intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT Cửa Lò 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với những tác động của tự nhiên, xã hội; Thúc đẩy các bạn học sinh tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT Cửa Lò 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH THPT CỬA LÒ 2 LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2 =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH THPT CỬA LÒ 2 LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG Tác giả : : 1. Trương Công Thắng 2. Trần Thị Kim Oanh 3. Bành Thị Quỳnh Lan Thời gian : 2021, 2022, 2023 Số điện thoại : 0912638405 Cửa lò tháng 4/2023
  3. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 3 7. Cấu trúc của đề tài. ................................................................................................ 3 B. NỘI DUNG........................................................................................................... 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH THPT ......................................................................................................................... 4 1. Khái niệm về kỹ năng thoát hiểm. ........................................................................ 4 2. Phân loại kỹ năng thoát hiểm. ............................................................................... 4 3. Tại sao phải dạy kỹ năng thoát hiểm. .................................................................... 4 4. Vai trò của công tác giáo dục kỹ năng thoát hiểm trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. ............................................................................. 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH THPT CỬA LÒ 2 ................................................................................................................. 6 1. Một số nhận định về kỹ năng thoát hiểm (KNTH) của học sinh hiện nay. ................ 6 2. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh về vai trò của kỹ năng thoát hiểm đối với học sinh THPT. ............................................................................................. 6 2.1. Nhận thức của giáo viên ..................................................................................... 6 2.2. Nhận thức của học sinh ...................................................................................... 7 2.3. Thực trạng của kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2 .................... 7 3. Nguyên nhân và hậu quả khi thiếu những kỹ năng thoát hiểm của HS hiện nay. ................ 11 3.1. Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2. ....................................................................................... 11 3.1.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................................. 11 3.1.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................................... 13 3.2. Hậu quả khi thiếu những kỹ năng thoát hiểm. ................................................. 14 3.2.1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. ....................................................... 14 3.2.2. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm sinh lý, đến tính mạng. ........... 14 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN RÈN LUYỆN VÀ PHÁT
  4. TRIỂN KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH THPT .................................... 16 1. Những nguyên tắc để xây dựng các giải pháp ..................................................... 16 1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục ............................................................... 16 1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT ................. 16 1.3 Đảm bảo tính khả thi. ........................................................................................ 16 2. Một số biện pháp góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT ............................................................................................................... 17 2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kỹ thích ứng xã hội cho học sinh THPT ........................................................................................................ 17 2.1.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 17 2.1.2. Nội dung ........................................................................................................ 17 2.1.3. Cách thức tiến hành ...................................................................................... 18 2.2. Tự trang bị kiến thức. ....................................................................................... 18 2.3. Nhà trường thành lập trang Website về kỹ năng sống, KNTH ........................ 18 2.3.1. Mục tiêu......................................................................................................... 18 2.3.2. Nội dung. ....................................................................................................... 18 2.3.3. Cách thức tiến hành. ...................................................................................... 19 2.4. Xây dựng câu lạc bộ kỹ năng. .......................................................................... 19 2.4.1. Mục tiêu......................................................................................................... 19 2.4.2. Nội dung. ....................................................................................................... 20 2.4.3. Cách thức tiến hành. ...................................................................................... 20 2.5. Tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng thoát hiểm .............................................. 21 2.5.1. Mục tiêu......................................................................................................... 21 2.5.2. Nội dung. ....................................................................................................... 21 2.5.3.Cách thức tiến hành. ....................................................................................... 21 2.6. Lồng ghép trong giờ sinh hoạt lớp. .................................................................. 22 2.6.1. Mục tiêu......................................................................................................... 22 2.6.2. Nội dung ........................................................................................................ 23 2.6.3. Cách thức tiến hành ....................................................................................... 23 2.7. Về phía nhà trường phối hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, ban tư vấn tâm lí và Đoàn trường, phụ huynh, địa phương. ............................................................ 29 2.7.1. Mục tiêu......................................................................................................... 39 2.7.2. Nội dung ........................................................................................................ 30 2.7.3. Cách thức tiến hành ....................................................................................... 30
  5. CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 35 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 35 2. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................................ 35 3. Đối tượng và thời gian TNSP.............................................................................. 35 4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm .................................................... 36 5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 36 5.1. Phân tích định tính............................................................................................ 36 5.2. Phân tích kết quả định lượng ............................................................................ 36 6. Hiệu quả của đề tài .............................................................................................. 38 6.1.Mức độ vận dụng............................................................................................... 38 6.2. Hiệu quả ........................................................................................................... 38 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 40 1. Kết luận ............................................................................................................... 40 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 43 PHỤ LỤC ....................................................................................................................
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT + Trung học phổ thông: THPT + Học sinh: HS + Kỹ năng thoát hiểm: KNTH + Giáo viên: GV + Phụ lục 2: PL2 + Bộ Giáo dục- Đào tạo: Bộ GDDT + Cán bộ giáo viên: CBGV + Giáo viên chủ nhiệm: GVCN + thanh niên cộng sản: TNCS + Giáo dục phổ thông: GDPT + Thực nghiệm sư phạm: TNSP + Thực nghiệm: TNg + Đối chứng: ĐC + Kỹ năng sống: KNS + Phụ huynh: PH
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng thoát hiểm đối với học sinh THPT ................................................................................................... 6 Bảng 2. Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng thoát hiểm ......................... 7 Bảng 3. Những kỹ năng thoát hiểm cho học sinh ..................................................... 8 Bảng 4. Hình thức và mức độ rèn luyện kỹ năng thoát hiểm ................................... 9 Bảng 5. Những hình thức dạy kỹ năng thoát hiểm ................................................. 10 Bảng 6. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2 ................................................................................. 12 Bảng 7. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2 ......................................................................................... 13 Bảng 8. Số liệu các mẫu được chọn để thực nghiệm sư phạm ............................... 35 Bảng 9. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp. ....................................... 37 Bảng 10. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp. ..................................... 38
  8. DANH MỤC BIỂU ĐÔ Biểu đồ 1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng thoát hiểm đối với học sinh THPT ................................................................................................ 6 Biểu đồ 2. Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng thoát hiểm ..................... 7 Biểu đồ 3. Các kỹ năng thoát hiểm cho học sinh ...................................................... 8 Biểu đồ 4. Các hình thức và mức độ kỹ năng thoát hiểm cho học sinh .................. 10 Biểu đồ 5. Những hình thức dạy kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm ...................... 11 Biểu đồ 6. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2 .............................................................................. 12 Biểu đồ 7. Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2 .............................................................................. 13
  9. DANH MUC HÌNH Hình 1. Một số hình ảnh hoạt động chuyên đề kỹ năng thoát hiểm của trường THPT Cửa Lò 2 .................................................................................................... 19 Hình 2. Chuyên đề tuyên truyền chống đuối nước, tai nạn thương tích tại trường THPT Cửa Lò 2 ......................................................................................... 20 Hình 3. Một số hình ảnh tuyên truyền kỹ năng phòng cháy chữa cháy của CBGV - HS trường THPT Cửa Lò 2 ....................................................................... 21 Hình 4. Một số hình ảnh tuyên truyền về kỹ năng sử dụng điện thoại và mạng xã hội an toàn cho HS-PH tại lớp 12D3 ........................................................ 22 Hình 5: Sinh hoạt chuyên đề: Hình thành và rèn luyện cho HS kỹ năng ứng phó với tình huống quấy rối tình dục tại lớp 12D3 ................................................ 29 Hình 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh về các kĩ năng về các hiện tượng xã hội. .. 33 Hình 7:Tuyên truyền về kỹ năng ứng phó các tình huống khẩn cấp tại khối 1 phường Nghi Thu - Cửa Lò ...................................................................... 34
  10. LỜI CẢM ƠN Đề tài này là kết quả của quá trình tìm tòi, hỏi học và rút kinh nghiệm trong giảng dạy của bản thân. Khi ứng dụng đề tài này chúng tôi nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của học sinh, đồng nghiệp và của lãnh đạo nhà trường, ban đầu đã mang lại một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, đây là những kinh nghiệm của bản thân còn mang tính chủ quan. Vì vậy, chúng tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của quý thầy, cô để đề tài được hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  11. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là hướng tới phát triển con người một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trong đó, nhấn mạnh vấn đề việc học: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống, nhất là kỹ năng thoát hiểm rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hơn nữa trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thì việc rèn luyện các kỹ năng thoát hiểm cho học sinh sẽ tạo nền tảng, kiến thức cơ sở và những kỹ năng cơ bản để làm chủ bản thân cũng như có thể đối phó với những khó khăn của cuộc sống. Từ đó, giúp các em nâng cao được khả năng nhận thức, rèn luyện tư duy một cách sáng tạo, tự tin giải quyết các vấn đề. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất, 10 năng lực giúp học sinh rèn luyện khả năng tự học, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Do đó, bên cạnh truyền thụ cho học sinh các tri thức cơ bản thì mục tiêu của giáo dục cần rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh, trong đó có kỹ năng thoát hiểm trong mọi hoàn cảnh. Tại các cấp học trong nhà trường hiện nay hầu hết chương trình đào tạo kỹ năng sống sót trong tình huống hiểm nguy không được quan tâm đúng mức. Ngay cả ngoài xã hội, các chương trình đào tạo kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày...có ở rất nhiều cơ sở nhưng nghịch lý là chẳng mấy ai quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng sống thoát hiểm, trong khi ai cũng cho rằng “tính mạng của con người là tài sản vô giá”. Mặc dù, kỹ năng thoát hiểm có vai trò ngày càng quan trọng nhưng trên thực tế, các hoạt động giáo dục kỹ năng này cho học sinh chưa thật sự có hiệu quả. Theo truyền thông, một nữ sinh lớp 10 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh bị đánh hội đồng vào ngày 10 tháng 2 năm 2023; 3 học sinh trường THPT Tô Văn Ơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bị đuối nước vào chiều ngày 9 tháng 4 năm 2023 hay hiện tượng học sinh bị quấy rối tình dục ở tất cả các cấp học…Và câu hỏi đặt ra rằng “Liệu mỗi người chúng ta có thể làm gì để hạn chế các rủi ro cho chính mình” khi tai nạn bất ngờ xảy ra. Câu trả lời rõ ràng rằng, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế tối đa các rủi ro và tăng cơ hội sống sót nếu được trang bị kỹ năng thoát hiểm cá nhân. Không ai có thể tự tin trả lời rằng “Tôi hoàn toàn bình tĩnh để tìm cách xử lý an toàn khi tai nạn xảy ra”, nhưng với những kiến thức, kỹ năng thoát hiểm được rèn luyện từ nhỏ hay được quan tâm đúng mức trong các hoạt động cá nhân hằng ngày, ít nhiều sẽ hình thành một “phản xạ có điều kiện” giúp cho mỗi người bảo vệ tính mạng của chính mình nếu không may rơi vào các tình huống nguy hiểm. Vì vậy, cần trang bị kỹ năng thoát 1
  12. hiểm cho học sinh là rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Cũng như nhiều trường THPT khác, trong những năm gần đây, trường THPT Cửa Lò 2 đã chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong đó có kỹ năng thoát hiểm. Ngoài việc lồng ghép giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho các em trong những giờ học trên lớp thì các em còn được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, chương trình ngoại khóa.... Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT Cửa Lò 2” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2, chúng tôi đề xuất và thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT nhằm: - Giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với những tác động của tự nhiên, xã hội; Thúc đẩy các bạn học sinh tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương. - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở học sinh 3 khối trường THPT Cửa Lò 2. Để đề tài có thể ứng dụng phổ biến cho các trường THPT, chúng tôi chủ yếu tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở những lớp cơ bản. - Đối tượng nghiên cứu: Những kỹ năng thoát hiểm cho học sinh 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về kỹ năng thoát hiểm và giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT. - Nghiên cứu thực trạng kỹ năng thoát hiểm thích ứng xã hội của học sinh THPT Cửa Lò 2 và tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng dẫn đến thực trạng đó. - Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm ở trường THPT Cửa Lò 2. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT.
  13. 5.2. Phương pháp điều tra Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho giáo viên và học sinh THPT nhằm thu thập các thông tin về kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2. 5.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2. 5.4. Phương pháp quan sát Quan sát trực tiếp và ghi chép các biểu hiện kỹ năng thoát hiểm của học sinh thông qua các hoạt động của học sinh THPT Cửa Lò 2. 5.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để xử lý các số liệu điều tra nghiên cứu thực tiễn. 6. Tính mới của đề tài - Đề tài đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm cho học sinh ở trường THPT Cửa Lò 2. - Xác định được một số công cụ test có thể sử dụng hiệu quả cho việc đánh giá kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thoát hiểm cho học sinh THPT. 7. Cấu trúc của đề tài. Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau: - Đặt vấn đề. - Nội dung. - Kết luận và kiến nghị. - Phụ lục.
  14. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH THPT 1. Khái niệm về kỹ năng thoát hiểm. Kỹ năng thoát hiểm là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết để tự bảo vệ trước mọi tình huống có thể nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh. 2. Phân loại kỹ năng thoát hiểm. Trong cuộc sống, các tình huống nguy hiểm diễn ra rất bất ngờ, đa dạng về thời gian, không gian, tính chất. Do đó, có rất nhiều các kỹ năng thoát hiểm khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà cần dạy cho học sinh những kỹ năng thoát hiểm thiết yếu. Sau đây là hệ thống kỹ năng thoát hiểm cần hướng tới cho đối tượng học sinh: + Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (bị quấy rối tình dục, cưỡng bức, đe dọa, nhà sập). + Kỹ năng phòng chống sét. + Thoát hiểm khi bị đuối nước. + Kỹ năng thoát hiểm khi bị bắt cóc. + Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn. + Kỹ năng sử dụng điện thoại an toàn + Kỹ năng thoát hiểm khi bị trộm, cướp... + Kỹ năng thoát hiểm khi bị côn đồ gây hấn. + Kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn. + Kỹ năng thoát hiểm điện giật. Rèn luyện “Kỹ năng thoát hiểm” giúp bổ sung kiến thức, kỹ năng cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên trong khi chương trình giáo dục phổ thông của ta chưa thể đáp ứng đầy đủ được điều này. Đồng thời là cái đích cao hơn hình thành năng lực tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong các tình huống nguy hiểm, khẩn cấp. 3. Tại sao phải dạy kỹ năng thoát hiểm. UNESCO đã đề xuất 4 trụ cột của việc học ở thế kỷ XXI là:“Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định”. Với mục tiêu học rộng như vậy, chúng ta thấy trong hành trang vào đời của các em học sinh còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt các kỹ năng sống trong đó có kỹ năng thoát hiểm. Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn, thử thách để con người vượt qua. Vì
  15. vậy, mỗi con người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh THPT có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Các em muốn khẳng định bản thân trong gia đình lẫn ngoài xã hội, đôi lúc đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi học đường ngày càng báo động trong xã hội. Trong Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TT ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong phần mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục đến năm 2020 có nêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Vì vậy, giáo dục kỹ năng thoát hiểm là con đường ngắn nhất, giúp HS định hướng về cách sống và hành động một cách tích cực hơn. Qua đó, các em dễ dàng áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn thành những hành động tích cực, nhanh nhẹn với những sự thay đổi ngày càng nhanh của xã hội, vững bước tương lai. 4. Vai trò của công tác giáo dục kỹ năng thoát hiểm trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Với cá nhân HS: Giáo dục kĩ năng thoát hiểm sẽ góp phần giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân, làm chủ bản thân, ứng phó có hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống và thích ứng với mọi hoàn cảnh sống khó khăn. Giáo dục kĩ năng thoát hiểm sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, hình thành lối sống lành mạnh, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, đồng thời góp phần giảm bớt tỉ lệ vi phạm pháp luật trong HS. Với gia đình: các em có kỹ năng sống tốt sẽ tạo không khí thân thiện, hạnh phúc trong gia đình. Với xã hội: các em có kỹ năng sống tốt sẽ là những công dân tốt góp phần ổn định và phát triển xã hội, giảm thiểu tệ nạn và gánh nặng xã hội. Ý nghĩa của kỹ năng thoát hiểm Kỹ năng thoát hiểm góp phần to lớn vào giáo dục cơ bản, thúc đẩy học tập suốt đời, góp phần xây dựng cá nhân trở thành công dân tốt, giúp các em có cuộc sống có chất lượng, giúp thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc bản thân, thúc đẩy hòa bình và dân chủ. Ở Việt Nam, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục kĩ năng thoát hiểm vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.
  16. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO HỌC SINH THPT CỬA LÒ 2 1. Một số nhận định về kỹ năng thoát hiểm (KNTH) của học sinh hiện nay. Hiện nay các trường đã và đang chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các tiết dạy chính khóa của các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa và các tiết học tập ngoài giờ trên lớp. Với yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học sinh ý thức được các giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết, chấp hành và tôn trọng pháp luật. Tuy nhiên, nhiều trường học chưa chú ý nhiều đến giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho học sinh. Tình trạng thiếu kỹ năng thoát hiểm đang khiến các em học sinh gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân dẫn đến tình trạng thiếu tự tin, khủng hoảng về tâm lý. Vì thế nhiều em đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những học sinh không ngoan, thành người con hư của gia đình, thậm trí còn dẫn đến vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên. 2. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh về vai trò của kỹ năng thoát hiểm đối với học sinh THPT. 2.1. Nhận thức của giáo viên Bảng 1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng thoát hiểm đối với học sinh THPT Mức độ Yếu tố Không quan Rất quan trọng Quan trọng trọng Số lượng 42 33 9 0 Tỷ lệ (%) 100 78,6 21,4 0,0 Biểu đồ 1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của kỹ năng thoát hiểm đối với học sinh THPT
  17. Thông qua biểu đồ chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng kỹ năng thoát hiểm rất quan trọng đối với học sinh THPT chiếm tới 78,6%, chỉ có 21,4% GV cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Để thấy một điều rằng, tất cả GV đều đánh giá rất cao vai trò của kỹ năng thoát hiểm đối với học sinh THPT- là một kỹ năng xã hội rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của các em trong hiện tại và tương lai. Điều đó giúp học sinh hoàn thiện hơn về mặt nhân cách và giúp các em có những kỹ năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ đặc biệt là trong hoạt động của đời sống. 2.2. Nhận thức của học sinh Bảng 2. Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng thoát hiểm Mức độ Yếu tố Không quan Rất quan trọng Quan trọng trọng Số lượng 252 116 76 60 Tỷ lệ (%) 100 46,0 30,2 23,8 Biểu đồ 2. Nhận thức của học sinh về vai trò của kỹ năng thoát hiểm Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh cho rằng kỹ năng thích ứng xã hội rất quan trọng đối với học sinh THPT chiếm 46%, có 30,2% HS cho rằng quan trọng và có đến 23,8% HS xem đây là kỹ năng không quan trọng. Như vậy, chúng ta có thể thấy hầu hết các em học sinh đã đánh giá đúng vai trò của kỹ năng thoát hiểm chiếm tới 76,2%. Có gần 1/4 HS được điều tra trong số đó chiếm 23,8% cho rằng kỹ năng này không quan trọng. Có thể nói đây là một vấn đề rất cần đáng lưu ý để hướng dẫn và thay đổi được suy nghĩ, quan điểm của các em. Đồng thời định hướng cho các em cái nhìn và hành động đúng đắn phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. 2.3. Thực trạng của kỹ năng thoát hiểm của học sinh THPT Cửa Lò 2 Trước thực trạng nhận thức của HS về kỹ năng thoát hiểm, chúng tôi đã tiến hành điều tra thông tin bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến và phỏng vấn trực tiếp cho 252
  18. học sinh tại trường THPT Cửa Lò 2. Sau đó tổng hợp kết quả bằng thang đo anket. Bảng 3. Những kỹ năng thoát hiểm cho học sinh Mức độ T Không Tỉ lệ Bình Tỉ lệ Cần Các kỹ năng Tỉ lệ T cần (%) thường (%) thiết (%) thiết Kỹ năng ứng phó với tình 1 huống căng thẳng (bị quấy 11 4,4 79 31,3 162 64,3 rối tình dục, đe dọa… 2 Kỹ năng phòng chống sét. 22 8,7 101 40,1 129 51,2 3 Kỹ năng khi bị đuối nước. 23 9,1 99 39,3 130 51,6 Kỹ năng thoát hiểm khi bị 4 28 11 93 36,9 131 52,2 bắt cóc. Kỹ năng sử dụng mạng xã hội 5 26 10,3 99 39,3 127 50,4 an toàn. 6 Kỹ năng sử điện thoại an toàn. 27 10,7 94 37,3 131 52 Kỹ năng thoát hiểm khi bị 7 27 10,7 95 37,7 130 51,6 trộm cướp. Kỹ năng thoát hiểm khi bị 8 19 7,6 89 35,3 144 57,1 côn đồ gây hấn. Kĩ năng thoát khỏi hỏa 9 23 9,1 100 39,7 129 51,2 hoạn. Kĩ năng thoát hiểm khi bị 10 26 10,3 90 35,7 136 54 điện giật. Biểu đồ 3. Các kỹ năng thoát hiểm cho học sinh
  19. Biểu đồ cho thấy, những kỹ năng thoát hiểm trong cuộc sống thì hầu hết các em HS cho rằng cần thiết phải biết chiếm hơn 50% - 60%, thấy không cần thiết chỉ chiếm dưới 11% và bình thường trên 35%. Chứng tỏ rằng các em rất cần các kĩ năng thoát hiểm khi các tình huống xấu xảy ra. Do vậy, trường học, xã hội và gia đình cần trang bị các kĩ năng thoát hiểm để bảo vệ an toàn cho các em. Bảng 4. Hình thức và mức độ rèn luyện kỹ năng thoát hiểm Mức độ Hình thức rèn Thườ Thỉnh Khôn TT Tỉ lệ Tỉ lệ Hiếm Tỉ lệ Tỉ lệ luyện ng thoản g bao (%) (%) khi (%) (%) xuyên g giờ Tham gia các lớp 1 kỹ năng sống 0 0 0 0 89 32,2 187 67,8 cho học sinh Tham gia nhiều hoạt động, 2 20 7,2 179 64,9 74 26,8 3 1,1 phong trào cùng các bạn trong lớp Học các lớp kỹ 3 năng sống trên 0 0 0 0 35 12,7 241 87,3 mạng internet Tự học thông 4 qua tài liệu kỹ 0 0 0 0 0 0 276 100 năng sống Nhờ giáo viên 5 hướng dẫn và tư 0 0 4 1,5 18 6,5 254 92 vấn Tham gia các câu lạc bộ về kỹ 6 năng sống, kỹ 0 0 0 0 15 5,4 261 94,6 năng thoát hiểm để rèn luyện Tham gia các buổi ngoại khóa, 7 42 15,2 234 84,8 0 0 0 0 trải nghiệm của lớp, của trường Tham gia các 8 hoạt động của 0 0 21 8,4 201 72,8 54 18,8 địa phương
  20. Biểu đồ 4. Các hình thức và mức độ kỹ năng thoát hiểm cho học sinh Biểu đồ cho thấy, học sinh rất thực tế, các bạn rèn luyện kỹ năng của mình thường xuyên từ những hoạt động của lớp, trường chứ không phải nơi nào khác chiếm vị trí thứ nhất. Vai trò của các lớp kỹ năng sống cũng quan trọng đối với học sinh nhưng hiếm khi, có bạn chưa bao giờ được tham gia chiếm rất tỷ lệ cao 87,3%. Tóm lại, HS thường hình thành kỹ năng sống của mình thông qua những hoạt động cụ thể trong thực tế từ lớp, nhưng kỹ năng thoát hiểm ít khi trường và lớp tổ chức. Vì thế việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng từ lớp, Đoàn Thanh niên, các tổ chức. Bảng 5. Những hình thức dạy kỹ năng thoát hiểm Hình thức dạy kỹ năng thoát STT Số lượng Tỉ lệ (%) Xếp hạng hiểm Chỉ cần dạy thực hành không cần 1 2,9 6,9 4 dạy lí thuyết. Chỉ cần dạy lí thuyết học sinh tự 2 1,1 2,6 8 vận dụng. Dạy lí thuyết rồi cho thực hành 3 2,2 5,2 5 ngay phần lí thuyết ấy. Dạy thật kỹ lí thuyết để học sinh 4 18,3 43,6 1 hiểu thật rõ rồi mới vận dụng. Nên dùng những tình huống từ 5 thực tế rồi cho học sinh vận dụng 10,0 23,7 2 lí thuyết đã học để giải quyết. 6 Cho học sinh đóng tiểu phẩm, tạo 1,8 4,4 6 tình huống rồi thực hành cách giải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
136=>1