intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” với mong muốn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc và khơi dậy trong các em, ý thức đóng góp sức mình vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiền liêng của tổ quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI VỀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VỚI NƯỚC CHDCND LÀO Lĩnh vực: Giáo dục Quốc phòng-An ninh 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI VỀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VỚI NƯỚC CHDCND LÀO Lĩnh vực: Giáo dục Quốc phòng-An ninh Người thực hiện: Phan Trọng Hào, ĐT 0917323003 Nguyễn Ngọc Tuấn, ĐT 0983003233 Nghệ An, tháng 4 năm 2022 2
  3. MỤC LỤC Danh mục Trang MỤC LỤC 0 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO 0 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 4. Phạm vi áp dụng đề tài 3 5. Tính mới của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 3 1.1. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền. 3 1.2. Khái niệm biên giới quốc gia. 3 1.3. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền. 4 5 1.4. Bảo vệ biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.5. Biên giới quốc gia giữa Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với tỉnh Nghệ An nói chung va huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn nói 6 riêng. 2. Cơ sở thực tiễn 8 2.1. Khảo sát thực tiễn tại trường THPT Tương Dương 1, Trường THPT 8 Tương Dương 2, Trường THPT Kỳ Sơn 2.2. Nhận xét trên cơ sở số liệu khảo sát 9 3
  4. 2.3. Nguyên Nhân 9 3. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền 9 núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào. 3.1. Lồng gép vào bài dạy các quan điểm của Đảng, các văn bản của địa 10 phương về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào 3.2. Tổ chức cho học sinh trải nghiện tham quan một số cột mốc biên giới 12 trên địa bàn huyện Tương Dương huyện Kỳ Sơn 3.3. Tăng cường ngoại khóa, ngoài giờ nhằm giáo dục học sinh hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền biên giới 13 quốc 3.4. Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường phát động phong trào mùa hè xanh tình nguyện đến tại các bản làng biên 16 giới. 3.5. Động viên, khích lệ học sinh không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt. Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của 17 Nhà nước. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 18 bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 4.1. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia( thời điểm đầu tháng 4 năm 2022 tại các trường Tương 18 Dương1, Tương Dương 2 và THPT Kỳ Sơn) 4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 20 2. Kiến nghị 21 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCN Giáo dục quốc phòng – An ninh GDQP-AN Học sinh HS Quốc phòng – An ninh QP-AN Biên giới quốc gia BGQG Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN Xã hội chủ nghĩa XHCN Đoàn viên thanh niên ĐVTN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. website: https://giaoducthoidai.vn 2 . website: http://biengioilanhtho.gov.vn 3. Một số SKKN của bạn bè, đồng nghiệp. 4. Các văn bản liên quan đến bảo vệ biên giới quốc gia hiện hành. 5. Giáo dục quốc phòng – An ninh 11, NXB Giáo dục. 6. Luật Biên giới quốc gia (2004), NXB Chính trị quốc gia. 7. Luật biên phòng Việt Nam 2022 5
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới. Biên giới quốc gia là bờ cõi, là tuyến đầu của Tổ quốc, là cửa ngõ để giao lưu giữa các quốc gia. Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia. Nghệ An có tổng chiều dài đường biên giới với nước CHDCND Lào dài nhất cả nước với 419km; giáp với 3 tỉnh Xiengkhuang, Borikhamxay và HuaPhanh, có 6 huyện tiếp giáp với nước bạn Lào (Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương), có 27 xã nằm trên khu vực biên giới trên bộ, trong đó xã có đường biên giới giáp Lào dài nhất là xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) 43,5 km. Huyện Tương Dương có tổng chiều dài đường biên giới với nước bạn Lào là 67,069km, tiếp giáp với 4 xã gồm: Xã Tam Quang, xã Tam Hợp, xã Nhôn Mai, xã Mai Sơn. Huyện Kỳ Sơn tổng chiều dài đường biên giới với nước bạn Lào là 192 km tiếp giáp với 10 xã gồm: xã Mỹ lý, xã Keng Đu, xã Đọoc Mạy, xã Na Loi, xã Nậm Cắn, xã Tà Cạ, xã Mường Típ, xã Mường Ải, xã Na Ngoi, xã Nậm Càn. Huyện Quế Phong có 4 xã biên giới Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông Thụ. Huyện Con Cuông có 2 xã biên giới Môn Sơn, Châu Khê. Huyện Anh Sơn có 1 xã biên giới Phúc Sơn. Huyện Thanh Chương có 5 xã biên giới Hạnh Lâm, Thanh Thủy, Thanh Đức, Thanh Sơn, Ngọc Lâm. Đảng nhà nước ta đã đưa ra nhiều quan điểm, chủ trương và luôn coi trọng độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, đã xây dựng được quan hệ hữu nghị Việt – Lào gắn bó trong chiều dài lịch sử cả trong công cuộc đấu tranh dành độc lập cho đến đời sống của nhân dân hai nước đồng thời là mối quan hệ mẫu mực thủy chung hiếm có trên thế giới và luôn khẳng định “Việt Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước hồng hà Cửu Long” Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân vùng biên hai nước đã chung tay xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển. Đặc biệt là Việt Nam và Lào đã phối hợp rất chặt chẽ trong bảo vệ đường biên, cột mốc, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn các hoạt động tội phạm qua biên giới. 6
  7. Tuy nhiên, khu vực biên giới Việt – Lào nói chung và khu vực biên giới Nghệ An với Lào nói rêng luôn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nổi lên là hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, kích động tập hợp lực lượng; tội phạm về ma túy hoạt động ngày một gia tăng cả về số vụ, đối tượng và số lượng ma túy mua bán, vận chuyển qua biên giới; hiện tượng di, dịch cư tự do trong nội địa và ra nước ngoài không giảm; chặt, đốt phá rừng đầu nguồn chưa chấm dứt; các hoạt động vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới của nhân dân hai bên biên giới, như: xuất, nhập cảnh trái phép, chăn thả trâu bò vẫn diễn ra, trong đó số lượng thanh niên, học sinh vi phạm ngày càng tăng. Là những giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong trường THPT đóng trên địa bàn biên giới Việt-Lào, bản thân chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình và luôn trăn trở là làm thế nào để dạy cho học sinh trong nhà trường về xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia trước hết học sinh phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, chấp hành hiến pháp, pháp luật của nhà nước, ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chính vì vậy tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” với mong muốn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc và khơi dậy trong các em, ý thức đóng góp sức mình vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiền liêng của tổ quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi đề tài 2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, các quan điểm của Đảng, các văn bản cũng như các cam kết của địa phương về chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, tình hình thực tế và mục tiêu, nội dung chương trình môn giáo dục quốc phòng trong trường THPT nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, trải nghiệm thực tế, thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực trạng nhận thức của học sinh các trường THPT đặc biệt là học sinh trường THPT Tương Dương, Kỳ Sơn về ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia tại địa phương trong giai đoạn hiện nay. 2.3. Phương pháp toán học thống kê Thống kê, so sánh, xử lý các số liệu thu thập được để đánh giá kết quả của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu: 7
  8. Học sinh khối 11 Trường THPT Tương Dương, THPT Tương 2, THPT Kỳ Sơn 4. Phạm vi áp dụng đề tài: Trong các trường THPT ở huyện Tương Dương, THPT Kỳ Sơn và các huyện miền núi trong tỉnh Nghệ An có đường biên giới giáp Lào. 5. Tính mới của đề tài: - Đây là đề tài rất thiết thực cho các trường THPT miền núi được thể hiện: + Chưa có các đề tài nghiên cứu chủ đề này ở trường THPT miền núi thuộc huyện Tương Dương và huyện Kỳ Sơn. + Chưa có sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo in ấn xuất bản. - Đề tài sẽ giải quyết được các vấn đề: + Nêu rõ được thực trạng biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào hiên nay. + Chỉ ra những hạn chế về nhận thức của một số học sinh về bảo vệ biên giới quốc gia Việt Lào. + Đề ra giải pháp có tính logic và khả thi nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động NCKH, có thể áp dụng cho nhiều loại hình trường THPT. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền. - Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện. - Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1449,566 km; Biên giới Việt Nam – Lào dài 2340 km; Biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1137 km. 1.2. Khái niệm biên giới quốc gia. 1.2.1. Khái niệm. - Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác. - BGQG nước CHXHCNVN: Là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo các đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền. 1.2.2. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia. 4 bộ phận cấu thành biên giới là: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không. - Biên giới quốc gia trên đất liền: 8
  9. Biên giới quốc gia trên đất liền là đường phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một Quốc gia với Quốc gia khác. - Biên giới lòng đất của quốc gia: Biên giới lòng đất của quốc gia là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất. - Biên giới trên không: Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần: + Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung. + Phần thứ hai, là phần giới quốc trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của giới quốc và khoảng không gian vũ trụ phía trên. 1.3. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền. 1.3.1. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia. - Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. - Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới theo 2 cách cơ bản. + Các nước có chung biên giới hoặc ranh giới trên biển (nếu có) tự thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia - Ở Việt Nam mọi kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới phải được Quốc hội phê chuẩn thì mới có hiệu lực với Việt Nam. 1.3.2. Cách xác định. Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau: - Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: + Nguyên tắc chung xác định biên giới quốc gia trên đất liền: * Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định bằng các điểm, đường và vật chuẩn. * Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định: Trên sông, suối mà tàu thuyền đi lại được thì xác định biên giới ở giữa lạch của sông; Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới xác định là ở chính giữa sông, suối đó; Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định ở chính giữa cầu. * Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới. * Đặt mốc quốc giới. * Dùng đường phát quang. 9
  10. 1.4. Bảo vệ biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền. a) Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm: Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ,biên giới quốc gia đồng thời xác định bảo vệ biên giới quốc gia gắn liền với bảo vệ lãnh thổ bảo vệ tổ quốc. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng bất khả xâm phạm của toàn đảng toàn quân toàn dân nhằm bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc. b) Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiêm của đảng nhà nước toàn dân toàn quân trước hết là chính quyền nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang mà trong đó bộ đội biên phòng làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. c) Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới: Nước ta có đường biên giới dài, đi qua địa hình phức tạp hiểm trở. Lực lượng chuyên trách không thể bố trí khép kín trên các tuyến biên giới vì vậy việc quản lý bảo vệ phải dựa vào dân mà trực tiếp là các dân tộc ở vùng biên giới, đậy là lực lượng tại chỗ rất quan trọng. d) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về giới quốc gia bằng biện pháp hoà bình: - Đó vừa là mong muốn vừa là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. - Mọi bất đồng trong quan hệ biên giới Đảng và Nhà nước ta chủ động đàm phán thương lượng giữa các nước hữu quan trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. e) Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. - Đảng và nhà nước ta xác định bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang của đảng và nhà nước làm nòng cốt chuyên trách bảo vệ chủ quền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh trật tự biên giới quốc gia. - Nhà nước xây dựng bộ đội biên phòng theo hướng cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại có chất lượng cao, quân số và tổ chức hợp lý. 1.4.2. Nội dung cơ bản xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. a. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia...xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. 10
  11. b. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: - Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ giới quốc gia: - Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực giới. - Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện: - Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ giới quốc gia - Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc 1.5. Biên giới quốc gia giữa Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với tỉnh Nghệ An nói chung va huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn nói riêng. 1.5.1.Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của nước ta (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum) với 10 tỉnh của Lào (Phongsaly, Luang Prabang, Houaphanh, Sekong, Attapeu, Savannakhet, Saravane, Xiengkhuang, Borikhamxay, Khammouane). Khu vực biên giới Việt Nam - Lào được hai nước xác định là một trong những khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội. Xuất phát từ quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, thiện chí giữa hai nước, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, sau hơn hai năm đàm phán, ngày 18-7-1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã được ký kết tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào). Năm 1978, Việt Nam và Lào bắt đầu triển khai công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và hoàn thành vào năm 1984. Kết quả của công tác này được ghi nhận trong Nghị định thư ngày 24-1-1986 về việc phân giới trên thực địa. Theo Nghị định thư, hai bên đã phân giới được 1.877km trong tổng số hơn 2.000km chiều dài của đường biên giới và cắm được 202 mốc quốc giới. Đồng thời, xuất phát từ thực tế quản lý biên giới, năm 1986 và 1987, hai nước đã ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia và Nghị định thư bổ sung ghi nhận toàn bộ kết quả công tác phân giới, cắm mốc theo hiệp ước bổ sung. Kết quả nêu trên có ý nghĩa quan trọng, song hai bên vẫn phải tiếp tục giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng, cụ thể: + Thành lập bộ bản đồ đường biên giới chính thức giữa hai nước thay cho bộ bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 mà hai bên sử dụng trong hoạch định; + Hoàn tất việc phân giới trên thực địa ở một số đoạn biên giới còn lại mà hai bên chưa đến được do địa hình quá hiểm trở; khắc phục tình trạng mật độ mốc đã 11
  12. cắm quá thưa (bình quân trên 10km một mốc, cá biệt có những nơi gần 40km một mốc. Trong các năm 2003, 2006 và 2007, Việt Nam và Lào đã tập trung giải quyết được các vấn đề thành lập bộ bản đồ đường biên giới chính thức giữa hai nước thay cho bộ bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 mà hai bên sử dụng trong hoạch định và hoàn tất việc phân giới trên thực địa ở một số đoạn biên giới còn lại mà hai bên chưa đến được do địa hình quá hiểm trở; đồng thời, bắt đầu thảo luận về công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới năm 2004. Với sự nhất trí cao của hai nước, năm 2008, hai bên đã đồng loạt triển khai công tác này trên toàn tuyến và hoàn thành vào tháng 6-2013. Sau khi hoàn thành toàn bộ công tác, hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào bao gồm 1.002 mốc, gấp 4,5 lần so với giai đoạn trước. Toàn bộ kết quả này được ghi nhận trong Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào (ngày 16-3-2016). 1.5.2. Giới thiệu mục đích, yêu cầu ký kết và nội dung Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào ngày 16/3/2016 * Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào a) Mục đích và yêu cầu ký Nghị định thư - Trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977, Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới năm 1986, Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới năm 2007, Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc năm 2006 và Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2008, tạo lập một văn kiện pháp lý có giá trị cao, không chỉ mô tả đầy đủ, chính xác hướng đi của đường biên giới, địa hình đường biên giới đi qua và vị trí các mốc quốc giới theo kết quả thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên thực địa, phù hợp với hệ tọa độ, độ cao trên bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000, mà còn ghi nhận được toàn bộ thành quả giải quyết các vấn đề về biên giới giữa hai nước. b) Nội dung chính của Nghị định thư Nghị định thư bao gồm Lời nói đầu và 15 điều, được chia làm 04 phần và 04 Phụ lục, *. Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào a) Mục đích và yêu cầu ký Hiệp định - Hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào trong tình hình mới; bảo đảm sự bền vững, ổn định của biên giới quốc gia, an ninh, trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, đi lại và sản xuất của cư dân biên giới; thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xã hội ở vùng biên giới giữa hai nước; góp phần tăng 12
  13. cường, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào - Gia tăng tính hài hòa và thống nhất giữa hai hệ thống pháp luật Việt Nam và Lào về quản lý, bảo vệ biên giới và cửa khẩu biên giới, qua đó tăng cường sự tương đồng và gắn kết lực lượng làm công tác biên giới nói riêng và hai nước nói chung, góp phần bảo đảm đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. b) Nội dung chính của Hiệp định Hiệp định bao gồm Lời nói đầu và 57 Điều, được chia thành 10 Chương và 12 Phụ lục. 1.5.3. Một số văn bản của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Nghệ An - Chỉ thị số 12/3013/CT-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Nghệ An về viêc tổ chức phong trào kết nghĩa giữa các cụm dân cư hai bên tuyến biên giới Việt Nam – Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Chị thị 05/CT-TU ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An về việc tăng cường bảo vệ an ninh biên giới tỉnh Nghệ An trong tình hình mới. 2. Cơ sở thực tiễn Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của nước ta (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum) với 10 tỉnh của Lào (Phongsaly,LuangPrabang, Houaphanh, Borikhamxay, Khammouane, Savannakhet, Saravane, Xiengkhuang, Sekong và Attapeu). Khu vực biên giới Việt Nam - Lào được hai nước xác định là một trong những khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội. Biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào nói chung, Biên giới quốc gia giữa huyện Tương Dương và huyện Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An nói riêng trong thời gian qua luôn ổn định và phát triển. Hai bên luôn quan tâm phối hợp việc bổ sung, tôn tạo các cột mốc biên giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại song phương, tình hình an ninh khu vực biên giới luôn được đảm bảo đã góp phần vào mỗi quan hệ bền chặt không thể tách rời giữa hai quốc gia. Tuy nhiên dưới tác động nhiều mặt của xã hội hiện nay đã làm ảnh hưởng tới biên giới quốc gia tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn khó lường trong đó có một số học sinh chưa nhận thức được đúng đắn về bảo vệ biên giới quốc gia, không chịu học tập, trải nghiệm tham gia các hoạt động tập thể, lao vào các tệ nạn xã hội, dễ bị lôi kéo vào các hành vi xâm phạm đến lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ biên giới quốc gia là việc làm cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức mới. 13
  14. 2.1. Khảo sát thực tiễn tại trường THPT Tương Dương 1, THPT Tương Dương 2, THPT Kỳ Sơn( Câu hỏi phụ lục 01) Kết quả khảo sát học sinh khối 11 vào tháng đầu tháng 10 năm 2021 Điểm khảo sát Tổng TT Trường Số lượng ≥8 {8;6.5] {6.5;5] {5;3.5] < 3.5 số hs /% Tương Số lượng 57 68 96 78 16 1 Dương 315 % 18,1% 21,6 % 30,5% 24,7% 5,1% 1 Tương Số lượng 30 40 43 49 6 2 Dương 168 % 17,9% 23,8% 25,5% 29,2% 3,6% 2 Số lượng 90 103 108 97 22 3 Kỳ Sơn 420 % 21,4% 24,5% 25,7% 23,2% 5,2% 2.2. Nhận xét kết quả khảo sát Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh nhận thức đầy đủ sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào còn thấp. Mặt khác tỷ lệ học sinh nhận thức chưa đầy đủ và một số em không quan tâm, thờ ơ với việc bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào còn rất cao. 2.3. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan + Nhiều học sinh thờ ơ, lười học tập nghiên cứu và trải nghiệm, còn coi nhẹ bảo vệ biên giới quốc gia. + Nhà trường đã tổ chức ngoại khóa, ngoài giờ để để tuyên truyền, giáo dục học sinh về bảo vệ chủ quyền quốc gia biên giới Việt Nam - Lào tuy nhiên số lượng còn ít và chất lượng chưa cao. + Giáo viên giảng dạy GDQP - AN chưa cập nhật kịp thời và thường xuyên các các các văn bản, nghị quyết cũng như các hoạt động về bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào của địa phương. - Nguyên nhân khách quan + Điều kiện kinh tế rất khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế, chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp. + Khu vực biên giới là khu vực nhạy cảm và phức tạp, các thế lực thù địch thường xuyên chống phá trên mọi lĩnh vực và mọi đối tượng trong đó có học sinh. 14
  15. 3. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của học sinh trường THPT miền núi về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào. Để nâng cao trách nhiệm học sinh trong bảo vê biên giới quốc gia nói chung, bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào nói riêng, ngoài những nội dung chính của bài 3:“Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11 tôi còn cung cấp thêm một số giải pháp chính của sáng kiến như sau: 3.1. Lồng ghép vào bài dạy các quan điểm của Đảng, các văn bản của địa phương về bảo vệ biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào. Một trong những nền tảng quan trọng trong việc củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thế hệ trẻ đối với vận mệnh của đất nước, đó là cần nắm vững tư tưởng, quan điểm của về bảo vệ biên giới quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Đảng lãnh đạo toàn diện và xuyên suốt, nên chỉ có nắm vững được các quan điểm của Đảng thì mới có được thái độ và những hành động đúng đắn trong việc bảo vệ BGQG Thông qua nội dung bài 3“ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” giáo viên lồng ghép, tích hợp vào bài dạy các quan điểm của Đảng các hoạt động của địa phương, hoạt động của lực lượng chuyên trách mang tính chất thời sự để học sinh nắm rõ hơn ý nghĩa và vai trò trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Yêu cầu học sinh cần phải tích cực trau dồi những kiến thức về pháp luật. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ BGQG. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa. Có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cách mạng và lối sống đẹp; có ước mơ, hoài bão khát vọng đưa đất nước vươn lên; có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, tích cực tham gia xây dựng Đảng; đấu tranh kiên quyết bài trừ những tiêu cực, tệ nạn xã hội, những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch. Cần rèn luyện cho học sinh một lập trường, tư tưởng đúng đắn, vững vàng, kiên định. Cảnh giác trước những âm mưu, xúi giục phản động, gây chia rẽ của kẻ thù. Luôn có thái độ tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng. Tham gia vào các tổ chức xã hội, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, từ đó chủ động tham mưu với các cấp Đảng, cấp chính quyền trong vấn đề thanh niên với bảo vệ biên giới quốc gia. 15
  16. Nâng cao ý thức phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, BGQG, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực BGQG trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Hình 3.1.1: Tiết học môn GDQP-AN tại trường THPT Tương Dương 1 16
  17. Hình 3.1.2: Tiết Tiết học môn GDQP-AN tại trường THPT Tương Dương 1 3.2. Tổ chức cho học sinh trải nghiện tham quan một số cột mốc biên giới trên địa bàn huyện Tương Dương huyện Kỳ Sơn Như chúng ta đã biết Nghệ An có tổng chiều dài đường biên giới với nước CHDCND Lào dài nhất cả nước với 419km; giáp với 3 tỉnh Xiengkhuang, Borikhamxay và Huaphanh, đã cắm được 102 mốc chính, từ mốc số 359 đến mốc số 462 (Từ huyện Quế Phong đến xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương) Việc cho học sinh trực tiếp trải nghiệm và học tập tại thực địa này giúp các em hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân dân vùng biên, các quy định của pháp luật khi ra vào khu vực biên giới. Với kiến thức có được, học sinh sẽ nâng cao ý thức bảo vệ đường biên, cột mốc, tích cực tham gia phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội... Thông qua trải nghiêm biên giới sẽ cung cấp thông tin về lịch sử cũng như mục đích, ý nghĩa của hệ thống đường biên, cột mốc trên địa bàn mà đơn vị quản lý; trách nhiệm và vai trò của quần chúng nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, “Các em học sinh chính là những tuyên truyền viên ngay trong gia đình cũng như bản làng thông qua kiến thức đã được giảng dạy ở thực địa, sau này trở thành những công dân tốt, có ích và cùng với BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Những bài học từ thực địa không chỉ giúp học sinh nắm bắt kiến thức về lịch sử mà còn góp phần hình thành lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu được giá trị thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ để từ đó tích cực tham gia bảo vệ chủ 17
  18. quyền, an ninh biên giới, chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển. Hình 2.2.1: Trải nghiệm thực tiễn của HS 1 tại các cột mốc biên giới Hình 2.2.2: Trải nghiệm thực tiễn của HS trường THPT Tương Dương 1 tại các cột mốc biên giới thuộc địa bàn xã Tam Hợp – huyện Tương Dương 18
  19. 3.3. Tăng cường ngoại khóa, ngoài giờ nhằm giáo dục học sinh hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền biên giới quốc Thông qua kỷ niệm các ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12, truyền thống bộ đội biên phòng 3/3, tuyên truyền di cư bất hợp pháp, tuyên truyền phòng chống mua bán người…nhằm giáo dục học sinh hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền biên giới quốc gia trên biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, tình hình thế giới còn có nhiều biến động khó lường, tình hình trong nước và các tuyến biên giới vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Nước ta tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng bên cạnh việc chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi do thành quả của sự nghiệp đổi mới của đất nước và xu thế thời đại mang lại, nước ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn không thể xem thường. Cùng với những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và của quá trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ cách mạng nước ta. Chúng tăng cường các thủ đoạn kích động, lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, tuyên truyền, kích động, lôi kéo các phần tử bất mãn, những quần chúng nhẹ dạ, cả tin, trình độ văn hóa thấp, non yếu về nhận thức chính trị để tổ chức, tuyên truyền, phát triển đạp trái pháp luật, kích động di dân tự do, vượt biên trái phép,… hòng gây chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, làm cho tình hình an ninh, chính trị ở khu vực biên giới ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, trách nhiệm của giáo viên là cần phải tuyên truyền cho học sinh thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền BGQG của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để học sinh có nhận thức đúng về tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng biên giới quốc gia trong giai đoạn cách mạng mới, để học sinh thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia trên biển trong giai đoạn hiện nay, tự hào về truyền thống dựng nước, đánh giặc giữ nước, những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của ông cha ta bảo vệ biên giới, thấy được ý nghĩa thiêng liêng của bảo vệ Tổ quốc; từ đó mỗi người sẽ thấy rõ được trách nhiệm và vinh dự của mình khi tham gia bảo vệ Tổ quốc nói chung và tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Việt Lào nói riêng. Từ đó các em là những hạt nhân đi đầu trong công tác tuyên truyền về bảo vệ biên giới quốc gia trên biển. Phải tuyên truyền từ trong chính bản thân gia đình, dòng họ, những người thân, bạn bè, hàng xóm của mình. Từ đó, họ sẽ trở thành những hạt nhân, tạo thành một phong trào tích cực, mọi người sẽ cùng tuyên truyền cho nhau, giáo dục nhau, cùng nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với biên giới quốc gia trên biển của đất nước. 19
  20. Hình 3.3.1:Hoạt động tuyên truyền phòng chống buôn bán ma túy tại biên giới Hoạt động ngoại khóa chủ đề bảo vệ biên giới Việt - Lào 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2