intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp ngăn ngừa những hành vi không mong muốn của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT Nam Đàn 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp ngăn ngừa những hành vi không mong muốn của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT Nam Đàn 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra một số giải pháp giúp ngăn ngừa một số hành vi không mong muốn của học sinh như bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa, tự chế, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, sử dụng chất kích thích; Tạo sự hứng thú trong các hoạt động học tập cho học sinh bằng việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm đa dạng, sinh động, hấp dẫn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp ngăn ngừa những hành vi không mong muốn của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT Nam Đàn 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 -------------------- SÁNG KIẾN Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA NHỮNG HÀNH VI KHÔNG MONG MUỐN CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Trọng Đông Nguyễn Thị Huyền Số điện thoại : 0374 624 225 – 0984 696 798 – 0979 696 095 NĂM HỌC 2023-2024
  2. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................ 1 II. Mục đích, phương pháp, đối tượng nghiên cứu .................................................. 2 1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 2 2.1. Khách thể nghiên cứu. ..................................................................................... 2 2.2. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................... 2 3. Giả thuyết khoa học. ........................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 III . Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 3 1. Đối với giáo viên ................................................................................................ 3 2. Đối với học sinh ................................................................................................. 4 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 I. Cơ sở lý luận và cở sở thực tiễn của đề tài. ......................................................... 5 1. Cơ sở lý luận. ..................................................................................................... 5 1.1. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT...................................................................... 5 1.2. Hành vi không mong muốn của học sinh THPT. ............................................. 6 1.3. Đặc điểm của chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp. .................................. 6 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. .................................................................................. 7 2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Nam Đàn 2. ............................................................................................................................... 7 2.2. Những hành vi không mong muốn của học sinh THPT Nam Đàn 2. ............... 9 II. Các bước thực hiện giải pháp. .......................................................................... 11 1. Lập kế hoạch chung của giải pháp .................................................................... 11 2. Triển khai giải pháp .......................................................................................... 13 2.1. Giải pháp 1: Ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. ................................................................................... 13 2.1.1. Mục tiêu. .................................................................................................... 13 2.1.2. Cách thực hiện ............................................................................................ 13 2.1.3. Kết quả đạt được: ....................................................................................... 18
  3. 2.2. Giải pháp 2: Ngăn ngừa hành vi sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. .................................................. 18 2.2.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 18 2.2.2. Cách thực hiện ............................................................................................ 18 2.2.3. Kết quả đạt được ........................................................................................ 21 2.3. Giải pháp 3: Ngăn ngừa tình trạng tự chế, tàng trữ pháo nổ thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. .......................................................................... 22 2.3.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 22 2.3.2.Cách thực hiện ............................................................................................. 22 2.3.3. Kết quả đạt được ........................................................................................ 25 2.4. Giải pháp 4: Hạn chế việc sử dụng đồ ăn nhanh, ăn quà vặt trong môi trường học đường thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. ................................ 25 2.4.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 25 2.4.2. Cách thực hiện ............................................................................................ 25 2.4.3. Kết quả đạt được. ....................................................................................... 28 2.5. Giải pháp 5: Hạn chế các hành vi nói tục chửi bậy trong học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. .................................................................. 28 2.5.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 28 2.5.2. Cách thực hiện ............................................................................................ 29 2.5.3. Kết quả đạt được ........................................................................................ 31 2.6. Giải pháp 6: Hạn chế những hệ lụy của tình yêu học đường thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. .......................................................................... 31 2.6.1. Mục tiêu: .................................................................................................... 31 2.6.2. Cách thực hiện ............................................................................................ 32 2.6.3. Kết quả đạt được ........................................................................................ 34 III. Đánh giá hiệu quả của đề tài. .......................................................................... 35 1. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trong năm học 2023-2024 ................. 35 2. Đánh giá mức độ hứng thú của học sinh qua các tiết trải nghiệm, hướng nghiệp. ............................................................................................................................. 36 3. Phân tích tính cấp thiết, tính khả thi của đề tài .................................................. 37 3.1.1. Mục đích khảo sát....................................................................................... 37 3.1.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 37 3.1.3. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................... 37
  4. 3.1.4. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 38 3.1.5. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài ............................. 38 3.1.6. Đánh giá kết quả .......................................................................................... 43 2. Đánh giá mức độ hứng thú của học sinh qua các tiết trải nghiệm, hướng nghiệp. ............................................................................................................................. 43 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 45 1. Kết luận ............................................................................................................ 45 2. Kiến nghị.......................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... PHỤ LỤC................................................................................................................
  5. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tính cấp thiết của các giải pháp .......................................................... 39 Biểu đồ 2: Tính khả thi của giải pháp ................................................................... 41 Biểu đồ 3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp ............................................................................................................................. 41
  6. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM TRONG USB TÊN NỘI DUNG STT THƯ MỤC MỤC 1 Video: Bí quyết kiểm soát cảm xúc MỤC 2 Tiểu phẩm: Bạo lực học đường 1 MỤC 3 Trò chơi ô chữ “ VÔ CẢM” MỤC 4 Bài thuyết trình powerpoint về bệnh “ Vô cảm” MỤC 5 Bài thuyết trình powerpoint tìm hiểu về chất kích 2 thích, gây nghiện MỤC 6 Trò chơi tìm hiểu chất kích thích ,gây nghiện MỤC 7 Bài thuyết trình powerpoint tìm hiểu về pháo nổ (Lớp 11) 3 MỤC 8 Bài thuyết trình powerpoint tìm hiểu về pháo nổ (Lớp 10) MỤC 9 Trò chơi “Ai nhanh mắt” MỤC 10 Tiểu phẩm: “Ăn vặt là chính, độc hại tính sao” 4 MỤC 11 Phóng sự thực trạng ăn vặt tại THPT Nam Đàn 2 MỤC 12 Video tuyên truyền hạn chế ăn vặt trong trường học MỤC 13 Phóng sự về tình trạng “ nói tục , chửi bậy” tại 5 trường THPT Nam Đàn 2 MỤC 14 Tiểu phẩm “ Tình yêu online” 6 Bài thuyết trình powerpoint tìm hiểu về chủ MỤC 15 đề “Có nên yêu hay không khi mình còn là học sinh?” MỤC 16 Video tuyên truyền các slogan, khẩu hiệu chung 7 của 6 giải pháp
  7. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại và tiện nghi hơn cũng là một thách thức lớn cho mỗi chúng ta trước những cạm bẫy khôn lường, đặc biệt đối với các em học sinh THPT - lứa tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Với tâm lý tò mò, thích khám phá những điều mới mẻ và mong muốn thể hiện cái tôi của bản thân trước mọi người, lứa tuổi học sinh THPT chính là những người dễ dàng sa ngã vào những hành vi không mong muốn đang ngày càng có xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại như bạo lực học đường, bạo lực mạng, sử dụng và buôn bán các chất kích thích, chất gây nghiện, buôn bán tàng trữ và tự chế pháo nổ… Những hành vi lệch chuẩn đó sẽ góp phần bào mòn nhân cách cũng như phá vỡ tương lai tươi sáng đang chào đón các em. Là những giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy bộ môn, có cơ hội tiếp xúc với nhiều thế hệ học sinh của trường THPT Nam Đàn 2, chúng tôi nhận thấy rõ các thực trạng đáng báo động đang xảy ra tại chính ngôi trường của mình. Tình trạng học sinh tới trường trong tâm thế mỏi mệt sau khi sử dụng chất kích thích, học sinh buộc phải nghỉ học để vào trại giáo dưỡng cải tạo, và vấn nạn bạo lực học đường… xảy ra thường xuyên hơn tại một ngôi trường nơi vùng quê nghèo, quanh năm mưa lũ. Bên cạnh đó, thói quen nói tục chửi bậy trong giao tiếp hàng ngày cũng như sử dụng những chữ viết tắt mang nghĩa nói tục, chửi thề khi tham gia nhắn tin hay bình luận trên mạng xã hội đã trở thành “trào lưu” nổi bật trong giới trẻ. Sự trăn trở phải tìm ra giải pháp cho những vấn đề trên trở thành một nỗi niềm sâu thẳm và thôi thúc chúng tôi. Chính vì vậy, cùng với việc nắm bắt những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT cũng như nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 giúp chúng tôi nhận thấy việc định hướng tư tưởng và dẫn dắt để giúp các em hoàn thiện nhân cách, vượt qua những cám dỗ của cuộc sống luôn mang tính cấp thiết. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một môn học hoàn toàn mới trong chương trình cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một môn học gắn liền với thực tiễn, nhiều “tình huống có vấn đề” nếu biết cách khai thác sẽ dễ tạo được hứng thú cho học sinh và cũng là cơ hội cho các em thể hiện năng lực, năng khiếu của bản thân một cách đa dạng nhất. Đồng thời, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được xem là môn học có vai trò như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên tiếp cận với học sinh của mình trong tâm thế thoải mái, đa chiều, đa phương diện. Trên đây là những lí do chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp ngăn ngừa những hành vi không mong muốn của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT Nam Đàn 2”. Chúng tôi hi vọng những 1
  8. giải pháp mà đề tài đưa ra không chỉ ngăn ngừa, giảm thiểu được một số hành vi không mong muốn của học sinh mà còn giúp các em hoàn thiện nhân cách, phát triển các kỹ năng ứng phó các tình huống, vấn đề có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tại trường THPT. II. Mục đích, phương pháp, đối tượng nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu - Nắm bắt và thấu hiểu những đặc điểm tâm lý cơ bản và nổi bật của học sinh lứa tuổi THPT cũng như học sinh trường THPT Nam Đàn 2. - Thống kê, phân tích những hành vi không mong muốn của học sinh THPT Nam Đàn 2 trong những năm gần đây. - Đưa ra một số giải pháp giúp ngăn ngừa một số hành vi không mong muốn của học sinh như bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa, tự chế, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, sử dụng chất kích thích… - Tạo sự hứng thú trong các hoạt động học tập cho học sinh bằng việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm đa dạng, sinh động, hấp dẫn. - Góp phần quan trọng trong việc giáo dục, ổn định và phát triển nhân cách cho mỗi học sinh theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội thông qua việc giúp các em biết, hiểu và hạn chế những hành vi không mong muốn, những thói quen xấu không nên thực hiện. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2.1. Khách thể nghiên cứu. Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu và áp dụng tại các lớp 10C8, 11C3, 11C6 trường THPT Nam Đàn 2 trong năm học 2023-2024. 2.2. Đối tượng nghiên cứu. Những hành vi không mong muốn của học sinh trường THPT Nam Đàn 2 bao gồm: + Bạo lực học đường. + Sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện + Tự chế, tàng trữ pháo nổ. + Thói quen văng tục, chửi bậy. + Thói quen ăn vặt, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh. + Tình yêu lứa tuổi học đường. 2
  9. 3. Giả thuyết khoa học. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính cấp thiết và khả thi này vào các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở trường THPT thì có thể ngăn ngừa, hạn chế được nhiều hành vi không mong muốn của học sinh THPT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu về định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong các văn bản của Bộ Giáo dục. + Nghiên cứu các tài liệu tâm lý lứa tuổi. - Phương pháp quan sát: Trong quá trình dạy học, giáo viên quan sát để nắm được đặc điểm tình hình, thế mạnh của từng học sinh cũng như biết được những hành vi không mong muốn đang diễn ra, từ đó có sự chọn lọc nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. - Phương pháp khảo sát, thống kê: Tạo đường link khảo sát học sinh về thực tiễn của vấn đề trước và sau khi tiến hành giải pháp, tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh về tính khả thi, tính cấp thiết của đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: Triển khai tiến hành thực nghiệm tại các lớp 10C8, 11C3, 11C6 trường THPT Nam Đàn 2. - Phương pháp đóng vai, trải nghiệm thực tế: Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh đóng vai, tạo ra những video liên quan đến kiến thức, nội dung các giải pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm ngăn ngừa các hành vi không mong muốn của học sinh trường THPT Nam Đàn 2, đồng thời qua đó rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. III . Đóng góp mới của đề tài 1. Đối với giáo viên - Giáo viên không còn đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. - Các tiết học trải nghiệm hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng sẽ phát huy sức sáng tạo, năng lực chuyên môn, giúp giáo viên ngày càng tự tin khẳng định bản thân trong hoạt động dạy và học cũng như các lĩnh vực khác của cuộc sống như công nghệ thông tin, tư vấn tâm lý… 3
  10. 2. Đối với học sinh - Đa dạng hóa về nội dung và hình thức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, tạo điều kiện để học sinh có cơ hội phát huy sở trường của bản thân bao gồm cả năng khiếu thẩm mỹ. Qua các việc thực hiện yêu cầu của hoạt động, học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng sáng tạo nội dung… - Học sinh vận dụng kiến thức được học qua các tiết trải nghiệm hướng nghiệp vào thực tiễn cuộc sống từ đó góp phần quan trọng vào việc phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, giúp ngăn ngừa một số hành vi không mong muốn như tự chế pháo nổ, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, bạo lực học đường, văng tục chưởi bậy…dẫn dắt các em đi đúng trên con đường hoàn thiện nhân cách bản thân. 4
  11. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận và cở sở thực tiễn của đề tài. 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT. Học sinh THPT đang ở độ tuổi tò mò, thích khám phá và thể hiện bản thân, khi không có sự định hướng đúng đắn sẽ dẫn đến việc xảy ra hàng loạt những hành vi không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất đạo đức và kết quả học tập. Theo cách xác định phổ biến và được thừa nhận trong tâm lí học, lứa tuổi học sinh THPT nằm trong thời kì đầu của tuổi thanh niên hay còn gọi là thanh niên học sinh (từ 15-18 tuổi). Đặc trưng lớn nhất của sự phát triển ở lứa tuổi này là các quan hệ có tính mở và sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội. Đặc trưng này được thể hiện cụ thể như sau: - Ở lứa tuổi học sinh THPT, các mối quan hệ ít tính mâu thuẫn hơn so với độ tuổi trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn. Tuy vậy, tính chất ít xác định về quan hệ xã hội vẫn còn. Một mặt học sinh đã có những sự độc lập nhất định trong tư duy, trong hành vi ứng xử, mặt khác học sinh lại chưa có được sự độc lập về kinh tế do vẫn phụ thuộc vào gia đình. - Quan hệ với phụ huynh: Trong gia đình, học sinh có thể có được quan hệ tương đối dân chủ hơn, được tôn trọng và lắng nghe. Học sinh có thể tự quyết định một số vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định đó như lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. Việc can thiệp trực tiếp theo kiểu “ra lệnh”, “ép buộc” của cha mẹ với trẻ không phù hợp và cũng không thể hiệu quả nữa. Sự tôn trọng, tin cậy và trò chuyện của phụ huynh với học sinh có thể tạo được mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái, giúp các em có thể nhanh chóng trưởng thành theo chiều hướng tích cực. - Trong quan hệ với bạn bè: + Học sinh THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn. Nhóm bạn có các định hướng giá trị rõ rệt hơn và cỏ điều kiện tồn tại lâu dài hơn. Các em có thể vừa tham gia vào các nhóm có tổ chức như lớp học, chi đoàn vừa tham gia vào các nhóm bạn bè tự phát, trong đó có những nhóm thường xuyên, ổn định và các nhóm tạm thời tình huống. Các nhóm thường xuyên có sự phân hoá vai trò ổn định hơn và một số trường hợp có sự đoàn kết. + Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ. Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương. 5
  12. - Về đặc điểm nhân cách của học sinh THPT: + Quá trình hình thành nhân cách bao gồm cả việc hình thành “cái tôi”. Khi ở độ tuổi này, học sinh rất quan tâm đến hình ảnh của mình trong mắt người khác. Hình ảnh cái tôi được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau: tính bền vững, tính tương phản, mức độ rõ ràng. + Một đặc điểm nữa ở học sinh THPT đó là việc muốn chứng minh là bản thân là người lớn hoặc dễ bị lôi kéo hay do học hành giảm sút, gia đình không tin tưởng, thất tình và có thể tò mò nên đã lạm dụng các chất kích thích. Ngoài ra, lứa tuổi học sinh THPT cũng hay bị căng thẳng do mâu thuẫn, xung đột hoặc sự kì vọng từ người lớn, ngoài ra do tâm lí đến việc thi đại học và chọn nghề. 1.2. Hành vi không mong muốn của học sinh THPT. Trong báo cáo kết quả nghiên cứu "Thực trạng hành vi lệch chuẩn của học sinh THPT hiện nay" của phòng nghiên cứu Trẻ em và Vị thành niên, Viện nghiên cứu gia đình và giới cho thấy, có 4 nhóm hành vi lệch chuẩn của học sinh THPT hiện nay gồm: hành vi lệch chuẩn trong học tập (trốn học, quay cóp, không hoàn thành bài); hành vi lệch chuẩn trong giao tiếp (nói dối, vô lễ, nói tục chửi bậy); hành vi lệch chuẩn trong sử dụng các chất gây nghiện (hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích); hành vi lệch chuẩn trong trật tự xã hội (đánh nhau - ẩu đả, xem văn hóa phẩm đổi trụy, vi phạm luật giao thông). Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được mức độ phổ biến của hành vi lệch chuẩn trong học sinh THPT rất cụ thể: có 65,6% học sinh có hành vi lệch chuẩn học tập (79,2% không làm bài, 77,7% quay bài, 39,8% trốn học); 65,2% học sinh có hành vi lệch chuẩn giao tiếp (88% nói tục, 79,3% từng nói dối, 28,3% vô lễ); 16,7% học học sinh có hành vi sử dụng chất gây nghiện (29% uống bia rượu, 15,7% hút thuốc, 5,3% dử dụng chất gây nghiện); 26,9% học sinh có hành vi lệch chuẩn trong trật tự xã hội (43,5 vi phạm luật giao thông, 18,7% đánh nhau, 18,3% xem văn hóa phẩm đồi trụy). Nhìn vào số liệu của nghiên cứu, mặc dù nhóm hành vi lệch chuẩn sử dụng chất gây nghiện và trật tự xã hội ít hơn nhiều so với hành vi lệch chuẩn trong học tập và trong giao tiếp nhưng mức độ nguy hiểm và hậu quả lại nặng nề hơn rất nhiều. Sở dĩ, đây là hai nhóm hành vi lệch chuẩn liên quan đến pháp luật và thực tế cũng cho thấy, khi các em sử dụng chất gây nghiện và vi phạm trật tự xã hội thì thường là những học sinh coi thường việc học tập và xem nhẹ việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách. 1.3. Đặc điểm của chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong chương trình tổng thể. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái 6
  13. đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Nam Đàn 2. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Nam Đàn 2 diễn ra một cách sôi nổi, tích cực, rất đa dạng về hình thức và nội dung. Các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được nhà trường chú trọng đầu tư tổ chức với nhiều các chương trình như: hoạt động dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp, chương trình học tập trải nghiệm thực tế…qua những hoạt động đó sự kết nối giữa giáo viên và học sinh đã được nâng lên rất đáng kể, tất cả học sinh đều rất tích cực tham gia và cũng đã có những thành quả nhất định. Để hạn chế một cách hiệu quả những hành vi không mong muốn của học sinh, trong suốt nhiều năm qua Ban Giám Hiệu, Đoàn trường, đội ngũ giáo viên trường THPT Nam Đàn 2 đã thực hiện nhiều biện pháp về quản lí, rèn luyện học sinh như: - Đầu mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức cho học sinh toàn trường cũng như phụ huynh học sinh ký cam kết thực hiện đúng nội quy, quy định về những việc học sinh không được làm. Tháng 12 dương lịch hàng năm trước dịp Tết đến Xuân về, toàn bộ học sinh và phụ huynh kí cam kết về vấn đề không tự chế, tàng trữ pháo nổ. Hình ảnh bản cam kết không tàng trữ, tự chế, vận chuyển pháo nổ 7
  14. - Nhà trường phối hợp với đơn vị công an các xã Trung Phúc Cường, xã Khánh Sơn, xã Nam Kim và công an huyện Nam Đàn thực hiện các buổi tuyên truyền pháp luật như “Phiên tòa giả định”, ký cam kết tham gia mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống” ... Hình ảnh kí cam kết tham gia mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống” - Ban an ninh, Đoàn trường, GVCN cũng tích cực phối hợp với gia đình trong việc quản lý giáo dục học sinh, giữ liên lạc thường xuyên, tổ chức họp hội đồng kỷ luật những học sinh vi phạm. - Mỗi năm học nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như chương trình: Vui ngày hội Xuân, Rung chuông vàng, Vua đầu bếp, Trò chơi dân gian, Hành trình về các địa chỉ đỏ, Giải bóng chuyền, bóng đá…nhằm giúp hướng học sinh dành thời gian cho những chương trình hữu ích, hạn chế thời gian, suy nghĩ vào những việc tiêu cực khác. - Đặc biệt, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội như hút thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng được nhà trường phối kết hợp Đoàn thanh niên cùng giáo viên chủ nhiệm quan tâm sát sao và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời như kiểm tra đột xuất cặp sách để tìm thuốc lá, có những hình phạt phù hợp với những em có hành vi hút thuốc, có đội “điệp viên” để theo dõi báo cáo các vấn đề. Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của nhà trường, gia đình và pháp luật trong quá trình rèn luyện, giáo dục học sinh nhưng với sự phức tạp trong chuyển biến tâm lý của học sinh THPT cũng như sự tác động của nhiều yếu tố, trong những năm gần đây số lượng học sinh có những hành vi lệch chuẩn vẫn còn xảy ra khá nhiều, thậm chí có dấu hiệu gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là một bộ môn mới, có rất nhiều khía cạnh mà giáo viên có thể khai thác, nghiên cứu sâu hơn để định hướng 8
  15. cho học sinh. Vì vậy, việc áp dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là một công việc mang tính mới mẻ và mang tính cấp thiết cao.(Xem thêm tại PHỤ LỤC 1) 2.2. Những hành vi không mong muốn của học sinh THPT Nam Đàn 2. Do sự phát triển nhiều mặt của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mang đến những hệ lụy, trong đó có các vấn đề như văn hóa ứng xử của học sinh có dấu hiệu đi xuống một cách nghiêm trọng, gia tăng vấn đề bạo lực, hành vi sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, tàng trữ và tự chế pháo nổ… được tìm thấy trong học sinh ngày càng nhiều. Theo danh sách thống kê của ban an ninh nề nếp trường THPT Nam Đàn 2, từ năm 2020 đến 2023 số lượt học sinh có hành vi gây xích mích, đánh nhau quân bình mỗi năm học là 50 lượt vi phạm, trong đó có một vài trường hợp học sinh lặp lại hành vi đến lần thứ 2 hoặc 3. Cũng trong những năm học này số lượng học sinh sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc cỏ trong nhà trường được phát hiện quân bình mỗi năm là 30 lượt vi phạm, trong đó có nhiều em sau khi sử dụng thuốc cỏ đã dẫn đến tình trạng phê thuốc, không còn tự chủ được bản thân. Nguy hiểm hơn nữa là trong những năm qua dù đã được nhà trường gia đình và chính quyền địa phương có nhiều biện pháp tuyên truyền và xử phạt nhưng mỗi năm vẫn có trung bình 3 trường hợp học sinh tự chế pháo nổ, dẫn đến xảy ra tai nạn nguy hiểm tính mạng của các em và người xung quanh. Ngoài ra, tình trạng học sinh nói tục chửi bậy, ăn quà vặt trong lớp, học sinh yêu sớm dẫn đến các hệ lụy …cũng diễn ra rất phổ biến trong mỗi lớp, mỗi khối. Để có số liệu chính xác về những hành vi không mong muốn của học sinh do trực tiếp chúng tôi đứng lớp, khi có kế hoạch thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của học sinh qua đường link https://forms.gle/VRTM6eZmJPmwvicy6. Kết quả khảo sát được thống kê theo bảng sau: (Xem thêm tại PHỤ LỤC 2) Câu Nội dung câu hỏi Lựa chọn Kết quả Có hành vi bạo lực học 1,5% đường Tàng trữ, tự chế và sử Theo em những hành dụng pháo nổ trái quy định. 0,2% vi nào sau đây là Câu 1 hành vi không mong Sử dụng chất kích thích muốn của học sinh như thuốc lá, thuốc lá điện 2% THPT? tử, thuốc cỏ... Sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, quà vặt trong lớp 0,5% học. 9
  16. Ứng xử thiếu văn hóa, 0% văng tục chửi bậy Dành quá nhiều thời gian, tâm trí cho tình yêu học 0% đường thay cho hoạt động học tập. Tất cả các hành vi trên 95,8% Bản thân em đã từng Đã từng có có một trong các 61,5% Câu 2 hành vi không mong muốn như trên hay Chưa từng có. 38,5% chưa? Em đã từng chứng Chưa từng 15,1% kiến bạn bè của mình Thỉnh thoảng 50,1% có những hành vi không mong muốn Thường xuyên 18,4% Câu 3 như trên chưa? Rất thường xuyên 16,4% Thiếu sự quan tâm, giáo 0,5% dục của gia đình. Mặt trái của sự phát triển 1,2% chung của xã hội. Theo em nguyên nhân Câu 4 dẫn đến những hành Tâm lý tò mò, thích thể vi không mong muốn hiện, thiếu chín chắn của 7,7% của học sinh THPT là tuổi vị thành niên. gì? Chế tài xử lý của nhà trường, cơ quan có thẩm 0,7% quyền còn lỏng lẻo. Tất cả các lí do trên 89,8% Theo em, những hành Có vi không mong muốn 97,3% ở trên có mang lại Câu 5 nhũng hệ lụy nào không? Không 2,7% Để hạn chế những Tổ chức nhiều hoạt động Câu 6 1,5% hành vi không mong ngoại khóa. 10
  17. muốn của học sinh Lồng ghép nội dung giáo THPT, theo em cần dục tuyên truyền, rèn luyện thực hiện những giải 21,3% kỹ năng vào các tiết học trải pháp nào sau đây? nghiệm hướng nghiệp. Kết hợp sự giáo dục của 1,5% gia đình và nhà trường. Tăng cường các biện pháp xử phạt khi học sinh vi 1% phạm. Tất cả các giải pháp trên 74,7% Kết quả cho thấy tại thời điểm khảo sát, trong cộng đồng học sinh trường THPT Nam Đàn 2, các hành vi lệch chuẩn xảy ra khá phổ biến, trong tổng số 403 học sinh tham gia khảo sát, có đến 61,5% trong số đó tự nhận là đã từng thực hiện ít nhất một trong các hành vi như: nói tục chửi bậy, sử dụng chất kích thích, bạo lực học đường…chính bản thân các em cũng tự nhận thức được những hành vi đó là sai nhưng vẫn thực hiện một cách khá thường xuyên Đặc biệt là trong các giải pháp giáo viên đưa ra để hạn chế hành vi không mong muốn thì ngoài việc có 74,7% lựa chọn tất cả các giải pháp, có đến 21,3% có mong muốn giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục tuyên truyền, rèn luyện kỹ năng vào các tiết học trải nghiệm, hướng nghiệp, đó là một ý kiến mang tính định hướng rất lớn, giúp chúng tôi tự tin hơn vào các giải pháp mà mình dự định tiến hành. II. Các bước thực hiện giải pháp. 1. Lập kế hoạch chung của giải pháp - Để các giải pháp khi thực hiện mang lại hiệu quả cao nhất, ngay từ đầu năm học 2023-2024 chúng tôi đã lên kế hoạch khảo sát học sinh, thống kê về các hành vi không mong muốn của học sinh trường THPT Nam Đàn 2. - Từ kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích, phân loại hành vi, phân chia đối tượng và lựa chọn chủ đề tiết trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch dạy học của nhà trường, đồng thời lựa chọn hình thức cụ thể của từng chủ đề. - Sau khi thảo luận và đi đến thống nhất, chúng tôi lựa chọn 6 chủ đề tương ứng với 6 hành vi không mong muốn đang diễn ra phổ biến nhất trong học sinh THPT Nam Đàn 2. Cụ thể như sau: Chủ đề Tiết Hành vi Ghi TT PPCT chú Khối 11 – chủ đề: Chia sẻ các 1 tình huống mất kiểm soát về cảm xúc trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè và trao đổi 24 11
  18. cách ứng xử hợp lí. Bạo lực học Khối 11 – chủ đề : Trao đổi và đường chia sẻ quan điểm về “bệnh vô cảm” của thanh niên hiện nay 51 Khối 10 – chủ đề: Tìm hiểu quan điểm sống của giới trẻ hiện nay và thể hiện quan điểm 5 sống của bản thân Khối 11 – chủ đề: Chia sẻ trải nghiệm và các bài học về nỗ Sử dụng lực hoàn thiện bản thân 33 chất kích Khối 10 – chủ đề : Tranh luận thích, chất 2 về các vấn đề trong cuộc sống. gây nghiện 11 Khối 11 – chủ đề : Toạ đàm về thanh niên và trách nhiệm với cộng đồng. 49 Tự chế pháo 3 Khối 10 – chủ đề : Toạ đàm nổ về vai trò của thanh niên với 17 cộng đồng Khối 11 – chủ đề: Biểu hiện và cách thực hiện những hành vi văn minh nơi công cộng, thể hiện trách nhiệm với cộng Sử dụng đồ 56 ăn nhanh, ăn đồng. quà vặt 4 Khối 10 – chủ đề : Đánh giá trong môi tác động của con người tới môi trường học trường tự nhiên, đề xuất các đường giải pháp bảo vệ môi trường tự 23 nhiên Khối 11 – chủ đề : Trao đổi cách rèn luyện hành vi văn Nói tục chửi minh nơi cộng đồng. 60 5 bậy Khối 10 – chủ đề: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên 20 12
  19. truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng. Khối 11 – chủ đề: Tìm hiểu mối quan hệ trong cộng đồng, cách xây dựng, phát triển các mối quan hệ với mọi người 50 Tình yêu 6 trong cộng đồng. học đường Khối 10 – chủ đề :Tranh luận Chủ đề: “Mạng xã hội với học 12 sinh hiện nay” (Xem thêm tại PHỤ LỤC 9) - Những hình ảnh về quá trình thực hiện giải pháp, những câu slogan hay do học sinh sáng tạo…được học sinh tạo thành một video truyền cảm hứng và khuyến khích các em đăng tải trên mạng xã hội như facebook, tiktok nhằm mục đích lan tỏa những hình ảnh đẹp, thông điệp ý nghĩa và có giá trị giáo dục đến nhiều đối tượng khác. 2. Triển khai giải pháp 2.1. Giải pháp 1: Ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 2.1.1. Mục tiêu. - Học sinh nhận thức được bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, tinh thần. - Nhận thức được những quan điểm sống tích cực, nhận biết được những quan điểm sống lệch chưa phù hợp của một số giới trẻ hiện nay đặc biệt là hành vi sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn hay những vấn đề trong cuộc sống như nạn “vô cảm” từ đó giúp các em điều chỉnh hành vi, quan tâm hơn tới những vấn đề xảy ra xung quanh mình, tuyệt đối không sử dụng bạo lực với bất cứ đối tượng nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào. - Học sinh phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác trong những tình huống cụ thể của đời sống ở gia đình, nhà trường và trong cộng đồng, xử lý một vài tình huống cụ thể theo khuynh hướng “dĩ hòa vi quý” từ đó thúc đẩy mối quan hệ xã hội phát triển theo hướng tích cực hơn. 2.1.2. Cách thực hiện a) Ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 13
  20. +Thời điểm áp dụng: Tiết 24 – PPCT khối 11: Chia sẻ các tình huống mất kiểm soát về cảm xúc trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè và trao đổi cách ứng xử hợp lí. + Lớp áp dụng: 11C3, 11C6 + Cách thực hiện: Chuẩn bị: - Giáo viên phân công cho nhóm học sinh chuẩn bị các nội dung sau: + Nhóm 1: Xây dựng tình huống để diễn trực tiếp trên lớp về chủ đề mất kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè. + Nhóm 2: Tìm kiếm các thông tin về thực trạng mất kiểm soát cảm xúc trong môi trường học đường mà các em biết. + Nhóm 3: Tìm kiếm thông tin (nguyên nhân, hậu quả) và xây dựng các bài thuyết trình về chủ đề + Nhóm 4: Tìm hiểu các bí quyết để ngăn ngừa tình trạng mất kiểm soát cảm xúc và quay lại thành video để trình chiếu hoặc slogan nhằm mục đích tuyên truyền. - Giáo viên có trách nhiệm thẩm định các sản phẩm nhóm của học sinh và góp ý cho các em chỉnh sửa theo đúng yêu cầu, mục đích đưa ra. Tiến trình tại lớp: - Giáo viên cho học sinh xem các tình huống do nhóm 1 đóng vai về các hành vi bạo lực học đường, mất kiểm soát cảm xúc để học sinh đoán được chủ đề bài học. Hình ảnh học sinh đóng vai tình huống mất kiểm soát trong tiết học 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0