intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc - giới thiệu sách cho học sinh ở trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc - giới thiệu sách cho học sinh ở trường THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp các em nâng cao kiến thức; cải thiện sự tập trung, tăng cường kĩ năng tư duy và phân tích; vốn từ ngữ được mở rộng thông qua đọc sách; hoàn thiện kĩ năng viết lách và đặc biệt điều khiển cảm xúc của bản thân, đây là một trong những vấn đề rất cần thiết đối với độ tuổi của học sinh THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc - giới thiệu sách cho học sinh ở trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỌC – GIỚI THIỆU SÁCH CHO HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG NGCK Năm thực hiện 2023-2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỌC – GIỚI THIỆU SÁCH CHO HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG NGCK Nhóm tác giả: Hồ Đình Quỳnh – Hồ Thị Thanh Hường Đơn vị công tác : Trường THPT Quỳnh Lưu 1 Điện thoại: 0971496345 Năm thực hiện 2023-2024
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. Đặt vấn đề 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Tính mới, đóng góp của đề tài 2 1. Tính mới của đề tài 2 2. Đóng góp của đề tài 2 Phần II. Nội dung nghiên cứu 3 A. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 3 I. Cơ sở lí luận của đề tài 3 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 4 B. Thực hiện đề tài 12 I. Các giải pháp 10 Giải pháp 1: Với hình thức đọc sách truyền thống. 12 Giải pháp 2: Với hình thức đọc sách qua ứng dụng công nghệ 17 thông tin Giải pháp 3. Các hình thức tổ chức giới thiệu sách 20 C. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp được đề xuất 39 Phần III. Kết luận và kiến nghị 48 Tài liệu tham khảo 51 Phụ lục
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thứ nhất: Tôi khẳng định những gì triển khai trong đề tài này là thực tiễn đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng thực chất và có hiệu quả ở trường chúng tôi. Với vai trò của người quản lí, làm công tác giáo dục tôi nhận thấy trong các trường học sách chủ yếu nằm ở thư viện ít đến tay học sinh – “bạn đọc”. Xuất phát từ sự trăn trở là làm sao sách đến được với học sinh một cách thuận lợi nhất. Để từ đó học sinh yêu thích và ham đọc sách. Bởi sách là nguồn tri thức vô hạn, giúp chúng ta có thể bổ sung kiến thức và nâng cao vốn hiểu biết của chính mình. Ở sách, bạn có thể tìm tòi thêm về văn hoá - chính trị, kinh tế - xã hội, lịch sử hoặc đơn giản hơn là phong cách sống,... Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống như cách nói lời cảm ơn, xin lỗi cũng được truyền tải nhẹ nhàng và tinh tế qua những trang sách. Có thể nói, sách đóng vai trò “bổ trợ” cho mọi hoạt động giáo dục về nhận thức và ý thức. Đây cũng là lý do chính người ta đưa văn hoá đọc vào chương trình giáo dục từ bậc Tiểu học, nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Có thể khẳng định sách chứa đựng nguồn tri thức, đọc sách là cách để con người tiếp nhận nguồn tri thức ấy. Thứ hai: Trong bối cảnh, xu thế của thời đại công nghệ thông tin “bùng nổ” như hiện nay, việc lựa chọn sách để đọc, giới thiệu cho học sinh trong các trường học là rất cần thiết. Biết phát huy lợi thế của công nghệ thông tin, ứng dụng nó vào thực tiễn đang là đòi hỏi cấp thiết. Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tạo ra không gian, môi trường để giáo viên (người dạy) cũng như học sinh (người học) khai thác và sử dụng nó. Nếu chúng ta phát huy được thế mạnh của công nghệ thông tin trong thời đại “kỉ nguyên số” thì giá trị, ý nghĩa mà nó mang lại tôi tin chắc rất hiệu quả. Thứ ba: Một cuốn sách nếu chỉ để trên giá sách, để trong thư viện thì nó chỉ là những con chữ, những thông tin “chết”. Sách chỉ có giá trị ý nghĩa khi nó đến với người đọc. Lâu nay, ở các nhà trường chỉ diễn ra hình thức đọc sách truyền thống là học sinh chủ yếu mượn sách đọc ở thư viện. Vấn đề đặt ra là bằng cách nào, làm như thế nào để sách đến với người đọc thuận lợi ? Như chúng ta đã biết với công cuộc “chuyển đổi số” mạnh mẽ như hiện nay thì thiết nghĩ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đọc và giới thiệu sách cho học sinh ở trường phổ thông là rất quan trọng. Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày cành phát triển thì sách không chỉ được in ấn thành quyển mà còn có dạng sách điện tử hay gọi ebook. Bởi vậy, với đề tài này, tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp, với lãnh đạo, quản lí các nhà trường: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc - giới thiệu sách cho học sinh ở trường THPT” để giúp các em nâng cao kiến thức; cải thiện sự tập trung, tăng cường kĩ năng tư duy và phân tích; vốn từ ngữ được mở rộng thông qua đọc sách; hoàn thiện kĩ năng viết lách và đặc biệt điều khiển cảm 1
  5. xúc của bản thân, đây là một trong những vấn đề rất cần thiết đối với độ tuổi của học sinh THPT. II. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài Qua tìm hiểu các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng, tôi nhận thấy các trường cũng đã có quan tâm và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc – giới thiệu sách cho học sinh ở trường THPT. Tuy nhiên, chưa có một trường nào đã đưa ra được giải pháp nhằm bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê đọc sách cho học sinh, tạo hứng thú đọc sách suốt đời cho các em; Góp phần nâng cao chất lượng, kết quả học tập của các em, biến việc đọc sách trở thành nhu cầu tự nguyện, trở thành niềm đam mê; Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về giới thiệu sách sinh động, hấp dẫn, ý nghĩa; Cung cấp cho giáo viên một số phương pháp tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giới thiệu sách cho học sinh theo từng cấp độ: trong lớp, trong trường, ngoài trường. Do đó, với đề tài này đã được tôi nghiên cứu lí luận về các hoạt động giới thiệu sách; về cách thức giới thiệu sách; ảnh hưởng của hoạt động này đến hứng thú đọc sách của học sinh bằng phương pháp phân tích, tổng hợp; phân tích cách thức và hiệu quả của các hoạt động giới thiệu sách; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đối chiếu với trước đây khi chưa nhân rộng các hoạt động giới thiệu sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc - giới thiệu sách cho học sinh ở trường THPT, giúp các em HS cũng như giáo viên hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc đọc sách trong nhà trường, nâng cao tính nhân văn của con người với nhau. 2. Đóng góp của đề tài - Luận giải cơ sở khoa học của việc kết hợp hình thức đọc sách truyền thống lâu nay với hình thức ứng dụng công nghệ thông tin; kết hợp “không gian mở” với không gian “khép kín” của thư viện trong việc góp phần bồi dưỡng tình yêu đọc sách, tạo hứng thú đọc sách ở các em học sinh. - Giúp hoạt động đọc và giới thiệu sách thực sự có hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin. Mặt khác giúp học sinh “Rèn luyện bản thân” gắn với hoạt động thực tiễn giới thiệu sách ở lớp, trường THPT. - Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường THPT hiện nay. - Đề tài là nguồn tư liệu để các giáo viên có thể tham khảo, đưa vào áp dụng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh và thông qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. - Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Qua đó từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà 2
  6. trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Hoạt động đọc sách Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đọc là quá trình tiếp nhận ý nghĩa thông qua việc giải mã các biểu tượng (con chữ, kí hiệu,…). Sách được hiểu là “tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển”. Đọc sách thường là một hoạt động cá nhân được thực hiện trong im lặng, mặc dù đôi khi một người đọc to cho người khác nghe, hoặc đọc to cho chính mình nghe để hiểu rõ hơn. Tra cứu mục từ “đọc sách” trên trang tìm kiếm google có đến 559.000.000 kết quả trong vòng 0,29 giây. Điều này cho thấy, đọc sách thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đặt trong bối cảnh hội nhập và phát triển ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một mặt nó giúp chúng ta có cái nhìn bao quát thành tựu hoạt động đọc, đánh giá được thực trạng văn hóa đọc, những hạn chế để từ đó có giải pháp và kiến nghị, định hướng, chỉ dẫn đọc cho công chúng, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay. 2. Hoạt động giới thiệu sách là gì? Hoạt động giới thiệu sách là cách người đọc từ việc tìm hiểu một cuốn sách mà mình yêu thích rồi viết thành bài gửi đến những người khác nhằm thể hiện được mục đích của người giới thiệu, trình bày ngắn gọn lại nội dung cuốn sách, đặc điểm nghệ thuật, cách tác giả viết cuốn sách đó, cuối cùng là ý nghĩa của cuốn sách mà người giới thiệu muốn các độc giả khác lĩnh hội để họ đến với cuốn sách mà người giới thiệu yêu quý. Hoạt động này đơn giản có khi là mẩu hội thoại trao đổi giữa hai người, cầu kì hơn là các bài viết chỉn chu trình bày trước nhiều người, thậm chí là những công trình khoa học khi người giới thiệu say mê nghiền ngẫm về cuốn sách đó. 3. Không gian mở trong đọc và giới thiệu sách “Không gian mở” ở đây là phân biệt với “không gian đóng”. Gắn với hoạt động đọc sách, theo truyền thống trong các nhà trường chủ yếu diễn ra ở “không gian đóng”. Nghĩa là hoạt động này lâu nay diễn ra ở phạm vi trong thư viện nhà trường. Chúng tôi cho rằng nếu đọc sách chỉ diễn ra trong không gian của thư viện nhà trường thì đó là “không gian đóng. Từ đó, theo chúng tôi “không gian mở” là không gian đọc sách diễn ra ở phạm vi ngoài thư viện nhà trường. Ngoài thư viện nhà trường nhưng ở khuôn viên nhà trường, sách xuất hiện ở những nơi mà học sinh dễ tiếp cận nhất. Nếu “không gian đóng” học sinh phải thông qua một “qui 3
  7. trình” mượn và trả sách thì “không gian mở”, sách đến với học sinh một cách dễ dàng, thuận lợi. Đó là những tủ sách, giá sách do chính các em học sinh, các lớp học sinh tạo ra ở trên lớp học của mình, ở khuôn viên thoáng mát của nhà trường. 4. Tác dụng của hoạt động giới thiệu sách Trong kho tàng vô tận của sách, học sinh chưa đủ nhận thức và kinh nghiệm để chọn đọc những cuốn sách phù hợp độ tuổi, trình độ hiểu biết, phạm vi kiến thức. Vì thế, khi được nghe người khác giới thiệu, học sinh sẽ biết để tìm mua, tìm đọc. Điều đó tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và đặc biệt được đọc kịp thời những cuốn sách quý giá. Nếu cuốn sách đó là một tập truyện ngắn gồm rất nhiều truyện, hoặc cuốn sách đó là một bộ tiểu thuyết đồ sộ, thì việc được nghe giới thiệu sách đã thực sự là một phần lĩnh hội nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách. Dù chưa được đọc toàn bộ thì tiếp nhận bản giới thiệu tốt cũng đã giúp ích cho sự mở rộng kiến thức và bồi dưỡng tình với yêu đối với sách và việc đọc sách của chúng ta rồi. Một cuốn sách lặng lẽ trên giá không biết cất lên tiếng nói để gọi ta đến với nó, lời giới thiệu sách là nhịp cầu kì diệu để độc giả đến với nó, say mê nó, từ đó bồi đắp cho chính mình đầy lên về cả trí tuệ và tâm hồn. 5. Hoạt động giới thiệu sách gắn với hoạt động trải nghiệm rèn luyện bản thân Năm 2023 là năm thứ 5 cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc được tổ chức ở quy mô toàn quốc với mong muốn khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên - một yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Đây cũng được xem là hoạt động quan trọng, nhằm triển khai Đề án Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Qua những bài dự thi giới thiệu sách đã ghi nhận nhiều cảm nhận sâu sắc của các em học sinh, về những cuốn sách, tạo sự xúc động và gây hiệu ứng mạnh mẽ đối với người đọc. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong nhà trường, đây là năm thứ 2 ở bậc THPT thực hiện Chương trình mới – Chương trình GDPT 2018. Tính chất đặc thù của bộ môn với thời lượng là 3 tiết/tuần, gồm 3 hoạt động: hoạt động dưới cờ, hoạt động giáo dục chủ đề, hoat động sinh hoạt lớp. Đặc thù của môn học này là gắn với việc tổ chức các hoạt động, thông qua hoạt động các em sẽ bộc lộ năng lực và phẩm chất của mình. Thực hiện nhiệm vụ của năm học, trong xây dựng kế hoạch Giáo dục, với vai trò là Phó hiệu trưởng phụ trách, tôi cùng với các thầy cô GVCN đã xây dựng kế hoạch cho các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Chúng tôi đã tổ chức Cuộc thi “Giới thiệu sách – mỗi tuần là một cuốn sách hay”. Trong các giờ chào cờ đầu tuần chúng tôi triển khai Kế hoạch tuần ngắn gọn, sau đó dành thời gian cho các Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi: Mỗi tuần là một cuốn sách hay (Phụ lục I). 4
  8. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Chủ trương hoạt động đọc, giới thiệu sách ở phạm vi cấp Tỉnh Trong những năm gần đây, khi đời sống văn hóa xã hội ngày càng phát triển, hoạt động đọc sách được các cấp lãnh đạo từ TW đến địa phương đều quan tâm. Ở cấp Tỉnh, hàng năm thực hiện sự chỉ đạo từ cấp Bộ đã phát động và hưởng ứng Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc do Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức. Ngày 21/10, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ tổng kết cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ V (năm 2023) và sơ kết 5 năm tổ chức cuộc thi giai đoạn 2019- 2023; Phát động cuộc thi tuyên truyền, giới thiệu sách trực tuyến lần thứ nhất. Qua 5 năm tổ chức, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc đã khẳng định được vị trí, vai trò, những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thông tin và tri thức của mọi tầng lớp, đặc biệt là đối với học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Qua đó, đã góp phần khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng - một yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Ngày 09/10/2023, tại công văn số 2131 của Ban tổ chức cuộc thi cấp Tỉnh đã công bố thể lệ cuộc thi giới thiệu sách lần thứ nhất. Ngày 12/10/2023 Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2461/SGD &ĐT yêu cầu các trường căn cứ thể lệ hướng dẫn, phổ biến đến tận học sinh để tham gia Cuộc thi nhằm thực hiện tốt kế hoạch số 708/ KH-UBND về tổ chức Cuộc thi tuyên truyền, giới thiệu sách trực tuyến tỉnh Nghệ An, năm 2023. Như vậy khi đời sống văn hóa xã hội ngày càng phát triển, hoạt động đọc sách và giới thiệu sách được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo, trong các cuộc thi. Hoạt động đọc, giới thiệu sách đã được chú ý, đã được vận dụng vào trong các hoạt động nhà trường trở thành thường kì, từ công tác thư viện của trường đến công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm ở phạm vi lớp học và phạm vi cấp trường. Từ một cuốn sách yêu thích học sinh trình bày trước lớp (giới thiệu cuốn sách mà em yêu thích) đến những hoạt động cấp trường, khi toàn trường hòa mình trong không gian một buổi ngoại khóa giới thiệu sách. Phạm vi đẩy rộng hơn khi các em học sinh được đưa bài giới thiệu sách lên trang Website của trường, chuyên mục Giới thiệu sách. Tiếp tục mở rộng khi các em được tham gia các group trên mạng về giới thiệu sách có hàng triệu người tham gia. Rõ ràng văn hóa đọc đang được hồi sinh sau những năm tháng học sinh đắm chìm trong các trò chơi của game, của tiktok, của những trò chơi trên màn hình điện thoại thông minh. Để làm được điều đó việc định hướng và lan tỏa hoạt động giới thiệu sách vô cùng ý nghĩa. 2. Thực trạng hoạt động đọc, giới thiệu sách tại các trường THPT Trong thời gian qua, có một số SKKN đã tập trung đi sâu khai thác hoạt động đọc sách ở thư viện nhà trường. Trong đó chủ yếu là các sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ thư viện về giải pháp tuyên truyền đọc sách, các cuộc thi giới thiệu sách theo từng chủ đề như chủ đề sách thiếu nhi hay chủ đề biển đảo,… Tôi 5
  9. nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác thế mạnh của cộng nghệ số để đọc và giới thiệu sách học sinh. Trường học mà tôi đang giảng dạy có bề dày truyền thống hơn 60 năm và dẫn đầu tỉnh ở nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác thư viện trường. Thư viện trường được công nhận đạt Chuẩn với hàng ngàn đầu sách ở các phương diện, được sắp xếp khoa học, phòng đọc thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ không gian cho học sinh ngồi đọc sách. Ngoài ra cán bộ thư viện còn cho học sinh mượn sách về nhà. Trong các hoạt động của Bộ, Sở liên quan công tác tuyên truyền giới thiệu sách, cán bộ thư viện và các tổ bộ môn đã tham gia tích cực. Hoạt động đọc sách của học sinh được Ban giám hiệu quan tâm. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói chung, đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu 1 nói riêng chúng tôi thấy hoạt động đọc sách diễn ra ở không gian thư viện còn rất ít. Hoạt động giới thiệu sách diễn ra một thời điểm “phát động” hoặc “hưởng ứng” sau đó chìm vào sự trầm lắng. Sách nằm im phủ bụi trên giá sách ở thư viện. Nguyên nhân, phải chăng các hoạt động giới thiệu sách, đọc sách, chưa mang tính thường xuyên, chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Hoặc các em còn ngại đến thư viện mượn sách để đọc. 3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài 3.1. Khảo sát đối với học sinh a. Khảo sát hình thức đọc sách của học sinh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đại diện 302 học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và Hoàng Mai về các hình thức đọc sách của các em với nội dung câu hỏi như sau: PHIẾU KHẢO SÁT HÌNH THỨC ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH 1. Hàng ngày các em dành bao nhiêu thời gian ngồi ở thư viện nhà trường để đọc sách? Dưới 30 phút  Hơn 60 phút  30-60 phút  2. Em thích ngồi ở không gian nào để đọc sách? Ngồi ở khuôn viện trường  Ngồi ở thư viện trường  Ngồi trên lớp  Ngồi ở nhà  3. Em thường sử dụng hình thức nào để đọc sách ? Cầm sách đọc  Cầm điện thoại để đọc  Nghe bạn đọc  4. Em có thường sử dụng ứng dụng CNTT để đọc sách ? Rất ít sử dụng  Thỉnh thoảng sử dụng  Thường xuyên sử dụng  6
  10. 5. Em thích tham gia các hoạt động hướng dẫn đọc sách nào? Liên hoan, tuyên truyền giới thiệu sách  Xem triển lãm sách  Thi kể chuyện  Vẽ tranh theo sách  6. Em sử dụng thư viện như thế nào? Đến hàng ngày  Đến 1 lần mỗi tháng  Đến một lần một tuần  Không đến  * Kết quả thu được qua khảo sát: Qua khảo sát chúng tôi thu được, có 290 HS (chiếm tỉ lệ 90,6% HS) dành thời gian dưới 30 phút để đọc sách ở thư viện; Có 15 em HS (chiếm tỉ lệ 5% HS) thích đọc sách ở thư viện; Có 300 em HS (chiếm tỉ lệ 99,3% HS) sử dụng hình thức nghe bạn đọc sách; Có 293 em HS (chiếm tỉ lệ 97,01% HS) rất ít khi sử dụng CNTT để đọc sách; Có 238 em HS (chiếm tỉ lệ 78,9% HS) thích liên hoan, tuyên truyền giới thiệu sách; có đến tổng 256 em HS ( chiếm 84,8% HS) đến mỗi tháng 1 lần hoặc thậm chí không đến thư viện. b. Khảo sát về sở thích, tác dụng của hoạt động đọc sách đối với HS Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đại diện 302 học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và Hoàng Mai về sở thích và tác dụng của việc đọc sách đối với HS thu được kết quả sau Câu hỏi Lựa chọn SL % Sales Em hãy Không 151 50% cho biết thích, ít có 10% 12% về sở tác dụng thích và 28% 50% Bình 36 12% tác dụng thường của hoạt động đọc Thích, có 84 28% sách? tác dụng Không thích Bình thường Thích Rất thích Rất thích, 31 10% rất bổ ích Hình 1.1. Đồ thị biểu diễn Bảng 1.1. Khảo sát hứng thú của HS về việc đọc sách trước khi áp bảng 1.1 dụng đề tài Nhìn vào bảng 1.1 và hình 1.1 ta thấy, số học sinh “rất thích” đọc sách là 10%, “thích” là 28%, trong đó có 12% không thích đọc sách, vậy số học sinh thật sự hứng thú, đam mê với hoạt động đọc sách là thấp. Điều này khiến tôi trăn trở và thôi thúc tôi tìm kiếm giải pháp phù hợp để truyền hứng thú và đam mê đọc sách, 7
  11. lan tỏa văn hóa tới các em. c. Khảo sát độ hài lòng của học sinh khi tiếp cận sách ở không gian mở Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đại diện 593 HS trường THPT Quỳnh Lưu 1, 323 HS trường Quỳnh Lưu 2, 392 HS trường Quỳnh Lưu 3, 409 HS trường Quỳnh Lưu 4, 395 HS trường Nguyễn Đức Mậu về độ hài lòng của học sinh khi tiếp cận sách ở không gian mở và thu được kết quả như sau: Thứ Tên trường Số HS được Thích đọc Thích đọc tự khảo sát sách ở phòng sách ở không thư viện gian mở 1 Quỳnh Lưu 1 593 103 490 (17,3%) (82,7%) 2 Quỳnh Lưu 2 323 112 211 (34,7%) (65,3%) 3 Quỳnh Lưu 3 392 115 277 (29,3%) (70,7%) 4 Quỳnh Lưu 4 409 101 308 (24,7%) (75,3%) 5 Nguyễn Đức Mậu 395 102 293 (25,8%) (74,2%) 8
  12. Dựa vào biểu đồ chúng tôi nhận thấy đại đa số học sinh ở các trường THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu 2, Quỳnh Lưu 3, Quỳnh Lưu 4, Nguyễn Đức Mậu đều rất thích đọc sách ở không gian mở. Cụ thể: Trường THPT Quỳnh Lưu 1 chiếm tỉ lệ 82,7%; trường THPT Quỳnh Lưu 2 chiếm tỉ lệ 65,3%; trường THPT Quỳnh Lưu 3 chiếm tỉ lệ 70,7%; trường THPT Quỳnh Lưu 4 chiếm tỉ lệ 75,3% và trường THPT Nguyễn Đức Mậu chiếm tỉ lệ 74,2%. d. Khảo sát đam mê và mức độ hứng thú của học sinh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đại diện 852 HS trường THPT Quỳnh Lưu 1, 625 HS trường Quỳnh Lưu 2, 318 HS trường Quỳnh Lưu 3, 524 HS trường Quỳnh Lưu 4, 315 HS trường Nguyễn Đức Mậu về đam mê của HS về việc đọc sách, thu được kết quả như sau: Thứ Tên trường Số HS được Thích cầm điện Thích cầm sách tự khảo sát thoại đọc đọc 1 Quỳnh Lưu 1 852 725 127 (85,1%) (14,9%) 2 Quỳnh Lưu 2 625 513 112 (82,1%) (17,9%) 3 Quỳnh Lưu 3 318 295 23 (92,8%) (7,2%) 4 Quỳnh Lưu 4 524 499 25 (95,2%) (4,8%) 5 Nguyễn Đức 315 298 17 Mậu (94,6%) (5,4%) 9
  13. Dựa vào biểu đồ chúng tôi nhận thấy đại đa số học sinh ở các trường THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu 2, Quỳnh Lưu 3, Quỳnh Lưu 4, Nguyễn Đức Mậu chủ yếu chiếm trên 80% HS thích cầm điện thoại để đọc sách. Bên cạnh đó, với mục đích tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh đối với hoạt động đọc và giới thiệu sách, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 104 em về các nội dung sử dụng thời gian rảnh và thu được kết quả như biểu đồ sau: Tỷ lệ sử dụng thời gian rảnh rỗi của học sinh Học và làm bài tập 25 % Chơi và sử dụng điện thoại 60 % Đọc sách 5 % Hoạt động khác 10 % 3.2. Khảo sát với giáo viên: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 325 giáo viên đại diện cho giáo viên THPT trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai với nội dung thói quen đọc sách của HS như sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeI5uF7Zthqzff5ZxH_Nn_hgVVLT5I n4OKHnyVeXpIju-tKAQ/viewform?usp=sf_link PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH 1. Thầy cô có biết hàng ngày các em dành bao nhiêu thời gian ngồi ở thư viện nhà trường để đọc sách? Có  Không  2. Thầy cô có biết các em thích ngồi ở không gian nào để đọc sách? Có  Không  3. Thầy cô có biết các em thường sử dụng hình thức nào để đọc sách ? Có  Không  4. Thầy cô có biết các em có thường sử dụng ứng dụng CNTT để đọc sách ? Có  Không  5. Thầy cô có biết các em thích tham gia các hoạt động hướng dẫn đọc sách nào? Có  Không  6. Thầy cô có biết các em sử dụng thư viện như thế nào? Có  Không  10
  14. Kết quả thu được thông qua biểu đồ: Dựa vào biểu đồ chúng tôi thấy được rằng, đại đa số giáo viên chưa nắm bắt được việc hàng ngày các em dành bao nhiêu thời gian ngồi ở thư viện nhà trường để đọc sách; các em thích ngồi ở không gian nào để đọc sách; các em có thường sử dụng ứng dụng CNTT để đọc sách; các em thích tham gia các hoạt động hướng dẫn đọc sách nào và các em sử dụng thư viện như thế nào. Kết luận lại, qua việc khảo sát hình thức đọc sách của học sinh; khảo sát về sơ thích, tác dụng của hoạt động đọc sách đối với HS; khảo sát độ hài lòng của học sinh khi tiếp cận sách ở không gian mở; khảo sát đam mê và mức độ hứng thú của học sinh và khảo sát giáo viên về thói quen đọc sách của học sinh. Chúng tôi nhận thấy đại đa số các em chưa biết đọc sách như thế nào cho đúng cách, chưa có niềm đam mê với đọc sách và chưa biết được hiệu quả của việc đọc sách mang lại nên còn hời hợt. Bên cạnh đó về phía giáo viên thiếu quan tâm đến các em trong vấn đề đọc sách, dẫn đến các em cũng chưa thật sự chú trọng đến việc đọc sách. Do vậy, chúng tôi rất trăn trở muốn tìm ra giải pháp thật tốt, thật tối ưu để giúp các em học sinh, cũng như giáo viên nhận ra được tầm quan trọng mà việc đọc sách mang lại, để nâng cao vốn từ, kinh nghiệm sống và nâng tầm giá trị cuộc sống cho chính bản thân các em. Năm học 2020-2021, và 2021- 2022 nhà trường đã tiến hành tổ chức hoạt động đọc và giới thiệu sách ở cấp độ lớp học và cấp độ toàn trường với 2 chủ đề: Dưới mái trường mến yêu và Ngày hội bạn yêu Thơ, đồng thời tổ chức tốt cuộc thi Giới thiệu sách, nhiều bài xuất sắc của học sinh được đăng trên trang Web của nhà trường. Bản thân chúng tôi là những người tâm huyết và trách nhiệm với mong muốn phát triển hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để lan tỏa văn hóa đọc cho học sinh trong nhà trường. Trên tinh thần đó chúng tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau nhằm bồi dưỡng tình yêu sách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh 11
  15. B. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Với hình thức đọc sách truyền thống 1.1. Biện pháp 1: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cho hoạt động đọc và giới thiệu sách Xuất phát từ thực tế hàng năm diễn ra rất nhiều các Hoạt động giáo dục trong nhà trường. Những hoạt động “ đơn giản” không cần phải thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) hay xây dựng Kế hoạch hoạt động. Nhưng nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa, hiệu quả của hoạt động đọc, giới thiệu sách trong nhà trường nên việc thành lập BCĐ là hết sức cần thiết. Ban chỉ đạo do một phó hiệu trưởng làm trưởng ban. Hàng năm triển khai các cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” hay cuộc thi “Giới thiệu sách” đều do Ban này triển khai thực hiện. Khi gắn với trách nhiệm như vậy thì sẽ phát huy được vai trò làm việc của cá nhân. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /QĐ-THPT.QL 1 Quỳnh Lưu, ngày tháng 9 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH V/v Thành lập Câu lạc bộ Sách và Hành Động HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 - Căn cứ Điều lệ Trường Trung học Cơ sở, Trường Trung học Phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Căn cứ vào chức năng và quyền hạn của Hiệu trưởng nhà trường; - Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024; - Xét đề nghị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Quỳnh Lưu 1 QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Câu lạc bộ sách và hành động trường THPT Quỳnh Lưu 1 và công nhận Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ (có danh sách kèm theo). Điều 2. Thành lập ban cố vấn hoạt động cho Câu lạc bộ Sách và Hành động là các thầy cô giáo, với nhiệm vụ hỗ trợ, duyệt kế hoạch hoạt động và định hướng cho Câu lạc bộ. Chịu trách nhiệm về sự phát triển của CLB trước BGH nhà trường. Điều 3. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ có nhiệm vụ xây dựng nội quy, kế hoạch và chương trình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường. 12
  16. Điều 4. Câu lạc bộ sách và hành động hoạt động theo đúng Quy chế và Điều lệ trường học. Điều 5. Đoàn trường và các thành viên có tên ở Điều 1,2 căn cứ quyết định thi hành. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như Điều 1,2; (Đã kí) - ĐTN; - Lưu VT. HỒ SỸ NAM THẮNG Công tác thư viện của nhà trường không chỉ đảm bảo sách giáo khoa cho hoạt động dạy học mà còn phục vụ nhu cầu đọc của GV và HS. Vì thế đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học. Kế hoạch này phải được phê duyệt của lãnh đạo nhà trường. Có kế hoạch thì công việc mới bố trí, sắp xếp một cách khoa học, không bị động. Kế hoạch này được xây dựng khá chi tiết, đầy đủ (phụ lục I). 1.2. Biện pháp 2: Vận động, kêu gọi nguồn đầu tư cho hoạt động đọc và giới thiệu sách Được sự chỉ đạo của Cấp ủy, Chi bộ Đảng, sự quan tâm triển khai thực hiện Kế hoạch, nhiệm vụ năm học. Nhà trường vận động kêu gọi nguồn xã hội hóa trong đó có một phần dành cho mua sách phục vụ cho học sinh và giáo viên. Chính nhờ đó hiện nay thư viện nhà trường đã có 16.000 đầu sách phục vụ cho hoạt động giáo dục. Nguồn sách này sẽ tăng lên hàng năm và chịu sự quản lí của thư viện nhà trường. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, bản thân tôi cùng một số giáo viên đã kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, đặc biệt là học sinh cũ đã tặng cho nhà trường một số lượng sách đáng kể. Ban giám hiệu nhà trườngTHPT Quỳnh Lưu 1 tiếp nhận sách từ học sinh cũ 13
  17. Hình ảnh Thầy Quỳnh cùng học sinh sắp xếp lại sách đã nhận từ học sinh cũ Mặt khác hàng năm thực hiện “kế hoạch nhỏ”, xây dựng công trình thanh niên của các chi đoàn học sinh. Chúng tôi đã xây dựng và lắp đặt giá sách “không gian mở”, nghĩa là học sinh được tiếp cận sách một cách dễ dàng, không phải mượn của thư viện nhà trường. Nhà trường đã tạo ra một phong trào “sách đổi sách”. Học sinh đưa những cuốn sách đã đọc đến bỏ lên giá và sẽ lấy về những cuốn sách chưa đọc. Cứ như thế giá sách ở “không gian mở” là nơi để các em trao đổi sách. Hoặc các em có thể lấy sách đọc ngay tại khuôn viên nhà trường, đọc xong để lên giá để bạn khác đọc. Vị trí những giá sách này được lắp đặt ở nơi tháng mát, thuận lợi cho học sinh khi tiếp cận. 14
  18. Một số hình ảnh minh chứng hoạt động đọc sách ở khuôn viên trường THPT Quỳnh Lưu 1 1.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động thi Giới thiệu sách theo chủ đề Tiến hành tổ chức hoạt động thi đọc, giới thiệu sách qua Hoạt động trải nghiệm: Như đã đặt vấn đề ở phần trên, thực hiện Chương trình giáo dục 2018, có nội dung Hoạt động trải nghiệm. Thời lượng dành cho nó là 3 tiết/tuần, chúng tôi xây dựng kế hoạch cho các cuộc thi được lồng ghép trong giờ chào cờ. Chúng tôi nhận thấy đối với lớp 10 (sách Cánh Diều) có các chủ đề: Khám phá và bản thân; Tư duy phản biện và tư duy tích cực, đối với lớp 11 có các chủ đề: Quản lí bản thân; Hoàn thiện bản thân. Các chủ đề này được lồng ghép, kết hợp tổ chức các Cuộc thi để chính các em học sinh được trải nghiệm, được thể hiện. Từ cuộc thi Giới thiệu sách các em sẽ tích cực tham gia đọc sách, dần dần sẽ chuyển hóa thành hoạt động đọc sách một cách tích cực, tự giác, lan tỏa hơn nữa 15
  19. phong trào đọc. Trong các giờ chào cờ hàng tuần chúng tôi dành cho Hoạt động Giới thiệu sách 20 phút. Cứ như thế mỗi tuần có một đến hai cuốn sách hay, có ý nghĩa được giới thiệu. Chủ đề của chúng tôi là “Những cuốn sách hay hàng tuần”. Thông qua hoạt động đọc và giới thiệu sách các em khám phá được bản thân, học được những điều bổ ích giá trị từ sách. Hơn thế nữa, các em được rèn luyện bản thân, các em sẽ tự tin hơn khi trình bày trước đám đông. Khi các em có được nguồn tri thức phong phú từ những cuốn sách hay, ý nghĩa về cuộc sống sẽ là nền tảng tốt cho chủ đề: Tư duy phản biện và tư duy tích cực với Hoạt động tổ chức thi hùng biện. Một số hình ảnh trong các cuộc thi “Những cuốn sách hay hàng tuần” của các chi đoàn trường THPT Quỳnh Lưu 1 16
  20. 2. Giải pháp 2: Với hình thức đọc sách qua ứng dụng công nghệ thông tin 2.1 Biện pháp 1: Phát huy vai trò của giáo viên tin học trong khai thác phòng đọc sử dụng mạng Internet của nhà trường Trong những năm vừa qua, nhờ có được nguồn xã hội hóa cho mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học. Nhà trường đã chú trọng đầu tư mua sắm, lắp đặt một phòng đọc gồm 15 máy tính được kết nối Internet. Phòng đọc này không chỉ phục vụ cho giáo viên làm việc khi cần thiết tại trường mà còn cho phép học sinh khai thác tìm kiếm thông tin hữu ích và đọc sách. Hiện tại nhà trường có 05 giáo viên dạy bộ môn tin học, những giáo viên này có tuổi đời còn trẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Các giáo viên tin còn trẻ nên còn sinh hoạt và thuộc Chi đoàn giáo viên nên các thầy cô tình nguyện thay nhau hỗ trợ học sinh trong quá trình khai thác và sử dụng phòng đọc được kết nối mạng Internet. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2