Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh thông qua dạy học bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông- chương trình GDQP và AN lớp 10
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập môn GDQP-AN nói chung và trong dạy học bài 4: “Phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông”- GDQP AN 10 nói riêng; Tìm ra các giải pháp mới nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh thông qua dạy học bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông- chương trình GDQP và AN lớp 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI 4: “PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Lương Hồ Sĩ Danh Nguyễn Thị Thanh Hóa Tổ: Xã hội Điện thoại: 0349731761 Năm thực hiện: 2022 – 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI 4: “PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG” LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
- PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong đời sống xã hội pháp luật luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đó là phương tiện không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Pháp luật vừa là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Do đó, việc giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện pháp luật là điều vô cùng quan trọng mang tính chất sống còn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, mà trong đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông cho học sinh chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, một phần quyết định sự thịnh hay suy của dân tộc. Những năm gần đây vấn đề tai nạn giao thông luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng đang ở mức báo động không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Hiện nay Đảng ta cùng toàn quân và toàn dân đã luôn nổ lực thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông nhưng vẫn còn ở mức rất nghiêm trọng. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 5.703 vụ TNGT, làm chết 3.314 người, bị thương 3.690 người. Trong đó, Nghệ An xảy ra 94 vụ TNGT, làm chết 64 người, bị thương 62 người. Số vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên (HSSV) có chiều hướng gia tăng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông của học sinh, sinh viên vẫn diễn ra. Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2020 đến tháng 9/2022, cả nước đã xảy ra 1.570 vụ tai nạn giao thông liên quan đến HSSV, làm chết 864 người, bị thương 1.794 người. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về TNGT tại lứa tuổi học sinh, một trong số đó phải kể tới nhận thức của các em chưa được nâng cao. Vấn đề đặt ra chính là làm thế nào để tăng cường ý thức tham gia giao thông cho học sinh, tăng cường nhận thức ATGT cho các bậc phụ huynh. Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đề ra Kế hoạch số 799/KH-BGDĐT ngày 18/7/2022, Công văn số 4415/BGDĐT-GDTCHSSV ngày 09/9/2022 về tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên năm 2022. Đặc biệt đã đưa các nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào trong các chương trình môn học và các hoạt động ngoại khóa. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh là một trong những môn học bắt buộc đối với học sinh THPT, giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm 1
- vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vấn đề giáo dục cho học sinh pháp luật về trật tự an toàn giao thông được đưa vào trong chương trình học của bộ môn. Thông qua bài 4: “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông” chương trình GDQP - AN lớp 10 các em sẽ nắm được một số nội dung cơ bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Từ đó có ý thức, tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và tham gia giao thông, biết tuyên truyền vận động mọi người và chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Bản thân chúng tôi là những người làm giáo dục trực tiếp giảng dạy cho các em . Vì vậy chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp để giúp quá trình dạy và học đạt được mục đích. Và để phát huy được các phẩm chất, năng lực của học sinh, giúp các em hiểu rõ về luật và nâng cao nhận thức của mình khi tham gia giao thông, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh thông qua dạy học bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông- chương trình GDQP và AN lớp 10”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh. - Góp phần nâng cao chất lượng học tập môn GDQP-AN nói chung và trong dạy học bài 4: “Phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông”- GDQP AN 10 nói riêng. - Tìm ra các giải pháp mới nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông - Đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho học sinh trung học phổ thông ở hướng đến xây dựng ý thức văn hóa giao thông cộng đồng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua dạy học bài 4: “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.” 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2
- Trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng cho học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 2. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tham khảo tư liệu thông qua mạng Internet, tạp chí giáo dục..... -Phương pháp quan sát: Thông qua quan sát quá trình hoạt động học tập của học sinh - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc dạy học bộ môn. Qua kinh nghiệm trao đổi, học tập với đồng nghiệp. Qua trò chuyện, trao đổi với học sinh. - Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài thông qua kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của học sinh. 6. Đóng góp của đề tài - Góp phần cung cấp một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh. - Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh cũng như đưa ra các giải pháp dạy học tích cực trong dạy học bài 4: “Phòng, chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông”- chương trình GDQP AN 10 nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu giảng dạy cho các bài học khác của môn học cũng như làm tài liệu tham khảo cho các môn học khác hoặc cho các hoạt động ngoại khóa. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Ý thức pháp luật Dưới nhiều góc độ nghiên cứu và những cách tiếp cận khác nhau sẽ có rất nhiều quan niệm khác nhau về ý thức pháp luật như: Triết học, luật học hay xã hội học pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: YTPL là một hình thái ý thức xã hội. Là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp lý tồn tại trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, đối với quá trình điều chỉnh pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong xử sự của cá nhân, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Với quan niệm này đã làm rõ được chủ thể ý 3
- thức pháp luật, trình độ hiểu biết đối với pháp luật và thái độ, sự đánh giá, điều chỉnh hành vi của con người theo pháp luật. Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại... Vì vậy, khi nghiên cứu YTPL không nên nhìn nhận phiến diện, “một chiều” mà phải đặt nó trong mối quan hệ phức tạp của đời sống xã hội. Ý thức pháp luật phản ánh quan điểm, trình độ nhận thức, sự hiểu biết, hệ thống tri thức về pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật cũng như thái độ, phản ứng của chủ thể đối với việc thực hiện pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể khác. Ý thức pháp luật bao gồm tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Tư tưởng pháp luật phản ánh thông qua quan điểm, quan niệm, sự hiểu biết, nhận thức của cá nhân về pháp luật. Tâm lý pháp luật biểu hiện tâm trạng, xúc cảm, thái độ của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác. Giữa tâm lí pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật có mối quan hệ qua lại, khăng khít với nhau. Tâm lí pháp luật ra đời và phản ánh thái độ của con người trước pháp luật một cách tự phát, chưa hoàn chỉnh và chịu sự chi phối của hệ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển của hệ tư tưởng pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của tâm lí pháp luật. Đây là hai trình độ phản ánh đời sống pháp luật nhưng có mối quan hệ tác động lẫn nhau trong sự hình thành YTPL; sự đan xen và mức độ tác động qua lại giữa chúng còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Do vậy, để nâng cao YTPL cho thanh niên, học sinh bên cạnh việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật thì việc kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, nâng cao hiệu lực của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên, trước hết cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên. 1.1.2. Giáo dục ý thức pháp luật Theo từ điển từ và ngữ Hán – Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội". Ý thức pháp luật là hệ thống quan niệm về quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong xã hội, trên cơ sở của những quy tắc đã được xã hội thừa nhận, thể hiện tính hợp pháp hay không hợp pháp của các hành vi cá nhân. Ý thức pháp luật là sản phẩm của giáo dục và sự tự nhận thức của cá nhân về pháp luật và nó được thể hiện bằng hành vi của mỗi công dân trong việc chấp hành luật pháp nhà nước Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm giáo dục ý thức pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động 4
- lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi, giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có tổ chức theo một hệ thống và có mục đích rõ rệt lên mỗi thành viên của xã hội, nhằm hình thành một cách bền vững ý thức pháp luật và những thói quen tích cực trong mọi hành vi xử thế của con người trong cuộc sống cộng đồng. Mục tiêu cơ bản của giáo dục pháp luật, đó là sự hình thành ở mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt với người chưa thành niên là một tất yếu khách quan. Bởi hành vi của con người là hoạt động có ý thức. Vì vậy, phải xây dựng thói quen chấp hành pháp luật và mọi quy tắc của cuộc sống xã hội cho thế hệ trẻ. Trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết, giúp họ hiểu đầy đủ, chính xác và khoa học về pháp luật. Bởi thế hệ trẻ là bộ phận năng động nhất của xã hội, họ là lực lượng có năng lực trí tuệ dồi dào, ý chí, cảm xúc cuộc sống mãnh liệt, nhưng ở một số ít lại thường hay bồng bột, thiếu chín chắn, dễ ngã theo luồng thông tin không chính xác hoặc đi ngược lại quy định chung của xã hội. Vì vậy, lúc này pháp luật trở thành tác nhân điều hòa, định hướng cho nhận thức của thế hệ trẻ, và là thước đo để họ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy định chung của xã hội. Thực tế, hiệu quả của giáo dục pháp luật đối với lứa tuổi học sinh chỉ có kết quả khi quá trình giáo dục được tiến hành lồng ghép giữa giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị. Bởi sự giác ngộ về chính trị, ý thức chính trị là cơ sở, nền tảng để công dân tương lai ý thức tự giác tuân thủ pháp luật. Giáo dục pháp luật là quá trình làm cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nắm vững và tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu chính trị thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật, là quá trình tác động nhằm biến sự giác ngộ chính trị thành ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể. Việc giáo dục ý thức pháp luật trong nhà trường phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể và toàn diện nhằm vào đối tượng là học sinh để các em trở thành người công dân có ích cho xã hội. Cho nên giáo dục cần phải được tiến hành một cách có kế hoạch, mục đích với những phương thức và con đường cụ thể. Giáo dục ý thức pháp luật thông qua việc dạy học các môn trong nhà trường phổ thông. Ngoài cung cấp những kiến thức chuyên môn còn cần phải giáo dục học sinh ý thức sống và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. Giáo dục thông qua hoạt động lao động và các hoạt động xã hội. Thông qua lao động sẽ hình thành cho học sinh thói quen sống có kỷ luật, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước, đặc biệt là Luật giao thông đường bộ. Ngoài ra giáo dục ý thức pháp luật bằng các hình thức tuyên truyền, tham gia tổ chức các cuộc thi và hoạt động đoàn thể. để nâng cao trình độ nhận thức các vấn đề để hành động. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông đường bộ được thực hiện một cách tích cực, bằng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau, như thông qua kênh thông tin – xã hội, mạng Internet, panô, tờ rơi, bảng hiệu, băng rôn, diễu hành, mít tinh, tưởng niệm…và đặc biệt là tích hợp, lồng ghép phù hợp với đặc thù của từng môn học. 5
- 1.1.3. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ thống pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Pháp luật về bảo đảm TTATGT là ý chí của Nhà nước để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm TTATGT. Là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT,TTATXH. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bao gồm: - Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT. - Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương, địa phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT. - Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT 1.2. Các văn bản chỉ đạo Giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật cho học sinh, ngành giáo dục và đào tạo và các ban ngành liên quan đã thực hiện nhiều chủ trương, triển khai nhiều kế hoạch. Các chủ trương, kế hoạch đó đều được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, trở thành cơ sở quan trọng cho công tác giáo dục pháp luật cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Cụ thể đó là: - Văn bản chỉ đạo của Bộ. Từ trước tới nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản về chỉ đạo về công tác giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, như: + Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”. + Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường". 6
- + Kế hoạch số 209/KH-BGDĐT ngày 9/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2030. + Kế hoạch số 186/KH-BGDĐT ngày 28/02/2022 của Bộ GDĐT triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT trong trường học năm 2022, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên (HSSV) năm 2022. + Trong năm 2023 Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã có Kế hoạch số 506/KH-UBATGTQG Ngày 29/12/2022 triển khai thực hiện năm An toàn giao thông với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” với 3 mục tiêu: nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. + Công văn số 6552/BGDĐT-GDTrH ngày 14/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2022-2023 + Đặc biệt chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025 nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GD & ĐT theo các cấp của hệ công tác (bộ, tỉnh, huyện, xã) trong trao đổi thông tin, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Lãnh đạo hai Bộ ký kết Chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025. 7
- - Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Nghệ An: Để làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đều xây dựng văn bản về triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong đó có đề cập đến nội dung giáo dục đạo đức, tác phong lối sống, hành vi của học sinh như: + Chỉ thị 15/CT – UBNDT ngày 30/8/2019 của UBND Tỉnh Nghệ An + Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 07/01/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023. - Văn bản chỉ đạo của Sở GD- ĐT Nghệ An: + Kế hoạch số 429: /KH-SGD&ĐT Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Kế hoạch số 235: /KH-SGD&ĐT về Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Kế hoạch số 114: /KH-SGD&ĐT Triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An năm 2023. + Số 2837: /SGDĐT - GDTrH Nghệ An, ngày tháng 12 năm 2022 Triển khai cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2022-2023. - Văn bản chỉ đạo của Trường THPT Quỳnh Lưu 2: Ngoài việc tuân thủ các văn bản chỉ đạo của bộ, tỉnh và các ban ngành, nhà trường còn cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo của cấp trên bằng các kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện trong nhà trường. Nhà trường tổ chức thực hiện bằng cách kiểm tra việc dạy pháp luật của giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh và giáo viên giáo dục công dân trong nhà trường. Tổ chức, kiểm tra các hoạt động ngoại khóa pháp luật trong nhà trường, tổ chức các hoạt động tập thể, các cuộc thi để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh như: + Kế hoạch số 343/KH- THPT QL2 Phối hợp tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh năm học 2022- 2023. + Kế hoạch số /KH-THPT QL2 2022 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ, luật hình sự, phòng cháy chữa cháy cho học sinh năm học 2022-2023. + Kế hoạch số 202/ KH- THPT QL2 Thi vẽ tranh tuyên truyền, giáo dục về trật tự an toàn giao thông cho học sinh năm 2022. 8
- - Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT ban hành chương trình môn GDQP- AN cấp trung học phổ thông đưa nội dung bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong chương trình Giáo dục Quốc phòng- An ninh lớp 10 thời lượng giảng dạy 2 tiết để giáo dục cho HS nắm vững kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 1.3. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh THPT Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục ATGT nói riêng là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Trong trường học, nhà trường có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong thời gian qua, vấn đề tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được toàn thể xã hội quan tâm sâu sắc, mang tính toàn cầu. Bởi tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã làm thiệt hại rất lớn về kinh tế và tổn thất về tinh thần, đây là một trong những nguyên nhân kiềm chế sự phát triển đặc biệt với những nước đang trên đường phát triển như ở Việt Nam. Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đã xác định nguyên nhân cơ bản vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phần lớn là do kiến thức hiểu biết về pháp luật còn hạn chế dẫn đến thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Chính điều đó, biện pháp hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong đời sống cộng đồng không cách nào hơn là phải nâng cao giáo dục ý thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, như ông Tadamichi Hoshi chuyên gia an toàn giao thông hàng đầu của Nhật Bản đã nói: “Giáo dục là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất”, nhằm giúp học sinh hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản về Luật giao thông đường bộ, có năng lực và kĩ năng ứng xử khi tham gia giao thông góp phần xây dựng đời sống văn hóa giao thông trong học đường và ngoài xã hội. Việc giáo dục ý thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh THPT nhằm góp phần cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với học sinh. Là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, nó được bắt đầu bằng hoạt động giáo dục pháp luật (GDPL) cho HS .Đây là hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phòng, chống vi phạm pháp luật đồng thời trang bị cho học sinh các kĩ năng an toàn. Từ đó, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện, có ý thức công dân, có trách nhiệm với cộng đồng, nâng cao nhận thức, ý thức, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Pháp luật chỉ có thể được HS thực hiện nghiêm chỉnh khi các em tin tưởng vào những quy định của pháp luật. Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợi ích của HS nói riêng và nhân dân nói chung. Khi nào HS nhận thức được đầy đủ như vậy thì pháp luật không cần một biện pháp cưỡng chế nào mà HS vẫn tự giác, tự nguyện thực hiện. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của HS sẽ được nâng cao khi công tác GDPL cho HS được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có hình thức, phương pháp phù hợp. GDPL nhằ m hình thành, củng cố 9
- tình cảm tốt đẹp của HS với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao hiểu biết của HS đối với các văn bản pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho HS. GDPL góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà trường, quản lý xã hội đối với HS. Vai trò quan trọng này của công tác GDPL bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội của pháp luật là phương tiện hàng đầu để Nhà nước thực hiện quản lý xã hội, công tác quản lý của các nhà trường, quản lý của giáo viên đối với học sinh sẽ được nâng cao khi pháp luật ở đây được phổ biến đầy đủ và có hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh Hiện nay đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống của con người được nâng lên, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao. Theo quy định hiện nay người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô, xe máy có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên. Vì vậy các em học sinh đến trường được bố mẹ trang bị đầy đủ các phương tiện đi lại như xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí các phương tiện hiện đại hơn như xe tay ga, xe phân phối lớn. Điều đó góp phần nên tình trạng giao thông phức tạp như hiện nay. Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông năm 2022 toàn quốc xảy ra 10.316 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.810 người và bị thương 6.945 người. So với cùng kỳ năm 2019 (khi chưa có dịch Covid-19), số vụ giảm 35%, số người chết giảm 16,6% và số người bị thương giảm gần 43%. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2021, tiêu chí số vụ và số người chết tăng tương ứng 2% và 13%, còn số người bị thương giảm gần 2%. Riêng ùn tắc giao thông xảy ra 75 vụ, giảm 41 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó 80% đối tượng và nạn nhân của tai nạn giao thông ở Việt Nam là người 20-50 tuổi, còn học sinh sinh viên chiếm 6%. Những con số này khiến chúng ta đau xót. Mặt khác, các điểm trường học đều nằm trên các trục đường chính ở trung tâm của xã hoặc của huyện, của vùng. Đặc biệt Trường THPT Quỳnh Lưu 2 nằm sát trên tuyến đường Quốc Lộ 1A, nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, lưu lượng xe cộ tham gia giao thông đi lại rất lớn. Đối tượng tuyển sinh của Trường THPT Quỳnh lưu 2 lại rất rộng, học sinh phải di chuyển quãng đường từ nhà đến trường rất dài, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Theo báo cáo 02/BC-ANTH ngày 6/01/2023 của Cụm ANTH số 2 tính từ ngày 01/12/2021 đến ngày 30/11/2022 Quỳnh Lưu có 102 trường hợp học sinh vi phạm về An toàn giao thông đứng thứ 3 của cụm sau Vinh và Diễn Châu. Theo kết quả thống kê của tổ giám thị và ban thi đua của trường THPT Quỳnh Lưu 2 năm học 2021- 2022 có hơn 400 trường hợp học sinh bị xử lí trừ điểm xếp loại 10
- cá nhân và tập thể lớp vì các lỗi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, trong đó có 10 vụ tai nạn giao thông, 1 trường hợp bị chết và 16 trường hợp bị thương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. Mà điều này chúng ta- những người làm giáo dục phải có trách nhiệm trong việc truyền tải, đưa pháp luật đến với học sinh, tìm tòi, nghiên cứu kĩ các giải pháp để nâng cao ý thức của học sinh . Để nắm bắt và hiểu rõ nhận thức của từng học sinh và áp dụng các giải pháp phù hợp đem lại tính hiệu quả cao cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 134 học sinh khối 10 ở 3 lớp 10A1, 10D1, 10D5 thông qua việc gửi đường link https://forms.gle/4UhzMyX9q9AaiTZ17 vào trong nhóm Zalo của các lớp để các em trả lời các câu hỏi Ảnh nội dung câu hỏi khảo sát mức độ nhận thức của học sinh Qua thống kê phiếu trả lời trắc nghiệm nhanh của học sinh mà tôi thu được kết quả như sau: 11
- Bảng 1: Kết quả mức độ nhận thức của học sinh về pháp luật trật tự an toàn giao thông Theo em, việc chấp Khi tham giao thông Em có hiểu biết về hành tốt pháp luật về em có chấp hành pháp luật trật tự trật tự an toàn giao nghiêm Pháp luật về an toàn giao thông của mỗi công trật tự an toàn giao thông không? dân có quan trọng thông không? không? Hiểu Hiểu Sĩ Luôn Thỉnh Không biết biết Không Quan Ít Không Lớp số luôn thoảng bao rất sơ hiểu trọng quan quan giờ biết trọng trọng rõ qua 10A1 46 12 21 13 8 20 18 12 16 18 10D1 44 10 19 15 8 19 17 13 16 15 10D5 44 7 20 17 6 20 18 9 16 19 Tổng 134 29 60 45 22 59 53 34 48 52 Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông ở HS còn rất thấp chỉ 29/134 HS luôn luôn chấp hành nghiêm, 60/134 HS thỉnh thoảng mới chấp hành, 45/134 HS không bao giờ chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trong 134 HS thì chỉ có 22 HS hiểu biết rõ pháp luật về trật tự an toàn giao thông, 59 HS chỉ hiểu biết sơ qua và tới 53 HS không hiểu biết gì. Và chỉ có 34 HS nhận thức được tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật ATGT của mỗi cá nhân , 48 HS coi việc ý thức chấp hành ATGT của bản thân là ít quan trọng, 52 HS xem nhẹ cho rằng không quan trọng. Như vậy các em chưa hiểu biết rõ pháp luật về TTATGT, còn xem nhẹ vai trò trách nhiệm của cá nhân đối với sự an toàn cho bản thân và toàn xã hội . Cho nên ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông còn rất hạn chế. Từ nhận thức đó mà dẫn đến một số em còn vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, có hành vi vi phạm ATGT. 12
- 2.2. Thực trạng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong dạy học môn GDQP- AN ở trường THPT Công tác giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong trường học. Nhiệm vụ này không chỉ làm ngày một, ngày hai mà phải là nhiệm vụ giáo dục thường xuyên của nhà trường. Đây là nội dung giáo dục đòi hỏi phải phối hợp với nhiều tổ chức, đoàn thể, hình thức tổ chức giáo dục phong phú mới mang lại hiệu quả cao. Đã có nhiều văn bản của cấp trên về việc chỉ đạo giáo dục ATGT cho học sinh trong trường học. Trường THPT Quỳnh Lưu 2 cũng đã rất quan tâm và đã có những chỉ đạo. Nhà trường đã phối hợp công ty YAMAHA tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh. Bên cạnh đó còn tổ chức các buổi ngoại khóa. Tuy nhiên việc phổ biến giáo dục học sinh còn mang tính chất đại trà, chung chung chưa đi sâu đi sát tới từng cá nhân học sinh. Mặt khác, thời lượng giảng dạy giáo dục trật tự an toàn giao thông trong chương trình chính khóa còn hạn hẹp, chủ yếu là lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khóa. Vấn đề lồng ghép chưa được chú trọng đúng mức, kiến thức thì chung chung. Các hình thức, phương pháp phổ biến pháp luật chưa đổi mới tích cực, chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền đạt truyền thống. Vì vậy, để việc giáo dục pháp luật có hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông ở HS và hạn chế các vi phạm an toàn giao thông tới mức tối đa thì chúng ta- những người làm giáo dục cần phải đổi mới phương pháp giáo dục. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh thông qua dạy học bài 4: “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông”, chương trình GDQP và AN lớp 10 1. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh 1.1. Khái quát về phương pháp trực quan trong dạy học Là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới các hình thức sau: + Trình chiếu các thí nghiệm thực tế, đèn chiếu, phim chiếu mang lại hình ảnh rõ nét, sống động. Thiết bị kỹ thuật, phim, video. Trình bày những mô hình thể hiện thực tế một cách khách quan nhất và cũng được chọn lọc kỹ lưỡng để phù hợp trong môi trường sư phạm. Đó là cơ sở để quá trình tìm hiểu và hiểu bài tốt hơn. 13
- + Đó cũng là các hình ảnh minh họa được trình bày bằng các phương tiện trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng, v.v. * Ưu điểm: - Giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức. - Dễ thực hiện giúp người học nhận thức cũng như hiểu rõ hơn nội dung nhờ hình ảnh minh họa. Dễ dàng tiếp thu kiến thức, lĩnh hội văn bản - Là những minh họa trình bày bằng đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng. - Trực quan là nguyên tắc cơ bản của lý luận giúp học sinh có thể hình thành khái niệm dựa trên cơ sở trực tiếp quan sát các vật, đồ dùng qua minh họa bằng tranh, ảnh, video. * Hạn chế: + Với hình ảnh, video, phim đều là những thứ gây chú ý nhưng nếu không biết sử dụng hợp lý sẽ khiến bạn phân tâm và giảm sự chú ý. Điều này khiến các em không hiểu rõ vấn đề trong bài. + Đây là phương pháp dạy học đòi hỏi nhiều thời gian và giáo viên cần cân nhắc, tính toán để phù hợp với thời lượng dạy học. + Hình ảnh, video, phim sẽ có những chi tiết ngoài lề, nhỏ nhặt và không liên quan đến bài học. Nếu không có định hướng tốt, học sinh chỉ có thể chú ý đến những chi tiết đó. * Lưu ý: + Chữ viết trên bảng phải rõ ràng, trình bày logic, nếu không chú ý sẽ gây phản tác dụng. + Hình ảnh, đồ minh họa, video, tranh ảnh, phải có màu sắc mang tính thẩm mỹ, phải rõ ràng, nổi bật được những khác biệt, càng ít chi tiết phụ thuộc càng tốt + Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc đúng chỗ, đúng mức độ, không nên lạm dụng. 1.2. Tiến trình thực hiện 1.2.1 Cách tiến hành Để có những tiết học trực quan bổ ích cũng như hiệu quả, tạo hứng thú cho các em học sinh, giáo viên cần quan tâm tới quy trình thực hiện: - Bước đầu tiên, các giáo viên cần chuẩn bị hình ảnh, video, băng đĩa, phim ...về chủ đề bài học. Các hình ảnh, video cần được xem xét kỹ lưỡng để không chứa các nội dung phản cảm, không đúng văn hóa. - Bước tiếp theo giáo viên treo các tranh ảnh, đồ dùng minh họa, các vật dụng thí nghiệm hay những thiết bị. Sau đó, giáo viên cần đưa ra định hướng 14
- quan sát cho học sinh. Trình bày chi tiết các nội dung trong bản đồ, sơ đồ và hình ảnh, với video cần chi tiết rõ nét hơn. Với các dụng cụ thí nghiệm giáo viên tiến hành thí nghiệm và trình chiếu phim ảnh cho học sinh quan sát. - Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày lại nội dung bức hình, nội dung đoạn video hay cách thức tiến hành thí nghiệm. Từ đó các em học được những gì. - Giáo viên soạn sẵn những câu hỏi nhằm giúp các em học sinh vận dụng những gì được thấy được xem để trả lời, từ đó hiểu và nắm bài rõ hơn. - Có rất nhiều phương pháp dạy học trực quan và tùy vào mục đích ta chia các loại ra làm: + Căn cứ theo mức độ tổ chức quan sát ta có thể chia ra là quan sát có sự bố trí, sắp xếp của giáo viên hoặc quan sát tự nhiên. + Căn cứ theo cách thức quan sát ta chia làm quan sát gián tiếp và quan sát trực tiếp + Căn cứ theo phạm vi quan sát ta chia làm quan sát các khía cạnh và quan sát toàn diện. + Căn cứ theo thời gian ta chia quan sát dài hạn và ngắn hạn 1.2.2. Tiến hành thực tế - Ví dụ 1: Trong hoạt động khởi động để mở đầu bài học chúng tôi chiếu lên màn hình Tivi 1 số nhóm hình ảnh về các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hình ảnh tai nạn thương tâm do các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông gây ra;hình ảnh các đối tượng vi phạm giao thông đang bị lực lượng CSGT xử phạt, hình ảnh Luật giao thông đường bộ. a b 15
- c d e g Hình ảnh về các hành vi vi phạm an toàn giao thông Sau đó GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Câu hỏi 1: Các hình ảnh nói lên những điều gì? + Câu hỏi 2: Bản thân các em đã và đang tham gia loại hình giao thông nào? + Câu hỏi 3: Đã bao giờ em vi phạm Pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa? Khi bản thân mắc các lỗi vi phạm gây ra hậu quả cho chính mình và cho người khác hoặc trở thành nạn nhân thì các em có cảm nhận gì? GV hướng dẫn HS trả lời và dẫn dắt vấn đề để giới thiệu vào bài học: “Vậy pháp luật về trật tự an toàn giao thông là gì? Hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về TTATGT và để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội khi tham gia giao thông ở bất cứ phương tiện loại hình giao thông nào chúng ta cần 16
- phải làm gì? Làm như thế nào? Bài học hôm nay Bài 4: Phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các vấn đề đó” - Ví dụ 2: Phương pháp này chúng tôi còn sử dụng vào các nội dung kiến thức “phần I. Nhận thức chung” khi giảng giải làm rõ kiến thức. + Khi dạy mục I.1 Pháp luật về trật tự an toàn giao thông GV giới thiệu và cho học sinh xem một số văn bản Luật về giao thông đường như: Luật Đường sắt,Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa Luật biển Việt Nam ,Luật giao thông đường bộ, các nghị định, thông tư.. + Khi dạy mục I.2 Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông GV chiếu cho học sinh xem các hành vi vi phạm an toàn giao thông: Vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá người quy định, lãng lách đánh võng, đi xe dàn hàng ngang . a b c d 17
- + Mục I.3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh xem 1 số hoạt động phong trào đấu tranh, phòng ngừa các vi phạm về an toàn giao thông: 1.2.3. Kết quả nhận thấy Việc sử dụng phương pháp trực quan trong da ̣y ho ̣c GDQP-AN có nhiều ưu điểm. - Thứ nhất: Không khí lớp học sôi nổi. - Thứ hai: Học sinh được trình bày quan điểm của mình, từ đó hình thành kiến thức tiết học. - Thứ ba: Học sinh được rèn luyện kỹ năng tư duy và nhận thức. Giúp học sinh hiểu sâu bản chất kiến thức và dễ dàng nhận biết, tiếp thú bài học. giao tiếp. - Thứ tư: Giáo viên nhận được thông tin phản hồi trực tiếp từ học sinh, để thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Ảnh: GV giới thiệu các hình ảnh trực quan 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn