intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

8
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ý thức cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Qua đó góp phần giúp cho các em có ý thức tự giác bảo vệ môi trường ở mọi nơi, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp Lĩnh vực: Chủ nhiệm Quỳnh Lưu, năm học: 2022 - 2023
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆ Đề tài: Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp Lĩnh vực: Chủ nhiệm Tác giả 1: Hoàng Trung Bằng Tác giả 2: Trần Thị Tuyết Tác giả 3: Hồ Minh Tuấn Quỳnh Lưu, năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 4 4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 5 5. Điểm mới và đóng góp của đề tài ............................................................................. 5 5.1. Điểm mới của đề tài................................................................................................ 5 5.2. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 6 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 6 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tài liệu văn bản ............................ 6 6.2. Phương pháp phân tích hệ thống.......................................................................... 7 6.3. Phương pháp quan sát ........................................................................................... 7 6.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi ............................................................................ 7 6.5. Phương pháp thống kê toán học ........................................................................... 7 6.6. Phương pháp so sánh ............................................................................................. 7 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 8 1.1. Giải thích một số khái niệm................................................................................... 8 1.1.1. Môi trường ........................................................................................................... 8 1.1.2. Vai trò của môi trường đối với con người......................................................... 8 1.1.3. Bảo vệ môi trường ............................................................................................... 9 1.1.4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường ........................................................................... 9 1.1.5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ................................................................... 9 1.2. Mục đích của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ............................................. 10 1.3. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ................. 10 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 11
  4. 2.1. Thực trạng về ý thức BVMT của HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. ...................................................................................................... 11 2.2. Thực trạng về việc giáo dục ý thức BVMT cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. ................................................................... 14 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ...................................................................... 17 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ........................................ 18 2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................................ 18 2.4.2. Khó khăn ........................................................................................................... 19 3. Một số giải pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ............................................................................ 20 3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ đầu năm học ................................................................................................................................. 20 3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 20 3.1.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 20 3.1.3. Nội dung hoạt động chi tiết ............................................................................. 21 3.1.4. Đánh giá hiệu quả............................................................................................. 24 3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hoạt động truyền thông “Vì một hành tinh xanh” .................................................................................................. 25 3.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 25 3.2.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 25 3.2.3. Đánh giá hiệu quả............................................................................................. 28 3.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các phong trào thi đua .................. 28 3.3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 28 3.3.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 29 3.3.3. Đánh giá hiệu qủa............................................................................................. 32 3.4. Tổ chức hội chợ STEM với chủ đề: “Sản xuất xanh - tiêu dùng xanh” ...... 33 3.4.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 33 3.4.2. Cách thức tiến hành ......................................................................................... 33 3.4.3. Đánh giá hiệu quả............................................................................................. 34 3.5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm .. 36 3.5.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 36 3.5.2. Cách thức thực hiện ......................................................................................... 37
