Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra nguyên nhân của tình trạng văn hóa hoá học đường ở học sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu; Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các hành vi “lệch chuẩn” của một bộ phận chưa thực hiện tốt văn hoá học đường trong các mối quan hệ của cá nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐĂNG LƯU LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐĂNG LƯU Môn/Lĩnh vực: Chủ nhiệm Người thực hiện: Nguyễn Văn Trọng Nguyễn Văn Bích Tổ: Tự nhiên Điện thoại: 0989.301.567 * 0344.021.298 NĂM HỌC: 2023 - 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 2 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đạt được. ........................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 6. Tính mới của đề tài ..................................................................................... 3 7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 5 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 7 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................. 27 PHẦN III. KẾT LUẬN ....................................................................................... 34 1. Những bài học kinh nghiệm...................................................................... 34 2. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 34 3. Kiến nghị đề xuất ..................................................................................... 35
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu: “phát triển toàn diện con người Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Văn hóa học đường chính là nền tảng để rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất ấy cho thế hệ trẻ. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, một trong các khâu đột phá được xác định là: “Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam". Vì thế, việc xây dựng văn hóa học đường trở thành yêu cầu cấp thiết trong việc góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực trong 10 năm tới. Hơn lúc nào hết việc xây dựng môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, hiệu quả và hạnh phúc được đặt ra một cách cấp bách nhằm phát triển con người toàn diện, mang đến cho học sinh những điều tốt đẹp, hướng các em đến giá trị “chân - thiện - mỹ”; Văn hóa học đường chính là một môi trường rất quan trọng để giáo dục và rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước trong tương lai để họ trở thành những người sống có hoài bão, lý tưởng tốt đẹp. Chính vì thế, vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi trọng. Có thể thấy, phần lớn thế hệ trẻ ngày nay có vốn kiến thức rộng, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, có tinh thần học hỏi, khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cao, kính thầy, mến bạn, sống nền nếp, có ý chí vươn lên và không ngừng cố gắng trong học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận học sinh ứng xử một cách thiếu văn hóa, kém hiểu biết, gây ảnh hưởng đến tinh thần và môi trường văn hóa giáo dục tốt đẹp trong trường học. Hiện tượng học sinh đánh nhau hay hệ lụy của việc yêu đương quá sớm không còn xa lạ với lứa tuổi học sinh. Tình trạng chia rẽ lập ra các hội chơi để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét. Tại trường THPT , bên cạnh nhiều học sinh có ý thức vẫn còn tồn tại một số học sinh nói tục, chửi bậy và có các hành vi ứng xử thiếu văn hoá. Một số học sinh có quan niệm nói tục, chửi bậy là phương pháp giảm căng thẳng. Thậm chí có học sinh cho rằng dám nói tức là dám thể hiện “cá tính” của bản thân. Một bộ phận học sinh còn bị ảnh hưởng bởi các thần tượng nổi tiếng với các phát ngôn gây sốc khiến các bạn lầm tưởng rằng đó là cách gây được sự chú ý và áp dụng ngay vào bản thân. Một số bạn nữ còn tô son đánh phấn, một số bạn nam có các kiểu tóc, cách ăn mặc gây phản cảm…Ngoài ra còn có số ít học sinh thích thể hiện cá tính không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. 1
- Từ những lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu” để tìm hiểu những thực trạng, biểu hiện cũng như nguyên nhân tác động đến văn hóa học đường của học sinh trong nhà trường. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa học đường cho các em. Hy vọng được góp phần mình giúp các em có thêm kĩ năng, ứng xử có văn hoá trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời đóng góp phần mình trong việc thực hiện nét đẹp ứng xử theo truyền thống “Tiên học lễ - hậu học văn” của nhà trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đạt được. 2.1. Mục tiêu Thực hiện được việc điều tra, khảo sát thực trạng, tìm ra nguyên nhân của tình trạng văn hóa hoá học đường ở học sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các hành vi “lệch chuẩn” của một bộ phận chưa thực hiện tốt văn hoá học đường trong các mối quan hệ của cá nhân. Một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức của các bạn về văn hoá học đường. 2.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu cơ sở lí luận về văn hóa học đường của học sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. Đánh giá về thực trạng văn hoá học đường của học sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi ứng xử lệch chuẩn của các em. Đề xuất một số giải pháp nhằm điều chỉnh các hành vi sai lệch trong văn hóa học đường của học sinh và rút ra ý nghĩa của đề tài. 2.3. Kết quả đạt được Góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh. Nâng cao ý thức tự giác trong văn hoá ứng xử của chính bản thân. Nâng cao chất lượng văn hoá học đường cho các em học sinh trong lớp chủ nhiệm từ đó nhân rộng và lan tỏa ra toàn trường. Góp phần tạo thêm nét đẹp trong đạo đức, nhân cách của học sinh toàn trường. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và biện pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh ở lớp chủ nhiệm của trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi nội dung: Thực trạng văn hóa học đường và đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh ở lớp chủ nhiệm của trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. Giới hạn phạm vi địa bàn: Tiến hành trên địa bàn huyện Yên Thành và một số huyện lân cận khác. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh ở trường THPT Phan Đăng Lưu được thực hiện một cách đầy đủ, có hiệu quả thì sẽ giúp học sinh có được một môi trường giáo dục lành mạnh để học tập và hoàn thiện nhân cách. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp một số công trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn; quan sát; thực nghiệm; phân tích, xử lý thông tin. Phương pháp điều tra: Tôi tiến hành khảo sát HS THPT Phan Đăng Lưu bằng phiếu với hệ thống câu hỏi kín. Với mỗi câu hỏi, đáp án được đưa ra ba mức độ đánh giá tương ứng với điểm số 2,1,0. Trong đó, điểm 2 tương ứng với câu trả lời “thường xuyên” (tần số, mức độ cao); điểm 1 tương ứng với câu trả lời “thỉnh thoảng” (tần số, mức độ ít) và điểm 0 tương ứng với câu trả lời là “không”. Mức độ đánh giá thực trạng văn hóa học đường của khách thể được xác định bằng điểm số trên thang điểm theo cách tính trung bình cộng (x) – nghĩa là tổng số điểm của mỗi câu trả lời được chia cho số lượng khách thể điều tra cho kết quả x. 6. Tính mới của đề tài Văn hóa học đường đã và đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Trên thực tế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này. Các tác giả đã phần nào đánh giá được thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến văn hóa học đường. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở phân tích, đánh giá, giới thiệu mà chưa tập trung vào các hoạt động thực tiễn trong việc nâng cao văn hóa học đường cho học sinh. Đề tài góp phần khắc phục những hạn chế của những nghiên cứu trước đây, đồng thời không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lí luận mà còn đề xuất một số hoạt động thực tiễn trong việc nâng cao văn hóa học đường cho học sinh ở lớp chủ nhiệm của trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. 3
- 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần đặt vấn đề, nội dung nghiên cứu, kết luận đề tài được triển khai trong 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài. Phần 2: Một số giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho học sinh trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT Phan Đăng Lưu. Phần 3: Thực nghiệm sư phạm. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình lao động và hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển của xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất định 1.2. Khái niệm văn hóa học đường Văn hóa học đường (VHHĐ) là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực vật chất và tinh thần được tích lũy qua quá trình phát triển của nhà trường. Những giá trị, chuẩn mực đó tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các HS nhằm tạo nên môi trường văn hóa chuẩn mực, phù hợp với mục đích giáo dục và tạo nên bản sắc riêng cho mỗi nhà trường. VHHĐ được hình thành trong quá trình hoạt động của các thành viên trong nhà trường và mối quan hệ giữa các thành viên: Quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường với GV và HS; quan hệ giữa thầy với thầy; quan hệ giữa thầy với trò và quan hệ giữa thầy, trò với cán bộ công nhân viên nhà trường, giữa nhà trường với gia đình người học và với xã hội. VHHĐ là một bộ phận của văn hóa, nó cũng bao gồm cả ba thành tố nhận thức, tổ chức và ứng xử giữa con người với con người và được biểu hiện ra trong quan hệ giữa các thành viên trong trường học, giữa con người với môi trường cảnh quan. VHHĐ học đường biểu hiện tập trung ở các phương diện: Văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa thi cử, trang phục; giao tiếp, ứng xử; tổ chức hoạt động thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. 1.3. Mục tiêu, bản chất của văn hóa học đường Có ý kiến cho rằng, văn hóa học đường là lĩnh vực văn hóa đặc biệt, góp phần thực hiện cột đỡ “học để làm người” của giáo dục. Vì vậy, mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật. Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi trường học có mục tiêu, nội dung văn hóa học đường riêng của trường mình. Để làm được điều đó, mỗi nhà trường phải xem xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường mà xây dựng một hệ chuẩn mực các giá trị phù hợp; được các thành viên trong trường cùng tham gia xây dựng và đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện. Hệ chuẩn mực, giá trị đó phải tương hợp với một mức độ nhất định với các giá trị truyền thống, phong tục 5
- của địa phương, cộng đồng. Văn hóa học đường ở mỗi nhà trường tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện chức năng giáo dục và sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo, cung ứng cho xã hội những người công dân tốt, một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Từ đó mỗi nhà trường sẽ là tấm gương cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cộng đồng noi theo. Về bản chất, văn hóa học đường là môi trường dạy - học và sinh hoạt của các chủ thể có liên quan. Môi trường văn hoá học đường là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của nhà trường. Nó bao gồm cả môi trường địa lý tự nhiên, môi trường vật lý, môi trường tâm lý mà mỗi thành viên trong đó đều có nhiều hoạt động, cơ hội thể hiện mình. Đó cũng là nơi mà mọi người trong xã hội đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận được. 1.4. Giáo dục văn hóa học đường Giáo dục văn hóa học đường là một trong những nội dung của giáo dục. Nó đảm nhiệm việc giáo dục hệ thống tri thức các giá trị VHHĐ cần thiết cho HS để biến nó thành ý thức, thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực VHHĐ, chuẩn mực xã hội và thời đại. Từ quan niệm về giáo dục nói chung và nội dung của VHHĐ có thể suy ra: Giáo dục văn hóa học đường là một quá trình tác động từ phía chủ thể giáo dục văn hóa học đường đến đối tượng, nhằm trang bị cho họ những tri thức, kỹ năng thực hiện VHHĐ, góp phần phát triển nhân cách phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. 1.5. Nội dung của giáo dục văn hóa học đường Những nội dung giáo dục chủ yếu: Hệ thống những giá trị cốt lõi của nhà trường (truyền thống và hiện đại) những quy tắc ứng xử chuẩn mực phù hợp, những quy định thành văn bất thành văn. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển thương hiệu của nhà trường 1.6. Vai trò của giáo dục văn hóa học đường Vai trò của giáo dục văn hóa học đường Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Vai trò của GVCN trong giáo dục văn hóa học đường cho HS. 6
- GVCN là người quản lý lớp học giúp Hiệu trưởng giám sát lớp học, thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS. Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp và từng HS đến phụ huynh. GVCN có vai trò của một nhà tâm lý, nhà quản lý trong nhà trường ở một tập thể thu nhỏ là lớp học. Như vậy, trong số tất cả các GV tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, GVCN lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với HS nhất, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời. Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN kết hợp tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề về giáo dục KNS trong đó có văn hóa học đường. Nội dung phải thật gần gũi, thiết thực, đảm bảo gắn với thực tiễn hoạt động của trường, địa phương, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS. Chuyên đề phải vừa sức, phát huy được năng lực của HS, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống, ... tổ chức các trò chơi, xem phim, đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để các em sắm vai và khám phá cách giải quyết vấn đề . . .Qua đó, nâng cao văn hóa học đường cho HS. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp, GVCN phải biết phối hợp với GV bộ môn và hoạt động các tổ chức đoàn thể góp phần giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động giao lưu, tham quan về nguồn; thông qua những bài học lịch sử, những buổi đi thực tế thăm các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. GV giúp HS hiểu và thấm nhuần những truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc, tinh thần đoàn kết… Từ đó, HS thấy được trách nhiệm của mình với đất nước, gia đình, xã hội và bản thân, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành cho HS những phương cách ứng xử nhân văn, nhân ái, phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường. Ngoài ra, GVCN còn phải thiết kế cảnh quan sư phạm lành mạnh thân thiện, không gian trong và ngoài phòng học, từ cổng trường đến lớp học phải xanh, sạch, đẹp. Phòng học là nơi hoạt động chính của thầy và trò, bảng đen, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, cách bố trí sắp xếp lớp học hợp lý, sạch đẹp thoáng mát sẽ làm cho HS cảm thấy ấm áp thoải mái, các em xem như đây là ngôi nhà thứ hai của mình 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng về văn hóa học đường ở các trường THPT hiện nay. Theo nhận định của nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ”. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh trong môi trường giáo dục. Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. 7
- Theo số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau, tức là khoảng 5 vụ/ngày. Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét. Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu. Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng trân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy người thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy - cha) tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, học trò vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc thuê người giết chết thầy cô mình. 8
- Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân. 2.2. Thực trạng văn hoá học đường của học sinh ở trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu. 2.2.1. Khảo sát thực trạng văn hoá học đường của học sinh ở trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu Để thực sự nắm bắt được thực trạng văn hóa học đường trong trường tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh trong trường về các hành vi ứng xử của HS Với học sinh: Tự đánh giá và đánh giá của HS về HS khác về biểu hiện vi phạm nội quy học đường của HS trường THPT Phan Đăng Lưu, thông qua phiếu khảo sát sau: Em hãy đánh dấu X hoặc khoanh tròn vào câu trả lời mà em lựa chọn (có thể chọn một hoặc nhiều phương án cho cùng một câu) 1. Em đánh giá như thế nào về biểu hiện vi phạm nội quy của nhà trường của bản thân? TT Biểu hiện vi phạm nội quy của nhà Mức độ trường Thường Thỉnh Không xuyên thoảng 1 Không học bài, làm bài về nhà 2 Dùng điện thoại trong giờ học 3 Nói chuyện riêng trong giờ học 4 Đi học muộn 5 Nghỉ học không có lí do 6 Nói tục, chửi thề 7 Ăn quà trong lớp học 8 Vô lễ với thầy cô 9 Yêu đương tự do 10 Vi phạm tệ nạn xã hội 9
- 11 Gây gổ, xích mích, đánh nhau 2. Em đánh giá như thế nào về biểu hiện vi phạm nội quy của nhà trường của các bạn HS trong trường? TT Biểu hiện vi phạm nội quy của nhà Mức độ trường Thường Thỉnh Không xuyên thoảng 1 Không học bài, làm bài về nhà 2 Dùng điện thoại trong giờ học 3 Nói chuyện riêng trong giờ học 4 Đi học muộn 5 Nghỉ học không có lí do 6 Nói tục, chửi thề 7 Ăn quà trong lớp học 8 Vô lễ với thầy cô 9 Yêu đương tự do 10 Vi phạm tệ nạn xã hội 11 Gây gổ, xích mích, đánh nhau 3. Theo em, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa học đường của HS là gì? A. Nội quy, quy định của nhà trường B. Nội dung bảng hiệu, tuyên truyền C. Các nội dung sinh hoạt tập thể D. Các phong trào hoạt động đoàn, đội E. Các hình thức câu lạc bộ G. Qua các môn học có nội dung liên quan đến giáo dục văn hóa học đường H. Phong cách của Gv (giao tiếp, ăn mặc, làm việc...) I. Sự quan tâm của GV K. Quan tâm của gia đình L. Ý thức tự giáo dục, rèn luyện của mỗi người Với giáo viên: Đánh giá của GV về biểu hiện vi phạm nội quy học đường của HS trường THPT Phan Đăng Lưu, thông qua phiếu khảo sát sau: 10
- Xin thầy cô đánh dấu X hoặc khoanh tròn vào câu trả lời mà thầy cô lựa chọn (Thầy cô có thể chọn một hoặc nhiều phương án cho cùng một câu) 1. Xin thầy cô cho biết ý kiến đánh giá của mình về biểu hiện vi phạm nội quy của nhà trường của các bạn HS trong trường? TT Biểu hiện vi phạm nội quy của nhà trường Mức độ Thường Thỉnh Không xuyên thoảng 1 Không học bài, làm bài về nhà 2 Dùng điện thoại trong giờ học 3 Nói chuyện riêng trong giờ học 4 Đi học muộn 5 Nghỉ học không có lí do 6 Nói tục, chửi thề 7 Ăn quà trong lớp học 8 Vô lễ với thầy cô 9 Yêu đương tự do 10 Vi phạm tệ nạn xã hội 11 Gây gổ, xích mích, đánh nhau 2. Theo thầy cô các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa học đường của HS là gì? A. Nội quy, quy định của nhà trường B. Nội dung bảng hiệu, tuyên truyền C. Các nội dung sinh hoạt tập thể D. Các phong trào hoạt động đoàn, đội E. Các hình thức câu lạc bộ G. Qua các môn học có nội dung liên quan đến giáo dục VHHĐ H. Phong cách của Gv (giao tiếp, ăn mặc, làm việc...) I. Sự quan tâm của GV K. Quan tâm của gia đình L. Ý thức tự giáo dục, rèn luyện của mỗi người 11
- Phương pháp tiến hành: Khảo sát bằng đường link https://drive.google.com/drive/folders/1Wz 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa học đường của HS trường THPT Phan Đăng Lưu. 2.2.2.1. Tự đánh giá và đánh giá của HS về HS khác về biểu hiện vi phạm nội quy học đường của HS trường THPT Phan Đăng Lưu. Bảng 1 cho thấy các biểu hiện vi phạm nội quy của nhà trường đều có các mức độ khác nhau. Các nhóm vi phạm chiếm x cao là “ăn quà trong lớp”, “không học bài”, “nghỉ học không có lí do”. Các nhóm vi phạm thấp là “đi học thay”, “thi thay”, “vi phạm tệ nạn xã hội” và “trạng thái kích thích rượu, bia”. Các nội quy còn lại có x thuộc mức độ vừa phải. Đặc biệt, so sánh x giữa các biến độc lập cho thấy, có sự khác nhau giữa HS khối 10, 11 và HS khối 12. Điều này cũng hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi THPT, càng lên lớp cao, các bạn càng muốn khẳng định mình, nên dẫn đến có nhiều hành động bộc phát, không kiểm soát được. Bảng 1. Tự đánh giá và đánh giá của HS đối với HS khác về biểu hiện vi phạm nội quy học đường của HS TT Biểu hiện vi phạm nội quy Kết quả đánh giá và tự đánh giá của HS của nhà trường Tự đánh giá của HS Đánh giá của HS đối với các HS khác (tính theo X) Khối Khối Trung Khối Khối Trung 10, 12 bình 10, 12 bình 11 11 1 Không học bài, làm bài về nhà 0,42 0.44 0.43 0,54 0,82 2 Dùng điện thoại trong giờ học 0.27 0,31 0,29 0.40 0,69 3 Nói chuyện riêng trong giờ học 0,27 0,31 0,29 0.44 0,75 0,59 4 Đi học muộn 0,33 0,52 0.42 0,45 0,107 0,75 5 Nghỉ học không có lí do 0,37 0,56 0,46 0,54 1,29 0,91 6 Nói tục, chửi thề 0,07 0,06 0,07 0,25 0,25 0,25 7 Ăn quà trong lớp học 0,57 0,70 0,63 0,10 0,06 0,09 8 Vô lễ với thầy cô 0,00 0,00 0,00 0,25 0,25 0,25 9 Yêu đương tự do 0,11 0,78 0.45 0,23 1,03 0,61 12
- 10 Vi phạm tệ nạn xã hội 0,05 0,16 0,1 0,05 0,16 0,10 11 Gây gổ, xích mích, đánh nhau 0,11 0,23 0,17 0,11 0,23 0,17 Bên cạnh việc tự đánh giá của HS, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả điều tra đánh giá của HS đối với các HS khác trong trường về việc thực hiện nội quy, quy định đối với HS. Kết quả cho thấy HS đánh giá về mức độ vi phạm văn hóa học đường của HS khác có phần khác biệt với kết quả tự đánh giá của HS. Giá trị X cao hơn HS tự đánh giá. Qua phân tích, trao đổi, trò chuyện với HS, chúng tôi nhận thấy, HS tự đánh giá có thể chưa ý thức được mức độ vi phạm của mình, hoặc cũng có thể không đánh giá khách quan về bản thân. 2.2.2.2. Đánh giá của GV về biểu hiện vi phạm nội quy học đường của HS trường THPT Phan Đăng Lưu. Bảng 2. Đánh giá của GV về biểu hiện vi phạm nội quy học đường của HS TT Biểu hiện vi phạm nội quy học đường của HS Kết quả đánh giá Thứ của GV bậc 1 Không học bài, làm bài về nhà 0,41 2 2 Dùng điện thoại trong giờ học 0,23 4 3 Nói chuyện riêng trong giờ học 0,23 4 4 Đi học muộn 0,14 6 5 Nghỉ học không có lí do 0,41 2 6 Nói tục, chửi thề 0,09 9 7 Ăn quà trong lớp học 0,50 1 8 Vô lễ với thầy cô 0,00 10 9 Yêu đương tự do 0,14 6 10 Vi phạm tệ nạn xã hội 0,00 10 11 Gây gổ, xích mích, đánh nhau 0,14 6 Kết quả đánh giá của GV được điều tra, cho thấy: Việc vi phạm một số nội dung văn hóa học đường được các GV đánh giá tương đối phù hợp, thống nhất với đánh giá và tự đánh giá của HS. Giá trị X vẫn cao ở các nội dung: “ăn quà trong lớp”, “đi học muộn”, “nghỉ học không có lí do”. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các bạn thức khuya học bài, vào mạng; buổi sáng dậy sát giờ đi học nên mua quà đến lớp, sau tiết học thứ nhất mới 13
- bắt đầu ăn. Ngoài ra, “nghỉ học không lí do” cũng là một biểu hiện vi phạm khá phổ biến ở HS hiện nay. Để HS nhận thức và thực hiện tốt hơn những nội quy, quy định của nhà trường đối với HS trong môi trường học đường, GV nên quan tâm nhắc nhở HS để các bạn hiểu và có ý thức chấp hành nội quy của nhà trường. Đó cũng là cách thức tự rèn luyện và giáo dục bản thân. 2.2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa học đường của HS THPT trên địa bàn huyện Yên Thành Bảng 3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến văn hóa học đường của HS Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả đánh giá của GV và HS Gv HS (Tính theo X) (Tính Khối Khối Trung theo X) 10, 11 12 bình Nội quy, quy định của nhà trường 1,41 1,34 1,33 1,34 Nội dung bảng hiệu, tuyên truyền 1,36 1,34 1,33 1,34 Các nội dung sinh hoạt tập thể 1,41 1,36 1,36 1,36 Các phong trào hoạt động đoàn 1,77 1,71 1,71 1,71 Các hình thức câu lạc bộ 1,55 1,59 1,60 1,59 Qua các môn học có nội dung liên quan 1,68 1,66 1,66 1,66 đến giáo dục văn hóa học đường Phong cách của GV (giao tiếp, ăn mặc,...) 1,64 1,78 1,72 1,75 Sự quan tâm của GV 1,68 1,66 1,66 1,66 Quan tâm của gia đình 1,55 1,65 1,60 1,62 Ý thức tự giáo dục, rèn luyện của mỗi 1,82 1,78 1,72 1,7 người Đánh giá chung, văn hóa học đường của HS còn hạn chế, biểu hiện: Thái độ và hành vi ứng xử với GV, HS trong trường; việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường còn chưa tốt, chưa có ý thức cao; không ít HS vi phạm và thường xuyên vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường. Những biểu hiện đó có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập cũng như rèn luyện, giáo dục của HS cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng văn hóa học đường của học sinh THPT. 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 14
- Bản thân các em có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức kém, còn lơ là, đối phó. Chưa đề cao chú trọng việc trang bị các kĩ năng sống tích cực cho bản thân. Có tư tưởng chây lười, ỉ lại. Chưa thực sự trau dồi các hành vi trong văn hóa ứng xử. Một số bạn do có thói quen sinh hoạt từ nhỏ không được uốn nắn kịp thời. Do ý thức, thái độ và khả năng tự giáo dục của HS còn hạn chế; thiếu quy định rõ ràng về nội quy, quy định của nhà trường, tập thể HS chưa có kiến thức đúng đắn, đầy đủ cũng như chưa thấy được ý nghĩa của văn hóa học đường 2.3.2. Nguyên nhân khách quan Do các em còn thiếu sự quan tâm của gia đình. Một số gia đình bố mẹ quá bận rộn để mưu sinh chưa quan tâm con cái đúng mực, chưa uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của con cái. Học chương trình THPT tương ứng với lượng nội dung kiến thức nhiều, sâu, rộng hơn. Vì vậy, trong các trường học việc truyền thụ kiến thức theo yêu cầu của chuyên môn được chú trọng. Từ đó việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống chưa được quan tâm thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng bởi lối sống lệch lạc của một số thanh niên hư hỏng bên ngoài. Các em muốn cố gắng chứng tỏ cho “bằng chị, bằng anh” nên còn tồn tại những hành vi sai lệch. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐĂNG LƯU. 1. Xây dựng văn hóa học đường tại Trường THPT Phan Đăng Lưu Trường học là nơi để học sinh học tập trở thành nơi phấn đấu, rèn luyện; nơi phụ huynh luôn yên tâm về một môi trường đào tạo vừa hồng vừa chuyên. Nhà trường ban hành nội quy đơn vị, nội quy HS, quy chế văn hóa học đường một cách rõ ràng, có tính khả thi cao, đặc biệt có cam kết của GV, Đoàn thể, các bộ phận, HS, cha mẹ học sinh… và có kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Ngoài ra, nhà trường gắn việc giáo dục đạo đức văn hóa với đạo đức lối sống, lồng ghép chương trình giảng dạy với các hoạt động phong trào, các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia: Về nguồn, tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao, các cuộc thi, phong trào do Đoàn trường phát động. Hiểu đươc tầm quan trong đó nên trong những năm gần đây trường chúng tôi đã cố gắng để xây dựng một trường học văn hóa, một trường học hạnh phúc gồm các tiêu chí sau đây 1.1. Xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện 15
- Mục tiêu: Giúp HS được học tập, rèn luyện trong môi trường học đường an toàn và thân thiện. Hình thành ý thức và thái độ, hành vi xây dựng môi trường học đường văn minh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nội dung: Xây dựng môi trường “tự nhiên” và “xã hội” mang tính văn hóa, thẩm mỹ trong lớp học để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Kết quả đạt được: Thực tế đã xây dựng được lớp học cảnh quan môi trường, xanh, sạch đẹp, theo đúng phương châm “lớp học thân thiện, lớp học hạnh phúc” 16
- 1.2. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động nâng cao văn hóa học đường cho HS Mục tiêu: Tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn để hình thành và nâng cao cho HS những kiến thức và hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về văn hóa học đường; các yêu cầu và nội dung văn hóa học đường; biện pháp nâng cao văn hóa học đường để từ đó các bạn tự định hướng, tự giáo dục cho bản thân. Nội dung: Thông qua tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, cuộc thi tìm hiểu; tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan, thực tế. Kết quả đạt được: Trong năm học phối hợp với nhà trường GVCN đã tổ chức nhiều hoạt động tập thể sôi động, bổ ích mang tính giáo dục cao đồng thời để học sinh vừa phát triển được kỹ năng, vừa có ý thức trong văn hóa học đường như: Ngoại khóa tình yêu, tình bạn, ngoại khóa giáo dục các kỹ năng xử lí tình huống, kĩ năng phòng chống đuối nước trong các tiết sinh hoạt đầu giờ và cuối tuần. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn