn. Trong những năm qua, công đoàn THPT Quỳnh Lưu 2 chúng tôi đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ đó góp phần tích cực 9
- trong việc ổn định tư tưởng và niềm tin của công đoàn viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, công nhân viên yên tâm công tác, gắn bó với nhà trường, hăng hái tham gia các hoạt động và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Để chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ đoàn viên công đoàn, Ban chấp hành công đoàn đã phát động xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh và phong phú. Trong công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ đoàn viên công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn luôn phối hợp với chuyên môn quán triệt sâu sắc chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: Chỉ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chỉ thị 32 của Chính phủ về chống bệnh thành tích trong giáo dục và nhiều văn bản chỉ đạo khác của ngành và công đoàn cấp trên. Trong đó, trọng tâm là việc tổ chức học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không và chống bệnh thành tích trong giáo dục” được tuyên truyền đến đông đảo đoàn viên trong nhà trường. Hàng năm, Công đoàn phối hợp với chuyên môn ký cam kết thực hiện “Hai không” ngay từ đầu năm học. Tổ chức các hội thi, giao lưu văn nghệ, TDTT nhằm chào mừng các ngày kỷ niệm, ngày lễ như: Thi nấu ăn, cắm hoa cho chị em phụ nữ và nữ học sinh nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; Hội thi văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ giáo viên và người lao động, nhằm tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Với tinh thần “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, công đoàn trường đã vận động đoàn viên nhà trường đóng góp, ủng hộ các quỹ, như “Quỹ tình nghĩa”, “Quỹ khuyến học”, “Quỹ mái ấm công đoàn”, "tết vì người nghèo", …vv. Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, Ban chấp hành Công đoàn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của đoàn viên như thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ... Thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ, giáo viên nhà trường. Phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp giải quyết kịp thời, chính xác các chế độ, chính sách cho cán bộ giáo viên. Phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” đã động viên được hầu hết nữ cán bộ giáo viên tham gia và không ngừng đổi mới nâng cao về chất lượng hoạt động nhằm thực hiện tốt việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa. Bên cạnh việc chăm lo đời sống tinh thần, hoạt động công đoàn luôn chú ý đến công tác chăm lo đến chế độ chính sách nữ, lao động nữ, cải thiện đời sống vật chất tạo điều kiện để chị em được học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quán triệt sâu sắc chức năng tham gia quản lý và vai trò vận động, giám sát, công đoàn đã thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách liên quan đến công đoàn viên. Công đoàn đã tham gia, đóng góp ý kiến với Hiệu trưởng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn như: phụ cấp thâm niên, làm thêm giờ, chế độ độc hại, cán bộ viên chức thuộc các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, cán 10
- bộ nghỉ hưu, chuyển công tác… Ủng hộ bằng vật chất và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cho cán bộ giáo viên hợp đồng. Công đoàn luôn quan tâm thăm hỏi những trường hợp CBGV - CNV mắc bệnh nan y hoặc có hoàn cảnh khó khăn, tạo tình thương gắn bó chan hòa với nhau trong cuộc sống. Trong năm học 2021 - 2022, tại trường có trường hợp của cô giáo Vũ Thị Tuyết không may bị mắc bệnh ung thư trực tràng. Cô đã phải đi phẫu thuật và điều trị bệnh dài ngày. Đến năm 2023, đầu tháng 03 cô phát hiện mình bị hai khối u trong ổ bụng. Sauk hi xét nghiệm ở các bệnh viện bác sĩ đã kết luận một khối u ác tính do di căn từ căn bệnh ung thư quái ác kia để lại. Cô Tuyết đã phải nhập viện theo dõi, điều trị dài ngày. Hiện tại khối u càng ngày càng to, cô kiệt sức vì chống lại những đau đớn của cơ thể mình. Công đoàn chúng tôi đã viết thư ngỏ kêu gọi toàn thể công đoàn viên trong trường hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần để cô giáo Tuyết có động lực chữa bệnh. Bức thư có nội dung như sau: CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 KÊU GỌI ỦNG HỘ CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN GẶP HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Kính thưa các quý thầy cô giáo! Cô giáo Vũ Thị Tuyết giáo viên dạy Tiếng Anh trường THPT Quỳnh Lưu 2 sinh ngày 18/04/1987, quê quán xóm 1, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 2021, cô không may mắc phải căn bệnh ung thư đại tràng. Sau thời gian điều trị bệnh, phẩu thuật và hồi sức cô đã trở lại trường học tiếp tục sự nghiệp dạy học của mình. Đầu tháng 03 năm 2023, cô phát hiện đau quằn quại trong ổ bụng đã đi khám nhiều nơi và biết được mình bị u nang buồng trứng. Cô rất đau. Nhiều lần siêu âm, nội soi, đầu giò,… bác sĩ kết luận do hậu quả của bệnh ung thư đại tràng nay đã di căn xuống buồng trứng làm cho khối u to lên theo từng ngày. Cô đau đớn vật lộn với bệnh tật để dành giật lại sự sống của mình. Khuôn mặt cô hốc hác đầy nỗi loa toan về gia đình, về con cái, về lớp cô đang chủ nhiệm và giảng dạy. Căn bệnh diễn biến phức tạp khó lường nên hiện tại cô Tuyết phải nghỉ dạy để điều trị dài ngày. Lúc đầu cô Tuyết điều trị tai bệnh viện U Bướu Vinh nhưng sau đó bệnh nặng, quá đau đớn gia đình đã xin chuyển cô ra bệnh viện 108 ở Hà Nội để điều trị. Tại đây chồng cô và em gái cô thay nhau chăm sóc. Vì cơ thể quá yếu nên cô Tuyết không thể sử dụng sự can thiệp của y học như: Xạ trị hoặc mổ khối u. Đó là một khối u ác tính càng ngày càng lớn. Quá trình điều trị bệnh của cô Tuyết càng khó khắn hơn. Hiện tại cô đang phải nằm viện 108 (Hà Nội) để điều trị, chi phí khá tốn kém. Hoàn cảnh gia đình lại gặp nhiều khó khăn. Cô còn có 2 đứa con nhỏ. Đứa con trai đầu 9 tuổi mắc căn bệnh tăng động tự kỷ bẩm sinh cũng phải đi điều trị khắp mọi nơi rất tốn kém nhưng bệnh không thuyên giảm. Hiện tại cháu không được đến trường đi học như các bạn cùng lứa tuổi mà ở nhà và luôn phải có người lớn trông nom. Đứa con trai thứ hai năm nay 5 tuổi yếu bóng vía và cũng không được đi học 11
- vì cả gia đình đang dồn tiền chữa bệnh cho mẹ. Chồng cô làm nghề tự do, công việc không được ổn định nên cũng bấp bênh về kinh tế. Thời gian vừa qua cô cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các anh em, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh nhưng vì căn bệnh diễn biến phức tạp khó lường, chi phí điều tri đắt đỏ nên chúng tôi tiếp tục chia sẻ bài viết này kêu gọi mọi người, đặc biệt đồng nghiệp các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An với tấm lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giúp đỡ cô Tuyết về cả vật chất lẫn tinh thần. Hi vọng sẽ có phép màu đến với cô để cô thể vượt qua mọi đau đớn của căn bệnh quái ác này, nhanh chóng hồi phục sức khoẻ để tiếp tục đến trường cùng đồng nghiêp và các em học sinh thân yêu. Rất mong nhận được tấm lòng giúp đỡ của mọi người để cô được yên tâm chữa bệnh, sớm bình phục. Xin trân trọng cảm ơn ! Bức thư đã được gửi đến toàn thể CBGV - CNV và HS toàn trường. Đặc biệt là công đoàn chúng tôi đã chia sẻ vào các nhóm Facebook, zalo của các nhóm cựu HS ở nhiều khóa học tại trường. Kết quả của sựu lan tỏa, chung tay giúp đỡ cho cô Tuyết chúng tôi đã nhận được những lời động viên, an ủi; đặc biệt là những món quà ân tình của các thầy cô, các khóa HS, các phụ huynh trong và ngoài trường, …Tổng hợp kết quả về tiền mặt đợt 1: 30.800.000 đồng; đợt 2: 27.000.000 đồng. Đó là chưa kể đến những khóa HS khác cô Tuyết chủ nhiệm, giảng dạy các em cũng kêu gọi các bạn mình ủng hộ, thăm hỏi cô. Hi vọng rằng với những sự chia sẻ này sẽ mong có thêm sức mạnh cho cô Tuyết chữa bệnh nan y. Chúng tôi mong rằng phép màu sẽ đến với cô giáo. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mạnh dạn làm tờ trình để chia sẻ hoàn cảnh cô Tuyết lên Công đoàn ngành mong được giúp đỡ của nhiều người, nhiều trường hơn. Trường hợp của cô Tuyết là một trong số nhiều trường hợp giáo viên ở các trường khác cũng không may mắc các bệnh nan y. Nhưng bằng tấm lòng chia sẻ đầy yêu thương và đáng trân trọng, Công đoàn ngành cũng gửi một món quà với số tiền nhỏ giúp cô Tuyết điều trị bệnh tốt hơn. Thay mặt cô giáo BCH công đoàn chúng tôi trân trọng cảm ơn những tấm lòng vàng, những tình cảm cao quý của tất cả mọi người. Hi vọng phép màu sẽ đến với cô ấy. Bên cạnh hoạt động đó, Công đoàn cũng tổ chức thăm hỏi, tặng quà, đối với những GV, cán bộ về hưu; đồng thời BCH Công đoàn tổ chức đến nhà thắp hương cho những GV đã mất khi đang công tác tại trường nhân các ngày lễ 20/11 và dịp Tết. Những ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm trung thu đều có quà tặng cho con cán bộ, giáo viên, công nhân viên mỗi phần quà trị giá từ 50.000đ, đối với con em học giỏi, sống tốt đạt kết quả xuất sắc trong học tập đều được khen thưởng, mỗi phần thưởng trị giá 100.000đ - 200.000đ. Riêng ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12 hàng năm Công đoàn trường cũng quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho những cán bộ là con em liệt sĩ, từng là bộ đội tham gia trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 12
- Cùng với chính quyền xã Quỳnh Văn phát động giữ gìn cơ quan “ xanh sạch đẹp và an toàn vệ sinh lao động”, xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm sạch đẹp, nếp sống văn minh. Phối hợp cùng với chính quyền tham gia thực hiện tốt các cuộc vận động xã hội như: xây dựng gia đình văn hóa, chấp hành đúng luật lệ giao thông, pháp luật nhà nước, tránh xa các tệ nạn xã hội, không uống rượu khi đến cơ quan làm việc. Thực hiện tốt chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh Uỷ Nghệ An ra ngày 03 tháng 12 năm 2013 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh. Vận động CB, GV, CNV tham gia các phong trào đóng góp nhân đạo từ thiện như : ủng hộ các tỉnh bị thiên tai lũ lụt, vì trẻ em nghèo, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Kết quả 100% anh chị em đạt gia đình văn hóa có nếp sống lành mạnh. Riêng giới nữ đã tích cực hưởng ứng tốt phong trào “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Học giỏi sống tốt”; “Gia đình nhà giáo văn hóa”, thực hiện tốt vai trò làm vợ, làm mẹ, chăm lo dạy dỗ con tốt, các cháu trong tuổi đi học đều đạt cháu ngoan học sinh giỏi. Trong những năm qua, tất cả chị em đều xây dựng được gia đình văn hóa, hạnh phúc, phong cách đúng đắn, ăn mặc chỉnh tề, đẹp, lịch sự thể hiện nếp sống văn hóa văn minh. Trong những năm qua công đoàn cũng cố gắng chi tiêu tiết kiệm tích lũy kinh phí để hỗ trợ cho toàn thể đoàn viên đi tham quan du lịch như : Đà Nẵng, Quảng Ninh, du lịch miền Trung, … vào các dịp nghỉ hè để tăng thêm niềm vui phấn khởi bước vào năm học mới. Đặc biệt, với Công đoàn Quỳnh Lưu 2 có một nét đặc trưng riêng mà không mấy cơ sở nào có. Đó là Công đoàn chăm lo quan tâm chia sẻ, chúc mừng niềm vui trong những ngày sinh nhật – CBNGNLĐ được sinh ra và trở về đây đóng góp vào một mái nhà Quỳnh Lưu 2. Công đoàn tổ chức chúc mừng sinh nhật CBNGNLĐ theo tháng 13
- 2.3. Vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác phối hợp với Ban chuyên môn nâng cao hoạt động dạy và học Chúng ta biết rằng, trong nhà trường, tất cả các hoạt động, các mặt công tác đều hướng tới và tập trung cho hoạt động chính trị quan trọng nhất là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì có rất nhiều lực lượng tham gia, rất nhiều yếu tố đóng góp ...Công đoàn chỉ là một lực lượng góp phần trong phong trào này. Nhưng có thể khẳng định đây là nhân tố quan trọng nhất có tính chất quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Những chương trình hành động của công đoàn trường tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cán bộ viên chức góp phần xây dựng phong trào công nhân viên chức lao động; giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhận thức đúng đắn về cơ hội, thách thức, khó khăn trong điều kiện hiện nay để tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển nhà trường; động viên khuyến khích xây dựng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí, xây dựng mối quan hệ phối hợp hài hoà giữa Ban chấp Công đoàn với Ban giám hiệu, giữa Đoàn viên Công đoàn với các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó tạo ra động lực nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. Để hoạt động Công đoàn thực sự thúc đẩy chuyên môn, Công đoàn trường đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua trong CB, GV, NV, trọng tâm là phong trào thi đua “Hai tốt”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... Gắn các phong trào này với các cuộc vận động lớn của Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện như: “Dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... Công đoàn đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho đoàn viên, lao động, luôn coi trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ về đạo đức, về chuyên môn. Trên cơ sở thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Đổi mới công tác quản lí giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục”. Công đoàn cùng với chuyên môn làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Công đoàn phối hợp với chuyên môn phát hiện, bồi dưỡng những cá nhân điển hình tiên tiến, tổ chức nhiều buổi thảo luận, trao đổi và rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; trao đổi phương pháp giảng dạy.v.v… Công đoàn nhà trường còn chủ động phối hợp cùng với chuyên môn bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn để duy trì nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường ở cả hai phương diện giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Với ý thức thúc đẩy và nâng cao hiệu quả giảng dạy trên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Công đoàn nhà trường có những hoạt động cụ thể động viên CB,GV phát huy tinh thần tự chủ trong công việc và học tập, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong quá trình tổ chức triển khai công việc hàng tuần, hàng tháng, Công đoàn đều chú ý kết hợp chặt chẽ với 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn