intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã bắt kịp xu thế về phát phát triển văn hóa đọc, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế tại thư viện các trường học hiện nay; Thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4” N À Lĩnh vực: Kỹ M sống - NGCK năng Năm học 2022-2023
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4” N À Lĩnh vực: Kỹ năng sống - NGCK M Tác giả: Nguyễn Thị Thư Tổ: Ngữ văn Số ĐT: 0985000253 Năm học 2022-2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II. NỘI DUNG 3 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 1.1. Khái niệm văn hoá đọc................................................................................... 3 1.2. Khái niệm Học tập suốt đời ........................................................................... 3 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 2.1. Lợi ích việc đọc sách...................................................................................... 4 2.2. Nguyên nhân việc lười đọc sách .................................................................... 5 2.3. Hậu quả việc lười đọc sách ............................................................................ 6 3. THỰC TRẠNG VIỆC ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 7 3.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 7 3.2. Khó khăn ........................................................................................................ 8 4. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 9 4.1. Phát huy vai trò của tổ cộng tác viên thư viện ............................................... 9 4.2. Chú trọng tổ chức, phát động các cuộc thi ................................................... 10 4.2.1. Tổ chức giới thiệu sách 10 4.2.2. Tổ chức, phát động các cuộc thi 15 4.3. Marketting hoạt động Thư viện ................................................................... 28 4.3.1. Marketting thông qua hình thức trực truyến 28 4.3.2. Market ting thông qua hình thức trực tiếp 31 4.4. Làm tốt công tác phục vụ bạn đọc ............................................................... 32 4.4.1. Kết hợp hình thức truyền thống và mạng internet trong khâu mượn - trả tài liệu 32 4.4.2. Sử dụng phần mền thư viện trong khâu mượn - trả tài liệu 33 4.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ........... 36 4.5.1. Sử dụng phần mền là yêu cầu tất yếu để xây dựng thư viện điện tử trong thời tiếp theo 36 4.5.2. Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện 36 4.5.3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lí thư viện 39 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 40 6. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 42 6.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 42 6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát.............................................................. 42 6.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 42 6.4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ...... 42 6.5. Đánh giá sự tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp ..... 47 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 1. Kết luận 49 2. Kiến nghị 50 PHỤ LỤC - Hình ảnh; Tài liệu tham khảo
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Thế giới chúng ta đang sống, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ 4.0, các phương tiện nghe nhìn, đa chiều và nhanh nhạy, thì việc đọc sách bị tác động không hề nhỏ, bằng chứng là thời gian và sự quan tâm của chúng ta dành cho hoạt động này ngày càng ít đi. Đây thực sự là mối lo của các nhà quản lý và của cả xã hội. Tại một cuộc khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần … thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần, đây là tỉ lệ rất thấp trên thế giới. Qua đó cho chúng ta thấy tỷ lệ đọc sách của người dân Việt Nam ngày càng giảm đi. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21 tháng 4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam. Để đưa văn hóa đọc phát triển lên một tầm cao mới, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg quyết định tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4) trên toàn quốc, tiếp tục khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường học tập thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng một xã hội học tập đồng thời tôn vinh người đọc ... Hoạt động thư viện trường học là hoạt động cần thiết để hình thành thói quen tự học và học tập suốt đời cho học sinh. Do đó, việc tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu tự học và học suốt đời luôn rất cần thiết với tiêu chí liên tục, đổi mới, sáng tạo với những biện pháp phong phú và linh hoạt. Chính vì vậy thư viện các trường học nói chung và thư viện ở các trường phổ thông nói riêng là chiếc cầu nối góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời nhằm xây dựng xã hội phát triển. Những năm trước đây thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã xây dựng được phong trào đọc sách sâu rộng cho nhiều đối tượng học sinh. Nhưng để phong trào ấy, thói quen ấy được duy trì dài lâu thì với vai trò là người cán bộ thư viện nên xây dựng nhiều hoạt động phong phú hơn nhằm tạo nhu cầu và hứng thú cho bạn đọc. Bên cạnh đó do có những yếu tố khách quan chúng ta trải qua đại dịch covid 19 đã tác động và ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển văn hoá đọc tại thư viện các trường học. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, không để cho chiếc cầu nối ấy bị dán đoạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển văn hoá đọc trong nhà trường. Từ những lí do trên bản thân tôi đã đưa ra “Một số giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập tập suốt đời tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4” làm đề tài nghiên cứu. 1
  5. 1.2. Tính mới của đề tài - Đề tài đã bắt kịp xu thế về phát phát triển văn hóa đọc, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế tại thư viện các trường học hiện nay. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần phát triển văn hoá đọc phục vụ học tập suốt đời. 1.3. Mục đích nghiên cứu Nhằm tạo nhu cầu, hứng thú xây dựng thói quen đọc sách thông qua việc tự học, tự nghiên cứu của bạn đọc tiến tới phục vụ học tập suốt đời. 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên, học sinh; Một số hoạt động tại thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4. - Phạm vi nghiên cứu: Các nội dung liên qua đến quá trình hoạt động của thư viện như: Thành lập tổ công tác và tổ cộng tác viên thư viện; Tổ chức giới thiệu sách; Tổ chức, phát động các cuộc thi; Làm tốt công tác phục vụ bạn đọc; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, Marketting (truyền thông) … 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về: Thực trạng hoạt động của thư viện ảnh hưởng đến công tác phát triển văn hoá đọc ở thư viện trường THPT (Trung học phổ thông) Quỳnh Lưu 4. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của thư viện nhằm phát triển văn hoá đọc ở thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này tôi đã tiến hành: - Nghiên cứu về cách tổ chức, hình thức hoạt động của thư viện - Rút kinh nghiệm qua các hoạt động đã tổ chức - Tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp trước khi tổ chức 1 số hoạt động - Thống kê các số liệu. 1.7. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Khẳng định tầm quan trọng của các hoạt động thư viện trường học nói chung và thư viện Trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng trong sự phát triển của văn hoá đọc. - Về mặt thực tiễn: Phản ánh quá trình hoạt động của thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4. Từ đó phân tích những mặt đạt được và những hạn chế về vốn tài liệu, cơ sở vật chất, cách tổ chức các hoạt động … để đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những hạn chế để thư viện ngày càng phát triển, nhằm xây dựng văn hoá đọc thường xuyên trong thời gian tiếp theo. 2
  6. PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm văn hoá đọc Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. + Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. + Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Dưới một góc nhìn khác về văn hóa đọc, tác giả Vũ Dương Thúy Ngà cho rằng: "Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin và tri thức. Đó là sự tích hợp của các yếu tố như nhu cầu đọc, thói quen đọc và được biểu hiện qua hành vi, tập quán đọc của cá nhân và cộng đồng". Vậy văn hóa đọc là gì? Ba yếu tố cốt lõi để tạo nên văn hóa đọc đó là Thói quen đọc - Khả năng lựa chọn - Cách đọc sách. Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, cách ứng xử của chúng ta với tri thức, sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. 1.2. Khái niệm Học tập suốt đời Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), học tập suốt đời là tất cả các hoạt động học tập có chủ đích xuyên suốt cuộc đời của một cá nhân từ khi chào đời đến lúc rời xa cuộc sống, theo các phương thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Trong thời đại chu kỳ thay đổi khoa học - công nghệ ngày càng rút ngắn và tuổi thọ ngày càng cao thì học tập suốt đời là tất yếu. Học tập suốt đời vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của công dân. Công dân có quyền lựa chọn hình thức học tập phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện, hoàn cảnh của mình để nâng cao tri thức, hiểu biết, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; Học để có nghề nghiệp, có việc làm hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc; Học để cống hiến được nhiều hơn, để làm cho mình và mọi người hạnh phúc; Học để góp phần phát triển đất nước và nhân loại. Theo Hồ Chí Minh, học tập là một dòng chảy liên tục, phát triển không ngừng, người học không được để cho nó gián đoạn, không ngắt quãng, dù công việc cuộc sống có bộn bề đến đâu. Người căn dặn chúng ta trong mọi hoạt động 3
  7. cách mạng đều có thể và đều cần phải học tập, “còn sống thì còn phải học”. Và chính Người là một tấm gương lớn về tinh thần học tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi trong suốt quá trình sống và hoạt động cách mạng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù sống trong lao tù, nơi con người chỉ mong được tồn tại thì Người vẫn bằng nghị lực của mình tự học tập để nâng cao tri thức, vun đắp ý chí cách mạng để cứu nước, cứu dân. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Lợi ích việc đọc sách Văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được. Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi ... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Đọc sách là một thói quen tốt. Nó giúp chúng ta hoàn thiện vốn từ ngữ, các loại câu cũng như hình thức diễn đạt. Thế nhưng thế hệ hôm nay lại không có thói quen đọc như lúc thời kì công nghệ thông tin chưa "tràn lan", rõ ràng, họ đang bị phân tâm bởi những thứ khác trong cuộc sống. Tại sao những người trẻ không thích đọc? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem xét những lợi ích chính mà đọc sách mang lại. Đọc sách là tốt cho sức khỏe. Nó giúp để giữ một cuộc sống lành mạnh và tâm lý. Việc đọc sách là hành động của việc đọc và hiểu biết về những gì đang đọc (chứ không phải nhìn chữ) và để tăng vốn từ vựng của mỗi người. Từ xưa đến nay, sách luôn là kho tri thức vô tận. Nó ghi chép và giữ gìn những thành tựu, sáng tạo và học hỏi của người xưa để truyền dạy cho những thế hệ sau này. Đối với một cuộc sống không đọc sách, những sự tiêu cực sẽ bắt đầu ảnh hưởng và lan truyền rất nhanh. Các từ vựng của chúng ta sẽ giảm nhanh và kỳ lạ là chúng ta sẽ không làm tốt trong các nghiên cứu của mình đối với việc đọc sách. Thay vì đọc sách, chúng ta sẽ chọn vào các trang web như Facebook, Wikipedia ... để đáp ứng nhu cầu của mình. Điều đáng mừng là, vẫn còn một bộ phận giới trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách. Tại Bỉ, 37% trẻ em của nước này thích đọc sách hơn là tham gia các hoạt động thể thao hay dùng Internet. Đọc sách sẽ rèn tính kiên nhẫn, sự quan sát và tăng khả năng cảm nhận của sống. 4
  8. Không thể phủ nhận vai trò và tiện ích của Internet đối với đời sống con người. Thế nhưng, một người thông minh là người biết cân bằng giữa công nghệ và cuộc sống. Đọc sách là một phần của cuộc sống. Văn hóa đọc là điều được gìn giữ từ ngàn xưa. Hãy cùng nhau tìm lại và giữ gìn một nét văn hóa đẹp của xã hội, vì đọc sách là một điều tuyệt vời. Trong đời sống tinh thần của mỗi con người, mỗi dân tộc, Sách là sản phẩm văn hóa, kho tàng tri thức vô cùng quan trọng, Sách là "người thầy" vĩ đại, thắp sáng nguồn tri thức trong mỗi chúng ta. Đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng, mang đến cho chúng ta cơ hội thành công, nâng cao khả năng sáng tạo, phản ứng linh hoạt, chính xác, tăng sức bền cho tư duy, đặc biệt là giúp chúng ta gặp gỡ thế giới mà mình chưa từng biết. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp chúng ta học văn hóa tốt hơn trong học tập nhằm tăng cường kỹ năng phân tích, tổng hợp, mở rộng kiến … Như vậy bản thân trong mỗi chúng ta cần hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách, rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, ban đầu có thể vài trang cho đến vài chục trang mỗi ngày. Càng đọc sách, chúng ta càng có kiến thức vững vàng, trí tuệ mở rộng, có như vậy mới đảm bảo cho mình một tương lai tốt đẹp và góp phần xây dựng đất nước. 2.2. Nguyên nhân việc lười đọc sách Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu tông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phim ảnh, Internet ... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất … Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Nguyên nhân đầu tiên đó là sự xuất hiện và phát triển của hệ thống công nghệ thông tin làm cho thói quen đọc sách của không ít học sinh thay đổi. Với độ tuổi ham chơi, ham giải trí, các chương trình truyền thông mang tính thực tế dễ dàng thu hút các em từ đó các em quên đi thói quen đọc sách. Không sao kể hết được các kênh truyền thông đặc sắc hớp hồn dành cho độ tuổi mới lớn này. Ngoài ra, còn có các kênh phim truyện, các chương trình tương tác và sống động vô cùng. Sự phát triển của phương tiện truyền thông làm cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận với những điều mới mẻ, từ đó đọc sách dần trở nên nhàm chán. Với tình trạng Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những người trẻ tuổi có tùy chọn nhiều hơn là chỉ đọc. Điều này có thể ảnh hưởng đến xã hội bởi vì nó làm giảm vốn từ vựng của những thế hệ này. Họ sẽ chơi giỏi và thích thú với một trò chơi video hơn là việc có một cuốn sách để đọc. Giống như hầu hết những người trẻ tuổi hiện nay đều có ít nhất một tài khoản blog cho mình (Twitter, Facebook, Instagram ...), việc tiếp xúc với các báo mạng và "ngôn ngữ blog" đã 5
  9. dẫn đến chuyện thiếu hụt từ vựng trong kiến thức của các bạn trẻ. Điển hình cho việc này, thay vì cố gắng suy nghĩ, sắp xếp các từ ngữ cộng với bài giảng của giáo viên, các bạn trẻ hoàn toàn có thể tự viết cho mình một bài văn hoàn chỉnh thay vì dùng văn mẫu trên mạng. Việc dựa dẫm vào Internet mà quên đi thói quen đọc sách sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả. Nhiều bạn trẻ thừa nhận, họ chỉ đọc sách khi trên mạng không có những thông tin họ cần, hay thậm chí, họ còn không biết tính chính xác của những thông tin được đưa lên Internet. Ta thấy rằng, việc đọc sách đã trở thành lựa chọn cuối cùng cho người trẻ tuổi. Học sinh ngày nay chạy theo lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ mang tính giải trí cao hơn là những cuốn sách dày cộm mang tính tư duy. Các em dễ bị sa vào thế giới ảo như game, facebook, instagram, zalo, Kpop, phim kinh dị ... không có lối thoát, nếu không nói quá thì gọi là “những con nghiện” của mạng xã hội. Chính việc nghiện những trào lưu ảo trong thế giới thật này đã khiến học sinh trở nên lười biếng, lơ là trong học tập, mất dần các thói quen tốt nhất là thói quen đọc sách. Gia đình chưa có biện pháp trong việc nuôi dưỡng rèn luyện thói quen đọc sách cho các em học sinh. Đặc biệt không chú trọng trong việc phát triển trí tuệ tâm hồn và hoàn thiện bản thân học sinh qua thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. 2.3. Hậu quả việc lười đọc sách Tình trạng học sinh thờ ơ với việc đọc sách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Học sinh không muốn đọc sách sẽ khiến cho việc học trở nên khó khăn hơn, tri thức bị hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả nghiêm trọng nữa là dẫn đến năng lực đọc kém, viết sai chính tả, không phân biệt được phát âm và diễn đạt vụng về. Không đọc sách sẽ khiến tâm hồn trở nên khô khan, không khôn khéo trong việc ứng xử, thiếu cảm xúc và trái tim không biết rung động, chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, thô lỗ, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với người lớn và thầy cô. Thực tế hiện nay, học sinh ngày càng không có hứng thú với việc đọc sách. Ngoài những cuốn sách bắt buộc trong các chương trình học như: Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn ... thì học sinh thường bị cuốn vào vòng xoáy của các loại truyện tranh, tiểu thuyết, ngôn tình có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khác như sách khoa học, sách đạo đức, sách giáo dục kĩ năng sống … thêm vào đó, những cuốn sách có nội dung tuổi teen thường được các bạn chọn đọc vì nó phù hợp với tâm lý, cảm xúc ở lứa tuổi. Còn các loại sách như lịch sử, địa lý, các tác phẩm văn học dường như không nằm trong sự lựa chọn ấy. Học sinh đọc sách không đến nơi đến chốn khiến cho việc tiếp nhận thông tin bị đứt gãy và không hoàn thiện được chuỗi kiến thức để giúp ích cho quá trình học tập của bản thân. Như vậy việc lười đọc sách trong học sinh sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng 6
  10. trước mắt và lâu dài: kiến thức hời hợt, hiểu biết nông cạn, từ lí thuyết đi vào thực hành thiếu vững vàng, không đem lại kết quả và những bài thi, những bài kiểm tra mang tính chất đối phó, không làm được bài. Về lâu dài, kiến thức không có sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bản thân và sự phát triển chung của đất nước. 3. THỰC TRẠNG VIỆC ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Một bộ phận không nhỏ học sinh trong trường hiện nay rất lười đọc sách. Đối tượng đó chủ yếu nằm ở các lớp đại trà, những em học sinh có học lực trung bình hoặc yếu chưa có thói quen đọc sách, chưa biết tự khai thác tìm tòi đọc sách để bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân. Ngoài giờ học ở trường các em chủ yếu là sử dụng điện thoại để chơi game, lướt facebook, xem tiktok … có những em dành thời gian xuyên đêm để tham gia những trò chơi điện tử … Nhiều em đã lệ thuộc vào thế giới ảo chứa nhiều nội dung hấp dẫn khó thoát ra được mà không dành thời gian cho việc đọc sách. Chính vì vậy có những cuốn sách từ đầu năm học cho đến cuối năm học vẫn ở tình trạng còn mới. Có nhiều em học sinh không đọc, không nắm vững kiến thức cả sách giáo khoa, chưa nói đến sách tham khảo hay sách nâng cao khác. Thư viện nhà trường có nhiều tài liệu tham khảo, hệ thống sách đạo đức, sách giáo dục kĩ năng sống nhiều chủng loại rất phong phú. Bên cạnh đó thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thời gian, luôn đổi mới cách thức phục vụ thậm chí cho các em được mượn sách về nhà để đọc, để nghiện cứu nhưng vẫn còn có nhiều em học sinh chưa khi nào đặt chân đến thư viện để mượn sách. Điều đó có thể thấy việc đọc sách của học sinh ngày càng kém dần. Hầu hết học sinh chưa nhận nhận thức được lợi ích từ việc đọc sách mang lại nên dễ bị cuốn theo những trò chơi vô bổ khác, chưa rèn luyện cho mình thói quen đọc sách. Việc đọc sách chủ yếu tập trung vào những đối tượng học sinh có học lực khá, giỏi, còn những học học sinh có học lực trung bình hoặc yếu thì rất lười đọc sách. 3.1. Thuận lợi Trường THPT Quỳnh Lưu 4 là Trường thuộc các xã miền núi Phía tây của Nghệ An, nên cơ sở vật chất của nhà trường đang gặp khó khăn, nhưng được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện dành cho Thư viện một diện tích 72m2 (trong đó được bố trí: Phòng kho, phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh), phòng được đặt ở vị trí trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh đến thư viện. Cơ sở vật chất phòng thư viện được trang bị, bổ sung hàng năm tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi hoạt động của thư viện thực sự mang lại hiệu quả. Thư viện được trang bị 05 máy vi tính được kết nối mạng internet, trong đó có hệ thống giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi … giúp cho giáo viên và học sinh tham 7
  11. khảo bổ sung vào kho tàng tri thức của bản thân nhằm phục vụ đắc lực vào việc giảng dạy và học tập. Nhà trường thường dành cho Thư viện một khoảng kinh phí trên 15 triệu đồng/năm để bổ sung tài liệu chủ yếu vào đầu năm học để chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho năm học mới. Đặc biệt là năm học 2022-2023, thư viện đã bổ sung kịp thời các các loại sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên, sách bài tập ngay từ đầu đầu năm học để nhà trường thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thư viện có trên 7.500 bản sách các loại (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, sách đạo đức, sách giáo dục kĩ năng sống, sách pháp luật …) nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Nhà trường cử 01 lãnh đạo (phó hiệu trưởng) trực tiếp chỉ đạo công tác thư viện. Ngoài ra cán bộ thư viện luôn căn cứ vào công văn hướng dẫn, chỉ đạo về công tác thư viện của cơ quan cấp trên giúp cho cán bộ thư viện làm việc có hiệu quả hơn. Cán bộ thư viện được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, tốt nghiệp đại học chuyên ngành thông tin - thư viện nhiệt tình, yêu nghề nên tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động của thư viện. Ngay từ đầu năm học cán bộ thư viện đã xây dựng chương trình hoạt động của thư viện và được niêm iết công khai tại phòng đọc của thư viện để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh theo dõi. Hằng năm thư viện đã thu hút một số lượng đông đảo là cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường tạo điều kiện cho cán bộ thư viện có điều kiện để phục vụ những đối tượng này, tránh gây lãng phí ngân sách, cơ sở vật chất … góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian nên phục vụ tất cả các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7) nên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thể đến thư viện khi có nhu cầu sử dụng tài liệu. Thư viện đã tổ chức các hoạt động phong phú phù hợp để tạo điều kiện cho các em học sinh tham gia đông đảo hơn. 3.2. Khó khăn Trong 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động các thư viện trường học nói chung và thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng. Với sự dãn cách xã hội, cấm tụ tập đông người để thực hiện các chỉ thị của 15, 16 của cấp trên đã làm sụt giảm số lượng học sinh đến thư viện, công tác phụ vụ bạn đọc gặp nhiều khó khăn, dán đoạn. Cơ sở vật chất của phòng thư viện tuy được trang bị nhưng còn thiếu, chưa có các trang thiết bị hiện đại để phục phụ tốt cho nhu cầu của giáo viên và học sinh. 8
  12. Ngoài ra máy tính làm việc của cán bộ thư viện chưa được cài đặt phần mềm hỗ trợ để quản lý và phục vụ nên mọi thủ tục mượn - trả tài liệu chủ yếu làm bằng ghi chép thủ công. Thư viện có khoảng 7.500 bản sách đối với một trường Trung học phổ thông thì nguồn tài liệu đó thực sự chưa nhiều, số lượng bản sách trên một tên sách còn ít và chủ yếu là sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên, đang còn ít sách tham khảo, sách đạo đức, sách giáo dục kỷ năng sống ... nên chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của giáo viên và học sinh trong trường. Chính vì vậy gây khó khăn trong việc phục vụ tài liệu cho học sinh mượn về nhà. Trong thời kì giao thoa giữa chương trình cũ lớp 11, 12 và chương trình lớp 10 mới nên việc bổ sung tài liệu cho thư viện đặc biệt là tài liệu tham khảo cũng rất hạn chế để trách lãng phí khi chương trình mới lớp 10 áp dụng. Năm học 2022- 2023 là năm học thực hiện chương trình lớp 10 mới nên việc bổ sung tài liệu tham khảo phục vụ chương trình mới chưa được kịp thời do bên phía nhà cung ứng chưa cung cấp danh mục, chính vì vậy các em học sinh khối 10 chưa có tài liệu để tham khảo gây khó khăn cho thư viện trong công tác phục vụ vì vốn tài liệu không được cập nhật, bổ sung mới thường xuyên gây tâm lí nhàm chán cho bạn đọc. Hệ thống đường truyền mạng internet của nhà trường không ôn định, tốc độ chưa cao nên gây khó khăn trong công tác mượn - trả tài liệu khi cán bộ thư viện sử dụng phần mền. Nhìn chung hoạt động của thư viện trường học phổ thông tuy có nhưng các hoạt động đó chưa phong phú, đa dạng, chưa thường xuyên nên chưa thu hút được học sinh, làm ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển văn hóa đọc trong trường học cũng như của xã hội trong tương lai. 4. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Phát huy vai trò của tổ cộng tác viên thư viện Cộng tác viên thư viện là những em có năng khiếu văn chương, say mê đọc sách. Các cộng tác viên này dưới sự hướng dẫn của cán bộ thư viện chọn lọc sách hay, tổ chức giới thiệu sách thông qua hệ thống phát thanh của trường. Tổ cộng tác viên là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho cán bộ thư viện trong việc chuẩn bị nội dung, giới thiệu sách có trong thư viện giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với nguồn tài liệu vốn có. Tổ cộng tác viên là nhân tố hỗ trợ đắc lực để thư viện hoàn thành nhiệm vụ của hoạt động thư viện góp phần phát triển văn hóa đọc trong trường học. Ngay từ đầu năm học cán bột thư viện đã tham khảo ý kiến từ giáo viên chủ nhiệm lớp, từ nguyện vọng của học sinh về những em học sinh có năng khiếu trong chất giọng (giọng đọc), nhiệt tình, có đam mê hứng thú về sách. Đội ngữ cộng tác viên được cán bộ thư viện chọn lọc kỹ càng và đưa ra danh sách trình hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ cộng tác viên thư viện kèm theo kế hoạch hoạt động. 9
  13. Trong bảng kế hoạch này đã phân chia nhiệm vụ cụ thể phụ trách theo từng khối lớp, theo từng chủ đề của tháng trong năm học. + Quyết định thành lập tổ cộng tác viên thư viện năm học 2020-2021 và 2021-2022 4.2. Chú trọng tổ chức, phát động các cuộc thi 4.2.1. Tổ chức giới thiệu sách * Tổ chức giới thiệu sách bằng hình hình thức phát thanh: Cán bộ thư viện phối hợp với tổ cộng tác viên thư viện đã tổ chức được các đợt giới thiệu sách theo từng chủ đề của tháng theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học, kế hoạch này được phân công trong kế hoạch hoạt động của tổ cộng tác viên thư viện. Hàng tháng tổ cộng tác viên căn cứ vào những nội dung chủ đề của tháng để chọn ra cuốn sách phù hợp với chủ đề của tháng đó để giới thiệu. - Cách thức thực hiện: Tổ cộng tác viện phụ trách các khối lớp chuẩn bị bài giới thiệu và đưa cho cán bộ thư viện duyệt qua nội dung của bài giới thiệu đó. Sau khi bài giới thiệu hoàn 10
  14. chỉnh tổ cộng tác viên sẽ cử đại diện một em có giọng đọc tốt nhất, truyền cảm nhất để thực hiện vào trước giờ sinh hoạt lớp 10 phút thông qua hệ thống loa phát thanh của nhà trường. + Hình ảnh những bài giới thiệu sách chủ đề theo tháng 11
  15. * Tổ chức giới thiệu sách thông qua kênh Fanpage của nhà trường: Hình thức này được tổ cộng tác viên thư viện thực hiện giới thiệu bằng bài Video ngắn với thời lượng khoảng 5 phút để giúp bạn đọc nắm bắt được nội dung của cuốn sách một cách khái quát nhất, kích thích sự tò mò, tạo hứng thú cho bạn đọc. Bài video giới thiệu sách gồm có cả hình ảnh và âm thanh cùng với giọng đọc ngọt ngào, truyền cảm của một bạn trong tổ cộng tác viên thư viện, bạn này cũng nằm trong câu lạc bộ phát thanh - truyền hình của trường THPT Quỳnh Lưu 4. Bài giới thiệu sách được đăng trên trang Fanpage của Trường THPT Quỳnh Lưu 4, nhằm giới thiệu rộng rãi đến nhiều đối tượng bạn đọc. * Kết hợp với giáo viên bộ môn Ngữ văn lớp 10 giới thiệu sách thông qua một số tiết học theo chuyên đề: - Với chuyên đề 3 trong sách Chuyên đề ngữ văn 10: “Đọc, viết, giới thiệu 1 tập thơ, 1 tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết”. Nội dung này cán bộ thư viện đã tư vấn cho những em học sinh lựa chọn những tác phẩm hay, dễ giới thiệu để giúp các em hoàn thành nội dung môn học của mình. Cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn nhiều em học sinh đã có nhiều bài giới thiệu hay đạt điểm cao. Những bài giới thiệu này được cán bộ thư viện tập hợp lại để lần lượt giới thiệu lại cho tất cả học sinh toàn trường thông qua tổ cộng tác viên thư viện vào dịp hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt nam 21/4 sắp tới. Hàng tuần tổ cộng tác viên thư viện sẽ đọc những bài giới thiệu này thông qua hệ thống loa truyền thanh của trường trước giờ sinh hoạt lớp nhằm lan tỏa cảm xúc, tình yêu đối với sách. 12
  16. 13
  17. + Hình ảnh một số bài giới thiệu sách do lớp 10B1 thực hiện trong năm học: 2022-2023 14
  18. 4.2.2. Tổ chức, phát động các cuộc thi Nhu cầu về sản phẩm thông tin luôn thay đổi để tránh gây tâm lí nhàm chán cho bạn đọc. Do vậy, đa dạng hoá các hình thức tổ chức cũng như hoạt động thư viện là xu hướng phát triển tất yếu có tính bền vững đối với các thư viện trường học, nhằm không ngừng nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu của người dùng tin. Để thực hiện được mục tiêu này, thư viện cần phải xây dựng thêm nhiều sản phẩm thông tin mới, đổi mới phương thức phục vụ, trong đó việc tổ chức, phát động các cuộc thi về sách là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4. + Năm học 2020-2021: Thực hiện công văn chỉ đạo của cấp trên hằng năm thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã xây dựng kế hoạch hoạt động hưởng ứng ngày sách Việt Nam ngày (21/4) gồm các nội dung như: - Treo băng rôn tuyên truyền - Giới thiệu sách trước cờ - Tổ chức cuộc thi giới thiệu sách có trong thư viện - Phát động phong trào đọc sách, mượn sách tại thư viện 15
  19. 16
  20. + Những hình ảnh bài các lớp tham gia cuộc thi giới thiệu sách trong thư viện 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1