Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THPT góp phần ngăn ngừa các tiêu cực và lừa đảo trên mạng xã hội
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THPT góp phần ngăn ngừa các tiêu cực và lừa đảo trên mạng xã hội" nhằm giúp các em học sinh có kỹ năng sử dụng mạng xã hội một cách thông minh có văn hóa, nắm bắt được một số kĩ năng cơ bản tránh bị lừa đảo khi sử dụng mạng xã hội; Giúp các em có phong cách sống lành mạnh, làm việc khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THPT góp phần ngăn ngừa các tiêu cực và lừa đảo trên mạng xã hội
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT GÓP PHẦN NGĂN NGỪA CÁC TIÊU CỰC VÀ LỪA ĐẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI” Lĩnh vực: Kỹ năng sống Năm học 2021-2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT GÓP PHẦN NGĂN NGỪA CÁC TIÊU CỰC VÀ LỪA ĐẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI” Lĩnh vực: Kỹ năng sống Nhóm thực hiện Giáo viên: Trần Thị Thanh Hải Số điện thoại: 0395536275 E-Mail:haittt.tc3@nghean.edu.vn Giáo viên: Trần Thị Thủy Số điện thoại: 0848919111 E-Mail: tttpdl@gmail.com Năm học 2021-2022
- MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 2 6. Phạm vi của đề tài và thời gian nghiên cứu ................................................... 3 PHẦN B. NỘI DUNG.......................................................................................... 4 1. Cơ sở nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4 1.1.1. Mạng xã hội là gì ? ............................................................................ 4 1.1.2. Lợi ích của mạng xã hội với học sinh THPT..................................... 4 1.1.3. Những mối nguy hại tiềm ẩn khi sử dụng mạng xã hội .................... 5 1.1.4. Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn .............................................. 6 1.1.5. Những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua MXH ..................... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 9 1.2.1. Phân tích các công văn hướng dẫn về an toàn thông tin của Sở Thông tin và truyền thông Nghệ An ............................................................ 9 1.2.2. Phân tích các công văn hướng dẫn về an toàn thông tin của Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nghệ An........................................................................... 9 1.2.3. Thực trạng sử dụng mạng xã hội ..................................................... 10 1.2.4. Khảo sát thực tiễn ............................................................................ 11 2. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề ............................................. 14 2.1. Đối với nhà trường ................................................................................. 14 2.1.1. Lồng ghép nội dung “Mạng xã hội và những vấn đề liên quan” trong hoạt động tuần sinh hoạt tập thể hằng năm ............................................... 14 2.1.2. Tăng cường triển khai các hoạt động phong trào. ........................... 20 2.2. Đối với Đoàn trường .............................................................................. 23 2.2.1. Tổ chức sinh hoạt Đoàn với chủ đề “An toàn an ninh mạng xã hội” .................................................................................................................... 23
