intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THPT Đô Lương 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THPT Đô Lương 4" nhằm hướng tới phân tích được các lí luận về giáo dục học sinh khuyết tật, đề xuất được một số giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh khuyết tật hoà nhập tại trường THPT Đô Lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THPT Đô Lương 4

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÚP HỌC SINH KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP TẠI TRƯỜNG THPT LƯƠNG 4” LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả: Phan Thị Chung - ĐT: 0989040300 Nguyễn Thị Phúc – ĐT: 0985011420 Năm học 2023 – 2024 0
  2. PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời đại nào cũng đều hướng đến mục tiêu là giáo dục toàn diện học sinh cả về đức, trí, thể, mỹ, phát triển các phẩm chất và năng lực của người học. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế thì cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Đại hội XII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất của người học”. Chương trình GDPT 2018 cũng nêu rõ: “Mục tiêu của GDPT là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”. Để làm được điều đó, giáo viên chủ nhiệm là người tiên phong, đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng. Học sinh khuyết tật là một thành viên trong xã hội nên được bình đẳng hưởng các thành quả trong giáo dục, y tế và các hoạt động khác và rất cần được hỗ trợ khi cần thiết để phát triển tốt nhất năng lực, sống tự lập và hoà nhập với cộng đồng. Học sinh khuyết tật là nhóm khó khăn nhất trong việc tiếp cận các hoạt động học tập, đoàn thể nên rất cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội. Theo nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, học sinh khuyết tật nếu được tổ chức dạy học và giáo dục tốt trong môi trường dạy học tích cực, thân thiện thì các em có cơ hội để phát huy được năng lực của bản thân. Những kết quả đó góp phần tạo niềm tin, động lực để các em vươn lên trong cuộc sống. Trường THPT Đô Lương 4, trong nhiều năm học gần đây có nhiều học sinh khuyết tật tham gia học tập và sinh hoạt. Năm học 2023-2024 có 10 em học sinh khuyết tật ở các khối lớp ( khối 12 có 04 em, khối 11 có 02 em, khối 10 có 04 em). Mỗi em có những khuyết tật riêng, có những khó khăn riêng trong học tập và sinh hoạt. Với tâm huyết của một giáo viên chủ nhiệm điều tôi băn khoăn trăn trở là làm sao cho học sinh khuyết tật một môi trường học tập tốt, một tập thể hoà đồng để các em hoà nhập vui vẻ, có khả năng phát huy tối đa các thế mạnh của bản thân, để bắt nhịp với sự phát triển của xã hội, bám sát mục tiêu giáo dục toàn diện là điều hết sức quan trọng. Vậy để phân tích rõ hơn thực trạng về vấn đề này cũng như đưa ra một số giải pháp để giúp các em cùng tiến với các bạn trong tập thể lớp, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THPT Đô Lương 4”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài hướng tới phân tích được các lí luận về giáo dục học sinh khuyết tật, đề xuất được một số giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh khuyết tật hoà nhập tại 1
  3. trường THPT Đô Lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Qúa trình phối hợp của GVCN góp phần giúp đỡ cho học sinh khuyết tật hoà nhập tại trường THPT Đô Lương 4 3.2 Đối tượng nghiên cứu Học sinh khuyết tật tại trường THPT Đô Lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và sẽ áp dụng rộng rãi cho các lớp khác có học sinh khuyết tật tại các trường lân cận trên địa bàn huyện. 4. Giả thuyết khoa học - Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này thì sẽ góp phần nâng cao hiệu chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các lí luận về giáo dục học sinh hoà nhập. - Làm rõ thực trạng, khó khăn, đề xuất một số giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập tại trường THPT Đô lương 4. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính hiệu quả của giải pháp. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, những khó khăn của học sinh khuyết tật tại trường THPT Đô lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. - Về phạm vi thời gian: Từ năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp phân loại, so sánh 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát và tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng thống kê toán học, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp chuyên gia 7. Đóng góp mới của đề tài - Đây là một đề tài mới trong lĩnh vực giáo dục học sinh khuyết tật, đi sâu khai thác những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh khuyết tật, đưa ra những giải pháp giúp học sinh khuyết tật hoà nhập vào tập thể mà chưa có đồng nghiệp nào trong trường THPT Đô Lương 4 và các trường lân cận trong huyện Đô Lương nghiên cứu, khai thác và áp dụng. - Đề tài khẳng định vai trò của nhà trường, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hòa nhập, nâng cao hiệu quả của môi trường lớp học thân thiện đối với chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật. Đề tài có thể áp dụng rộng rãi ở các trường THPT trên địa bàn. 2
  4. PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học hòa nhập GDHN được coi là một chiến lược quan trọng để đạt được giáo dục cho mọi người. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò quan trọng của công tác GDHN trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện GDHN. Các văn bản quan trọng gồm có: - Luật Người khuyết tật năm 2010; - Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; - Nghị định 113/2015-NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Các Thông tư về giáo dục đối với người KT: + Thông tư 03/2018/QĐ-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quyđịnh về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật; + Thông tư số 01/2019/TTLT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 giữa Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. + Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính - Bộ Y tế Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật; + Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ GDĐT về Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT; - Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020. - CV số: 1765/SGD&ĐT - GDTrH ngày 25/09/2019 về việc hướng dẫn thực hiệncông tác giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật cấp trung học của Sở GD&ĐT Nghệ An - Kế hoạch giáo dục người khuyết tật ngay từ đầu năm học do Nhà trường xây dựng. 1.2. Quan niệm về học sinh khuyết tật Có nhiều quan niệm khác nhau về học sinh khuyết tật: Học sinh khuyết tật là một người bệnh nên được chăm sóc, chữa trị y tế tối đa, không quan tâm đến giáo dục các em từ đầu, đến khi chữa trị không được mới 3
  5. cho các em học tập hoà nhập nên các em này thường học muộn so với các bạn cùng trang lứa. Học sinh khuyết tật là một thành viên trong xã hội nên cần được hưởng những thành quả phát triển của xã hội, được hưởng quyền bình đẳng về chữa trị y tế, tham gia giáo dục và các hoạt động khác trong xã hội và được hỗ trợ khi cần thiết để phát triển tốt nhất năng lực, sống tự lập, hoà nhập cộng đồng. Đây là quan điểm nhân văn, hiện đại. Trong xã hội mọi người đều có những khó khăn riêng, quan trọng là phải tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có cơ hội được tham gia mọi hoạt động, được hưởng mọi thành quả của xã hội và được phát triển tối đa năng lực bản thân nhằm cống hiến cho xã hội. Học sinh khuyết tật là nhóm có khó khăn nhiều nhất trong tiếp cận các hoạt động, dịch vụ xã hội nên rất cần được quan tâm nhiều hơn để có thể đạt được công bằng về cơ hội phát triển năng lực bản thân và cống hiến cho xã hội. 1.3. Một số khái niệm về học sinh khuyết tật Học sinh khuyết tật là những học sinh có khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và không thể học tập theo chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. 1.4. Nhu cầu và tâm lí của học sinh khuyết tật. 1.4.1. Nhu cầu của học sinh khuyết tật Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật là một việc làm bắt buộc trong GDHN, từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ chúng ta mới có thể xây dựng được kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ và các họat động hỗ trợ sau này 4
  6. giúp trẻ phát triển. Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em bình thường khác. Ngoài ra trẻ khuyết tật còn có một số nhu cầu riêng theo từng dạng tật và mức độ khuyết tật của trẻ. 1.4.2. Tâm lí và khả năng của học sinh khuyết tật Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder), tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn. Một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội - một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao. Học sinh khuyết tật trí tuệ thường có khả năng tư duy trừu tượng kém, nên các em gặp khó khăn trong việc học, lắng nghe giáo viên và thực hiện những nhiệm vụ của mình. Ngôn ngữ học sinh khuyết tật trí tuệ thường kém hơn học sinh bình thường cùng độ tuổi. Các em khó ghi nhớ hết những câu nói của người khác, rất khó khăn trong việc ghi nhớ tài liệu học tập, nếu không có sự luyện tập thường xuyên thì trẻ sẽ quên hết mọi kiến thức đã học. Về mặt tình cảm, một số em có phản ứng hung dữ, hành động không nhất quán, có những hành vi thiếu suy nghĩ, còn ở một số em khác lại là sự nhút nhát, hay khóc nhè, thiếu tự tin, đa nghi, thiếu việc biểu hiện tính sáng tạo và niềm đam mê. Một số có tính ích kỷ, thiếu tính yêu lao động, không có khả năng đồng cảm và tự hạn chế, có xu hướng về bệnh cảm xúc mạnh. Với HSKT vận động, các em vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm cơ sở vật chất thực hiện hoạt động nhận thức. Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động nhận thức của các em phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tham gia các hoạt động trong môi trường xung quanh. Nên học sinh khuyết tật vận động khó đạt được trình độ nhận thức cũng như những trải nghiệm như mọi trẻ bình thường khác. 1.5. Giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập 1.5.1. Bản chất của giáo dục hòa nhập Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục hòa nhập (GDHN) dựa trên quan điểm tích cực, đánh giá đúng trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật (TKT) được nhìn nhận như mọi trẻ em khác. Mọi TKT đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà TKT được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục. Bản chất của giáo dục hòa nhập là: 5
  7. - Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bản chất của GDHN. Trong GDHN không có sự tách biệt giữa các HS với nhau. Mọi HS đều được tôn trọng và đều được đối xử bình đẳng như nhau. - Mọi HS đều cùng hưởng một chương trình giáo dục phổ thông. Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục, vừa thể hiện sự công nhận năng lực học tập của trẻ khuyết tật. - Điều chỉnh chương trình, và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là việc làm tất yếu của GDHN, nhằm đáp ứng nhu cầu, năng lực khác nhau của từng đối tượng trẻ. - GDHN không đánh đồng mọi trẻ em. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, một nhân cách có năng lực khác nhau, cách học khác nhau, tốc độ học không giống nhau. Vì thế, cần phải biết lựa chọn phương pháp, điều chỉnh phù hợp và sử dụng đúng lúc các phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lập giáo án và phương pháp thay thế. 1.5.2. Ý nghĩa của giáo dục hòa nhập đối vối học sinh khuyết tật : Trong giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật được học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà. Điều này tạo cho các em không có sự cách biệt với bố mẹ, anh, chị em trong gia đình. Các em luôn gần gũi với bạn bè, người thân, người quen ở địa phương, sống trong môi trường như vậy, các em luôn có cảm giác được bảo vệ. Tâm lý ổn định, phát triển cân đối, hài hòa như những trẻ em khác, không có sự hẫng hụt đáng tiếc. Trong điều kiện đó, các em yên tâm phấn đấu, học tập và phát triển. Các em khuyết tật được học cùng một chương trình với các bạn cùng lứa tuổi khác. Chương trình và phương pháp ở đây sẽ được điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em. Như vậy, sẽ kích thích sự hứng thú trong học tập, phát triển hết khả năng của mình. Giáo dục hòa nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ thực sự hòa nhập vào cộng đồng. Giáo dục hòa nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây cũng là môi trường mà mọi người trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu, tiềm năng của các em, những mặt mạnh, yếu, những khó khăn và yêu cầu của trẻ, từ đó thấy cần phải làm những gì để hỗ trợ các em nhiều hơn. Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất: Tập hợp được những trẻ em cùng học, cùng hoạt động vui chơi, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ, nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với xã hội cộng đồng. Chúng ta biết rằng - sự thân ái - là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn 6
  8. hóa thường dân chủ và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học trong cùng một lớp với học sinh khuyết tật, học sinh bình thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với bạn khuyết tật. Cũng chính vì vậy, chúng sẽ tự làm giàu vốn sống của mình. 1.6. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. 1.6.1. Vai trò Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. Điều lệ trường Trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Đối với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất; người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là “linh hồn của lớp học”, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Trong công tác giáo dục hòa nhập, giáo viên chủ nhiêm luôn là người tiên phong, giữ vai trò nòng cốt. Bằng tình thương và trách nhiệm, họ luôn dành cho học trò là TKT sự quan tâm đặc biệt, để giúp các em tiến bộ mỗi ngày. GVCN phải luôn tích cực trong việc nắm bắt các chủ trương, chính sách đối với trẻ khuyết tật nói riêng và người khuyết tật nói chung để chủ động tham mưu với BGH, với các thành tố khác tham gia vào quá trình GDHN để cùng phối hợp thực hiện và mang lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ khuyết tật nói riêng và học sinh nói chung. Giáo viên chủ nhiệm trong mọi tình huống giáo dục, đặc biệt là các tình huống GDHN, phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ khuyết tật hòa nhập với bạn bè trong lớp một cách công bằng và bình đẳng. Ngoài ra, GVCN còn phải là cầu nối để kết nối mọi lực lượng, mọi yếu tố tham gia vào quá trình giáo dục trẻ khuyết tật. Khuyết tật là một vấn đề đa chiều, nên đương nhiên sẽ có nhiều bên liên quan và nếu không có một yếu tố nào đóng vai trò kết nối để huy động mọi yếu tố của nhân lực và nguồn lực vật chất vào quá trình GDHN thì chắc chắn hiệu quả GDHN sẽ không được như mong muốn. 7
  9. 1.6.2. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác GDHN GVCN lớp HSHN không chỉ phải đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; về phẩm chất đạo đức, yêu nghề, mến trẻ... như tất cả các GVCN khác, mà họ còn phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, lòng nhiệt tình, sự tâm huyết hơn bình thường để chỉ bảo cho học trò của mình là những trẻ khuyết tật. Yêu cầu về hệ thống phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật bao gồm: -Tính nhân văn: HSKT trước hết cũng là trẻ em, cần được tôn trọng và có quyền được hưởng các Quyền như mọi trẻ em khác: được chăm sóc giáo dục, được bảo vệ, được phát triển, được tham gia. Bên cạnh đó tình cảm nhân đạo là một đòi hỏi không thể thiếu, cùng với những nhu cầu cơ bản của mọi trẻ em khác thì trẻ khuyết tật còn có những nhu cầu đặc biệt về thể chất và tinh thần cần được giáo viên cũng như những người xung quan thấu hiểu, chia sẻ tình cảm và trách nhiệm. - Lí tưởng nghề nghiệp: Bao gồm nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục và dạy học HS khuyết tật một cách sâu sắc và thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Lí tưởng nghề nghiệp được bộc lộ ở các khía cạnh: hứng thú nghề nghiệp; lòng yêu nghề, mến trẻ; trách nhiệm với trẻ trước gia đình trẻ, cộng đồng, xã hội và trước lương tâm của chính bản thân người giáo viên. Và cuối cùng là sự thể hiện rõ ràng nhất ở hiệu quả công tác giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật nói riêng và giáo dục hòa nhập. Với những gì nêu trên, mỗi GVCN khi được phân công chủ nhiệm lớp hòa nhập phải tìm kiếm cho mình những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh. Các biện pháp này đã được vận dụng trong nhiều năm qua ở trường chúng tôi và đem lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, những nhiệm vụ quan trọng nhất gồm: + Xác định, tìm hiểu đối tượng HSHN Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm xác định, nắm vững đối tượng học hòa nhập trong lớp mình phụ trách. Đó là khuyết tật gì? Mức độ khuyết tật ra sao? Đối tượng của gia đình em đó như thế nào? Những mặt nào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn. + Lập kế hoạch cụ thể Khi đã xác định được đối tượng HSHN, GVCN cần vạch ra mục tiêu phù hợp để lập kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học sinh. Sau mỗi tuần, mỗi tháng đều nhận định và có biện pháp bổ sung. Sau mỗi năm học có kế hoạch phù hợp đối tượng HSHN. 2. Thực trạng công tác giáo dục hòa nhập ở Trường THPT Đô Lương 4 2.2.1. Khảo sát thực trạng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở 8
  10. trườngTHPT Đô Lương 4. Từ năm học 2023 - 2024, học sinh khuyết tật được học chung với học sinh bình thường ở Trường THPT Đô Lương 4. Cụ thể: Danh sách và đặc điểm bệnh lý học sinh khuyết tật học hòa nhập Ngày Tình trạng Học STT Họ và tên tháng năm Hoàn cảnh gia đình khuyết tật lớp sinh Gia đình làm nông Nguyễn Thị Khuyết tật trí 1 13/02/2008 nghiệp, hoàn cảnh bình 10A6 Như Quỳnh tuệ nhẹ thường. Gia đình làm nông Chu Thị Kiều Khuyết tật trí 2 12/06/2008 nghiệp, hoàn cảnh bình 10A6 Trang tuệ nhẹ. thường. Gia đình thuộc hộ nghèo, chỉ có 3 mẹ con, anh trai Khuyết tật Nguyễn Văn khuyết tật, bố mất, mẹ bị vận động, teo 3 05/12/2008 10A7 Trường tai nạn không đi lại chân phải. được, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khuyết tật Gia đình thuộc hộ cận vận động, teo nghèo, hai chị em bị 4 Lê Tường Vi 8/03/2008 nửa tay, chân 10A7 khuyết tật, mẹ làm nông bên phải, nghiệp. nhìn kém. Gia đình làm nông Khuyết tật trí 5 Đặng Thị An 27/12/2007 nghiệp, hoàn cảnh hộ cận 11A7 tuệ nhẹ. nghèo. Cả 3 bố con đều bị Thái Thị khuyết tật trí tuệ, gia Khuyết tật trí 6 12/05/2007 11A8 Oanh đình thuộc hộ cận nghèo tuệ nặng của địa phương Gia đình làm nông Dạng tật toàn Trần Hữu 7 20/5/2006 nghiệp, hoàn cảnh hộ cận thân, đặc biệt 12A2 Nhật là tay và nghèo. chân, mức độ 9
  11. khuyết tật: đặc biệt nặng Gia đình làm nông Khuyết tật trí 8 Lê Văn Bàng 05/10/2006 nghiệp, hoàn cảnh hộ cận 12A6 tuệ nhẹ. nghèo. Gia đình thuộc hộ cận Nguyễn Thụy nghèo, hai chị em bị Khuyết tật 9 15/10/2006 12A7 Tới khuyết tật, mẹ làm nông mắt nghiệp. Thuộc hộ nghèo, gia Phạm Thị Khuyết tật 10 29/9/2006 đình làm nông nghiệp, 12A7 Trường nặng hoàn cảnh khó khăn Vào đầu năm học 2023 - 2024, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, đánh giá thực trạng GDHN ở Trường THPT Đô Lương 4 thông qua phương pháp khảo sát bằng bộ câu hỏi trao đổi bằng bảng hỏi công cụ Google forms. Nội dung tìm hiểu gồm: Nhận thức, quan điểm, thái độ, cảm nhận của các lực lượng tham gia công tác GDHN; Vấn đề quản lí công tác GDHN; Các biện pháp GDHN. Kết quả khảo sát năm học 2023 – 2024 tại trường THPT Đô Lương 4 đã phần nào phản ánh thực trạng nhà trường trong công tác GDHN. 2.2.2. Thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Đô Lương 4 Để khảo sát về mức độ hiểu biết của học sinh về công tác giáo dục hòa nhập ở học sinh nói chung và học sinh khuyết tật hoà nhập nói riêng tại trường THPT Đô Lương 4. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi trao đổi bằng bảng hỏi công cụ Google form: Có 250 bạn học sinh tham gia khảo sát, Đường link khảo sát: https://forms.gle/nUfjUomz9xmgaUzP6. Kết quả chúng tôi thu được như sau. 10
  12. Khi được hỏi: Em đã biết về công tác giáo dục hòa nhập tại trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở mức độ nào? Mặc dù đây là hoạt động rất quen thuộc, trong trường đã thực hiện giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật nhiều năm nay, nhưng số học sinh chưa biết về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật vẫn chiếm tỉ lệ cao có 222/250 học sinh (chiếm 88,8%), biết khá đầy đủ chiếm 9,6%, đã biết đầy đủ chỉ có 4/250 học sinh tham gia khảo sát chiếm 1,6%. Điều này chứng tỏ học sinh chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong trường học. 2.2.3. Thực trạng nhận thức về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật và vai trò của GVCN ở trường THPT Đô Lương 4 Để khảo sát về mức độ nhận thức của học sinh về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, và vai trò của GVCN trong công tác giáo dục hòa nhập, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với các câu hỏi: “Theo em, công tác giáo dục hòa nhập có cần thiết với giáo dục THPT hay không? và Theo em, giáo viên chủ nhiệm có vai trò như thế nào trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập ở trường THPT? Em cảm thấy như thế nào khi có bạn học sinh khuyết tật hòa nhập trong lớp em? Em có sẵn sàng giúp đỡ bạn khuyết tật hòa nhập với tập thể lớp không?” Kết quả thu được: cần thiết chiếm tỉ lệ cao có 227/250 học sinh (chiếm 90,8%), rất cần thiết (chiếm 4,8%), và chỉ có 1/250 học sinh cho rằng không cần thiết (chiếm 0,4%), ít cần thiết (chiếm 4%). Như vậy, đại đa số các em đều nhận thức hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong nhà trường là cần thiết trong giáo dục thời đại mới. Với câu hỏi “Theo em, giáo viên chủ nhiệm có vai trò như thế nào trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập ở trường THPT?” 11
  13. Kết quả thu được: Không quan trọng chiếm 0%, ít quan trọng 5,2%, quan trọng có đến 223/250 học sinh (chiếm 89,2%), rất quan trọng có 14/250 học sinh (chiếm 5,6%). Với kết quả trên cho thấy hầu như các em đều đánh giá rất cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong trường học. Với câu hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi có bạn học sinh khuyết tật hòa nhập trong lớp em? Kết quả là: có tới 208/250 em (chiếm 83,2%) cảm thấy bình thường, 20/250 em (chiếm 8%) không thích, chỉ có 22/250 em (chiếm 8,8%) là thú vị. Khi được hỏi các em khuyết tật hòa nhập: “ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia học tập chung với các bạn trong lớp?” 12
  14. Kết quả thu được: 10/10 học sinh khuyết tật đều có chung câu trả lời: mặc cảm tự ti do khiếm khuyết ngoại hình, học yếu hơn các bạn, sợ cảm giác bị các bạn kì thị.... Đây là những khó khăn cho GVCN khi thực hiện giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong trường học cần có giải pháp hợp lí. Chính vì thế khi được hỏi: Em có sẵn sàng giúp đỡ bạn khuyết tật hòa nhập với tập thể lớp không? Kết quả thu được: Từ tâm lí đón nhận đến thái độ của các em cũng có sự phân hóa. Có đến 210/250 học sinh (chiếm 84%) trả lời không sẵn sàng vì không thích, có 66/250 học sinh sẵn sàng giúp khi được giáo viên nhờ (chiếm 26,4%), chỉ có 31/250 học sinh (chiếm 12,4%) sằn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc. Đây là những hạt giống tốt đẹp có thể tiếp tục gieo mầm và lan tỏa để GVCN thực hiện thành công công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong trường học. Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy, đa số học sinh đều nhận thấy hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong trường học là cần thiết. Bên 13
  15. cạnh đó nhiều em còn chưa nhận thức được đó là việc quan trọng, chính vì thế không thích hoặc không sẵn sàng giúp đỡ bạn khuyết tật hòa nhập trong lớp, trong trường học. Đó là một thực trạng đáng suy ngẫm và cần giải pháp. 2.2.4. Thực trạng công tác giáo dục hòa nhập của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng tại trường THPT Đô Lương 4 Để có kết luận chính xác, tôi đã tiến hành khảo sát 26 giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trực tiếp giảng dạy tại các lớp có học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường THPT Đô Lương 4 trao đổi bằng bảng hỏi công cụ Google forms. Đường link khảo sát: https://forms.gle/6QKU1vcdfFxDzL8d9 Kết quả tôi thu được như sau: Kết quả thu được từ biểu đồ ta thấy: Phần lớn GV đều hiểu biết khá đầy đủ về công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập giành cho học sinh THPT (chiếm tỉ lệ phần trăm rất cao 87,5%), giáo viên biết đầy đủ (12,5%), chưa biết 0%. Khi được hỏi: “ Thầy cô đã tham gia các lớp tập huấn về công tác giáo dục hòa nhập chưa?”. Kết quả 100% giáo viên đã được tập huấn về công tác giáo dục hòa nhập do Sở giáo dục tổ chức. Như vậy, khả năng thực hiện công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường THPT hoàn toàn có thể thực hiện được. 14
  16. Với câu hỏi: “ Theo thầy cô công tác giáo dục hòa nhập có cần thiết với giáo dục THPT hay không?” Kết quả thu được: Cần thiết (chiếm 92,3%) và rất cần thiết (chiếm 23,1 % GV tham gia khảo sát). Điều này chứng tỏ các giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng thấy rõ tầm quan trọng và cần thiết của công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường học cho học sinh THPT. Khi được hỏi: “ Thầy cô đã áp dụng những biện pháp nào để góp phần nâng cao công tác giáo dục hòa nhập trong trường THPT?” Kết quả trên cho thấy: thông qua dạy học của môn học chiếm 73,1%; thông qua hoạt động tập thể chiếm 61,5%; thông qua công tác chủ nhiệm chiếm 96,2%; Thông qua phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong nhà trường 92,3%. Như vậy, GVCN vẫn giữ vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập (chiếm 96,2%). Tuy nhiên cần nhận thức rõ chỉ vai trò GVCN trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập là chưa đủ, cần có sự phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập phát triển hiệu quả, góp phần “rèn nhân luyện tài” cho học sinh THPT trong thời đại mới là rất cần thiết và quan trọng. 15
  17. Kết quả thu được cho thấy, tất cả giáo viên đều nhận thấy việc giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập là trách nhiệm của nhiều lực lượng. Bản thân học sinh (chiếm 53,8%), Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, nhân viên y tế, nhân viên văn phòng...chiếm 76,9%), giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn (chiếm 96,2%), tất cả các lực lượng trên (chiếm 100%). Với câu hỏi: “ Theo thầy cô GVCN đã chú trọng như thế nào trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường học THPT?” Kết quả thu được: không chú trọng (chiếm 0,0%), ít chú trọng (chiếm 0,0%), chú trọng nhưng chưa hiệu quả có 23/26 giáo viên tham gia khảo sát (chiếm 88,5%), chú trọng đã mang lại hiệu quả có 4/26 giáo viên chiếm (12,4%). Kết luận: Như vậy, từ kết quả khảo sát giáo viên cho thấy một thực tế 100% các GVCN tham gia khảo sát đều nhận thấy, mặc dầu GVCN đã chú trọng trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường học cho học sinh THPT nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao. Cần phải có một giải pháp đúng đắn 16
  18. và đồng bộ trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập ở trường học góp phần thành công vào công cuộc giáo dục học sinh toàn diện trong thời đại mới. 2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Đô Lương 4. Như vậy, từ việc nghiên cứu thực trạng, ta thấy đa số giáo viên và học sinh đều nhận thức được việc giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường học cho học sinh THPT là rất quan trọng. Đáng lo ngại là một bộ phận nhỏ các em chưa sẵn sàng giúp đỡ các bạn học sinh khuyết tật hòa nhập trong lớp và hiểu biết đúng mức. Về phía giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Thực tiễn ấy đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế đối với công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường. Vì thế, việc giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập trong trường cho học sinh của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng là điều hết sức cần thiết. Công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập cho học sinh trong nhà trường hiện nay cần được quan tâm, đầu tư đúng mức, nâng cao chất lượng, đa dạng hình thức để hấp dẫn được học sinh. 3. Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THPT Đô Lương 4 3.1. Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lí giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật 3.1.1. Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật là một việc làm bắt buộc trong giáo dục hoà nhập. Từ việc tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ chúng ta mới có thể xây dựng được kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ và các hoạt động hỗ trợ sau này giúp trẻ phát triển. Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em không khuyết tật khác, ngoài ra trẻ khuyết tật còn có một số nhu cầu riêng theo từng dạng tật và mức độ khuyết tật của trẻ. Để tìm hiểu khả năng và 17
  19. nhu cầu của học sinh khuyết tật, tôi tìm hiểu qua các thông tin khác nhau như: quan sát các hoạt động hàng ngày của các em, tìm hiểu qua gia đình, tìm hiểu bản thân và hồ sơ của học sinh khuyết tật từ nhà trường, thông qua các phiếu thăm dò. Kết quả của việc tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật Nguyễn Văn Trường và Lê Tường Vi, lớp 10A7 năm học 2023-2024 như sau: Bảng tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật hoà nhập Nguyễn Văn Trường, lớp 10A7 (Năm học 2023-2024) Nội dung tìm hiểu Khả năng của trẻ Nhu cầu cần đáp ứng 1. Thể chất - Khoẻ mạnh, lao động chăm - Thức ăn, nước uống, - Sự phát triển thể chất chỉ. sinh hoạt, quần áo đủ ấm. - Các giác quan - Các giác quan bình thường, hoạt động tốt. - Lao động đơn giản 2. Khả năng ngôn ngữ - Hình thức giao tiếp bằng lời - Cần hỗ trợ để tăng giao tiếp nói. cường giao tiếp với bạn - Hình thức giao tiếp - Vốn từ nghèo nàn, khi nói bè. - Vốn từ gặp khó khăn trong việc dùng - Cần hỗ trợ để khả năng từ để diễn đạt ý của mình. viết và đọc, diễn đạt tốt - Phát âm hơn. - Phát âm chuẩn. - Khả năng nói - Khả năng nói: Trầm, ít nói. - Khả năng đọc - Khả năng đọc hạn chế. - Khả năng viết - Khả năng chép lại các mẫu đã có sẵn. 3. Khả năng nhận thức - Trí nhớ còn hạn chế, tư duy - Cảm giác an toàn về - Cảm giác rất hạn chế, không biết tính tinh thần, thích khen toán, chỉ có thể tư duy cụ thể, ngợi. - Tri giác trực tiếp; khó khăn khi tư duy - Cần hỗ trợ, giúp đỡ để - Trí nhớ những vấn đề trừu tượng. nhận thức tốt hơn và để - Tư duy - Tư duy có tính rập khuôn làm các bài tập có tính tư - Chú ý máy móc, bắt chước, thiếu duy. độc lập, thiếu lựa chọn. - Khả năng thực hiện nhiệm vụ 4. Khả năng hoà nhập - Sống tình cảm với bạn. - Hỗ trợ để em biết vệ - Quan hệ bạn bè - Tính đoàn kết cao. sinh cá nhân sạch sẽ hơn. - Quan hệ với tập thể - Hành vi chuẩn mực. Tuy 18
  20. - Hành vi, tính cách nhiên, vệ sinh cá nhân gặp khó khăn. 5. Môi trường giáo dục - Được ông bà quan tâm. - Gia đình - Được nhà trường hỗ trợ. - Nhà trường - Được địa phương quan tâm, - Cộng đồng chia sẻ. Bảng tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật hoà Lê Tường Vi, lớp 10A7 (Năm học 2023-2024) Nội dung tìm hiểu Khả năng của trẻ Nhu cầu cần đáp ứng 1. Thể chất - Sự phát triển thể - Sức khỏe yếu, hay đau ốm Thức ăn, nước uống, sinh chất - Các giác quan bình thường, hoạt, quần áo đủ ấm. - Các giác quan hoạt động tốt. - Lao động đơn giản 2. Khả năng ngôn ngữ - Hình thức giao tiếp bằng lời - Cần hỗ trợ để tăng giao tiếp nói. cường giao tiếp với bạn - Hình thức giao tiếp - Khó đưa ra các ý định, khó bè. - Vốn từ biểu đạt khi muốn nói một - Cần hỗ trợ để khả năng điều gì đó. viết và đọc, diễn đạt tốt - Phát âm - Khó khăn trong việc hiểu hơn. - Khả năng nói nghĩa của từ. - Khả năng đọc - Phát âm chuẩn. - Khả năng viết - Khả năng nói: Trầm, ít nói. - Khả năng đọc hạn chế. - Khả năng chép lại các mẫu đã có sẵn. 3. Khả năng nhận - Các cảm giác, tri giác mắt - Cảm giác an toàn về thức nhìn kém. tinh thần, thích khen - Cảm giác - Không biết khái quát đối ngợi. - Tri giác tượng theo các thuộc tính bản - Cần hỗ trợ, giúp đỡ để chất của chúng, không biết nhận thức tốt hơn và để - Trí nhớ xếp loại sự vật, hiện tượng làm các bài tập có tính tư - Tư duy theo các nhóm. duy. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1