  5. 3.5.3. Đánh giá hiệu quả............................................................................................. 38 4. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................... 38 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 38 4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 39 4.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 39 4.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 40 4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................... 40 4.6. Tính cấp thiết và khả thi của đề tài .................................................................. 42 4.6.1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 42 4.6.2. Tính khả thi........................................................................................................ 44 PHẦN 3. KẾT LUẬN ................................................................................................. 47 1. Kết luận .................................................................................................................... 47 2. Kiến nghị .................................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 49 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 50 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH DÙNG LÀM TƯ LIỆU SKKN ..................... 50 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT VÀ TRẮC NGHIỆM ....................................... 56
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CÁC THUẬT NGỮ THPT Trung học phổ thông BVMT Bảo vệ môi trường GVCN Giáo viên chủ nhiệm GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường TNSP Thực nghiệm sư phạm GDMT Giáo dục môi trường STEM Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỷ thuật, Ma thematics - Toán SKKN Sáng kiến kinh nghiệm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐTN Hoạt động trải nghiệm BGH Ban giám hiệu PHHS Phụ huynh học sinh DG&ĐT Giáo dục và đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông HĐNK Hoạt động ngoại khóa SL HS Số lượng học sinh GV Giáo viên HS Học sinh SX Sản xuất
  7. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, môi trường giữ một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, đồng thời có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của con người, là không gian sống lí tưởng của biết bao loại động vật, sinh vật trên trái đất, cũng chính là nơi cung cấp nguồn tài nguyên giàu có và vô cùng cần thiết cho hoạt động sinh sống và phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà việc bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII Đảng ta đã xác định: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững”. Thực hiện Nghị quyết của TW Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT 2022 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 trong đó có đề cập đến việc: “Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh”. Trên cơ sở Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ giáo dục, nhiều nội dung bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Hiện nay, ở các nhà trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động như: Tuyên truyền thông tin về môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường giáo dục “Xanh - Sạch - Đẹp”; tổ chức thành công một số cuộc thi viết, vẽ, văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, cũng như các kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện. Việc giáo dục bảo vệ môi trường chưa được triển khai một cách thống nhất và hiệu quả, từ đó đã dẫn tới ô nhiễm môi trường và đã để lại nhiều hậu quả xấu đối với đời sống của con người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm không vac-xin phòng ngừa, hay sốt xuất huyết - một dịch bệnh đang có xu hướng lây lan nhanh ở các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt là vùng Bãi Ngang. Và chính ngôi trường chúng tôi nói riêng cũng như các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói chung có một thực trạng đáng buồn là học sinh vô tư xả rác khắp nơi, từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong ngăn bàn, bồn hoa, nhà xe… Hơn nữa ở các trường THPT thường có lượng HS tương đối lớn, nhiều lớp, hệ thống cơ sở vật chất trên một diện tích khá rộng mà với ý thức như thế thì lượng rác thải sau mỗi buổi học là khá nhiều, nên mức độ ô nhiễm càng cao. Trang 1
  8. Từ những vấn đề đó, chúng ta cũng có thể thấy được việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng là vấn đề cần thiết, cấp bách. Ở các tiết học của các môn như “Giáo dục công dân”, “Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp”, hay các buổi sinh hoạt dưới cờ... đã có sự lồng ghép rèn luyện và giáo dục cho các em việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường song chưa thường xuyên và do nhận thức của các em còn hạn chế, chủ quan cho nên việc rèn luyện và giáo dục đó chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Chúng tôi thiết nghĩ rằng người giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các em vậy nên vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường, những hậu quả, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với những lí do trên, thiết nghĩ là những người giáo viên chủ nhiệm chúng tôi nhận thấy bản thân cần phải có những giải pháp để giáo dục các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, không những trong nhà trường mà còn ở gia đình và xã hội nên nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp” Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn nhận được sự đóng góp quý giá của ban giám hiệu các trường cùng quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp cũng như sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh và các em học sinh thân yêu! 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh lớp học là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Giữ gìn vệ sinh lớp học luôn là điều được nhiều học sinh, phụ huynh cũng như nhà trường quan tâm. Tuy vệ sinh trường lớp không còn là vấn đề quá mới mẻ, nhưng vẫn còn tồn tại không ít thực trạng, không gian trường học chưa thực sự sạch sẽ và được vệ sinh cẩn thận. Hiện nay rất nhiều trường học chưa đảm bảo môi trường học tập, vui chơi sạch sẽ cho học sinh. Các khu trong và ngoài trường như sảnh, hành lang, sân trường vẫn còn rác thải vương trên sàn. Khu vực sinh hoạt chung như thư viện, phòng thực hành... vẫn còn hiện tượng nước đọng ngoài hành lang, bã kẹo cao su kết lại lâu ngày chưa được làm sạch. Đặc biệt khu nhà vệ sinh là nỗi ám ảnh với học sinh; nhà vệ sinh ở một số trường học vẫn có hiện tượng thiếu nước, luôn ẩm thấp, bẩn và bốc mùi gây cảm giác khó chịu… một phần do sự đầu tư chưa đúng mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có thể nhận thấy là ý thức của người sử dụng là các em HS chưa cao. Trang 2
  9. Chính vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Giáo dục môi trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Hoạt động giáo dục môi trường gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, xây dựng những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Bắt nguồn từ đó mà mục đích nghiên cứu giáo dục môi trường của đề tài chúng tôi thực hiện là nhằm truyền thụ và vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào việc gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ý thức cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Qua đó góp phần giúp cho các em có ý thức tự giác bảo vệ môi trường ở mọi nơi, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho các em. Bên cạnh đó, việc sử dụng các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp một cách có hiệu quả và mang tính lan tỏa cao giúp mỗi cá nhân học sinh nâng cao được ý thức và có những hành động cụ thể đóng góp thêm một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường; các em nhận thức được, thấy được những vấn đề môi trường ở ngay xung quanh đời sống của mình và trên toàn thế giới; nắm bắt được các khái niệm cơ bản về môi trường; hình thành được thái độ và hành vi, giúp các em thấy rằng vấn đề đó liên quan đến mình; tạo cho các em những kỹ năng giải quyết cũng như thuyết phục những người xung quanh chung tay bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp về giáo dục về môi trường cho học sinh THPT là nhằm trang bị cho người học những kiến thức và hiểu biết thiết yếu về khoa học môi trường trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội, văn hóa và kinh tế. Mục đích của cách tiếp cận này là giúp cho người học có thông tin đầy đủ và đưa ra được những quyết định hợp lý về việc ứng xử với môi trường một cách thân thiện, hợp lý và khoa học nhất. Thực nghiệm một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá ở lứa tuổi học sinh THPT. Qua đó nhằm nâng cao ý thức cho các em trong việc bảo vệ môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” ở trường cũng như gia đình hay các nơi công cộng. Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề giáo dục môi Trang 3
  10. trường cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Quán triệt, thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Nhà nước về công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường học. Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh của giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Qua đó giúp giáo viên cũng như học sinh nắm vững những vấn đề quan tâm thực hiện đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành liên quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các em học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trong việc bảo vệ môi trường. Đề xuất một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sáng kiến tập trung làm rõ thực trạng môi trường và các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để giáo dục HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên. Nhóm tác giả đã chọn tên đề tài: “Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm của nhóm tác giả chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng về ô nhiễm môi trường nơi trường học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu; nghiên cứu, khảo sát và thể nghiệm tại một số lớp ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu qua đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại về ý thức bảo vệ môi trường và thực trạng về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm môi trường, thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường và việc giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giáo dục ý thức BVMT cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Bên canh đó, lý thuyết và sự phân tích số liệu cụ thể thông qua khảo sát của đề tài còn là cơ sở dữ liệu để tham mưu cho ban giám hiệu, đoàn trường cũng như giáo viên chủ Trang 4
  11. nhiệm trong công tác giáo dục ý thức BVMT cho học sinh. Đề tài còn đi sâu phân tích những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường ở trường học từ đó sẽ áp dụng những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất. Bên cạnh đó còn nhân rộng mô hình và lan tỏa về ý thức bảo vệ môi trường của HS ở phạm vi lớn hơn. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Việc giáo dục bảo vệ môi trường không những cho hôm nay, cho ngày mai mà còn nhằm xây dựng một trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn” cho HS và một xã hội trong lành. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường. Có ý thức làm gương trước HS, kiên trì rèn luyện những nề nếp, thói quen tốt cho HS trong việc bảo vệ môi trường, giáo dục cho HS biết yêu quí, gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm còn phải là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường để các em biết được hiệu quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp là nhằm hình thành cho HS những kỹ năng thói quen tốt như; Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ học tập ngăn nắp gọn gàng, biết phân loại rác, bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, biết tái tạo những sản phẩm đã qua sử dụng...Giúp cho HS yêu thích, gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, có phản ứng đối với các hành vi ảnh hưởng xấu đến môi trường như vứt rác, dẫm đạp lên cỏ cây, hoa lá, khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng... Bên cạnh đó còn giúp HS tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường ở lớp học, gia đình, nơi ở như: Tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa ở gia đình, trường học, lớp học... với những công việc phù hợp với lứa tuổi. Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường như: Vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, giẫm lên cỏ, bắn giết động vật, làm ồn... Biết tiết kiệm trong sinh hoạt (Tiết kiệm điện, nước cho nhà trường và những nơi công cộng...) 5. Điểm mới và đóng góp của đề tài 5.1. Điểm mới của đề tài Học sinh được GV hướng dẫn, thực hành phân loại rác hàng ngày ngay tại lớp học, trường học, từ đó các em được rèn luyện thói quen thường xuyên, hình Trang 5
  12. thành kỹ năng phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định. Học sinh nhận thấy được tác dụng của từng loại rác thải và có cách xử lý mang lại hiệu quả, từ đó các em nhận thấy rác là 1 nguồn nguyên liệu có ích như ống lon, chai nhựa, giấy vụn gom bán để lấy tiền giúp đỡ các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, hoặc có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải để tạo ra các dụng cụ trang trí lớp học, các sản phẩm có ích phục vụ cho học tập. Thông qua hoạt động trải nghiệm “STEM” học sinh tạo ra được các sản phẩm và tiêu dùng, những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, thân thiện với môi trường. Nếu đề tài này được lan tỏa, thực hiện đồng loạt ở các trường học chúng tôi tin rằng sẽ tạo nên những ngôi trường xanh - sạch - đẹp, từ đó tạo nên một đất nước xanh - sạch - đẹp. Đề tài góp phần đào tạo nên những con người luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ môi trường tốt, góp phần tạo nên một xã hội văn minh, một môi trường tự nhiên luôn được giữ gìn và bảo vệ đúng cách. 5.2. Đóng góp của đề tài Đề tài về “Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp” là nhằm hệ thống và mở rộng lý luận về học tập dựa vào hoạt động trải nghiệm, giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học ở trường THPT, giáo dục môi trường thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Đề xuất nguyên tắc, xác định nội dung và quy trình giáo dục môi trường thông qua công tác chủ nhiệm lớp dựa vào kế hoạch chủ nhiệm và các hoạt động thi đua cũng như những hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Mô tả thực trạng giáo dục môi trường, GDMT dựa vào trải nghiệm của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm để đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, quan điểm và quá trình thực hiện GDMT của giáo viên cũng như ý thức và cách tiếp cận của học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh lưu. Xác định được các điều kiện để thực hiện, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và minh họa một số kế hoạch GDMT thông qua công tác chủ nhiệm để chứng minh được tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả khi áp dụng các giải pháp. Bên cạnh đó, đề tài này với mong muốn được chia sẻ tới các đồng nghiệp một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các giờ dạy kiến thức, các giờ sinh hoạt 15 phút, các giờ sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa... góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng và từ đó mở rộng cho các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Nghệ an nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tài liệu văn bản Trang 6
  13. Nghiên cứu lý thuyết các vấn đề có liên quan đến GDMT, học tập dựa vào các hoạt động trải nghiệm, hồi cứu tài liệu, tài liệu có liên quan đến GDMT. Phân tích tổng hợp hệ thống các tài liệu có sẵn từ nguồn tài liệu chính thức từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây, các sách chuyên luận ... 6.2. Phương pháp phân tích hệ thống Khi nghiên cứu vấn đề GDMT nói chung, các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho HS nói riêng cần nghiên cứu nó trong hệ thống mục tiêu giáo dục, chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn học, khả năng tiếp thu kiến thức, thể hiện thái độ, hành vi của HS đối với môi trường. 6.3. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. 6.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi Khảo sát thực trạng bằng bảng hỏi, khảo sát trên Google Forms đối với học sinh của một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trong khuôn khổ đề tài của sáng kiến không thể khảo sát tất cả số lượng HS mà khảo sát có chọn lọc hoặc bất kỳ ngẫu nhiên. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng. 6.6. Phương pháp so sánh So sánh kết quả khảo sát thực nghiệm với kết quả khảo sát thực trạng về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của HS từ đó đưa ra các giải pháp GD thích hợp. Trang 7
  14. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Giải thích một số khái niệm 1.1.1. Môi trường Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Theo Luật BVMT năm 2005 số 52/2005/QH11). Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố như: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Trong các yếu tố đó không khí, đất nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên... là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí con người), khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử...là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí con người). Không khí, đất, nước, khu dân cư...mlà các yếu tố cơ bản duy trì sự sống con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh...có tác dụng làm cho cuộc sống con người thêm phong phú và sinh động. 1.1.2. Vai trò của môi trường đối với con người Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ: Thứ nhất: Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người như không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió...là nguồn cung cấp điện năng, sự sống trực tiếp cho con người...Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. không có môi trường sẽ không có sự sống của con người. Thứ hai: Môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. Bởi vì trong quá trình sinh sống, con người gần như đào thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của các vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho con người. Thứ ba: Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người. Ví dụ như: Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa của các chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. Bên cạnh đó còn cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người và các sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, lũ lụt...Cung cấp và lưu trữ Trang 8
  15. cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác. Thứ tư: Bảo vệ con người và sinh vật khỏi các tác động từ bên ngoài. Trong môi trường các thành phần có vai trò bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng OZon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. 1.1.3. Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. 1.1.4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường Theo quy định tại Điều 4 Luật BVMT năm 2020 thì các nguyên tắc BVMT bao gồm: Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. BVMT là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động BVMT phải gắn với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động trên cơ sở của sự phát triển. Việc BVMT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan, tổ chức cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động BVMT; khắc phục cố về môi trường và phải chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 1.1.5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Giáo dục ý thức BVMT là những hoạt động để tác động vào người khác để họ có ý thức giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên. Giáo dục ý thức BVMT còn là một phương pháp luận trong đó mọi người làm quen với môi trường xung quanh và đảm bảo học tập, khả năng, giá trị, kinh nghiệm và niềm đam mê, tất cả sẽ cho phép họ hành động riêng lẻ và tổng hợp để chăm lo cho hiện tại và tương lai vấn đề môi trường. Nó còn là nghiên cứu về các mối quan hệ và tương tác giữa các hệ thống tự nhiên và con người. Trang 9
  16. Như vậy, giáo dục ý thức BVMT được cung cấp để mọi người có thể hiểu biết hơn về thế giới xung quanh và biết cách chăm sóc nó đúng cách để thế giới trở nên tốt đẹp hơn, là một quá trình cho phép các cá nhân khám phá các vấn đề môi trường, tham gia giải quyết vấn đề và thực hiện các hành động để cải thiện môi trường. Kết quả là, các cá nhân phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề môi trường và có kỹ năng để đưa ra các quyết định sáng suốt, hiệu quả và có trách nhiệm đối với môi trường. 1.2. Mục đích của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Giáo dục về môi trường nhằm trang bị cho người học những kiến thức và hiểu biết thiết yếu về khoa học môi trường trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội, văn hóa và kinh tế. Mục đích của cách tiếp cận này là giúp cho người học có thông tin đầy đủ và đưa ra được những quyết định hợp lý về cách ứng xử với môi trường. Đây là một quá trình mà các cá nhân có được thông tin về môi trường và có được kiến thức, kỹ năng, giá trị, kinh nghiệm và sự quyết tâm có thể giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường khác nhau. Giáo dục ý thức BVMT được xem như là một môn học tổng thể, và sự phát triển của học sinh có thể được đảm bảo tốt nhất nếu có đủ phạm vi để các em áp dụng các nguyên tắc đã học vào thực tế cuộc sống. Vì môi trường không ngừng phát triển theo từng ngày hoặc từng năm, nên giáo dục môi trường cũng phải cải thiện và phát triển để theo kịp tốc độ và cuối cùng có thể giúp môi trường tốt đẹp hơn, thân thiện hơn với con người. Từ vấn đề này chúng ta có thể khẳng định, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ giúp HS xem xét mọi tình huống mà các em có thể gặp phải trong cuộc sống và nó sẽ giúp các em đưa ra quyết định có lợi cho môi trường. Với kiến thức nền tảng về giáo dục môi trường, các em sẽ đặt môi trường lên hàng đầu, vì vậy bất cứ kế hoạch nào HS thực hiện, các em sẽ có thể điều chỉnh nó sao cho thân thiện với môi trường và hiểu biết hơn. 1.3. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trái đất đang nóng lên từng ngày với sự biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ cũng như tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng. Do đó, việc bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người. Chính bởi vậy việc giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho HS đang rất cấp thiết với những lý do như sau: Thứ nhất hình thành nhận thức bảo vệ môi trường: Một trong những nguyên nhân chính khiến môi trường bị ô nhiễm là do con người thiếu hiểu biết, thiếu ý thức. Vì vậy để nâng cao nhận thức của con người về môi trường thì việc giáo dục cho HS là vô cùng cần thiết và cấp bách. Giáo dục môi trường cho HS sẽ giúp các em dễ dàng hình thành nề nếp thói quen, có nhận thức bảo vệ môi trường sống và hình thành nhân cách con người. Học sinh được Trang 10
  17. xem như là tương lai của đất nước do đó khi các em đã học cách sử dụng tài nguyên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tạo nề nếp và lối sống có ý thức giúp bảo vệ môi trường. Thứ hai hiểu biết về môi trường tự nhiên, cuộc sống: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về môi trường sống, những thứ bao quanh con người và cách bảo vệ các nhân tố đó bền vững. Khi đã hiểu về bản chất của sự vật, sự việc thì các em sẽ có ý thức để bảo vệ. Ví dụ: Việc vứt rác đúng quy định sẽ góp phần cho môi trường xanh - sạch - đẹp, sẽ là nền tảng để các em hiểu được ý nghĩa của việc vứt rác đúng nơi và lan tỏa thông điệp đến mọi người. Hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong tất cả các bậc học. Điều này cho thấy việc bảo vệ môi trường đã trở nên cấp bách và HS là người giữ một vai trò nhất định đối với công tác này. Thông qua giáo dục ý thức bảo vệ môi trường các em không chỉ có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình mà còn ở gia đình hay những nơi công cộng khác. Bên cạnh đó, các em còn có thể trở thành những tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là rất cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thực hiện mọi biện pháp, việc làm, cách làm nhằm mục đích là làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Hạn chế chất thải có hại cho con người và môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, đến môi trường sinh hoạt và đây cũng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về ý thức BVMT của HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Như chúng ta đã biết, vấn đề rác thải là vấn đề nan giải của toàn xã hội, trong đó có khu vực trường học, nơi tập trung rất đông HS - những người được xem là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta hiện nay. Trong môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" vẫn tồn tại nhưng lại bị mọi người bỏ quên, và chính HS, những người được xem là chủ nhân tương lai của đất nước cũng thể hiện ra ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong lớp học. Tại các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu cũng vậy, môi trường học đường vẫn còn tình trạng ô nhiễm về rác thải. Thế nhưng, các em học sinh lại dửng dưng làm ngơ, quên đi và thậm chí là không hay biết. Kể cả khi được nhắc nhở thì vẫn có thái độ thờ ơ xem như không phải việc của mình. Ý thức của các em thể hiện rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nơi các em đang học. Trang 11
  18. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số học sinh hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó, không ai biết, không bị phạt thì cũng không sao...”. Cũng đâu có khó khăn gì, chỉ là những cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, giấy nháp, túi ni-lon, khẩu trang y tế... Tuy nhiên, do sự thiếu ý thức của một bộ phận các em học sinh mà làm mất cảnh quan môi trường nơi trường học, lớp học, làm cho đời sống học tập của rất nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để nắm bắt một cách chính xác thực trạng về ý thức BVMT của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với 300 em HS. (Trong đó: Trường Quỳnh Lưu 1 có 64 học sinh; trường Quỳnh Lưu 2 có 109 học sinh; trường Quỳnh Lưu 3 có 127 học sinh). Kết quả khảo sát trên Google Forms với nguồn dẫn và thu được các kết quả như sau: Câu Nội dung Số lượng Tỉ lệ % 1 Đã bao giờ em được giáo dục ý thức bảo vệ môi 300 100 trường chưa? a. Thường xuyên 157 52.3 b. Thỉnh thoảng 137 45.7 c. Chưa bao giờ 6 2 2 Trong các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi 300 100 trường, em thích nhất là a. hoạt động truyền thông 94 31.3 b. phong trào thi đua 72 24 c. hội chợ STEM 69 23 d. hoạt động trải nghiệm 65 21.7 Trang 12
  19. 3 Các em có muốn được thầy (cô) giáo dục ý thức 300 100 bảo vệ môi trường không? a. Mong muốn 188 62.7 b. Tuỳ giáo viên 99 33 c. Không mong muốn 13 4.3 4 Thái độ của em khi được thầy (cô) giáo dục ý 300 100 thức bảo vệ môi trường? a. Rất thích 149 49.7 b. Thích 94 31.3 c. Bình thường 47 15.7 d. Không thích 10 3.3 5 Những khó khăn các em thường gặp trong quá 300 100 trình thực hiện các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường? a. Không có thời gian 186 62 b. Không đủ năng lực 64 21.3 c. Không có người hướng dẫn 50 16.7 6 Nguyên nhân nào tác động đến việc thực hiện các 300 100 biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của các em gặp khó khăn? a. Vật chất. 109 36.3 b. Mất thời gian. 107 25.7 c. Năng lực học sinh. 53 17.7 d. các yếu tố khác. 31 10.3 Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng về ý thức BVMT của HS Nhìn vào bảng 1 có thể thấy phần lớn học sinh đã được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay ở trường THPT, kết quả khảo sát cho thấy: Thường xuyên 45.7%, thỉnh thoảng 52.3%. Giáo viên đã sử dụng nhiều biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường như hoạt động truyền thông 31.3%; qua các phong trào thi đua 24%; tổ chức hội chợ STEM 23%; hoạt động trải nghiệm 21.7%. Số lượng học sinh mong muốn được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chiếm 63.5%; tuỳ giáo Trang 13
  20. viên 33.4%; còn lại 3% học sinh không mong muốn. Khi được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thái độ của học sinh có sự khác nhau: 49.7% học sinh thích; 31,3% rất thích; 15.7% bình thường; còn lại 3.3% không thích. Mặc dù học sinh thích và rất thích được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ cao, nhưng do hạn chế về mặt thời gian nên ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Thực tế trên cho thấy, giáo viên cần phải tìm ra các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách thích hợp và hiệu quả nhất. 2.2. Thực trạng về việc giáo dục ý thức BVMT cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến BVMT, gắn BVMT với sự phát triển bền vững của đất nước và coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, giáo dục BVMT cho HS là một nhiệm vụ cấp thiết đối với nhà trường phổ thông nhằm hình thành ý thức BVMT cho thế hệ trẻ. Huyện Quỳnh Lưu chúng tôi là một huyện bán sơn địa, cũng có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay môi trường cũng bị ô nhiễm, đặc biệt là nơi trường học. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của HS và công tác giáo dục ý thức BVMT còn một số bất cập, chưa thống nhất, chưa đồng bộ. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của giáo dục BVMT cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. SKKN của nhóm chúng tôi sẽ phân tích kết quả khảo sát về thực trạng GD ý thức BVMT cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức BVMT cho HS. Chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với 50 giáo viên ở 3 trường trên địa bàn Quỳnh Lưu. Kết quả khảo sát trên Google Forms với nguồn dẫn thu được các kết quả như sau: Trang 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2