- 2.2.2. Tuyên truyền thông qua các bài viết của facebook Đoàn trường .... 24 2.2.3. Tổ chức các cuộc thi ........................................................................ 24 2.3. Đối với giáo viên.................................................................................... 28 2.4. Đối với giáo viên chủ nhiệm .................................................................. 35 3. Thực nghiệm sư phạm.................................................................................. 42 3.1 Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm sư phạm .................... 42 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................... 42 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm .............................................................. 42 3.2. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 42 3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ........................................................... 42 3.2.2. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 42 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 47 1. Kết luận ........................................................................................................ 47 2.Kiến nghị ....................................................................................................... 47 PHỤ LỤC: .......................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 51
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ THPT Trung học phổ thông CLB Câu lạc bộ MXH Mạng xã hội NGLL Ngoài giờ lên lớp SHTT Sinh hoạt tập thể GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh GV Giáo viên KH Kế hoạch RCV Rung chuông vàng
- PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập, kinh tế đang đà phát triển. Đời sống được nâng cao, thế hệ trẻ có nhiều cơ hội để tiếp cận với trình độ khoa học, công nghệ thông tin hiện đại. Nhiều năm trở lại đây, Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã cung cấp một lượng lớn thông tin, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cuộc sống, công việc, học tập và giải trí cho con người. Tuy nhiên, tác hại và hệ lụy kéo theo cũng không ít, nhất là một số bạn trẻ hiện nay đang sử dụng mạng xã hội một cách lạm dụng và thiếu hiểu biết. Trong thời đại công nghệ 4.0 đang bùng nổ như hiện nay thì sự cần thiết của mạng xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên là không thể phủ nhận. Có rất nhiều chương trình học trực tuyến hữu ích, kho học liệu vô tận giúp học sinh mở rộng kiến thức trong khi có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Sự tiện dụng của máy tính, điện thoại khi truy cập mạng xã hội cũng giúp ích rất nhiều cho việc trao đổi thông tin giữa nhiều đối tượng cả trong nước và quốc tế. Nhiều học sinh đã được phụ huynh mua điện thoại và máy tính cho con khi mới học lên bậc Trung học cơ sở, thậm chí nhiều em có riêng một máy tính xách tay ngay từ bậc Tiểu học. Có thể nói mạng xã hội hiện nay như là một công cụ đắc lực cho các em học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức của nhân loại, được cọ xát học hỏi giao lưu qua các cuộc thi trực tuyến như : Violympic Toán học, Tiếng anh qua mạng, câu lạc bộ yêu Vật Lý, CLB yêu Hóa... Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, rất nhiều học sinh ở các Tỉnh thành đang học trực tuyến vì vậy các em được trang bị đầy đủ về máy móc cũng như kết nối mạng Internet để phục vụ cho việc học tập của mình. Tiện ích của mạng xã hội là thiết thực, tuy nhiên, mặt trái của nó cũng không ít như: Nghiện game, bạo lực học đường do xích mích trên mạng xã hội, lừa đảo trên mạng, kinh doanh tiền ảo …….mà thực tế thời gian qua có nhiều việc đau lòng đã xảy ra. Đặc biệt với đặc điểm của lứa tuổi học sinh THPT thì việc sử dụng điện thoại khá thoải mái riêng tư mà không chịu sự giám sát của phụ huynh, kèm theo tâm lí tò mò thích khám phá nên các em dễ bị lôi kéo vào những trang mạng không lành mạnh, những trò chơi có tính kích thích hay những chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng. Theo các công văn hướng dẫn của Sở thông tin và truyền thông Nghệ An và Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An về việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin nhằm tuyên truyền các nguy cơ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho người sử dụng mạng internet và được đăng tải trên trang Youtube An toàn không gian mạng. 1
- Xác định được vai trò vị trí của việc tuyên truyền an ninh mạng Internet, từ những sự việc trên thông tin đại chúng, từ những sự việc xảy ra ở trường chúng tôi đang giảng dạy, chúng tôi đã đúc rút những kinh nghiệm của bản thân, những hiểu biết của mình trong quá trình chủ nhiệm và giảng day từ đó chúng tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THPT góp phần ngăn ngừa các tiêu cực và lừa đảo trên mạng xã hội.” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp các em học sinh có kỹ năng sử dụng mạng xã hội một cách thông minh có văn hóa, nắm bắt được một số kĩ năng cơ bản tránh bị lừa đảo khi sử dụng mạng xã hội. - Giúp các em có phong cách sống lành mạnh, làm việc khoa học. 3. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, sách báo. Nghiên cứu các chiêu thức lừa đảo trên mạng xã hội và các giải pháp khắc phục. 2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Xây dựng các phiếu điều tra cho học sinh toàn trường; phỏng vấn học sinh, phụ huynh để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng các giải pháp. 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học: Tuyên truyền thông qua buổi học CNTT đầu năm do nhà trường tổ chức. Triển khai nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau như: Lồng ghép vào nội dung các bài học; sinh hoạt chủ đề; tổ chức các buổi học tập ngoại khóa; thành lập các câu lạc bộ… 4. Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, hành động của học sinh, nhóm học sinh trong trường qua cách sử dụng mạng xã hội. 5. Phương pháp thống kê theo kết quả điều tra: (sử dụng phần mềm Exel để xử lý số liệu). 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Kĩ năng sử dụng mạng xã hội an toàn Khách thể: Học sinh THPT Nghi Lộc 4 và học sinh THPT Hoàng Mai 2. 5. Đóng góp của đề tài - Hệ thống các kĩ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và những hình thức lừa đảo trên mạng xã hội đang diễn ra phổ biến thời gian gần đây. - Đưa ra các biện pháp giúp học sinh nắm bắt được một số kĩ năng cơ bản tránh bị lừa đảo khi sử dụng mạng xã hội. - Đưa ra các biện pháp tích cực tạo ra những hoạt động trải nghiệm bổ ích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của các em học sinh trong nhà trường từ đó giúp các em có cách sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh và văn minh, đúng pháp luật. 2
- 6. Phạm vi của đề tài và thời gian nghiên cứu Phạm vi đề tài: Nghiên cứu tại trường THPT Hoàng Mai 2 và THPT Nghi Lộc 4. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 14/10/2020 đến ngày 16/04/2022. 3
- PHẦN B. NỘI DUNG 1. Cơ sở nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Mạng xã hội là gì ? Mạng xã hội hay gọi đầy đủ hơn là dịch vụ mạng xã hội (SNS – Social Networking Service) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội được gọi là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội được phân chia thành bốn loại: + Các dịch vụ mạng xã hội giao lưu được sử dụng chủ yếu để giao lưu với bạn bè hiện tại. + Mạng xã hội trực tuyến là mạng máy tính phân tán, nơi người dùng giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ Internet. + Dịch vụ mạng xã hội được sử dụng chủ yếu trong việc giao tiếp phi xã hội giữa các cá nhân. + Các dịch vụ mạng xã hội điều hướng được sử dụng chủ yếu để giúp con người dùng tìm thông tin hoặc tài nguyên cụ thể. Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam: + Facebook: là mạng xã hội phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. + Instagram: Đây là ứng dụng dùng để chia sẻ hình ảnh, video miễn phí. Tuy nhiên, video chia sẻ trên Instagram có thời lượng khá ngắn + Zalo: là 1 phần mềm cho cho phép chát, nhắn tin, gọi điện miễn phí, kết nối ổn định, tốc độ truyền tin nhanh. + Youtube: mạng xã hội này phổ biến trong việc chia sẻ, đăng tải các video với thời lượng dài, ngắn khác nhau. Không chỉ dùng đăng tải nội dung, hiện nay mạng xã hội còn là công cụ kinh doanh, kiếm tiền. Nhiều người dùng đã kiếm được “bộn tiền” trên các mạng xã hội này. 1.1.2. Lợi ích của mạng xã hội với học sinh THPT - Phục vụ học tập: Mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Học sinh có thể học trực tuyến hay đào tạo từ xa thông qua mạng Internet. Nó giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian hay có thể dễ dàng trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp. - Kết nối bạn bè: Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và 4
- giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt. - Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. - Giới thiệu bản thân mình với mọi người: Chúng ta có thể giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân. - Kinh doanh: Kinh doanh online không còn xa lạ với mọi người vì vậy mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng. Chúng ta dễ dàng thấy những quảng cáo, livestream... trên khắp các trang mạng xã hội. Rất nhiều học sinh đã và đang tham gia hình thức kinh doanh trực tuyến này. 1.1.3. Những mối nguy hại tiềm ẩn khi sử dụng mạng xã hội đối với học sinh THPT Bên cạnh những lợi ích của mạng xã hội trong thời đại công nghệ số thì việc sử dụng mạng xã hội không kiểm soát, dùng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghiện mạng xã hội rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn cả nghiện rượu bia, thuốc lá. Vì khi nghiện mạng xã hội sẽ khiến cho con người mất dần khả năng giao tiếp, cảm thấy cô đơn, mắc các bệnh về tâm sinh lý như trầm cảm...Một số nguy hại đối với học sinh THPT khi sử dụng mạng xã hội: - Quên mất mục tiêu cá nhân: Việc sử dụng thời gian quá nhiều vào mạng xã hội sẽ làm các bạn quên mất mục tiêu của bản thân mình đã đặt ra. Bạn chìm đắm trong những lời khen của bức ảnh “sống ảo”, những cuôc trò chuyện từ những người bạn xa lạ hay thích trở thành những “anh hùng bàn phím”... thay vì cần phải rèn luyện bản thân, trau dồi kĩ năng sống, trau dồi kiến thức cho mình. - Giảm thị lực: Khi bạn tập trung quá nhiều thời gian vào màn hình điện thoại, mắt của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn và gây ra mỏi mắt, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Nguy hiểm hơn là các bạn thường sử dụng vào đêm khuya khi đã tắt hết đèn điện. - Nguy cơ bị trầm cảm: Khi theo dõi quá nhiều vào các trang mạng xã hội thì bạn dần trở nên tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Khi gặp vấn đề trong cuộc sống bạn thường chia 5
- sẻ chúng trên mạng xã hội mà không tâm sự với người thân, thầy cô, bạn bè... Lâu dần bạn sẽ cảm thấy cuộc sống tiêu cực và bi quan. - Giảm sự tập trung: Thời gian nghỉ ngơi ít làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và không tập trung trong mọi việc, đặc biệt là học tập. Nhiều bạn đến lớp trong tình trạng rất “lơ mơ” do mất ngủ, điều này sẽ làm cho việc học ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó, bạn làm việc gì cũng nôn nao xem có ai đăng gì hay không, bài viết của mình có nhiều like hay không..... sẽ làm bạn mất sự tập trung khi làm các việc khác. - Hiệu ứng “lan tỏa”: Giới trẻ này nay rất mạnh dạn và phóng khoáng trong việc kết bạn, đặc biệt là bạn bè trên mạng xã hội. Điều này sẽ rất có ích khi những thông tin trên mạng xã hội được kiểm duyệt trước khi đăng tải. Nhưng thực tế mạng xã hội là nơi mọi người có thể thoải mái đăng tải, chia sẻ.... vì vậy đó cũng là những “mối nguy hiểm” khi nội dung đăng tải là tiêu cực. Những video, những bài thơ hay những câu nói... có thể tác động tới giới trẻ, thậm chí nó dễ dàng trở thành “hot trend”. - Lừa đảo tình cảm và tiền bạc Nhiều em học sinh nảy sinh tình cảm qua mạng xã hội, thậm chí có thể đặt mối quan hệ yêu đương với một người bạn chưa bao giờ gặp ngoài đời thực. Điều này dễ làm cho các em bị lừa tình cảm và tiền bạc, ảnh hướng rất lớn đến cuộc sống sau này của các em. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều kẻ xấu đã lợi dụng các mạng xã hội để lừa đảo, đưa các thông tin sai sự thật... gây hoang mang dư luận. Vì vậy, khi dùng mạng xã hội người dùng cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin, tránh để sơ hở, lộ thông tin...dẫn đến hậu quả mất tiền, ảnh hưởng uy tín bản thân, vi phạm pháp luật…. 1.1.4. Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn 1.1.4.1. Bảo mật thông tin cá nhân Những thông tin như tên thật, tuổi, trường lớp, địa chỉ nhà, ảnh cá nhân hay các loại mật khẩu là những thông tin cá nhân, cần được bảo mật, không nên chia sẻ những thông tin này trên mạng. Nên bảo mật tài khoản 2 lớp để tránh bị lấy cắp tài khoản phục vụ cho những mục đích xấu. Nên thay đổi mật khẩu thường xuyên và hạn chế đăng nhập vào các thiết bị lạ. 1.1.4.2. Nhận biết các dạng lừa đảo trên mạng xã hội Hiện này có rất nhiều dạng lừa đảo qua mạng. Kẻ xấu có thể tạo một tài khoản ảo, kết bạn và trò chuyện với các đối tượng học sinh để lấy lòng tin sau đó dò hỏi những thông tin cá nhân. Chúng có thể đóng vai một người bạn, muốn 6
- chúng ta cung cấp thông tin để gửi quà. Tuy nhiên các học sinh luôn nhớ nguyên tắc “không chia sẻ thông tin cá nhân”, đặc biệt là chia sẻ trên mạng xã hội để không trở thành nạn nhân của lừa đảo. Bên cạnh đó, các em cũng cần cẩn thận với các trò chơi trúng thưởng, không nên nhấn vào đường link lạ để tránh bị mất tài khoản hay bị đánh cắp thông tin. 1.1.4.3 Ứng xử văn minh trên mạng xã hội Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mạng xã hội là ảo, bạn có làm gì thì cũng không ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Tuy nhiên, mạng cũng là một xã hội thu nhỏ, tất cả những điều các em làm trên mạng đều có thể ảnh hưởng đến bản thân và mọi người.Vì vậy hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, không hùa theo cộng đồng mạng để chửi rủa, miệt thị người khác. Nếu có điều gì buồn bực hay bất đồng quan điểm với bạn bè, người thân, hãy chọn cách nói chuyện trực tiếp để cùng nhau đưa ra cách giải quyết phù hợp. Mạng xã hội là ảo nhưng nỗi đau là thật, đừng để một dòng chữ trong lúc không suy nghĩ làm ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người. 1.1.4.4. Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội Các bạn học sinh nên tự quản lí, giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội của bản thân một cách hợp lí, sử dụng để học tập, để trao đổi với bạn bè, thầy cô hoặc để giải trí sau khi đã hoàn thành những công việc cần thiết. 1.1.4.5. Cần chọn lọc bạn bè trên mạng xã hội Hiện nay có rất nhiều hiện tượng dùng danh nghĩa bạn bè, người thân, người quen để lừa đảo, lợi dụng lòng tin để bán hàng, rủ rê lôi kéo vào những đường dây tiền ảo, kinh doanh đa cấp phi pháp và đối tượng tiềm năng được nhắm đến đa số là học sinh, sinh viên chưa đủ sự khôn ngoan tỉnh táo dễ bị sự cám dỗ của đồng tiền. 1.1.5. Những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua MXH 1.1.5.1. Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng Các đối tượng lừa đảo giới thiệu là người nước ngoài, kết bạn để tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội. Qua một thời gian nói chuyện, cảm thấy đã tạo lòng tin ở đối phương, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn gửi tiền, quà từ người nước ngoài về Việt Nam. Sau đó yêu cầu người bị hại phải nộp tiền đề nhận quà với lý do khác nhau như cước vận chuyển, thuế, phí... vào các tài khoản ngân hàng của đối tượng rồi chiếm đoạt. 1.1.5.2. Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra. 7
- Sau đó, khai thác thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và yêu cầu chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản của bị hại vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với lý do để phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt. 1.1.5.3. Hack tài khoản mạng xã hội rồi nhắn tin nhờ nạp thẻ, mượn tiền Đây là chiêu trò đã quá quen thuộc trong những năm gần đâu, các đối tượng lừa đảo thường lập hoặc chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản người nào đó rồi nhắn tin lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản mượn tiền. 1.1.5.4. Nhắn tin trúng thưởng Kẻ lừa đảo sẽ nhắn tin thông báo trúng thưởng xe máy, điện thoại, đồng hồ hoặc tiền mặt ... có giá trị lớn. Sau đó yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng. 1.1.5.5. Kinh doanh đa cấp qua các sàn giao dịch tiền ảo, sàn ngoại hối hoặc đầu tư đào tiền kĩ thuật số Đây là chiêu trò lừa đảo phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây. Các đối tượng lập ra các website đầu tư tài chính, các ứng dụng có giao diện tương tự đầu tư tài chính quốc tế, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút, lôi kéo nhiều người tham gia. Các sàn tiền ảo, đầu tư tài chính này cam kết người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhưng lại an toàn, có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian. Sau một thời gian, sàn giao dịch thông báo dừng hoạt động để bảo trì hoặc lỗi không truy cập được, khách hàng không đăng nhập để rút tiền trong tài khoản mới biết mình đã bị lừa. 1.1.5.6. Gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng Thủ đoạn thường thấy là gửi tin nhắn SMS giả mạo của ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin thẻ,... khi có được các thông tin này, đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của nạn nhân. 1.1.5.7. Lợi dụng dịch bệnh để gửi link độc hoặc lừa bán thuốc giả Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng lừa đảo gửi thư điện tử và tệp đính kèm hoặc liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình dịch bệnh. Khi mở tệp đính kèm hay nhấp vào liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc, từ đó để lộ thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn dùng thủ đoạn khác là tung tin giả về các sản phẩm không rõ nguồn gốc nhưng lại có khả năng phòng ngừa vi rút Covid- 19 khiến nhiều người cả tin mua hàng. 8
- 1.1.5.8. Chuyển khoản nhầm tiền để lừa đảo ép vay nặng lãi Các đối tượng lừa đảo cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng. Tiếp đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi cắt cổ. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Phân tích các công văn hướng dẫn về an toàn thông tin của Sở Thông tin và truyền thông Nghệ An Theo Công văn số 1517/STT&TT-XB ngày 14/10/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An về việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin với nội dung: “Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ số đang là mũi nhọn phát triển trên nhiều lĩnh vực; đặc biệt, trong thời gian qua bùng phát đại dịch Covid-19 càng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào cuộc sống của toàn xã hội. Tuy nhiên, đi cùng với sự tiện ích của công nghệ số, người dùng đang phải đối phó với nhiều nguy cơ, thách thức, hiểm họa từ không gian mạng, tình trạng lộ lọt chiếm đoạt thông tin, dữ liệu cá nhân, gây nhiều tác hại cho công dân và xã hội. Trước tình hình đó, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với đơn vị liên quan sản xuất 04 tập phim sitcom tuyên truyền các nguy cơ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho người sử dụng mạng internet và được đăng tải trên trang Youtube An toàn không gian mạng. Chi tiết các tập phim được đăng tải trên trang Youtube An toàn không gian mạng, cụ thể như sau: Tập 1: https://www.youtube.com/watch?v=YrucOqyZhuw Tập 2: https://www.youtube.com/watch?v=uPC0U_A0pog Tập 3:https://www.youtube.com/watch?v=9fLYZhRuLQs Tập 4: https://www.youtube.com/watch?v=rcSl_Zq7wCw 1.2.2. Phân tích các công văn hướng dẫn về an toàn thông tin của Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nghệ An “Thực hiện Công văn số 1517/STT&TT-XB ngày 14/10/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An về việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin; Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm ngoại ngữ, tin học, Trung tâm kỹ năng sống và HĐNGCK (gọi tắt các đơn vị) triển khai thực hiện nội dung, cụ thể như sau: 9
- Tổ chức triển khai tuyên truyền 04 tập phim trên Cổng/trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội của đơn vị mình nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin tới mọi đối tượng sử dụng mạng internet. 1.2.3. Thực trạng sử dụng mạng xã hội 1.2.3.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của Việt Nam Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh về công nghệ thông tin, số người sử dụng internet, mạng xã hội lớn và ngày càng tăng. Theo thống kê, đến tháng 1/2020 Việt Nam có số người sử dụng internet lên đến 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân); số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là một trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh, thiếu niên chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020- 2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây đại dịch COVID 19 diễn biến phức tạp thì mạng xã hội trở thành phương tiện không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống của con người. Sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội đã mang lại nhiều tiện ích cho con người. Song, đi kèm với đó, các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là lừa đảo qua mạng cũng ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, gây bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. 1.2.3.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT trường THPT Hoàng Mai 2 và THPT Nghi Lộc 4 Với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như vũ bảo, đây là điều kiện, là cơ hội thuận lợi để thế hệ trẻ tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nhân loại…Bên cạnh những thông tin bổ ích trên mạng giúp cho việc học hỏi, học tập, vui chơi giải trí, nâng cao trí tuệ thì vẫn có những thông tin ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên, học sinh như: văn hoá phẩm đồi truỵ hoặc những trò chơi trực tuyến bạo lực hay những trang mạng thiếu lành mạnh, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tò mò của các em. Thêm vào đó sự thiếu hiểu biết khi sử dụng mạng xã hội đã dẫn đến rất nhiều học sinh bị lừa đảo, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Các em ở độ tuổi THPT thường đã có những khoản tiền riêng để chi tiêu cá nhân nên việc bị dụ dỗ tham gia vào một số trò chơi đầu tư tiền trên mạng cũng dễ xảy ra hơn. Khi bị lừa dễ dẫn tới việc tâm lý hoảng loạn hoặc suy nghĩ đến việc nói dối bố mẹ xin tiền để tiếp tục chơi. Việc làm này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học và việc phát triển tâm sinh lý bình thường của độ tuổi THPT. 10
- 1.2.4. Khảo sát thực tiễn Khảo sát thực hiên trên hơn 352 em học sinh ngẫu nhiên của 2 trường THPT Hoàng Mai 2 và THPT Nghi Lộc 4, kết quả khảo sát như sau: 1.2.4.1. Về thời gian sử dụng mạng xã hội Bảng số liệu về thời gian sử dụng mạng xã hội https://vi.padlet.com/haittt/vg3yle7nuh7s8i78 Phân tích số liệu: Qua bảng số liệu ta nhận thấy thời gian các em học sinh vào mạng từ 4 tiếng/ngày chiếm 39,5%; Từ 3- 4 tiếng/ngày chiếm 35,8% còn dưới 1 tiếng/ngày chỉ có 1,6%, con số này cho ta thấy thời gian các em sử dụng cho mạng xã hội khá nhiều và khả năng các em tiếp cận với những thứ không lành mạnh trên không 11
- gian mạng là rất cao. Điều này cũng dễ giải thích bởi đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp việc học tập phần nhiều qua trực tuyến, vui chơi giao lưu trực tiếp bị hạn chế. 1.2.4.2. Về mục đích sử dụng mạng xã hội Bảng số liệu về mục đích sử dụng mạng xã hội Phân tích số liệu: Qua bảng số liệu ta nhận thấy thời gian các em học sinh vào mạng có đến 36,65% là với mục đích lướt facebook, xem tiktok; có đến 29,26% chơi game và các trò tiêu khiển trên mạng xã hội và chỉ có 31,82% lên mạng để tìm tài liệu học tập. Như vậy khá nhiều học sinh thích lãng phí một lượng thời gian quá lớn cho mạng xã hội vào những việc vô ích. 1.2.4.3.Các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội Cũng qua khảo sát sự hiểu biết của các em về vấn đề lừa đảo trên mạng xã hội các em đã kể ra được một số hình thức mà các em thường mắc phải như: 12
- kinh doanh đa cấp, các app vay tiền, …nhưng hầu hết các em chưa hiểu biết đầy đủ về các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội. Đồng thời qua khảo sát chúng tôi biết được có hầu hết các em đã bắt gặp những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội, nhiều em học sinh mất tiền vì chơi các trò đánh bài đổi tiền trên mạng, chơi tài xỉu, nghiêm trọng hơn nữa là nhiều em bị mất tiền vì các hình thức lừa đảo trên không gian mạng. 13
- Thêm vào đó chúng tôi nhận thấy nhiều em học sinh hiện nay có thể đi làm thêm vào buổi tối và những ngày nghỉ nên các em có một lượng tiền riêng cho mình mà không có sự quản lí của cha mẹ, đi kèm theo là sự thiếu hiểu biết về kĩ năng sử dụng mạng xã hội nên thường bị lôi kéo vào việc đầu tư tiền ảo, đánh tài xỉu, ghi lô đề trên mạng, bán hàng trên các nhóm,....dẫn đến mất tiền, mất các thông tin cá nhân và vi phạm một số luật an ninh mạng. Thậm chí nhiều em còn lôi kéo bạn bè, người thân để cùng tham gia. 2. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 2.1. Đối với nhà trường 2.1.1. Lồng ghép nội dung “Mạng xã hội và những vấn đề liên quan” trong hoạt động tuần sinh hoạt tập thể hằng năm Hoạt động tuần SHTT nằm trong kế hoạch hoạt động NGLL trong năm học. Hoạt động NGLL trong nhà trường do ban hoạt động NGLL phụ trách. Ban hoạt động NGLL do 1 đồng chí trong BGH làm trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi các hoạt động NGLL trong năm học. Trong kế hoạch hoạt động NGLL hàng năm có phần kế hoạch hoạt động của tuần SHTT. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động tuần SHTT như sau: Kế hoạch hoạt động tuần sinh hoạt tập thể năm học 2020-2021 Đối Phân công người Thời gian tượng Nội dung thực hiện HS Toàn - Học tập nội qui; Tuyên truyền và Đoàn trường, GVCN Sáng trường thực hiện các cam kết đầu năm như: Hình thức: Trực tiếp 19/8/2020 Cam kết thi đua, cam kết đầu ra 14
- trong kết qua học tập, cam kết an toàn giao thông… Xây dựng môi trường xanh sạch Sáng Toàn đẹp: Phân chia khu vực vệ sinh công Đoàn trường, GVCN 20/8/2020 trường cộng, chăm sóc các bồn hoa, công Hình thức: Trực tiếp trình thanh niên…. - Khám sức khỏe tổng thể Đoàn trường, GVCN Ngày Toàn trường Y tế 21/8/2020 Hình thức: Trực tiếp - Tìm hiểu nhà trường: Lịch sử nhà Nhóm Lịch sử trường, cơ cấu tổ chức, hệ thống cơ Sáng Toàn sở vật chất 22/8/2020 trường - Học tập qui chế kiểm tra, đánh giá, GVCN xếp loại hạnh kiểm và học lực của Hình thức: Trực tiếp HS bậc trung học Khối 11, - Tổng kết phong trào “Ngày hè vui Đoàn trường 23/8/2020 12 đọc sách” Hình thức: Trực tiếp 23- Khối 11, Hoạt động văn nghệ,thể thao chuẩn Đoàn trường 25/8/2020 12 bị khai giảng, đón HS lớp 10 GVCN - Hướng dẫn khai thác mạng internet Toàn để phục vụ học tập Nhóm Tin học trường - Mạng xã hội và những vấn đề liên Hình thức: Trực tiếp quan 21- - Hình thành và bồi dưỡng thói quen Đoàn trường, GVCN Khối 10 25/8/2020 đọc sách Hình thức: Trực tiếp Nhóm GV cốt cán tham gia tập huấn tại Khối 10 Dạy học: “ Cách học thông minh” Đài THVN Hình thức: Trực tiếp ( Trích kế hoạch hoạt động NGLL- Phần KH tuần sinh hoạt tập thể năm học 2020-2021) 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 280 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn