Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT miền núi
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT miền núi, tỉnh Nghệ An. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT miền núi
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÍ GIÁO DỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
- NĂM HỌC 2020 - 2021 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 =====*===== ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI Họ và tên : Trần Đình Mạnh Đơn vị công tác : Trường THPT Tương Dương 2, Tương Dương, Tỉnh Nghệ An Số điện thoại : 0984 980 947 Năm học: 2020-2021
- Contents A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 5 3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 5 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. ...................................................... 5 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. ................................................... 5 5.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoa học QLGD...................................................................... 5 6. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 6 7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 6 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 7 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 7 1.1.2. Vai trò của người giáo viên và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên............................................................................................................. 8 1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 10 1.3. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 10 1.3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của trường giai đoạn năm học 2015- 2016 đến năm học 2017-2018........................................................................... 10 1.3.2. Đánh giá thực trạng ............................................................................... 13 2. CÁC GẢI PHÁP .......................................................................................... 15 2.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp ........................................................... 15 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 15 1
- 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ......................................................... 15 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................ 15 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Tương Dương 2 ........................................................................................................... 15 2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên ............................................................................. 15 2.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, phân công nhiệm vụ ............... 16 2.2.3. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên ......... 18 2.2.4. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ....... 19 2.2.5. Đẩy mạnh việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, nâng cao năng lực của giáo viên ................................... 21 2.2.6. Nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên .................................................................... 25 2.2.7. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ......... 27 2.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên một cách thường xuyên, kịp thời, khách quan, chính xác. ............................................................................. 27 2.2.9. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng ........................................... 28 2.2.10. Thực hiện tốt các chế độ chính sách, thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên. ................................................................................................................. 30 2.3. Tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề xuất .................................... 30 2.3.1. Đối với chất lượng đội ngũ giáo viên sau 2 năm áp dụng từ năm học 2018- 2019; 2019-2020 .............................................................................................. 31 2.3.2. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đối với học sinh trong 2 năm học 2018- 2019; 2019-2020 và học kỳ 1 năm học 2020-2021. .......................................... 33 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 34 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ........................................................... 34 2. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 34 3. Kiến nghị ...................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36 2
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIÊN TT Các chữ viết đầy đủ Các chữ viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo viên GV 3 Ban chấp hành Trung ương BCH TW 4 Học sinh giỏi tỉnh HSGT 5 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 6 Phân phối chương trình PPCT 7 Nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục NCKH QLGD 8 Giáo dụ và Đào tạo GD&ĐT 9 Cán bộ quản lý CBQL 10 Sở giáo dục SGD 11 Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CNH-HĐH 3
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Điều 61 “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” Trong Luật giáo dục 2019 tại khoản 2 điều 6 quy định: “Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh”. Như vậy, việc phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Mặt khác trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thời kỳ của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thì đội ngũ giáo viên phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, trung thực, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tính năng động, sáng tạo của nền kinh tế thị trường mới có thể đáp ứng được với sự phát triển của xu thế thời đại. Hiện nay, đa số nhà giáo tâm huyết với nghề, làm việc tận tụy với tinh thần trách nhiệm cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, giỏi về chuyên môn. Song vẫn còn một số hạn chế như Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI chỉ ra là: “Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Trong Luật giáo dục quy định: “Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao đạo đức trình độ chuyên môn nghiệp vụ”. Theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ “giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới” Đứng trước những yêu cầu đổi mới hiện nay, những thay đổi lớn của ngành giáo dục, đòi hỏi nhà trường phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng được với nhu cầu phát triển giáo dục đào tạo, của đất nước trong thời 4
- kỳ hội nhập đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được thực hiện ở lớp 10 vào năm học 2022-2023. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, với vị trí là Hiệu trưởng nhà trường, tôi nhận thấy việc cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường là hết sức quan trọng và cấp thiết, do đó tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT miền núi” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT miền núi, tỉnh Nghệ An. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT miền núi, tỉnh Nghệ An. Phân tích thực trạng chất lượng chất lượng đội ngũ giáo viên trước và sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động - Phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm 5.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong NCKH QLGD. 5
- 6. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần cụ thể hoá một số vấn đề của khoa học quản lý giáo dục. - Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Tương Dương 2 nói riêng cũng như ở các trường THPT miền núi ở tỉnh Nghệ An nói chung. - Giải pháp mới thể hiện rõ tính chủ động, không rập khuôn, máy móc như các đề tài đã chỉ ra, mà tính linh hoạt của nhà trường, với đặc thù của đơn vị, đặc biệt là đối với trường THPT Tương Dương 2 để có kế hoạch, giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ một cách phù hợp. - Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương, Tỉnh Nghệ An, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường THPT miền núi trong tỉnh nói chung và trường THPT Tương Dương 2 nói riêng. - Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện và điều chỉnh qua từng năm học đã hình thành nề nếp giảng dạy, học tập, sinh hoạt tích cực trong Trường THPT Tương Dương 2, giúp đội ngũ nhà giáo ngày càng càng có tay nghề vững vàng, gắn bó, tích cực nâng cao chất lượng dạy học và nhận được niềm tin yêu của các em học sinh, các lực lượng xã hội nhất là phụ huynh học sinh. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những trường phổ thông của các huyện miền núi có những thực trạng tương tự. 7. Cấu trúc của đề tài A: Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Những đóng góp mới của đề tài B: Nội dung 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 2. Các giải pháp C: Kết luận 1. Hiệu quả của đề tài. 2. Những đóng góp của đề tài. 3. Ý kiến đề xuất 6
- B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Giáo viên và đội ngũ giáo viên Luật Giáo dục Việt Nam ban hành ngày 14/6/2019 đã hết sức chú ý đến vai trò, vị trí của nhà giáo. Nhà giáo theo luật giáo dục là: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.”. Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó, tổ chức đó. - Phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ làm cho đội ngũ trưởng thành đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, từng nhà trường nói riêng. Phát triển đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ: Đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, không ngừng phát triển về cả phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp gióa dục đào tạo. Tuy nhiên phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển tập thể những con người nhưng là tập thể những con người có học vấn, có nhân cách phát triển ở trình độ cao. Vì thế trong phát triển đội ngũ giáo viên chúng ta cần chú ý một số yêu cầu chính sau đây: + Phát triển đội ngũ giáo viên, trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. + Phát triển đội ngũ phải nhằm hướng giáo viên vào phục vụ những lợi ích của tổ chức, cộng đồng và xã hội, đồng thời phải đảm bảo thỏa đáng lợi ích vật chất và tinh thần cho giáo viên. + Phát triển đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển lâu dài của tổ chức, đồng thời phải được thực hiện theo một quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở Pháp luật của Nhà nước. + Phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương. 7
- - Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên + Theo Từ điển tiếng Việt, “giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể”. Còn theo tác giả Nguyễn Văn Đạm “giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn” . + Giải pháp quản lý là phương pháp quản lý một loại đối tượng hay một lĩnh vực nào đó trong quản lý (thường là các vấn đề khó khăn, cản trở) nhờ đó chất lượng quản lý có sự thay đổi. + Giải pháp quản lý chất lượng là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể khó khăn trong khi quản lý chất lượng đối với một hoạt động, một lĩnh vực nào đó; ví dụ quản lý chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng dạy học, quản lý chất lượng đội ngũ + Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên là sử dụng các giải pháp quản lý hiệu quả nhằm phát triển đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. 1.1.2. Vai trò của người giáo viên và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên - Vị trí, vai trò, chức năng của người giáo viên Bất cứ xã hội nào cũng tạo dựng cho được vị thế xứng đáng cho người thầy giáo của xã hội mình. Các nhà tư tưởng tiến bộ của mọi thời đại đều ca ngợi ý nghĩa cao cả và tính ưu việt của nghề dạy học. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã coi đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán của sự nghiệp giáo dục, người giáo viên là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng -văn hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Giáo viên ngày nay không phải là "gõ đầu trẻ kiếm cơm", mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất là vẻ vang. Luật giáo dục đã nêu rõ: “cơ sở giáo dục đào tạo nhà giáo có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên”. Trong Văn kiện Đại hội đảng khóa XIII đã tổng kết về giáo dục trong thời gian qua “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được tích cực triển khai. Đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2018), trong đó chuyển dần từ việc cung cấp kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất học sinh”, định hướng trong thời gian tới tăng cường “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp” 8
- Ở nước ta từ xưa đến nay, chỉ có hai nghề được xã hội tôn vinh là: thầy giáo, thầy thuốc. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, vị trí, vai trò của người giáo viên phải được nâng lên một tầm cao mới. Xu thế đổi mới giáo dục của thế kỷ XXI đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực và làm thay đổi vai trò, chức năng của giáo viên. Ngày nay khoa học, kỹ thuật, công nghệ đem lại sự biến đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội thì giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt các tri thức khoa học mà còn phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi đảm bảo cho người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó. Tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo dục là quốc sách” và thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài” . Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX và khoá X cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ đức, đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo. Đặc biệt ngày 15/6/2004 Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành chỉ thị số 40 về việc xây dựng, nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị nêu rõ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước, chỉ thị đã nêu rõ mục tiêu là “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng và chính quyền, là một bộ phận công tác cán bộ cảu Đảng và Nhà nước, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện”. Đây là Chỉ thị vô cùng quan trọng và hết sức cụ thể về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đặc biệt chỉ thị đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 07/KH.UBND Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo 9
- dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019 - Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Trung học phổ thông có nhiều cấp học. - Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể 2018 Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo. - Chương trình số 33-CTr/TU ngày 27 tháng 10 năm 2014, Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Kế hoạch số 07/KH.UBND ngày 05 tháng 01 năm 2018, Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của trường giai đoạn năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018. - Về số lượng, cơ cấu Bảng 1: Số lớp, số học sinh, CB-GV-NV trong 3 năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018 Số Số học sinh Số CB, GV, NV Năm học lớp TS Nữ BQ/lớp TS Nữ GH GV NV 2015-2016 15 368 186 24,6 44 17 3 36 5 2016-2017 15 410 203 27,3 42 14 3 35 4 2017-2018 15 431 208 28,7 41 13 3 35 3 10
- Qua bảng số liệu cho thấy số lớp, số học sinh tương đối ổn định, số giáo viên giảm dần trong 3 năm, số GV vẫn còn thừa so với quy định - Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CB- GV-NV trong 3 năm học 2015-2016; 2016- 2017; 2017-2018 Bảng 2: Cơ cấu về độ tuổi Năm học Dưới 30 30 đến < 40 40 đến 50 Trên 50 2015-2016 2 37 4 3 2016 – 2017 1 35 4 3 2017 - 2018 0 35 4 2 Đa số giáo viên có độ tuổi nằm trong khoảng 30-40 tuổi ( gần 85%), đây là độ tuổi đã có kinh nghiệm trong công tác, đang tuổi chín, khả năng ứng dụng CNTT, và mạnh dạn đổi mới phương pháp. Tình hình cơ cấu đội ngũ năm học 2017-2018 Bảng 3: Tình hình đội ngũ CB-GV-NV GVG Thừa(+) T Số Thạc Đại Nội dung Nữ CĐ TC cấp T lượng sĩ học Thiếu(-) tỉnh Tổng số 1 CB, GV, 41 13 7 29 5 3 +1 NV 2 BGH 3 1 1 1 3 GV 35 10 6 24 +1 Toán 4 1 1 4 1 Lý 4 1 0 3 Hóa 3 0 1 2 Sinh 2 0 0 2 Tin 2 1 1 1 Văn 5 2 1 4 1 Sử 4 2 2 2 1 Địa 2 1 0 2 0 11
- Anh 3 1 0 3 GDCD 1 1 0 1 CN 2 2 0 2 Thể dục 2 0 0 2 Quốc phòng 1 0 0 1 4 Hành chính 5 5 Kế toán 1 1 1 VT, TQ 1 0 1 Thiết bị 1 1 1 Thư viện 1 1 1 Y tế 1 1 1 Số lượng giáo viên còn thừa 01 người, ngoài ra còn thừa thiếu cục bộ, môn thừa, môn thiếu, số giáo viên có trình độ thạc sỹ 6/35 (tỷ lệ 14,28%), đặc biệt số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh còn ít chỉ có 3/35 (tỷ lệ 8,3%) - Về xếp loại đội ngũ: Bảng 4: Kết quả đánh giá, xếp loại theo chuẩn NNGV trong 3 năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018 Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu Không đạt Y/C Năm học SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2015-2016 16 44,4 20 55,6 0 0,0 0 0,0 2016 - 2017 15 42,8 20 57,2 0 0,0 0 0,0 2017 - 2018 13 37,1 22 62,9 0 0,0 0 0,0 Bảng 5: Kết quả đánh giá, xếp loại CC-VC trong 3 năm 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018. HTXSNV HTTNV HTNV Không HTNV Năm học SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2015-2016 16 22,2 28 77,8 0 0,0 0 0,0 2016 - 2017 15 41,6 19 52,8 2 5,6 0 0,0 12
- 2017 - 2018 13 36,1 23 63,9 0 0,0 0 0,0 Qua bảng số liệu ta thấy xếp loại chất lượng giáo viên vẫn còn hình thức, số GV xuất sắc còn quá nhiều so với thực chất, đặc điểm tình hình của đơn vị. Bảng 6: Kết quả đánh giá xếp loại học sinh trong 3 năm học 2015-2016; 2016- 2017; 2017-2018 Năm học Xếp loại HL Xếp loại HK HSGT G K TB Y T K TB Y I II III KK 2015-2016 2,72% 48,37% 45,65% 3,26% 76,36% 17,12% 6,52% 0,00% 5 4 2016-2017 1,95% 50,73% 43,66% 3,66% 77,32% 15,85% 6,34% 0,49% 1 3 1 2017-2018 2,57% 53,74% 41,12% 2,57% 73,60% 22,20% 3,74% 0,47% 2 3 Qua bảng số liệu học sinh ta thấy chất lượng học sinh giỏi tỉnh có nguy cơ giảm dần. 1.3.2. Đánh giá thực trạng - Những ưu điểm, thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo sát thực của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, của Sở GD-ĐT Nghệ An trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên cao, 100% giáo viên đạt chuẩn, 9/35 giáo viên trên chuẩn (Tỷ lệ 25,7%). Hầu hết giáo viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường phẩm chất đạo đức tốt. Chất lượng của hoạt động quản lý, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ngày càng được chú trọng và đầu tư nhiều hơn. - Những khó khăn, hạn chế Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên mặc dù đạt chuẩn và trên chuẩn tất cả các bộ môn, nhưng chất lượng đội ngũ còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với trình độ. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên có tâm lý an phận, thiếu nhiệt tình cống hiến, thiếu ý thức phấn đấu. Một số giáo viên, chưa thật sự nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định nội quy của trường, trong việc thực hiện quy chế chuyên môn. Một bộ phận giáo viên yếu về năng lực chuyên môn, sức khoẻ không đảm bảo cho nên việc phát triển đội ngũ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Còn có giáo viên vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. 13
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa mạnh mẽ và hiệu quả. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn vẫn còn sơ sài, nặng về hành chính, chưa thực sự chú trọng việc thiết kế các bài giảng hay, bài giảng khó. Việc triển khai sinh hoạt chuyên đề chuyên sâu còn ít, chất lượng sinh hoạt chưa cao. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá còn chậm, chưa xây dựng ngân hàng đề thi phong phú. Cơ sở vật chất dù đã được đầu tư nhiều nhưng vẫn còn thiếu thốn, không đồng bộ, đặc biệt là các thiết bị dạy học, phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn. Chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp khác tuy đã có nhiều thay đổi, song so với sự tăng giá của thị trường thì thực chất đời sống của giáo viên cũng chưa được nâng lên là bao, điều đó cũng là một trong những cản trở cho việc tạo ra động lực mạnh mẽ cần thiết đối với yêu cầu người cán bộ quản lý cũng như giáo viên đứng lớp. - Nguyên nhân của thực trạng Nguyên nhân thành công - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Sở GD&ĐT, của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. - Sự tận tụy, tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ cốt cán và của đa số giáo viên. - Sự đoàn kết của đội ngũ giáo viên. Sự phối, kết hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường - Sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh học sinh. Nguyên nhân của những hạn chế Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên chưa thực sự cao. Giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng các thiết bị dạy học, việc vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học và bồi dưỡng chuyên môn. Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Các bộ thiết bị được cấp phát thì chất lượng chưa đạt yêu cầu, không đảm bảo độ chính xác để cho giáo viên làm thực hành. Điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn chi hoạt động chuyên môn thấp, trường lại không có nguồn thu khác nên phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến các chính sách khuyến tài trong hoạt động chuyên môn. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học của giáo viên còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo và áp dụng thực tiễn. Chính sách và các điều kiện để phát triển đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, hạn chế. 14
- Việc đánh giá, xếp loại giáo viên cũng chưa thực sự khách quan, còn nể nang, bình quân chủ nghĩa. Việc bồi dưỡng để chuẩn hoá, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho giáo viên tuy đã đầu tư nhiều nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. 2. CÁC GẢI PHÁP 2.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu Các giải pháp nêu ra phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT miền núi. 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Các giải pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước. Tính thực tiễn của các giải pháp đòi hỏi phải tìm kiếm các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) môi trường hoạt động của nhà trường, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành liên quan khác. 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Yêu cầu này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động giáo dục của nhà trường THPT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Tương Dương 2 2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên Quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “ Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016- 2020 định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, ngày 05 tháng 01 năm 2018. Cấp ủy, Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hành động cụ thể hóa các Nghị quyết, chương trình đã ban hành và chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình đã đề ra. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để có những điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn. Tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả việc thực hiện chỉ thị 05/CT-TW về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những nội dung và việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của đơn vị và của 15
- từng cá nhân, gắn với thực hiện chỉ thị 26-/CT-TTg, ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chỉnh phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ hành chính nhà nước. Tạo chuyển biến sâu sắc về ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) nghiêm túc, thường xuyên nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đạo đức lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà trường để nâng cao sức chiến đấu của Đảng, tiếp tục xây dựng và củng cố khối đoàn kết trong nhà trường. Tích cực tuyên truyền về Luật an toàn giao thông, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện quy định về những việc viên chức không được làm (theo Luật viên chức), những điều giáo viên và học sinh không được làm (theo Điều lệ trường trung học). 2.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, phân công nhiệm vụ - Hàng năm thực hiện tốt công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch đối với cán bộ, giáo viên cho các chức danh từ tổ phó trở lên, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ nguồn, cán bộ cốt cán của đơn vị. Để đảm bảo công tác cán bộ luôn chủ động và có tính kế thừa. Trong mấy năm trở lại đơn vị được SGD&ĐT đánh giá là một trong những đơn vị có quy hoạch và đào tạo cán bộ kế cận tốt nhất, cụ thể là đã có 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng thay thế cho số lãnh đạo nghỉ hưu theo chế độ ngay trong đơn vị mà không phải luân chuyển, điều động nơi khác đến và được sự đồng tình, ủng hộ cao trong cơ quan đơn vị. + Quy hoạch được công tác xây dựng đội ngũ sẽ giúp cho Hiệu trưởng có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. + Đội ngũ giáo viên phải đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu, đủ sức thực hiện nội dung giáo dục toàn diện. + Phải dự kiến được những biến động về nhân lực có thể xẩy ra để chủ động bổ sung, điều chỉnh kịp thời như giáo viên đi học, chuyển đổi địa điểm công tác, nghỉ hưu... + Chủ động lên được kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với thực trạng nhà trường một cách cụ thể, hợp lý và đảm bảo tính thực tiễn. - Thực hiện việc sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ hợp lý, khoa học, đúng chuyên môn, đúng năng lực và sở trường. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho những đống chí có tài, có đức được phát triển, cụ thể: 16
- * Phân công chuyên môn giáo viên hợp lý: Việc phân công chuyên môn giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ đảm bảo cho giáo viên trong quá trình giảng dạy không quá nặng, không quá nhẹ. Số giáo án đảm nhiệm của mỗi giáo viên phải hợp lý, có tính đồng đều. Việc phân công chuyên môn cần dựa trên năng lực chuyên môn của từng giáo viên, dựa trên đặc điểm chất lượng học sinh của từng lớp, cần đảm bảo cả chất lượng cũng như đại trà. Phân công bố trí giáo viên, nhân viên trong nhà trường là quyền hạn của người quản lý. Việc sắp xếp bố trí giáo viên bộ môn, giáo viên nếu hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực, nội lực của nhà trường sẽ được phát huy có hiệu quả. Ngược lại, bố trí nhân lực không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc, gây cản trở cho việc phát triển đội ngũ, làm ảnh hưởng tới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Khi phân công bố trí giáo viên người cán bộ quản lý phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tuân thủ định mức lao động theo quy định của Nhà nước và các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trong hoạt động giáo dục mà điều lệ trường THPT và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục ban hành. - Phù hợp trình độ, năng lực của từng người. - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định. - Khi phân công giáo viên cần tiến hành theo các bước. + Yêu cầu của giáo viên đề đạt nguyện vọng. + Tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước để đưa ra cách phân công hợp lý, có hiệu quả giáo dục. + Người cán bộ quản lý dựa trên cơ sở phân công của tổ chuyên môn để quyết định. Như vậy người quản lý vừa thực hiện được quy chế dân chủ trong nhà trường vừa tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi cho giáo viên khi bước vào năm học mới. * Sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Việc sắp xếp Giáo viên chủ nhiệm hợp lý không những đưa công tác giáo dục học sinh vào các hoạt động ngoài giờ của học sinh có chất lượng mà còn là cơ sở để giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ giáo viên thông qua lòng yêu ngành, yêu nghề, thông qua hoạt động chuyên môn của giáo viên. Tuy nhiên, lòng yêu thương đối với học sinh, yêu nghề nghiệp thông qua sự tận tụy trong công tác chủ nhiệm lớp, nếu là thầy giáo chỉ nghĩ đơn thuần về chuyên môn thì có thể gọi là thợ dạy, thợ bậc thấp, thợ bậc cao. Ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, người thầy giáo cần phải xác định nhiệm vụ dạy chữ đi đôi với dạy người. Khi xác định đúng đắn quan điểm đó, người thầy giáo phải thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo. Hơn ai hết, người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ 17
- nhiệm nói riêng phải không ngừng học tập, rèn đức, luyện tài, từ đó mới có lòng say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, giúp học sinh vượt qua mọi cám dỗ của tệ nạn xã hội, hướng dẫn học sinh đi đúng quỹ đạo mà mục tiêu giáo dục đề ra. * Bố trí giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, điều không thể không chú trọng đến là nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán của các bộ môn, giáo viên đủ trình độ bồi dưỡng học sinh giỏi, số giáo viên này hàng năm cử tham gia các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức nhăm nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo cho công tác chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Việc lựa chọn giáo viên phù hợp cho từng khối là việc làm đầu tiên của hiệu trưởng để đội ngũ giáo viên và học sinh tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của người quản lý. Khi chọn cũng phải căn cứ các ý kiến của tổ chuyên môn, phải lấy tinh thần xung phong gương mẫu, phải gắn trách nhiệm, gắn danh hiệu thi đua và tất nhiên phải kết hợp quản lý chỉ đạo chặt chẽ, động viên tinh thần, có phần thưởng xứng đáng khi đạt được kết quả cao. Trong quá trình thực hiện cần phải có những biện pháp đối với những giáo viên làm chưa tốt, giáo viên trẻ ngại tiếp cận, cần tạo ra sự kế cận, kế thừa dẫn tới mọi người có thể làm tốt khi được phân công. * Bố trí giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém Phải lựa chọn những giáo viên có năng lực, yêu nghề, yêu trò, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, hiểu tâm lý học sinh, có tĩnh kiên nhẫn và có phương pháp giảng dạy tốt, vì việc tiếp thu kiến thức của đối tượng học sinh này rất hạn chế. 2.2.3. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên Đầu năm học, sau khi các tổ chuyên môn dự kiến phân công giảng dạy và các công tác kiêm nhiệm khác...Hiệu trưởng yêu cầu các giáo viên lập các loại kế hoạch. Trong đó phần thực hiện chương trình dạy học phải được thể hiện rõ. Kế hoạch dạy học là thành phần chính trong kế hoạch của mỗi giáo viên. Kế hoạch dạy học của mỗi giáo viên cần được trao đổi trong nhóm hoặc trong tổ chuyên môn. Khi cần thiết hiệu trưởng sẽ hướng dẫn, góp ý kiến và duyệt kế hoạch của giáo viên. Thực tiễn dạy học của giáo viên trong năm học sẽ là câu trả lời cho sự thực hiện chương trình dạy học. Vì vậy quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủ chương trình dạy học nằm trong toàn bộ hoạt động dạy của giáo viên: Soạn bài, lên lớp, ôn tập kiểm tra, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập ngoài lớp học...phải được điều khiển theo đúng chương trình dạy học. Quản lý kế hoạch chủ nhiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng chương trình và kế hoạch làm việc của giáo viên chủ nhiệm: + Điều tra tình hình các mặt của từng học sinh (sổ tay giáo viên chủ nhiệm): xếp loại về các mặt giáo dục trong những năm học trước của từng học sinh; những 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 283 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn