intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao nhận thức trong cao nhận thức trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:44

15
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao nhận thức trong cao nhận thức trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC TRONG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY LĨNH VỰC: GDQP&AN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC TRONG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY LĨNH VỰC: GDQP&AN Tác giả : 1. Lê Văn Hảo 2. Nguyễn Hữu Tùng 3. Phạm Hữu Khánh Số điện thoại : 0917348060. 0914285641 Gmail : levanhaonghiloc13@gmail.com Gmail : HuutungNL5@gmail.com
  3. NĂM 2023 MỤC LỤC
  4. BẢNG DANH TỪ VIẾT TẮT ĐVTN Đoàn viên thanh niên THPT Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TNXH Tệ nạn xã hội ANTH An ninh trường học ATGT An toàn giao thông TNCS Thanh niên cộng sản GDQP&AN Giáo dục quốc phòng và an ninh BGH Ban giám hiệu GVCN Giáo viên chủ nhiệm CA Công An TTATGT Trật tự an toàn giao thông BMNN Bí mật nhà nước BVANTQ Bảo vệ an ninh tổ quốc
  5. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường THPT Nghi lộc 5 đóng trên địa bàn miền tây huyện Nghi Lộc, nơi có con đường N5 đi qua, đây cũng là tuyển đường huyết mạch để học sinh các xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Đại Sơn, Trù Sơn đi đến trường THPT Nghi Lộc 5. Sau 6 năm đưa vào sử dụng, tuyển đường N5 đã và đang thực sự trở thành nỗi ám ảnh của người dân địa phương, cũng như học sinh và giáo viên trường THPT Nghi lộc 5. “Không có năm nào là không có tai nạn”. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng, trong số đó không ít trường hợp là học sinh trung học phổ thông (THPT), làm dẫy lên những lo lắng trong cộng đồng, dư luận xã hội, nhà trường gia đình và phụ huynh. Nguyên nhân khách quan, chủ quan nên chất lượng giáo dục của trường còn thấp so với nhu cầu xã hội và địa phương chỉ xếp ở mức thấp. Chất lượng học sinh về hiếu biết phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh giảm sút đã làm ảnh hưởng đến việc chấp hành luật giao thông cho học sinh, uy tín của nhà trường cũng bị giảm sút. Qua những năm công tác giảng dạy môn GDQP&AN tại trường, chúng tôi nhận thấy Giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về tật tự, an toàn giao thông trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành luật giao thông, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Nhận thức về vai trò của giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh chưa đầy đủ. Giáo viên bộ môn GDQP&AN chí giảng dạy kiến thức sách, vở còn các hoạt động kiến thức thực tiến khác về kỹ năng phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, hầu như giao phó cho tổ chức đoàn và giáo viên chủ nhiệm, hội phụ huynh Giáo viên bộ môn GDQP&AN thì chỉ có ý thức dạy kiến thức bộ môn, chưa quan tâm đến giáo dục toàn diện. đôi khi còn né tránh. Ở môi trường THPT thì ngoài kiến thức sách vở, có rất nhiều kiến thức, kĩ năng ngoài đời sống mà học sinh nên nắm bắt để dần hoàn thiện và phát triển cá nhân thành công dân có ích. Đó là lòng tự hào dân tộc; tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng của Đảng; có ý thức và thói quen sống và làm việc theo pháp luật; tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức; xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi và tránh xa các tệ nạn xã hội, hành xử có văn hoá. Vì những lẽ trên, chúng tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao nhận thức trong cao nhận thức trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay”. nhằm góp
  6. phần hoàn thiện hơn nữa nhân cách cho ĐVTN và đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. 2. Tính mới của đề tài SKKN Đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân chúng tôi đúc rút trong thời gian dài.Trên thực tế chưa có SKKN nào tại trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng và các trường THPT nói chung nêu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 3. Những đóng góp mới của sáng kiến Một, SKKN làm rõ thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng sáng kiến. Hai, SKKN đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Ba, hi vọng sáng kiến này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên trong và ngoài trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cách phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Học sinh ở trường THPT Nghi Lộc 5, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp giáo dục, cách thức quản lý giáo dục và cách thức quản lý của giáo dục pháp luật. Nghiên cứu về tài liệu, nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ quản lý, vai trò của các tổ chức trong nhà trường về công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của học sinh THPT hiện nay. 5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh và phụ huynh về vẫn đề vi phạm trật tự an toàn giao thông hiện nay và công tác phối hợp giáo dục cho các em. Phương pháp quan sát: Quan sát phân tích tình hình thực tế công tác tuyên truyền phố biên giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc - Nghệ An.
  7. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. Việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người, gây mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại: Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn… Bên cạnh đó, nhiều người chưa thật sự có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Nguyên nhân khách quan: do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông như: hệ thống đường bộ nhiều nơi xuống cấp dẫn đến có nhiều hố gà dễ gây tai nạn giao thông; Sự phân bố không hợp lý của hệ thống biển báo giao thông; Các hình phạt về vi phạm luật giao thông còn quá nhẹ nên nhiều người không sợ. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định: “Điều kiện quan trọng đê phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân”. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật. Từ đó để khẳng định vấn đề phố biến giáo dục pháp luật xã hội nói chung và trong nhà trường nói riêng là việc làm cần thiết và phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Để công tác phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cần phải có các biện pháp quản lý giáo dục phù hợp, tăng cường các biện pháp phối hợp đồng bộ giữa giáo viên GDQP&AN với các tố chức đoàn thế trong nhà trường, các ban ngành địa phương cùng với một
  8. hệ thống văn bản pháp lý cập nhật về các vấn đề kinh tế xã hội trong tình hình hiện nay. 2. Cơ Sở thực tiễn: 2.1. Thực trạng của việc giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT hiện nay. Hiện nay các bậc phụ huynh các em học sinh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý cũng như các thành viên xã hội đang rất lo lắng trước sự sa sút về pháp luật ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh. Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm luật giao thông trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi học sinh ở bậc học THPT không hiểu biết gì về luật giao thông, hoặc hiểu biết về luật giao thông không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm luật giao thông. Mặt khác, việc mở cửa nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng, tác động đến truyền thống, đạo đức xã hội, một số nét đẹp trong đạo đức truyền thống bị phá vỡ, đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, ý thức chấp hành luật giao thông trong dân chúng chưa cao, việc tuân thủ luật giao thông chưa được coi trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết luật giao thông và vận dụng luật giao thông trong các hoạt động kinh tế hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội càng lớn. Do đó, ngoài việc trang bị các kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, việc phổ biến, giáo dục luật giao thông vào nhà trường nhằm trang bị những tri thức luật giao thông cơ bản cho học sinh, giáo dục ý thức tự giác tuân thủ luật giao thông cho các công dân trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự phát triển của xã hội nhằm nâng cao dân trí pháp lý và thực hiện chủ trương của Đảng. Ngoài ra giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh còn nhằm mục đích xác định hiệu quả của hoạt động giáo dục luật giao thông của nhà trường. Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh là cơ sở, tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giáo dục luật giao thông của lãnh đạo cấp uỷ đơn vị. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị tổ chức thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGD ĐT ngày 28/8/2015 của Bộ CA và Bộ GD&ĐT; Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh Nghệ An và Sở GD&ĐT; Kế hoạch số 120 /KH-UBND ngày 22 /02 /2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 186 /KH-BGDĐT ngày 28 /02 /2022 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2022; Kế hoạch số 492 /KH-SGDĐT ngày 14 /03 / 2022 của Sở giáo dục và đào tạo về việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong ngành giáo dục năm 2022 trên địa bàn Nghệ An; Kế
  9. hoạch số 09/KH-UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023; Sở giáo dục và Đào tạo xây dựng kể hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông Trong ngành giáo dục và Đào tạo Nghệ An năm 2023. Phối hợp với Công an trên địa bàn chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục về trật tự ATGT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật, các quy định của ngành; chỉ đạo các trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ký cam kết phòng chống vi phạm trật tự ATGT. Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp, trong thời gian qua, công tác giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT hiện nay tại các nhà trường nói chung, tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Tuy nhiên, hiện nay công tác giáo dục pháp luật đang bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế. Trong một thời gian khá dài, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường nói chung chưa thực sự được chú trọng đúng mực. Việc triển khai công tác giáo dục chưa đồng bộ, cho nên sự hiểu biết pháp luật của học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đến tìnhtrạng vi phạm luật giao thông xảy ra khá nhiều, với mức độ ngày càng gia tăng. Điều đó thể hiện ở trình độ nhận thức pháp luật và công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của một bộ phận cán bộ, giáo viên ở một số nhà trường còn nhiều hạn chế. Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật chưa có nhiều cải tiến, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập còn nhiều bất cập dẫn đến chưa thu hút học sinh tham gia học tập. Sự tác động của các yếu tố bên ngoài xã hội như tai nạn giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân, cùng với các biện pháp xử lý chưa nghiêm của các cơ quan chức năng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, phố biến và giáo dục luật an toàn giao thông cho học sinh trong các nhà trường. Do thiếu tin tưởng vào sự công bằng, công minh của pháp luật dẫn đến niềm tin của một bộ phận không nhỏ các giáo viên và học sinh đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông chưa thực sự rõ nét. 2.2. Tình vi phạm luật giao thông của học sinh ở trường THPT Nghi Lộc 5, khi chưa áp dụng SKKN. Thông qua việc khảo sát thực trạng tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc, khi được hỏi về công tác giáo dục pháp luật trong trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường khảo sát 50 giáo viên
  10. Đối tượng Không cấp Nội dung Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết khảo sát thiết Sự cần thiết của việc giáo dục phòng, chống vi phạm 50 GV 26 (52%) 19 (38%) 4 (8%) 1(2%) pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho ĐVTN Khi hỏi về tác dụng của công tác giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho ĐVTN trong nhà trường có góp phần làm giảm bớt các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật trong độ tuổi ĐVTN hay không thì đã thu được kết quả trả lời như sau: Đối tượng Nội dung Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả khảo sát thi Khảo sát số lượng ĐVTN vi phạm pháp 312 ĐVTN 151 (48,5%) 120 (38.5%) 20 (6,5%) 11 (3,5%) luật về trật tự, an toàn giao thông cho ĐVTN Qua đó cho thấy khả năng nắm bắt vấn đề cũng như sự nhìn nhận về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho ĐVTN trong các nhà trường giữa các bộ phận liên quan còn nhiều bất cập. 3. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ờ trường THPT Nghi Lộc 5 trong giai đoạn hiện nay Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật đoàn viên thanh niên ở trường THPT Nghi Lộc 5 chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra là: Một số  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ờ trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vị trí vai trò và ảnh hưởng của giáo viên GDQP&AN trong giảng dạy nội dung phòng, chống vị phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh.
  11. 2. Phát huy vai trò xung kích của đoàn trường THPT trong việc phổ biến pháp luật cho ĐVTN. 3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo   dục pháp luật cho ĐVTN. 4. Tăng cường sự phối hợp giữa Hội phụ huynh vơi giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. 5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục pháp luật và rèn luyện nhân cách cho học sinh. 6. Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Công an và ngành GD&ĐT về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. 7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. 4. Giải quyết vấn đề nhằm nâng cao phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ờ trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 4.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vị trí vai trò và ảnh hưởng của giáo viên GDQP&AN trong giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở trường THPT Nghi Lộc 5. 4.1.1 . Giáo án minh họa BÀI 4: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Môn học : GDQP-AN ; Lớp 10 TIẾT PPCT 7: NHẬN THỨC CHUNG PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS tìm hiểu về luật an toàn giao thông và trình bày được một số nội dung cơ bản về trật tự an toàn giao thông. - Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền vận động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp Năng lực chuyên biệt:
  12. - Hình thành ý thức trong tham gia giao thông. - Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn giao thông. 3. Phẩm chất - Có ý thức cao trong tham gia giao thông và là người có trách nhiệm với cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi: 1. Hình nào có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 2. Tên các loại hình giao thông ở Việt Nam. - GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 4.1 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời: 1. Hình có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là: + Hình 4.1b: người điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm, người ngồi trên mô tô không đội mũ bảo hiểm. + Hình 4.1c: người lái đò chở quá số người quy định, người trên đò không mặc áo phao.
  13. 2. Các loại hình giao thông ở Việt Nam: + Hình 4.1a: giao thông đường hàng không. + Hình 4.1b: giao thông đường bộ. + Hình 4.1c: giao thông đường thủy nội địa. + Hình 4.1d: giao thông đường sắt. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS. - Giới thiệu bài: Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên. B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nắm vững quy tắc chung khi tham gia giao thông, Hiểu được những quy định trong Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. b. Tổ chức thực hiện: NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG CỦA GV DỰ KIẾN SẢN PHẨM VÀ HS Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. NHẬN THỨC CHUNG. 1. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (10 phút). GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi Câu 1. Em đã từng tham gia hoạt động ở do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm loại hình giao thông nào? điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực Câu 2. Những hành vi nào của người tham giao thông. gia giao thông được xác định là vi phạm Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao pháp luật về trật tự an toàn giao thông? thông điều chỉnh các hoạt động giao thông trên các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. 2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (10 phút). Câu 3. Theo em, độ tuổi nào dưới đây Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi năng lực hành vi; hành vi đó được quy định bởi pháp luật vầ trật tự phạm pháp luật về trật tự an toàn giao an toàn giao thông. Để xác định một hành vi có phải là vi phạm thông? pháp luật về trât tự an toàn giao thông cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm được. câu trả lời - Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần - Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm Bước 3: Báo cáo, thảo luận pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng - HS đứng dậy trình bày câu trả lời nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
  14. NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG CỦA GV DỰ KIẾN SẢN PHẨM VÀ HS Bướ 4: Kết luận, nhận định 3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao - GV chuẩn kiến thức thông. - HS ghi nội dung vào vở - Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: bằng nhiều hình thức biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn Câu 1. Em hãy cho biết sự khác nhau giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ giữa phòng ngừa và đấu tranh chống vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã phạm pháp luật về trật tự an toàn giao hội. thông? - Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là Câu 2. Theo em, khi đi trên phương tiện hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nắm tình hình, phát vận tải hành khách ngang sông có thể xãy hiện những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông ra những tai nạn gì ? để phòng, chống do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý những tai nạn đó, người lái phương tiện tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo và hành khách cần phải làm gì? đảm trật tự an toàn giao thông. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời - GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bướ 4: Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức, tổng kết C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP. a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học b. Nội dung: GV giao câu hỏi, yêu cầu HS vận dụng sgk và kiến thức đã học để trả lời c. Sản phẩm: Kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi,(SGK) yêu cầu HS về nhà trả lời: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà trả lời câu hỏi D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức; phát triển năng lực tự học. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: HS tìm hiểu những quy định xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành? Hãy liệt kê các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông mà em thường thấy và tuyên truyền cho các bạn trong lớp để phòng ngừa các vi phạm đó?
  15. HS: thực hiện nội dung theo yêu cầu của giáo viên. c. Sản phẩm: Kết quả của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị nội dung và thự hiện báo cáo nội dung ở đầu tiết học tiếp theo. * Hướng dẫn về nhà - Đọc trước mục II trong SGK. - Nhận xét buổi học - Kiểm tra sỹ số, vật chất: Rút kinh nghiệm bổ sung …………………………………………………………………………………………… ……………..………..…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………..………..…………………………………………………………………… 4.1.2. Kết quả của hoạt động nhóm của 4 tiểu đội. * Tiểu đội 1:   * Tình huống 1: Không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, lảng lách,  đánh võng trên đường gây tai nạn. (có video kèm theo). * Tình huống 2: Đi xe thiếu quan sát, không giảm tốc độ khi qua chỗ ngã  tư, ngã ba, đường giao nhau (có video kèm theo). * Tiểu đội 2:  * Tình huống 3: Đi xe thiếu quan sát, không giảm tốc độ, đi sai làn đường  khi đến các khúc cua, khuất tầm nhìn (có video kèm theo). • Tình huống 4: Không quan sát, không xinhan hoặc xi nhan quá muộn, rẽ qua đường một cách đột ngột (có video kèm theo). * Tiểu đội 3. * Tình huống 5: Đi xe không đúng độ tuổi quy định, không đội mũ bảo hiểm (có video kèm theo). * Tình huống 6: Đi xe bốc đầu, dùng chân điều khiển xe(có video kèm * Tiểu đội 4. * Tình huống 7: Sử dụng điện thoại, che ô khi điều khiển xe(có video kèm theo). *Tình huống 8: Đi trước đầu xe, đi vào điểm mù của xe, đi giữa tâm
  16. Hình ảnh học sinh tham gia giao thông không đội mữ bảo hiểm
  17. Hình ảnh học sinh vừa lái xe vừa xem điện thoại
  18. Hình ảnh học sinh vi phạm giao thông bị xứ lý Hinh ảnh học sinh tham gia giao thông lôi, kéo nhau 4.2. Phát huy vai trò xung kích của đoàn trường THPT trong việc phổ biến pháp luật cho ĐVTN. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm trước chi bộ. Ban giám hiệu giáo dục mục tiêu, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thông qua nhiều hình thức. Đoàn là môi trường sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi trẻ trung ở đó đoàn viên thanh niên có điều kiện để tự khẳng định mình và rèn luyện đạo đức vì thế chi bộ. Ban giám hiệu phải hết sức quan tâm tạo mọi điều kiện có thể để Đoàn hoạt động Hội thảo, thi tìm hiểu về an toàn giao thông, tìm hiếu về pháp luật để giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng từ đó hình thành các ước mơ và hoài bão cao đẹp. Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức gần Đảng nhất, là lực lượng đông đảo, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh niên. Đoàn có tiềm năng to lớn tham gia công tác giáo dục. Đoàn có nhiệm vụ giáo dục đoàn viên, thanh niên, học sinh về tư tưởng chính trị đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng yêu nước truyền thống cách mạng, ý thức công dân, đạo đức lối sống lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên. Lãnh đạo trường phối hợp cùng Đoàn thanh niên tổ chức và thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài nhà trường. Đoàn còn giữ vai trò nòng cốt của các chương trình xã hội như phong trào “Thanh niên tình nguyện, tiếp sức mùa thi”. Cần phát triển tổ chức Đoàn vững mạnh, tạo mọi điều kiện cần thiết để tổ chức Đoàn hoạt động thực sự có hiệu quả.
  19. Đội cờ đỏ theo dõi chuyên cần. việc thực hiện nội quy nề nếp của các khối lớp có sự phân công theo dõi cụ thể.Thực hiện giờ truy bài 15 phút đầu giờ: Đội cờ đỏ kiểm tra việc đội mũ bảo hiểm của các bạn khi tham gia giao thông, ngoài việc theo dõi thực hiện nội quy của nhà trường của Đoàn trường còn theo dõi về đội cán sự lớp giúp các bạn trong lớp triển khai đọc sách, báo, tìm hiểu pháp luật… Trong năm học phải bám sát nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ của Đoàn trường học để từ đó lập ra các kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi đua theo từng chủ đề, thi đua dài hạn và ngắn hạn. Thành lập các đội an ninh xung kích đoàn viên thanh niên để thường xuyên kiểm tra đánh giá thi đua. Đồng thời có tổng kết, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động để có sự động viên khen thưởng các cá nhân, tập thể kịp thời, bên cạnh đó phê bình khiển trách các cá nhân vi phạm để kịp thời sửa chữa. - Tổ chức các buổi tuyên truyền và phổ biển pháp luật cho các em học sinh, thông qua các hoạt động như cuộc thi rung chuông vàng về tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông, cuộc thi an toàn giao thông nụ cười ngày mai. - Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện cho đoàn có cơ hội giao lưu học hỏi với các đoàn trường bạn có phong trào hoạt động đoàn tốt để rút ra các kinh nghiệm đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết trong đoàn viên thanh niên. - Tổ chức các phiên tòa giả định qua đó để nâng cao ý thức của các bạn ĐVTN về các tình huống thật trong cuộc sống. - Chủ động kết nghĩa với các tổ chức đoàn trong huyện như: Chi đoàn công an, chi đoàn huyện đội, đoàn trường trên địa bàn.. Từ đó để giáo dục ý thức của đoàn viên thanh niên về trật tự giao thông, an toàn xã hội, tránh xa các tệ nạn xã hội. - Ban chấp hành đoàn trường phải thực hiện và giám sát ký kết giữa đoàn trường và đoàn viên thanh niên không tham gia vào các tệ nạn xã hội. - Tổ chức lễ ký kết bàn giao các đoàn viên cho cơ sở trong dịp hè, dựa vào kết quả hoạt động hè tại địa phương để đánh giá, nhận xét ý thức của đoàn viên trong dịp hè. - Thực hiện chương trình cổng trường an toàn giao thông trường học hàng ngày vv.. - Tổ chức thi hội diễn văn nghệ, khéo tay hay làm, thi đoàn viên thanh niên thanh lịch, trí tuệ học đường, thử thách trước mùa thi.. Hoạt động thể thao: Đá bóng. bóng chuyền, đánh cầu lông, bóng bàn… tạo cho ĐVTN có lối sống lành mạnh và có ích trong cuộc sống không có thời gian để vi phạm pháp luật.
  20. Hội thi rung chuông vàng về kiến thức an toàn giao thông Trao thưởng cho các em đạt giải chương trình rung chuông vàng về kiến thức ATGT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2