Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp đưa trò chơi dân gian Vật cù vào trong trường học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
lượt xem 5
download
Đề tài đã phân tích và hệ thống nội dung từ cơ sở lí luận đến cơ sở thực tiễn, qua đó đề xuất được một số giải pháp mới trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp đưa trò chơi dân gian Vật cù vào trong trường học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH t SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VẬT CÙ VÀO TRONG TRƯỜNG HỌC NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH. Lĩnh vực : CÔNG TÁC QUẢN LÝ Tên tác giả : NGUYỄN HỮU KHOA Tổ chuyên môn : XÃ HỘI Số điện thoại : 0915 094 597
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1 II. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 3 III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................. 3 1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3 2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 3 3.1. Đối với nhà trường: ...................................................................................................... 3 3.2. Đối với giáo viên: ......................................................................................................... 3 3.3. Đối với học sinh: .......................................................................................................... 3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4 V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 5 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 5 1.1. Vai trò của các trò chơi dân gian trong trường học ...................................................... 5 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 5 1.1.2. Vai trò của trò chơi dân gian trong trường học ......................................................... 6 1.2. Trò chơi dân gian “Vật cù”........................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................................. 6 1.2.2. Nguồn gốc của Vật cù trên địa bàn huyện Thanh Chương ....................................... 7 1.2.3. Cách chơi trò chơi vật cù trên địa bàn huyện Thanh Chương .................................. 7 1.2.3.1. Cách làm quả cù: .................................................................................................... 7 1.2.3.2. Địa điểm tổ chức vật cù: ......................................................................................... 7 1.2.3.3. Luật chơi: ................................................................................................................ 8 1.2.3.4. Các hình thức chơi cù: ............................................................................................ 8 1.2.4. Ý nghĩa của trò chơi Vật cù ....................................................................................... 9 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 9 2.1. Khảo sát thực tiễn về mức độ hiểu biết của HS về trò chơi dân gian Vật cù ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương ........................................................................... 9 2.2. Trên địa bàn huyện Thanh Chương, số người hiểu biết về Trò chơi Vật cù còn ít. ... 13 2.2. Ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, việc tổ chức trò chơi Vật cù còn gặp nhiều khó khăn ........................................................................................................................................... 14
- Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VẬT CÙ VÀO TRONG TRƯỜNG HỌC NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH............................................................................ 15 2.1. Thông qua tiết chào cờ, thông qua tiết sinh hoạt Đoàn viên, Nhà trường và Đoàn trường lồng ghép nội dung giáo dục giá trị của văn hóa địa phương cho HS, từ đó hướng các em đến việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa. .................................................................... 15 2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa - chuyên đề nhằm tuyên truyền, phổ biến giá trị văn hóa địa phương cho HS. .................................................................................................... 18 2.3. Tổ chức hoạt động giao lưu, thi đấu Vật cù trong trường, giữa các trường THPT nhằm thu hút sự quan tâm của nhiều người về trò chơi dân gian. .............................................. 20 2.4. Mạnh dạn đăng kí tham gia thi đấu Vật cù trong Lễ hội đền Bạch Mã như một đội chơi của địa phương, góp phần đưa HS trở về với các trò chơi dân gian của địa phương........ 22 Chương 3: KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ..................... 23 3.1. Mục đích của khảo sát ................................................................................................ 23 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................................ 23 3.2.1. Nội dung khảo sát .................................................................................................... 23 3.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................................ 24 3.3. Đối tượng khảo sát...................................................................................................... 26 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ........... 27 3.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................................................ 27 3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .................................................................... 32 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................... 38 4.1. Hình thành ý tưởng ..................................................................................................... 38 4.2. Áp dụng thực tiễn ....................................................................................................... 38 4.3. Thực nghiệm: .............................................................................................................. 38 PHẦN III: KẾT LUẬN............................................................................................ 43 I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 43 1. Tính mới ........................................................................................................................ 43 2. Tính khoa học ................................................................................................................ 43 3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn: ............................................................................. 43 II. ĐỀ XUẤT ..................................................................................................................... 44 1. Đối với những nhà quản lý di sản văn hóa .................................................................... 44 2. Đối với địa phương ........................................................................................................ 44 3. Đối với nhà trường ........................................................................................................ 45 4. Đối với giáo viên ........................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên BGH Ban giám hiệu VHDT Văn hóa dân tộc GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTC Giáo dục Thể chất SGK Sách giáo khoa VHTDTT Văn hóa thể dục thể thao BTV Đoàn trường Ban thường vụ Đoàn trường
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết số 29-NQ/TW (01/11/2013); Thông tư 32/2018/TT-BGDDT đều nhấn mạnh mục đích của đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình GDPT 2018 chính là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Đặc biệt trong đó có nhấn mạnh nội dung “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” (Nghị quyết số 29-NQ/TW). Trong nhiều nội dung mà Nghị quyết đề cập đến, có nội dung khá quan trọng đó là “Học đi đôi với hành; lí luận với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Học sinh đến trường không chỉ được tiếp cận về kiến thức mà quan trọng hơn là được rèn luyện để phát triển trí tuệ, thể chất, bồi dưỡng năng khiếu định hướng nghề nghiệp. Trong trường THPT, thông qua nhiều hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoại khóa, chuyên đề… nhà trường lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đó cách “Học đi đôi với hành; lí luận với thực tiễn, giúp học sinh nhận diện và xử lí tốt các tình huống cụ thể của cuộc sống. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần phải tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh. Để làm được điều này, nhà trường cần phải chú ý đến việc phát triển kĩ năng thông qua việc đưa các trò chơi dân gian vào trường học Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn mà còn giúp học sinh phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà quan trọng hơn là giáo dục học sinh biết gìn giữ bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương trong trường học là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các địa phương được lưu truyền, nối tiếp qua các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương từ đó biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Giáo dục văn hóa dân tộc (VHDT) trong trường phổ thông nhằm mục đích cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của địa phương mình. Giáo dục truyền thống văn hoá, còn bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và sẽ hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó đoàn kết với cộng đồng. Đồng thời việc giáo dục bồi dưỡng giá trị văn hóa còn làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường học, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương huyện miền núi. 1
- Hiện nay, các trò chơi dân gian hiện nay ít được thế hệ trẻ quan tâm, điều đó dẫn đến việc duy trì và bảo tồn văn hóa ở các địa phương và trường học gặp nhiều khó khăn. Tốc độ đô thị hóa và sự du nhập của công nghệ, đặc biệt là các trò chơi điện tử đã thu hút giới trẻ một cách cuồng nhiệt. Thực tế, các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, nhảy dây, kéo co, nhảy bì … đã trở nên xa lạ, thậm chí không còn tồn tại trong nhà trường. Thay vào đó, các em bị cuốn vào những trò giải trí hiện đại như game, các cuộc thi ca hát, giải trí khác ... Việc dành nhiều thời gian vào những trò chơi điện tử, sân chơi giải trí hiện đại đã “cướp” đi thời gian dành cho các trò chơi truyền thống của học sinh trong các nhà trường. Khi học sinh tiếp xúc nhiều với trò chơi công nghệ đã dẫn đến những hệ lụy đáng buồn như tự cô lập mình trong thế giới của công nghệ, trở thành nạn nhân của những trò game nguy hiểm, bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút, ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của, thậm chí dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội... Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn luyện khả năng ứng xử văn hóa, không sa vào những games bạo lực vô bổ đang tràn lan cũng như các tệ nạn xã hội đang nổi lên như một thách thức trong các trường học. Trong các trò chơi dân gian phổ biến ở địa bàn huyện Thanh Chương thì trò chơi Vật cù là trò chơi mang bản sắc văn hóa địa phương nhất, lại là trò chơi không tốn kém, không nguy hiểm, lại dễ chơi. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà trò chơi này chủ yếu đang diễn ra ở các địa phương trên chứ chưa xuất hiện nhiều trong trường học. Vấn đề ở chỗ, do khoảng cách lịch sử khá lớn, nên các em học sinh chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa của các trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi Vật cù. Cho nên vai trò của người tổ chức quan trọng ở chỗ phải hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa lớn lao của trò chơi Vật cù trong đời sống văn hóa của người dân địa phương. Đồng thời phải tạo được niềm đam mê, hứng thú thật sự cho học sinh trong quá trình tiếp nhận trò chơi này. Trong thời gian qua, ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đã tích cực tổ chức một số trò chơi dân gian cho học sinh, trong đó có trò chơi Vật cù. Bản thân chúng tôi là giáo viên, trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh luôn có nhiều biện pháp tích cực để cố gắng đưa trò chơi dân gian Vật cù vào trường học, duy trì và nhân rộng mô hình bằng hình thức lồng ghép vào các tiết sinh hoạt ngoại khóa, giờ Thể dục… Điều này có ý nghĩa không những tạo ra sân chơi lành mạnh, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa ở địa phương. Đó chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp đưa trò chơi dân gian Vật cù vào trong trường học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 2
- II. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã phân tích và hệ thống nội dung từ cơ sở lí luận đến cơ sở thực tiễn, qua đó đề xuất được một số giải pháp mới trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Xác định được các nguyên tắc xây dựng giải pháp đưa trò chơi dân gian Vật cù vào trong trường học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. - Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả và bài học kinh nghiệm III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu - Một số giải pháp đưa trò chơi dân gian Vật cù vào trong trường học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương. - Cách thức tổ chức trò chơi dân gian Vật cù trong trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 2. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. - Tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên nhóm Thể dục, giáo viên chủ nhiệm trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Đối với nhà trường: - Nâng cao công tác quản lý, điều hành, triển khai chủ trương các mặt giáo dục ở nhà trường, địa phương. - Thông qua đội ngũ GVCN, GV Giáo dục thể chất (GDTC) và tổ chức Đoàn trường, nhà trường phát huy hơn nữa công tác giáo dục truyền thống văn hóa địa phương tại nhà trường 3.2. Đối với giáo viên: - Ngoài kiến thức về chuyên môn, giáo viên có điều kiện tìm hiểu, mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa xã hội. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn; đồng thời góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc. 3.3. Đối với học sinh: - Đề tài góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng nông thôn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương. 3
- - Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, đối chiếu, thực nghiệm. - Phương pháp thu thập, khảo sát, so sánh số liệu. V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài Mở đầu và Kết luận, Nội dung đề tài tập trung vào một số vấn đề chính như sau: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 2. Một số giải pháp đưa trò chơi dân gian Vật cù vào trong trường học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài. 4. Thực nghiệm và kết quả đạt được. 4
- PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò của các trò chơi dân gian trong trường học 1.1.1. Khái niệm Trong từ điển Bách Khoa Toàn Thư thế giới của Pháp (xuất bản 10/1988) thì cái gọi là “trò chơi” này “là một hoạt động thoát khỏi những toan tính kiếm sống, sinh lợi của đời thường”. Bên cạnh đó, cuốn Đại từ điển Bách Khoa Toàn thư của Liên Xô cũ (xuất bản 1922) cũng có viết rằng “trò chơi được coi là một hoạt động không tính lợi (phí sản xuất). Ở đó, động cơ hành động không nằm ở kết quả cuộc chơi mà nằm ngay ở quá trình hoạt động (quá trình chơi)” [12,17]. Còn theo tác giả người Pháp Pancan thì: “Trò chơi là một hình thức giải trí tốt nhất để giúp con người thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống”. Hay theo GS Tô Ngọc Thanh thì “Trò chơi là một hoạt động dưới dạng trình diễn những tín hiệu và thông qua quy luật sáng tạo và nâng cao nhận thức của họ về tự nhiên, xã hội và bản thân”. Trò chơi dân gian nói một cách đơn giản là những trò chơi mô phỏng lại sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam ta. Và dựa trên sự sáng tạo, làm mới của mọi người nhằm có thể cho ra một trò chơi gắn liền với truyền thống của dân tộc. Hầu hết những khái niệm về “trò chơi” đều cho nó gắn với mục đích cốt yếu là sự vui chơi giải trí. Trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó nhưng để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó trong đời sống của nhân dân. Nằm trong nền văn minh Phương Đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính. Sự khó khăn, cực nhọc là điều không thể tránh khỏi đối với người dân Việt. Điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Suy cho cùng trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian và phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc. Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất. Là sản phẩm của một cộng đồng, trò chơi dân gian là thứ tài sản chung của cả một xã hội, nó thuộc về toàn thể quần chúng nhân dân chứ không của riêng một cá nhân nào, trò chơi dân gian gắn liền với sự tồn tại, phát triển của một cộng đồng 5
- người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau. Do đó, để xác định rõ khoảng thời gian cho trò chơi dân gian ra đời quả thật không dễ, ngày nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng trò chơi dân gian ra đời từ chính nguồn gốc là nhu cầu cần được vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội 1.1.2. Vai trò của trò chơi dân gian trong trường học Trò chơi dân gian là một trong những thành tố của nền văn hóa dân tộc, nó xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của nhân dân ta. Bên cạnh lễ hội, trò chơi dân gian cũng là một hình thức vui chơi giải trí nhưng lại không đơn thuần chỉ là một “trò chơi”, nó là một thú vui nhưng cũng vừa là một giá trị văn hóa, một người bạn tinh thần, một phương thức hiệu quả để giáo dục nhân cách con người. Các trò chơi được các nhà trường đưa vào gồm: đi cà kheo, nhảy bao bố, bịt mắt đập niêu, xe đạp chậm, chuyền chanh, kéo co, nhảy sạp... Trò chơi dân gian có một đặc điểm rất quan trọng là diễn ra ngoài trời, luôn gắn bó các em với môi trường tự nhiên, đưa các em hòa đồng với thiên nhiên, hòa đồng với mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố trong môi trường, giúp các em hiểu biết thiên nhiên sâu sắc, từ đó càng yêu quý thiên nhiên hơn. Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ, trò chơi dân gian còn giúp các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn. Chủ trương đưa trò chơi dân gian vào trường học ngoài mang lại cho học sinh niềm vui, giúp các em tiếp cận được những nét đẹp trong văn hóa dân tộc thì còn là một kênh để rèn luyện cho các em kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, hỗ trợ. ọc sinh có thể chơi không giỏi nhưng các em phải vui và hào hứng, có như thế, mới giúp các em phát triển toàn diện thể chất và tâm hồn. Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường không những tạo ra sân chơi lành mạnh, góp phần thực hiện hiệu quả, sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các em không chỉ được thỏa trí vui chơi, vận động mà qua đó học sinh còn được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thông của đất nước, của địa phương mình đang sinh sống. 1.2. Trò chơi dân gian “Vật cù” 1.2.1. Khái niệm Vật cù là một trò chơi đơn giản và không tốn kém. Quả cù được làm từ gốc chuối sứ đẽo thành hình tròn có đường kính cỡ 30cm, trọng lượng 5 - 7kg. Quả cù được làm sạch nhựa và có độ dẻo cần thiết để tránh bị vỡ bởi lực tranh giành, quăng ném mạnh trong khi chơi. Vật cù trở thành một sinh hoạt văn hoá mang tính lễ hội đậm nét dân gian được mọi người ưa thích và phổ biến, đi vào đời sống văn hoá tinh thần, một hội lễ không 6
- thể thiếu của những làng quê vùng Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn. Nhưng sôi nổi và náo nhiệt hơn cả là ở những làng quê dọc hai bờ sông sông Lam - Thanh Chương, nơi được xem như là nơi xuất xứ của trò chơi thượng võ này. 1.2.2. Nguồn gốc của Vật cù trên địa bàn huyện Thanh Chương Vùng trung du Nghệ An, tiêu biểu là ở Thanh Chương, một địa phương khu vực Tây - Nam có dòng sông Lam chảy qua, đặc biệt là những làng quê dọc hai bên bờ sông Giăng - một nhánh của sông Lam - môn vật cù có những nét đặc trưng mang tính địa phương tiêu biểu rất được mọi người ưa thích và tổ chức vào dịp Tết nguyên đán hay vào mùa hội lễ... Theo các bậc cao niên trong vùng đất Thanh Chương, hội Vật cù ở đây có từ khoảng đầu thế kỷ 15. Bắt nguồn từ việc chọn những lực sĩ, những người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn để xung vào đội quân của tướng quân Phan Đà - một võ tướng của Bình Định Vương Lê Thái Tổ được cử coi sóc việc quân vùng này. Với trí thông minh, tài võ nghệ khi được Bình Định Vương Lê Lợi giao trọng trách, ông đã nghĩ ra một hình thức tuyển binh hiệu quả là tổ chức thi Vật cù. Từ đó đến nay, Vật cù đã trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các lễ hội đầu xuân năm mới ở huyện Thanh Chương, đặc biệt tại Lễ hội đền Bạch Mã. Ngày xưa hội Vật cù ở huyện Thanh Chương được tổ chức vào dịp tết Nguyên đán thu hút mọi làng, mọi xã trong huyện tham gia. Sau đó, trò chơi dân gian Vật cù chỉ còn được thực hiện trong dịp Lễ hội đền Bạch Mã vào các ngày 12,13 tháng hai âm lịch hàng năm. Đây là trò chơi dân gian gắn liền với tính chất của hội lễ truyền thống ảnh hưởng tích cực đến đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Theo ông Nguyễn Trọng Tân (người xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) còn kể lại rằng ngày xưa người dân hai bên bờ sông Lam hay tranh giành nhau bãi bồi nổi trên sông. Để phân thắng bại, họ đã tổ chức trò chơi cù vật để phân biệt bên mạnh, bên yếu, bên nào mạnh bên đó sẽ được sử dụng bãi bồi. Và vì thế trò chơi cù được duy trì hằng năm và trở thành một trò chơi dân gian rất vui vẻ, lý thú ở các địa phương này. 1.2.3. Cách chơi trò chơi vật cù trên địa bàn huyện Thanh Chương 1.2.3.1. Cách làm quả cù: Để chuẩn bị những con cù tốt nhất, trước ngày vào hội, người ta đã lựa tìm những gốc chuối, tốt nhất là gốc chuối hột loại lớn, đào lên lấy củ. Dùng dao sắc đẽo củ chuối thành hình tròn có đường kính 30cm, trọng lượng 5 - 7kg rồi luộc qua nước sôi, vớt ra phơi nắng. Lúc này, quả cù có màu sẫm và rất dẻo, không bị nứt vỡ khi chơi và có độ dẻo cần thiết, bởi nó thường xuyên bị giành giật, quăng ném mạnh dễ vỡ trong khi chơi. 1.2.3.2. Địa điểm tổ chức vật cù: Địa điểm chơi Vật cù thường là những sân cát bên bờ sông hay sân rộng trong làng, sân trường. Sân có kích thước thông thường với chiều dài khoảng 50 mét, rộng khoảng 25 mét. 7
- Có ba hình thức chơi cù: cù gôn, cù đẩy và củ nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, đối với trò Vật cù ở đền Bạch Mã thường tổ chức Vật cù gôn tức là ở hai đầu sân của mỗi bên đào một hố sâu rộng 50 x 50cm, phía trên cắm 1 lá cờ hội. 1.2.3.3. Luật chơi: Mỗi trận chơi có khoảng 14 người tham gia (2 đội). Những người tham gia chơi bắt buộc phải cắt gọn móng tay, móng chân, không được dùng tay chân gây thương tích cho đối phương mà chỉ dùng lực để trang cướp vật cù. Mỗi trận chơi kéo dài trong thời gian là 15 phút, đội chiến thắng là đội mà có số lần đưa cù vào vào đích đối phương nhiều nhất. Đầu tiên vật cù sẽ được đặt ở giữa sân chơi. Sau khi trọng tài phát tín hiệu báo bắt đầu thì hai đội sẽ chạy thật nhanh đến chỗ để cù để đem bỏ vào hố của đối phương. Cuộc giằng co cù giữa các thành viên cứ thế cho đến khi trọng tài báo kết thúc trò chơi. Nếu sau 2 hiệp đấu vẫn chưa phân thắng bại, các đội chơi sẽ phải ném cù luân lưu, mỗi đội 5 lần ném. Để phân biệt người của hai đội, Ban Tổ chức qui định màu sắc thông qua dải khăn màu vàng và đỏ quấn ngang hông. Tuy từ xưa không có một điều luật cụ thể, nhưng trong Hội Vật cù không hề có lối chơi thô bạo, ác ý. Rất quyết liệt nhưng cũng rất trong sáng. Kết thúc cuộc chơi, đội nào có số lần đưa cù vào đích của đối phương nhiều hơn là đội thắng. Giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng, danh dự. Ở hội cù trong Lễ hội đền Bạch Mã, du khách thập phương xem và cổ vũ rất đông, hò reo, đánh trống chiêng cuồng nhiệt cổ vũ cho đội nhà và tán thưởng những đường chạy cù ngoạn mục. 1.2.3.4. Các hình thức chơi cù: Có ba hình thức chơi cù: cù gôn, cù đẩy và cù nước. Cả ba lối chơi này đều có chung hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, ở hai đầu sân của mỗi bên là hai chiếc sọt đan bằng nan tre, nứa cao 1,5m, đường kính 50cm (cù gôn, cù nước), hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm (cù đẩy). Bên nào giành và đưa được cù vào sọt (hay vào hố) của đối phương được một điểm. - Ở cù gôn, khi vào cuộc, hai bên dàn đội hình ngay giữa sân, quả cù đặt dưới đất; có hiệu lệnh của trọng tài, hai bên bắt đầu vào cuộc tranh cướp, giành giật chuyền nhau... - Ở cù đẩy, quả cù được chôn sâu dưới cát giữa sân, khi có hiệu lệnh hai bên tranh nhau đào moi lấy cù bằng tay không. Lúc một trong hai bên đã có cù, các cầu thủ của hai đội đứng sau đội trưởng - người cầm cù – và bắt đầu dùng sức đẩy thông qua quả cù. Bên nào qua lần đẩy này tỏ ra mạnh hơn làm cho bên đối phương phải lùi sẽ giành được quyền ôm cù, ngay sau đó rất nhanh và khéo léo chạy chuyền cù cho nhau để đưa cù tới đích. 8
- - Vui nhất là lối chơi cù nước. Sân chơi cù nước là một bãi cát ngập nước sâu độ 30 - 40cm ven sông, quả cù được chôn sâu dưới cát ngập nước; khai cuộc cả hai đội dầm mình trong nước tranh nhau moi quả cù, sau đó vừa chạy vừa lội với quả cù to nặng, vừa phải luồn lách qua đối phương đang tìm mọi cách để giành giật quả cù. 1.2.4. Ý nghĩa của trò chơi Vật cù Hội vật cù là trận đấu giữa các làng xã, nhưng các cổ động viên rất đoàn kết, vô tư cùng nhau hò reo, đánh trống, chiêng cuồng nhiệt cho đội nhà cũng như đội bạn với những đường chạy cù ngoạn mục. Tất cả tạo nên không khí hào hứng, vui vẻ, phấn khích xua tan những mệt nhọc của bao ngày lao động vất vả cực nhọc. Từ khi vật cù được khôi phục và tổ chức hàng năm, người dân biết đến lễ hội đền Bạch Mã nhiều hơn, đặc biệt thanh niên trong vùng tích cực tham gia, tình đoàn kết do đó được thêm gắn chặt hơn. Tạo ra một sân chơi dân gian bổ ích, tập hợp được nhiều người từ nơi xa về với mảnh đất Thanh Chương và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch đồi chè Thanh Mai (Thanh Chương, Nghệ An). 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khảo sát thực tiễn về mức độ hiểu biết của HS về trò chơi dân gian Vật cù ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương Để khảo sát thực tiễn, tôi sử dụng ba câu hỏi làm tiêu chí để đánh giá vấn đề: - Là HS trên địa bàn huyện Thanh Chương, anh/chị có biết trò chơi dân gian Vật cù là trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương không? - Anh/chị có biết Vật cù là trò chơi lành mạnh, đối đầu kịch liệt, nhưng không thô bạo, ác ý, không gây thương tích không? - Vật cù có phải là trò chơi chỉ cần sức khỏe mà không cần trí tuệ và sự thông minh, nhanh nhạy không? Kết quả khảo sát như sau: Bảng khảo sát thực tiễn mức độ hiểu biết về trò chơi Vật cù, trường THPT Nguyễn Sỹ Sách (Số HS được khảo sát: 6 lớp gồm 254) TT Tiêu chí Mức độ Biết Không biết Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Là HS trên địa bàn huyện 49 19,3 205 80,7 Thanh Chương, anh/chị có biết trò chơi dân gian Vật cù là trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương không? 9
- 2 Anh/chị có biết Vật cù là trò 56 22,0 198 78,0 chơi lành mạnh, đối đầu kịch liệt, nhưng không thô bạo, ác ý, không gây thương tích không? 3 Vật cù có phải là trò chơi chỉ 47 18,5 207 81,5 cần sức khỏe mà không cần trí tuệ và sự thông minh, nhanh nhạy không? Trên cơ sở số liệu khảo sát thực trạng, chúng tôi dùng phần mềm Add chart để tổng hợp theo biểu đồ hình cột giúp chúng ta dễ nhận diện thực trạng Hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 90 81.5 80.7 78 80 70 60 50 40 30 22 19.3 18.5 20 10 0 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Biết Chưa biết Column1 Khảo sát thực trạng hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù, trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: Ở tiêu chí 1: Qua khảo sát ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, chúng ta thấy có 80.7% không biết về trò chơi dân gian Vật cù là trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương. Ở tiêu chí 2: có 78.0% số HS không biết rằng trò chơi dân gian Vật cù Vật cù là trò chơi lành mạnh, đối đầu kịch liệt, nhưng không thô bạo, ác ý, không gây thương tích. Ở tiêu chí 3: có 81.5% số HS không biết Vật cù là trò chơi cần trí tuệ và sự thông minh, nhanh nhạy. 10
- Bảng khảo sát thực tiễn mức độ hiểu biết về trò chơi Vật cù, trường THPT Đặng Thúc Hứa (Số HS được khảo sát: 3 lớp gồm 129 em.) TT Tiêu chí Mức độ Biết Không biết Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Là HS trên địa bàn huyện 29 22,5 100 77,5 Thanh Chương, anh/chị có biết trò chơi dân gian Vật cù là trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương không? 2 Anh/chị có biết Vật cù là trò 45 34,9 84 65,1 chơi lành mạnh, đối đầu kịch liệt, nhưng không thô bạo, ác ý, không gây thương tích không? 3 Vật cù có phải là trò chơi chỉ 43 33,3 86 66,7 cần sức khỏe mà không cần trí tuệ và sự thông minh, nhanh nhạy không? Trên cơ sở số liệu khảo sát thực trạng, chúng tôi dùng phần mềm Add chart để tổng hợp theo biểu đồ hình cột giúp chúng ta dễ nhận diện thực trạng Hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù ở trường THPT Đặng Thúc Hứa: Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù ở trường THPT Đặng Thúc Hứa 100 77.5 80 65.1 66.7 60 40 34.9 33.3 22.5 20 0 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Biết Chưa biết Column1 Khảo sát thực trạng hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù trường THPT Đặng Thúc Hứa 11
- Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: Ở tiêu chí 1: Qua khảo sát ở trường THPT Đặng Thúc Hứa chúng ta thấy có 77.5% không biết về trò chơi dân gian Vật cù chính là trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương. Ở tiêu chí 2: có 65.1% số HS không biết rằng trò chơi dân gian Vật cù Vật cù là trò chơi lành mạnh, đối đầu kịch liệt, nhưng không thô bạo, ác ý, không gây thương tích. Ở tiêu chí 3: có 66.7% số HS không biết Vật cù là trò chơi cần trí tuệ và sự thông minh, nhanh nhạy. So sánh kết quả ở Bảng 6A và 6B chúng ta thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ biết và không biết về trò chơi dân gian Vật cù (biểu thị ở màu xanh: không biết, màu cam: biết). Chỉ số màu xanh ít hơn hẳn so với màu cam, túc là số HS ở cá hai trường biết về trò chơi dân gian này không nhiều. Đặc biệt chỉ số này cũng chênh lệch ở hai trường THPT Nguyễn Sỹ Sách và Đặng Thúc Hứa. Chỉ số xanh ở trường THPT Đặng Thúc Hứa nhiều hơn ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, tức là có số HS biết về trò chơi này có nhiều hơn là bởi vì trường THPT Đặng Thúc Hứa đóng trên địa bàn xã Võ Liệt- nơi được xem là cái nôi của trò chơi dân gian này. Nhưng điều đáng tiếc là HS ở trường Đặng Thúc Hứa vẫn chưa thực sự biết nhiều về trò chơi dân gian này. Để dễ so sánh số liệu của hai trường THPT, chúng tôi tiếp tục dùng phần mềm Add chart để tổng hợp theo biểu đồ hình tròn giúp chúng ta dễ nhận diện thực trạng hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách và Đặng Thúc Hứa Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Trường THPT Đặng Thúc Hứa 19.93 30.2 69.8 80.07 xanh: biết Cam: không biết xanh: biết cam: không biết So sánh thực trạng hiểu biết về trò chơi dân gian Vật cù trường THPT Nguyễn Sỹ Sách và THPT Đặng Thúc Hứa 12
- Trên cơ sở nắm bắt tình hình và thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi nhận thấy có một số vấn đề về thực trạng sau đây: 2.2. Trên địa bàn huyện Thanh Chương, số người hiểu biết về Trò chơi Vật cù còn ít. Hiện nay, xã Võ Liệt thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An là địa phương duy nhất còn lưu giữ trò chơi Cù vật. Trước đây, trò chơi này thường được tổ chức vào dịp tết Nguyên đán. Thời điểm tết Nguyên đán được nghỉ tết nên số lượng người tham gia trò chơi khá nhiều. Tuy nhiên nếu tổ chức vào dịp tết Nguyên đán, trò chơi này thường gặp khó khăn là thời tiết mưa gió không thuận lợi. Vì thế chính quyền nơi đây đã đưa trò chơi này tổ chức vào dịp diễn ra lễ hội đền Bạch Mã (tháng 2 âm lịch hằng năm) thay cho dịp tết Nguyên đán. Trong lễ hội đền Bạch Mã, trò chơi này chủ yếu người dân xã Võ Liệt tham gia, chưa có sự tham gia của các xã khác ở trong huyện, nếu có thì số lượng tham gia cũng rất ít ỏi (khoảng 4-6 đội). Trước thực tế đó nếu Vật cù không được quan tâm, bồi đắp thì rất dễ bị mai một và mất đi. Trên địa bàn huyện thanh Chương, ngoài xã Võ Liệt thì xã Xuân Tường cũng là xã nổi tiếng với trò chơi Cù vật trong mỗi dịp tết Nguyên đán. Bởi ở địa phương này có nhiều bậc cao niên rất say mê với môn Cù vật, thường đứng ra tổ chức cho nhân dân tham gia (Ông Liễu, ông Tân…) vào ngày mùng 3 tết. Ngày tết ở xã Xuân Tường sẽ không còn vui vẻ náo nhiệt nếu thiếu trò chơi này. Nhưng giờ đây hầu như không còn tồn tại trò chơi Vật cù, thay vào đó là các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền… và thiếu vắng hoàn toàn các trò chơi dân gian. Cán bộ Văn hóa của các xã hiện nay chủ yếu là trẻ, năng động sáng tạo trong bối cảnh hiện đại. Các hoạt động kinh tế, chính trị họ rất năng nổ nhưng lại rất ngại tìm hiểu về các trò chơi dân gian truyền thống, do đó chưa hiểu hết về trò chơi dân gian trong đó có Cù vật, nên không mạnh dạn tổ chức Cù vật ở địa phương mình. Cho nên việc bảo tồn các trò chơi dân gian ở các địa phương rất khó, và trong tương lai nếu không được duy trì, trò chơi dân gian này dễ bị mất đi. Lâu nay, trên địa bàn huyện Thanh Chương có một số người rất tâm huyết với trò chơi dân gian Vật cù. Đó là ông Nguyễn Trọng Tân (ở xã Xuân Tường) ông Nguyễn Thanh Phúc (xã Đồng Văn) đã có công lớn trong việc bảo tồn nét đẹp của văn hóa Vật cù trên địa bàn huyện Thanh Chương. Mặc dù đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Nguyễn Trọng Tân vẫn luôn có mặt trong các trò chơi dân gian Vật cù với vai trò là trọng tài của trò chơi. Không những thế, họ còn là những người có vai trò to lớn trong việc tham mưu với cấp trên để duy trì thường xuyên trò chơi này trong lễ hội đền Bạch Mã. Tuy vậy, trò chơi này vẫn rất ít người biết đến hoặc thường nhầm lẫn trò chơi Vật cù với Đấu vật. Đó chính là lí do mà phong trào Vật cù chưa đến được với mọi người một cách rộng rãi trong các địa phương trên địa bàn. Vật cù là một trò chơi dân gian ít tốn kém về kinh tế nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo thanh niên tham gia một cách tự nguyện, đầy say mê như các trò chơi 13
- khác. Lực lượng tham gia môn Cù vật trong lễ hội đền Bạch Mã chủ yếu là trung niên ở độ tuổi 30 - 35 thuộc các địa phương lân cận, chưa có sự tham gia của đối tượng học sinh THPT. Việc trò chơi này chưa hướng đến đối tượng là HS THPT sẽ tạo nên một hạn chế lớn trong việc bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian địa phương trong trường học- một trong những nội dung quan trọng của công tác dạy học hiện nay. 2.2. Ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, việc tổ chức trò chơi Vật cù còn gặp nhiều khó khăn Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đóng trên địa bàn xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương có diện tích và dân số khá đông đúc, đời sống kinh tế cơ bản ổn định. Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương có sự quan tâm thiết thực đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Đội ngũ BGH nhà trường, tổ chức Đoàn trường, giáo viên bộ môn, giáo viên Chủ nhiệm rất nhiệt tình, trách nhiệm và luôn có nhiều giải pháp giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện… Nhà trường có diện tích sân chơi, bãi tập đủ rộng để tổ chức các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy trò chơi dân gian này trong trường học, ở đơn vị trường THPT Nguyễn Sỹ Sách còn gặp nhiều khó khăn. Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đóng trên địa bàn xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, sát quốc lộ 46, gần thị tứ chợ Cồn. Đây là địa bàn có sự thuận lợi về các điều kiện hạ tầng cơ sở hơn hẳn so với các xã phụ cận, là nơi diễn ra giao thương buôn bán khá sầm uất. Con em ở địa bàn này cơ bản có cuộc sống đầy đủ về vật chất, đó cũng là lí do có nhiều học sinh chỉ thích chơi các trò chơi hiện đại và ít tham gia các trò chơi dân gian, truyền thống lành mạnh. Thực tế đã có rất nhiều HS sa vào tệ nạn tài xỉu, game… dẫn đến nợ nần rồi bỏ học. Nhiều gia đình buồn phiền chán nản vì con cái hư hỏng, bỏ bê học hành. Mặc dù có sự quan tâm của BGH nhà trường, sự nhiệt tình, trách nhiệm của tổ chức Đoàn trường, giáo viên bộ môn, giáo viên Chủ nhiệm trong việc đưa ra nhiều giải pháp giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện. Nhưng thực tế chưa có những giải pháp cụ thể, thiết thực gắn với việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân gian của địa phương. Trong nhà trường, các trò chơi dân gian chưa được tổ chức một cách thường xuyên và bài bản. Nguyên nhân là trong chương trình dạy học không có nội dung dành riêng cho hoạt động tổ chức trò chơi. Còn việc lồng ghép trò chơi vào các hoạt động khác gặp nhiều khó khăn do hạn chế về thời gian, về lực lượng phối hợp. Hiên nay, việc tổ chức trò chơi chủ yếu đang lồng ghép trong các hoạt động của Đoàn trường vào các ngày lễ 20/10, 8/3 hay 26/3. Vì thế các trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương chưa xuất hiện trong nhà trường một cách phong phú, đa dạng, nhất là trò chơi Vật cù. Trong khi đó, trên địa bàn huyện Thanh Chương có nhiều trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương rất rõ trong đó có Vật cù, nhưng lại chưa được các nhà trường quan tâm. 14
- Hiện nay Nhà trường có một sân cỏ có diện tích khoảng 1300 mét vuông. Đây là sân chơi chủ yếu dành cho môn thể thao bóng đá, nhưng cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức các trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi Vật cù- một trò chơi cần diện tích rất rộng. Tuy nhiên, mặt sân cỏ còn mỏng, chưa đảm bảo an toàn cho trò chơi Vật cù. Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách chỉ cách xã Võ Liệt - nơi được coi là cái nôi của trò chơi Vật cù khoảng 5-6 km, nhưng hầu như học sinh ở vùng này rất ít biết đến trò chơi dân gian này, có em còn nhầm trò chơi Vật cù với trò chơi Đấu vật. Rất nhiều HS không biết được rằng Vật cù chính là trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa địa phương, là trò chơi lành mạnh, đối đầu kịch liệt, nhưng không thô bạo, ác ý, không gây thương tích, là trò chơi không chỉ cần sức khỏe mà còn cần trí tuệ và sự thông minh, nhanh nhạy khéo léo mới giành được chiến thắng trước đội bạn. Vì thế, để bảo tồn và phát huy trò chơi dân gian của địa phương trong nhà trường là rất quan trọng. Chúng ta cần có định hướng đúng đắn trong chiến lược giáo dục của nhà trường để càng ngày số HS biết đến trò chơi dân gian Vật cù ngày càng nhiều hơn, không chỉ giúp học sinh tăng cường thể chất, trí tuệ, rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động này còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VẬT CÙ VÀO TRONG TRƯỜNG HỌC NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH Vật cù là một trò chơi dân gian khá hấp dẫn và độc đáo, duy nhất chỉ còn duy trì trong Lễ hội đền Bạch Mã, xã Võ Liệt huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Mặc dù trò chơi này đã được chính quyền và nhân dân địa phương bảo tồn và phát huy bằng việc duy trì trong hoạt động Lễ hội đền Bạch Mã, song chỉ dừng lại ở tính chất địa phương xã Võ Liệt (phạm vi hẹp). Vì vậy, việc bảo tồn giá trị văn hóa địa phương trong trường học ở huyện Thanh Chương là rất quan trọng. Bởi đối tượng HS THPT là đối tượng đã nhận thức được các giá trị văn hóa và vai trò của nó trong trường học. Vì thế, đề tài này xin đề xuất các giải pháp để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa Vật cù ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách và trên địa bàn huyện Thanh Chương. 2.1. Thông qua tiết chào cờ, thông qua tiết sinh hoạt Đoàn viên, Nhà trường và Đoàn trường lồng ghép nội dung giáo dục giá trị của văn hóa địa phương cho HS, từ đó hướng các em đến việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa Việc giáo dục học sinh về các giá trị văn hóa của địa phương là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó chính là giáo dục thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc (VHDT), từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin 15
- khi giới thiệu những giá trị văn hóa của địa phương mình với các địa phương khác. Vì thế trong các tiết chào cờ, Nhà trường cần định hướng đúng đắn các nội dung lồng ghép để giáo dục học sinh hiểu được giá trị văn hóa địa phương, từ đó các em có ý thức bảo tồn, lưu giữ. Nội dung lồng ghép có thể là: - Nâng cao hiểu biết về vai trò của các trò chơi dân gian mang màu sắc văn hóa ở địa phương. - Giới thiệu về lễ hội truyền thống đền Bạch Mã và các trò chơi dân gian của địa phương. - Giới thiệu các trò chơi dân gian Vật cù ở Lễ hội đền Bạch Mã (lễ hội của địa phương). ... Hình thức tổ chức: Nhà trường phối hợp với Đoàn trường và GVCN để tuyên truyền, tổ chức giao lưu, đối thoại cùng HS thông qua hệ thống câu hỏi, bài tìm hiểu, thông qua trang web của Đoàn trường hoặc facebook, Zalo… Qua các nội dung lồng ghép và hình thức tổ chức phù hợp, HS sẽ biết được ở địa phương mình có những giá trị văn hóa nào cần được bảo tồn, phát huy. Bởi thực tế có rất nhiều em chưa biết đến các giá trị văn hóa của địa phương nơi mình sinh sống và học tập. Chẳng hạn như Lễ hội đền Bạch Mã- nơi có nhiều trò chơi dân gian được bảo tồn như chọi gà, đua thuyền và Vật cù, nhưng có rất nhiều em cũng chưa biết về lễ Hội cũng như nhiều trò chơi dân gian khác, nhất là trò chơi dân gian Vật cù. Vì thế việc giáo dục cho HS về giá trị của văn hóa địa phương, từ đó hướng các em đến việc bảo tồn, lưu giữ nét đẹp văn hóa thông qua tiết chào cờ là rất quan trọng và cần thiết. Trên thực tế Nhà trường và Đoàn trường đã phối hợp với nhiều GVCN thực hiện thành công nội dung này. Do đó số HS hiểu biết về trò chơi Vật cù ngày càng tăng. Hiện nay, ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, số HS biết đến trò chơi này đã chiếm từ 66 - 76%; số HS nam chơi được trò chơi này chiếm 45%. Còn ở trường THPT Đặng Thúc Hứa số HS biết đến trò chơi này đã chiếm 70-80%; số HS nam chơi được trò chơi này chiếm 62%. Việc đưa trò chơi dân gian nói chung, trò chơi Vật cù nói riêng vào trường học đã được triển khai từ nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, và được xem là một trong những chủ trương nằm trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Vì thế các nhà trường đã đẩy mạnh nội dung này trong trường học và có nhiều hình thức phong phú, đa dạng hơn nữa để bảo tồn giá trị văn hóa địa phương. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn