intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở Trường Trung học Phổ thông Cờ Đỏ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở Trường Trung học Phổ thông Cờ Đỏ" nhằm nghiên cứu lí luận trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đề tài đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh (HS) giỏi môn Lịch sử tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở Trường Trung học Phổ thông Cờ Đỏ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN __________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ LĨNH VỰC: LỊCH SỬ Nghĩa Đàn, tháng 4 năm 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT CỜ ĐỎ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ LĨNH VỰC: LỊCH SỬ Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Hải Hòa Tổ bộ môn: Xã hội Thời gian thực hiện: Năm học 2022 - 2023 Điện thoại: Nghĩa Đàn, tháng 4 năm 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Đối tƣợng, thời gian và phạm vi nghiên cứu .................................................. 2 5. Tính mới và đóng góp của đề tài ..................................................................... 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................... 3 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ....................................................................................... 3 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 3 1.1.1. Quan điểm về phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông ................................................................. 3 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông ....................................................... 3 1.1.3. Những đặc điểm của tri thức Lịch sử ................................................ 4 1.1.4. Những yêu cầu cần có về phẩm chất và năng lực đối với học sinh giỏi môn Lịch sử.................................................................................. 5 1.1.5. Cách phân loại đối tƣợng bồi dƣỡng học sinh giỏi ........................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 6 1.2.1. Thực trạng công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa ...................................................................................................... 6 1.2.2. Thực trạng công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông Cờ Đỏ ............................................................. 7 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử tại trƣờng THPT Cờ Đỏ ....................................................... 10 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ ............. 11 2.1. Chọn nguồn và thành lập đội tuyển ....................................................... 11 2.1.1. Chọn nguồn ..................................................................................... 11 2.1.2. Thành lập đội tuyển ........................................................................ 12 2.2. Xây dựng kế hoạch và nội dung các chuyên đề bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ........................................................................................... 12 2.3. Xác định mức độ kiến thức các chuyên đề bồi dƣỡng học sinh giỏi ..... 16 2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi tƣơng ứng của các chuyên đề bồi dƣỡng ... 20 2.5. Cách thức bồi dƣỡng nội dung các chuyên đề ....................................... 22 2.6. Sử dụng một số phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử ......................................................... 27 2.6.1. Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận theo chuyên đề................ 27 2.6.2. Sử dụng phƣơng pháp tƣ duy lịch sử .............................................. 27
  4. 2.6.3. Hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp tự học ....................................... 28 2.7. Rèn luyện một số kỹ năng học tập và làm bài thi môn Lịch sử ............. 29 2.7.1. Kỹ năng học tập Lịch sử ................................................................. 29 2.7.2. Kĩ năng làm bài thi .......................................................................... 35 2.8. Thực hành luyện đề thi học sinh giỏi ..................................................... 39 2.9. Phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tăng cƣờng hiệu quả bồi dƣỡng............................................................................. 40 2.9.1. Phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trƣờng ........................................ 40 2.9.2. Phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn ................................................ 40 2.9.3. Phối hợp với phụ huynh học sinh ................................................... 40 3. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................................................... 41 3.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 41 3.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ............................................................ 41 3.2.1. Nội dung khảo sát ........................................................................... 41 3.2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá........................................ 41 3.3. Đối tƣợng khảo sát ..................................................................................... 41 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.... 42 3.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ....................................... 42 3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất............................................ 43 4. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 43 4.1. Kết quả học sinh giỏi cấp trƣờng môn Lịch sử của niên khóa 2019- 2022 và 2020-2023 ........................................................................................ 43 4.1.1. Lớp 12C1 khóa 2019-2022 ............................................................. 43 4.1.2. Lớp 12C1 khóa 2020-2023 ............................................................. 44 4.2. Kết quả học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Lịch sử của trƣờng Trung học phổ thông Cờ Đỏ ........................................................................................... 45 4.3. Kết quả học sinh giỏi môn Lịch sử của các trƣờng trung học phổ thông trong huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa ............................................ 45 PHẦN III. KẾT LUẬN ....................................................................................... 47 1. Quá trình nghiên cứu ..................................................................................... 47 2. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 47 3. Phạm vi, mức độ ứng dụng ........................................................................... 48 4. Đề xuất, kiến nghị ......................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT TT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt 1 Ban Giám hiệu BGH 2 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 3 Giáo viên GV 4 Giáo viên bộ môn GVBM 5 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 6 Học sinh HS 7 Học sinh giỏi HSG 8 Trung học phổ thông THPT
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc, tạo ra những con ngƣời có kiến thức, văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp, gắn học với hành, tài với đức. Đảng ta cũng khẳng định: “nhân tài không phải sản phẩm tự phát mà phải đƣợc phát hiện và bồi dƣỡng công phu”. Nhiệm vụ xây dựng chiến lƣợc quốc gia về đào tạo và bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc cũng đã đƣợc Đảng chú trọng. Để định hƣớng trên đi vào giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm qua các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện đƣợc tổ chức và đi vào chiều sâu nhằm chọn ra nhân tài có đầy đủ phẩm chất, năng lực cho đất nƣớc. Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển năng lực, phẩm chất nhƣ yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Tuy nhiên chất lƣợng dạy và học Lịch sử ở các bậc học trong đó có bậc học trung học phổ thông (THPT) còn nhiều hạn chế. Số học sinh khá, giỏi môn Lịch sử ở các trƣờng THPT là rất ít. Vì vậy việc thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ nhà giáo nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học Lịch sử trong trƣờng THPT đồng thời để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục là một trong những nhiệm vụ quyết định. Công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi (HSG) là một nhiệm vụ hàng đầu trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho nhà trƣờng nói riêng, cho địa phƣơng nói chung. Việc phát hiện, đào tạo và bồi dƣỡng, tạo điều kiện để nhân tài đƣợc phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một công việc rất quan trọng. Công việc đào tạo bồi dƣỡng nhân tài là bƣớc đầu tiên, là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập đất nƣớc hiện nay. Trong những năm gần đây các nhà trƣờng đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dƣỡng HSG nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học. Bồi dƣỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Qua thực tiễn nhiều năm dạy học và bồi dƣỡng, tôi nhận thấy điều kiện đầu tiên quyết định chất lƣợng dạy và học là giáo viên phải có phƣơng pháp dạy học hiệu quả, muốn có HSG trƣớc hết giáo viên cần có phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp. Từ thực tiễn thành công những năm gần đây tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở Trƣờng Trung học Phổ thông Cờ Đỏ” để trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, góp phần nâng cao kết quả môn Lịch sử của Trƣờng THPT Cờ Đỏ. 1
  7. 2. Mục đích nghiên cứu - Khẳng định vai trò ý nghĩa của phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi. - Trên cơ sở lí luận trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi, đề tài đƣa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dƣỡng học sinh (HS) giỏi môn Lịch sử tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. - Kiểm chứng và rút ra kết luận về phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài về công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. - Nghiên cứu thực tiễn: + Phân tích, đánh giá về cách thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi của bản thân tại đơn vị qua các năm. + Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở cấp THPT. 4. Đối tƣợng, thời gian và phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp C1 các khóa 2019 - 2022 và 2020 - 2023. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2023. - Học sinh trƣờng THPT Cờ Đỏ. 5. Tính mới và đóng góp của đề tài - Đề tài lần đầu tiên đã xây dựng đƣợc hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử tại trƣờng THPT Cờ Đỏ. - Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp đội ngũ giáo viên (GV) dạy môn Lịch sử ở trƣờng THPT Cờ Đỏ nói riêng và các trƣờng THPT nói chung có đƣợc định hƣớng, các nguồn tƣ liệu cần thiết để vận dụng vào quá trình dạy học ôn thi HSG môn Lịch sử. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập, phân loại, tìm hiểu tài liệu làm cơ sở pháp lí. - Điều tra khảo sát thực tế tình trạng học và ôn thi HSG của học sinh trong vùng nói chung và ở trƣờng THPT Cờ Đỏ nói riêng. - Phân tích, tính toán, thống kê số liệu kết quả kiểm tra, đánh giá của HSG cấp trƣờng, kết quả của HSG cấp tỉnh môn Lịch sử của các trƣờng trong huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa và của trƣờng THPT Cờ Đỏ. 2
  8. PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Quan điểm về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông Phƣơng pháp bồi dƣỡng là một trong những nhân tố quyết định đến chất lƣợng của đội tuyển HSG tại trƣờng trung học phổ thông. Vì vậy việc tiến hành bồi dƣỡng HSG cần dựa trên các nguyên tắc sƣ phạm nói chung và phƣơng pháp dạy học Lịch sử nói riêng. Môn Lịch sử “là môn khoa học nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, hay của quốc gia, dân tộc”. Nhƣ vậy: Học sinh giỏi môn Lịch sử đƣợc hiểu là những học sinh (HS) có trình độ cao về môn Lịch sử. “HSG là những học sinh chứng minh đƣợc trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học, cần một sự giáo dục đặc biệt để đạt đƣợc trình độ tƣơng ứng với năng lực của ngƣời đó” (Georgia Law). Phƣơng pháp bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử là việc giáo viên (GV) sử dụng các con đƣờng, hình thức, biện pháp tổ chức các hoạt động học tập trong quá trình tƣơng tác với HS nhằm phát triển cao hơn phẩm chất, năng lực của những học sinh có năng khiếu và khả năng học tốt môn Lịch sử. 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Một trong những điều kiện quyết định thành công của quá trình bồi dƣỡng HSG Lịch sử ở trƣờng phổ thông là vấn đề nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa của nó. Vậy bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử có ý nghĩa và tác dụng nhƣ thế nào? Việc bồi dƣỡng HSG không chỉ góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục bộ môn Lịch sử nói riêng mà còn góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học nói chung, đặc biệt là việc hƣớng tới mục tiêu phát triển con ngƣời Việt Nam toàn diện, bởi thiên chức cao quý của ngƣời GV trong trƣờng phổ thông là đào tạo ra các thế hệ học trò phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử ở trƣờng THPT là góp phần thực hiện chiến lƣợc đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài của Đảng và Nhà nƣớc. HSG nhƣ những viên ngọc quý, nhƣng ngọc có mài mới sáng, đó là triết lí của ông cha từ bao đời. Việc bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử ở trƣờng THPT còn góp phần làm tốt công tác phân hóa, định hƣớng nghề nghiệp cho HS, từ đó đóng góp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Làm tốt công tác bồi dƣỡng HSG tức là làm tốt công tác giáo dục Lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống ý thức, giáo dục khát vọng vƣơn lên của ngƣời Việt 3
  9. đối với HS, nhất là HS có năng khiếu bộ môn theo tinh thần “ôn cố tri tân”. Đặc điểm nổi bật của Lịch sử Việt Nam là quá trình dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc và yêu nƣớc trở thành truyền thống cao quý nhất của ngƣời Việt Nam. Truyền thống đó luôn đƣợc nuôi dƣỡng trong lòng dân tộc, đƣợc phát huy trong các thời đại lịch sử và đến với HS qua nhiều môn học, song Lịch sử là môn học có ƣu thế nhất. Những HSG môn Lịch sử sẽ trở thành những công dân tƣơng lai giàu lòng yêu nƣớc và tiếp lửa yêu nƣớc cho các thế hệ sau. Nhƣ vậy, công tác bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, ý thức dân tộc từ đó bồi dƣỡng tinh thần giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia, khát vọng ý chí vƣơn lên xây dựng quốc gia hùng cƣờng sánh vai cùng các cƣờng quốc năm châu cho các thế hệ HS. Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển năng lực, đặc biệt là các phẩm chất: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào của ngƣời học. 1.1.3. Những đặc điểm của tri thức Lịch sử Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Cuộc sống của mỗi con ngƣời, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Chúng không tách biệt nhau mà luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau. Để hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tƣơng lai ngƣời ta không thể không tìm hiểu về quá khứ, bởi hiện tại luôn kế thừa và đƣợc xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại. Để biết về quá khứ chúng ta phải tìm hiểu kiến thức Lịch sử, vậy Lịch sử có những đặc điểm gì? Kiến thức Lịch sử có tính quá khứ: Lịch sử loài ngƣời bao gồm những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ vì vậy khi HS học Lịch sử tức là các em không thể trực tiếp quan sát mà chỉ nhận thức Lịch sử một cách gián tiếp thông qua các nguồn sử liệu hoặc trên cơ sở phân tích, suy luận từ những sự kiện, hiện tƣợng tƣơng tự. Tính không lặp lại: các sự kiện, hiện tƣợng Lịch sử đều gắn với bối cảnh cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật, điều kiện kinh tế, xã hội,… và chỉ xảy ra một lần, không bao giờ lặp lại nguyên xi. Mặc dù có nhiều sự kiện Lịch sử có những điểm tƣơng đồng trong khi chúng xảy ra ở các nƣớc, các thời kỳ khác nhau, đôi khi có vẻ nhƣ lặp lại nhƣng đó là sự lặp lại trên cơ sở sự kế thừa và phát triển. Tính cụ thể: Lịch sử xã hội loài ngƣời là chuỗi các sự kiện Lịch sử có mối liên hệ lô-gích vì vậy học Lịch sử chính là học về các sự kiện Lịch sử. Tuy nhiên mỗi sự kiện Lịc sử bao giờ cũng mang tính cụ thể tức là nó xảy ra phải gắn liền với mốc thời gian, không gian và nhân vật cụ thể. Tính hệ thống: Tuy nội dung kiến thức Lịch sử rất phong phú và diễn ra trong những không gian, thời gian khác nhau song chúng lại có mối liên hệ lo-gic chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ đó không chỉ diễn ra ở các sự kiện xảy ra trong cùng thời điểm mà còn ở các sự kiện diễn ra trƣớc và sau nó. 4
  10. Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”: Kiến thức Lịch sử đƣợc ghi chép lại bao gồm hai phần: phần “sử” và phần “luận”. Phần “sử” là các sự kiện, hiện tƣợng đã xảy ra. Phần “luận” là cách viết, cách giải thích, bình luận, đánh giá, nhận xét của tác giả. Hai phần này có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Từ nhận thức đúng đắn các đặc điểm của kiến thức Lịch sử, vận dụng chính xác trong các hoạt động dạy và học: + GV và HS tránh việc hiện đại hóa Lịch sử. + Khi học tập và trình bày một vấn đề Lịch sử luôn tuân theo quy trình: xuất phát từ bối cảnh, quá trình phát triển, kết quả và ý nghĩa của nó. + Khi xem xét, đánh giá sự kiện Lịch sử, hiện tƣợng, nhân vật Lịch sử cần căn cứ vào điều kiện Lịch sử cụ thể, phân tích, so sánh dƣới các góc nhìn khác nhau để đƣa ra kết luận khoa học. 1.1.4. Những yêu cầu cần có về phẩm chất và năng lực đối với học sinh giỏi môn Lịch sử Để quá trình bồi dƣỡng HSG đạt hiệu quả tốt, một trong những điều kiện tiên quyết là GV phải xác định đƣợc các tiêu chí làm căn cứ để xếp loại HS. Nhằm xây dựng các tiêu chí của HSG môn Lịch sử, tôi căn cứ vào mục tiêu về phẩm chất và năng lực cần đạt của HS bậc THPT, vậy HSG môn Lịch sử cần có những phẩm chất và năng lực gì? Năng lực chung: Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử, so sánh, phản biện, khái quát hóa, nhận xét, rút ra bài học Lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, trình bày quan điểm của mình về một vấn đề lịch sử. Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung, làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ. 1.1.5. Cách phân loại đối tượng bồi dưỡng học sinh giỏi Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của quá trình bồi dƣỡng để phân loại đối tƣợng HSG nhƣ sau: - Đối tƣợng HS học theo khối C: những em có khả năng học khá tốt môn lịch sử, với đối tƣợng này GV sẽ tiến hành ôn thi tốt nghiệp THPT. - Những HS lựa chọn khối C thi Đại học cao đẳng đặc biệt là những HS có tố chất nổi trội hơn, yêu thích môn Lịch sử hơn thì GV có thể chọn nguồn và thành lập đội tuyển để bồi dƣỡng các em tham gia thi kì thi HSG cấp trƣờng, cấp tỉnh. Với đối tƣợng này mục tiêu đặt ta là cố gắng đạt giải trong kì thi HSG cấp tỉnh và đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia. Với đặc điểm của trƣờng THPT Cờ Đỏ mặc dù mỗi khóa đều có một lớp học khối C, tuy nhiên số HS yêu thích các môn khối C rất ít. Đa số các em không học 5
  11. đƣợc khối tự nhiên nên mới vào lớp C để học, vì vậy chất lƣợng nguồn của HSG nhất là môn Lịch sử không đƣợc tốt lắm. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa Để góp phần khẳng định tính khả thi của những vấn đề lí luận đã trình bày ở trên đồng thời tìm câu giải đáp cho thực trạng của công tác bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THPT hiện nay thì những điều tra cơ bản là vô cùng cần thiết. Mục đích của việc điều tra không chỉ nắm vững tình hình ôn thi HSG môn Lịch sử cụ thể ở trƣờng THPT, mà qua những số liệu thu đƣợc cùng với các phƣơng pháp khoa học nhƣ điều tra, quan sát, trao đổi… có thể rút ra những nhận xét kết luận chính xác, khách quan về tình hình bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa nói chung và trƣờng THPT Cờ Đỏ nói riêng. Kết quả này là căn cứ để tôi đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử ở tại trƣờng THPT Cờ Đỏ. Thông qua phiếu điều tra khảo sát 15 GV dạy môn Lịch sử ở 5 trƣờng trong huyện, thị gồm: Trƣờng THPT 1.5, Trƣờng THPT Tây Hiếu, Trƣờng THPT Đông Hiếu, Trƣờng THPT Thái Hòa, Trƣờng THPT Cờ Đỏ và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nội dung câu hỏi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Câu 1. Thầy cô nhận thức nhƣ thế nào về tác dụng của 15 100 phƣơng pháp ôn thi HSG môn lịch sử ở trƣờng THPT? A. Không có tác dụng đối với quá trình dạy học 0/15 0 B. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở 9/15 60 trƣờng phổ thông C. Giúp học sinh thi đƣợc giải cao hơn. 6/15 40 Câu 2. Thầy cô sử dụng những phƣơng pháp nào trong 15 100 quá trình bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử? A. Áp dụng các phƣơng pháp dạy học Lịch sử. 7/15 46,6 B. Tập trung chủ yếu vào việc làm bài tập và luyện đề. 5/15 33,3 C. Hƣớng dẫn HS tự học là chủ yếu 3/15 20 Câu 3. Những hình thức nào đƣợc thầy cô sử dụng trong 15 100 quá trình bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử? A. Bồi dƣỡng trên lớp trong các giờ học 5/15 33,3 B. Bồi dƣỡng theo nhóm, đội tuyển 10/15 66,6 C. Ngoài giờ lên lớp 0/15 0 Câu 4. Thầy cô thƣờng tập trung vào yếu tố nào trong 15 100 quá trình bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử? A. Truyền đạt nội dung kiến thức 8/15 53,3 B. Rèn kĩ năng làm bài 6/15 40 C. Hƣớng dẫn HS phƣơng pháp học tập phù hợp 1/15 6,6 6
  12. Kết quả cho thấy: Đa số GV đã nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của công tác bồi dƣỡng HSG (chiếm 60%), tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ GV chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ vai trò của công tác bồi dƣỡng HSG (chiếm 40%). Về mức độ thƣờng xuyên của công tác bồi dƣỡng HSG ta thấy không đồng đều, vẫn còn một bộ phận GV chƣa quan tâm đến công tác bồi dƣỡng HSG. Vì họ chƣa đƣợc giao nhiệm vụ bồi dƣỡng HSG bao giờ. Nhƣ vậy, một số GV coi việc bồi dƣỡng HSG là công việc chỉ đƣợc thực hiện khi Ban Giám hiệu (BGH) giao nhiệm vụ và chỉ bồi dƣỡng cho những HS trong đội tuyển của nhà trƣờng. Về phƣơng pháp bồi dƣỡng HSG, hầu hết GV mới chỉ đƣa ra các phƣơng pháp chung cho mọi đối tƣợng HS mà chƣa có phƣơng pháp đặc biệt, cụ thể giành cho đối tƣợng HSG. Có 7/15 GV chọn phƣơng án áp dụng các phƣơng pháp dạy học Lịch sử (46,6%), có 5/15 GV chọn cách ôn tập chủ yếu là luyện đề (33,3%). Khoảng 3/15 GV là chọn phƣơng án hƣớng dẫn HS tự học (20%). Với hình thức bồi dƣỡng chủ yếu là theo nhóm, đội tuyển HSG (66,6%), đối tƣợng này chỉ gồm khoảng 3-5 em, nhƣ vậy còn rất nhiều HS khác chƣa đƣợc quan tâm và bồi dƣỡng (33%) Nhƣ vậy, đa số GV đã nhận thức đƣợc sự cần thiết, tác dụng của công tác bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THPT, đã áp dụng một số phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp. Tuy nhiên, một bộ phận GV chƣa nhận thức đƣợc sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử ở trƣờng THPT nên chƣa quan tâm đến công tác bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử. Từ thực trạng trên tôi nhận thấy tuy công tác bồi dƣỡng HSG giữ vai trò quan trọng và có tác dụng quyết định hiệu quả dạy và học Lịch sử, song trên thực tế công tác này còn nhiều bất cập. Vì vậy GV cần có nhận thức đúng, vận dụng các phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp để nâng cao chất lƣợng của bộ môn. 1.2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ * Về phía nhà trƣờng và đội ngũ giáo viên Trƣờng THPT Cờ Đỏ trong những năm gần đây về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đƣợc nâng cấp rất nhiều. Mặc dù đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện tốt nhất của BGH nhƣng công tác bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử trong nhiều năm trƣớc kết quả vẫn còn thấp. Thực tế tồn tại đó là: Các giáo viên phần lớn đang dạy học theo kiểu truyền thống, chƣa chú ý đến việc đổi mới phƣơng pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, nên các em mới dừng lại ở việc nắm đƣợc kiến thức cơ bản, chƣa kích thích đƣợc sự say mê nghiên cứu tìm tòi và khả năng tƣ duy ở các em. Chính điều này đã làm cho giờ học môn Lịch sử không đƣợc hứng thú, kết quả thi HSG còn thấp. Trong quá trình bồi dƣỡng, phần lớn GV chƣa xác định đƣợc kiến thức chuẩn, kiến thức nâng cao và chuyên sâu. Đa số tập trung truyền thụ cho đủ lƣợng 7
  13. kiến thức của bài học, còn HS chủ yếu nghe, thậm chí phải ghi cả những kiến thức mà SGK đã trình bày. Phƣơng pháp đó chƣa phát huy đƣợc khả năng học tập của HS, chƣa tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập và ôn thi. HS không xác định đƣợc kiến thức chuẩn, kiến thức nâng cao, chuyên sâu để vận dụng trong quá trình học và làm bài thi. Khi kiểm tra đánh giá HS, phần lớn GV kiểm tra lƣợng kiến thức Lịch sử mà HS nhớ đƣợc, GV chƣa có nhiều những câu hỏi và bài tập mang tính vận dụng, thực tế hoặc đặt ra những tình huống để HS giải quyết. Nhƣ vậy, do những hạn chế trên mà kết quả HSG môn Lịch sử của nhà trƣờng trong nhiều năm còn thấp. Việc tìm ra những cách thức, biện pháp ôn thi hiệu quả, phù hợp với đối tƣợng HS của trƣờng THPT Cờ Đỏ nhằm nâng cao chất lƣợng HSG môn Lịch sử đƣợc bản thân luôn quan tâm, trăn trở. * Về phía học sinh Để tìm hiểu về thực trạng học tập môn Lịch sử ở trƣờng THPT Cờ Đỏ. Giáo viên phát phiếu điều tra khảo sát 40 em học sinh lớp C1 khóa 2019-2022 và 38 em HS lớp C1 khóa 2020-2023, thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nội dung câu hỏi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Câu 1. Em có thích học bộ môn Lịch sử không? 78 100 A. Không thích. 15/78 19,2 B. Bình thƣờng. 36/78 46,1 C. Rất thích. 27/78 34,6 Câu 2. Em học Lịch sử chủ yếu bằng phƣơng pháp nào? 78 100 A. Đọc trƣớc sách giáo khoa. 30/78 38,4 B. Sƣu tầm, tìm hiểu tƣ liệu liên quan đến Lịch sử. 10/78 12,8 C. Làm các bài tập, học thuộc lòng tri thức lịch sử trong 38/78 48,7 SGK, vở ghi. Câu 3. Em có muốn đƣợc tham gia bồi dƣỡng HSG môn 78 100 Lịch sử không? A. Có 15/78 19,2 B. Không 35/78 44,8 C. Chƣa quyết định 28/78 35,8 Qua khảo sát cho thấy có khá nhiều HS yêu thích môn Lịch sử (34,6%) và chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ HS không thích (19,2%), còn lại là chọn phƣơng án bình thƣờng không thích cũng không ghét vì các em lựa chọn theo khối C (46,1%). 8
  14. Hầu hết các em chƣa có đƣợc phƣơng pháp học tập hiệu quả chủ yếu là đọc sách giáo khoa (38,4%) Các em còn lại thƣờng xuyên học thuộc tri thức Lịch sử, làm bài tập trong sách giáo khoa (48,7%) chỉ có 12,8% là chọn phƣơng án sƣu tầm và tìm hiểu tƣ liệu liên quan đến Lịch sử. Qua điều tra cũng cho thấy, có những em yêu thích môn Lịch sử nhƣng cũng không muốn tham gia vào đội tuyển HSG (chỉ 19,2%), còn đa số các em là không muốn vào đội tuyển hoặc chƣa quyết định (80%). * Về phía phụ huynh Đa số phụ huynh HS đều chƣa nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục Lịch sử đối với HS, chƣa hiểu biết sâu sắc về tác dụng, ý nghĩa của việc học giỏi môn Lịch sử. Họ cho rằng Lịch sử là môn học phụ và HS học giỏi môn này không có nhiều cơ hội thành đạt bởi vì hiện tại rất ít trƣờng đại học, cao đẳng tuyển sinh khối C hoặc xét tổ hợp các bộ môn trong đó có môn Lịch sử. Một số phụ huynh đã nhận thức đúng về vai trò của môn Lịch sử thì tôn trọng và ủng hộ con em mình, những phụ huynh chƣa nhận thức đúng về vai trò của môn Lịch sử nên có thái độ xem thƣờng bộ môn, không tạo điều kiện cho HS phát huy sở trƣờng của mình, làm ảnh hƣởng đến việc học tập của con em. Thực trạng đó không chỉ tác động xấu đối với mục tiêu của ngành giáo dục mà còn làm tổn thƣơng tới đội ngũ GV dạy Lịch sử. Nhƣ vậy, muốn nâng cao chất lƣợng HSG trong trƣờng phổ thông thì không chỉ có nhà trƣờng, thầy cô giáo có trách nhiệm mà còn có vai trò rất lớn từ các bậc phụ huynh HS và toàn xã hội. Sự thay đổi trong nhận thức của gia đình HS theo hƣớng tích cực về bộ môn Lịch sử cũng là một vấn đề cấp thiết cần đặt ra và giải quyết kịp thời. Từ thực tế việc dạy của bản thân và học của HS tại trƣờng Cờ Đỏ tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên là do: Thứ nhất: Quan điểm của xã hội về môn Lịch sử là “môn phụ”, không giúp gì cho việc học và thi đại học cũng nhƣ công việc của các em sau này Thứ hai: GV tuy có lòng nhiệt huyết, yêu nghề nhƣng kinh nghiệm ôn luyện chƣa nhiều, phƣơng pháp ôn luyện còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chƣa cao. Tài liệu tham khảo còn ít, đặc biệt là tài liệu chuẩn. Đa số là GV tự mua, tự sƣu tầm, tự soạn để làm tài liệu học tập cho các em. Thứ ba: Trình độ HS không đồng đều, chất lƣợng đầu vào còn thấp. Đa số các em chƣa nhớ và hiểu rõ kiến thức LS, chƣa có phƣơng pháp học tập hiệu quả, còn thụ động trong học tập, lại còn chịu sự chi phối rất lớn của gia đình. Thứ tư: Phần lớn phụ huynh coi Lịch sử là môn phụ, không có tính hƣớng nghiệp cao nên chƣa quan tâm, định hƣớng cho HS. Điều kiện gia đình nhiều em còn khó khăn về kinh tế. 9
  15. 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử tại trường THPT Cờ Đỏ * Thuận lợi Niên khóa 2019 - 2022 và 2020 - 2023, tôi đƣợc phân công giảng dạy các lớp C1. Trong trƣờng, các lớp C1 là lớp chuyên khối C và đa số là HS nữ. Trong quá trình giảng dạy các lớp C1 tôi nhận thấy có một thuận lợi nhƣ sau: - Từ đầu cấp ba, BGH nhà trƣờng lựa chọn những GV vừa có năng lực, vừa có tâm huyết, kinh nghiệm, đƣợc phụ huynh tín nhiệm đảm nhiệm công tác chủ nhiệm, giảng dạy tại lớp nguồn, cho phép GV bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tuyển chọn học sinh dựa trên nguyện vọng của các em, kết hợp với điểm thi tuyển sinh vào lớp 10, học bạ cấp 2. - Tổ, nhóm chuyên môn cũng thƣờng xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao hoạt động dạy và học. Các đồng chí trong nhóm thƣờng xuyên trao đổi hỗ trợ nhau để đạt kết quả tốt nhất. GVCN các lớp C1 rất nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng giáo viên bộ môn (GVBM), tạo điều kiện tốt nhất để các em đạt kết quả cao trong học tập. - Ngoài ra việc phụ huynh luôn động viên, khuyến khích các con học tập, định hƣớng tƣơng lai, nghề nghiệp cho các em cũng đóng vai trò quan trọng. - Bản thân tôi khi đƣợc lựa chọn và giao nhiệm vụ dạy các lớp C1 niên khóa 2019 - 2022 và 2020 - 2023 cũng cảm thấy rất vinh dự, may mắn nhƣng đồng nghĩa trách nhiệm cũng lớn lao trƣớc nhà trƣờng, HS và phụ huynh. Trong suốt hơn 20 năm đi dạy, tôi đã nhiều lần đảm nhận nhiệm vụ dạy lớp mũi nhọn khối C và tham gia bồi dƣỡng đội tuyển HSG nên ít nhiều cũng có kinh nghiệm trong giáo dục và giảng dạy. Với những thành tích đạt đƣợc cũng nhƣ những thất bại thì tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để đạt đƣợc kết quả cao hơn trong công tác ôn thi HSG. Tôi đã vận dụng linh hoạt các giải pháp cũ, đồng thời tìm hiểu thêm những giải pháp mới để phù hợp với đối tƣợng học sinh mà mình giảng dạy. Tôi luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, quan tâm và giúp đỡ các em trong trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống, luôn tạo đƣợc niềm tin cho HS và PH khi gửi gắm con em mình. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, trong công tác tổ chức dạy học và ôn thi HSG tôi cũng gặp nhiều khó khăn nhƣ sau: - Phần lớn HS của trƣờng THPT Cờ Đỏ nhà ở cách xa trƣờng. Điều kiện kinh tế của gia đình các em còn nhiều khó khăn vất vả. Bố mẹ đều là nông dân, thu nhập ít ỏi, nhiều em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, con dân tộc ở vùng đặc biệt khó khăn. Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc học của con em còn rất ít. - Từ năm học 2019 - 2022, dịch bệnh covid -19 diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến việc học tập và công tác ôn thi HSG. Sở GD và ĐT Nghệ An đã thay đổi lịch thi, địa điểm thi. Năm 2021 dời từ tháng 3 lên tháng 12, thi theo cụm huyện. Năm 2022 từ tháng 12 xuống tháng 10 và thi chung toàn tỉnh. Nhà trƣờng 10
  16. và GV đã phải thay đổi từ nội dung, kế hoạch, thời gian cho đến phƣơng pháp ôn tập. Vì vậy cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến quá trình bồi dƣỡng HSG. - Hiện nay nhiều HS đến trƣờng chỉ với mục đích là đậu tốt nghiệp THPT. Vì vậy, động lực học tập, phấn đấu của các em không cao. - Một số em không tự tin vào khả năng của mình, thiếu tự tin, dẫn đến chƣa phát huy đƣợc hết năng lực của bản thân, vì vậy trong quá trình dạy học, GV còn phải động viên và nâng cao nhận thức cho các em. - Nhiều phụ huynh do hoàn cảnh khó khăn, hiểu biết xã hội thấp cũng không có ý định cho con theo học lên, chủ yếu là định hƣớng các em đi xuất khẩu lao động, làm công nhân... Chính những khó khăn ấy đã tạo khá nhiều áp lực cho tôi. Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để giúp các em có đƣợc ý chí, nghị lực, nhận thức đúng đắn và say mê, khát khao trong học tập, vƣợt qua mọi khó khăn và đi đến thành công. Qua thời gian ôn thi HSG ba năm gần đây, tôi không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tƣ liệu tìm ra những giải pháp phù hợp với đối tƣợng HS của mình. Tôi đã áp dụng thành công một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dƣỡng HSG và đã đƣa kết quả của bộ môn Lịch sử của nhà trƣờng đƣợc nâng lên. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ 2.1. Chọn nguồn và thành lập đội tuyển 2.1.1. Chọn nguồn Có thể nói việc chọn nguồn và thành lập đội tuyển là khâu đầu tiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình bồi dƣỡng HSG. Bởi vì bên cạnh vai trò hƣớng dẫn của GV thì HS là yếu tố quyết định nhất đến kết quả và sự thành công của công tác bồi dƣỡng. Để chọn đƣợc nguồn, tôi dựa trên một số cơ sở sau: Thứ nhất: Căn cứ vào các hoạt động của HS, nếu HS chăm chú dõi theo mọi động thái của GV, hào hứng tham gia các hoạt động học thì chắc chắn HS rất thích thú với môn học và ngƣời dạy môn học đó. GV tạo điều kiện để HS thể hiện sở trƣờng của mình, sự yêu thích gắn bó với môn học. Thứ hai: Dựa trên kết quả của các bài kiểm tra. Để có thể đánh giá chính xác mức độ đạt đƣợc về phẩm chất và năng lực của HS, tôi kết hợp các hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong các bài kiểm tra đƣợc thiết kế theo các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Thứ ba: Trong quá trình dạy học, thông qua những vấn đề GV nêu ra yêu cầu HS giải quyết, tôi thƣờng chú ý đến những em có chính kiến riêng, trái ngƣợc với suy nghĩ của số đông nhƣng biết tìm minh chứng để bảo vệ quan điểm của 11
  17. mình. Những HS biết tìm ra cách giải quyết vấn đề, GV luôn động viên khuyến khích các em thể hiện sự sáng tạo của mình. Thứ tư: Để phản ánh trung thực chất lƣợng HS tôi sử dụng kết hợp các hình thức: đánh giá bằng điểm số, đánh giá bằng hồ sơ học tập, coi trọng và kết hợp kết quả tự đánh giá của HS với kết quả đánh giá xếp loại của GV nhằm giúp các em tự tin, hứng thú tham gia vào quá trình đánh giá. Thứ năm: Căn cứ vào kết quả thi HSG cấp trƣờng để xác định đúng chất lƣợng của nguồn. GV tiến hành chọn nguồn từ năm lớp 10. 2.1.2. Thành lập đội tuyển Trên cơ sở kết quả thi HSG cấp trƣờng lớp 10, kết quả học tập cuối năm của các em để chọn đội tuyển. Tôi thƣờng lấy 3 đến 5 em vào đội tuyển, tiến hành bồi dƣỡng từ hè lớp 10 và sau đó lọc dần. Tuy nhiên trong quá trình lấy đội tuyển tôi còn gặp một số khó khăn: - Những HS có tố chất học tốt môn Lịch sử thì đã từ chối việc tham gia vào đội tuyển. - Một số em khi đƣợc GV chọn vào đội tuyển lại có thái độ do dự nửa vời không muốn bồi dƣỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do các em không muốn thi Đại học, cao đẳng, một số em thì ngại học môn Lịc sử vì thấy môn Lịch sử khó học, khó nhớ. GV phải động viên, phân tích cho các em thấy đƣợc ý nghĩa và tác dụng của việc đƣợc chọn vào đội tuyển HSG nhất là môn Lịch sử, vừa là quyền lợi nhƣng cũng là trách nhiệm của mình đối với nhà trƣờng, từ đó các em yên tâm ôn thi và kết quả cũng cao hơn. Trong vài năm gần đây những HS đậu HSG cấp tỉnh sẽ có ƣu tiên cộng điểm xét tuyển Đại học cao đẳng nên các em cũng tích cực nhiệt tình tham gia hơn. Ngoài ra tôi thƣờng nêu gƣơng cho các em về những anh chị đi trƣớc đã từng học tập, đỗ đạt, có công ăn việc làm ổn định để các em có động lực trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. 2.2. Xây dựng kế hoạch và nội dung các chuyên đề bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng HSG, ngoài chất lƣợng nguồn của đội tuyển GV còn phải xây dựng đƣợc kế hoạch và chƣơng trình bồi dƣỡng cụ thể phù hợp với đối tƣợng HS. Trên cơ sở khung chƣơng trình và cấu trúc hƣớng dẫn ôn thi HSG cấp THPT hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Hƣớng dẫn, kế hoạch hoạt động của ban chuyên môn về ôn thi HSG, đặc điểm của từng khóa học sinh để lập kế hoạch bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử cụ thể. Ví dụ: Trên cơ sở cấu trúc, hƣớng dẫn ôn thi HSG lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An năm 2022 - 2023, kế hoạch của ban chuyên môn về việc ôn 12
  18. thi HSG của trƣờng THPT Cờ Đỏ, tôi xây dựng khung chƣơng trình ôn thi HSG của môn Lịch sử lớp 12 nhƣ sau: KHUNG CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Năm học 2022 -2023 * Chƣơng trình theo quy định - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000 lớp 12- 4 chủ đề, từ bài 1-8 - Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 - 4 chủ đề, từ bài 19 đến bài 24 * Khung chƣơng trình của giáo viên: TT Bài/chủ đề Kiến thức cơ bản Kiến thức nâng cao - Khái quát tình hình thế - HS rút ra đƣợc thành nhân giới sau chiến tranh thế giới tố chủ yếu chi phối đến nền thứ II: Hội nghị Ianta, Sự chính trị thế giới và các Sự hình thành lập tổ chức Liên Hợp quan hệ quốc tế trong suốt thành trật Quốc. thời gian nửa cuối thế kỉ tự thế giới - Mục tiêu và nguyên tắc cơ XX. mới sau bản của tổ chức Liên hợp - Nêu đƣợc nhận xét về 1 chiến tranh quốc. đóng góp của Việt Nam đối thế giới thứ với các hoạt động của Liên hai từ năm hợp quốc. Tự hào về vai trò (1945 -1949) của Việt Nam và có ý thức sẵn sàng đóng góp sự nghiệp chung của cộng đồng quốc tế. - Tình hình của Liên Xô - Phân tích đƣợc nguyên trong giai đoạn 1945 - nhân tan rã của chế độ xã 1991: hội chủ nghĩa ở các nƣớc - Khó khăn của Liên Xô sau này và liên hệ với công Liên Xô và chiến tranh thế giới thứ 2. cuộc xây dựng chủ nghĩa xã các nƣớc hội ở nƣớc ta. Đông Âu - Công cuộc khôi phục kinh tế từ 1945 - 1950 - Phân tích đƣợc mối quan 2 (1945-1991) hệ Liên bang Nga - Việt Liên Bang - Công cuộc xây dựng chủ Nam hiện nay. Nga (1991- nghĩa xã hội, đấu tranh 2000) chống sự phá hoại của - Những bài học kinh phƣơng Tây (những thành nghiệm rút ra từ sự sụp đổ tựu và ảnh hƣởng). của Liên Xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã - Trình bày đƣợc tình hình hội ở Việt Nam. Liên Bang Nga trong thập 13
  19. TT Bài/chủ đề Kiến thức cơ bản Kiến thức nâng cao niên 90. - Khái quát về Đông Bắc Á - Đƣa ra nhận xét về những sau chiến tranh thế giới thành tựu chính của công cuộc cải cách, mở cửa ở - Những biến đổi của khu Trung Quốc. vực này sau chiến tranh thế - Phân tích đƣợc những nội giới thứ hai. dung chính của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung - Trình bày đƣợc những nét Quốc. lớn về quá trình giành độc - Giải thích đƣợc nguyên lập của các quốc gia Đông nhân ASEAN đƣợc thành Các nƣớc Á, Nam Á lập vào năm 1967. Phi và Mĩ 3 la-tinh - Trình bày đƣợc nội dung, - Phân tích đƣợc quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến (1945-2000) thành tựu 2 chiến lƣợc của ASEAN 10. nhóm 5 nƣớc sáng lập - Mối quan hệ giữa Việt Asean. Nam với ASEAN. - Trình bày khái quát phong - Rút ra đƣợc nhận xét và trào đấu tranh giành và bảo đặc điểm của phong trào vệ độc lập của nhân dân này. châu Phi và khu vực Mĩ La - Liên hệ đƣợc cách mạng Tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2. Việt Nam với cách mạng thế giới - Trình bày đƣợc các giai - Chính sách ngoại giao: đoạn phát triển của các Nêu, nhận xét, đánh giá trung tâm kinh tế - tài chính những tác động của chính Mĩ, Tây Âu, Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. sách đó đối với thế giới, 4 Nhật Bản - Những thành tựu về kinh liên hệ với Việt Nam. (1945-2000) tế về khoa học kỹ thuật. - Vai trò của các trung tâm - Trình bày và phân tích kinh tế đối với đời sống đƣợc nguyên nhân dẫn đến kinh tế - chính trị thế giới. sự phát triển đó. - Quan hệ quốc tế trong - Chiến tranh lạnh chấm dứt Quan hệ chiến tranh lạnh: nguồn gốc đã tác động nhƣ thế nào đến quốc tế của mâu thuẫn Đông Tây; quan hệ quốc tế. trong và sau 5 biểu hiện của chiến tranh- Em có nhân xét gì về quan chiến tranh lạnh giữa hai phe. lạnh (1945- hệ quốc tế trong thời kỳ sau 2000) - Phân tích nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ hai. dẫn đến tình trạng chiến 14
  20. TT Bài/chủ đề Kiến thức cơ bản Kiến thức nâng cao tranh lạnh giữa hai phe. - Nêu sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông Tây - Quá trình xâm lƣợc Việt - So sánh thái độ chống Nam của thực dân Pháp. Pháp của triều đình nhà - Cuộc kháng chiến chống Nguyễn và nhân dân từ Pháp của nhân dân ta từ 1858-1984 Nhân dân 1858-1918. - Đặc điểm phong trào VN kháng chiến chống - Thái độ của triều đình kháng chiến chống Pháp 6 Pháp xâm trong cuộc kháng chiến 1858-1884 lƣợc từ chống Pháp xâm lƣợc - Các hiệp ƣớc mà nhà 1858 đến - Nguyên nhân khiến Việt Nguyễn đã kí với thực dân 1884 Nam mất nƣớc vào tay thực Pháp dân Pháp. - Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nƣớc ta rơi vào tay thực dân Pháp. - Hoàn cảnh lịch sử và đặc - Đặc điểm phong trào yêu điểm phong trào Cần nƣớc chống Pháp cuối thế Vƣơng kỷ XIX - Thái độ của văn thân sỹ - Khởi nghĩa Hƣơng Khê là phu và quần chúng nhân cuộc khởi nghĩa lớn nhất, Phong trào dân đối với chiếu Cần tiêu biểu nhất trong phong yêu nƣớc Vƣơng trào Cần Vƣơng. 7 cuối TK XIX - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vƣơng. - Nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế kéo dài gần 30 năm - Hoàn cảnh lịch sử và đặc - So sánh phong trào yêu Phong trào điểm phong trào yêu nƣớc nƣớc cuối thế kỷ XIX với yêu nƣớc chống Pháp đầu thế kỷ XX phong trào yêu nƣớc đầu 8 Dân chủ tƣ - Hoạt động cứu nƣớc của thế kỷ XX sản đầu thế Phan Châu Trinh - So sánh chủ trƣơng và kỷ XX - Phong trào Đông Kinh hoạt động cứu nƣớc của nghĩa thục Phan Bội Châu và Phan 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2