intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

59
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018" với mục tiêu gắn kết, đối chiếu lí luận giáo dục với thực tiễn giảng dạy để ứng dụng trong giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử. Từ đó định hướng chỉ đạo hoạt động giáo dục, giảng dạy một cách hiệu quả. Đề xuất một số giải pháp, kinh nghiệm trong công tác quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Chuyên môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  1. SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HÀ TĨNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Môn Lịch sử Mã số 09 Hà Tĩnh, tháng 12 năm 2022 1
  2. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 3 I. Bối cảnh chọn đề tài .............................................................................................3 II.Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 III. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................4 IV. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................5 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ...................................................................5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................................5 I. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………….5 II. Thực trạng của đề tài ..........................................................................................6 III. Một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 1. Đổi mới sinh hoạt TCM.......................................................................................7 2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học ........................................................9 3.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…………………….12 4.Khai thác hiệu quả các nguồn học liệu ………………………………………..13 5.Chú trọng “dạy thực hành lịch sử”…………………………………………….15 6. Chú trọng rèn luyện cho HS tính tích cực, chủ động; phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu……………………………………………………………………………17 IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến ....................................................................18 1. Mục tiêu nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................................18 2. Tổ chức tiến hành thực nghiệm ........................................................................18 3. Kết quả thực nghiệm.........................................................................................18 V. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến ....................................................21 VI. Ý nghĩa của sáng kiến ....................................................................................21 C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................21 1. Những bài học kinh nghiệm ..............................................................................21 2. Kiến nghị ...........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................23 PHỤ LỤC .............................................................................................................24 2
  3. A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Bối cảnh chọn đề tài Năm học 2022-2023 Bộ Giáo dục thực hiện lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với bậc THPT mà cụ thể là lớp 10. Điểm hoàn toàn mới trong chương trình là lần đầu tiên, ngành giáo dục đưa ra được mô hình “sản phẩm” tương lai của mình đó là phát triển phẩm chất năng lực người học với 5 phẩm chất chủ yếu gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; 10 năng lực cốt lõi, có 3 năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Có 7 năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh (HS). Thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhiều trường đã nhanh chóng chuyển biến tiệm cận dần với phương pháp dạy học năng lực để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thống 2018. Giáo viên (GV) đã thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực theo công văn 5512, đó là một bước đi kịp thời và đúng đắn. Cách tổ chức dạy học của GV theo hướng tích cực hiện đại là yếu tố tiên quyết để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử và phát huy hết vai trò và vị thế quan trọng của môn học trong sự nghiệp đào tạo con người mới XHCN trong thời đại 4.0 (tích cực, chủ động và yêu nước, yêu chế độ XHCN). Đồng thời khắc phục chất lượng điểm thi tốt nghiệp THPT và xây dựng tình yêu của HS với bộ môn Lịch sử. II.Lý do chọn đề tài Nhân tố quan trọng nhất để thực hiện Chương trình giáo dục 2018 nói chung và chương trình bộ môn Lịch sử nói riêng đó chính là chất lượng đội ngũ nhà giáo. Để phát triển các phẩm chất năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình và bộ môn đòi hỏi người GV phải có một tư duy, phương pháp mới đổi mới thực sự, đa dạng hóa các hình thức tổ chức 3
  4. dạy học, đảm bảo phát triển đầy đủ các phẩm chất và năng lực cho HS. GV phải chuyển từ dạy kiến thức thuần túy sang dạy cách tiếp cận kiến thức, cách khai thác, sử dụng và cách đưa kiến thức gắn với thực tiễn. GV là người tổ chức các hoạt động giáo dục, HS chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức để phát triển phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên đối với bộ môn Lịch sử ở các trường THPT còn có nhiều khó khăn vướng mắc từ khâu xây dựng phân phối chương trình đến việc xây dựng kế hoạch bài học, tổ chức dạy học, đội ngũ GV chưa thực sự đảm bảo cả về số lượng.… Đa số HS chưa thực sự chủ động, tích cực trọng học tập. Qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, thể nghiệm các phương pháp, giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình; cũng như mong muốn sẽ chia kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp những biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông nhất là đối với lớp 10 đang thực hiện Chương trình GDPT 2018. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018” làm đề tài nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này tôi xin phép trình bày những ý kiến kinh nghiệm cá nhân ở cương vị một người làm công tác quản lí chuyên môn và cương vị của một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử 10. Đề tài đã có quá trình nghiên cứu triển khai thực nghiệm tại đơn vị và đạt kết quả tốt. Đề tài cũng được các đồng nghiệp và tổ bộ môn đánh giá cao về tính thời sự, tính thực tiễn và hiệu quả. Các giải pháp đã được các đồng chí GV trong tổ bộ môn triển khai vận dụng. III.Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi: môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Đối tượng: Xuất phát từ thực tiễn của công tác giảng dạy, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hoạt động của tổ chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy của GV. Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó đưa ra ý kiến đề xuất với các cấp quản lý giáo dục về các chủ trương, biện pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 4
  5. IV.Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục đích sau: - Gắn kết, đối chiếu lí luận giáo dục với thực tiễn giảng dạy để ứng dụng trong giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử. Từ đó định hướng chỉ đạo hoạt động giáo dục, giảng dạy một cách hiệu quả. - Đề xuất một số giải pháp, kinh nghiệm trong công tác quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ Chuyên môn (TCM). - Đề xuất ý kiến về phương pháp giảng dạy để phát triển phẩm chất, năng lực HS một cách toàn diện. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm của bản thân tôi qua thực tiễn giảng dạy. Đóng góp của đề tài là chỉ ra những điểm mới, khác của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử; những khó khăn vướng mắc của GV khi thực hiện chương trình…Từ đó đề tài cung cấp các phương pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể đó là giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt TCM đặc biệt là sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH); đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực HS; ứng dụng công nghệ thông tin; phương pháp khai thác các dạng học liệu trong các bộ sách Lịch sử lớp 10; phương pháp tổ chức các tiết dạy thực hành Lịch sử…Nội dung nghiên cứu của đề tài là một vấn đề hoàn toàn mới, đến thời điểm hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, 5
  6. năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời...Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” Trên tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngành Giáo dục – Đào tạo đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện từ nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá…Ngày 26/12/20218 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp HS nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại...; góp phần định hướng cho HS lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,... Để đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT nói chung và chương trình bộ môn Lịch sử nói riêng, mỗi GV cần phải xem việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một việc làm thường xuyên, được cụ thể ngay trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. II.Thực trạng của đề tài Năm học 2022-2023 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện ở lớp 10 THPT. Các bộ sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10 nói chung có nhiều ưu điểm nổi 6
  7. bật: Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các mạch chủ đề, bài học thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học; Cấu trúc bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần mục tiêu, các nội dung kiến thức, luyện tập, vận dụng...Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có tính mở, kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đặc biệt kênh hình giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, thúc đẩy HS học tập tích cực. Dạy học Lịch sử theo chương trình mới được nhà trường triển khai theo đúng tinh thần Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT. GV Lịch sử tham gia các lớp tập huấn về sách giáo khoa; thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục và kế hoạch bài dạy. Thầy cô cũng chủ động hoàn thành các kế hoạch cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đã được ban giám hiệu phê duyệt.Trong quá trình triển khai thực hiện nhiều GV và HS nắm bắt, thích ứng rất nhanh. Bên cạnh đó cũng có nhiều GV và HS còn gặp những khó khăn vướng mắc như việc đổi mới phương pháp dạy và học đáp ứng mục tiêu của chương trình, việc khai thác các học liệu trong bộ sách, đặc biệt là kênh hình nhiều khi chưa được chú trọng hoặc chưa đầy đủ, chưa khai thác hiệu quả các nguồn học liệu theo yêu cầu của chương trình. Đặc biệt là việc tổ chức dạy các tiết thực hành không có nội dung cụ thể trong bộ sách, sách GV không có phần hướng dẫn, kế hoạch dạy học môn học chỉ định hướng chủ đề và mục tiêu…Vì vậy nhiều GV gặp khó khăn trong việc tổ chức các tiết dạy thực hành. Đa số GV việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế… Trên cơ sở quá trình nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn và quá trình triển khai thực hiện, thực trạng ở các nhà trường THPT, tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. III. Một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.Đổi mới sinh hoạt Tổ Chuyên môn Nguồn lực con người, chất lượng đội ngũ là nhân tố quyết định sự thành công của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong các nhà trường TCM là nơi trực tiếp triển khai và thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường, là nơi quản lí trực tiếp đội 7
  8. ngũ giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn là trụ cột chính để làm thay đổi chất lượng dạy học. Trong những năm qua sinh hoạt TCM đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên hoạt động của các TCM trong nhà trường chủ yếu còn nặng về hành chính, về công tác quản lí mà chưa tập trung nhiều vào việc phát huy trí tuệ tập thể để nâng cao chất lượng dạy học. Để thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 TCM cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau: Thứ nhất: TCM cần tập trung nghiên cứu kỹ chương trình và bộ sách giáo khoa nhà trường đã lựa chọn (Cánh diều/Kết nối và tri thức…), phải tập trung cao độ, phát huy trí tuệ tập thể, tham khảo, học hỏi từ các đơn vị bạn để xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn và các học liệu dạy học khoa học, có chất lượng. Thứ hai TCM cần phải tổ chức thực hiện tốt việc SHCM theo hướng NCBH: từ khâu chọn bài khó, đến góp ý xây dựng kế hoạch dạy học, dạy thể nghiệm, góp ý rút kinh nghiệm và áp dụng trong tổ chuyên môn. Từ đầu năm học 2022-2023 đến nay tổ chuyên môn Lịch sử do tôi phụ trách đã tổ chức 5 tiết NCBH. Từ đó có tác dụng rất lớn trong việc tháo gỡ khó khăn của các đội ngũ GV trong việc thực hiện chương trình. Thứ ba TCM cần tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của GV, tổ chức các cuộc thi như thiết kế bài giảng, SHCM liên trường để trao đổi kinh nghiệm… Trong đó hoạt động có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là SHCM theo hướng NCBH. SHCM theo hướng NCBH là hoạt động SHCM mà ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc tổ chức dạy học của GV và hoạt động học tập của HS. SHCM dựa trên NCBH là tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ; rèn luyện một số kỹ năng cho GV. SHCM theo hướng NCBH có nhiều điểm khác biệt so với sinh hoạt chuyên môn truyền thống, được tiến hành qua 4 bước như sau: Bước 1: Chọn bài và xây dựng kế hoạch bài học 8
  9. Trên cơ sở nội dung chương trình sách giáo khoa TCM tổ chức họp quyết định lựa chọn bài để tập trung nghiên cứu, thảo luận. Những bài được lựa chọn phải là những bài dạy có nội dung khó hoặc mới, có nhiều tranh luận trái chiều, có vấn đề khó khăn cần tập trung trí tuệ tập thể để tháo gỡ. Sau khi thống nhất lựa chọn nội dung bài học TCM tổ chức, thảo luận lấy ý kiến từ các đồng chí GV trong tổ chuyên môn để cùng nhau trao đổi, thiết kế, xây dựng kế hoạch bài học và cử GV dạy thể nghiệm. Bước 2: Tổ chức dạy thể nghiệm Trên cơ sở ý kiến của TCM, GV được cử dạy thể nghiệm hoàn thiện việc thiết kế kế hoạch bài học và tiến hành dạy thể nghiệm. Các GV trong tổ dự giờ, trong quá người dự giờ tập trung quan sát việc triển khai các phương pháp dạy học, tổ chức cho học sinh hoạt động, chuyển giao nhiệm vụ, khả năng phát hiện và hỗ trợ HS tháo gỡ khó khăn; mức độ chủ động, tích cực, hợp tác, tâm lí… của học sinh. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của kế hoạch bài học. Bước 3. Thảo luận về giờ học Khác với việc đánh giá các giờ thao giảng thông thường tập trung đánh giá việc khai thác các mức độ kiến thức, mức độ hoàn thành kế hoạch bài học, đánh giá xếp loại giờ dạy…Việc thảo luận tiết nghiên cứu bài học tập trung vào các vấn đề: - Việc GV chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện và hỗ trợ HS tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập; mức độ phù hợp và hiệu quả của các hình thức tổ chức dạy học… - Hoạt động của HS: mức độ sẵn sàng, tích cực, hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ, mức độ tương tác giữa HS với nhau... Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào quá trình dạy học Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các GV chủ động, sáng tạo áp dụng vào quá trình dạy học của bản thân. 2.Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học là giải pháp quan trọng để phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực của HS. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử việc đa dạng các 9
  10. hình thức tổ chức hoạt động trong dạy học làm cho giờ học sinh động, sôi nổi, không nhàm chán, các đối tượng HS có điều kiện tham gia phát huy sở trường và năng lực của mình. Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy GV cần phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể GV cần sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động chủ yếu sau đây: - Hoạt động toàn lớp: Hình thức hoạt động này phù hợp với số đông HS, nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hoà. Hoạt động chung cả lớp thường được vận dụng trong hoạt động mở đầu/ khởi động; nghe GV hướng dẫn chung; nghe GV nhắc nhở, chốt kiến thức; tổng kết, rút kinh nghiệm; HS luyện tập trình bày miệng trước tập thể lớp… - Hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm: Đây là một hình thức dạy và học tích cực thông qua trao đổi, chất vấn, đối thoại giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh,... HS có thể làm việc theo cặp đôi hoặc theo nhóm. Tuy nhiên nhìn chung việc tổ chức hoạt động nhóm của GV có nhiều hạn chế như, hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, tập trung vào một số đối tượng HS có lực học tốt, các đối thượng HS yếu, kém, trung bình bị bỏ rơi, không nắm được vấn đề gì; hiệu quả hoạt động nhóm chưa cao…Để khắc phục tình trạng này GV nên giao cho các nhóm cùng một nhiệm vụ học tập, đảm bảo các đối tượng HS đều có thể tham gia, có sự tương tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình HS hoạt động GV cần bám sát, nhắc nhở, động viên HS tích cực tham gia, phát hiện và hỗ trợ các nhóm tháo gỡ khó khăn... Có thể giao cho các nhóm lập bảng hệ thống kiến thức theo mẫu phiếu học tập, lập sơ đồ tư duy về một nội dung kiến thức, thảo luận về một bài tập ở các mức độ 3 và 4… Ví dụ khi dạy bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại - Lịch sử 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, GV chia lớp thành 4 nhóm với nhiệm vụ học tập là lập sơ đồ tư duy về các thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại. Sản phẩm thực nghiệm hoạt động nhóm tại địa chỉ https://padlet.com/hnga98854/2as3ets7lqolmzq1 10
  11. - Hoạt động cá nhân: Hình thức hoạt động này yêu cầu HS thực hiện các bài tập, nhiệm vụ một cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của HS. Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập, nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. - Tổ chức cho HS thuyết trình: Tổ chức cho HS thuyết trình là phương pháp rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động, khả năng tự học, tư duy ngôn ngữ, bản lĩnh tự tin, sáng tạo... Để tổ chức cho HS thuyết trình một cách chất lượng và hiệu quả, trong quá trình xây dựng kế hoạch bài học GV cần xác định chủ đề thuyết trình, giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước. Trong giờ lên lớp, GV tổ chức cho HS thuyết trình sản phẩm và tương tác với các HS khác bằng các câu hỏi chất vấn. Cuối cùng GV thống nhất nội dung kiến thức trọng tâm, cốt lõi. Ví dụ khi dạy bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông (Lịch sử 10- Bộ sách Cánh Diều), GV tổ chức cho HS thuyết trình về Nho giáo, Phật giáo; hướng dẫn HS tương tác, phân tích tích cực, hạn chế, ảnh hưởng đối với Việt Nam… - Đóng vai: Để bài học sinh động, hấp dẫn, tạo biểu tượng lịch sử, phát triển đầy đủ các phẩm chất và năng lực HS, GV có thể tổ chức cho học sinh đóng vai các nhân vật lịch sử, các nhà khoa học…Ví dụ khi dạy bài 7 bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống và bài 8 bộ sách Cánh Diều GV tổ chức cho học sinh đóng vai các nhà phát minh Gioon Cay, Giêm ha gri vơ, R.Acrai, Giêm Oát, Et mơn Cac rai trình bày về các phát minh của họ… - Tranh biện lịch sử: Phương pháp tranh biện có vai trò lớn trong việc phát huy năng lực nhận thức, tư duy độc lập của HS, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Đồng thời dạy học lịch sử mà sử dụng phương pháp tranh biện cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, rèn luyện cho các em nhìn nhận các nội dung lịch sử dưới góc độ nhiều chiều, có tư duy phản biện và năng lực giải quyết vấn đề. - Vẽ tranh: Để tạo biểu tượng lịch sử, phát triển các năng lực hội họa, thẩm mỹ cho HS, GV cho HS vẽ các nhân vật lịch sử, các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật…GV có thể hướng dẫn HS chuẩn bị trước và đến giờ học các em trưng bày dưới hình thức một cuộc triển lãm, đấu giá bức tranh, trang trí phòng học, thuyết trình sản phẩm… GV tổ chức cho các HS khác tương tác nhận xét, đánh giá về sản phẩm. Sản phẩm thực nghiệm tại lớp 11
  12. 10A3 trường THPT X: Tranh Bia Nam mơ, Kim tự tháp, Nắp quan tài của Pharaon Tutankhamun. Địa chỉ sản phẩm https://padlet.com/hnga98854/8td09s04tp14p99m - Dạy học trải nghiệm: Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa, lịch sử trong dạy học đặc biệt là các di sản trên địa bàn. Ví dụ khi dạy tiết thực hành chủ đề 2 trong các bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ sách Cánh Diều GV có thể cho HS sinh trải nghiệm một di sản trên địa bàn như Đền Trầm Lâm ở Phú gia - Hương Khê – Hà Tĩnh; chùa Hương Tích ở Thiên Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh, tổ chức cuộc thi hát dân ca Ví- Giặm… Sử dụng di sản trong dạy học trải nghiệm sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp, qua đó phát triển trí tuệ của các em; đồng thời có ý thức xây đắp, bảo tồn, biết trân trọng những di tích lịch sử văn hóa trên quê hương, dân tộc. 3.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Chương trình môn Lịch sử chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; khuyến khích HS tự tìm đọc, thu thập tư liệu lịch sử trên mạng Internet, trong thư viện và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khác để thực hiện các nghiên cứu của cá nhân hoặc nhóm; phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. Đối với GV cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng điện tử, tìm kiếm thông tin, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động học tập trực tiếp ở trên lớp, tổ chức các trò chơi… *Một số phần mềm sử dụng tốt cho các giờ học trên lớp: - Phần mềm Kahoot: GV ứng dụng phục vụ cho hoạt động dạy học ở trên lớp dưới hình thức hoạt động nhóm để làm các bài tập luyện tập. GV xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm và các nhóm tham gia trả lời trực tuyến. Ưu điểm của hình thức hoạt động này là tạo không khí tranh luận, thi đua sôi nổi giữa các nhóm HS, làm thay đổi không khí lớp học, HS tương tác tích cực bài học hấp dẫn và hiệu quả. Đường dẫn sản phẩm minh họa https://create.kahoot.it/profiles/923cef4e-7d47-41f9-acf0-5d8c90cfc48d#:~:text=Create, expert_Nga_197,-Profile%20options - Phần mềm Padlet: Padlet được ví như một tấm bảng trong lớp học nhưng điều đặc biệt là GV và HS có thể thêm văn bản, hình ảnh, video, đường dẫn, các ý tưởng… và chia 12
  13. sẻ đến lớp học vô cùng dễ dàng. Ví dụ khi dạy tiết thực hành Văn minh Phương Tây thời kì cổ - trung đại, GV có thể tổ chức cho học sinh hoàn thành phiếu học tập hệ thống những thành tựu của văn minh Ai Cập thời cổ đại và nộp sản phẩm lên Padlet. Sản phẩm minh họa theo đường dẫn https://padlet.com/hnga98854/ev6hau5f8sc3jvfr - Phần mềm SHub Classroom: là một ứng dụng giao bài và học tập về nhà của GV cho học sinh đang rất phổ biến hiện nay. Ứng dụng với chức năng tạo bài tập nhanh chóng và miễn phí đã giúp GV rất nhiều trong việc chuẩn bị, quản lý cũng như chấm điểm bài tập của HS. Cách học này cũng giúp HS nhớ bài, rèn kỹ năng và tạo hứng thú học tập tốt. Kết quả cũng sẽ hiển thị ngay khi HS hoàn thành bài làm của mình. Link sản phẩm minh họa https://shub.edu.vn/shared/homework/2633678 - Phần mềm Powerpoin: GV ứng dụng để thiết kế các bài giảng điện tử, trò chơi nhận diện lịch sử, trò chơi ô chữ….; HS xây dựng các bài thuyết trình… - Ngoài ra giáo viên có có thể ứng dụng các phần mềm Google Forms, Microsoft Team, Google Meet… 4.Khai thác hiệu quả các nguồn học liệu 4.1 Khai thác học liệu trong các bộ sách Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Việc khai thác học liệu trong các bộ sách đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành kiến thức mới cho HS. Vì vậy GV cần có sự chuẩn bị chu đáo và phương pháp phù hợp để khai thác các học liệu này một cách tốt nhất. Khai thác học liệu kênh chữ: GV hướng dẫn HS khai thác đầy đủ phần học liệu kênh chữ về mục tiêu bài học, nội dung kiến thức, câu hỏi, bài tập luyện tập và vận dụng…Phần tìm hiểu kiến thức cần hướng dẫn HS khai thác bằng nhiều hình thức như: thiết kế phiếu học tập, xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi mở để HS có định hướng và mục đích khi khai thác; hướng dẫn HS lập bảng hệ thống, sơ đồ tư duy, biểu đồ... Phần câu hỏi sử dụng sau mỗi nội dung. Phần bài tập vận dụng GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành và kiểm tra sản phẩm vào tiết học tiếp theo. https://padlet.com/hnga98854/ev6hau5f8sc3jvfr Khai thác học liệu kênh hình 13
