intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của Ban nữ công trong hoạt động công đoàn cơ sở ở trường THPT miền núi

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chủ yếu tập trung vào những kinh nghiệm tổ chức hoạt động nữ công ở Trường THPT Tương Dương 1, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công. Đồng thời bám sát vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động phù hợp và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của Ban nữ công trong hoạt động công đoàn cơ sở ở trường THPT miền núi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA BAN NỮ CÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI". LĨNH VỰC: QUẢN LÝ TÁC GIẢ: TRẦN THỊ NHUNG
  2. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ............................................ 4 II. Một số giải pháp tổ chức hoạt động nữ công ở Trường THPT Tương Dương1 ........................................................................................................................... 7 1. Giải pháp lựa chọn Ban nữ công quần chúng.................................................. 7 1.1. Giải pháp ..................................................................................................... 7 1.2. Bài học kinh nghiệm.................................................................................... 8 2. Giải pháp phân công nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch của Ban nữ công ........ 9 2.1. Giải pháp phân công nhiệm vụ .................................................................... 9 2.2. Giải pháp xây dựng kế hoạch .................................................................... 11 3. Giải pháp triển khai các hoạt động cụ thể của Ban nữ công trường THPT Tương Dương 1. ............................................................................................... 14 3.1. Giải pháp xây dựng khối đoàn kết trong nữ cán bộ, giáo viên ................... 14 3.1.1. Giải pháp ............................................................................................... 14 Giải pháp 1: Phối hợp hoạt động trong chuyên môn ......................................... 14 Giải pháp 2: Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ “vui, khỏe, bổ ích” ................... 15 Giải pháp 3: Xây dựng quy chế thi đua và khen thưởng ................................... 16 3.1.2. Kết quả đạt được 3.1.2.1. Công tác phối hợp trong chuyên môn .................................................. 16 3.1.2.2. Về sinh hoạt các câu lạc bộ“vui, khỏe, bổ ích” ................................... 17 3.1.2.3. Công tác thi đua và khen thưởng ......................................................... 17 3.1.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 18 3.1.3.1. Công tác phối hợp trong chuyên môn .................................................. 18 3.1.3.2. Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ “vui, khỏe, bổ ích” .......................... 18 3.1.3.3. Về công tác thi đua và khen thưởng ..................................................... 19 3.2. Giải pháp xây dựng khối đoàn kết trong nữ học sinh ................................. 20 3.2.1. Giải pháp ............................................................................................... 20 3.2.2.Kết quả đạt được ..................................................................................... 21 3.2.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 22 3.3. Giải pháp giáo dục bình đẳng giới trong cán bộ, giáo viên và học sinh...... 22 3.3.1. Giải pháp ............................................................................................... 22 3.3.2. Kết quả đạt được .................................................................................... 23 3.3.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 23
  3. 3.4. Giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ CBNGNLĐ ...................................................................................................... 24 3.4.1. Giải pháp ............................................................................................... 24 3.4.2. Kết quả đạt được .................................................................................... 26 3.4.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 26 3.5. Giải pháp xây dựng phong trào thi đua“Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong nữ cán bộ, giáo viên .............................................................................. 26 3.5.1. Giải pháp ............................................................................................... 26 3.5.2. Kết quả đạt được .................................................................................... 31 3.5.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 32 3.6. Giải pháp xây dựng mối gắn kết giữa nữ cán bộ, giáo viên với các đơn vị tổ chức ngoài nhà trường .................................................................................. 33 3.6.1. Giải pháp ............................................................................................... 33 3.6.2. Kết quả đạt được .................................................................................... 36 3.6.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 37 3.7. Giải pháp xây dựng nét đẹp nữ cán bộ, giáo viên và nữ học sinh nơi trường học ................................................................................................................... 37 3.7.1. Giải pháp ............................................................................................... 37 3.7.2. Kết quả đạt được .................................................................................... 43 3.7.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 45 III. Kết quả đạt được Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận……………………………………………………………………….. 2. Kiến nghị...................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 49 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Từ hoặc cụm từ THPT Trung học phổ thông BCH Ban chấp hành Đ/C Đồng chí BNC Ban nữ công
  4. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trường THPT Tương Dương 1 đóng trên địa bàn huyện miền núi giáp danh với Lào thuộc quốc lộ 7A với 55 năm bề dày lịch sử là địa chỉ đỏ, là trung tâm văn hóa và chính trị của vùng, là nơi khởi đầu nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ, từ đây bao thế hệ học trò đã trưởng thành và đóng góp công sức to lớn vào công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh. Đội ngũ giáo viên cán bộ hiện tại là 73 người, trong đó có 47 nữ chiếm 64,4%. Tổng học sinh toàn trường có 970 em, trong đó số học sinh nữ có 584 em chiếm tỉ lệ 60,3%. Cán bộ viên chức nói chung và nữ cán bộ giáo viên nói riêng từ nhiều vùng quê khác nhau về công tác, đó là cái khó để xây dựng tập thể đoàn kết. Nhưng với suy nghĩ “Trường là ngôi nhà thứ hai”, nữ cán bộ, giáo viên nhà trường đã xóa đi những rào cản thường nhật để quan tâm đến nhau, cái riêng hòa vào cái chung cùng thống nhất trong suy nghĩ và hành động, cùng dấy lên nhiều phong trào thi đua sôi nổi và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Để có được một ngôi trường, để có được một mái ấm với tinh thần trách nhiệm như thế, không thể không kể đến vai trò của tổ chức công đoàn nhà trường. Có được một tập thể nữ cán bộ, giáo viên như vậy không thể không kể đến vai trò của Ban Nữ công - Công đoàn nhà trường. Công tác trong một ngôi trường mang tính đặc thù riêng, chị em cán bộ, giáo viên trong nhà trường luôn kề vai sát cánh, luôn nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ được giao và hơn thế nữa còn có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của nhà trường. Ban nữ công, công đoàn nhà trường có vai trò hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh những hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó giúp nhà trường thực hiện mục tiêu: đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho huyện miền núi tỉnh nhà. Là một giáo viên gắn bó với trường THPT Tương Dương 1 trong suốt 20 năm và là thành viên của BCH công đoàn kiêm BCH nữ công của trường từ năm 2015 tới nay, bản thân tôi đã chứng kiến sự trưởng thành và phát triển đi lên của trường về mọi mặt. Từ trong thực tiễn công tác, tôi nhận thấy trong những năm qua, với cách thức tổ chức các hoạt động cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh ở Trường THPT Tương Dương 1, chúng tôi đã mang lại cho ngôi trường bầu không khí đầm ấm, vui vẻ, hăng say và có nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng cũng như hành động ở chị em. Qua các hoạt động nữ công, chúng tôi đã thu nhận được nhiều kết quả thực tiễn quý báu, bổ ích. Tại bài viết này, với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công trong trường học và giúp bản thân làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, tôi mạnh dạn trình bày đề tài "Một số giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của Ban nữ công trong hoạt động công đoàn cơ sở ở trường THPT miền núi”. Mong rằng, những kinh nghiệm thực tiễn này sẽ là nhịp cầu kết nối đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công trong các trường THPT miền núi với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, làm cho hoạt động nữ công không ngừng sôi động, đổi mới và hấp dẫn trong tình hình mới. 1
  5. Có thể nói, vai trò của Nữ công nhân viên chức lao động trong hoạt động công đoàn không phải là vấn đề mới mẻ mà điều này đã được đánh giá khẳng định nhiều trên những diễn đàn. Song với công đoàn cơ sở trường THPT Tương Dương 1 nói riêng và thực tế địa phương của huyện Tương Dương nói chung thì việc khẳng định vai trò của nữ công nhân viên chức lao động lại là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, đó là một sự ghi nhận những đóng góp tích cực của đội ngũ này, là nguồn động lực thúc đẩy, một nguồn động viên rất lớn đối với chị em để từ đó phát huy những thành tích đã đạt được góp phần đưa hoạt động của công đoàn đi lên. Với đề tài "Một số giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của Ban nữ công trong hoạt động công đoàn cơ sở ở trường THPT miền núi” tôi chỉ mong muốn đưa ra một số giải pháp đã thực hiện để tham khảo, đánh giá và được góp ý thêm nhằm giúp cho việc tổ chức phong trào của công đoàn, nhà trường, đặc biệt là công tác nữ công thêm hoàn thiện và đạt được kết quả tốt hơn trong việc chăm lo, bảo vệ và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nữ công nhân viên chức lao động. Đồng thời đổi mới hoạt động nữ công trong tình hình mới. 2. Đối tượng nghiên cứu Tập thể nữ công và nữ sinh trường THPT Tương Dương 1 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi: Một số giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của Ban nữ công trong hoạt động công đoàn cơ sở ở Trường THPT Tương Dương 1 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào những kinh nghiệm tổ chức hoạt động nữ công ở Trường THPT Tương Dương 1, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công. Đồng thời bám sát vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động phù hợp và hiệu quả. Bản thân là người làm công tác Công đoàn và Ban nữ công việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể giúp cho tôi có thể trao đổi tư vấn cùng các công đoàn trường bạn để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động nữ công ở công đoàn cơ sở. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu: Tài liệu về công tác công đoàn, các Nghị quyết công đoàn, các hướng dẫn về công tác nữ công của công đoàn cấp trên… Khảo sát đối chiếu số liệu kết quả trước và trong khi áp dụng giải pháp, phân tích đánh giá số liệu; phỏng vấn... 6. Tính mới của đề tài: - Đổi mới một số hoạt động của Ban nữ công trong tình hình mới. 2
  6. - Giải pháp giúp nhà trường thực hiện mục tiêu: Tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho huyện miền núi tỉnh nhà. - Là nhịp cầu kết nối đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công trong các trường THPT lân cận vùng cao với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, làm cho hoạt động nữ công không ngừng sôi động, đổi mới và hấp dẫn. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, đề tài gồm ba phần: Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung nghiên cứu Phần III. Kết luận. 3
  7. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận Nhằm tiếp tục phát huy vai trò và tiềm năng của nữ công nhân viên chức lao động, quán triệt Nghị quyết 20/NQ - TW của Ban Chấp hành TW Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/ TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới". Hoạt động nữ công trong giai đoạn hiện nay được triển khai theo tinh thần Nghị quyết số: 06/ Quyết định - Tổng liên đoàn, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 03 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”; Chương trình hành động số 190 của tổng lao động liên đoàn Việt Nam về thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị… Căn cứ vào chương trình hoạt động của Ban nữ công công đoàn ngành giáo dục. Quán triệt Nghị quyết của Chi bộ nhà trường về việc nâng cao nhận thức trong công tác nữ và vai trò của cán bộ nữ. Căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong phương hướng giai đoạn 2015-2020 của Ban nữ công và công đoàn Trường THPT Tương Dương 1. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công đoàn là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham 4
  8. gia. Tổ chức công đoàn cơ sở Trường THPT Tương Dương 1 hoạt động tuân thủ theo Điều lệ công đoàn và sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên. Ban nữ công là một bộ phận quan trọng của tổ chức công đoàn, hoạt động dưới sự chỉ đạo của BCH công đoàn. Trong những năm qua hoạt động nữ công của trường THPT Tương Dương 1 mặc dù đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng để tạo được sự vững mạnh lâu dài và niềm tin thật sự trong đội ngũ, đòi hỏi người cán bộ công đoàn phải luôn có những giải pháp mới và có hiệu quả phù hợp với đặc thù của nhà trường. Về công tác nữ công, các cấp lãnh đạo và công đoàn cấp trên đều quan tâm sâu sắc, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn 2011-2020 đang được triển khai và ngày càng được đẩy mạnh. Vì thế ở các cấp công đoàn cơ sở muốn thực hiện tốt công việc này thì hoạt động nữ công cần phải đẩy mạnh, thường xuyên quan tâm đến giới nữ và phải tổ chức các hoạt động về giới hiệu quả, thiết thực. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi 2.1.1. Đối với nữ cán bộ, giáo viên Trong xu thế chung của thời đại hiện nay - xu thế toàn cầu hóa, vai trò và vị trí của người phụ nữ ngày càng được khẳng định. Luồng gió về bình đẳng giới đã thực sự đi sâu vào đời sống và tư tưởng của các tầng lớp nhân dân. Không còn cảnh, người phụ nữ bị phụ thuộc, phải dựa dẫm vào chồng và gia đình chồng, ít thấy cảnh đòn roi vũ phu của người đàn ông với vợ. Xung quanh chúng ta, người phụ nữ đã thực sự trở thành những thành viên của xã hội, bình đẳng với nam giới. Rất nhiều người đã làm chủ cuộc đời mình, làm chủ cuộc sống và giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với nhịp điệu chung ấy, chị em cán bộ, giáo viên và học sinh trong Trường THPT nói chung, trong Trường THPT Tương Dương 1 nói riêng đã và đang đứng vững trên mọi vị trí công tác, tự khẳng định mình. Luôn bám sát nội dung chương trình hành động của ngành, của chương trình công tác hoạt động nữ công. Nhiều chị em đã tích cực, hăng hái trong việc nâng cao năng lực công tác và giảng dạy. - Hoạt động nữ công trong Trường THPT đã được các cấp ban ngành quan tâm và đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động, tạo điều kiện cho nữ cán bộ giáo viên và học sinh hoạt động thiết thực và hiệu quả. - Về đội ngũ Nữ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường có 47/73 người, trong đó 100% đều đạt chuẩn, cơ bản đều đang ở lứa tuổi 22- 45 trẻ trung, năng động. Đặc biệt nhà trường mới tuyển thêm 9 nữ trẻ. Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Đa số chị em cán bộ giáo viên và học sinh rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia các hoạt động do Ban nữ công - công đoàn tổ chức. Mọi người xem tổ chức nữ công nhà 5
  9. trường là cầu nối gắn kết các thành viên để trao đổi, chia sẻ. Ban nữ công - công đoàn - nhà trường thực sự là một mái ấm. 2.1.2. Đối với nữ học sinh - Đa phần các em học sinh nói chung và các em nữ học sinh nói riêng đều tập trung học tập, ăn, ở, sinh hoạt tại trường 24/24, đó chính là điều kiện lí tưởng cho những người làm công tác nữ công trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức các hoạt động cho nữ sinh. - Các nữ học sinh đều là người Dân tộc thiểu số, các em thích tham gia các hoạt động và hưởng ứng các hoạt động nữ công rất nhiệt tình. Các em rất chân thật thổ lộ những mong muốn, nguyện vọng, nhiều em tâm sự những chuyện thầm kín, các em coi cán bộ, giáo viên trong trường như cha, mẹ của mình. Từ đó cán bộ, giáo viên có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và có những cách thức giảng dạy, tổ chức hoạt động cho phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lí của các em. - Các em nữ học sinh có năng khiếu về hoạt động bề nổi như: múa, hát, thủ công. Tinh thần lao động chăm chỉ ở những em nữ dân tộc Hơ - Mông 2.2. Khó khăn 2.2.1. Về phía cán bộ, giáo viên - Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, chuyên môn, công đoàn chưa thực sự quan tâm đến phong trào của Ban nữ công nên các hoạt động tổ chức ra còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự mang lại niềm yêu thích và đam mê cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh. - Hầu hết các đồng chí phụ trách nữ công trong Trường THPT đều là cán bộ kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi theo nhiệm kì đại hội công đoàn cơ sở, chưa qua đào tạo nghiệp vụ công đoàn và công tác vận động nữ. - Nhiều cán bộ nữ công chưa sâu sát cơ sở nên việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ cán bộ, giáo viên và học sinh còn hạn chế, nhất là việc thực hiện chế độ chính sách cho lao động nữ. - Chị em nữ cán bộ, giáo viên thường tập trung vào công tác chuyên môn, ít người chú trọng đến hoạt động nữ công, xem hoạt động nữ công chỉ là hoạt động mang tính chất thời vụ. Một số trường chưa đưa kết quả đánh giá hoạt động nữ công vào đánh giá thi đua, xếp loại cán bộ, giáo viên nên nhiều đồng chí còn xem nhẹ. - Thời gian dành cho công tác nữ công ở cơ sở còn hạn chế. Chủ yếu thời gian tập trung cho chuyên môn. - Hàng năm, Ban nữ công công đoàn cấp trên đã có chương trình, kế hoạch hoạt động cho Ban nữ công nhưng các chương trình, kế hoạch còn chung chung, chưa cụ thể, chưa có mô hình hoạt động hoặc mẫu mô hình hoạt động thí điểm cho các cấp cơ sở, cho từng loại hình trường, đặc biệt là trường THPT Tương Dương 1 để cho cán bộ nữ công tìm hiểu, học tập và áp dụng. 6
  10. - Nội dung và phương thức hoạt động của một số Ban nữ công còn đơn điệu, chưa đủ sức thu hút, lôi cuốn. - Nhiều nơi, chị em cán bộ, giáo viên chỉ lo tập trung cho công tác chuyên môn, ít tham gia hoặc tham gia các hoạt động nữ công một cách đối phó, miễn cưỡng. - Vị trí đơn vị công tác: Trường THPT Tương Dương 1 đóng trên địa bàn vùng cao, chế độ chính sách không có ưu đãi gì ngoài lương. Cán bộ, giáo viên chủ0 yếu đến từ dưới xuôi lên nên việc ổn định kinh tế, tư tưởng, và xây dựng khối đoàn kết và tổ chức sinh hoạt tập thể sau giờ hành chính cũng gặp không ít khó khăn. 2.2.2. Về phía nữ học sinh - Phần đa các em được sinh ra và lớn lên tại các xã vùng sâu vùng xa của huyện. Việc được tiếp xúc với những kiến thức mới còn thiếu, cách thức giao tiếp đôi lúc còn rụt rè. Nhiều học sinh hành động tự phát theo bản năng, thiếu ý thức tổ chức, vô kỉ luật và thiếu những kiến thức về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội. Những học sinh này cần được tổ chức, động viên, hướng dẫn để các em tránh xa các tệ nạn ngoài xã hội và tự tin trong giao tiếp. II. Một số giải pháp tổ chức hoạt động nữ công ở Trường THPT Tương Dương 1 1. Giải pháp lựa chọn Ban nữ công quần chúng 1.1. Giải pháp Ban nữ công quần chúng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chấp hành công đoàn và sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ nữ công của ban nữ công cấp trên. Theo tôi, việc lựa chọn và thành lập Ban nữ công quần chúng là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch hoạt động của nữ công trong nhiệm kì. Vậy lựa chọn các thành viên như thế nào để Ban hoạt động có hiệu quả? Với đơn vị trường chúng tôi thành lập Ban nữ công với những tiêu chí sau: - Về số lượng: 05 đồng chí gồm trưởng ban, phó trưởng ban và 03 ủy viên. - Thành phần: Gồm 2 đồng chí trong BCH công đoàn, 1 đồng chí trong BCH đoàn trường, 1 đồng chí nhân viên y tế trường học. Yêu cầu: Cán bộ nữ công là những đồng chí có tinh thần trách nhiệm, chịu thương, chịu khó, nhiệt tình, có tâm huyết với công tác được giao, là trung tâm đoàn kết và luôn lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng chính đáng, những nhu cầu cần thiết của chị em trong sinh hoạt. Mỗi đồng chí là một cầu nối giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường. 7
  11. Hình ảnh đại diện Ban giám hiệu, Công Đoàn, Đoàn trường và Ban nữ công Trường THPT Tương Dương 1 1.2. Bài học kinh nghiệm Ở trường THPT, việc lựa chọn Ban nữ công từ BCH công đoàn, BCH Đoàn trường và nhân viên y tế trường học sẽ rất thuận lợi trong công tác phối hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Ban nữ công cũng như của công đoàn, bởi: Khi có thành viên là BCH công đoàn thì việc thực hiện mục tiêu của Ban nữ công và công đoàn sẽ tránh được hiện tượng chồng chéo và có sự phối hợp tốt mục tiêu chung của công đoàn. Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai trò rất lớn trong các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, tổ chức các hoạt động đoàn, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Mặt khác, trong BCH đoàn trường thường có giáo viên nữ, là cô giáo trẻ, nhiệt huyết, trách nhiệm, năng nổ, sáng tạo, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức. Công tác phối hợp giữa Ban nữ công với Đoàn thanh niên sẽ phát huy năng lực của nữ công quần chúng trong tổ chức Đoàn, đặc biệt có hiệu quả cao trong việc tổ chức thành lập các câu lạc bộ cho học sinh như: Câu lạc bộ văn nghệ thể thao, truyền thông, khéo tay hay làm vv... Tổ chức các cuộc thi nhằm phát hiện, bồi dưỡng nữ học sinh tài năng đồng thời qua đó giáo dục, trang bị các kĩ năng sống cơ bản cho các em. Nhân viên y tế học đường là người trực tiếp phụ trách mảng y tế trong nhà trường bao gồm khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh; phát hiện và phòng những bệnh thường gặp của học sinh miền núi như bướu cổ, thận … Khi có nhân viên y tế trong Ban nữ công sẽ rất thuận lợi trong việc tư vấn, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch thăm khám, chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ giáo viên, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục bình đẳng giới cho học sinh. Trong trường THPT, phần lớn nhân viên y tế là nữ, đây là điều kiện thuận lợi để Ban nữ công cân nhắc khi lựa chọn nhân sự.
  12. 2. Giải pháp phân công nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch của Ban nữ công 2.1. Giải pháp phân công nhiệm vụ Để nâng cao chất lượng của công tác nữ công trong trường học, sau khi xây dựng được đội ngũ cán bộ nữ công thì Ban nữ công cần: Thứ nhất: Phối hợp với các tổ công đoàn để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong nữ cán bộ giáo viên nhân viên về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; Nghị quyết của các cấp Công đoàn; chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Lồng ghép tuyền truyền với phổ biến pháp luật, như Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống gia đình… giúp chị em phấn đấu đạt chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Thứ hai: Phối hợp với Công đoàn cần làm tốt công tác chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. Chủ động đề xuất, tham gia xây dựng, và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới. Tập hợp tâm tư nguyện vọng của lao động nữ để đề xuất với Cấp ủy, Ban giám hiệu giải quyết, đáp ứng nguyện vọng của chị em. Thứ ba: Ban nữ công cần phối hợp với các tổ chức khác trong trường để tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội. Gắn kết phong trào với các cuộc vận động lớn trong ngành, đặc biệt là cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", và cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của phong trào cho phù hợp với tâm lý và năng lực của giáo viên cũng như học sinh nữ trong trường, luôn tạo ra không khí mới mẻ để chị em hăng hái tham gia như các hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và các hoạt động giao lưu văn nghệ thể thao. Trực tiếp tổ chức các hoạt động mang tính đặc thù về giới trong sinh hoạt công đoàn và phối hợp với Đoàn trường. Bên cạnh đó Ban nữ công cần làm tốt công tác gắn kết các phong trào của chị em với các giáo viên cũng như học sinh nam trong trường nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết, gắn bó luôn giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục cũng như trong cuộc sống. Thứ tư: Ban nữ công phải gần gũi và thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em cũng như học sinh nữ; kịp thời phản ánh những trường hợp khó khăn đột xuất với cấp ủy, chính quyền, Ban chấp hành để được hỗ trợ giúp đỡ, tạo động lực cho cán bộ giáo viên và học sinh nữ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ năm: Nội dung sinh hoạt phải cô đọng, phong phú, sinh động, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực, quan tâm đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của các chị em như: vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã 9
  13. hội, chế độ làm thêm giờ, đào tạo, đề bạt, thi đua khen thưởng vv…Cần phối hợp với Công đoàn, hàng năm cho các chị em tham quan học hỏi giao lưu các đơn vị bạn hoặc các đơn vị tại địa bàn. Đối với học sinh nữ cần chú trọng phần giáo dục kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, phối hợp với các tổ chức cho các em được tham quan, hoạt động học tập trải nghiệm thực tế hướng về cội nguồn để trang bị và giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra trong các khoảng thời gian ngoài giờ làm việc hoặc các ngày nghỉ, BCH còn tổ chức các buổi gặp mặt, thăm hỏi động viên chị em nên việc tuyên truyền vận động không phải là hô hào, hình thức mà là ở tổ chức ở qui mô nhỏ, ít nhưng thường xuyên, liên tục. Vậy, làm thế nào để hoàn thành được các mục tiêu trên? Trước hết, Ban nữ công cần bàn bạc, phân công nhiệm vụ cụ thể tránh hiện tượng chồng chéo, phát huy tối đa vai trò, vị trí và năng lực chuyên môn của từng đồng chí. Cụ thể tại đơn vị trường THPT Tương Dương 1 như sau: TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ - Điều hành và phụ trách hoạt động của Ban nữ công ( Quản trị nhóm Ban nữ công qua zalo) - Tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công trong nhiệm kỳ và hàng Trưởng năm 1 Lô Thị Huyền - Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú ban để giới thiệu cho ban chấp hành công đoàn. - Đại diện cho nữ đoàn viên, người lao động tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ. - Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ đoàn viên, người lao động và phản ánh, đề xuất, kiến nghị với ban chấp hành công đoàn; P.Trưởng - Phụ trách chế độ chính sách, đời sống 2 Trần Thị Nhung cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh; ban - Tổ chức phong trào thi đua “giỏi việc trương, đảm việc nhà” trong nữ đoàn viên, người lao động. Theo dõi nề nếp của nữ công trên edu. 10
  14. - Tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao cho cán bộ giáo viên; chương trình sân khấu nhân các ngày lễ lớn, kết nối các chương trình của Công đoàn với Đoàn trường; Trần Thị Thùy - Định hướng, tổ chức các câu lạc bộ cho 3 Ủy viên Dung học sinh toàn trường nói chung và học sinh nữ nói riêng; - Triển khai các cuộc thi, phát động phong trào thi đua theo chủ đề mảng học sinh. - Tư vấn, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch thăm khám, chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh; - Tuyên truyền, giáo dục nữ đoàn viên, 4 Lô Thị hoa Ủy viên người lao động về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng. 2.2. Giải pháp xây dựng kế hoạch Ban nữ công căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học của cơ quan quản lí giáo dục, Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, Đoàn trường và tình hình thực tiễn của đơn vị xác định nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động trong năm học. TT Nội dung hoạt động Người phụ trách - Tổng hợp, nắm bắt tình hình nữ cán bộ nhà giáo Đ/C Huyền người lao động đầu năm học và hướng dẫn hoạt động nữ công năm học 2020-2021. Đ/C Hoa - Xây dựng mô hình tư vấn thăm khám sức khỏe Tháng cho giáo viên cán bộ và học sinh. 9/2020 - Kết hợp với đoàn trường tổ chức các phong trào Đ/C Dung thi đua do Đoàn trường phát động. - Triển khai các hoạt động do Công đoàn trường và Đ/C Nhung Công đoàn ngành tổ chức Tháng - Phát động các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học Đ/C Huyền 11
  15. 10/2020 tốt”, “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” và hoàn thành hồ sơ đăng kí thi đua năm 2020- 2021 - Kết hợp với Đoàn trường và tổ tư vấn học đường tổ chức các hoạt đối với học sinh Đ/C Dung - Tham gia các hoạt động do Công đoàn trường và Công đoàn ngành phát động. Đ/C Nhung - Triển khai các hoạt động chào mừng ngày nhà Đ/C Huyền giáo Việt Nam 20/11: - Tham gia các hoạt động do Công đoàn trường và Đ/C Nhung Tháng Công Đoàn ngành và tổ chức. 11/2020 - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn trường tổ chức Đ/C Dung - Tổ chức cho học sinh đi thực tế giao lưu học hỏi Đ/C Dung kinh nghiệm với đơn vị bạn trong huyện. Tháng 12/2020 - Tổ chức hoạt động bình đẳng giới và khám sức khỏe định kì cho nữ cán bộ giáo viên Đ/C Hoa - Kế hoạch chuẩn bị nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Đ/C Huyền sửu 2021. - Thực hiện kế hoạch cuối năm Đ/C Nhung Tháng 1/2021 - Phối hợp, chỉ đạo Đoàn trường tổ chức phát quà Đ/C Dung học sinh nghèo vượt khó. - Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/Nghị Đ/C Huyền quyết - BCH về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Chỉ thị 03/Chỉ thị - Tổng liên đoàn và Tháng phong trào thi đua “Giỏi việc trường -Đảm việc nhà” giai 2/2021 đoạn 2010 - 2020 - Tổ chức hoạt động cho học sinh do Đoàn trường phát Đ/C Dung động. - Tham gia các hoạt động do Công đoàn trường và Công đoàn ngành phát động. Đ/C Nhung Tháng - Xây dựng nội dung chương trình hoạt động chào Đ/C Huyền 12
  16. 3/2021 mừng kỷ niệm chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Đ/C Nhung - Tổ chức các hoạt động do ban Nữ công, Công đoàn trường và Công đoàn ngành triển khai Đ/C Hoa -Tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chào Đ/C Dung mừng ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 - Đánh giá kết quả hoạt động nữ công năm học Đ/C Huyền 2020 - 2021. Tháng - Thực hiện chương trình kỉ niệm ngày giải phóng Đ/C Dung 4/2021 Miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 - Họp bình xét thi đua cá nhân, tập thể. Đ/C Huyền Tháng - Tổng hợp báo cáo tổng kết nữ công và phong trào Đ/C Nhung 5/2021 thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” năm học 2020 - 2021 và hoàn thành hồ sơ thi đua theo quy định. - Hướng dẫn hoạt động tháng hành động vì trẻ em Đ/C Hoa Tháng và ngày gia đình Việt Nam 28/6. 6/2021 - Phối hợp với công đoàn tổ chức ngày quốc tế Đ/C Nhung thiếu nhi 1/6. Tháng - Phối hợp với công đoàn và trường tham gia học BCH nữ công 7/2021 hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị bạn trong tỉnh. Tháng - Tổng kết hoạt động nữ công năm học 2020-2021, Đ/C Huyền 8/2021 triển khai nhiệm vụ nữ công năm học 2021 – 2022 13
  17. 3. Giải pháp triển khai các hoạt động cụ thể của Ban nữ công trường THPT Tương Dương 1 3.1. Giải pháp xây dựng khối đoàn kết trong nữ cán bộ, giáo viên Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các kế hoạch, hướng dẫn của Ban Bí thư và Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chuyên đề năm 2020, với tư cách là thành viên BCH nữ công bản thân tôi xác định xây dựng khối đoàn kết trong nữ cán bộ, giáo viên là nhiệm vụ trọng yếu của công tác nữ công. Chiếm tỉ lệ 64,4% số lượng cán bộ nhà giáo người lao động thì việc xây dựng khối đoàn kết trong nữ cán bộ, giáo viên và nhân viên có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng khối đoàn kết trong đơn vị. “Đoàn kết là sức mạnh”, đoàn kết thể hiện từ trong suy nghĩ đến những hành động cụ thể. Đoàn kết trong một tập thể nữ là ở đó luôn có tinh thần đồng chí, đồng đội; tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi người trong tập thể luôn được đề cao; mọi người yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau và phải biết gắn bó, đồng tâm nhất trí với nhau thành một khối vững chắc, cùng hành động để đạt được một lý tưởng, một mục đích nhất định.Trong trường học, chính sự đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi nữ giáo viên phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp quyết định sự thành công của giáo dục. Vậy giải pháp nào cho mục tiêu trên trở thành hiện thực? 3.1.1. Giải pháp Giải pháp 1: Phối hợp hoạt động trong chuyên môn Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông (2 tuần/lần). Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường. Mặt khác, để đạt mục tiêu giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp và liên môn. Do đó, Ban nữ công kết hợp với tổ trưởng tổ công đoàn theo từng tổ, nhóm bộ môn tạo điều kiện để chị em trong tổ, nhóm trao đổi kinh nghiệm, đề xuất ý tưởng và cùng tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Tham mưu với chuyên môn nhà trường tổ chức các cuộc hội nghị tìm giải pháp nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học đạt điểm cao, công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc công tác phụ đạo học sinh yếu kém và duy trì sĩ số của học sinh, qua đó tạo điều kiện để chị em học hỏi, phối hợp, đoàn kết, đồng lòng tạo nên sức mạnh chuyên môn trong tập thể nhà trường. 14
  18. Hình ảnh chị em trong tổ đi dự giờ các giáo viên trẻ mới ra trường và hình ảnh chị em giúp đỡ nhau trong việc bồi dưỡng thường xuyên Đặc biệt Ban nữ công cần khuyến khích chị em tăng cường công tác dự giờ thăm lớp những giáo viên đi đầu về chuyên môn, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, thí nghiệm thực hành..vv.. để chị em học hỏi, rút kinh nghiệm và góp ý cho nhau. Chị em tham gia các lớp bồi dưỡng tiếng Thái, Hơ Mông để thuận lợi trong giao tiếp với phụ huynh học sinh ( vì đa phần các em đều là dân tộc thiểu số) Hình ảnh các cô tham dự khóa học " Tiếng nói và chữ viết Thái"" Tiếng nói và chữ viết Hơ- Mông" Giải pháp 2: Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ “vui, khỏe, bổ ích” Các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao trong trường học, Ban nữ công cần quan tâm phát động thường xuyên nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi ngoài giờ làm việc; đồng thời động viên, khuyến khích nữ cán bộ nhà giáo người lao động tích cực tham gia tập luyện để rèn luyện sức khỏe. Đây là sân chơi bổ ích, là cầu nối xây dựng khối đoàn kếtnội bộ đồng thời tạo điều kiện để chị em giao lưu học hỏi giữa các tổ nhóm chuyên môn trong trường, với các đơn vị bạn ở huyện cũng như trong toàn ngành. Hình ảnh chị em tham gia văn nghệ, thể thao tại đơn vị cơ quan
  19. Giải pháp 3: Xây dựng quy chế thi đua và khen thưởng Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác nữ công được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị trường học. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chị em và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế để thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của nữ cán bộ, giáo viên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cấp trên giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”. Trong những năm qua, Ban nữ công trường THPT Tương Dương 1 đã bám vào các tiêu chí thi đua của ngành, của đơn vị để xây dựng quy chế thi đua, duy trì nghiêm túc phát huy được vai trò của công tác thi đua khen thưởng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, góp phần quan trọng xây dựng đơn vị phát triển vững mạnh toàn diện. 3.1.2. Kết quả đạt được 3.1.2.1. Công tác phối hợp trong chuyên môn Từ sức mạnh của sự đoàn kết, trường THPT Tương Dương 1 đã gặt hái được nhiều thành tích bứt phá, mặc dù so với các đơn vị bạn ở dưới xuôi cũng đang còn rất khiêm tốn. Về dạy học, điển hình là kết quả về công tác ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi đại học do giáo viên nữ đảm nhận. Năm học 2019- 2020 trường đứng top đầu trong các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An về tỉ lệ đậu tốt nghiệp, kết quả học sinh giỏi về môn tự nhiên có khởi sắc rõ rệt. Điển hình có cô Nguyễn Thị Oanh có học sinh giỏi môn Sinh đạt giải nhất cấp tỉnh, cô Vi Thị Biên Thùy có học sinh giỏi môn hóa đạt giải 3, cô Dương Thị Vinh có học sinh đạt giải khuyến khích môn Toán và cô Lê Thị Thương Huyền có học sinh đạt giải nhì môn Văn, cô Lương Thị Công lần đầu tiên có học sinh đạt điểm 10 tốt nghiệp môn Giáo dục công dân, cô Trần Thị Nhung có học sinh đạt điểm tốt nghiệp phổ thông quốc gia năm 2020 cao nhất môn Toán của trường. Đặc biệt cô Nguyễn Thị Hương Trà đạt giải nhất kỳ thi giáo viên giỏi cấp tỉnh bộ môn Tin Học với số điểm thủ khoa về lý thuyết (18,5 điểm). Cô Trần Thị Dung đạt 2 năm có sáng kiến kinh nghiệm liền và được ủy ban nhân dân huyện tặng bằng khen. Năm học 2019-2020 trường đạt 6 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh thì có 5 sáng kiến của 5 cô và được BCH công đoàn trường đề xuất Công Đoàn ngành tặng giấy khen, giấy chứng nhận về danh hiệu “giỏi việc trường, đảm việc nhà” giai đoạn 2015- 2020. 16
  20. Hình ảnh các cô giáo trong lễ nhận giấy khen của công đoàn ngành, nhận thưởng các tiết thao giảng đạt loại giỏi, chủ nhiệm giỏi, giải thể thao giữa các tổ trong đợt thi đua chào mừng 20/11 3.1.2.2. Về sinh hoạt các câu lạc bộ“vui, khỏe, bổ ích” Tích cực sinh hoạt các câu lạc bộ “vui, khỏe và bổ ích”, phong trào văn nghệ thể dục thể thao của chị em phát triển mạnh và hiệu quả. Tại đơn vị, Ban nữ công đã vận động khích lệ thành công tất cả chị em ở kí túc xá và ở ngoài, sắp xếp thời gian khoa học hợp lý, đúng 5 giờ là cùng nhau ra sân luyện tập bóng chuyền. Mục tiêu là để rèn luyện sức khỏe, tinh thần vui vẻ đoàn kết, từ đó chọn ra các đội tuyển để giao lưu và thi đấu của chị em giữa các tổ chuyên môn, giữa Công đoàn với Chi đoàn giáo viên, giữa nữ giáo viên và nữ học sinh được tổ chức thường xuyên, đặc biệt vào các ngày lễ trọng đại 20/10; 20/11; 8/3; 26/3...chị em hưởng ứng rất tích cực với tinh thần đoàn kết vui tươi và phấn khởi. Hình ảnh thi đấu bóng chuyền giữa nữ và đội bóng đá tham gia hội thao cụm ở Con Cuông do công đoàn nghành tổ chức chào mừng 20/10/2020 3.1.2.3. Công tác thi đua và khen thưởng Từ sức mạnh của sự đoàn kết, công khai, minh bạch trong thi đua đã mang lại cho chị em nhiều thành tích đáng ghi nhận trong 5 năm qua: 100% chị em đạt danh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2