intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho học sinh qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây - Ngữ văn lớp 10 ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho học sinh qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây - Ngữ văn lớp 10 ở trường trung học phổ thông" nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đó là hình thành cho các em học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết. Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bồi dưỡng tình yêu văn hóa - yêu quê hương đất nước cho học sinh thông qua tiết học Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho học sinh qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây - Ngữ văn lớp 10 ở trường trung học phổ thông

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 2. NỘI DUNG................................................................................................... 5 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.......................................................................... 5 2.2. Thực trạng của vấn đề............................................................................. 6 2.3. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ....................................... 10 2.3.1. Tận dụng vai trò, thế mạnh của môn văn ....................................... 10 2.3.2. Tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh qua tác phẩm ............. 11 2.3.3. Hình thành hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho các em học sinh trong hoạt động môn Ngữ văn.................................................................. 12 2.3.4. Tăng cường nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho các em học sinh trong hoạt động môn Ngữ văn ................................................... 17 2.3.5. Tác động vào ý thức tự tìm hiểu, giữ gìn và bảo tồn văn hóa cồng chiêng qua tổ chức cho học sinh thuyết minh, viết bài thu hoạch ........... 19 2.4. Kết quả đạt được ................................................................................... 22 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 24 3.1. Kết luận............................................................................................... 24 3.2. Kiến nghị.............................................................................................. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 26 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 27
  2. 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Một trong những mục tiêu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 là hình thành cho học sinh những phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Trong đó, phẩm chất được nhắc tới đầu tiên đó là yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, di sản và con người; biết tự hào và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, di sản và con người. Xác định mục tiêu rõ ràng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tôi nhận thấy với các em học sinh học văn không chỉ là học kiến thức mà còn học để hoàn thiện nhân cách và phẩm chất của con người bởi vậy có câu “Văn học là nhân học”. Mỗi thầy cô giáo dạy văn bên cạnh việc truyền tải nội dung bài học còn tích hợp thêm để giáo dục cho học sinh những vấn đề văn hóa, xã hội, … để qua đó hình thành cho các em những năng lực và phẩm chất cần thiết để không chỉ trở thành con ngoan trò giỏi mà còn trở thành một công dân hoàn thiện. Một trong những phẩm chất cần quan tâm bồi dưỡng cho học sinh đó là tình yêu với quê hương đất nước, tình yêu ấy biểu hiện qua nhiều phương diện, là tình yêu với thiên nhiên, với quê hương, với văn hóa, … Trong đó, văn hóa là lĩnh vực “dòng chảy”, đó là cội nguồn, là truyền thống, là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam nhưng “dòng chảy” ấy nếu không được tiếp nối thì sẽ trôi vào dĩ vãng, thế hệ người giữ lửa truyền thống đang già đi, thế hệ tương lai - đặc biệt là các bạn trẻ - các em học sinh nếu không có điều kiện tiếp xúc tìm hiểu văn hóa cội nguồn có lẽ sẽ không bao giờ các em biết đến, để rồi những giá trị ấy sẽ chìm vào lãng quên và dần mai một. Giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn, có vô vàn nét văn hóa đang hiện hữu làm giàu thêm cho “dòng chảy” non sông. Đó là những Khan, ÓtNdông, là nếp nhà sàn, là những tấm thổ cẩm, là những trang phục truyền thống và âm vang nhất là tiếng cồng tiếng chiêng ngân – âm thanh của núi rừng, của văn hóa.
  3. 2 Đất nước chúng ta tự hào khi ngày 25 – 11 – 2005, tổ chức USESCO chính thức ghi nhận Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Như vây, sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản thế giới, đó là niềm tự hào đồng thời cũng là minh chứng cho bề dày văn hóa nước ta. Trong buổi lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Tổng giám đốc UNESCO – ông Koichiro Matsuura đã bày tỏ rằng ông đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và ông thấy được những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Ông đã dùng những từ ngữ “tuyệt vời”, “đặc sắc” để nhận xét về cồng chiêng Tây Nguyên và việc công nhận danh hiệu Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là hoàn toàn xứng đáng. Qua đó, chúng ta có thể thấy cồng chiêng không chỉ là đặc sắc của người Tây Nguyên mà trở thành bản sắc của đất nước Việt Nam, là niềm tự hào của quốc gia. Thế nhưng sống giữa núi rừng Tây Nguyên, một bộ phận không nhỏ các em học sinh vẫn chưa nhận biết, chưa hiểu về văn hóa cồng chiêng từ đó các em không yêu thích, không có ý thức sẽ giữ gìn và phát huy. Bản thân tôi là một giáo viên dạy ngữ văn đã nhiều năm, nhận thức được rõ giá trị, chức năng giáo dục thông qua những bài giảng ngữ văn, giáo viên một phần nào đó sẽ lồng ghép để hình thành cho các em một tình yêu với văn hóa, từ đó bồi dưỡng thêm tình yêu với quê hương đất nước. Đặc biệt tôi nhận thấy chương trình Ngữ văn 10 có bộ phận văn học dân gian, tiêu biểu là sử thi Đăm Săn, trong chương trình học với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây rất thích hợp để có thể lồng ghép nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho các em học sinh một cách phù hợp và hiệu quả nên tôi mạnh dạn chọn đề tài:"Một số giải pháp nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho học
  4. 3 sinh qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây - Ngữ văn lớp 10 ở trường trung học phổ thông". 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đó là hình thành cho các em học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết. Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bồi dưỡng tình yêu văn hóa – yêu quê hương đất nước cho học sinh thông qua tiết học ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 10. Đưa một số phương pháp lồng ghép tích hợp thông qua bài giảng của giáo viên nhằm mang hiệu quả giáo dục tích cực đến tư tưởng nhận thức của học sinh để giúp các em có thêm vốn hiểu biết về văn hóa cồng chiêng. Làm cho các em học sinh có vốn hiểu biết về văn hóa cồng chiêng ngay tại nơi các em đang sinh sống, để từ hiểu biết sâu sắc các em sẽ yêu thích, tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Nghiên cứu đề tài là nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để vừa trang bị kiến thức vừa mang tính giáo dục cao nhưng không gượng ép khô cứng, mà tự nhiên dễ ghi nhớ, khắc sâu và mang hiệu quả cao, để môn văn có thể giúp các em học sinh vừa có năng lực vừa có phẩm chất toàn diện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số phương pháp, tích hợp giáo dục nâng cao hiểu biết qua tác phẩm văn học dân gian - thể loại sử thi qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trong chương trình Ngữ văn lớp 10. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Tôi đã sử dụng các phương pháp trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến đó là: - Phương pháp tham quan, điều tra.
  5. 4 - Phương pháp phân tích đánh giá lồng ghép tình hình thực tế, đưa ra giải pháp giáo dục. - Phương pháp xây dựng kiểm tra đánh giá. - Phương pháp thống kê, phân loại. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, tôi thực hiện ở phạm vi nội dung: Cảnh ăn mừng chiến thắng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trích sử thi Đăm săn trong chương trình Ngữ văn 10. Để thực hiện đề tài, tôi tiến hành dạy học thực nghiệm ở các lớp 10A1, A2, A5,A6 ở trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành năm học 2020- 2021 và đang sử dụng cho năm học 2021-2022.
  6. 5 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề Một trong những mục tiêu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 là hình thành cho học sinh những phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Trong đó, phẩm chất được nhắc tới đầu tiên đó là yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, di sản và con người; biết tự hào và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, di sản và con người. Chương trình giáo dục tổng thể môn Ngữ văn đã nêu rõ đặc điểm của bộ môn Ngữ văn là giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, làm cho các em biết thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về nguồn cội và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế. Chương trình cũng xác định mục tiêu của bộ môn Ngữ văn trong cấp THPT là hướng tới phát triển những phẩm chất đã hình thành ở trung học cơ sở
  7. 6 đồng thời mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất toàn diện: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng, hoài bảo; biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam; … Như vậy, việc giữ gìn các giá trị văn hóa là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và với chương trình tổng thể môn Ngữ văn nói riêng. Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ cao cả ấy người giáo viên bên cạnh việc giáo dục tri thức cần có thể lồng ghép sáng tạo để giáo dục nhằm nâng cao vốn hiểu biết trong học sinh, thấm vào mỗi suy nghĩ, hình thành cho các em tình yêu với văn hóa từ đó các em mới có ý thức bảo tồn và phát huy. Ngày 24/11, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng với tựa đề: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Tổng bí thư nói rằng: Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn, ... Đến nay, sau 17 năm văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (2005 - 2022), các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, … và cộng đồng đã thực hiện nhiều hoạt động để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và đạt nhiều kết quả tích cực. Thế nhưng vẫn còn nhiều trăn trở khi sống giữa Tây Nguyên nhưng vốn hiểu biết của các em học sinh về văn hóa cồng chiêng quá hạn hẹp. Như vậy việc nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho học sinh là điều cần thiết. 2.2. Thực trạng của vấn đề Thực hiện các mục tiêu đổi mới trong thời gian qua các trường phổ thông đã đổi mới các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tăng cường các hoạt động kết nối tri thức, tuy nhiên hoạt động giáo dục nâng cao hiểu biết về văn hóa cho
  8. 7 học sinh thông qua bài giảng cho học sinh chỉ mang tính chất liên hệ nên vẫn chưa thật sự hiệu quả, khi tiếp xúc với mảng văn học dân gian – mảng văn học theo tôi là chứa đựng nhiều nhất những vẻ đẹp của con người, quê hương, đất nước, vùng miền, và vô vàn những phong tục tập quán hình thành nên một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc, đặc biệt khi các em được sống giữa mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn với bao cộng đồng dân tộc anh em chúng ta tự hào với Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008), thế nhưng khi dạy Sử thi Đăm săn các em được hỏi đến di sản ấy các em hiểu biết rất ít, thậm chí là không hiểu. Để thấy rõ được thực trạng đó tôi đã thực hiện khảo sát thực tế sự hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho học sinh học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A5 và 10A6 bằng phiếu khảo sát với các câu hỏi như sau: Câu 1. Em có yêu thích cồng chiêng không? Yêu thích Không thích Tôi tiến hành phát số phiếu khảo sát cho 153 học sinh tương đương 153 phiếu, số phiếu thu về là 153 phiếu và thu được kết quả như sau: 90/153 phiếu yêu thích chiếm tỉ lệ 58,8%; 53/153 phiếu không thích chiếm tỉ lệ 34,7%; 10/153 phiếu trống chiếm 6,5%. 60 50 40 30 YÊU THÍCH KHÔNG THÍCH 20 PHIẾU TRỐNG 10 0 BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
  9. 8 Nhận xét: Như vậy, nhìn vào số liệu trên chúng ta có thể thấy các em học sinh có tình yêu với văn hóa cồng chiêng tuy nhiên số lượng không yêu thích vẫn còn cao, điều đó xuất phát từ việc các em không hiểu về giá trị của văn hóa cồng chiêng dẫn đến việc lựa chọn không yêu thích hoặc bỏ trống phiếu. Câu 2. Mức độ hiểu biết về cồng chiêng của em như thế nào? Hiểu nhiều Hiểu ít Không hiểu Số phiếu phát ra khảo sát là 153 phiếu, số phiếu thu về là 153 phiếu và thu được kết quả như sau: 18/153 phiếu hiểu nhiều chiếm 11,8%; 37/153 phiếu hiểu ít chiếm 24,1%; 98/153 phiếu không hiểu chiếm 64,1%. 70 60 50 64.1 40 HIỂU NHIỀU 30 HIỂU ÍT KHÔNG HIỂU 20 11.8 24.1 10 0 BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ CỒNG CHIÊNG Nhận xét: Dựa vào số liệu thu được, tôi nhận thấy sự hiểu biết về văn hóa cồng chiêng còn quá hạn chế, số lượng các em hiểu nhiều chiếm tỉ lệ rất thấp và ngược lại các em không hiểu quá cao. Câu 3. Em có muốn bảo tồn văn hóa cồng chiêng? Có Không Số phiếu phát ra khảo sát là 153 phiếu, số phiếu thu về là 153 phiếu và thu được kết quả như sau: 93/153 phiếu muốn bảo tồn cồng chiêng chiếm 60,8%; 60/153 phiếu không muốn bảo tồn chiếm 39,2%.
  10. 9 70 60 50 40 MUỐN BẢO TỒN 30 20 KHÔNG MUỐN BẢO TỒN 10 0 Ý THỨC BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG Nhận xét: Trên thực tế, các em học sinh vẫn có mong muốn bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng tuy nhiên số lượng thờ ơ với giá trị này còn cao. Thực tế này xuất phát từ việc thiếu vốn hiểu biết về cồng chiêng nên các em không có tình cảm yêu thích hay mong muốn bảo tồn giá trị này. Bởi thế cần có giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy thực trạng ấy thật đáng buồn và lo ngại khi những thế hệ người đi trước đang già đi còn thế hệ người tiếp nối lại quá ít vốn hiểu biết để rồi các em không hiểu, không yêu và thờ ơ với văn hóa của chính vùng miền mình, nơi mình sinh ra và lớn lên. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như sau: * Nguyên nhân từ gia đình: Quý bậc phụ huynh không phải là người dân bản địa mà họ đến từ nhiều địa phương khác nhau và lập nghiệp tại Tây Nguyên, nên việc kể cho các em về văn hóa tại chỗ còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh còn tập trung vào kinh tế nên ít có thời gian kể cho con em mình về những phong tục tập quán của quê hương, lâu dần điều đó vô tình làm các em quên đi vẻ đẹp nguồn cội, quên mất những phong tục tập quán của mình.
  11. 10 * Nguyên nhân từ nhà trường: Đôi khi còn tập trung về mặt kiến thức, việc giáo dục về văn hóa còn mang tính liên hệ nên chưa truyền tải được hết cho các em vốn hiểu biết sâu sắc; các chương trình ngoại khóa về lĩnh vực này cũng hầu như chưa có. * Nguyên nhân tác động từ xã hội: Ngay sau khi cồng chiêng được ghi danh là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại các cấp lãnh đạo, cơ quan ban ngành cấp tỉnh trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) đã tích cực triển khai các biện pháp bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng thông qua các văn bản, nghị quyết, đề án, dự án bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng như Đề án giai đoạn 2016 – 2010, 2021 – 2026 của Kon Tum, tỉnh Đăk Lăk có bốn Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh theo các giai đoạn 2007 đến 2020… Bên cạnh đó là chú trọng các nghi lễ, lễ hội, sự kiện văn hóa cộng đồng như Lễ cầu mưa, Lễ kết nghĩa, Lễ cúng ché, Lễ mừng lúa mới,… cùng nhiều hoạt động đa dạng khác. Thế nhưng các hoạt động còn ít được chuyển tải tới thế hệ tương lai, các hoạt động mang tính quy mô nhưng người quan tâm và tham gia lại chủ yếu là các nhóm Nghiên cứu văn hóa, …các em học sinh hầu như ít được có cơ hội tiếp xúc với các hoạt động này. * Nguyên nhân từ phía học sinh: Lứa tuổi học sinh THPT với những biến đổi tâm sinh lí, tình cảm và hơn hết thời đại công nghệ 4.0 phát triển các tiện ích xã hội giải trí ngày càng phong phú làm cho các em đam mê và sử dụng mạng xã hội chưa hợp lí dẫn đến sao nhãng việc học, và một bộ phận thờ ơ với những giá trị cuộc sống xung quanh. Bản thân các em chưa có điều kiện tìm hiểu về cồng chiêng Tây nguyên nên hoàn toàn không có ý niệm yêu thích chính vì thế các em hoàn toàn thờ ơ khi nhắc đến cồng chiêng. 2.3. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tận dụng vai trò, thế mạnh của môn văn Môn Ngữ văn là môn học có chức năng giáo dục, khả năng hướng cho các em học sinh đến chân – thiện – mĩ cao. Môn học giáo dục cho các em kĩ
  12. 11 năng nghe, nói, đọc, viết, cảm nhận, phân tích, …hình thành cho các em những giá trị nhân văn cao đẹp đó là tình yêu thương, lòng bác ai, biết yêu – ghét – giận – thương, biết quý công lao, biết sẻ chia, biết nói lời cảm ơn – xin lỗi, … từ đó các em vừa có năng lực vừa có phẩm chất cần thiết của người công dân có ích. Đặc biệt là Ngữ văn môn học có hệ thống các tác phẩm ngoài chứa đựng nội dung nhân văn thì còn có giá trị truyền tải lớn tác động đến nhận thức và tâm hồn “văn chương tác động đến con người theo cách riêng của nó đó là trái tim”. Vì thế người dạy văn có thể giúp các em hoàn thiện phẩm chất dễ dàng hơn hướng các em đến chân - thiện – mĩ. Nên trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần kết hợp lồng ghép một cách tự nhiên gieo cho các em những phẩm chất tốt đẹp, dần dần hoàn thiện phẩm chất của bản thân, bồi dưỡng tâm hồn cho các em. 2.3.2. Tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh qua tác phẩm Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam là giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ. Giá trị nhận thức của văn học chính là khả năng giúp con người nhận thức cuộc sống (quá khứ, hiện tại, tương lai, những vẻ đẹp của cuộc sống: thiên nhiên, phong tục, tập quán, …), con người và nhận thức chính mình. Cùng với đó văn học dân gian giáo dục con người đạo lí làm người, hình thành những tình cảm yêu, ghét; giúp con người phân biệt đúng – sai, thiện – ác, từ đó hoàn thiện nhân cách của chính mình. Bởi thế mà tác phẩm văn học dân gian là sự hiện hữu của cái thiện cái đẹp mang giá trị thẩm mĩ cao. Với Sử thi Đăm Săn là lợi thế để giúp các em học sinh có cái nhìn đa dạng về văn hóa của cộng đồng người Ê - đê – một trong những cộng đồng của Tây Nguyên có vô vàn hiểu biết về văn hóa: Tục nối dây, nhà sàn, chế độ mẫu hệ, cồng chiêng, … Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, chỉ với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây – dù là đoạn trích nhỏ trong trường ca Đăm săn nhưng có thể truyền tải được cho học sinh nhiều điều bổ ích.
  13. 12 2.3.3. Hình thành hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho các em học sinh trong hoạt động môn Ngữ văn Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây với các nội dung: 1. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng. 2. Đăm săn thu phục dân làng của Mtao Mxây. 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng. Xác định rõ: Cảnh ăn mừng chiến thắng là nội dung phù hợp để lồng ghép hình thành hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho học sinh. Trong các phương pháp thực hiện trong hoạt động dạy và học tôi sử dụng phương pháp hoạt động nhóm bởi phương pháp này mang lại nhiều hiệu quả tích cực, khi các em học sinh có thể làm việc cùng với nhau, huy động được nhiều sức mạnh về trí tuệ và khả năng tìm hiểu vấn đề, giải đáp trước khi vấn đề đó được giáo viên nhận xét và điều chỉnh (nếu có). Với phương pháp này, các em học sinh sẽ cùng làm việc, cùng bàn luận để đưa ra nhiều ý kiến sau đó tìm ra vấn đề chung để đi đến thống nhất. Các thành viên trong nhóm cùng tích cực hoạt động để đóng góp với nhóm, tạo ra sản phẩm chung hoàn thiện, huy động được năng lực tập thể của nhóm. Phương pháp này còn hình thành cho các em nhiều năng lực cần thiết như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, … trên cơ sở đó giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương đương với 4 tổ với nội dung tìm hiểu vừa kiến thức bài học vừa kiến thức thực tiễn như sau: Nhóm 1. Tìm những câu văn trong đoạn ăn mừng chiến thắng có nhắc đến cồng chiêng? Ngoài đoạn trích, em hãy tìm những đoạn khác trong sử thi Đăm Săn có yếu tố cồng chiêng? Nhóm 2. Âm thanh cồng chiêng trong đoạn trích được sử dụng với hoạt nào nào? Ngoài hoạt động ấy, em còn biết đến những hoạt động nào khác mà cộng đồng người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng?
  14. 13 Nhóm 3. Ý nghĩa của tiếng cồng chiêng trong đoạn ăn mừng chiến thắng? Cồng chiêng còn có những ý nghĩa nào khác trong đời sống người Tây Nguyên? Nhóm 4. Trong đoạn trích âm thanh của cồng chiêng được miêu tả như thế nào? Vật liệu tạo nên cồng chiêng là gì? Thời gian thảo luận nhóm là 10 phút. Các nhóm trình bày, nhận xét. Giờ thảo luận nhóm của học sinh THPT Nguyễn Tất Thành Sau khi các nhóm trình bày các nhóm khác trao đổi và góp ý, giáo viên đưa ra nhận xét và định hướng cho học sinh nắm bắt được: Vấn đề 1. Những câu văn nhắc đến cồng chiêng trong Cảnh ăn mừng chiến thắng của đoạn trích: - “Chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới, … chậu thau, âu đồng nhiều không còn chỗ để” [2, 34]. - “Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang… năm mới của ta vậy” [2, 34]. - “Chàng mở tiệc ăn uống linh đình … xưa kia làm gì có” [2, 35]. - “Rõ ràng là tù trưởng Đăm săn đang giàu lên … như chàng?” [2, 35]. Giáo viên nhận xét và liên hệ thêm về ý nghĩa của cồng chiêng trong các đoạn văn mà học sinh tìm được ngoài đoạn trích, những đoạn khác trong sử thi Đăm Săn có yếu tố cồng chiêng như: Trong sử thi Đăm Săn, cồng chiêng gắn với mọi sinh hoạt của cộng đồng buôn làng Tây Nguyên như: Mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, Pơ Thi, cưới hỏi,
  15. 14 ca ngợi chiến công của người anh hùng… Tiếng chiêng rộn ràng được tấu lên khi Hơ Nhị chuẩn bị đi hỏi cưới Đăm Săn làm chồng: “Đánh những cái chiêng kêu nhất, những chiêng ấm tiếng nhất! Đánh cho tiếng chiêng lan ra khắp xứ! Đánh cho tiếng chiêng luồn qua nhà sàn, lan xuống dưới đất! … Đánh cho các âm hồn nghe tiếng cũng thôi làm hại người ta. Đánh cho chuột, sóc cũng quên đào hang. Cho rắn bò ra khỏi lỗ. Cho hươu nai phải đứng thinh mà nghe…”. Đây là đoạn tả tiếng chiêng hay nhất, được nhắc đến nhiều lần trong sử thi Đăm Săn. Nó còn được thể hiện khi Hơ Âng (chị của Đăm Săn) đón người nhà Hơ Nhị, khi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây và khi mọi người chúc mừng Đăm Săn cháu kế tục sự nghiệp của cậu. Chiêng được đánh lên khi tin vui, có khách đến chơi: đoạn Mtao Mxây giả vờ làm khách đến cướp Hơ Nhị, đoạn Đăm Pác Quây mừng Đăm Săn tới nhà. Tiếng chiêng mừng vui được đánh lên khi người anh hùng tiêu diệt kẻ thù, đoạn Đăm Săn giết chết Mtao Mxây, … Cồng chiêng thể hiện sự giàu có, niềm kiêu hãnh về sức mạnh vật chất, uy tín của cá nhân và buôn làng… Đăm Săn nói: “Nếu tôi lấy Hơ Nhị thì tôi sẽ thành tù trưởng giàu mạnh có nhiều chiêng núp chiêng bằng”. Sự giàu có của Đăm Săn được miêu tả là nhà có rất nhiều chiêng: “Trong nhà các dây chiêng nhiều đến nỗi chằng chịt lấy nhau như mạng nhện”. Mtao Mxây cũng là tù trưởng hùng mạnh và giàu có vì: “Chiêng núp và chiêng bằng treo đầy nhà”. Giá trị vật chất của cồng chiêng từ xưa nay đã được khẳng định. Có những cái chiêng đổi hàng 20-30 con trâu. Và để khẳng định quyền lực của mình, Đăm Săn chứng tỏ có thể sở hữu nhiều hơn nữa cồng chiêng, tôi tớ: “Nó không biết Đăm Săn đây không có ai bì kịp. Đăm Săn muốn bao nhiêu chiêng, bao nhiêu tôi tớ cũng được”. Càng nhiều cồng chiêng tức là càng giàu có và càng nhiều quyền lực. Có cồng chiêng là có tất cả. Nên khi Đăm Săn đòi bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ, Hơ Nhị bảo: “Nếu anh muốn chiêng núp thì đã có ở nhà. Nếu anh muốn chiêng bằng thì ở nhà chưa đủ hay sao?”. Cồng chiêng vừa thiêng liêng nhưng cũng vừa gần gũi với người Tây Nguyên. Nó gắn với cuộc đời của một con người từ lúc lọt lòng đến khi trưởng
  16. 15 thành, có vợ có chồng, khi có chuyện buồn vui, khi về thế giới bên kia và cuối cùng là trong lễ bỏ mả. Lúc ở nhà, Đăm Săn “nằm trên võng, tóc thả xuống một chiếc chiêng đồng”. Khi Mtao Mxây bắt Hơ Nhị, tiếng chiêng bất thường báo cho Đăm Săn biết. Lúc Hơ Nhị và Hơ Bhị chết do Đăm Săn chặt cây thần Smuk, chiêng được đánh lên để dân làng chia buồn. Hơ Âng bảo tôi tới nổi chiêng lên khi biết Đăm Săn chết ngập trong đầm lầy. Khi ở cõi Atâu, Đăm Săn cũng được Hơ Nhị chia cho “100 chiêng núp, 100 chiêng bằng, và nàng chôn vào trong đất lỏng, trong đất mềm, trong rừng hoang bà Sun Y Rít”. Sau này, khi Đăm Săn cháu mới ra đời, người ta làm lễ với nhiều trâu, bò, rượu “cúng thần linh để đặt tên Đăm Săn cho đứa bé, để nó có nhiều chiêng núp và chiêng bằng, để nó lại trở thành một tù trưởng giàu mạnh như cậu nó”. Sự thông minh nhanh nhẹn của Đăm Săn cháu ở chỗ mới bằng quả dưa chuột đã biết chọn chiêng. Lời ăn tiếng nói của mọi người trong sử thi cũng gắn liền với cồng chiêng. Sử thi Đăm Săn đã hơn một lần lấy tiếng chiêng để đo độ dài: “Nhà dài như một tiếng chiêng”. Trong sử thi Đăm Săn, cồng chiêng đã đi hết một vòng đời người. Vấn đề 2. Âm thanh cồng chiêng trong đoạn trích được sử dụng với hoạt động: Mừng chiến thắng, mừng năm mới, đón tiếp khách. Giáo viên sử dụng giáo án điện tử, trình chiếu thêm để giới thiệu cho các em học sinh về những lễ hội khác. Ngoài hoạt động ấy, cộng đồng người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng trong các lễ hội như đâm trâu, mừng lúa mới, lễ thổi tai, lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, … Cồng chiêng xuất hiện trong mọi mặt đời sống, sinh hoạt của người Tây Nguyên, cồng chiêng trở thành hình tượng của văn hóa Tây Nguyên, cồng chiêng đi hết với cuộc đời con người Tây Nguyên. Vấn đề 3. Ý nghĩa của tiếng cồng chiêng trong đoạn ăn mừng chiến thắng? Thể hiện niềm vui, sự giàu mạnh của Đăm Săn, chào đón khách tới chúc mừng. Cồng chiêng còn có nhiều ý nghĩa trong đời sống người Tây Nguyên:
  17. 16 Cồng chiêng có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng người Tây Nguyên, cồng chiêng có mặt hầu như trong tất cả các nghi lễ, lễ hội quan trọng. Khi âm thanh của cồng chiêng vang lên, con người ta tin rằng các vị thần sẽ nghe thấy. Từ lúc một đứa trẻ sinh ra đã nghe tiếng chiêng chào đón, đến đứa trẻ ấy trưởng thành và dựng vợ gả chồng tiếng chiêng lại hân hoan trong ngày hạnh phúc. Khi từ giã cõi đời, tiếng chiêng vang lên như tiễn biệt. Tiếng cồng chiêng không được sử dụng bừa bãi mà chỉ dùng trong các dịp lễ hội, khi có khách quý. Tiếng cồng chiêng đưa con người vào không gian đại ngàn của con người Tây Nguyên, mang đến sự lãng mạn cho những áng sử thi, những vần thơ ca. Vấn đề 4. Trong đoạn trích âm thanh của cồng chiêng được miêu tả: - “Đánh lên các chiêng trống to…treo chiêng” [2, 34]. - “Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang … của ta vậy.” [2, 34]. Vật liệu tạo nên cồng chiêng: Cồng chiêng được tạo nên từ vật liệu chính là hợp kim đồng, có khi pha thêm đồng đen, bạc hoặc vàng. Có quan điểm phân biệt cồng và chiêng như sau: Cồng thì có núm, còn chiêng thì không có núm. Cồng chiêng có nhiều kích cỡ khác nhau, đường kính khoảng từ 20 đến 50- 60cm, có những loại cực đại tới 90-120cm. Trong một bộ chiêng, chiêng cái – chiêng mẹ là quan trọng nhất. Âm thanh cồng chiêng vang lên có thể bằng cách gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay, ngoài ra có dân tộc đã tạo nên giai điệu riêng cho tiếng cồng chiêng bằng cách chặn tiếng bằng tay trái, … những cách thức diễn xướng khác nhau ấy, làm nên những bản âm vang núi rừng đa dạng, nhiều giai điệu riêng. Kết quả: Hoạt động thảo luận nhóm theo hình thức trên đã giúp các em học sinh nắm vững nội dung kiến thức, đồng thời phát huy được khả năng tìm tòi, mở rộng vấn đề. Song song với kiến thức bài học là việc hình thành thêm kiến thức thực tế.
  18. 17 2.3.4. Tăng cường nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng cho các em học sinh trong hoạt động môn Ngữ văn Bên cạnh một tiết dạy 45 phút, để học sinh có thể yêu thích và ghi nhớ về văn học dân gian đồng thời mở rộng thêm kiến thức văn hóa cần có các hoạt động trải nghiệm và ngoại khóa, vì thế tôi mạnh dạn thực hiện một số hoạt động ngoại khóa với đặc thù bộ môn như sau: 2.3.4.1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa tham quan cụ thể tìm hiểu về cồng chiêng Tổ chức cho các em tham quan bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đăk R’lấp đây là bon cách trường THPT Nguyễn Tất Thành 15km, là bon còn lưu giữ nhiều nét văn hóa Tây Nguyên như cồng chiêng, thổ cẩm, lễ hội và đặc biệt là có 6 nghệ nhân cồng chiêng vừa tham gia diễn tấu cồng chiêng và dệt thổ cẩm tại "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai” được tổ chức ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất-UAE. Hoạt động ngoại khóa tham quan cụ thể tìm hiểu về cồng chiêng 2.3.4.2. Diễn xướng các đoạn trích trong sử thi Đăm săn Giáo viên chia cho mỗi lớp một đoạn trích, lớp trưởng các lớp bốc thăm đoạn trích sẽ diễn xướng: 1. Hơ Nhị đi hỏi cưới Đăm săn. 2. Chiến thắng Mtao Mxây.
  19. 18 3. Đăm săn chặt cây thần. 4. Đăm săn cháu ra đời. Hoạt động diễn xướng các đoạn trích trong sử thi Đăm săn 2.3.4.3. Tổ chức sưu tầm tranh ảnh, xem tư liệu về cồng chiêng và các nghi lễ, lễ hội có sử dụng cồng chiêng Giáo viên tổ chức chia mỗi lớp gồm 4 tổ, mỗi tổ sẽ sưu tầm thực tế 5 bức ảnh/video về cồng chiêng, lễ hội, … có sử dụng cồng chiêng. Các nhóm tiến hành sưu tầm bằng hình thức tự mình chụp hình, quay lại các lễ hội.
  20. 19 Một số hình ảnh sưu tầm về Cồng chiêng Tây Nguyên 2.3.5. Tác động vào ý thức tự tìm hiểu, giữ gìn và bảo tồn văn hóa cồng chiêng qua tổ chức cho học sinh thuyết minh, viết bài thu hoạch Chương trình Ngữ văn lớp 10 có kiểu bài thuyết minh, với kiểu bài này cho phép người viết cung cấp, giới thiệu tri thức về đối tượng một cách khách quan và chính xác, với tôi đây là một lợi thế để tận dụng giúp các em học sinh vừa nâng cao khả năng tìm tòi, khám phá, nghiên cứu vấn đề. Vì thế trong các tiết học về văn thuyết minh, tôi lồng ghép cho các em thuyết minh về cồng chiêng Tây Nguyên. Với yêu cầu đó, các em học sinh sẽ tự mình tìm hiểu, tích lũy tri thức, sắp xếp ngôn ngữ và rèn luyện khả năng ngôn ngữ để giới thiệu về vấn đề được giao. Từ việc hình thành đến việc nâng cao hiểu biết về văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, các em học sinh được tác động đến nhận thức và cả tình cảm từ đó các em hiểu, yêu thích và tự hào về văn hóa bản địa – nơi mình đang sống. tuy nhiên, sau tác động đến nhận thức, tình cảm, các em phải có ý thức giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Để làm được điều đó, tôi tiến hành cho các em làm dạng bài tập sau: Ví dụ Viết bài làm văn với đề bài: Suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Trong quá trình làm bài học sinh sẽ thấy được thực trạng về việc giữ gìn bảo tồn trong giới trẻ. Các bạn trẻ đang luyện tập cồng chiêng, tìm hiểu về văn hóa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2