intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh bạo lực mạng cho học sinh Trường THPT Cửa Lò 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh bạo lực mạng cho học sinh Trường THPT Cửa Lò 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kĩ năng phòng chống bạo lực trực tuyến, đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của HS và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống bạo lực mạng ở học sinh trường THPT Cửa Lò 2. Từ đó có cách ứng xử văn minh trên không gian mạng, tự tin đối phó với các tình huống khi bị bắt nạt, bạo lực, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người HS trong thời đại kỉ nguyên số, góp phần vào lành mạnh hóa môi trường giao tiếp trên không gian mạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh bạo lực mạng cho học sinh Trường THPT Cửa Lò 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC, NĂNG LỰC PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC MẠNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2 LĨNH VỰC: Kỹ năng sống Nhóm tác giả: Trường THPT Cửa Lò 2 1. Nguyễn Thị Mai Vui 2. Phạm Thị Hải Linh 3. Vũ Thị Tam Năm học: 2023-2024
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 3.1. Khách thể nghiên cứu .............................................................................................. 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 5.2.1. Về nội dung.................................................................................................................3 5.2.2. Về địa bàn nghiên cứu: ...............................................................................................3 5.2.3. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng, phát triển năng lực phòng tránh BLM của HS tại trường THPT Cửa Lò 2 trong năm học 2022 – 2023, 2023 - 2024. .................................3 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................................. 3 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................... 3 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát .................................................................3 6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu..........................................................................................3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài: ..................................................................... 3 7.1. Ý nghĩa lý luận ......................................................................................................... 3 7.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 4 8. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................. 4 9. Cấu trúc đề tài: ............................................................................................................ 4 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 5 1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 5 1.4. Các yếu tố có liên quan đến vấn đề BLM ở HS THPT ............................................ 6 1.4.1 Từ chính bản thân HS. ..................................................................................................6 1.4.2. Ảnh hưởng từ gia đình ................................................................................................6 1.4.3. Ảnh hưởng từ trường học ...........................................................................................6 1.4.4. Ảnh hưởng từ xã hội. ..................................................................................................6 2
  3. 1.5. Mục đích, ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống BLM cho HS THPT ................................................................................................................. 7 1.6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 7 CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................... 8 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng và nhận thức của HS về BLM ở trường THPT Cửa Lò 2 .................................................................................................................. 8 2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................................8 2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................................8 2.1.3. Đối tượng khảo sát ......................................................................................................8 2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát ........................................................8 2.1.5. Kết quả khảo sát thực trạng BLM, nhận thức, các kĩ năng phòng chống BLM của HS THPT trên địa bài thị xã Của Lò .............................................................................9 CHƯƠNG III. ............................................................................................................... 21 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC, NĂNG LỰC PHÒNG TRÁNH BLM CHO HS TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2....................................................... 21 3.1. Những nguyên tắc để xây dựng các giải pháp. ...................................................... 21 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích của giáo dục .................................................................. 21 3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhân cách của HS THPT. ............ 21 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi............................................................................................ 21 3.2. Một số biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM cho HS tại trường THPT Cửa Lò 2. ................................................................................................ 22 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho GV, phụ huynh, HS về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng phòng tránh BLM. ........................................................................... 22 3.2.2. Lồng ghép nội dung phòng tránh BLM trong các tiết sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt lớp. ................................................................................................................. 23 3 . 2.3. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các kĩ năng phòng tránh BLM thông qua các hoạt động tập thể, cuộc thi, diễn đàn. .............................................................. 29 3.2.4. Phát huy vai trò của tổ tư vấn học đường ........................................................... 33 3.2.5. Tích hợp, lồng ghép nội dung vào chương trình giảng dạy một số môn học ..... 36 CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP ............................................................. 38 4.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .............. 38 4.1.1 Mục đích .............................................................................................................. 38 4.1.2. Nội dung khảo nghiệm:....................................................................................... 38 4.1.3. Đối tượng khảo nghiệm: ..................................................................................... 38 4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm ................................................................................. 38 3
  4. 4.1.5. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................................... 39 4.2. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp........................... 43 4.3. Thực nghiệm giải pháp .......................................................................................... 44 4.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 44 4.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................................... 44 4.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm......................................................................... 44 4.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 44 4.3.5 Hiệu quả của đề tài............................................................................................... 45 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung .......................................................................................................... 47 2. Kiến nghị................................................................................................................... 48 2.2. Với giáo viên: ........................................................................................................ 48 2.3. Với phụ huynh học sinh ......................................................................................... 48 2.4. Với học sinh ........................................................................................................... 48 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BLHĐ Bạo lực học đường 2 CLB Câu lạc bộ 3 GDPT Giáo dục phổ thông 4 GV, GVCN Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm 5 HS Học sinh 6 CB, NLĐ Cán bộ, người lao động 7 BLM Bạo lực mạng 10 THPT Trung học phổ thông 11 GD Giáo dục 12 TTB Trị trung bình 13 PPDH Phương pháp dạy học 15 MC Dẫn chương trình 16 CMHS Cha mẹ học sinh 17 TNg Thực nghiệm 18 ĐC Đối chứng 19 TNSP Thực nghiệm sư phạm 20 QLGD Quản lí giáo dục
  6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI. Biểu đồ1 Nhận thức của GV về BLM Biểu đồ 2 Nhận thức của HS về khái niệm BLM Biểu đồ 3 Nhận thức của GV về các hình thức gây BLM Biểu đồ 4 Nhận thức của HS về các hình thức gây BLM Biểu đồ 5 Nhận thức của GV về yếu tố dẫn đến HS gây BLM Biểu đồ 6 Nhận thức của GV về yếu tố dẫn đến HS gây BLM Biểu đồ 7 Nhận thức của GV về ảnh hưởng của BLM Biểu đồ 8 Nhận thức của GV về ảnh hưởng của BLM Biểu đồ 9 Nhận thức của GV về vai trò của kỹ năng phòng tránh BLM Biểu đồ 10 Nhận thức của HS về vai trò của kĩ phòng tránh BLM Biểu đồ 11 Cách xử lí của GV khi HS bị BLM Biểu đồ 12 Cách xử lí của HS khi HS bị BLM Biểu đồ 13 Thực trạng nhận thức của GV về con đường nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống BLM cho HS Biểu đồ 14 Nhận thức của HS về những nội dung giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM Biểu đồ 15 Nhận thức của HS về những nội dung giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM Biểu đồ 16 Thực trạng các hình thức tổ chức dạy học, trải nghiệm nhằm nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống BLM cho HS Biểu đồ 17 Thực trạng nhận thức của HS về hình thức tổ chức để nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM Biểu đồ 18 So sánh sự thay đổi nhận thức của HS về phát triển kỹ năng phòng tránh BLM trước và sau thực nghiệm Biểu đồ 19 Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất Biểu đồ 20 Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất Biểu đồ 21 Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp Biểu đồ 22 Nhận thức của HS về phòng chống bạo lực mạng.
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hạnh phúc, an toàn là mục tiêu hướng đến của nền giáo dục thế giới nói riêng và của Việt Nam nói riêng. Chính vì thế UNESCO đã đặt ra bộ tiêu chí trường học hạnh phúc làm kim chỉ nam cho nền giáo dục các nước hướng tới. Giáo dục Việt Nam cũng xem việc xây dựng trường học hạnh phúc là tiêu chí hướng đến của chương trình GDPT 2018. Trường học hạnh phúc sẽ là nơi HS luôn cảm thấy được an toàn để chuyên tâm học tập, rèn luyện. Thế nhưng, hiện nay môi trường học đường đang phải đối mặt với những thách thức nan giải, đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường. Đó trở thành vấn đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bạo lực học đường là vấn đề không còn mới nhưng tính chất phức tạp và nghiêm trọng của nó thì đang ngày một gia tăng và luôn được cả xã hội quan tâm. Hiện nay, bên cạnh bạo lực học đường trực tiếp còn có bạo lực qua các mạng xã hội (hay còn gọi là bạo lực trực tuyến). Thời đại kỉ nguyên số với những thành tựu khoa học về công nghệ thông tin đã đem đến cho con người những thay đổi vượt bậc trong cuộc sống. Đặc biệt đã tạo cho con người có nhiều cơ hội để tiếp nhận thông tin và kết nối với nhau dễ dàng hơn, mở ra nhiều cơ hội mới mẻ hơn trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những giá trị tích cực mạng xã hội đem lại thì nó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ, đã và đang tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, con người. Trong đó phải kể đến việc việc sử dụng MXH như một phương tiện để thực hiện hành vi bắt nạt, gây bạo lực đến người khác của giới trẻ hiện nay nhất là HS THPT. Việc HS dùng MXH như “một không gian rộng lớn” để thỏa mãn hành vi bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nóng hổi, gây bức xúc trong dư luận hiện nay. Vấn nạn mang tên “Bạo lực học đường trên mạng” với mức độ ngày càng nghiêm trọng, nguy hiểm không thua kém so với bạo lực ngoài xã hội. Hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự này ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe thể chất và tâm lý của nạn nhân. Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến nhưng nó để lại hậu quả khôn lường đối với những người ngoại tuyến đồng thời còn gây ra làn sóng tác động mạnh mẽ đến thế giới thực của chúng ta, thậm chí còn xảy ra những câu chuyện thương tâm. Thế giới ảo - nỗi đau thực, rất cần sự chung tay hành động để giảm thiểu, ngăn chặn. Đứng trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều chủ trương, văn bản chỉ đạo thể hiện sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành, cuả toàn xã hội như: Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT 2018 “Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2017 – 2021”. Quyết định đã thể hiện nỗi trăn trở, quyết tâm của nghành GD với nạn BLHĐ và cũng là mong muốn xây dựng môi trường học đường lành mạnh, trong đó có môi trường mạng XH. Trong các trường học đã có nhiều hình thức để tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống BLHĐ cho HS và cũng đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tính chất và mức độ của BLHĐ đặc biệt là bạo lực qua mạng vẫn đang còn là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc của các cơ 1
  8. quan chức năng, các tổ chức xã hội phối hợp với trường học để đẩy lùi. Đã có nhiều chương trình giáo dục kĩ năng sống được ra đời, nhiều tổ tư vấn tâm lí, hỗ trợ HS bị BLHĐ được thành lập, đó là những nỗ lực không nhỏ thể hiện quyết tâm của toàn xã hội hướng tới mục tiêu xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc cho HS. Tại trường THPT Cửa Lò 2 trong những năm qua, việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của HS về BLHĐ đã được chú trọng. Tuy nhiên, việc trang bị các kĩ năng phòng, chống BLHĐ đặc biệt là BLHĐ qua mạng vẫn còn hạn chế. HS một phần đã nhận thức được vấn đề nhưng các kĩ năng xử lí trước tình huống bị bạo lực vẫn còn bị động, lúng túng, thậm chí một bộ phận không nhỏ lựa chọn hình thức im lặng, tự giải quyết. Điều đó đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho BLHĐ ngày một gia tăng. Từ đó cho thấy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực phòng chống BLHĐ cho HS nhất là BLM là một vấn đề vô cùng bức thiết hiện nay. Vì thế, để góp phần nâng cao năng lực cho HS, tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và hạn chế tình trạng bạo lực học đường trên không gian mạng, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh bạo lực mạng cho học sinh Trường THPT Cửa Lò 2” . 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kĩ năng phòng chống bạo lực trực tuyến, đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của HS và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống bạo lực mạng ở học sinh trường THPT Cửa Lò 2. Từ đó có cách ứng xử văn minh trên không gian mạng, tự tin đối phó với các tình huống khi bị bắt nạt, bạo lực, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người HS trong thời đại kỉ nguyên số, góp phần vào lành mạnh hóa môi trường giao tiếp trên không gian mạng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục năng cao nhận thức, năng lực phòng chống bạo lực qua mạng cho HS ở THPT. Nghiên cứu được thực hiện chỉ trên các khách thể tự nguyện tham gia. Cụ thể, đã có 600 HS tự nguyện tham gia nghiên cứu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng, hậu quả BLM của HS Trường THPT Cửa Lò 2. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực nhằm ngăn chặn tình trạng trên. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển các kỹ năng mềm ở trường THPT Cửa Lò 2 trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập và chưa gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, chưa theo kịp sự biến đổi của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, chưa đáp ứng được sự thay đổi của HS. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về năng lực phòng chống bạo lực mạng ở trường THPT Cửa Lò 2 thì có thể đề xuất các giải pháp cấp thiết và khả thi nhằm nâng cao năng lực cho HS trong vấn đề phòng chống bạo lực trực tuyến vừa đáp ứng 2
  9. mục tiêu chương trình tổng thể giáo dục phổ thông 2018, vừa đáp ứng được những đòi hỏi, nhu cầu của giáo dục trong kỉ nguyên số. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về BLM, trang bị nhận thức, kỹ năng phòng tránh BLM. Khảo sát và đánh giá thực trạng về phát triển kỹ năng phòng tránh BLM cho HS ở trường THPT Cửa Lò 2. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực phòng tránh BLM thông qua hoạt động trải nghiệm, dạy học cho HS ở trường THPT Cửa Lò 2 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Về nội dung Đề tài nghiên cứu phát triển năng lực phòng tránh BLM cho HS trường THPT Cửa Lò 2. 5.2.2. Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực trạng về phát triển kỹ năng phòng tránh bạo lực mạng của HS tại trường THPT Cửa Lò 2. 5.2.3. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng, phát triển năng lực phòng tránh BLM của HS tại trường THPT Cửa Lò 2 trong năm học 2022 – 2023, 2023 - 2024. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phuơng pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lý luận có liên quan đến việc phát triển kỹ năng phòng tránh BLM cho HS ở trường THPT Cửa Lò 2 để làm cơ sở xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát Thiết kế bảng hỏi dành cho cán bộ GV và HS ở trường nhằm khảo sát thực trạng về việc phát triển kỹ năng phòng tránh bạo lực cho HS ở trường THPT Cửa Lò 2. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất. 6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS 20.0 để xử lý, phân tích số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát ý kiến để nhận định, đánh giá về về việc phát triển kỹ năng phòng tránh BLM cho HS ở trường THPT Cửa lò 2. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài: 7.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc phát triển năng lực phòng tránh BLM cho HS ở các trường THPT 3
  10. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá được thực trạng về việc phát triển, nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM cho HS trường THPT Cửa Lò 2 Phân tích rõ nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển, nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM cho HS trườngTHPT Cửa Lò 2. Đề xuất các biện pháp phù hợp với thực tế và có tính khả thi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, yêu cầu giáo dục của thời đại công nghệ số về việc phát triển, nâng cao năng lực phòng tránh BLM cho HS. Các biện pháp đề xuất có thể áp dụng cho HS THPT thị xã Cửa Lò nói riêng và các trường THPT nói chung. 8. Đóng góp mới của đề tài Đề tài phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động giáo dục nâng cao năng lực phòng tránh BLM ở trường THPT Cửa Lò 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng lực phòng tránh BLM cho học sinh THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm, học tập. 9. Cấu trúc đề tài: Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần chính với các nội dung cụ thể như sau: Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung nghiên cứu Phần III. Kết luận và kiến nghị Phần IV. Phụ lục 4
  11. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm Học đường: Là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là HS, sinh viên. Bạo lực: là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực học đường : là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục. Bạo lực mạng: Là hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hành sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý hoặc tình cảm của một con người. Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi internet, mạng xã hội,....Với các hình thức như bạo lực âm thanh (sử dụng video, quay livetream, tung clip), bạo lực bằng ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ để đe dọa, chỉ trích, chế giễu, bôi nhọ, tẩy chay...) Khái niệm học sinh trung học: Là những HS có độ tuổi từ 13 - 18 tuổi. Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm HS được sử dụng để chỉ những người trong độ tuổi từ 16 - 18 tuổi. Đây là độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm và sinh lý, có nhiều quan niệm và hành động mới, nhất là những quan niệm về tình bạn, tình yêu, tình dục, giới tính… 1.2. Đặc điểm học sinh THPT Đây là độ tuổi rất nhanh nhạy với những cái mới, đồng thời khao khát có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực – có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình, tìm cách điều chỉnh bản thân. Chính những đặc điểm tâm sinh lý như sự phát triển thể chất, học tập, sự phát triển trí tuệ, sự hình thành thế giới quan, đời sống tình cảm cũng là điều kiện thuận lợi giúp các em tiếp cận nhanh với mạng xã hội và sử dụng với những mục đích khác nhau. 1.3. Tác hại của bạo lực học đường qua mạng Theo số liệu của UNESCO tỷ lệ những nạn nhân của bạo lực học đường trên nền tảng mạng xã hội mỗi năm lên tới hơn 200 triệu người trên toàn thế giới. 5
  12. Theo Bà Marianne Oehlers, Trưởng văn phòng UNICEF Việt Nam, nhìn nhận ở Việt Nam việc bạo lực trên mạng xã hội xảy ra quá nhiều vì nó được thực hiện quá dễ dàng. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục (2020) cho thấy tỷ lệ HS bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020 và ngày một tăng lên. Cụ thể, theo UNICEF tình trạng bạo lực học đường qua mạng đã gây ra các tác hại sau: Ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của nạn nhân. Ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí nạn nhân Gây ra các vấn đề về luật an ninh mạng. Làm mất đi mục đích lành mạnh của không gian mạng. Nguy cơ bị đình chỉ học của người gây ra bạo lực học đường qua mạng. 1.4. Các yếu tố có liên quan đến vấn đề BLM ở HS THPT 1.4.1 Từ chính bản thân HS. Về tâm sinh lí: HS THPT là lứa tuổi có sự phát triển sinh lí mạnh mẽ, nhiều biến đổi vê tâm lí các em có nhu cầu được thể hiện, được tôn trọng, được khẳng định mình. Yếu tố tâm sinh lí đã tác động trực tiếp đến suy nghĩ, hành vi, lời nói của HS, các em khó cân bằng được cảm xúc, làm chủ được việc làm của mình. Về nhận thức: Lứa tuổi này các em đang trong hành trình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức khoa học và đời sống. Bên cạnh việc khám phá những tiện ích mà MXH mang lại các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề pháp luật như an ninh mạng, chưa nhận thức đầy đủ tác hại bạo BLM cũng như các kỹ năng phòng chống. 1.4.2. Ảnh hưởng từ gia đình Sự phát triển nhân cách của HS phản chiếu nền tảng giáo dục từ gia đình. Sự buông lỏng trong quả lí, giáo dục lệch lạc, gia đình thường xảy ra bạo lực, thiếu sự quan tâm chăm sóc … đều tác động không nhỏ vào sự phát triển nhận thức, tâm hồn đến hành vi, cách ứng xử của HS. 1.4.3. Ảnh hưởng từ trường học Các yếu tố trường học như sự phân bố HS chưa hợp lí ở các lớp học; quan niệm giáo dục coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; mối quan hệ giữa thầy và trò, HS và HS thiếu sự đối thoại, tin tưởng; việc nắm bắt và xử lí các vụ việc liên quan đến BLHĐ chưa được thỏa đáng, hợp lí; hoạt động dạy học nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống BLM cho HS chưa được chú trọng … đều có ảnh hưởng tác động đến tâm lí của HS. 1.4.4. Ảnh hưởng từ xã hội. 6
  13. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin bên cạnh những giá trị tích cực, lành mạnh vẫn còn nhiều yếu tố tiêu cực, những nội dung về bạo lực trên các kênh thông tin truyền thông cũng đang ảnh hưởng lớn đến giới trẻ. Đặc biệt với lứa tuổi HS khi nhận thức chưa đầy đủ, chưa phân biệt được đúng sai dễ dẫn đến những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn. 1.5. Mục đích, ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống BLM cho HS THPT Tổ chức các hoạt động dạy học, trải nghiệm nâng cao nhận thức và năng lực phòng chống BLM cho HS nhằm hình thành, phát triển ở HS năng lực ứng phó với cuộc sống; trang bị cho HS các kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát hiện và xử lí các tình huống khi bị BL, lành mạnh hóa môi trường giao tiếp trên không gian mạng; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong chương trình tổng thể. 1.6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu BLHĐ là một vấn đề nóng đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đứng trước thực trạng vấn nạn này ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo để kịp thời như quyết định 5886/QĐ- BGDĐT 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “ Chương trình hành động Phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 - 2021” và kế hoạch 558/KH- BGDĐT về “Phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên 2019” đã cho thấy được quyết tâm của cả ngành giáo dục trong viêc đẩy lùi, ngăn chặn nạn BLHĐ trong đó có BLM. Cùng với ngành giáo dục cả hệ thống chính trị xã hội đã nhanh chóng vào cuộc, chung tay, lên tiếng để đẩy lùi nạn BLHĐ. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về BLHĐ và bạo lực học đường qua mạng của các nhà nghiên cứu, nhà báo, chuyên gia tâm lí như: “Thực trạng và biện pháp khắc phục hậu quả của bạo lực học đường về mặt tinh thần ở học sinh trường Nguyễn Trung Trực” của tỉnh Kiên Giang. Hay các bài báo của Nguyễn Thị Thảo Nhi “Bạo lực học đường- mạng xã hội và kẻ ngoài cuộc” Báo Tiền Phong (năm 2023); Ths. Nguyễn Thúy Uyên Phương “Bạo lực học đường- đừng để xảy ra rồi mới xử lý ” trên tạp chí Giáo dục 24h (năm 2023). Trong đó có hai bộ sách của tác giả Đặng Hoàng Giang “Thiện ác và smartphone” (NXB Hội nhà văn - 2020) và “Bức xúc không làm ta vô can”( NXB Hội nhà văn - 2018) đã thể hiện rõ thực trạng nhức nhối và những hậu quả khôn lường từ nạn BLM trong HS. Cùng quan tâm đến đề tài BLM các chuyên gia, nhà báo từ các tờ báo lớn cũng đã góp tiếng nói bằng những bài viết sâu sắc như:“Bắt nạt qua mạng: Không hề là chuyện nhỏ”, Phạm Hoài Nhân, Báo Đồng Nai Online (2020), “Bắt nạt trực tuyến là gì - Làm thế nào để ngăn chặn điều này?” (2021) của Tổ chức Quỹ nhi đồng của Liên Hợp Quốc, Bắt nạt trực tuyến – gián tiếp đẩy nạn nhân đến chỗ chết (2023) từ chương trình VTV24. Ths.BS Nguyễn Minh Mẫn (2020), “Bác sĩ tâm lý nói gì về bạo lực tinh thần khiến trẻ tự tử?”- Tạp chí điện tử 7
  14. Viettimes…Mỗi bài viết, công trình nghiên cứu đã xem xét, phân tích ở một góc độ khác nhau góp phần giúp người đọc nhận thức được khá đầy đủ về BLHĐ, BLM. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm của từng địa phương, trường học mà nạn BLHĐ, BLM có diễn biến, tính chất khác nhau. Trong thời gian gần đây, tình trạng HS sử dụng MXH để tấn công, gây bạo lực ở Cửa Lò có chiều hướng gia tăng. Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực phòng chống BLM trong HS trên địa bàn thị xã Cửa Lò, trong đó có trường THPT Cửa Lò 2. Vì vậy, nhóm tác giả muốn đi sâu khảo sát tình hình thực tế, tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá đúng thực trạng BLM của HS trường THPT Cửa Lò 2, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên và thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho giới trẻ, xây dựng một xã hội lành mạnh, hạnh phúc. CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng và nhận thức của HS về BLM ở trường THPT Cửa Lò 2 2.1.1. Mục đích khảo sát Đánh giá thực trạng về nhận thức, các kỹ năng phòng tránh BLM của HS trường THPT Cửa Lò 2; đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến nạn BLM nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp. 2.1.2. Nội dung khảo sát Thực trạng nhận thức về BLM của HS ở trường THPT Cửa Lò 2. Thực trạng tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm, truyền thông để nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM tại trường THPT Cửa Lò 2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống BLM cho HS trường THPT Cửa Lò 2. 2.1.3. Đối tượng khảo sát Bao gồm: 42 GV và 600 HS của trường THPT Cửa Lò 2. 2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát 2.1.4.1. Phương pháp khảo sát Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GV và HS các trường THPT của Cửa Lò 2 để tìm hiểu sâu hơn nhận thức về giáo dục kĩ năng phòng tránh BLM cho HS. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về ý nghĩa, nhận thức, mức độ và hiệu quả giáo dục KN phòng tránh BLM thông qua các HĐTN, HĐ học tập cho HS. Phiếu điều tra đối với GV, HS gồm 13 câu hỏi. Kết quả thu được làm căn cứ đề xuất các biện pháp để nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM cho HS tại trường THPT Cửa Lò 2. 8
  15. 2.1.4.2. Xử lý kết quả khảo sát - Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc. - Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hóa các mức độ đánh giá, chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đo. Cách tính điểm thể hiện như sau: Thang điểm đánh giá: Mức độ thực hiện và ảnh hưởng cho điểm như sau: ∑ 𝑥 .𝑛 𝑖 𝑖 Trị trung bình tính (TTB) theo công thức: = , trong đó xi là điểm đạt. 𝑛 đuợc ở mức i, ni số luợt chọn của mức i, n là tổng số luợt người tham gia đánh giá. Các câu có 4 mức độ được cho điểm như sau: + Mức độ 1: (Rất quan trọng, Rất thường xuyên): 01 điểm + Mức độ 2: (quan trọng, thường xuyên): 02 điểm + Mức độ 3: (Bình thường): 03 điểm + Mức độ 4: (Không quan trọng, không thường xuyên): 04 điểm max − 𝑚𝑖𝑛 4−1 Giá trị khoảng cách của các mức độ là: = = 0,75. 4 4 Cách đánh giá mức độ cần thiết/Khả thi như sau: - TTB từ 1.00 → < 1,75: Mức độ 1 - TTB từ 1.75 → < 2,50: Mức độ 2 - TTB từ 2,50 → < 3,25: Mức độ 3. - TTB từ 3,25 → < 4: Mức độ 4. Các câu có 3 mức độ được cho điểm như sau: + Mức độ 1: (Thường xuyên; Ảnh hưởng, Rất hứng thú): 01 điểm + Mức độ 2: (Thỉnh thoảng; Ít ảnh hưởng, hứng thú): 02 điểm + Mức độ 3: (Không bao giờ; không ảnh hưởng, không hứng thú ): 03 điểm max − 𝑚𝑖𝑛 3−1 Giá trị khoảng cách của các mức độ là: = = 0,66. 3 3 Cách đánh giá mức độ như sau: - TTB từ 1.00 → < 1,66: Mức độ 1. - TTB từ 1.66 → < 2,32: Mức độ 2. - TTB từ 2,32 → < 3,0: Mức độ 3. 2.1.5. Kết quả khảo sát thực trạng BLM, nhận thức, các kĩ năng phòng chống BLM của HS THPT trên địa bài thị xã Của Lò 9
  16. Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi ở phụ lục I, II để khảo sát thực trạng nhận thức về BLM tại trường THPT Cửa Lò 2. 2.1.5.1.Thực trạng nhận thức của GV, HS trường THPT Cửa Lò 2 về khái niệm kỹ năng phòng tránh bạo lực mạng. a. Nhận thức của giáo viên: Với câu hỏi 1(Phụ lục II): Theo thầy (cô), kỹ năng phòng tránh bạo lực mạng (BLM) được hiểu là? Chúng tôi thu được kết quả sau: 2% 1% 2% 95% KN1 KN2 KN3 KN4 Biểu đồ 1: Nhận thức của GV về BLM Qua kết quả khảo sát chúng tôi có nhận xét như sau: có 95% GV nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm KN phòng tránh BLM cho HS (chiếm tỷ lệ cao); có 5% GV nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm trên. Như vậy, cơ bản các GV đã nắm được các kỹ năng mềm cần phát triển cho HS, nên khái niệm về KN phòng tránh BLM cho HS không còn xa lạ đối với GV. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho công tác giáo dục kỹ năng sống. b. Nhận thức của HS: Với câu hỏi 1(Phụ lục I): Theo em, kỹ năng phòng tránh bạo lực mạng (BLM) được hiểu là? Chúng tôi thu được kết quả sau: 70 59.3 60 50 40 30 20.3 20 11.4 9 10 0 KN1 KN2 KN3 KN4 Biểu đồ 2: Nhận thức của HS về khái niệm BLM 10
  17. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi có nhận xét như sau: có 59,3% HS nhận thức đúng và đầy đủ và có đến 40,7% HS nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm này. Nhiệm vụ đặt ra làm thế nào để HS nhận thức đúng về kĩ năng phòng tránh BLHĐ trong thời đại công nghệ số để từ đó có những biên pháp nâng cao năng lực phòng chống BLM là nhiệm vụ mà GV cần hướng tới 2.1.5.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh trường THPT Cửa Lò 2 về các hình thức gây BLM. a. Nhận thức của giáo viên: Với câu hỏi 2 (Phụ lục II): Hiện nay, thầy (cô) thấy bạo lực qua mạng thường có những hình thức nào sau đây? Chúng tôi thu được kết quả sau: Tỉ lệ % 18.3% 24.1% 57.6% Quấy rối trực tuyến Bắt nạt trực tuyến Tuyên truyền bạo lực Biểu đồ 3: Nhận thức của GV về các hình thức gây BLM Như vậy, qua khảo sát có 57,6% thầy cô cho rằng HS sử dụng MXH để thực hiện hành vi BLM bằng hình thức đăng tin sai lệch, bôi nhọ hoặc xúc phạm người khác; điều tra về cuộc sống cá nhân, đăng tải hình ảnh hoặc video bôi nhọ, thậm chí dùng công nghệ để theo dõi vị trí và hoạt động của nạn nhân; 18,3% hình thức BLM thường xuyên được HS sửa dụng là tuyên truyền bạo lực (tạo ra hoặc chia sẻ nội dung kích động bạo lực hoặc cổ vũ cho hành vi bạo lực); còn 24,1% cho rằng quấy rối trực tuyến (gửi tin nhắn, bình luận hoặc chia sẻ hình ảnh mang tính chất quấy rối, đe dọa hoặc xúc phạm người khác) kết hợp với những hình thức khác là cách mà HS gây BLM. b. Nhận thức của HS: Với câu hỏi 2 (Phụ lục I): Hiện nay, em thấy bạo lực qua mạng thường có những hình thức nào sau đây? Chúng tôi thu được kết quả như sau: 18.3% 25.5% 56.2% Quấy rối trực tuyến Bắt nạt trực tuyến Tuyên truyền bạo lực Biểu đồ 4: Nhận thức của HS về các hình thức gây BLM 11
  18. Kết quả khảo sát trên cho thấy BLM có tính chất phức tạp, với nhiều hình thức tấn công, đe dọa rất khó kiểm soát, nắm bắt điều đó đặt ra một thách thức không nhỏ đối với ngừơi dùng MXH nói chung và HS nói riêng. Về phía gia đình và nhà trường cũng rất khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lí tình trạng này. Vì vậy việc nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng tránh BLM cho HS là một yêu cầu bức thiết hiện nay. 2.1.5.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh trường THPT Cửa Lò 2 về nguyên nhân, yếu tố dẫn đến BLM trong HS. a. Nhận thức của giáo viên: Với câu hỏi 3 (Phụ lục II): Theo thầy (cô), yếu tố dẫn đến HS THPT gây bạo lực qua mạng xã hội là? Chúng tôi thu được kết quả sau: 7.4 41.3 28.9 22.4 Chính cá nhân học sinh Tác động xấu từ xã hội Ảnh hưởng từ gia đình Sự kiểm soát chưa chặt chẽ của nhà trường Biểu đồ 5: Nhận thức của GV về yếu tố dẫn đến học sinh gây BLM Có đến 41,3% cho rằng BLM xuất phát từ chính bản thân HS, 28,9% chọn có yếu tố tác động từ gia đình,và 22,4% chọn yếu tố tác động từ xã hội, còn yếu tố từ nhà trường chỉ chiếm 7,4% b. Nhận thức của HS: Với câu hỏi 5 (Phụ lục I): Theo em, yếu tố dẫn đến học sinh THPT gây bạo lực qua mạng xã hội là? Chúng tôi thu được kết quả như sau: 60 Tỉ lệ % 50 40 30 20 10 0 Chính cá nhân học sinh Tác động xấu từ xã hội Ảnh hưởng từ gia đình Sự kiểm soát chưa chặt chẽ của nhà trường Biểu đồ 6: Nhận thức của HS về yếu tố dẫn đến học sinh gây BLM 12
  19. Qua khảo sát có đến 54,2% chọn nguyên nhân từ chính bản thân HS, 16,7% chọn nguyên nhân xuất phát, ảnh hưởng từ gia đình, 20,5% cho rằng BLM là do ảnh hưởng từ xã hội, 8,6% chọn từ sự kiểm soát không chặt chẽ từ nhà trường. Từ 2 kết quả khảo sát trên cho thấy nhận thức của GV và HS về yếu tố, nguyên nhân gây BLM phần lớn là từ chính bản thân HS và ảnh hưởng từ xã hội. Đây là một điều dễ hiểu bởi ở lứa tuổi này HS phải đương đầu với hàng loạt thách thức như sự biến đổi nhanh về thể chất, tâm sinh lý, sự lôi kéo và sức ép từ phía bạn bè, chưa có hiểu biết và chưa được trải nghiệm các kỹ năng tự bảo vệ, khó khăn trong mối quan hệ với người lớn, bạn bè,…đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ thông tin, các trào lưu văn hóa được du nhập, tất cả đều tác động, ảnh hưởng đến sự định hình tư tưởng, lối sống, suy nghĩ của các em. Vì vậy, rất cần sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để các em hình thành lối sống đẹp, có cách ứng xử văn minh trong cuộc sống và trên không gian mạng. 2.1.5.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh trường THPT Cửa Lò 2 về ảnh hưởng của BLM đối với HS. a. Nhận thức của giáo viên: Với câu hỏi 4 (Phụ lục II): Theo thầy (cô), bạo lực mạng ảnh hưởng đến? Chúng tôi thu được kết quả sau: 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Sức khỏe Tinh thần Học tập Sự phát triển Tất cả các của nhân cách phương án trên Biểu đồ 7: Nhận thức của GV về ảnh hưởng của BLM Với 50 GV được hỏi có 78.9% chọn phương án BLM ảnh đến tất cả mọi mặt (sức khỏe, tinh thần, quá trình học tập, sự phát triển nhân cách), còn 21,1% còn lại chọn ảnh hưởng đến một trong những yếu tố sức khỏe, tinh thần của HS. b. Nhận thức của HS: Với câu hỏi 4 (Phụ lục I): Theo em, bạo lực qua mạng ảnh hưởng đến? Chúng tôi thu được kết quả như sau: 13
  20. 5.6% 6% 8% Sức khỏe 2.2% Tinh thần Học tập 78% Sự phát triển của nhân cách Tất cả các phương án trên Biểu đồ 8: Nhận thức của HS về ảnh hưởng của BLM Kết quả khảo sát có 78% HS được hỏi chọn phương án BLM ảnh hưởng tất cả mọi mặt sức khỏe, tinh thần, quá trình học tập, sự phát triển nhân cách của người bị bắt nạt, 22% còn lại chọn một trong các mặt ảnh hưởng trên. Từ hai kết quả khảo sát trên có thể thấy cả GV và HS đều nhận thức rất rõ mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của BLM đối với nạn nhân. Vậy, làm thế nào để ngăn chặn và giúp HS có những kĩ năng cần thiết để đối mặt với tình trạng trên, góp phần giảm thiếu hậu quả của nạn BLM đó vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của nhà trường và gia đình cũng như toàn XH. Vì vậy, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, năng lực phòng tránh BLM là một yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục và xã hội hiện hay. 2.1.5.5. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh trường THPT Cửa Lò 2 về tầm quan trọng của kỹ năng phòng tránh BLM. a. Nhận thức của giáo viên: Với câu hỏi 5 (Phụ lục II): Thầy (cô) đánh giá như thế nào về vai trò của kỹ năng phòng chống bạo lực mạng đối với học sinh? Chúng tôi thu được kết quả như sau: TTB:1,74; ĐLC: 0,65 60 51.43 37.14 40 18 20 13 11.43 4 0 0 0 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Tần số Tỷ lệ (%) Biểu đồ 9: Nhận thức của GV về vai trò của kỹ năng phòng tránh BLM Nhìn vào biểu đồ chúng tôi thấy với TTB = 1,74 < 1,75 và độ lệch chuẩn là 0,65; cho chúng ta thấy đa số CB - GV - NV đều cho rằng kỹ năng phòng tránh BLM rất quan trọng đối với học sinh THPT (có 37,14% rất quan trọng và 51,43% ý kiến là quan trọng), chỉ có 11,43% giáo viên có ý kiến bình thường và không có giáo viên nào cho ý kiến không quan trọng. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2