Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018" được hoàn thành với các biện pháp như: Hướng dẫn HS sử dụng các hóa chất sẵn có trong PTN; Thay thế các TN thực bằng TN ảo hoặc các hình ảnh, các video TN có trên internet; Hướng dẫn học sinh thiết kế, xây dựng, cải tiến đồ dùng, thiết bị;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : - Trường THPT Yên Khánh A; - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình. Chúng tôi gồm: STT Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ tháng năm chuyên phần sinh môn trăm đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Vũ Xuân Sinh 14/7/1979 THPT Yên Hiệu Thạc sỹ 30% Khánh A trưởng 2 Hoàng Út Thương 27/8/1986 THPT Yên Giáo viên Cử nhân 10% Khánh A 3 Trần Thị Xuyến 12/8/1988 THPT Yên Giáo viên Cử nhân 40% Khánh A 4 Trịnh Thị Hồng 24/11/1984 THPT Yên Giáo viên Cử nhân 10% Khánh A 5 Trần Thị Thúy 02/11/1979 THPT Yên Giáo viên Thạc sỹ 10% Khánh A 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018” Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục 2. Nội dung 2.1. Giải pháp cũ thường làm: 2.1.1. Thực trạng hóa chất thiết bị tại trường THPT Yên Khánh A 1
- - Có nhân viên phụ trách riêng về công tác thiết bị. - Đa số đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, nhiệt tình, năng động, 100% giáo viên được tham gia tập huấn chuyên đề sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, đã có kinh nghiệm. Giáo viên luôn coi trọng việc làm đồ dùng dạy học, biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng. - Có phòng thí nghiệm bộ môn hóa học riêng xong các thiết bị và hóa chất hầu hết đều không đồng bộ hoặc chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học. - Bộ thí nghiệm thực hành lớp 10 chương trình phổ thông 2018 chưa được mua, chưa được cung cấp. 2.1.2. Giải pháp cũ thường làm: Giải pháp thứ nhất: Do không có hóa chất thiết bị nên một số bài dạy GV chấp nhận cách dạy chay, học chay. Giải pháp thứ hai: GV cố gắng sử dụng các thiết bị hóa chất có sẵn trong PTN nên thường các TN không đạt kết quả như mong muốn hoặc thí nghiệm không thành công. Giải pháp thứ ba: GV làm TN biểu diễn, HS ít được làm TN để tiết kiệm hóa chất. 2.1.3. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ - Ưu điểm: GV nhàn hơn trong khâu chuẩn bị bài vì không mất thời gian chuẩn bị hóa chất và làm thử các TN. HS và GV không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Không tốn kinh phí cho việc mua sắm hóa chất và thiết bị mới. - Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: HS ít được làm, ít hoặc không được quan sát TN, các mẫu vật, dụng cụ trực quan nên mức độ tiếp thu bài và hiểu kĩ nội dung bài còn hạn chế, không phát huy được năng lực thực hành thí nghiệm hóa học, tính sáng tạo của HS. HS tiếp thu bài một cách thụ động GV dạy chay cũng thấy nhàm chán, giảm say mê chuyên môn, không phát huy hết năng lực sáng tạo, tự chủ của mình. 2
- Trước thực trạng trên, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về cách dạy và cách học trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 bộ môn Hóa học, chúng tôi đã tìm tòi, học hỏi và xây dựng đề tài: “Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thiết bị hóa chất phục vụ cho dạy và học môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018” 2.2. Giải pháp mới cải tiến: Giải pháp 1: Hướng dẫn HS sử dụng các hóa chất sẵn có trong PTN Bước 1: GV cùng nhân viên thiết bị rà soát kiểm tra hóa chất có sẵn trong PTN Bước 2: GV lên ý tưởng gợi ý cho các bài học có thể sử dụng thí nghiệm và có kế hoạch thay thế hóa chất thiếu bằng hóa chất đang có sẵn có vai trò tương đương. Bước 3: Hướng dẫn HS làm TN theo bộ hóa chất dụng cụ đã thay thế. Bước 4: Các nhóm HS báo cáo kết quả đã thực hiện và so sánh với bộ hóa chất dụng cụ ban đầu về mặt lí thuyết phản ứng hóa học. Phụ lục 1: Danh sách hóa chất dụng cụ có sẵn trong PTN Phụ lục 2: Danh sách các thiết bị đồ dùng tối thiểu cần có cho lớp 10 chương trình GDPT 2018 Giải pháp 2: Thay thế các TN thực bằng TN ảo hoặc các hình ảnh, các video TN có trên internet Đối với những thí nghiệm độc hại hoặc các thí nghiệm không có hóa chất hoặc không có biện pháp thay thế hóa chất, thiết bị thì cách thức đơn giản, hiệu quả nhất là sử dụng các video trên internet. Khi sử dụng cách thức này đòi hỏi GV phải tự tìm hiểu các video để lựa chọn video có thời lượng ngắn, chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt đồng thời có thể yêu cầu HS tự tìm hiểu trước các video này để cho lớp xem vào tiết học hôm sau. Ví dụ 1: Cho HS xem video phát hiện ra electron, proton khi dạy Bài 2. Thành phần nguyên tử Ví dụ 2: Cho HS xem video phản ứng của sodium với Chlorine khi dạy Bài 13. Phản ứng oxi hóa khử Ví dụ 3: Cho HS xem video chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi dạy Bài 16. Tốc độ phản ứng Ví dụ 4: Cho HS xem video phản ứng Chlorine phản ứng với iron khi dạy Bài 17. Nguyên tố và đơn chất Halogen 3
- Ví dụ 5: Cho HS xem video mô tả phản ứng của hydrogen và chlorine khi dạy Bài 17. Nguyên tố và đơn chất Halogen Ví dụ 6: Cho HS xem video chứng minh tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2 khi dạy Bài 17. Nguyên tố và đơn chất Halogen Ví dụ 7: Cho HS xem video phản ứng khắc thủy tinh khi dạy Bài 18. Hydogen halide và hydrohalic acid Phụ lục 3: Các đường link video Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh thiết kế, xây dựng, cải tiến đồ dùng, thiết bị. Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng gợi ý cho các bài học có thể sử dụng biện pháp này. Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS để học sinh tập trung suy nghĩ, tìm ra ý tưởng của riêng mình từ đó xây dựng ý tưởng chung của nhóm. Bước 3: Các nhóm thảo luận xây dựng, thiết kế sản phẩm, phân công nhiệm vụ thực hiện ý tưởng để hoàn thành sản phẩm. Bước 4: Các nhóm trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện. Bước 5: Nhận xét, đánh giá. + Các nhóm tự thuyết minh, nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm mình theo các tiêu chí ban đầu. + Các nhóm còn lại bổ sung đánh giá nhận xét chéo cho nhau. + Giáo viên tổng kết, nhận xét, kết hợp cho điểm, rút kinh nghiệm. Hình thức 1: HS tự làm đồ dùng học tập Ví dụ 1: Khi dạy xong mục I. Lớp, phân lớp electron khi chuyển sang phần cấu hình electron, tôi sẽ dạy hết phần phân mức năng lượng sau đó giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Từ các nguồn vật liệu sẵn có trong cuộc sống hàng ngày, hãy thiết kế mô hình thứ tự các mức năng lượng (Dãy Klechkovski) từ đó điền các electron của nguyên tử bất kì theo thứ tự mức năng lượng đã thiết kế? Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu trước sách giáo khoa về cách viết cấu hình electron nguyên tử, từ đó thiết kế mô hình biểu diễn cấu hình electron nguyên tử theo orbital? Ví dụ 2: Khi dạy mục 2. Đặc điểm của hợp chất ion, sau khi kết thúc mục tôi giao nhiệm vụ cho HS 4
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách kiểm tra xem một dung dịch có dẫn điện được hay không? Nhiệm vụ 2: Thiết kế thiết bị đo độ dẫn điện của dung dịch các chất tan? ( Học sinh có thể tham khảo cách làm trên internet). Hình thức 2: HS cải tiến đồ dùng thiết bị có sẵn hoặc tìm hóa chất thay thế Ví dụ 1: Khi dạy bài liên kết ion, từ mô hình tinh thể NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm bị lỗi, tôi giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Nhận xét điểm chưa hợp lí của mô hình, giải thích sự chưa hợp lí đó. Nhiệm vụ 2: Khắc phục sự chưa hợp lí đó bằng cách tự làm một mô hình phân tử NaCl khác. Ví dụ 2: Trước khi dạy Bài 14. Phản ứng hóa học và enthalpy, tôi muốn HS cải tiến bộ dụng cụ như Hình 14.1. Tr 77. SGK Cánh Diều nên đã đặt ra nhiệm vụ cho HS như sau : Nhiệm vụ 1: Có những cách nào để kiểm tra nhiệt độ của một vật, một dung dịch chất lỏng? Nhiệm vụ 2: Hãy tìm ra một thiết bị đơn giản nhất để kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ sau khi một phản ứng hóa học xảy ra? Nhiệm vụ 3: Làm TN kiểm chứng tại nhà và quay video để báo cáo. Ví dụ 3: Khi dạy Bài 16. Tốc độ phản ứng hóa học trước khi dạy mục 1. Ảnh hưởng của nồng độ, tôi muốn HS thay thế các hóa chất PTN không có bằng các hóa chất không độc hại, có sẵn, rẻ tiền nên đã đặt ra nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu trước thí nghiệm trong mục 1. Tr 93. SGK CD Nhiệm vụ 2: Hiện PTN không có đầy đủ hóa chất, em hãy tìm cách thay thế các hóa chất ở TN trên bằng các hóa chất thông thường có sẵn trong mỗi gia đình? Lưu ý: Bộ hóa chất này được tận dụng làm luôn TN cho mục 3. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt. mục 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ. Ví dụ 4: Khi dạy nội dung phương pháp nhận biết các đơn chất Halogen, tôi đặt ra nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Người ta nhận biết hồ tinh bột bằng cách nào? Nhiệm vụ 2: Trong PTN không có dung dịch iodine thì có thể thay thế bằng hóa chất nào? Phụ lục 4: Hình ảnh các đồ dùng thiết bị tự làm và cải tiến của HS 5
- Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo liên quan đến các vấn đề thực tiễn. Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng gợi ý cho các bài học có thể sử dụng biện pháp này Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh để học sinh tập trung suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra hình thức thể hiện nội dung bài học. Bước 3: Các nhóm thảo luận xây dựng hình thức trải nghiệm, phân công nhiệm vụ thực hiện ý tưởng để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện. Bước 5: Nhận xét, đánh giá. + Các nhóm tự nhận xét đánh giá cho nhóm của mình. + Các nhóm còn lại bổ sung đánh giá nhận xét chéo cho nhau. + Giáo viên tổng kết, nhận xét, kết hợp cho điểm, rút kinh nghiệm. Ví dụ 1: Khi dạy xong Bài 10. Liên kết ion, tôi tổ chức cho HS được trải nghiệm cách nuôi tinh thể muối ăn, đồng thời hướng dẫn HS nuôi thêm các tinh thể khác. Bước 1: GV hướng dẫn các bước nuôi tinh thể hoặc hướng dẫn HS xem video hướng dẫn. Bước 2: HS lựa chọn loại tinh thể để nuôi và tìm mua hóa chất trên Shopee. Bước 3: Tiến hành nuôi tinh thể và chụp ảnh, quay video báo cáo mỗi tuần. Bước 4: Báo cáo, trưng bày sản phẩm sau 10 tuần. Ví dụ 2: Khi dạy xong Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen, tôi tổ chức cho HS được trải nghiệm tham quan nhà máy nước sạch tại địa phương. Bước 1: Phân công HS trong lớp theo địa bàn xã gần nhau thành 2 nhóm. Bước 2: Các nhóm tự tổ chức tham quan nhà máy nước đặt tại xã Khánh Hội và thị trấn Yên Ninh Bước 3: Báo cáo các kiến thức về quy trình xử lí nước sạch tại mỗi nhà máy thể hiện bằng các video và hình ảnh trung thực, khách quan. Bước 4: Các nhóm nêu các đề xuất, kiến nghị. Phụ lục 5. Các hình ảnh về hoạt động trải nghiệm nhà máy nước, nuôi tinh thể. 2.3. Nghiên cứu đề ra giải pháp. Bước 1: Tôi cùng đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu chi tiết nội dung SGK môn hóa học 10 theo chương trình GDPT 2018. 6
- Bước 2: Tôi lập kế hoạch, phân chia nhiệm vụ cho từng GV tham gia đề tài tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, lựa chọn các TN cần thực hiện toàn bộ nội dung trong SGK lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bước 3: Tôi yêu cầu các GV tham gia đề tài rà soát lại thiết bị hóa chất có sẵn trong PTN của nhà trường phù hợp với những TN đã lựa chọn ở bước 2. Bước 4: Tôi và các đồng nghiệp thống nhất lựa chọn các TN cần có và đưa ra các cách thức xử lí từng TN khi tiến hành dạy HS lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 trên lớp. Bước 5: Chúng tôi hoàn thiện ý tưởng và đề ra các giải pháp cụ thể như trên để thực hiện dạy thực tế. 2.4. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp. Thứ nhất: Ngoài việc xóa bỏ được cách thức dạy chay, học chay ở một số nội dung thì mục đích bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm thực hiện thành công nội dung chương trình GDPT 2018 đã được quan tâm, chú trọng. Thứ hai: Đề tài này giúp thúc đẩy quá trình tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức chuyên môn của mỗi GV. Đồng thời tăng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tổ nhóm chuyên môn để nâng cao chất lượng môn Hóa. Thứ ba: Đề tài giúp GV tiếp cận và thực hiện chương trình GDPT 2018 tốt nhất, hiệu quả nhất. Thứ tư: Đề tài phát huy được tính tự chủ, sáng tạo cho HS đồng thời giúp HS được rèn luyện các kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng giải quyết xử lí các vấn đề thực tiễn. Thứ năm: GV và BGH đã cùng nhau giải quyết được khó khăn vướng mắc và những rào cản về đấu thầu mua sắm trang thiết bị trường học. 3. Hiệu quả đạt được Sau khi áp dụng giải pháp trên tôi và các đồng nghiệp đã thu được những kết quả như sau: 3.1. Hiệu quả kinh tế - Nhà trường chi ít kinh phí hơn cho việc mua sắm trang thiết bị và hóa chất. - Làm tốt công tác xã hội hóa tạo nguồn để mua sắm thêm một số đồ dùng hoặc thực hiện tự làm ra các đồ dùng thiết bị mới để phục vụ giảng dạy. 3.2. Hiệu quả xã hội 3.2.1. Đối với tổ nhóm chuyên môn: 7
- - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Xác định rõ được chuẩn kiến thức, kĩ năng cho môn hóa học lớp 10 chương trình GDPT 2018. - Xây dựng được kế hoạch sử dụng thiết bị thí nghiệm cho từng bài học, chuyên đề cụ thể của SGK lớp 10 chương trình GDPT 2018. 3.2.2. Đối với học sinh: - HS được khám phá kiến thức và lĩnh hội kiến thức một cách trực quan sinh động và tự nhiên nhất. - Học sinh có nguồn tài liệu phong phú phục vụ quá trình học tập. - Bước đầu có được các kĩ năng cần thiết để tham gia nghiên cứu đề tài khoa học mức độ nhỏ. 3.2.3. Đối với giáo viên: - Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 bộ môn Hóa học. - GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng đội ngũ. - GV cũng xây dựng được nguồn học liệu tích lũy cho những năm học tiếp theo. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp. - Mọi GV đều phải nhận thấy sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong SGK lớp 10 chương trình GDPT 2018. - Mọi GV đều phải tích cực, tự giác và có thái độ hợp tác, cầu thị, làm việc nghiêm túc. - HS sẵn sàng hợp tác, tham gia và thực hiện nhiệm vụ GV giao cho trong từng chuyên đề, trong từng tiết học. - Sự đồng hành chia sẻ, tạo điều kiện của BGH nhà trường và đặc biệt từ phía phụ huynh. - Nhà trường có PTN, có các thiết bị trực quan, các thiết bị thực nghiệm bộ môn, các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện kỹ thuật tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học. 4.2. Khả năng áp dụng biện pháp. 8
- Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các môn học trong chương trình GDPT 2018 và áp dụng cho chương trình lớp 11, 12 các năm học tiếp theo. Tuy nhiên cần phải có sự đầu tư công sức, thời gian, trí tuệ và sự đoàn kết của cả nhóm chuyên môn. Bản thân GV tham gia xây dựng chuyên đề phải nhiệt tình, ham học hỏi, tiếp thu những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. 4.3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Trình độ Ngày tháng Nội dung công việc STT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ chuyên năm sinh hỗ trợ môn 1 Trần Thị Thúy 02/11/1979 THPT Yên Giáo Thạc sỹ Nghiên cứu đề tài, Khánh A viên nghiên cứu SGK, chọn lựa hệ thống các TN tối thiểu cần có. Phụ trách giải pháp 3 2 Hoàng Út 27/8/1986 THPT Yên Giáo Cử nhân Nghiên cứu đề tài, Thương Khánh A viên nghiên cứu chuyên đề SGK, chọn lựa hệ thống các thiết bị, hóa chất tối thiểu cần có. Phụ trách giải pháp 4 3 Trần Thị Xuyến 12/8/1988 THPT Yên Giáo Cử nhân Nghiên cứu đề tài, Khánh A viên nghiên cứu chuyên đề SGK, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Phụ trách giải pháp 2 4 Trịnh Thị Hồng 24/11/1984 THPT Yên Giáo Cử nhân Nghiên cứu đề tài, Khánh A viên nghiên cứu chuyên đề SGK, rà soát hóa chất thiết bị có sẵn trong PTN Phụ trách giải pháp 1 5 Vũ Xuân Sinh 14/7/1979 THPT Yên Giáo Thạc sỹ Nghiên cứu đề tài, Khánh A viên nghiên cứu chuyên đề SGK, kiểm tra, giám sát các thành viên thực hiện kế hoạch. 9
- Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Xác nhận của lãnh đạo đơn vị cơ sở Yên Khánh, ngày 20 tháng 04 năm 2023 Người nộp đơn Vũ Xuân Sinh Trần Thị Thúy Hoàng Út Thương Trịnh Thị Hồng Trần Thị Xuyến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. 2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018. 3. SGK Hóa học 10 – Cánh Diều. Người biên soạn: Trần Thành Huế (Tổng Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hà (Chủ biên), Dương Bá Vũ – NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. 4. SGV Hóa học 10 – Cánh Diều. Cao Cự Giác. Nhà xuất bản Đại học Vinh. 5. Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 10. Tập 1, 2. Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh. Nhà xuất bản giáo dục 2003. 10
- PHỤ LỤC 1: Danh sách hóa chất dụng cụ có sẵn trong PTN PHIẾU KÊ KHAI THIẾT BỊ, HÓA CHẤT PTN HÓA ĐƯỢC KIỂM KÊ STT TÊN ĐƠN VỊ SỐ TÌNH GHI CHÚ THIẾT TÍNH LƯỢNG TRẠNG BỊ, HÓA BT HỎN CHẤT G 1 Kẹp gỗ Cái 20 x 2 Bình đong Cái 25 x 3 Đèn cồn Cái 28 x 4 Áo blue Cái 05 x 5 Chậu thủy tinh Cái 16 x 6 Giá nhựa Cái 17 x 7 Bình tam giác Cái 20 x 8 Ống thủy tinh làm thí Cái 35 x nghiệm 9 Ống nghiệm có nắp Cái 30 x 10 Giá sắt Cái 6 x 11 Bộ bình chuẩn độ Bộ 7 x 12 Lọ đựng hóa chất Cái 25 x 13 Chổi cọ Cái 8 (to), x 6(bé) 14 Găng tay cao su Đôi 5 x 15 Giấy quỳ Hộp 3 x 16 Mg (lá) Cuộn 3 x 17 Phôi bào sắt Lọ 1/2 x 18 Nhôm Lọ 1 x 19 Axit HCl Lọ 1/2 x 20 Na2CO3 Lọ 1 x 21 NaOH Lọ 1 x 22 NaBr Lọ 1 x 23 K2Cr2O7 Lọ 1 x 24 CuSO4.5H2O Lọ 1 x 25 NH4Cl Lọ 1 x 26 NaOCl Lọ 2 x 27 NH4OH Lọ 1 x 30 BaCl2.2H2O Lọ 1 x 31 Na2SO4 Lọ 1 x 32 CaC2 Lọ 1 x 11
- 33 NaCl Lọ 2 x 34 Al (lá) Lọ 1/2 x 35 S ( bột) Lọ 2/3 x 36 Na Lọ 1/2 x 37 CuSO4 (khan) Lọ 2 x 38 CaCO3 Lọ 1 x 39 Ca(OH)2 Lọ 1/2 x 40 Na2S.9H2O Lọ 2/3 x 41 Cu Lọ 2 x 42 H2O2 Lọ 2 x 43 Cồn 700 Lọ 2 x 44 MgSO4.7H2O Lọ 1/2 x 45 BaCl2 Lọ 1/2 x 46 NaNO3 Lọ 1 x 47 KClO3 Lọ 1/2 x 48 CrCl3 Lọ 1 x 49 NaHCO3 Lọ 2/3 x 50 (NH4)2SO4 Lọ 1 x 51 NaI Lọ 1 x 52 Đá bọt Lọ 2/3 x 53 KCl Lọ 1/2 x 54 AgNO3 Lọ 1/2 x 55 Phenolphtalein Lọ 1/2 x 56 KMnO4 Lọ 1 x 57 HNO3 Lọ 2 x 58 H2SO4 Lọ 1 x 59 Al2(SO4)3.18H2O Lọ 1/2 x 60 Axeton Lọ 1 x 61 Iot Lọ 2/3 x 62 FeCl3.6H2O Lọ 2/3 x 63 MnO2 Lọ 2/3 x 64 C6H12O6 Lọ 1/2 x 65 C2H5OH Lọ 2 x 66 CH3COONa.3H2O Lọ 1/2 x 61 Anilin Lọ 1/2 x 62 HCHO Lọ 1/2 x 63 C7H8 Lọ 1/2 x 64 C12H22O11 Lọ 2/3 x 65 Gly Lọ 1/2 x 66 C6H6 Lọ 1/2 x 67 CH3COOH Lọ 1/2 x 68 C6H5OH Lọ 1/2 x 69 C20H14O4 Lọ 2 x 70 C16H8 Lọ 2/3 x 12
- PHỤ LỤC 2: Danh sách các thiết bị đồ dùng tối thiểu cho lớp 10 chương trình GDPT 2018 ĐỊNH MỨC MÁY MÓC, THIẾT BỊ LỚP 10 Môn Hóa học Đơn vị tính Số lượng tối đa Tiêu chuẩn, định STT Số lượng cho 1 Số lượng cho 1 mức nhóm, lớp điểm trường LỚP 10 1 Alcol etylic Lít 0,05 0,5 2 Acid sunfuric Lít 0,05 0,5 3 Giấy phenolphtalein Hộp 0,5 5 4 Giấy quỳ tím Hộp 0,5 5 5 Dung dịch Iodie Lit 0,01 0,1 6 Zinc viên Kg 0,03 0,3 7 Sunfur bột Kg 0,05 0,5 8 Magienium dây Kg 0,01 0,1 9 Sodium bromide Kg 0,02 0,2 10 Sodium hidroxit Kg 0,02 0,2 11 Sodium nitrate Kg 0,02 0,2 12 Sodium chloride Kg 0,02 0,2 13 Sodium thiosunfate Kg 0,02 0,2 14 Nước Bromine 20% Lit 0,01 0,1 15 Nước cất Lít 0,2 2 16 Nước Giaven Lít 0,05 0,5 17 Iodie rắn g 1 10 18 Iron bột g 20 200 19 Sodium chloride Lít 0,05 0,5 20 Silver nitrate g 5 50 21 Acid hydrochloride lit 0,2 2 22 MnO2 g 5 50 13
- Số lượng tối đa Tiêu chuẩn, định STT Đơn vị tính Số lượng cho 1 Số lượng cho 1 mức nhóm, lớp điểm trường 23 Dung dịch Iodie lit 0,01 0,1 24 KClO3 g 5 50 25 Aluminium bột g 5 50 Dụng cụ lớp 10 1 Chổi rửa ống nghiệm cái 20 2 Chổi rửa to cái 10 3 Ống nghiệm 16 x160 cái 50 4 Ống nghiệm chịu nhiệt cái 50 5 Ống nghiệm phi 18 x 180 cái 20 6 Muỗng đốt hóa chất inox cái 10 7 Găng tay y tế đôi 10 8 Găng tay cao su đôi 10 9 Công tơ hút có nút cao su cái 30 10 Áo Blu cái 2 11 Dây cao su dẫn khí mét 5 12 Tủ đựng hóa chất cái 01 PHỤ LỤC 3: Các đường link video Video phát hiện ra electron, proton: https://youtu.be/FnaVqRNwhpI Video phản ứng của sodium với Chlorine: https://youtu.be/i431ixN3zwI Video chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: https://youtu.be/lQpC_z11_4Y https://youtu.be/CjAFX9XSfAA Video phản ứng Chlorine phản ứng với iron: https://youtu.be/io_Z-_rMKqo Video mô tả phản ứng của hydrogen và chlorine: https://youtu.be/lB10uCQkgEY Video chứng minh tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2: https://youtu.be/N33WV_ZS0gY https://youtu.be/TtedN-XhX1s Video phản ứng khắc thủy tinh: https://youtu.be/fh9pczobz18 14
- PHỤ LỤC 4: Hình ảnh các đồ dùng thiết bị tự làm và cải tiến của HS 15
- Ảnh mô hình cấu hình e, mức năng lượng. 16
- Ảnh bộ dụng cụ đo độ dẫn điện. 17
- 18
- 19
- Ảnh mô hình tinh thể muối ăn tự làm so sánh với mô hình sẵn có 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 278 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 178 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn