intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN Lĩnh vực: Trải nghiệm, hướng nghiệp
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG PTDTNT THPT NỘI TRÚ SỐ 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN Lĩnh vực: Trải nghiệm, hướng nghiệp Tác giả: Phan Thị Nguyệt Nguyễn Thị Thu Hà Năm thực hiện: 2022 - 2023 Số điện thoại: 0947 412 367
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................. 1 3. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 2 5. Tính đổi mới .................................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG ....................................................................................... 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ......................................................... 3 1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................... 3 1.1. Sự cần thiết phải đổi mới. ............................................................................ 3 1.2. Cơ sở lí luận về phát triển năng lực học sinh phổ thông .............................. 4 1.3. Cơ sở lí luận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ..................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................... 8 2.1. Thuận lợi: ..................................................................................................... 8 2.2. Khó khăn: ..................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM , HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN .. 10 2.1. Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục địa phương: ... 10 2.2. Một số đặc điểm, tình hình chung của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp của nhà trường: .......................................................................... 10 2.3. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An : ........................................................................................ 12 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An : ........................................................................................ 19 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN. ................ 22 3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn để kế hoạch phù hợp có hiệu quả.............................. 22 3.2. Đổi mới công tác kiểm tra, tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ................................................................. 24 3.3. Tổ chức bộ máy và công tác chỉ đạo, quản lý, làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường. ........................................................................................................ 25
  4. 3.4. Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm và nâng cao nhận thức, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên phụ trách, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn Thanh nhiên và học sinh đáp ứng yêu cầu giáo dục THPT ................................................................................................................. 26 3.5. Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp, trang bị cho giáo viên kiến thức về 10 hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông: ...................................................... 29 3.6. Tạo cơ hội , hướng dẫn học sinh tìm hiểu, tham gia vào cả quá trình của hoạt động trải nghiệm , hướng nghiệp: ............................................................. 34 3.7. Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh và nâng cao vai trò của hội đồng tự quản lớp: ............................................................................................................ 37 3.8. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, đảm bảo các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: ...... 38 3.9. Nâng cao vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động trải nghiệm.......... 39 3.10. Thay đổi phương pháp hướng nghiệp cho học sinh. ................................ 40 4. Những kết quả đạt được sau hơn 1 năm vận dụng sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An’”. ................. 41 4.1. Kết quả hoạt động trải nghiệm .................................................................. 41 4.2. Kết quả hoạt động hướng nghiệp: .............................................................. 44 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 47 1. Kết luận ......................................................................................................... 47 2. Kiến nghị: ...................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 50 PHỤ LỤC ............................................................................................................
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác các kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Những kinh nghiệm học sinh đã được trải qua sẽ chuyển hoá thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường, nghề nghiệp tương lai, bảo đảm tính “mở, linh hoạt” là một trong những quan điểm xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Bộ GD-ĐT, 2018). Theo đó, các địa phương và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh đối với mỗi lớp học, cấp học. Sự “mở và linh hoạt” trong chương trình là cơ hội tốt để các trường giáo dục yếu tố nhận biết, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT mới 2018 là hoạt động giáo dục bắt buộc và được tổ chức theo nhiều loại hình hoạt động, với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội nên chúng tôi cùng các đồng chí trong nhà trường đã xây dựng chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; sao cho có thể để đạt mục tiêu đó là giúp mỗi cá nhân khẳng định được giá trị riêng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung; giúp học sinh thể hiện tình yêu đất nước, con người, trách nhiệm công dân,... bằng việc làm, hành động cụ thể, thiết thực và bằng các hoạt động cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục. Đó cũng chính là những phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động tương lai và người công dân toàn cầu. Học sinh định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Từ thực tiễn giáo dục hiện nay cũng như thực tế hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp tại các trường THPT nói chung và các trường dân tộc nội trú trên địa bàn Nghệ An nói riêng, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An là việc làm vô cùng cần thiết, tạo cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần thay đổi diện mạo mới trong quá trình giảng dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT. 1
  6. Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An” để chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè những kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng tại đơn vị công tác. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của trường THPT. - Đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An” . - Đối tượng nghiên cứu: học sinh trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát để thu thập thông tin về sự tích cực, sự hứng thú tham gia của học sinh trong giờ học và trong các hoạt động. 5. Tính đổi mới Học sinh chủ động tìm hiểu, đưa ra ý tưởng, xây dựng kế hoạch, thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với nhiều hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Thông qua các hoạt động học sinh có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức đồng thời được rèn luyện nhiều kỹ năng, hình thành các năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT 2
  7. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Sự cần thiết phải đổi mới. Những yêu cầu từ sự phát triển của xã hội, sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của công nghệ thông tin, học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách phải đổi mới cách dạy và cách học. Những yêu cầu đặt ra từ sự phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn nhân lực thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả, năng suất cao đòi hỏi người lao động phải năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Những yêu cầu liên quan đến đặc điểm tâm – sinh lý của người học, mỗi học sinh đều có cách học theo sở thích riêng đòi hỏi việc dạy học phải quan tâm đến phong cách học của người học thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực của người học 5% • Những gì ta nghe 10% • Những gì ta đọc 20% • Những gì ta áp dụng 30% • Từ các buổi trình bày, trình diễn 50% • Từ các hoạt động thảo luận 85% • Từ hành động và giải thích cho người khác Hình 1.1. Chúng ta nhớ được chừng nào Bảng 1.1. Tại sao phải hoạt động trải nghiệm Giải thích Giải thích, minh họa Giải thích và minh họa và trải nghiệm Những gì bạn nhớ sau 3 tuần 70% 72% 85% Những gì bạn nhớ sau 3 tháng 10% 32% 65% 3
  8. 1.2. Cơ sở lí luận về phát triển năng lực học sinh phổ thông Xu hướng chung của việc xác định công tác giáo dục ở các nước hiện nay là chuyển từ chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình theo định hướng năng lực. Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng,thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống, là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kỹ năng học được..., mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kỹ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với chính các em và không chỉ là vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả 3 yếu tố này thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hội...), được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ngoài lớp học. Nhà trường được coi là môi trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như: gia đình, cộng đồng,... cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em. Bốn thành phần của năng lực phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO: 1.3. Cơ sở lí luận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối 4
  9. tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. 1.3.1. Khái niệm trải nghiệm Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Qua nghiên cứu các tài liệu triết học, ta có thể thấy được một số cách để định nghĩa về trải nghiệm: Trải nghiệm là một phạm trù của triết học, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa và là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm – nhận thức, là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài của các đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…).Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượng nghiên cứu thì trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy và là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường... 1.3.2. Khái niệm hướng nghiệp Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Thực tế cho thấy, các bạn thường lựa chọn theo cảm tính, do "nổi hứng" nhất thời, do chạy theo phong trào hoặc do bị mất phương hướng nên "nhắm mắt đưa chân"... Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career development)...Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng, ổn định, họ sẽ có nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội một cách toàn diện: Về giáo dục: Giúp học sinh có hiểu biết về 5
  10. thế giới nghề nghiệp, hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động, tạo ra sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp.Về kinh tế: Góp phần phân luồng học sinh phổ thông tốt nghiệp các cấp và bố trí hợp lý 3 nguồn lao động dự trữ bảo đảm sự phù hợp nghề. Giảm tai nạn lao động và sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề. Là phương tiện quản lý công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học. Về xã hội: Giúp học sinh tự giác đi học nghề và khi có nghề sẽ tự tìm việc làm. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội phạm và ổn định được xã hội. 1.3.3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Ở cấp THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề, giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THPT giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích. Nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên, với nghề nghiệp và được tổ chức thành 4 mạch hoạt động sau: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. 6
  11. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Các phương thức hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm: Phương thức Khám phá, phương thức Thể nghiệm, tương tác, phương thức Cống hiến, Phương thức Nghiên cứu Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học). Nội dung và hình thức hoạt động hướng nghiệp: Công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là giai đoạn mở đầu của công tác hướng nghiệp toàn xã hội. Dưới góc độ xã hội, công tác hướng nghiệp có 3 mặt hoạt động chủ yếu sau: Định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, tuyển chọn nghề nghiệp. Ba mặt hoạt động này có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Cho học sinh phổ thông tiến hành hướng nghiệp chủ yếu là định hướng nghề nghiệp và một phần tư vấn nghề, còn tuyển chọn lao động do các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất tiến hành.Ở trường THPT hiện nay hướng nghiệp cho học sinh theo 4 tuyến song hành (4 hình thức hướng nghiệp) * Hướng nghiệp qua các môn học: Trong cơ cấu chương trình tất cả các môn học ở THPT đều có khả năng hướng nghiệp cho học sinh, vấn đề là giáo viên bộ môn phải ý thức được vấn đề này trước hết là dạy các kiến thức cơ bản sau đó tuỳ đặc trưng môn học mà chỉ cho học sinh những kiến thức và kỹ năng của bài đó liên quan đến hướng nghiệp giúp học sinh hiểu biết và làm quen với thế giới nghề nghiệp. *Hướng nghiệp thông qua dạy học môn công nghệ: Với tư cách là môn khoa học ứng dụng, bộ môn công nghệ cung cấp cho học sinh những nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lý khoa học và làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, trong các dạng nghề nghiệp khác nhau. Do đó giảng dạy môn công nghệ quán triệt tinh thần kỹ thuật tổng hợp có tác dụng hướng nghiệp cho thế hệ trẻ *Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp: Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nhằm giúp học sinh làm quen với những nghề của quê hương, nghề phổ biến ở địa phương, nghề truyền thống của địa phương như nông nghiệp,tiểu thủ công,tiểu công nghiệp... Khác với các môn học, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp được tổ chức không nhất thiết trình bày tại lớp mà có thể tại các triển 7
  12. lãm hướng nghiệp, tại phòng hướng nghiệp, tại cở sở sản xuất, tại câu lạc bộ, qua phim. *Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá: Bên cạnh những biện pháp hướng nghiệp trên mang tính giáo dục trong nội khoá, hoạt động ngoại khoá cũng có tác dụng to lớn trong việc giới thiệu tuyên truyền cho học sinh. Những hoạt động ngoại khoá bao gồm: Xây dựng tổ ngoại khoá, tham quan hướng nghiệp, phòng hướng nghiệp, câu lạc bộ, qua hoạt động của Đoàn thanh niên, qua hội phụ huynh học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn coi các em học sinh như con em trong gia đình. Không chỉ giảng dạy trên lớp, từ bữa ăn, giấc ngủ, nếp sinh hoạt của các em cũng được các thầy giáo, cô giáo chăm lo chu đáo. Việc quan tâm, chăm sóc vừa để nắm bắt được tâm tư, tình cảm, tư vấn, giúp các em lựa chọn những môn học, ngành học phù hợp với mình, vừa chia sẻ với các em những niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt và học tập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tích cực trong việc xây dựng, phát triển nhà trường và tiếp cận các phương pháp dạy học mới. Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống. Do điều kiện ăn ở và sinh hoạt tập trung nên giao tiếp là một hoạt động đặc biệt giúp các em rèn kĩ năng sống cho bản thân. Đối tượng giao tiếp hàng ngày thường là thầy, cô, bạn bè và những người thân trong gia đình. Qua hoạt động giao tiếp giúp các em nhận thức được người khác và bản thân mình, từng bước phát triển các kĩ năng cần thiết như: so sánh, phân tích, khái quát hành vi của mình, của người khác, trên cơ sở đó từng bước tự điều chỉnh hành vi, hoạt động để hoàn thiện nhân cách bản thân. Ngoài thời gian học tập trên lớp theo chương trình giáo dục chính thức của cấp học, thời gian còn lại đều là thời gian ngoài giờ lên lớp. Số thời gian này chiếm một dung lượng khá lớn trong tổng số thời gian của học sinh tại trường. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục thực hiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp ở trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, góp phần giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mĩ. Đó không chỉ là điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện mà các em còn được giao lưu học hỏi, được trải nghiệm, thân thiện với môi trường sống… Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết và ứng xử phù hợp với những tình huống thực tiễn trong cuộc sống…Từ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những giá trị tích cực của cuộc sống tạo nên sự hòa nhập, thân thiện với tập thể bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội. 2.2. Khó khăn: Về kinh tế-xã hội: học sinh trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An là được tuyển sinh từ huyện miền núi huyện Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Nghĩa Đàn... có nhiều xã địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu, 8
  13. giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt có những bản chưa có điện lưới quốc gia, cách xa trung tâm huyện cả trăm km. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như: Hmông, Thái, Khơ mú… Trình độ dân trí, đời sống của nhân dân trên địa bàn nhìn chung ở mức thấp và không đồng đều, sự giao lưu học hỏi văn hóa giữa các vùng miền còn hạn chế. Về kĩ năng: Nhiệm vụ giáo dục ở mỗi nhà trường không ngoài mục đích phát triển con người toàn diện cả về nhân-trí-thể-mỹ, vì vậy khi học tập tại trường, học sinh cần được trang bị những kĩ năng: kỹ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hoạt động, học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng tổ chức công việc và quản lí thời gian,… Các em chưa quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra vấn đề cần hình thành những kĩ năng thiết yếu cho học sinh để các em bắt nhịp tốt với môi trường học tập và sinh hoạt chung. Về tâm lí: Học sinh THPT bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn thường hay đan xen, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự thay đổi tuổi dậy thì và sự thay đổi về tâm sinh lí, nhiều khi do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn thường mạnh hơn quá trình ức chế, khiến các em không tự kiềm chế được bản thân. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do điều kiện địa lí, xã hội, môi trường giao tiếp hạn hẹp nên các em học sinh chưa phát huy được vai trò chủ động trong học tập cũng như lao động. Với tâm lí nhút nhát, e dè, hạn chế trong giao tiếp là cản trở lớn đối với các hoạt động nhóm của các em khi học tập tại trường. Về học tập: động cơ học tập của học sinh THPT rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn. Nhìn chung, các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ và sự biểu hiện rất khác nhau.Bên cạnh những khó khăn kể trên, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp từ đó cũng coi nhẹ việc thự hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. 9
  14. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM , HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN 2.1. Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục địa phương: Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An mang sứ mệnh đưa tri thức đến với các em vùng dân tộc, nhà trường luôn đề cao chất lượng dạy và học nhằm mang đến cho các em một môi trường học tập tốt nhất, giúp các em phát huy hết tiềm năng của mình. Trường có vị trí tọa lạc tại xã Nghi Ân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Nghi Ân là xã nằm phía Đông thành phố Vinh, diện tích đất tự nhiên 866,16ha, có đường quốc lộ 46 chạy qua, Nghi Ân có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Trường được đặt trong một khuôn viên rộng lớn với bầu không khí trong lành, thoáng đãng rất thích hợp cho việc học tập và rèn luyện của các em học sinh. Cơ sở vật chất của trường trong những năm gần đây không ngừng được cải tiến và tu sửa. Hiện nay, trường đã có hệ thống phòng học khang trang sạch đẹp với các trang thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, các phòng học rộng rãi, thoáng mát. Ngoài ra, trường còn có hệ thống các phòng học chức năng, phòng bộ môn để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của thầy cô và học sinh trong trường. Đa số học sinh của trường theo học tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa... thế nhưng không vì thế mà thầy và trò nhà trường lơ là việc học tập mà đó lại trở thành động lực để thầy và trò nhà trường quyết tâm phấn đấu, vươn lên trong học tập nhà trường vẫn luôn nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng dạy và học để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh cũng như hướng tới nâng cao vị thế của nhà trường. Kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng của thầy và trò nhà trường chính là chất lượng học tập cùng với các thành tích học tập đáng tự hào tỷ lệ học sinh của Trường trúng tuyển vào các trường đại học thuộc Top đầu cả nước đạt rất cao. 2.2. Một số đặc điểm, tình hình chung của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp của nhà trường: Chúng tôi là những giáo viên giảng dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong năm học qua bản thân chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu, học hỏi trau dồi kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu sách, văn bản quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học, tham mưu với hiệu trưởng thành lập ban hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và các lĩnh vực chức năng. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường để áp dụng thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm đạt chất lượng hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực quản lý giáo dục; phối hợp chặt chẽ trong cấp ủy, ban giám hiệu chỉ đạo tốt công tác chuyên môn và đoàn thể trong nhà trường. Bản thân chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, trau dồi, học hỏi, tâm huyết lựa chọn đề tài này, hình thành đề cương, dự thảo các biện pháp, tiến hành thực nghiệm và kiểm tra,... trong quá trình thực hiện thực tế tại nhà trường về hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh, chúng tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 10
  15. 2.2.1. Thuận lợi: - Về tổ chức quản lý: Nhà trường có Chi bộ Đảng riêng, Hội đồng trường, Đoàn trường, Công đoàn trường, Ban thanh tra nhân dân, các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng, quản trị đời sống. Ngoài ra nhà trường thành lập đủ các Hội đồng hoạt động chức năng khác như: Hội đồng thi đua khen thưởng, Đội cờ đỏ, tổ tư vấn tâm lý học đường, Ban hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp... Hoạt động của các tổ chức và Hội đồng nhà trường theo đúng luật giáo dục và điều lệ trường THPT. - Về đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước cũng như quy chế chuyên môn, có lối sống lành mạnh, chuyên tâm với nghề nghiệp, yêu mến học sinh.Trong những năm gần đây, kết quả thi đua ngày một nâng cao, hằng năm đều có 10 đồng chí đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 90% cán bộ, giáo viên, công nhân viên đạt Lao động tiên tiến. - Chất lượng hoạt động giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Thực hiện công văn số: 5512 /BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng12 năm 2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, công văn số: 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 09 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021- 2022, công văn số:1496 /BGDĐT-GDTrH ngày 19 tháng 04 năm 2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023, công văn số: 804 /SGD&ĐT - GDTrH ngày 27 tháng 04 năm 2022 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023. Sau quá trình triển khai thực hiện đã thu được những kết quả bước đầu. Đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh. Nhà trường luôn quan tâm xây dựng, chỉ đạo giáo viên tổ chức, duy trì hoạt động giáo dục trải nghiệm, góp phần hình thành phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, gồm: sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác, tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể trong và ngoài lớp học, múa hát tập thể, thể dục buổi sáng, trò chơi dân gian; các câu lạc bộ thể dục thể thao như: Câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn, cờ vua, bóng đá, lao động vệ sinh, lao động công ích và các hoạt động của công tác chữ thập đỏ đã ngày một đi vào nền nếp. Năm học 2021-2022 trường đạt Trường lao động tiên tiến xuất sắc, chi bộ trong sạch vững mạnh. Thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng thời, còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 30/2014, thông tư 22/2016 TT/BGDĐT. Đối với học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. 11
  16. 2.2.2. Khó khăn: - Về kĩ năng : Nhiệm vụ giáo dục ở mỗi nhà trường không ngoài mục đích phát triển con người toàn diện cả về nhân-trí-thể-mỹ, vì vậy khi học tập tại trường, học sinh cần được trang bị những kĩ năng: kỹ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hoạt động, học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng tổ chức công việc và quản lí thời gian,… Các em chưa quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra vấn đề cần hình thành những kĩ năng thiết yếu cho học sinh để các em bắt nhịp tốt với môi trường học tập và sinh hoạt chung. - Về phía học sinh : Học sinh PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, môi trường giao tiếp hạn hẹp nên các em học sinh chưa phát huy được vai trò chủ động trong học tập cũng như lao động. Với tâm lí nhút nhát, e dè, hạn chế trong giao tiếp là cản trở lớn đối với các hoạt động nhóm của các em khi học tập tại trường. Học sinh cơ bản ngoan, chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường song ý thức một số em rèn luyện còn chưa cao. Nhìn chung, các em có ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ và sự biểu hiện rất khác nhau. - Về phía giáo viên: Bên cạnh những khó khăn kể trên, công tác chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp, coi nhẹ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. Công tác lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, kiểm tra đánh giá đã thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên việc kiểm tra đôi lúc còn chưa triệt để, chưa tiến hành thường xuyên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Trình độ và tinh thần trách nhiệm của giáo viên, nhân viên không đồng đều. 2.3. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An : Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm, kết quả năm học cũ 2021- 2022 về một số lĩnh vực điều tra cho thấy: Hoạt động Hoạt động STT Nội dung hoạt động Số lượng thường không thường xuyên xuyên 01 Hoạt động câu lạc bộ 5 câu lạc bộ 3/5 2/5 02 Tổ chức trò chơi dân gian 7 trò chơi 5/7 2/7 03 Tổ chức diễn đàn 4 lần 04 Tham quan, dã ngoại 1 lượt 05 Hoạt động giao lưu 5 lần 9 lượt phát động 06 Hoạt động nhân đạo (52triệu đồng) Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn và số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài trên: cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường một cách toàn diện thì cần đòi hỏi lãnh đạo và quản lý phải có tầm nhìn, có tâm huyết vì 12
  17. chất lượng giáo dục, có trách nhiệm với công việc được giao phó, có đạo đức tác phong chuẩn mực, lối sống phải lành mạnh, biết chỉ đạo, xây dựng, tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Nhìn chung kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh trong nhà trường những năm qua đã có nhiều mặt chuyển biến và có chiều hướng phát triển tích cực song chất lượng toàn diện chưa cao, chưa phát huy được hoạt động của đa số học sinh, chưa tập trung huy động, phát huy hết được tiềm năng của các em và huy động sức mạnh trong phụ huynh và các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương. Để điều tra về thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại Trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn bán cấu trúc) và định lượng (phiếu hỏi) trên đối tượng gồm 2 cán bộ quản lí thuộc Ban Giám hiệu nhà trường và 30 giáo viên trong khoảng thời gian từ tháng 09/ 2022 - 03/ 2023. Thông qua kết quả nghiên cứu về việc thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại trường, có thể thấy thực trạng tổ chức và quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại Trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, như sau: - Ưu điểm: Có được sự đồng thuận, chỉ đạo sát sao và kịp thời của Ban Giám hiệu; sự giúp đỡ, phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tốt các nội dung trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dưới nhiều hình thức tương đối đa dạng. Nhà trường đã rất chú trọng việc phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với 100% ý kiến đánh giá ở mức tốt và rất tốt. Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với 96,9% ý kiến đánh giá ở mức tốt và rất tốt. Cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường đều xác định được hoạt động trải nghiệm là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục với 37,5% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 62,5% ý kiến đánh giá ở mức quan trọng. Nhận thức này là cơ sở để đẩy mạnh những nội dung, hình thức tổ chức khác nhau, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong nhà trường. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tăng lên rõ rệt, nhất là chất lượng học sinh khá giỏi. Nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh cũng được nhà trường lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương với 75% ý kiến đánh giá ở mức tốt, 21,9% ý kiến đánh giá ở mức rất tốt. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chung cho toàn trường và cho từng khối lớp cũng được đánh giá ở mức tốt trở lên với 90,6% ý kiến đánh giá. Cán bộ quản lý và giáo viên đã xác định được rõ các yếu tố làm tăng hiệu quả của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; đồng thời, cũng xác định được các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đó là: nhận thức, nội dung, hình thức, năng lực tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất và các lực lượng tham gia vào quá trình của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 13
  18. - Nhược điểm: Học sinh trong giai đoạn này có sự thay đổi về tâm lí nên nhiều học sinh ngại thể hiện, tự cô lập mình trước tập thể, ngại giao tiếp. Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh đối với các vấn đề liên quan, xây dựng chương trình còn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin mới của xã hội chưa cao. Việc thảo luận mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vẫn còn mang tính hình thức. Sự chỉ đạo của cán bộ quản lý đối với giáo viên khi xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ đề môn học và chủ đề liên môn được đánh giá chưa cao, còn 15,6% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Năng lực quản lí, tổ chức chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên còn có những hạn chế, đặc biệt là kĩ năng tổ chức hoạt động và năng lực điều phối hoạt động của học sinh với 37,5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhìn chung còn đơn điệu,nội dung nghèo nàn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu thốn. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa quan tâm nhiều đến sản phẩm hoạt động. 2.3.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung của hoạt động trải nghiệm tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An (xem bảng 1) Bảng 1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí , giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung hoạt động trải nghiệm, Ý kiến đánh giá Rất cần Cần Không thiết thiết cần thiết TT Nội dung của các HĐTN Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ lượng SL SL (%) (%) (%) (SL) 1 Giáo dục đạo đức 67 74,4 20 22,3 3 3,3 2 Giáo dục kĩ năng sống 60 66,7 27 30,0 3 3,3 3 Giáo dục giá trị sống 44 48,9 38 42,2 8 8,9 4 Giáo dục trí tuệ 57 63,3 31 34,4 2 2,3 5 Giáo dục văn hóa, truyền thống 57 63,3 31 34,4 2 2,3 6 Giáo dục thẩm mĩ 53 58,9 36 40,0 1 1,1 7 Giáo dục thể chất 57 63,3 32 35,6 1 1,1 8 Giáo dục lao động 54 60,0 25 27,8 11 12,2 9 Giáo dục an toàn giao thông 53 58,9 32 35,6 5 5,5 10 Giáo dục môi trường 70 77,8 18 20,0 2 2,2 Giáo dục phòng chống ma 11 57 63,3 31 34,4 2 2,3 túy, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội Số liệu bảng 1 cho thấy, ý kiến về các nội dung của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là rất khác nhau. Đa số ý kiến cho rằng cần thiết và rất cần thiết (trên 85%); song vẫn còn những ý kiến cho là không cần thiết (tỉ lệ từ 1,1-12,2%). 14
  19. Các ý kiến đều cho rằng nội dung giáo dục trải nghiệm được tổ chức ở trường THPT có tính thiết thực, hướng tới giáo dục toàn diện cho học sinh và đang tiếp cận dần với thực tiễn, phần nào đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các em. Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung bị đánh giá là chưa tốt, chưa đem lại hiệu quả giáo dục như giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục an toàn giao thông,… 2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An: Bảng 2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Ý kiến đánh giá Không Rất cần thiết Cần thiết Nội dung của các Hoạt cần thiết TT động trải nghiệm Số Tỉ Tỉ Tỉ lượng lệ SL lệ SL lệ (SL) (%) (%) (%) 1 Phương pháp giảo quyết vấn đề 72 80,0 18 20,0 0 0,0 2 Phương pháp sắm vai 68 75,6 18 20,0 4 4,4 3 Phương pháp thuyết trình 80 88,9 10 11,1 0 0,0 4 Phương pháp làm việc nhóm 75 83,3 15 16,7 0 0,0 5 Phương pháp trò chơi 76 84,4 14 15,6 0 0,0 6 Phương pháp dạy học dự án 43 47,8 31 34,4 16 17,8 Hình thức 1 Câu lạc bộ 68 75,6 17 18,9 5 5,6 2 Trò chơi 69 76,7 21 23,3 0 0,0 3 Diễn đàn 53 58,9 31 34,4 6 6,7 4 Sân khấu tương tác 60 66,7 25 27,8 5 5,6 5 Tham quan, dã ngoại 59 65,6 23 25,6 8 8,9 6 Hội thi/ cuộc thi 78 86,7 12 13,3 0 0,0 7 Tổ chức sự kiện 55 61,1 28 31,1 7 7,8 8 Giao lưu 51 56,7 35 38,9 4 4,4 9 Hoạt động chiến dịch 67 74,4 23 25,6 0 0,0 15
  20. Ý kiến đánh giá Không Rất cần thiết Cần thiết Nội dung của các Hoạt cần thiết TT động trải nghiệm Số Tỉ Tỉ Tỉ lượng lệ SL lệ SL lệ (SL) (%) (%) (%) 10 Hoạt động nhân đạo 73 81,1 17 18,9 0 0,0 11 Hoạt động tình nguyện 70 77,8 20 22,2 0 0,0 12 Lao động công ích 74 82,2 16 17,8 0 0,0 13 Sinh hoạt tập thể 69 76,6 29 32,2 0 0,0 14 Hoạt động nghiên cứu khoa học 42 46,7 34 37,8 14 15,6 Kết quả khảo sát tại bảng 2 cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều nắm được các phương pháp cơ bản để tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Trong đó, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp trò chơi có 100% ý kiến đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, trong đó ý kiến đánh giá rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao (80% trở lên); phương pháp sắm vai có 95,6% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết, 4,4% ý kiến cho rằng không cần thiết; phương pháp dạy học dự án có 17,8% ý kiến cho rằng không cần thiết (vì cho rằng không phù hợp, khó thực hiện, mất nhiều thời gian).Về hình thức của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: với các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đưa ra, 100% cán bộ quản lý và giáo viên các trường cho là rất cần thiết và cần thiết. 2.3.3. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An (xem bảng 3) Bảng 3: Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh Mức độ Phương pháp kiểm tra, đánh Thỉnh Không Thường xuyên TT giá kết quả hoạt động trải thoảng thực hiện nghiệm Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ SL SL (SL) (%) (%) (%) 1 Học sinh tự đánh giá 59 65,6 23 25,6 8 8,8 Học sinh đánh giá học sinh 2 54 60,0 27 30,0 9 10,0 (đánh giá đồng đẳng) Đánh giá của phụ huynh học 3 38 42,2 33 36,7 19 21,1 sinh 4 Đánh giá của giáo viên 72 80,0 16 17,8 2 2,2 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2