  14. Vai trò của việc khai thác kênh hình trong việc thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử: Điểm mới trong các bộ sách giáo khao Lịch sử lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là phần học liệu kênh hình rất phong phú., một phần quan trọng của nội dung kiến thức nằm ở kênh hình. Việc khai thác các kênh hình có vai trò quan trọng trong việc phát triển các phẩm chất và năng lực của HS và thực hiện mục tiêu bài học. Tuy nhiên tư liệu kênh hình trong các bộ sách Lịch sử lớp 10 theo Chương trình phổ thông 2018 là loại học liệu câm. Nếu GV không chú ý, không có sự chuẩn bị từ trước và phương pháp phù hợp thì việc khai thác kênh hình sẽ gặp khó khăn và khônng hoàn thành được mục tiêu bài học. Phương pháp khai thác kênh hình Về công tác chuẩn bị học liệu Đối với HS, GV phải hướng dẫn HS tìm hiểu trước về các học liệu trong sách giáo khoa và các kênh hình, xây dựng các bài thuyết trình, tranh vẽ, bảng biểu và sản phẩm dưới các hình thức khác. GV cũng cần hướng dẫn HS địa chỉ bổ sung tư liệu để khai thác các kênh hình đó là các tài liệu sách tham khảo vào các trang web. Khi HS trình bày GV cần tập trung chú ý kiểm chứng về tính xác thực và khoa học của thông tin. Từ đó có phương án bổ sung, điều chỉnh cho HS. Đối với GV cần tìm hiểu kỹ nội dung các học liệu kênh hình và thiết kế phương pháp hướng dẫn HS khai thác. Nguồn học liệu chính xác nhất đối với GV là phần hướng dẫn trong sách giáo viên của các bộ sách, ngoài ra GV cần phải tham khảo thêm từ các trang web. Tuy nhiên các học liệu tham khảo, bổ sung từ các kênh thông tin khác cần có sự chọn lọc, kiểm chứng, đảm bảo tính chính xác khoa học. Học liệu của GV về các kênh hình sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng các kiến thức HS trình bày, điều chỉnh và bổ sung cho các em. Qúa trình thực hiện trên lớp Trong giờ học GV tổ chức cho HS thuyết trình, tranh biện, đóng vai để hình thành kiến thức mới. Ví dụ khi dạy bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ trung đại (Lịch sử 10- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), GV cho HS tìm 14
  15. hiểu trước về Kim tự tháp, Hình ảnh trong Sách của người chết, bia đá Rô sét ta, nắp quan tài bằng vàng của Pha ra ông Tu tan kha môn…; vẽ tranh, làm bài thuyết trình bằng powerpoint…Hoặc khi dạy bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại (Lịch sử 10- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Bộ sách Cánh Diều), GV hướng dẫn HS tìm hiểu trước về các kênh hình, vẽ tranh … trong giờ học GV tổ chức cho học sinh đóng vai các nhà phát minh trình bày và tranh biện với nhau về phát minh, qua đó thấy được những ưu điểm, hạn chế trong các phát minh. https://padlet.com/hnga98854/8td09s04tp14p99m 4. 2 Khai thác học liệu số Học liệu số (hay học liệu điện tử) là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, video... Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá) Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/. Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. GV cần khai thác tư liệu trên kho học liệu số để phục vụ cho bài giảng và hướng dẫn HS khai thác, việc khai thác và sử dụng phải có chọn lọc, phù hợp với nội dung bài học. 5.Chú trọng dạy thực hành Lịch sử 5.1.Vị trí, ý nghĩa của việc dạy thực hành Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) Điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) đặc biệt coi trọng nội dung thực hành Lịch sử, kết nối Lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực HS. Chương trình tăng cường thời lượng thực hành; đa dạng hoá các loại hình thực hành thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như hoạt động nhóm, cá nhân tự học; học ở trên lớp, bảo tàng, thực địa; học qua dự án, di sản;...; (Bộ GD-ĐT, 2018, tr 5). Qua các nội dung thực hành, HS sẽ được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng trên cả ba mặt: kiến thức, năng lực và phẩm chất. 15
  16. 5.2. Cách thức tổ chức tiết thực hành Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) Thứ nhất, Hướng dẫn HS làm các loại đồ dùng trực quan như vẽ bản đồ, điền các nội dung còn thiếu trên bản đồ câm, lập các bảng thống kê, niên biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ, đồ thị...; trình bày ý kiến cá nhân về một sự kiện, hiện tượng lịch sử; phác họa chân dung một nhân vật lịch sử... Thứ hai, HS vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình hình thành kiến thức mới, vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Ví dụ khi học xong bài 4: Sử học với một số lĩnh vực và ngành nghề hiện đại (Bộ sách Cánh Diều và Kết nối tri thức với cuộc sống), GV hướng dẫn học sinh viết bài giới thiệu về một di sản trên địa bàn; lập kế hoạch, đề xuất các giải pháp để bảo tồn các di sản… Thứ ba là hướng dẫn HS lập bảng, biểu, sơ đồ, vẽ các sơ đồ tư duy để hệ thống các nội dung đã học giúp HS biết liên kết các vấn đề, nội dung kiến thức trong mối quan hệ logic, từ đó hiểu được bản chất của nội dung lịch sử. GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm vẽ trên giấy A0 hoặc bản mềm. Hình thức sơ đồ có thể theo ngẫu hứng sáng tạo của HS như: sơ đồ hình cây, chùm bóng bay, chùm hoa,…Ví dụ khi dạy tiết thực hành Văn minh Phương Tây thời kì cổ- trung đại, GV hướng dẫn HS lập sơ đồ tư duy hoặc bảng hệ thống những thành tựu văn minh Phương Tây thời kì cổ - trung đại. Thứ tư GV hướng dẫn HS thiết kế các powerpoint và thuyết trình về các vấn đề Lịch sử, các di tích lịch sử, các di sản…Các sản phẩm này HS cũng chuẩn bị trước ở nhà, lên lớp các em sẽ thuyết trình về sản phẩm của mình. Sau đó GV tổ chức cho các học sinh khác tương tác, phản biện. Thứ năm là GV hướng dẫn học sinh vẽ tranh về các công trình kiến trúc, các danh nhân, các tác phẩm nghệ thuật…Từ đó vừa khắc sâu được nội dung kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử vừa phát triển được năng lực thẩm mỹ cho HS. Thứ sáu là GV hướng dẫn HS đóng kịch, nhập vai các nhân vật lịch sử, nhân vật trong các tác phẩm văn học tiêu biểu như : đóng vai các nhà phát minh, các nhà khoa học, các nhân vật lịch sử; tái hiện các di sản văn hóa như hát và sáng tác dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh; 16
  17. múa các điệu múa của các quốc gia, dân tộc như các điệu múa của người Ấn Độ, người Chăm… Thứ bảy là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Giáo viên tổ chức HS tham gia các hoạt động để rèn luyện các kỹ năng thực hành như tổ chức HS tham quan Bảo tàng, nhà truyền thống địa phương, di tích lịch sử; tổ chức HS tuyên truyền về một vấn đề lịch sử trong lớp học; lập kế hoạch bảo vệ di sản, viết bài giới thiệu về di sản, truyền thống, lịch sử địa phương... 6.Chú trọng rèn luyện cho HS tính tích cực, chủ động; phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu Nếu như đổi mới phương phương pháp dạy học là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc và có tính chất quyết định thành công từ phía giáo viên thì tính tích cực, chủ động trong học tập là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động học tập của HS. Việc đổi mới PPDH của GV chủ yếu tập trung vào việc phát huy tính tích cực chủ động của HS, lấy HS làm trung tâm qua đó phát triển các phẩm chất, năng lực của người học. Tuy nhiên thực trạng tại các trường phổ thông hiện nay đa số HS còn chưa tích cực, chủ động trong học tập. Để phát huy tính tích cực, chủ động của HS cần có kế hoạch giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học; xây dựng kế hoạch bài học một cách khoa học xác định các nhiệm vụ học tập của phù hợp với các đối tượng học sinh; có biện pháp để hỗ trợ HS tháo gỡ khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ học tập; tạo hứng thú, lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động học tập. Trong quá trình lên lớp GV cần chú ý quan sát để động viên, khuyến khích, khích lệ các đối tượng HS tham gia tích cực vào bài học. GV cũng cần phân tích cho HS mục đích, động cơ học tập… Cùng với việc rèn luyện cho HS tính tích cực chủ động trong học tập, GV cần rèn luyện cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Hiện nay, HS trung học phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Ví dụ chuyên đề 10.2: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam”, HS sử dụng mạng Internet để tìm hiểu một số di sản văn hoá tiêu biểu, sử dụng các phần mềm 17
  18. thiết kế video, Canva, Sky để giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu gắn liền với quê hương với bạn bè trong nước và quốc tế như Ca trù, “Mộc bản trường học Phúc Giang”, “Hoàng hoa sứ trình đồ” di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương; di sản văn chương Nguyễn Du và Truyện Kiều... IV. HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA SÁNG KIẾN 1.Mục tiêu, nhiệm vụ thực nghiệm - Mục tiêu: Nhằm kiểm định tác dụng của việc áp dụng một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử theo chương trình phổ thông 2018; khảo sát mức độ tiếp thu kiến thức cơ bản, khả năng phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học chương “Văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại”. - Nhiệm vụ: Lựa chọn đối tượng, nội dung, phương pháp và địa điểm thực nghiệm sư phạm (TNSP); Xây dựng phiếu điều tra HS về NLTH; Thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của HS về sự phát triển NLTH của HS: Bài kiểm tra, Phiếu đánh giá của GV; Phiếu hỏi HS; Lập kế hoạch và tổ chức TNSP theo kế hoạch; Thu thập, xử lí kết quả. 2.Tổ chức tiến hành thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm: + Đối với GV dạy lớp thực nghiệm và đối chứng: Cùng một GV. + Đối với HS các lớp thực nghiệm và đối chứng: Gồm 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng ở trường mang tính chất đại diện: lớp thực nghiệm là lớp 10A5, 10A6 và lớp đối chứng là 10A3, 10A4. - Tiến hành qua bài “Văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại”. - Thời gian tiến hành thực nghiệm: Năm học 2022 – 2023. - Trường thực nghiệm: Trường THPT X, Hà Tĩnh. - GV dự giờ thực nghiệm: GV Lịch sử, trường THPT X, Hà Tĩnh. 3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.1. Hiệu quả về mức độ tiếp thu kiến thức Để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức, khả năng tổng hợp, phân tích và vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập của HS, sau khi dạy bài 5.“Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại” (Lịch sử 10- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), tôi đã cho HS làm 18
  19. bài khảo sát trong thời gian 45 phút (đề giống nhau) đối với 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng. Kết quả thu được cho thấy chất lượng bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với 2 lớp đối chứng. Sau đây là kết quả cụ thể: Bảng 1. Kết quả thực nghiệm mức độ nhận thức Năm Lớp Thống kê điểm số học dạy Giỏi TB Yếu Kém Có áp Không Khá Số dụng áp dụng HS Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ Số Tỉ lệ 2022 PP PP lượng % lượng % lượng % lượng lệ % lượng % - 10A5 76 11 14.4 37 52.7 25 32.9 0.0 0.0 0.0 0.0 2023 10A6 10A3 73 3 4.1 29 39.7 40 54.8 1 1.4 0.0 0.0 10A4 Qua bảng số liệu ta thấy kết quả đánh giá học tập của HS các nhóm lớp thực nghiệm cao, tỉ lệ khá, giỏi chiếm trên 67%, cao hơn nhiều so với lớp đối chứng ; tỉ lệ trung bình chỉ có 32,9%, không có HS yếu, kém. Trong khi tỉ lệ số HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm lớp đối chứng chỉ có 43%, tỉ lệ trung bình chiếm hơn 54%, HS yếu chiếm 1,4%. Qua quan sát, tôi thấy HS rất hứng thú với những giải pháp mới có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 3.2. Hiệu quả về sự phát triển NLTH của HS Sau khi dạy bài 5.“Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại” (Lịch sử 10- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)tôi đã tiến hành khảo sát NLTH của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua 7 tiêu chí cụ thể, mỗi tiêu chí có 3 mức độ (1. Thực hiện được một phần yêu cầu; 2. Thực hiện cơ bản yêu cầu nhưng chưa đầy đủ; 3. Thực hiện tốt yêu cầu). Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2 . So sánh mức độ phát triển năng lực tự học của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Tiêu chí thể hiện NLTH Mức độ phát triển NLTH của HS (%) 19
  20. Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Mức Mức Mức Mức Mức Mức 1 2 3 1 2 3 Tự đặt mục tiêu học tập để nỗ lực 33.2 37.1 29.7 45.3 32.5 22.2 phấn đấu thực hiện Biết lập và thực hiện kế hoạch học 29.7 42.5 27.8 34.2 40.7 25.1 tập Lựa chọn các nguồn tài liệu học 23.2 46.7 30.1 26.3 49.2 24.5 tập phù hợp Biết ghi chép và lưu trữ thông tin 27.1 56.6 43.4 39.9 40.3 19.8 chọn lọc Nhận ra và biết điều chỉnh những 35.6 44.0 20.4 51.2 38.5 10.3 sai sót của bản thân Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của 22.2 37.7 40.1 30.8 34.2 35.0 người khác khi khó khăn trong học tập Biết rèn luyện, khắc phục những 30.6 45.2 24.2 40.1 31.5 28.4 hạn chế của bản thân Số liệu Bảng 2 cho thấy, các tiêu chí NLTH của lớp thực nghiệm ở mức 1 thấp hơn so với lớp đối chứng, còn các mức 2 và mức 3 cao hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, sau khi áp dụng phương pháp, các tiêu chí ở mức 2 và mức 3 tăng lên, còn mức 1 giảm xuống so với trước áp dụng. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện: Việc áp dụng một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử theo chương trình phổ thông 2018 là đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn, tính khả quan và mang lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy. Trong quá trình thực hiện GV cần có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp nhiều hình thức, giải pháp trong việc tổ chức dạy học. Đặc biệt phải phát huy được tính chủ động, tích cực của HS. V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2