Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp khắc phục Áp lực đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số giải pháp khắc phục Áp lực đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu hướng tới chỉ ra bức tranh thực trạng về áp lực đồng trang lứa trong học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. Giúp HS có những tri thức cần thiết và có những định hướng, cách thức cụ thể thông qua các giải pháp được xây dựng để vượt qua được áp lực đồng trang lứa, xây dựng trường học hạnh phúc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp khắc phục Áp lực đồng trang lứa cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 4 8. Đóng góp mới của đề tài 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1.Cơ sở lí luận 5 2.Cơ sở thực tiễn 12 2.1. Thực trạng của vấn đề 12 2.2. Nguyên nhân của thực trạng 19 3. Một số giải pháp khắc phục "áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp 21 chủ nhiệm ở trường THPT trên địa huyện Đô Lương 3.1. Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền thông qua các hoạt động của nhà trường 21 3.2. Giải pháp 2: Hành trình “Một tuần tìm lại chính bản thân mình”. 22 3.3. Giải pháp 3: Xử lý ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa thông qua các hoạt 26 động xây dựng lớp học hạnh phúc. 3.4. Giải pháp 4: Lập Fanpage ‘‘Giải tỏa áp lực vươn tới giá trị”. 32 3.5. Giải pháp 5: Xây dựng truyện tranh “Vùng trời của mỗi chúng ta”. 33 3.6. Giải pháp 6: Thiết kế các móc khóa “Be yourself”. 35 4. Quá trình thử nghiệm 35 5. Kết quả sau quá trình thử nghiệm 37 6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 40 PHẦN III. KẾT LUẬN 45 1. Kết luận 45 2. Hướng phát triển 45 3. Đề xuất 46
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo viên GV 3 Học sinh HS 4 Nhà xuất bản NXB 5 Điểm trung bình ĐTB 6 Trung bình TB 7 Vị thành niên VTN 8 Câu lạc bộ CLB 9 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 10 Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp. UNESCO 11 Kỹ năng sống KNS 12 Thay mốt quần áo trendy 13 Rối loạn nhân cách né AvPD 14 Một câu chuyện story 15 Vượt quá áp lực đồng trang lứa Peer Pressure
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 . Lý do chọn đề tài Sự phát triển của xã hội luôn tồn tại cùng rất nhiều định kiến và chuẩn mực được đặt ra. Trên hành trình tìm kiếm bản thân, bạn có từng hoài nghi về chính mình, có từng cảm thấy tự ti hoặc đem thành công của người khác làm thước đo cho con đường của riêng mình? Đứng trước sự thành công của những người bạn cùng trang lứa, ít nhất một lần trong đời mỗi chúng ta đều sẽ trải qua cảm giác lạc lối. Khi “gió mưa” cứ thế xô nghiêng vào đầu, bạn có từng phủ nhận những nỗ lực của bản thân? Trong xã hội hiện đại ngày nay, áp lực đồng trang lứa là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm và đề cập đến nhiều nhất. “Áp lực đồng trang lứa” là một khái niệm không mấy xa lạ với đa số chúng ta, nói đơn giản đó chính là cảm giác tự ti khi bản thân không đạt được điều giống với những người xung quanh. Đã có rất nhiều đầu sách, podcast, cũng như là đề tài nghiên cứu trong ngành “Tâm lý học” liên quan đến chủ đề này, với hi vọng mỗi chúng ta có thể nhận diện và vượt qua nó. Tuy nhiên, nói một cách thẳng thắn, áp lực đồng trang lứa sẽ luôn tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển của chúng ta dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Chỉ khi bạn thật sự hiểu rõ và tôn trọng giá trị bản thân, tập trung vào chính hành trình của mình, mới có thể thấy được bạn đã nỗ lực bao nhiêu và đã đi được bao xa trên con đường bạn chọn. Thế hệ trẻ ngày nay có lẽ đây chính là độ tuổi dễ gặp phải nhất, khi vừa loay hoay bỡ ngỡ bước vào hành trình trưởng thành, lại vội vàng cố gắng khẳng định giá trị của bản thân mình. Sau cánh cổng lớn trường học chính là trường đời, lưng chừng bước sang độ tuổi phải vừa bắt đầu đối diện với những áp lực về tự lập kinh tế, lại vừa phải nỗ lực không ngừng để tiếp tục phát triển bản thân, đó sẽ là một hành trình không dễ dàng. Sẽ chẳng một ai hoàn toàn vững vàng trên con đường đó mà không một chút chênh vênh. “Trưởng thành” là hành trình mà một “đứa trẻ” chưa kịp lớn đã “va” vào đời, không ngừng kiếm tìm sự công nhận, để rồi mỗi một lần cố gắng lại là một lần vấp ngã, cho đến khi nhận ra sự công nhận lớn nhất mà bạn luôn tìm kiếm lại đến từ chính bạn. Chuẩn mực xã hội cho mỗi người một con đường “nên đi”, từ kỳ vọng của gia đình, kỳ vọng của bản thân, đến cả thành công của những người bạn cùng trang lứa, đôi khi có thể khiến bạn bị cuốn vào guồng quay không ngừng của cuộc sống mà quên đi đáp án cho những câu hỏi “Mình là ai?”,“Mình muốn làm gì?”,“Điều mình luôn khát khao là gì?”.Trả lời được những câu hỏi đó, cũng chính là lúc bạn tìm được “ngọn hải đăng” chỉ dẫn cho bạn biết phương hướng quay về con đường thuộc về mình. Đừng quên rằng trước khi muốn khẳng định giá trị bản thân, bạn cần phải hiểu rõ và chấp nhận chính mình. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ cần “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng 1
- bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Giáo dục cần hướng tới con người và vì con người, đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục. Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, tháng 4/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, công đoàn ngành đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Hiện nay xây dựng trường học hạnh phúc đã trở thành mong muốn thay đổi của nhiều giáo viên, nhiều nhà trường ở khắp các địa phương trên cả nước. Hiểu thế nào về trường học hạnh phúc? Giáo viên và học sinh cần làm gì để xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc và thoát khỏi áp lực đồng trang lứa?Sau nhiều năm gắn bó với công tác chủ nhiệm và đồng hành cùng lứa tuổi HS THPT, từ nhìn nhận thực tế chúng tôi trăn trở và quyết định nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp khắc phục "Áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. 2. Mục tiêu nghiên cứu Qua nghiên cứu các vấn đề liên quan thuộc các lĩnh vực tâm lý học và xã hội học, đề tài hướng tới xác định, khẳng định những vấn đề lý luận về áp lực đồng trang lứa. Nghiên cứu hướng tới chỉ ra bức tranh thực trạng về áp lực đồng trang lứa trong học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. Giúp HS có những tri thức cần thiết và có những định hướng, cách thức cụ thể thông qua các giải pháp được xây dựng để vượt qua được áp lực đồng trang lứa, xây dựng trường học hạnh phúc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: "Áp lực đồng trang lứa” của học sinh. - Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp khắc phục "Áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. 4. Giả thuyết khoa học Nếu sáng kiến được thực hiện thành công thì các giải pháp đưa ra là tài liệu tham khảo, là cuốn cẩm nang bổ ích và lí thú đem đến cho học sinh THPT một nhận thức rõ, một cái nhìn toàn diện hơn về cả hai mặt lợi và hại của áp lực đồng trang lứa. Từ đó trang bị cho các em những kiến thức, tạo cho mình lối tư duy độc lập, có bản lĩnh vững vàng trước ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa. Đồng thời đề tài bổ sung cho các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường những hiểu biết về áp lực đồng trang lứa, lí giải hiện tượng tâm lí ở học sinh. Hệ thống các giải pháp đưa ra sẽ trở thành sự hỗ trợ hiệu quả, tin cậy để nhà trường và các bậc phụ huynh định hướng phát triển tâm lí đúng đắn cho con em mình. 2
- 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Để thực hiện sáng kiến GV đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận, tổng quan những vấn đề tâm lí về “Áp lực đồng trang lứa” (peer pressure) trong học sinh hiện nay. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về vấn đề về “Áp lực đồng trang lứa”(peer pressure) trong học sinh hiện nay. Tổ chức các giải pháp, các hoạt động vượt qua áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure cho các bạn học sinh hiện nay. Thực nghiệm sáng kiến, đánh giá hiệu quả của các giải pháp khắc phục "Áp lực đồng trang lứa” cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. - Phạm vi: Sáng kiến được nghiên cứu, khảo sát và áp dụng tại trường THPT Đô Lương 2 và một số trường THPT lân cận trên địa bàn huyện Đô Lương. - Thời gian: từ tháng 09/2023 đến tháng 03/2024. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm về áp lực đồng đẳng, biểu hiện, ảnh hưởng... Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những bài viết, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được báo cáo hoặc đăng tải trên các sách báo, tạp chí và website về các vấn đề liên quan đến áp lực đồng đẳng, trên cơ sở đó xây dựng các cơ sở lý thuyết để vận dụng vào khảo sát, nghiên cứu biểu hiện. 6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Mục đích: Thu thập dữ liệu cho đề tài. Nội dung: Xây dựng bảng hỏi bao gồm các nội dung được đưa ra trong nghiên cứu. Phương pháp: Sử dụng bảng hỏi khảo sát trên khách thể nghiên cứu. 6.3. Phương pháp nghiên cứu định tính Mục đích: Thu thập những dữ liệu định tính nhằm bổ sung và giải thích cho dữ liệu định lượng. Nội dung: Xây dựng bản hướng dẫn phỏng vấn. Phương pháp: Phỏng vấn sâu học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh. 3
- 6.4. Phương pháp xử lý số liệu Mục đích: Xử lý các dữ liệu thu được từ bảng hỏi. Nội dung: Phân tích, tập hợp dữ liệu theo từng chủ đề căn cứ theo nội dung nghiên cứu; sau đó thống kê các số liệu thu thập được. Xử lý các dữ liệu theo tỷ lệ phần %, tính trung bình nhằm so sánh sự khác biệt giữa các nhóm học sinh, nhóm trường… Phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích và phép tư duy biện chứng để đưa ra những đánh giá, nhận định. 6.5. Phương pháp thực nghiệm Mục đích: Đánh giá hiệu quả của đề tài. Nội dung: Xây dựng các giải pháp. Phương pháp: Áp dụng các giải pháp trên khách thể nghiên cứu. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Dự án đã đưa ra các giải pháp, ở một mức độ phù hợp cùng với sự nhận thức và hành động của học sinh. Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền thông qua các hoạt động của nhà trường. Giải pháp 2: Hành trình “Một tuần tìm lại chính bản thân mình”. Giải pháp 3. Xử lý ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa thông qua các hoạt động xây dựng lớp học hạnh phúc. Giải pháp 4: Lập Fanpage ‘‘Giải tỏa áp lực vươn tới giá trị”. Giải pháp 5: Xây dựng truyện tranh “Vùng trời của mỗi chúng ta”. Giải pháp 6: Thiết kế các móc khóa “Be yourself”. Qua đó các bạn học sinh hiểu rằng áp lực đồng trang lứa cũng là cơ hội để con người nhìn lại bản thân, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và trở thành động lực để các bạn học sinh nói riêng phấn đấu không ngừng trong tâm trạng thoải mái nhất. 8. Đóng góp mới của đề tài Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tâm lí tuổi học trò nhưng việc nghiên cứu "Áp lực đồng trang lứa” của học sinh THPT thì còn rất ít. Là đội ngũ GVCN bậc THPT sau nhiều năm công tác thấu hiểu về thực trạng nhóm tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp định hướng giáo dục học sinh.Từ đó giúp các em HS nhận thức được áp lực đồng trang lứa cũng là cơ hội để mỗi người nhìn nhận lại bản thân đồng thời tạo môi trường cạnh tranh, học hỏi lành mạnh, tạo tâm sinh lí để các em có động thái đúng hướng, phát triển năng lực của bản thân, hình thành nhân cách sống tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường , bảo vệ tổ quốc và hội nhập vơi xu thế của thời đại hiện nay. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Áp lực đồng trang lứa là gì? Áp lực đồng trang lứa hay còn gọi là “Peer Pressure”, là từ được sử dụng trong tâm lý học để chỉ những áp lực vô hình mà mỗi cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp từ bạn bè và môi trường xung quanh. Áp lực đồng trang lứa được biết đến với nhiều khía cạnh và hình dáng khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù nó xuất hiện trong hình dạng như thế nào thì mục đích luôn khiến cho con người cảm thấy tự ti, thậm chí sinh ra cảm giác hoài nghi và mơ hồ về khả năng thực sự của bản thân so với bạn bè và môi trường xung quanh. Peer pressure xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, ngay từ khi chúng ta bắt đầu đi học, mở rộng mối quan hệ của mình cho tới khi ta già đi. Khi chúng ta còn là những đứa học sinh, áp lực có thể xảy ra với sự so sánh điểm số ở trường học. Khi chúng ta bắt đầu lao vào công việc, mức lương nhận được hàng tháng lại trở thành một tiêu chí để đánh giá sự thành công, áp lực lại càng tăng thêm. Mỗi lần đối mặt với nó, chúng ta lại tự hỏi bản thân “Tại sao mình không được như vậy?”, “Phải chăng bản thân mình quá tệ so với mọi người?”. Dần dần, những câu hỏi này như lấy đi sự tự tin, lấy đi niềm tin vào bản thân và làm chúng ta trở nên mệt mỏi hơn. Trên thực tế, hầu như ai cũng sẽ phải hoặc đã từng đối mặt với tình trạng áp lực từ bạn bè. Tuy nhiên, học sinh trong độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và những người học sinh tuổi thường bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn. 1.2. Áp lực đồng trang lứa và thế hệ học sinh Gen Z Những bạn học sinh thuộc thế hệ Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số như sự phát triển của internet, mạng xã hội và thiết bị di dộng. Do đó, điều này đã tạo nên nhận thức rất rõ ràng của Gen Z về sức mạnh của thông tin, trải nghiệm ảo cũng như truyền thông đại chúng. Rất nhiều người đang trăn trở rằng, liệu việc phát triển trong “thời đại số” có vô tình khiến Gen Z gặp phải những áp lực lớn hay không? Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thế hệ Gen Z. Một đặc điểm tính cách dễ thấy ở nhiều bạn học sinh Gen Z là đề cao cái tôi lớn. Điều này có thể tạo thêm những áp lực vô hình. Một ví dụ đơn giản như khi thấy bạn bè khoe về thành tích trên mạng xã hội thì các bạn ở thế hệ Gen Z có thể bị áp lực nhiều hơn. Nguyên nhân là do cái tôi cao nên thường sợ bị thua kém bạn bè. Những áp lực này có thể khiến Gen Z cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để chứng minh thực lực cũng như thể hiện bản thân. Tuy nhiên áp lực quá lớn lại là “con dao hai lưỡi” gây ra vô vàn hệ lụy. Nó khiến các bạn Gen Z rơi vào căng thẳng, lo lắng và thậm chí dẫn tới trầm cảm. 5
- 1.3. Biểu hiện của áp lực đồng đẳng 1.3.1. Biểu hiện chung Chúng tôi nhận thấy, cuộc sống của mỗi người sẽ có những mối quan hệ khác nhau với những nhóm đồng đẳng không giống nhau, đồng thời, ai cũng sẽ có tiêu chuẩn riêng về hạnh phúc và thành công, do đó mỗi người sẽ chịu ảnh hưởng bởi áp lực này là không đồng nhất. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, có hai trường hợp - nhóm vấn đề nổi lên sẽ tác động đến cảm xúc, tâm lý, nhận thức, hành vi của con người trong mối quan hệ với những người xung quanh, đó là: Trường hợp 1: Cá nhân cho rằng mình thua kém hoặc bị cho là thua kém với nhóm người đồng đẳng khi họ có được những thành tựu và giá trị (theo cá nhân bị áp lực là tích cực) như: có thành tích cao trong học tập và công việc, được khen thưởng, vinh danh, có người yêu tốt, có đồ hiệu (quần áo, giày dép, xe đẹp, điện thoại mới…) nhà mới… Trường hợp 2: Cá nhân có sự khác biệt với nhóm người đồng đẳng về các vấn đề đời sống (thời trang, xu thế nghề nghiệp, các vấn đề liên quan đến giải trí, quan niệm sống, lối sống…) từ đó bị tác động hữu hình bởi nhóm đồng đẳng (rủ rê, lôi kéo, cưỡng chế, hoặc..tẩy chay, chê bai, mỉa mai…) sang xu hướng của nhóm đó hoặc cá nhân tự áp lực bởi sự khác biệt của mình khi không thể hòa nhập với nhóm đồng đẳng đó. Theo nghiên cứu, khi đối diện với áp lực đồng đẳng ở cả hai trường hợp kể trên với với những nhóm đối tượng có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống của mình như: đồng nghiệp, bạn bè nói chung, bạn cùng lớp, người nổi tiếng cùng độ tuổi, con người có thể gặp phải một số biểu hiện thông thường sau: Với trường hợp 1, trước thành công của người khác, một số học sinh bị những người xung quanh (nhà trường, gia đình, xã hội) đưa vào thế so sánh hoặc chính họ tự so sánh mình với những người mà theo họ là thành công đó và cảm thấy áp lực. Phản ứng tâm lý chung của cá nhân khi bị đưa vào thế so sánh với nhóm đồng đẳng thành công là: khó chịu, chán nản, thậm chí có những phản ứng tiêu cực như: phẫn nộ, dùng lời nói hoặc vũ lực với người đưa mình ra so sánh. Còn khi cá nhân tự so sánh với người khác, phản ứng tâm lý chung có thể là: khó chịu, ganh ghét, ghen tỵ, cảm thấy bất công, cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng, không có giá trị...hoặc có thể cảm thấy phấn khích, có động lực. Với trường hợp 2, trước sự khác biệt về xu thế, quan điểm sống của mình với những người xung quanh. Có 02 trường hợp: nếu nhóm cá nhân không có áp lực trực tiếp mà cá nhân tự thấy mình khác biệt thì phản ứng chung có thể cảm thấy lạc lõng, cô đơn, băn khoăn, hoài nghi về sự khác biệt của mình. Còn trong trường hợp, nhóm đồng đẳng có sự tác động trực tiếp lên cá nhân, yêu cầu cần phải thay đổi thì phản ứng của cá nhân có thể là chấp nhận thay đổi theo lối sống, phong cách, quan niệm của nhóm hoặc có người kháng cự lại trước áp lực đó. Nếu không có sự nhận thức đúng đắn và quan tâm kịp thời, áp lực này có thể 6
- gây nên những ám ảnh tâm lý, những hội chứng tâm lý với những di chứng lâu dài và có thể gây nên cả những hành động tiêu cực tăng theo thời gian. 1.3.2. Áp lực đồng đẳng ở độ tuổi thanh thiếu niên Thanh thiếu niên là đối tượng gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa nhiều nhất vì còn thiếu hụt kinh nghiệm sống, tâm sinh lí chưa được phát triển toàn diện. Đây cũng là độ tuổi bắt đầu nhận thức về cảm giác thuộc về và cần định hướng trong hành vi để tìm hội nhóm của mình nên rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những yếu tố bên ngoài. Chandrakant Borase - Phó giáo sư về Giáo dục trường Đại học Sư phạm Nashik, bang Maharashtra, Ấn Độ cho rằng, trong thời đại hiện nay, trẻ em có xu hướng ngày càng ít chịu ảnh hưởng từ gia đình mà dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố bên ngoài như hàng xóm, xã hội và đặc biệt là bạn bè. Bạn bè hoặc những người đồng trang lứa có thể tạo ra cả áp lực hữu hình và vô hình làm thay đổi suy nghĩ, hành vi của thanh thiếu niên. Hiện tượng áp lực ngang hàng này có thể gây ra những thay đổi tích cực hoặc tiêu cực trong cư xử của thanh thiếu niên. Thay đổi tích cực: tạo sự phấn khích, động lực cố gắng, học tập những điểm tích cực để thay đổi đạt được những điều mình mong muốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực đó, nếu không được quan tâm đúng mức, học sinh chịu áp lực đồng trang lứa trong thời gian dài có thể chịu một số tổn thương tâm lí, hành vi như sau: + Rối loạn học tập. + Mệt mỏi, buồn chán. + Các vấn đề về giấc ngủ. + Khó tập trung. + Trí nhớ kém. + Khó chịu, bực mình. + Nghiện game, internet và mạng xã hội để trốn tránh, tìm kiếm giá trị ảo, tạo dựng hình ảnh cá nhân theo cách mình muốn. + Lo âu. + Trầm cảm (chán nản kéo dài, mất quan tâm, hứng thú, bi quan; cảm giác tội lỗi, có thái độ tiêu cực về bản thân, cảm giác mình vô dụng, cảm giác mình không có giá trị khả năng tập trung, trí nhớ kém, có ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hay khóc, chậm chạp hoặc ủ rũ, mệt mỏi, thiếu lực, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống). Từ tâm lý, có thể gây ra những biểu hiện về thể lý và hành vi: Chân tay run rẩy, vã mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, căng mỏi cơ, đau dạ dày, có hành vi tự gây tổn thương để tránh không phải làm những điều bản thân không thích hoặc trừng 7
- phạt bản thân. Nghiêm trọng hơn, theo một số nghiên cứu, những áp lực đến từ các mối quan hệ bạn bè hoặc các tiêu chuẩn cộng đồng về trang lứa do các cá nhân hoặc nhóm xã hội áp đặt lên, đưa ra để so sánh có thể gây ra những hệ lụy về sức khỏe tâm thần, rối nhiễu tâm trí ở học sinh THPT. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Khoa Tâm lý và Giáo dục, Đại học Sư phạm, Đại học Huế, học sinh THPT có thể mắc một số hội chứng sau khi gặp áp lực: phiền muộn, rối loạn âu lo, trầm cảm, thậm chí có mong muốn tự tử. Ngoài ra, tổng thuật từ một số nghiên cứu khác có thể thấy, học sinh THPT khi rơi vào trạng thái không được thừa nhận hoặc chối bỏ chính mình có thể dẫn tới hệ quả là một số hội chứng tâm lí sau: Hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là: Nói chuyện trước đám đông, làm việc khi ai đó đang nhìn mình, nói chuyện trên điện thoại, gặp người lạ, ăn ở nơi công cộng, trả lời câu hỏi trong lớp học. Người mắc hội chứng này có thể sợ hãi một hoặc nhiều các tình huống xã hội thông thường nếu phải thực hiện ngoài môi trường gia đình hoặc không có sự bảo trợ của người thân. Sợ hãi rằng mình sẽ làm các hành vi ngớ ngẩn để rồi phải xấu hổ vì nó. Hành vi tránh né, sự sợ hãi, hoặc cảm giác đau khổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống xã hội, học tập hoặc khả năng lao động. Nếu không được quan tâm đúng mức học sinh THPT có thể mắc rối loạn nhân cách tránh né (tiếng Anh: Avoidant personality disorder-AvPD hoặc anxious personality disorder) là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách. Đối với một số tác giả, AvPD là một kiểu ám ảnh sợ xã hội lan tỏa. Người bệnh nghèo nàn trong các mối quan hệ, họ thường chỉ có vài người bạn, ít tham gia vào các hoạt động chung. Thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 4 trong các biểu hiện dưới đây. Tránh né các hoạt động xã hội nghề nghiệp phải quan hệ nhiều do sợ bị phê bình, phản đối và chối bỏ. Ngần ngại không bộc lộ tình cảm với người khác dù có nhu cầu được yêu thương. 8
- Dè dặt ngay cả trong quan hệ thân tình vì sợ xấu hổ và làm chuyện kỳ cục. Trong các bối cảnh xã giao rất sợ bị phê bình và chối bỏ. Trong những quan hệ mới mẻ thường ức chế vì cảm giác mình không được đánh giá cao. Tự xem mình không có năng lực giao tiếp xã hội, kém thu hút và thấp kém so với người khác. Rất dè dặt để tránh mọi vấn đề trong quan hệ cá nhân hoặc tránh né dấn thân trong các hoạt động mới vì sợ rơi vào tình trạng lúng túng. Nhiều người được chẩn đoán mắc AvPD đã sớm biết đến cảm xúc đau đớn lặp đi lặp lại bởi cha mẹ và hoặc cộng đồng xung quanh khi bị chỉ trích hay không được chấp nhận. Cái này tạo ra cơ chế phòng thủ, một cách đơn giản họ nghĩ rằng cách tốt nhất để giảm thiểu đau đớn đó là tránh né các mối quan hệ có nguy cơ. Rối loạn lo âu lan tỏa (tiếng Anh: generalized anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu có đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa và dai dẳng đồng thời không giới hạn và nổi bật trong bất cứ tình huống đặc biệt nào. Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu bao gồm bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu ở vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh.Tuy nhiên cần thấy được sự khác nhau giữa lo âu thông thường và lo âu bệnh lý. Khi cảm thấy lo âu rất nhiều mà không do nguyên nhân nào rõ rệt, không còn khả năng tự kiểm soát được bản thân, lo âu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì đó là bệnh lý. Cần phân biệt rối loạn lo âu lan tỏa với các rối loạn lo âu khác vì chúng thường có một số điểm chung dễ gây nhầm lẫn. Với những người bị rối loạn lo âu lan tỏa, mỗi ngày diễn ra họ đều phải trải qua cảm xúc lo lắng và căng thẳng quá mức, mặc dù có rất ít hoặc không có vấn đề nghiêm trọng nào. Họ hay dự đoán các sự kiện bất trắc và quá quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, tiền bạc, gia đình, hoặc khó khăn trong công việc... Khi mức độ lo lắng ở tầm vừa phải, người mắc rối loạn lo âu lan tỏa có thể đảm bảo chức năng xã hội và giữ một công việc bình thường. Tuy nhiên người bệnh sẽ gặp khó khăn thậm chí trong việc thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày nếu lo lắng là nghiêm trọng. 1.4. Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng lệch lạc. Thực tế cho thấy, nó có thể mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực. 1.4.1. Những ảnh hưởng tích cực của áp lực đồng trang lứa Áp lực đồng trang lứa có thể là động lực giúp mỗi người nỗ lực nhiều hơn trong việc khẳng định và hoàn thiện bản thân. Bởi khi ở trong một nhóm bạn ưu tú thì mỗi người sẽ rất dễ gặp phải áp lực trước thế mạnh hay thành công của bạn bè. Điều này thúc đẩy bản thân phải cố gắng hơn để được như những người bạn. Ở 9
- bên những người bạn tốt luôn là động lực để thôi thúc ta trở nên hoàn thiện hơn “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Áp lực đồng trang lứa sẽ không xấu nếu chúng ta học cách khai thác những mặt tốt từ nó. Nghiên cứu cho thấy, nếu tiếp xúc với những người tích cực, chúng ta sẽ phát triển những hành vi tương tự. Lời khuyên: Bạn bè có thể sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời khi học sinh thử những điều mới, khám phá những ý tưởng mới hoặc cần ai đó giúp chúng vượt qua những vấn đề khó khăn. Sự khuyến khích: Các bạn đồng trang lứa có thể thúc đẩy nhau làm những điều có ích và mới mẻ. Chẳng hạn như thử sức cho đội bóng đá hay những trò chơi ở trường. Tình bạn và sự hỗ trợ: Bạn bè có thể gây áp lực nhưng những người bạn tốt vẫn luôn chấp nhận con người của bạn và giúp bạn nâng cao lòng tự trọng. Nêu gương tốt: Bạn bè đồng trang lứa có thể giúp nhau trở thành những người tốt hơn. Bạn bè tốt sẽ tỏ ra cau có và khó chịu trước hành vi tiêu cực và luôn khuyến khích những hành vi tích cực. Biểu hiện cụ thể như: Áp lực tích cực từ bạn bè đồng trang lứa tức là bạn bè khuyến khích bạn làm những điều tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi. Một số ví dụ bao gồm: Thúc đẩy bạn bè học tập chăm chỉ hơn để có thể đạt điểm cao hơn. Kiếm việc làm sau giờ học, đồng thời thuyết phục bạn bè cùng đi làm. Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm lớn và khuyến khích bạn bè làm điều tương tự. Không tán thành những câu chuyện chế giễu. Lên án hành vi bất hợp pháp hoặc rủi ro như uống rượu, hút thuốc lá dưới tuổi vị thành niên. 1.4.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa Tuy nhiên, áp lực từ bạn bè cũng có thể sẽ gây ra rất nhiều hệ quả tiêu cực. Nhất là khi chơi chung với đám bạn không tốt, thích đua đòi và hưởng thụ nhiều hơn là học tập và lao động. Tình trạng này thường có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh vị thành niên, chưa có kinh nghiệm và hiểu biết về những khía cạnh trong cuộc sống. Do đó rất dễ nhiễm phải các thói hư tật xấu. Bên cạnh tác động tích cực thì áp lực đồng trang lứa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Một số tác động xấu bao gồm: Lo lắng và trầm cảm: Ở cạnh những người bạn đồng trang lứa gây áp lực cho bạn khiến bạn không thoải mái khi làm mọi việc. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ bị lo lắng và trầm cảm. 10
- Tranh cãi hoặc tạo ra khoảng cách với gia đình và bạn bè: Áp lực từ bạn bè có xu hướng khiến cho một người cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều này khiến bạn muốn thu mình lại và rút lui khỏi gia đình, bạn bè. Phân tâm trong học tập: Áp lực từ bạn bè đôi khi sẽ khiến bạn chuyển sự tập trung khỏi các ưu tiên vào việc học tập. Vì lúc này, bạn có thể tham gia vào những việc mà bình thường bạn không làm hoặc bị phân tâm bởi những suy nghĩ về áp lực bạn bè. Áp lực thực hiện hành vi nguy cơ: Bạn bè có thể gây áp lực cho nhau để thực hiện các hành vi xấu. Điển hình như uống rượu bia, hút thuốc lá, thử ma túy, đua xe hay tham gia vào hoạt động tình dục từ quá sớm. Các vấn đề về lòng tự trọng và sự tự ti: Thường xuyên cảm thấy áp lực trước sự thành công và thế mạnh của bạn bè sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều này có thể dẫn đến sự tự ti và giảm lòng tự trọng. Thay đổi đột ngột trong hành vi: Cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn của bạn bè hay đồng nghiệp khiến cho bạn bắt đầu thực hiện các hành vi không giống với chính mình. Không hài lòng về ngoại hình: Nếu bạn bè đồng trang lứa chỉ chú ý vào ngoại hình thì bạn có thể cảm thấy không hài lòng với ngoại hình của chính mình. Đồng thời luôn muốn thay đổi ngoại hình để phù hợp hơn. Áp lực đồng trang lứa có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không. Một số biểu hiện áp lực đồng trang lứa một cách tiêu cực: Không muốn đến trường, nơi làm hoặc giao tiếp với bạn bè. Để ý quá nhiều về những gì người khác nghĩ về mình. Cư xử quanh bạn bè khác với khi bạn ở một mình. Không vui, cảm thấy lạc lõng, không thể hòa đồng với mọi người. Ngại những nơi đông người, ngại nói chuyện hoặc chia sẻ vì sợ mình khác mọi người. Thử kiểu tóc hoặc quần áo mới vì chúng đang “trendy”. Tâm trạng thay đổi theo chiều hướng xấu. Khó ngủ, luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng mà không rõ nguyên do. Có cảm giác rằng bản thân không phù hợp với nơi mà mình đang sống và làm việc. Thay đổi hành vi một cách vô thức, làm những việc mà bản thân không muốn. Đặc biệt nhất là luôn đặt bản thân vào một chiếc cân, tự so sánh mình với mọi người.. 11
- Nếu không biết cách tiết chế thì áp lực đồng trang lứa có thể đè nặng bạn trong thời gian dài. Điều này sẽ dẫn đến stress, mệt mỏi, lo lắng, bi quan,… Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy tự ti và ngại gặp mặt bạn bè do bị áp lực quá mức trước sự thành công của người khác, đi đến bế tắc và tự hại bản thân. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Thực trạng của vấn đề. 2.1.1. Thực trạng nhận thức về áp lực đồng đẳng, đồng trang lứa của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. Để khảo sát về thực trạng nhận thức về áp lực đồng đẳng, đồng trang lứa của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi trao đổi bằng bảng hỏi công cụ Google form .Có 344 bạn học sinh tham gia khảo sát kết quả chúng tôi thu được như sau: Bảng 1: Nhận thức của học sinh cả 3 trường về áp lực đồng trang lứa. STT Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ MỨC 1 Đã từng nghe tới áp lực đồng 6 1.74% THẤP trang lứa 2 Đã hiểu áp lực đồng trang lứa 8 2.32% THẤP là gì Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mức độ nhận thức của của HS THPT trên địa bàn còn thấp. Trong đó, khi tiến hành tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về tính chất của áp lực đồng đẳng và có kết quả như sau Bảng 2: Nhận thức tính chất của áp lực đồng trang lứa. TT Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ 1 Tích cực 71 20.6% 2 Tiêu cực 273 79.4% 3 Tổng 344 100.0% Trên 70% học sinh được khảo sát nhận thấy áp lực đồng trang lứa là tiêu cực. Tỉ lệ này tương đối đồng đều ở các trường. Biểu đồ 1. Thực trạng nhận thức của học sinh về tính chất ảnh hưởng của áp lực đồng đẳng 12
- Biểu đồ 2: Thực trạng nhận thức về khái niệm áp lực đồng đẳng Qua khảo sát chúng tôi đã thu thập được bảng thực trạng chung của cả 3 trường về biểu hiện của nhóm đồng đẳng tác động lên cá nhân một cách trực tiếp và gián tiếp. Sự tác động trực tiếp của các nhóm xã hội (gia đình, nhà trường, bạn bè) lên cá nhân học sinh THPT thể hiện ở hai dạng: thứ nhất là áp lực so sánh và thứ hai là áp lực bầy đàn (đám đông). Với áp lực đồng trang lứa, không chỉ có những người cùng lứa tuổi mới tác động lên học sinh THPT mà những nhóm xã hội khác cũng có thể tác động tạo áp lực đồng đẳng lên cá nhân đó khi áp đặt những tiêu chuẩn mà họ cho là người thuộc độ tuổi ấy phải đạt được lên cá nhân. Bảng 3: Áp lực so sánh STT Biểu hiện ĐTB MỨC 1 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có thành 3.40 CAO tích cao hơn (trong hoạt động học tập và các hoạt động khác) 2 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có lối 3.94 CAO sống, quan điểm sống được bố mẹ hay những người khác cho là tích cực 3 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có ngoại 3.94 CAO hình được cho là đẹp hơn 4 Bị so sánh với những người cùng trang lứa có kĩ 3.12 CAO năng sống tốt hơn (ví dụ: kỹ năng giao tiếp…) Như vậy, có thể thấy, áp lực so sánh tác động lên các cá nhân ở nhiều phương diện. Khi nhóm đồng đẳng của cá nhân đó có những người vượt trội về 13
- thành tích học tập, các hoạt động văn nghệ, thể thao, thậm chí là kĩ năng sống (kĩ năng giao tiếp…) thì cá nhân dễ bị đưa ra so sánh và coi là có giá trị thấp hơn. Áp lực này có thể đến từ gia đình , nhà trường và xã hội. Trong đó, với lứa tuổi học sinh THPT, áp lực so sánh về học tập chiếm tỉ lệ cao nhất. Bảng 4: Áp lực đám đông – bầy đàn (tiêu cực). STT Biểu hiện ĐTB MỨC 1 Rủ rê, lôi kéo tham gia các hoạt động vi phạm 3.40 CAO an toàn, trật tự xã hội: đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, gây gổ… 2 Rủ rê lôi kéo tham gia các tệ nạn xã hội: uống 3.94 CAO rượu, hút thuốc lá điện tử, ma túy, xem phim đồi trụy 3 Rủ rê, lôi kéo tẩy chay hoặc có hành động, lời 3.24 CAO nói tiêu cực với người khác. 4 Rủ rê, lôi kéo chơi game 3.1 CAO 5 Bị đối xử tiêu cực khi không cùng quan điểm 3.13 CAO với nhóm đồng đẳng 6 Rủ rê, lôi kéo cùng tham gia các hoạt động giải 3.46 CAO trí mà mình không quan tâm hoặc không yêu thích 7 Bị kì thị, tẩy chay vì có sở thích, quan điểm, sự 3.30 CAO lựa chọn khác với nhóm bạn Từ bảng phân tích mức độ trên đây có thể thấy, áp lực đám đông thể hiện ở rất nhiều khía cạnh đối với cá nhân. Cá nhân có sự khác biệt có thể bị đối xử tiêu cực khi bị rủ rê, lôi kéo, thậm chí là cưỡng chế tham gia các hoạt động vi phạm an toàn, trật tự xã hội, tệ nạn xã hội, tẩy chay bạn bè để có cùng quan điểm, phong cách sống với nhóm đồng đẳng. Bên cạnh những biểu hiện tiêu cực, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương có thể chịu những tác động theo hướng tích cực từ nhóm đồng trang lứa, như: được mời vào các nhóm hoạt động tích cực, sinh hoạt lành mạnh, được mời vào các nhóm học tập hiệu quả, các nhóm hướng nghiệp hoặc KNS tích cực. 14
- Bảng 5: Áp lực đồng trang lứa bầy đàn (tích cực) STT Biểu hiện ĐTB MỨC 1 Được mời vào các nhóm hoạt động tích cực, sinh hoạt 2.45 TB lành mạnh (văn nghệ, thể dục thể thao) 2 Được nhóm bạn mời tham gia vào các nhóm học tập 2.93 TB hiệu quả 3 Được nhóm bạn mời vào các nhóm hướng nghiệp hoặc 2.94 TB kĩ năng sống tích cực Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, áp lực đồng đẳng theo đám đông (áp lực đồng đẳng bầy đàn) cũng có thể đem lại những tác động tích cực đến các cá nhân, tuy nhiên, những hoạt động tích cực này đều được đánh giá ở mức độ trung bình. 2.1.2 Thực trạng môi trường, không gian tác động áp lực đồng đẳng lên HS THPT ở địa bàn huyện Đô Lương. Để khảo sát về thực trạng môi trường, không gian tác động áp lực đồng đẳng lên HS THPT ở địa bàn huyện Đô Lương,chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi trao đổi bằng phiếu khảo sát. Có 344 bạn học sinh tham gia khảo sát kết quả chúng tôi thu được như sau: Bảng 6: Các đối tượng tạo áp lực đồng trang lứa lên học sinh THPT. Đối tượng tác động Số lượng Tỉ lệ Bạn bè 137 39,8% Phụ huynh 102 29,7% Thầy cô giáo 51 14.8% Yếu tố xã hội khác 54 15,7% Tổng 344 100% Về không gian bị tác động, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có hai không gian chính tác động trực tiếp tới học sinh, đó là không gian trực tiếp (không gian sống, sinh hoạt, học tập của học sinh: gia đình, nhà trường, nơi học thêm…) và không gian ảo (không gian mạng xã hội). 15
- 2.1.3. Thực trạng biểu hiện tâm lý, thể lý của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương trước áp lực đồng đẳng Để khảo sát về thực trạng biểu hiện tâm lý, thể lý của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương trước áp lực đồng đẳng,chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi trao đổi bằng bảng hỏi công cụ Google form .Có 344 bạn học sinh tham gia khảo sát kết quả chúng tôi thu được như sau: Bảng 7. Bảng số liệu về biểu hiện học sinh 03 trường ghen tỵ trước thành tích của bạn bè. Ghen tỵ vì thành tích của bạn bè Mức độ 1: không bao giờ 84 24.4% Hiếm khi 103 29.9% Thỉnh thoảng 113 32.8% Thường xuyên 28 8.1% Rất thường xuyên 16 4.7% Tổng 344 100% Bảng 8. Tỷ lệ học sinh không bao giờ ghen tỵ Trường THPT Đô Lương 1 19/113 16.8% Trường THPT Đô Lương 2 24/119 20.2% Trường THPT Đô Lương 3 41/112 36.6% Bảng 9. Tỉ lệ học sinh thường xuyên và rất thường xuyên ghen tỵ. Trường THPT Đô Lương 1 21/113 18.6% Trường THPT Đô Lương 2 15/119 12,6% Trường THPT Đô Lương 3 10/112 8,9% Học sinh trường Trường THPT Đô Lương 1 có cảm giác ghen tỵ với bạn bè đồng lứa cao hơn học sinh ở hai trường THPT còn lại là Trường THPT Đô Lương 2 và trường THPT Đô Lương 3 . Trong số những học sinh đó thì học sinh học tập tại lớp chuyên của nhà trường có tỉ lệ cao hơn hẳn. Điều đó cho thấy môi trường cạnh tranh có tác động quan trọng đến cảm giác của học sinh với những người đồng trang lứa. 16
- Bảng 10: Tâm lý khó chịu vì bị so sánh với bạn cùng trang lứa. Mức độ Tổng: 344 Tỉ lệ: 100% Không bao giờ 55 16 Hiếm khi 63 18.3 Thỉnh thoảng 102 29.7 Thường xuyên 80 23.3 Rất thường xuyên 44 12.8 Như vậy là có tới: 124/344 học sinh thường xuyên và rất thường xuyên cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với bạn bè đồng trang lứa. Bảng 11. Biểu hiện thể lý Biểu hiện Mức độ Không Hiếm khi Thỉnh Thường Rất thường bao giờ thoảng xuyên xuyên Đổ mồ hôi, run 169 108 44 11 12 rẩy 49.1% 31.4% 12.8 3.2% 3.5% % Khó thở, tim 188 79 50 18 9 đập nhanh 54.7% 23.0% 14.5 5.2% 2.6% % Tủi thân, khóc 131 98 67 34 14 38.1% 28.5% 19.5 9.9% 4.1% % Chán ăn, mất 170 85 54 23 12 ngủ 49.4% 24.7% 15.7 6.7% 3.5% % Thứ nhất, học sinh có nhận thức về áp lực đồng trang lứa, hơn 70% học sinh nhận thức áp lực đồng trang lứa là tiêu cực. Thứ hai, học sinh có môi trường sống khác nhau sẽ bị chi phối bởi áp lực 17
- đồng trang lứa không giống nhau. Học sinh có những biểu hiện tâm lý và thể lý với những mức độ khác nhau. Thứ ba, yếu tố giới tính cũng chi phối đến mức độ và kiểu loại áp lực đồng trang lứa ở học sinh THPT, khi thời gian chịu tác động và ảnh hưởng của người khác lên học sinh nữ qua khảo sát là 1-2 ngày chiếm tỉ lệ cao và cao hơn học sinh nam. Tuy nhiên, học sinh nữ ở Trường THPT Đô Lương 1 có sự chênh lệch không lớn, thậm chí thấp hơn học sinh nam trong việc bị ảnh hưởng bởi áp lực này. Điều đó cho thấy, yếu tố môi trường giáo dục và khả năng nhận thức có thể điều chỉnh việc chịu tác động của áp lực này. Thứ tư, học sinh chịu áp lực theo hai dạng trực tiếp và gián tiếp. ở dạng áp lực được tạo ra bởi những tác nhân trực tiếp, có thể thấy tỉ lệ chủ yếu là trung bình và cao, cho thấy đây là một thực trạng khá phổ biến, gây nhức nhối. 2.1.4. Thực trạng chung về kĩ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với tổng số mẫu phiếu điều tra là 344 phiếu, kết quả như sau: Bảng 12: Thực trạng kỹ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa. STT MỤC TIÊU ĐTB MỨC 1 Tham gia hội nghị Hướng nghiệp 2.55 TB 2 Thiết lập lại mục tiêu 2.0 THẤP 3 Thay đổi bản thân để hòa nhập 2.5 TB 4 Biến thiếu sót thành động lực 1.5 THẤP 5 Né tránh nơi gây ra áp lực 2.29 THẤP 6 Dùng chất kích thích để giải tỏa áp lực 1,5 CAO Ở mức không bao giờ sử dụng: Học sinh Trường THPT Đô Lương 2 tỉnh có số lượng và tỉ lệ cao nhất, đồng thời cũng là trường có tỉ lệ thấp nhất ở mức thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng. Như vậy, mặc dù vẫn tồn tại những áp lực như khảo sát ở trên nhưng HS Trường THPT Đô Lương 2 do đặc thù môi trường sống và sự tự ý thức khá cao nên đạt chỉ số tương đối an toàn ở nội dung này. Học sinh Trường THPT Đô Lương 3 có tỉ lệ giải tỏa áp lực bằng các chất kích thích ở mức cao nhất, chủ yếu ở lớp cơ bản cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa khả năng nhận thức hoàn cảnh và khả năng giải tỏa áp lực của học sinh THPT. Như vậy, thực trạng kĩ năng ứng phó với áp lực đồng trang lứa ở HS THPT trên địa bàn huyện Đô Lương đang ở mức thấp và trung bình. HS Trường THPT Đô Lương 1 được khảo sát có kĩ năng ứng phó với áp lực này tốt hơn khá rõ rệt 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn