intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại Trường THPT Mường Quạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Bạo lực học đường là thực trạng của nhiều quốc gia, kể cả với những nước có nền giáo dục phát triển, làm tốt công tác tư vấn tâm lí học đường. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định: “Không có quốc gia hay cộng đồng nào là không bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Hình ảnh và lời kể về bạo lực trên khắp các phương tiện truyền thông; nó ở trên đường phố, trong nhà, trường học, nơi làm việc... Bạo lực là một tai họa toàn cầu xé toạc cấu trúc cộng đồng và đe dọa cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của tất cả mọi người”. Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng với diễn biến ngày càng phức tạp, đáng báo động không chỉ với ngành giáo dục mà còn đối với toàn xã hội. Để giải quyết vấn nạn này, giáo dục phòng chống bạo lực học đường phải đặc biệt được quan tâm. Chính vì thế, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa ra Chương trình hành động về phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục; hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông nhằm cân bằng cảm xúc, định hướng điều chỉnh hành vi cho các em nhằm giảm thiểu nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường từ góc độ tâm lí; đồng thời có những quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Ngày 17/4/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị toàn quốc về đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường. Hội nghị được thực hiện trực tuyến tới 640 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham gia của gần 20.000 đại biểu nhằm quán triệt thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về phòng chống bạo lực học đường. Để phòng chống bạo lực học đường, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng: trước hết phải đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nhận diện bạo lực học đường. Đồng thời xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, an toàn, lành mạnh. Cùng với đó, cần đẩy mạnh tích hợp nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường vào chương trình và các hoạt động giáo dục. Khi bàn về giải pháp phòng chống bạo lực học đường, các nhà nghiên cứu đưa ra khá nhiều giải pháp ở các góc độ khác nhau. Trong số đó, một số cho rằng có thể giáo dục nhận thức cho học sinh về bạo lực học đường “qua các giờ học, đặc biệt là những giờ thuộc ban xã hội”. Cuộc sống luôn ban tặng cho chúng ta bao điều kì diệu, nó cho ta những cảm giác bình yên, ấm áp; mở ra cho ta cả một thế giới để khám phá, để yêu thương…Và điều hạnh phúc hơn cả, khi chúng ta cặp sách đến trường – khoảng trời đẹp nhất của một đời người. Vậy mà đâu đó, tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) vẫn đang diễn ra. Đó là nỗi trăn trở cho những người làm giáo dục: làm sao giúp học sinh (HS) nhận thức được BLHĐ một hiện tượng cần đẩy lùi để mỗi ngày đến trường là một ngày vui? Suy cho cùng, BLHĐ trước hết là do mâu thuẩn về tinh thần; vì vậy, giáo dục nhận thức, cảm hóa học trò bằng tình thương là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để ngăn chặn BLHĐ. 1
  2. Trên thế giới và trong nước có rất nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường, tuy nhiên cho đến nay, tình trạng bạo lực học đường vẫn là vấn đề nóng bỏng làm nhức nhối dư luận và là nỗi lo lắng của không ít gia đình. Với những trăn trở ấy, bằng kinh nghiệm đúc kết được từ quá trình giảng dạy và công tác tại trường của nhóm tác giả, cùng với tình hình thực tiễn tại nhà trường, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường tại trường Trường THPT Mường Quạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ” làm đề tại nghiên cứu của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại Trường THPT Mường Quạ. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây - Vì sao cần tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại các trường THPT hiện nay? - Thực tiễn việc xây dựng và sử dụng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại các trường THPT hiện nay như thế nào? - Các giải pháp sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ là những giải pháp nào? - Những giải pháp sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ đã đề xuất có tính khả thi và hiệu quả hay không? 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp và thời gian nghiên cứu 3.1. Đối tượng, phạm vi - Cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học đường tại các trường học. - Quá trình dạy học và làm công tác chủ nhiệm tại các lớp trường THPT Mường Quạ - Học sinh Trường THPT Mường Quạ 3.2. Phương pháp nghiên cứu 2
  3. - Những phương pháp (PP) chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là: + Phương pháp nghiên cứu lí luận + Phương pháp điều tra quan sát, chọn mẫu khảo sát và phân tích các số liệu + Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.3. Thời gian nghiên cứu. Năm học 2023 - 2024. 4. Những điểm mới của đề tài. - Tổng quan về việc xây dựng và sử dụng các giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở bậc học THPT từ hệ thống lí luận và những đề tài khác; Chỉ ra những cơ hội, cách xây dựng các giải pháp, sử dụng các biện pháp hiệu quả, hợp lí và phù hợp với tình hình thực tế trong công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT. - Đề xuất được những biện pháp có hiệu quả nhằm phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ. - Đánh giá được một phần thực trạng việc xây dựng và sử dụng các giải pháp trong công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Mường Quạ. - Những giải pháp xây dựng và triển khai áp dụng đã mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh, qua đó góp phần đảm bảo an toàn trong trường học, tạo môi trường học tập an toàn, phụ huynh tin tưởng và đồng hành. 3
  4. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm bạo lực học đường: Bạo lực học đường bao gồm 2 yếu tố chính là bạo lực và học đường. Do đó chúng ta cần khám phá chi tiết về hai yếu tố chính: Bạo lực và Học đường. + Bạo lực: Được định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện các hành vi như đánh đập, đối xử thô bạo, vi phạm quy tắc và chuẩn mực xã hội, xúc phạm đối tượng khác, đồng thời gây tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần đối với họ. + Học đường: Là một môi trường quan trọng, nơi học sinh và sinh viên tiếp xúc với kiến thức và được đào tạo về giáo dục, văn hóa, xã hội. Học đường là nơi hình thành và rèn luyện kỹ năng, kiến thức cũng như đạo đức cho học sinh và sinh viên, nhằm họ có thể trở thành những người có ích và đóng góp cho xã hội. Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 của Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục. Thế nào là bạo lực học đường? Khái niệm bạo lực học đường là để diễn tả tập hợp hành vi ngang ngược, thô bạo gây tổn thương về tinh thần và thể xác với người khác, diễn ra trong bối cảnh trường học. Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau như bạo lực có vũ khí, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục… Những hình thức này đều đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn, phát triển toàn diện của học sinh. Cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hành động từ các bên liên quan để ngăn chặn và giải quyết tình trạng bạo lực học đường. Theo Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ (CDC), Bạo lực học đường là một phần thuộc bạo lực giới trẻ, xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 6 - 24 tuổi. Một số hành vi bạo lực bao gồm bắt nạt, tát, đánh – thường gây tổn hại về tâm lý nhiều hơn so với thể chất. Một số hình thức khác như bạo lực băng đảng và tấn công vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Bạo lực học đường là hành vi gây tổn thương cho người khác về thể chất và tinh thần 1.1.2. Hành vi bạo lực học đường là gì? Hành vi đánh nhau được hiểu là hành vi dùng vũ lực tác động vào người khác, hành vi này có thể gây ra thương tích cho người bị tác động hoặc không tùy thuộc vào mức độ, tính chất khác nhau. 4
  5. Đối với học sinh, đây là hành vi diễn ra khá phổ biến do tính cách của các em còn nhiều non trẻ và cái tôi mạnh mẽ, bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Học sinh ở đây được hiểu là người được tham gia giáo dục ở các trường học, nên khi học sinh đánh nhau ở trong phạm vi trường học hay ngoài phạm vi trường học thì đều được coi là hành vi đánh nhau của học sinh. 1.1.3. Các loại hành vi bạo lực học đường Hành vi bạo lực học đường được chia làm 4 loại (bao gồm: Hành vi bạo lực thân thể, hành vi bạo lực tinh thần, hành vi bạo lực xã hội và hành vi bạo lực trên môi trường mạng). a. Thứ nhất, Bạo lực thân thể: * Đặc điểm: Là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và hành vi cố ý khác gây tổn thất, đau đớn trên cơ thể HS. Ví dụ: Cố ý đánh bằng roi, bằng gậy; véo hoặc xoắn tai, cốc vào đầu; tát, đá, đạp vào người; trói, nhốt, treo cây, bắt làm việc quá sức; không cho ăn, không cho uống… Bạo lực thân thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thân thể và tinh thần của HS. Bạo lực về thể chất là việc xâm phạm đến sức khỏe hoặc thân thể của trẻ em thông qua các hình thức bạo lực, bóc lột và xâm hại tình dục, gây ảnh hưởng và tổn hại đến sức khỏe và thân thể của trẻ em. * Phân loại: Bạo lực về thể chất với trẻ em có thể dựa trên môi trường xảy ra, hình thức và cấp độ của quyền được bảo vệ: - Các hình thức bạo lực về thể chất dựa trên môi trường bao gồm: + Bạo lực gia đình: Đây là những hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến thể chất của các thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình thường thực hiện bằng cách hành hạ, ngược đãi, đánh đập, cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện lao động quá sức. + Bạo lực học đường: Đây là những hành vi thô bạo, ngang ngược, vi phạm công lý, đạo đức và xúc phạm đối với người khác trong môi trường học đường. Bạo lực học đường có thể bao gồm đánh nhau giữa các học sinh, việc áp dụng hình phạt thể chất từ nhà trường, bạo lực tình dục, quấy rối tình dục, sử dụng vũ khí trong trường học. - Bạo lực về thể chất với trẻ em dựa trên hình thức và cấp độ của quyền bảo vệ gồm: + Bạo lực thân thể trẻ em: Bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, và xâm hại thân thể, sức khỏe của trẻ em. Cụ thể, có thể bao gồm đánh nhau giữa học sinh hoặc các hình phạt thể chất từ phía nhà trường. 5
  6. + Bóc lột trẻ em: Đây liên quan đến việc bắt trẻ em làm công việc trái với quy định về lao động hoặc tham gia vào sản xuất sản phẩm khiêu dâm, hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để kiếm lợi. + Xâm hại tình dục trẻ em: Bao gồm sử dụng vũ lực, đe dọa, cưỡng bức, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô, và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm và khiêu dâm dưới mọi hình thức. * Cách nhận biết: Khi bị bạo lực thân thể, nhiều HS giấu thầy cô và cha mẹ, do đó người lớn hãy chú ý đến những vết thương, cào, dấu bầm tím trên cơ thể HS, ngoài ra quần áo bị rách, bị xé hoặc những khi HS than thở đau đầu, đau bụng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể là dấu hiệu của HS đang bị bạo lực thân thể. b. Thứ hai, Bạo lực tinh thần: * Đặc điểm: Là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần HS. Ví dụ: Cố ý chế giễu, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe doạ, bình phẩm mang tính miệt thị người khác. Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu không gây tổn thương, nhưng về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác. * Phân loại: Ở bậc học THPT, HS có thể có nhiều hành vi bạo lực tinh thần hơn các cấp học khác, một HS lớp 11 chia sẻ: “Lúc trào lưu confession (thổ lộ giấu tên) rộ lên thì thay vì bày tỏ tình cảm với nhau, các bạn lại chuyển sang chửi nhau, dùng những lời lẽ không hay cho nhau”. * Cách nhận biết: HS có thể bắt đầu bỏ bữa, đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu bẳn. Học sinh bắt đầu chia sẻ với cha mẹ về những điều đáng buồn mà bạn bè hoặc ai đó nói về mình và các em có thể hỏi bạn xem những điều ấy có thật hay không. c. Thứ ba, Bạo lực xã hội: * Đặc điểm: Là hành vi ngăn cản, cô lập không cho tiếp xúc hoà đồng với bạn bè chung lớp, hội nhóm trong trường học hoặc cộng đồng. Dạng bạo lực này không dễ nhận ra, tuy nhiên lại có thể làm HS bị xấu hổ, cảm thấy cực kỳ tủi thân. * Phân loại: Các hành vi sau có thể được xem là bạo lực xã hội: Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập người khác; Nói xấu sau lưng và lan truyền những tin tức bịa đặt, dựng chuyện, … nhằm phá huỷ uy tín, danh dự, tên tuổi của người khác. Ví dụ: một nhóm bạn nữ chơi thân với nhau, và thường có những hành động ám chỉ HS nào đó chỉ là người thừa, người tàng hình, không ai muốn chơi với HS đó. Như vậy học sinh đó là nạn nhân của hành vi được coi là bạo lực tinh thần này. 6
  7. * Cách nhận biết: GV và CMHS có thể theo dõi sự thay đổi tính cách, tâm trạng của HS, khi HS đột nhiên ngừng chơi với nhóm bạn hoặc không tham gia hoạt động tập thể nào đó; HS hoạt động một mình nhiều hơn bình thường và các HS nữ thường có trải nghiệm bị xa lánh, bị tách biệt, cảm thấy cảm xúc dễ bị chi phối bởi bạn bè xung quanh. d. Thứ tư, Bạo lực trên môi trường mạng: * Đặc điểm: Có thể hiểu là những hành vi gây hại cố ý, được lặp lại, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, các mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến. Bạo lực trên môi trường mạng có thể diễn ra liên tục, công khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thể thấy ngay trước mắt hoặc diễn ra lặng thầm sau lưng. Ví dụ: Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn người khác; Lan truyền tin đồn sai lệch; Giả danh làm người khác trên nền tảng trựctuyến hoặc mạng xã hội; Bị người khác quay chụp những hình ảnh nhạy cảm,…Học sinh bị bạo lực trên môi trường mạng có thể gặp phải các nguy cơ như bị bắt nạt trên mạng; nghiện game, internet, tiếp xúc với những nội dung không lành mạnh; bị lừa đảo hoặc bị đánh cắp thông tin; bị hủy hoại danh tiếng trên các nền tảng của không gian mạng. * Phân loại: Một số hình thức bạo lực học đường trên mạng phổ biến dễ gặp phải hiện nay có thể kể đến như: Lan truyền tin đồn sai lệch, không đúng sự thật một cách tục tĩu có chủ ý cô lập người khác. Giả danh người khác trên mạng xã hội hoặc nền tảng trực tuyến. Gửi tin nhắn, video, hình ảnh, bài viết nhằm tra tấn tinh thần, gây tổn thương nặng nề cho người khác. Đe dọa hoặc trêu chọc bằng tin nhắn. Phát tán, lan truyền lời công kích, hình hoặc phim mà không được sự đồng ý để bôi nhọ trên diễn đàn, mạng xã hội, lan truyền bí mật hoặc tin đồn tên mạng, quấy rối người chơi trong trò chơi trực tuyến, loại ra không cho tham gia vào một nhóm trên mạng xã hội. Tăng cường chuyển đổi số gắn với giải pháp cụ thể để hỗ trợ các bên có liên quan trong việc quản lý sử dụng internet, mạng xã hội an toàn cho trẻ em, học sinh. * Cách nhận biết: HS đang bị bạo lực trên môi trường mạng: Thầy cô và CMHS quan sát và có thể nhận ra khi HS dành nhiều thời gian trên mạng, lướt mạng xã hội và nhắn tin liên tục, nhưng trông các con khá buồn, hay thậm chí căng thẳng. Hãy để ý xem HS bỗng dưng khó ngủ, năn nỉ cha mẹ cho HS ở nhà thay vì đến trường và đột nhiên HS ngừng tham gia các hoạt động đội nhóm mà HS từng ưa thích. 1.1.4. Bạo lực học đường và giáo dục phòng, chống bạo lực học đường - Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành 7
  8. vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. - Cách phòng tránh bạo lực học đường: a. Đối với học sinh: - Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo. - Chấp hành tốt nội quy trường lớp. - Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực. - Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí. - Học cách kiềm chế cảm súc. - Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em. b. Đối với giáo viên - Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. - Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy. - Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường. - Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh. - Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh. c. Đối với gia đình: - Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học. - Mỗi gia đình phải nhận thức rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời gia đình. Bố mẹ cần thường xuyên quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình. d. Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục: 8
  9. – Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường. – Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. – Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực. – Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh. – Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường. 1.1.5. Sự cần thiết của giáo dục phòng chống bạo lực học đường tại các trường THPT hiện nay. Hiện nay tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày một gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Theo nhiều thống kê từ các nhà nghiên cứu, nước ta là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường. Những hành vi bạo lực chủ yếu bắt nguồn từ những mâu thuẫn, xô xát rất nhỏ nhưng hậu quả lại trở nên nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam không chỉ xuất hiện ở 1 cá nhân mà còn lan rộng đến nhiều trường học từ nông thôn đến thành thị. Đối tượng bạo lực cũng phức tạp, đa dạng đến từ nhiều lứa tuổi, nhiều cấp học từ tiểu học đến đại học. Vấn đề bạo lực học đường không chỉ diễn biến với những đối tượng là nam giới mà còn xảy ra với trẻ là nữ giới, giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và cả trường hợp giáo viên với học sinh. Trong khi đó, tại nhiều trường học, không phải tất cả các trường hợp bạo lực bị phát hiện đều được xử lý để hỗ trợ và ngăn chặn. Nhà trường có thể vì bảo vệ danh tiếng mà che dấu khiến nhiều đối tượng bạo lực không còn e ngại bị trừng phạt, nạn nhân bị đả kích, mất lòng tin dẫn đến tình trạng càng ngày càng phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc, trung bình mỗi ngày có khoảng 5 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường (có khoảng 1.600 vụ việc/ năm học). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh có 1 vụ đánh nhau, tương đương cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Trong đó có hơn 75% các trường hợp bạo lực có đối tượng trong độ tuổi học sinh và sinh viên. Đây là những con số đáng báo động, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm để có các biện pháp đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, tình trạng bạo lực học đường đang có dấu hiệu trẻ hóa với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở 9
  10. hình thức tác động thể chất, mà còn đa dạng với nhiều hành vi tấn công về tinh thần làm ảnh hưởng đến tâm lý, quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau này. Chính vì điều đó mà hậu quả của BLHĐ ảnh hưởng rất lớn đến: a. Ảnh hưởng đến bản thân học sinh Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình. Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy. b. Ảnh hưởng đến gia đình: Bạo lực học đường có thể có ảnh hưởng lớn đến gia đình của các học sinh bị ảnh hưởng. Nó làm cho không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng. Cụ thể, dưới đây là một số cách mà bạo lực học đường có thể ảnh hưởng đến gia đình: - Gia đình có thể trải qua căng thẳng và lo lắng về sự an toàn và sức khỏe của con em khi họ phải đối mặt với bạo lực trong môi trường học tập 10
  11. - Bạo lực học đường có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các thành viên trong gia đình, bao gồm lo lắng, trầm cảm, và tăng cường căng thẳng. - Gia đình có thể phải chi tiêu thêm cho việc điều trị tâm lý hoặc y tế, cũng như phải dành nhiều thời gian hơn để giải quyết vấn đề này. - Bạo lực học đường có thể gây ra căng thẳng và xung đột trong mối quan hệ gia đình, do sự lo lắng và áp lực từ việc giải quyết vấn đề này. - Trẻ em có thể trở nên tự ti, hoặc thậm chí phát triển những hành vi bạo lực tương tự do họ đã chứng kiến. c. Ảnh hưởng đến nhà trường Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng. d. Ảnh hưởng đến xã hội: Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình, mà còn có tác động sâu rộng tới xã hội như sau: - Giáo dục và phát triển: Bạo lực học đường có thể gây gián đoạn trong quá trình giáo dục và phát triển của các em học sinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất học tập và khả năng học tập của họ. Điều này có thể dẫn đến việc giảm cơ hội nghề nghiệp và tạo ra các vấn đề xã hội và kinh tế khác trong tương lai. An ninh và ổn định xã hội: Bạo lực học đường là một nguy cơ đối với an ninh và ổn định xã hội. Các hành vi bạo lực trong trường học có thể lan rộng ra xã hội, gây ra các vấn đề an ninh và tăng cường căng thẳng trong cộng đồng. Tăng cường tội phạm và hình sự: Các học sinh trải qua bạo lực học đường có thể trở thành nạn nhân hoặc kẻ thủ ác trong các hành vi tội phạm sau này. Bạo lực học đường cũng có thể tạo ra môi trường cho sự phát triển của hành vi tội phạm và tăng cường sự xuất hiện của băng nhóm và các nhóm tội phạm trong xã hội. - Gia tăng cảm giác không an toàn và không chắc chắn: Bạo lực học đường làm tăng cảm giác không an toàn và không chắc chắn trong cộng đồng, đặc biệt là trong các khu vực mà bạo lực học đường là phổ biến. Điều này có thể dẫn đến việc giảm đi sự tin cậy và tương tác xã hội tích cực trong cộng đồng. Chi phí xã hội và kinh tế: Bạo lực học đường tạo ra các chi phí xã hội và kinh tế lớn, bao gồm chi phí cho việc điều trị y tế và tâm lý, hỗ trợ pháp lý, và việc phục hồi cộng đồng sau các vụ việc liên quan đến bạo lực. 11
  12. Do đó, việc giảm bạo lực học đường không chỉ là vấn đề cá nhân hoặc gia đình mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội, đòi hỏi sự hợp tác và nỗ lực từ nhiều bên khác nhau trong cộng đồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng bạo lực học đường tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây Theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, tính từ đầu năm học 2022 – 2023 đến nay, toàn quốc đã xảy ra 27 vụ việc về bạo lực học đường liên quan đến 108 người (Tiểu học: 3 vụ việc, liên quan đến 17 người; THCS: 17 vụ việc, liên quan đến 59 người; THPT: 7 vụ việc, liên quan đến 32 người). Trong đó, có 7 vụ bạo hành, 16 vụ bạo lực về thể chất, 1 vụ bạo lực tinh thần và 3 vụ bạo lực với các hình thức khác. Từ đầu năm học 2022 - 2023 đến nay, cả nước có 242 học sinh nguy cơ liên quan đến bạo lực học đường cần quan tâm hỗ trợ (trong đó, Tiểu học: 84 em; THCS: 110 em; THPT: 48 em). Tại kỳ họp 14, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào tháng 7/2023, vấn đề bạo lực học đường đã được đưa ra chất vấn. Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, phòng chống bạo lực học đường được ngành xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, phải tiến hành thường xuyên. Thời gian qua, ngành GD-ĐT tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm hạn chế tối đa các vụ việc bạo lực học đường. Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống cho HS đóng vai trò hết sức quan trọng, hiện đang được ngành giáo dục triển khai bằng nhiều giải pháp, mô hình. Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ AN, từ 2021 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 245 vụ bạo lực học đường. Trong đó, riêng từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 40 vụ bạo lực học đường. Trong đó, một số vụ việc bạo lực xảy ra ngoài nhà trường có quay video đưa lên mạng xã hội gây dư luận bức xúc. 1.2.2. Nguyên nhân thực trạng Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. a. Nguyên nhân từ phía học sinh: Các nhà tâm lý học cho rằng, lứa tuổi học sinh THPT được xem là lứa tuổi không còn trẻ con, cũng chưa hẳn là người lớn nên có rất nhiều vấn đề nảy sinh do sự phát triển chưa thực sự hoàn thiện này. Học sinh THPT bên cạnh sự phát triển về trí tuệ, thì sự tự ý thức, tự đánh giá cũng phát triển khá cao, đặc biệt là sự phát triển mạnh của tính tự trọng. Các em thường không chịu được sự xúc phạm của người khác, chỉ cần một câu nói hay một hành động xúc phạm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây xung đột, thậm chí ẩu đả ở lứa tuổi này. Bước vào giai đoạn dậy thì từ 12 12
  13. – 17 tuổi trẻ có những biến đổi nhất định về thể chất, tâm lý. Giai đoạn này trẻ học hỏi để hình thành tính cách, tâm lý trẻ nhạy cảm và có nhiều bất ổn. Bởi vậy khi chịu kích thích hay tác động từ các đối tượng xấu hay nhân tố độc hại trẻ dễ dàng học theo, hình thành tâm lý bắt nạt bạn bè. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi chính là 1 trong những nguyên nhân phổ biến làm hình thành bạo lực học đường. Nếu không có những biện pháp tác động hữu hiệu, giai đoạn dậy thì nhiều trẻ gây ra những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng. Người lớn nên quan tâm hơn đến những học sinh có nguy cơ cao trở thành người bạo lực học đường: + Trẻ từng bị bỏ bê không được dạy dỗ, chăm sóc, bị lạm dụng, chấn thương tâm lý thường gia tăng hành vi bạo lực và hung hăng + Trẻ từng chứng kiến hoặc tiếp xúc bạo lực từ gia đình, nhà trường, xã hội + Trẻ từng có hành vi bạo lực, tính cách hung hăng mất kiểm soát + Trẻ gặp phải vấn đề về sức khỏe tinh thần, đau khổ về cảm xúc + Trẻ nhận thức kém, rối loạn học tập, thiếu chú ý và bị tăng động + Trẻ từng tham gia vào hoạt động bất hợp pháp, chống đối xã hội, tham gia vào tệ nạn xã hội như uống rượu bia, sử dụng chất kích thích… b. Nguyên nhân từ phía nhà trường Bạo lực học đường có thể có nhiều nguyên nhân, và một trong số các nguyên nhân đó có thể xuất phát từ phía nhà trường. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: - Thiếu quản lý và giám sát: Khi nhà trường thiếu quản lý và giám sát hiệu quả, có thể dễ dẫn đến việc bất kỳ hành vi bạo lực nào cũng được phép tồn tại và lan rộng một cách không kiểm soát. - Chưa tổ chức được nhiều các hoạt động trải nghiệm và thiếu đa dạng trong các hình thức để thu hút học sinh vào môi trường các hoạt động của tập thể. Vì vậy các vấn đề như: quản lý cảm xúc bản thân, kỹ năng giao tiếp, và giải quyết xung đột, các em có thể khó có khả năng xử lý cảm xúc của mình và giải quyết xung đột một cách tích cực. Ngoài các nguyên nhân trên, một số nguyên nhân có thể xuất phát từ: môi trường học tập, sự phân biệt đối xử, thiếu sự tương tác và hỗ trợ từ giáo viên, các áp lực từ phía nhà trường đối với học sinh có thể gây ra căng thẳng và xung đột, dẫn đến việc xảy ra bạo lực học đường. Bên cạnh đó, trường đóng trên địa bàn khu vực miền núi nên ngoài các nguyên nhân chung trên thì còn có một số nguyên nhân đặc thù vùng miền, cụ thể: - Các trường ở khu vực miền núi thường thiếu cơ sở hạ tầng và tài nguyên so với các khu vực khác. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến việc môi trường học tập không 13
  14. đảm bảo, thiếu sự giám sát và hỗ trợ từ phía nhà trường, tạo điều kiện cho sự phát triển của bạo lực học đường. - Các trường ở khu vực miền núi thường có các cộng đồng với nền văn hóa và dân tộc đa dạng. Sự không hiểu biết và phân biệt đối xử văn hóa có thể góp phần vào việc phát triển bạo lực học đường, khi mà các giá trị và quan niệm không được đảm bảo sự tôn trọng và đồng thuận. - Các trường ở khu vực miền núi thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục và các tài nguyên giáo dục. Sự thiếu về hụt giáo viên, thông tin, các nguồn lực giáo dục khác có thể làm giảm chất lượng giáo dục và tạo điều kiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới sự phát triển của bạo lực học đường. Để giải quyết vấn đề này, nhà trường cần đảm bảo một môi trường học tập an toàn, công bằng và hỗ trợ, đồng thời cung cấp đầy đủ chương trình giáo dục và đào tạo cho học sinh các kỹ năng xử lý cảm xúc và giải quyết các xung đột. c. Nguyên nhân từ phía gia đình Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và hành vi của học sinh. Môi trường gia đình là yếu tố trực tiếp quyết định tâm lý và hành vi của trẻ, giúp họ phân biệt điều có lợi và có hại, biết lễ nghĩa và tôn trọng người khác. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng cách giáo dục nặng nề, thậm chí sử dụng bạo lực để giáo dục con cái, dẫn đến bạo lực học đường. Tuy nhiên có nhiều gia đình phó mặc cho nhà trường, chưa tham gia các hoạt động thực hiện trách nhiệm của cha mẹ học sinh (không tham gia các cuộc họp với nhà trường, không phối hợp với nhà trường để hỗ trợ học sinh). Đặc biệt ở vùng biên giới, bố mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà hoặc ở nhà một mình. Bố mẹ không quản lí được con em mình, thậm chị không quan tâm. Thường những học sinh thuộc những gia đình có cha mẹ ly hôn, ly thân, có cha hoặc mẹ mất sớm, hay phải chứng kiến cảnh bạo lực của cha mẹ… dễ là nạn nhân của BLHĐ cũng như là người chủ động gây ra các vụ BLHĐ. Chính vì điều đó gia đình cũng được xem là một trong nguyên nhân phổ biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, gây ra bạo lực học đường. Gia đình cha mẹ giáo dục con bằng tác động vật lý hoặc lời nói nặng nề. Gia đình bạo lực, phụ huynh thường xuyên cãi cọ, mâu thuẫn, có hành vi ứng xử không phù hợp. Phụ huynh thiết sự quan tâm, giám sát trẻ dẫn đến trẻ không hoàn thiện tích cách tích cực, tâm lý yêu thương với người khác. Gia đình không tôn trọng con cái, trẻ cảm thấy bản thân không được yêu thương, không có giá trị. Cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng trong công việc và cuộc sống nên bạo hành chính con mình d. Nguyên nhân từ xã hội Xã hội đóng góp vào tình trạng bạo lực học đường thông qua các yếu tố văn hóa như phim ảnh, sách báo, trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Những yếu tố này thu hút sự quan tâm của trẻ em và có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành vi của 14
  15. họ. Các yếu tố này thường được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội và cửa hàng, làm tác động đáng kể đến sự phát triển tâm lý của học sinh. Bởi cộng đồng, xã hội nơi sinh sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng bạo lực học đường. Các cộng đồng bị suy giảm kinh tế, không có nhà ở và môi trường sinh hoạt đạt tiêu chuẩn khiến trẻ sinh ra cảm giác chán nản, cảm thấy như cả xã hội “quay lưng”. Từ đó trẻ thể hiện sự tức giận, bất mãn thông qua bạo lực để giải tỏa. Do các vấn đề kinh tế và xã hội, như nghèo đói, thất nghiệp, và sự thiếu hỗ trợ tâm lí xã hội trong cộng đồng, cũng có thể góp phần vào việc phát triển bạo lực học đường trong các khu vực miền núi. Ngoài ra, trẻ chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa, sự bạo lực từ không gian mạng, phim ảnh, sách báo, điện tử, đồ chơi… mang tính bạo lực. Những thông tin không qua kiểm duyệt nhưng rất dễ để tìm kiếm trên internet đã khiến nhiều học sinh tò mò khám phá, từ đó gây ra xu hướng bạo lực với người khác ngoài đời thực. Thực tế qua khảo sát giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh thì vấn đề bạo lực học đường là vấn đề được rất đáng quan tâm (Link khảo sát https://forms.gle/8LFa2nspfqtqEgUh7 ). Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, thì việc xây dựng các giải pháp về công tác phòng chống bạo lực học đường tại trường học là có cơ sở và rất cấn thiết. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT MƯỜNG QUẠ 2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh về công tác phòng chống bạo lực học đường 2.1.1. Biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng, chống BLHĐ. a. Mục tiêu: - Nâng cao nhận thức và hiểu biết về bạo lực học đường cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. - Xác định vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong công tác phòng, chống bạo lực học đường. - Khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ từ cộng đồng trong công tác này. b. Ý nghĩa: Nhận thức là sự khởi đầu của thái độ, hành vi của con người, nếu có nhận thức đúng sẽ có thái độ đúng và phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ cần phải nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về công tác phòng, chống BLHĐ. Trên cơ sở đó, với nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân sẽ có ý 15
  16. thức tự nâng cao trách nhiệm, phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh để làm tăng hiệu quả công tác phòng, chống BLHĐ. Cụ thể, biện pháp sẽ góp phần: + Tăng cường sự nhận thức về nguy cơ và hậu quả của bạo lực học đường. + Xây dựng một môi trường học tập an toàn, tích cực và hòa bình cho tất cả học sinh. + Tạo ra sự hợp tác và liên kết giữa trường, gia đình và cộng đồng trong việc phòng, chống bạo lực học đường. c. Nội dung biện pháp: - Trường học được xem là địa bàn hạt nhân để triển khai các chính sách phòng chống bạo lực học đường. Cách tiếp cận phòng ngừa và can thiệp toàn diện bạo lực học đường dựa vào trường học cũng đã được xây dựng và chứng mình là 1 mô hình có hiệu quả. Khi triển khai phải nắm được các: thông tin cơ bản về bạo lực học đường, xác đinh rõ vao trò và trách nhiệm của mỗi bên, cách thức nhận diện và đối phó với các tình huống bạo lực học đường để đưa ra chiến lược và biện pháp xử lí. Có nhiều cách thức triển khai nhưng với biện pháp này chúng ta có thể tiến hành: + Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh với nội dung được đề xuất. + Sử dụng các phương tiện truyền thông như biểu ngữ, poster, video, và trang web để truyền đạt thông tin và nâng cao nhận thức. + Tổ chức các buổi thảo luận và hoạt động tương tác để thúc đẩy sự chia sẻ và học hỏi giữa các bên liên quan. + Xây dựng một kế hoạch triển khai cụ thể với lịch trình và các hoạt động chi tiết. - Làm cho mọi người hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL, giáo viên và phụ huynh trong công tác học sinh (được qui định tại Điều lệ trường THPT); từ đó, nâng cao nhận thức cho mọi người và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức lồng ghép trong các 16
  17. phiên họp hội đồng giáo viên hàng tháng, trong những phiên họp cha mẹ học sinh tại trường, lớp vào đầu năm học, kết thúc học kỳ I và cuối năm học. Trong các phiên họp hội đồng giáo viên của nhà trường, họp tổ giáo viên chủ nhiệm, họp cha mẹ học sinh tại lớp, Hiệu trưởng cần chuẩn bị nội dung tuyên truyền về công tác phòng, chống BLHĐ để truyền đạt thật rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Có thể những nội dung tuyên truyền này được in trên giấy và phát cho đối tượng được tuyên truyền. Có như vậy, giáo viên, nhân viên, phụ huynh được quán triệt sâu sắc, đầy đủ và nhận thức sẽ được nâng cao hơn d. Một số lưu ý khi triển khai: - Thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ cần tránh làm hình thức, chiếu lệ và phải chuẩn bị nội dung thật chu đáo. - Hiệu trưởng nên đưa nội dung về hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị để thực hiện thường xuyên, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ và lưu hồ sơ. Về mặt nhân lực tham gia vào công tác phòng chống bạo lực học đường: Ban giám hiệu, giáo viên, và các nhân viên trong trường học; Phụ huynh học sinh; Chuyên viên tham vấn, tư vấn học đường, nhân viên công tác xã hội học đường; Cơ quan thực thi pháp luật của địa phương; Cơ sở chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần thuộc địa phương,... Khi triển khai các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh HS phải cùng đồng hành và quyết tâm thực hiện; cùng nhau chung tay để hạn chế tối đa BLHĐ. Một là, Xây dựng môi trường học đường an toàn (gồm): + Huấn luyện kỹ năng Giải quyết xung đột và chương trình giảng dạy phòng chống bạo lực. + Triển khai chương trình hòa giải ngang hàng (quy trình giúp học sinh giải quyết bất đồng mà không phải đối đầu hay bạo lực). + Tăng cường năng lực quản lý lớp học tích cực cho giáo viên. 17
  18. + Triển khai chương trình phòng ngừa bắt nạt (cho mọi đối tượng trong toàn trường) Hai là, Xây dựng hệ thống xác định sớm, can thiệp sớm học sinh có nguy cơ bạo lực cao: + Thiết lập vận hành định kỳ công tác đánh giá nguy cơ và sàng lọc toàn trường. + Lập quy trình xử lý các mối đe dọa (với giáo viên, học sinh, tài sản nhà trường theo mức độ nguy cơ). + Tiến hành can thiệp sớm: Hướng dẫn và tư vấn cho cá nhân/nhóm. Ba là, Phản ứng nhanh, hiệu quả với các khủng hoảng học đường Do đó cần đưa ra một quy trình hành động phòng chống bạo lực học đường áp dụng một cách nhất quán và liên tục, kết hợp phòng ngừa và can thiệp, phối hợp các chương trình xã hội, nhà trường, nhóm nhỏ và cá nhân. Huy động được các nguồn lực hỗ trợ của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Các chương trình thực hiện ở nhà trường không chỉ dừng ở các chương trình phòng ngừa bạo lực học đường mà còn từ những chương trình hòa giải xung đột vì đó là nguồn làm tăng bạo lực; xây dựng bầu không khí hợp tác; loại bỏ các nguy cơ dẫn đến bạo lực trong môi trường sinh thái – xã hội của học sinh. Nâng cao lòng tự trọng và tư duy phản biện (dám nói dám đấu tranh với cái xấu trên tinh thần xây dựng); thực hành và vận dụng các kỹ năng quản lý hành vi tích cực và kỷ luật không nước mắt. 2.1.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý học sinh cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cho đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên của trường THPT. a. Mục tiêu: Trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về quản lý công tác phòng, chống bạo lực học đường cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM) và cán bộ Đoàn (CBĐ) trong trường THPT. b. Ý nghĩa: Năng lực quản lý học sinh có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ. Do vậy, cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý học sinh cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm và cho đội ngũ cán bộ Đoàn trường THPT . c. Nội dung biện pháp + Các trường cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi các nội quy, các quy tắc ứng xử của nhà trường. + Cam kết tạo ra môi trường học tập an toàn, toàn diện và có tính hỗ trợ cho tất cả học sinh. + Đào tạo và hỗ trợ giáo viên và nhân viên nhà trường về kỷ luật tích cực. 18
  19. + Cung cấp các chương trình giảng dạy và tài liệu học tập có liên quan đến phòng chống bạo lực học đường. + Phối hợp với các bên liên quan (cộng đồng, tổ chức xã hội) và đặc biệt có sự tham gia tích cực của chính học sinh; tiếp cận một cách an toàn, tự tin, thân thiện với các cơ chế báo cáo và các dịch vụ hỗ trợ dành cho trẻ em; tiến hành nghiên cứu, theo dõi và đánh giá. + Can thiệp bạo lực học đường tập trung vào việc thay đổi văn hóa của các trường học, nhất quán thể hiện lập trường mạnh mẽ chống lại bạo lực và hỗ trợ giáo viên sử dụng các cách kỷ luật tích cực và quản lý lớp học tích cực. Bên cạnh đó khả năng lãnh đạo mạnh mẽ; môi trường học đường an toàn và hòa nhập; phát triển kiến thức, thái độ và kỹ năng; mối quan hệ hợp tác hiệu quả; thực hiện các cơ chế báo cáo và cung cấp hỗ trợ dịch vụ phù hợp dựa trên đánh giá định kỳ. + Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách các đoàn thể, các thành viên trong Tổ tư vấn tâm lý về các kĩ năng, năng lực quản lý, giáo dục học sinh; năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh; năng lực tìm hiểu về đối tượng học sinh; năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục; năng lực xây dựng tập thể lớp; năng lực giải quyết các tình huống giáo dục; năng lực tư vấn, giúp đỡ học sinh cá biệt; năng lực đánh giá kết quả tu dưỡng, rèn luyện của học sinh. Cụ thể: * Đối với lực lượng giáo viên chủ nhiệm: Đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng sẽ tổ chức hội nghị GVCN với nội dung bồi dưỡng năng lực và kỹ năng công tác quản lý học sinh, phòng chống BLHĐ; đồng thời bồi dưỡng GVCN về kỹ năng tư vấn tâm lý học sinh. Hiệu trưởng phân công một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm, GVCN giỏi cấp tỉnh, làm báo cáo viên và chủ trì buổi thảo luận tạo điều kiện để các GVCN học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Hội nghị sẽ đề cập đến những đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên và một số kỹ năng cần thiết. Qua hội nghị này, những mặt ưu điểm trong công tác GVCN sẽ được khẳng định, ghi nhận và phát huy; những khó khăn, vướng mắc về công tác quản lý học sinh sẽ được nhà trường giải quyết và tạo thuận lợi cho công tác phòng chống BLHĐ có hiệu quả hơn. Giáo viên chủ nhiệm cần được nghiên cứu một số kỹ năng như: kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng và hòa giải…trên cơ sở đó, GVCN sẽ chủ động vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý học sinh của mình. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, GVCN vừa đóng vai trò là thầy cô giáo, vừa là 19
  20. người cha, người mẹ, anh chị của các em học sinh. Có như vậy, GVCN mới gần gũi, thân thiện với học sinh và làm tốt nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho các em. * Đối với giáo viên bộ môn: Thông qua phiên họp hội đồng giáo dục hàng tháng, các buổi họp tổ chuyên môn, nhà trường hướng dẫn giáo viên về một số biện pháp giáo dục để giúp học sinh thực hiện tốt công tác phòng, chống BLHĐ như thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui, phát hiện và báo cáo kịp thời những hiện tượng bất thường (học sinh xích mích nhau, tập trung đám đông, …) cho Ban nền nếp, Đoàn trường để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Giáo viên bộ môn thông qua lồng ghép giảng dạy chính khóa trong các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động ngoại khóa và nhiều các hình thức phù hợp khác, công tác tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong ngành Giáo dục nói chung và công tác phòng ngừa bạo lực học đường nói riêng đang được phát huy hiệu quả tích cực. * Đối với lực lượng cán bộ Đoàn, Hội thanh niên: Khoảng đầu tháng 9, Đoàn trường mở lớp tập huấn công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn cấp trường và cấp chi đoàn. Nội dung tập huấn là một số kiến thức trọng tâm về thanh niên (tâm lý, sinh lý, xã hội) và một số kỹ năng cơ bản của người cán bộ Đoàn. Có thể buổi tập huấn này mời thêm lãnh đạo nhà trường tham dự và có ý kiến chỉ đạo về công tác thanh niên sát với tình hình nhà trường trong đó, có công tác phòng, chống Cán bộ Đoàn được tập huấn về kỹ năng tập hợp thanh niên, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2