intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu các lí luận chung về truyền cảm hứng, tạo động lực, phân tích, đánh giá thực trạng thái độ học tập và động lực học tập của HS. Và trên cơ sở kế hoạch công tác chủ nhiệm đã vạch ra, hệ thống lại các biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRUYỀN CẢM HỨNG, TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NGHỆ AN THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Nguyễn Khánh Ly Tổ: Khoa Học Xã Hội Số điện thoại: 0976 250 940 Email: khanhlydtnt1@gmail.com NĂM HỌC 2020 - 2021
  2. Trang 1 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm MỤC LỤC Nội dung Trang I. Phần mở đầu 3 1. Lí do chọn biện pháp 3 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 3. Phương pháp nghiên cứu 4 4. Tính mới và đóng góp của biện pháp 4 II. Phần nội dung 6 1. Cơ sở nghiên cứu 6 1.1. Tổng quan về truyền cảm hứng và tạo động lực 6 1.2. Thực trạng thái độ học tập, động lực học tập của HS 8 1.3. Kế hoạch công tác GVCN của bản thân 10 2. Các biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS 10 2.1. Giúp HS thiết lập mục tiêu, tạo động lực học tập. 10 2.2. Đưa các câu chuyện về những tấm gương truyền cảm hứng vào 20 nhà trường, lớp học. 2.3. Khen thưởng, động viên cũng là một “tuyệt chiêu” để truyền 28 cảm hứng, tạo động lực học tập cho học sinh. 2.4. Hướng các em luôn nghĩ về gia đình, lấy động lực từ gia đình. 31 3. Hiệu quả 34 III. Phần kết luận 37 1. Những yêu cầu đối với GVCN để thực hiện có hiệu quả các biện 37 pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS. 2. Kiến nghị, đề xuất. 38 Tài liệu tham khảo 39 GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  3. Trang 2 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm DANH MỤC VIẾT TẮT HS: học sinh GV: giáo viên GVCN: giáo viên chủ nhiệm THPT: trung học phổ thông DTNT: dân tộc nội trú GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  4. Trang 3 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP Trường THPT DTNT Tỉnh là ngôi trường “đặc biệt” giữa lòng Thành Phố Vinh, bởi học sinh ở đây đến từ 6 huyện vùng cao của miền núi Tây Nghệ An, với sự đa dạng về thành phần dân tộc như Thái, Thổ, Mông, Đan Lai, Ơ-đu….Phần lớn các em đều rất chăm ngoan, không có hiện tượng bỏ tiết, bỏ trường, chơi game, gây gỗ đánh nhau…Nhưng do môi trường và hoàn cảnh sống, nhiều học sinh đang còn xem nhẹ việc học, chưa tha thiết với việc học, chưa xác định được mục tiêu của việc học, học để làm gì. Vì thế, tình trạng lười học, uể oải học hay học qua loa, học đối phó còn khá phổ biến. Chất lượng đầu vào của học sinh DTNT rất thấp, một số HS Ơ-đu điểm đầu vào chỉ có vài điểm, thuộc diện tuyển thẳng. Nhiều HS học chỉ mang tính chất máy móc, rập khuôn, chưa có tính sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề. Có thể nói đó là những khó khăn chung còn tồn tại lâu nay của công tác giáo dục miền núi và giáo dục dân tộc. Vậy làm thế nào để học sinh nói chung và đặc biệt là HS dân tộc thiểu số thay đổi được thái độ học tập, ý thức được tầm quan trọng của việc học, có niềm say mê với việc học ? Việc thay đổi phương pháp dạy học trong từng môn học là điều hết sức cần thiết, GV cần sử dụng những phương pháp mới, sáng tạo để kích thích, tạo sự hứng thú, quan tâm của học sinh. Ngoài ra, trách nhiệm truyền cảm hứng, tạo động lực cho HS của GVCN cũng đóng một vai trò vô cùng to lớn, bởi vì GVCN không chỉ là người quản lí, người lãnh đạo lớp học mà trên tất cả họ là những nhà giáo dục gần gũi nhất với HS. Có một nhà hiền triết đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói – Người thầy giỏi biết giải thích – Người thầy xuất chúng biết minh họa – Người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Quả thật như vậy, cảm hứng và động lực luôn là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người. Khi HS có cảm hứng, có động lực thì GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  5. Trang 4 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm kết quả học tập, giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Hoàn thành một công việc bằng sức cảm hứng, bằng sự nổ lực con người sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn khi hoàn thành công việc đó bằng sự ép buộc, gò bó. Sự hứng thú, cảm xúc tích cực của HS trong mỗi ngày đến trường còn là tiền đề để xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Chính vì những lí do trên, trong năm học 2019 – 2020, với tư cách là GVCN, Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và thử nghiệm Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An. 2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các lí luận chung về truyền cảm hứng, tạo động lực; phân tích, đánh giá thực trạng thái độ học tập và động lực học tập của HS. Và trên cơ sở kế hoạch công tác chủ nhiệm đã vạch ra, Tôi hệ thống lại các biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS. Qua quá trình đã thực hiện, Tôi đúc kết được một số yêu cầu đặt ra đối với GVCN để các biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực đạt hiệu quả cao nhất. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu 4. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA BIỆN PHÁP 4.1. Tính mới Trên thực tế đã có nhiều GV trở thành các tấm gương truyền cảm hứng, người truyền lửa cho nhiều thế hệ HS nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách khoa học, đưa ra các biện pháp cụ thể để truyền động lực, tạo cảm hứng cho HS trong GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  6. Trang 5 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các đề tài về truyền cảm hứng học tập cho HS phần lớn tập trung nhiều ở các phương pháp dạy học ở các môn học cụ thể, ví dụ như: Tìm hiểu và tạo sự hứng thú học tập môn Vật Lí, Tạo hứng thú học toán hình học không gian cho HS hay Nghệ thuật tạo hứng thú cho HS trong các giờ học Địa Lí…. Vì vậy, Tôi khẳng định các biện pháp đưa ra là hoàn toàn mới trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu những cách làm mới của các đồng nghiệp trong các hoạt động giáo dục, sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm… 4.2. Đóng góp Mỗi giải pháp trình bày đều có ý nghĩa riêng và cách làm cụ thể, chi tiết, vì vậy rất dễ để áp dụng. Hơn nữa, các biện pháp đưa ra có thể áp dụng đối với tất cả các trường THPT, không riêng gì với trường DTNT. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  7. Trang 6 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về truyền cảm hứng, tạo động lực. 1.1.1. Khái niệm Con người có rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như: hoạt động lao động, hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động nghiên cứu khoa học…Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có một hoạt động chủ đạo chi phối các hoạt động khác.Ở lứa tuổi học sinh, hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. Để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao cần hình thành cảm hứng và động lực học tập. Theo Từ điển Tiếng Việt trang 96 (Viện ngôn ngữ học – NXB từ điển Bách Khoa – năm xuất bản 2012), “Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi có cảm xúc và sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệu quả.....”. Cảm hứng trong học tập giúp HS có thể sáng tạo trong mọi tình huống, biết tìm cách hợp lý nhất để giải quyết những câu hỏi đặt ra, giúp HS biết học một cách hệ thống, khoa học và thông minh. Ngoài ra, khi có cảm hứng HS sẽ biết yêu thích những môn học và luôn thể hiện bản thân một cách tốt nhất trong mọi giờ học, từ đó dẫn đến những thành tích học tập xứng đáng. Nhưng cảm hứng chỉ là một trạng thái cảm xúc nhất thời, vô thức, chưa có mục tiêu. Khi trạng thái cảm hứng được duy trì bền vững thì sẽ xuất hiện động lực – là sự sẵn sàng nổ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu. CẢM HỨNG NHU CẦU ĐỘNG LỰC (MỤC TIÊU) Theo nhà Tâm lí học Slavin: “Động lực học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong việc học tập . Động lực học tập tạo nên một nguồn sức mạnh, một nguồn năng lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  8. Trang 7 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm hành động để đạt được kết quả” (Năm 2008). 1.1.2. Vai trò Dưới góc độ của tâm lý học họat động, động lực học tập của HS được phân thành hai loại theo L.I. Bozovik, A.K.Dusaviski…là động lực học tập mang tính xã hội và động lực mang tính nhận thức. Động lực hoàn thiện tri thức (động lực mang tính nhận thức): là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Loại động lực này giúp người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong. Nó giúp học sinh duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập. Động lực quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Tuy loại động lực này có mang tính tiêu cực nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Như vậy, động lực học tập có vai trò rất quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt động học. 1.1.3. Các nhân tố tác động Động lực học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: yếu tố xã hội, gia đình và bạn bè, môi trường học tập, nhận thức của bản thân người học, quan điểm sống của người học… Như vậy, GVCN là một nhân tố quan trọng của môi trường giáo dục có khả năng tác động tới cảm hứng, động lực học tập của HS. GVCN có thể tác động trực GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  9. Trang 8 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm tiếp tới cảm hứng, động lực học tập cho HS bằng cách hướng dẫn các em xây dựng mục tiêu học tập, giúp các em phát huy năng lực, sở trường của mình, khuyến khích, động viên, khen thưởng để cảm hứng, động lực của các em trở nên mạnh mẽ hơn …GVCN cũng có thể truyền cảm hứng, tạo động lực gián tiếp, thông qua các tấm gương truyền cảm hứng (yếu tố xã hội), thông qua vai trò của gia đình… 1.2. Thực trạng thái độ học tập, động lực học tập của HS Thái độ học tập, động lực học tập của một bộ phận HS THPT nói chung và của trường THPT DTNT Tỉnh nói riêng đang ở tình trạng báo động, cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Biểu hiện là: - Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc, một số học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Một số học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui. - Hiện tượng học sinh uể oải trong các giờ học, lười làm bài tập, hoặc làm bài tập theo kiểu đối phó. - Cảm hứng và sức sáng tạo ngày càng kém hơn, tình trạng lười phát biểu, học máy móc, rập khuôn, học không có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn… Tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng về động lực học tập của HS khối 12 bằng phiếu khảo sát như sau: GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  10. Trang 9 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Phiếu khảo sát thực trạng về động lực học tập của HS khối 12 Họ và tên học sinh :............................................................................................ Lớp :.................................................................................................................. Trường :........................................................................................................... Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em. CÁC MỨC ĐỘ TRẢ LỜI Xác định Mơ hồKhông xác Câu hỏi rõ định rõ 1. Em đã vạch rõ mục tiêu cho tương lai? 2. Em có quan điểm sống về thành công? 3. Em có tấm gương để học tập và noi theo? 4. Gia đình định hướng tốt cho em trong quá trình học tập? Kết quả thu được như sau: CÁC MỨC ĐỘ TRẢ LỜI Xác định Mơ hồ Không xác Câu hỏi rõ định rõ SL % SL % SL % 1. Em đã vạch rõ mục tiêu cho tương lai? 90 51,2 46 26,1 40 22,7 2. Em có quan điểm sống về thành công? 60 34,1 30 17,0 86 48,9 3. Em có tấm gương để học tập và noi 80 45,5 36 20,5 60 34,0 theo? 4. Gia đình định hướng tốt cho em trong 30 17,0 60 34,1 86 48,9 quá trình học tập? GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  11. Trang 10 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Rõ ràng, các yếu tố tác động đến sự hình thành cảm hứng và động lực học tập ở HS chưa sâu sắc, chưa rõ nét vì thế phần lớn ở HS chưa hình thành được nguồn cảm hứng và động lực học tập cho bản thân. 1.3. Kế hoạch công tác GVCN của bản thân Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm thực chất là bản thiết kế đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cho một tập hợp các hoạt động giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành tại lớp. Hiệu quả giáo dục của công tác giáo viên chủ nhiệm phụ thuộc phần lớn vào tính khoa học của các kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm. Kế hoạch công tác chủ nhiệm không thể lấy của người này sử dụng cho người khác, bởi vì đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục của từng lớp học là khác nhau, kinh nghiệm và sự sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm là khác nhau. Đối với bản thân Tôi, với kinh nghiệm hơn 6 năm làm công tác chủ nhiệm, Truyền cảm hứng, tạo động lực cho HS luôn được coi là một trong những giải pháp hàng đầu để đạt được những mục tiêu học tập đề ra của lớp học. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm luôn được Tôi cụ thể hóa cách làm trong các kế hoạch sinh hoạt lớp, kế hoạch họp phụ huynh, kế hoạch phối hợp với nhà trường, các tổ chức đoàn thể và với cha mẹ học sinh... Các tiết sinh hoạt lớp ngoài các chủ đề giáo dục đạo đức, giá trị sống, Tôi còn lồng ghép các chủ đề hướng nghiệp, khám phá bản thân, “tôi có một ước mơ” hay trải nghiệm với các tấm gương vượt khó trong cuộc sống đời thường...để truyền thêm cảm hứng và tạo động lực học tập mạnh mẽ cho các em. Tôi cũng tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức các cuộc họp phụ huynh để tư vấn cho phụ huynh, để bố mẹ và con cái hiểu nhau hơn, gắn kết hơn, để tạo thêm nội lực cho các em trong quá trình học tập... GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  12. Trang 11 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm 2. CÁC BIỆN PHÁP TRUYỀN ĐỘNG LỰC, TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP CHO HS. 2.1. Giúp HS thiết lập mục tiêu học tập. 2.1.1. Ý nghĩa Nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng lười học, học đối phó ở HS hiện nay đó là HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, học để làm gì, chưa xác định được mục tiêu, phương hướng của cuộc đời mình. Con người sống không có mục tiêu chẳng khác gì con tàu không có bánh lái, chẳng biết đi đâu về đâu. Giúp HS thiết lập mục tiêu là mang lại cho các em định hướng, giúp các em biết và hướng sự tập trung của mình vào cái gì, cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình, giúp các em thấy được vai trò và ý nghĩa của việc học. Hơn thế nữa, khi có mục tiêu, các em sẽ có động lực lớn để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, dành nhiều thời gian cho việc học và tránh xa những cám dỗ bên ngoài xã hội. Như vậy có thể nói, giúp HS thiết lập mục tiêu là giải pháp đầu tiên, rất cần thiết để có thể truyền cảm hứng và tạo động lực học tập. 2.1.2. Cách làm 2.1.2.1. Xây dựng chủ đề sinh hoạt lớp “Tôi có một ước mơ” GVCN có thể cho HS tự bày tỏ ước mơ của mình bằng cách viết ra giấy hoặc thuyết trình, GVCN khéo léo để HS nào cũng bộc lộ, chia sẻ, GVCN cho các em hiểu rằng “đừng ngần ngại bày tỏ ước mơ của mình. Nếu chúng ta không viết ra, mãi mãi những suy nghĩ sẽ chỉ ở lại với riêng ta mà thôi”, GVCN cho các em hiểu rằng “Không có ước mơ nào là tầm thường. Mọi ước mơ đều xứng đáng cho chúng ta nuôi dưỡng và thực hiện khi ước mơ ấy làm tâm hồn chúng ta rộng mở, biết mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình và cho tất cả mọi người"…Lắng nghe, thấu hiểu những ước mơ, khao khát của HS, từ đó GVCN cần có những định hướng tốt hơn, thay đổi phương pháp giáo dục phù hợp hơn với từng HS. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  13. Trang 12 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Tiết sinh hoạt lớp với chủ đề “Tôi có một ước mơ” Nhưng ước mơ chỉ mãi là ước mơ nếu chúng ta không hành động, GVCN phải giúp HS vạch rõ mục tiêu, những việc cần làm để thực hiện ước mơ của mình. Khi GVCN yêu cầu HS thiết lập mục tiêu trên một trang giấy thì bắt buộc các em phải dùng từ “sẽ làm” thay vì cụm từ “tôi ước” và “tôi muốn’. GVCN có thể hướng dẫn HS thiết lập mục tiêu như sau: - Chia nhỏ các mục tiêu: dài hạn (ước mơ đang ấp ủ), trung hạn (trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm), ngắn hạn (6 tháng đến 1 năm) và mục tiêu trước mắt (hàng ngày). - Liệt kê danh sách những việc cần làm. Những việc cần làm yêu cầu HS không được viết chung chung, mơ hồ mà phải lượng hóa thật chi tiết. Ví dụ, không viết làm nhiều bài tập môn Địa Lí, hiểu hơn về một tác phẩm Văn học…mà phải viết một ngày làm 1 đề thi thử môn Địa Lí và 1 bài nhận xét về 1 tác phẩm văn học… - Dự đoán những khó khăn có thể gặp phải và chúng ta sẽ phải giải quyết những khó khăn đó như thế nào? GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  14. Trang 13 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Một số sản phẩm thiết lập mục tiêu của học sinh 2.1.2.2. Tiến hành hoạt động trải nghiệm “Thiết kế poster động lực” GVCN có thể hướng dẫn các em thiết kế Poster động lực trên chính phần mềm Powerpoint một cách đơn giản nhất. Poster động lực sẽ thể hiện một quan điểm sống, một câu nói truyền cảm hứng nổ lực mà các em tâm đắc nhất. Các em có thể lựa chọn hình ảnh, màu sắc phong phú theo sở thích của riêng mình. HS lớp 12 C1 say sưa thiết kế poster động lực GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  15. Trang 14 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Một số sản phẩm poster động lực của học sinh Những sản phẩm HS tự làm đầy sự sáng tạo, đầy sự trau chuốt và say mê. GVCN có thể khuyến khích các em treo ở ngăn học tập riêng hoặc thay ảnh đại diện facebook…để động lực sống luôn nhắc nhở, hối thúc các em hàng ngày. 2.1.2.3. Tổ chức các hoạt động NGLL “Sống có ước mơ và khát vọng” GVCN có thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác để tổ chức các hoạt động ngoài giờ trên lớp để truyền thêm cảm hứng, tạo động lực học tập cho các em, đặc biệt là đối với HS khối 12. Trong năm học vừa qua, trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An đã vinh dự được diễn giả Đào Ngọc Cường đến thăm và nói chuyện về chuyên đề “Sống có ước mơ và khát vọng”. Câu chuyện bắt đầu từ đứa trẻ nghèo ở một vùng quê khó khăn miền núi Thanh Hóa, mẹ bị bệnh tâm thần, chị mất sớm khi mới 13 tuổi, không đủ tiền để theo học, Đào Ngọc Cường đã phải 3 lần nghỉ học. Nhưng diễn giả Số 1 của Việt Nam đã biết vượt lên số phận, hoàn cảnh để nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão cho cuộc đời trở thành sinh viên Đại học Y khoa. Con đường tìm tương lai của Anh và số phận cơ cực của tuổi thơ đã đem đến cho Đào Ngọc Cường một chân lý: phải biết sống ước GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  16. Trang 15 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm mơ và khát vọng, điều này đã thôi thúc anh từ bỏ nghề nghiệp mà mình đã chọn để làm sứ giả đánh thức tiềm năng sống, khát vọng sống trong tuổi trẻ hiện nay. Diễn giả Đào Ngọc cường nói chuyện với HS khối 12 về chủ đề: Sống có ước mơ và khát vọng Những lời chia sẻ xúc động đã chạm vào trái tim toàn thể các em học sinh, đánh thức và hiểu được giá trị của ước mơ; giúp học sinh vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được ước mơ như chính cuộc đời của Diễn giả Đào Ngọc Cường đã trải qua. Gần 90 phút, quý thầy cô cùng các em học sinh được truyền năng lượng của khát vọng sống, nhiều người đã không cầm được giọt nước mắt nóng hổi, xúc động bởi tấm lòng, bởi tình thương và sự tri ân các bậc sinh thành. Đồng thời, sức lan tỏa của tình thương như tiếp thêm nguồn sống cho các em học sinh trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An. Chương trình kết thúc là lúc các em học sinh khoác vai nhau tạo nên sức mạnh tập thể trong “Niềm tin chiến thắng” và “Đường đến ngày vinh quang”. Trong đôi mắt còn ngấn lệ của các em ánh lên sự quyết tâm, hướng về một tương lai tươi sáng. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  17. Trang 16 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Các em học sinh xúc động suy nghĩ về Đại diễn lãnh đạo nhà trường công ơn của bố mẹ, thầy cô, gia đình tặng hoa cảm ơn Diễn giả Đào Ngọc Cường 2.1.2.4. Tổ chức sinh hoạt lớp với chủ đề “Hướng nghiệp” Hướng nghiệp là một hoạt động rất cần thiết trong nhà trường, nó không chỉ có ý nghĩa đối với từng cá nhân học sinh mà còn có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội, giúp giảm bớt lãng phí nguồn nhân lực và chi phí đào tạo do chuyển đổi ngành nghề. Bên cạnh các chương trình tư vấn hướng nghiệp được tổ chức hàng năm, GVCN có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Hơn ai hết, GVCN là người tiếp xúc với các em hàng ngày, biết được khá rõ lực học của các em, biết được ít nhiều tính cách, hoàn cảnh gia đình của mỗi em, do đó, GVCN là những người sâu sát các em nhất. Vậy, GVCN cần phải làm gì? Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN phải thiết kế các tiết hướng nghiệp để giúp học sinh nhận thức được các thành tố quan trọng cần thiết trước khi xác định nghề nghiệp phù hợp như sở thích, điểm mạnh - điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng xã hội hay các giá trị cá nhân. Tôi thường tiến hành trước bằng phương pháp khảo sát, sau đó đến công tác tư vấn, định hướng. - Sử dụng các câu hỏi ngắn để khảo sát, tìm hiểu thông tin về học sinh lớp chủ nhiệm như: hoàn cảnh gia đình của em như thế nào? (khá, khó khăn), ở nhà, ngoài việc học, em có phải làm việc gì thêm để phụ giúp kinh tế cho gia đình? Em có tiếp tục học lên cao đẳng, đại học?... GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  18. Trang 17 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Mẫu phiếu tìm hiểu học sinh lớp 12C1 – Khảo sát trắc nghiệm thiên hướng nghề nghiệp cũng là một giải pháp để các em khám phá sở thích của mình, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân (người có tính nghệ sĩ, người có tính xã hội hay người thích nghiên cứu… ) GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  19. Trang 18 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
  20. Trang 19 Một số biện pháp truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho HS tại trường THPT DTNT Tỉnh Nghệ An thông qua công tác chủ nhiệm Mẫu phiếu trắc nghiệm tìm hiểu thiên hướng nghề nghiệp - Thu thập thông tin tuyển sinh: các trường tuyển sinh khối C trên cả nước và điểm chuẩn của các trường trong một vài năm gần đây. GV: Nguyễn Khánh Ly THPT DTNT Tỉnh Nghệ An
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2