Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 tham gia HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX – Năm 2024
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 tham gia HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX – Năm 2024" nhằm đưa ra các bài tập để nâng cao khả năng bắt bước 1, các bài tập nâng cao thể lực, vận dụng chiến thuật phòng thủ cho công tác huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 nhằm nâng cao thành tích tại HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 tham gia HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX – Năm 2024
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 tham gia HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX” Lĩnh vực: Giáo dục thể chất Năm học 2023-2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 tham gia HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX” Lĩnh vực: Giáo dục thể chất Nhóm tác giả: 1. Phan Trọng Hào 2. Nguyễn Ngọc Tuấn 3. Đậu Xuân Việt Điện thoại: 0917323003 Nghệ An - Năm 2024
- MỤC LỤC Danh mục Trang MỤC LỤC 0 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO 0 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi áp dụng đề tài 2 6. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 2 2 1.1. Đặc điểm tính chất của môn Bóng chuyền 4 1.2. Đặc điểm giải phẩu sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông 5 1.3. Đặc điểm của các vận động viên là học sinh THPT 2. Cơ sở thực tiễn 5 5 2.1. Thực trạng vấn đề 6 2.2. Nguyên nhân 6 3. Giải pháp 6 3.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao khả năng bắt bước 1 8 3.2. Giải pháp thứ hai: Huấn luyện thể lực
- 12 3.3. Giải pháp thứ ba: Huấn luyện chiến thuật phòng thủ 18 3.4. Giải pháp thứ tư: Huấn luyện tâm lý thi đấu 19 4. So sánh thực nghiệm 21 5. Kết quả so sánh số liệu thành tích HKPĐ môn bóng chuyền 22 6. Kết quả thu được 22 7. Bài học kinh nghiệm Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 22 2. Kiến nghị 23 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Giáo dục thể chất GDTC Hội khỏe phù đổng HKPĐ Vận động viên VĐV Thể dục thể thao TDTT Giáo viên GV Học sinh HS TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Giáo viên 10, 11, 12 - Nhà xuất bản Giáo dục 2. Giáo trình Bóng chuyền - Nhà xuất bản Đại học sư phạm 3. Sách thể thao học đường - Nhà xuất bản Giáo dục 4. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực Giáo viên cốt cán - Trường Dại học sư phạm Hà Nội
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài - Môn GDTC giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khỏe, kĩ năng vận động, thói quyen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực con người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao. - Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, đòi hỏi mỗi thành viên của đội không chỉ có trình độ thể lực tốt, kỹ - chiến thuật hoàn hảo và tâm lý vững vàng mà còn biết cách tổ chức phối hợp nhịp nhàng ăn ý, có ý đồ chiến thuật chính xác, xử lý tình huống trong từng thời điểm cho có hiệu quả. - Tương Dương là huyện miền núi, nơi đây có phong trào bóng chuyền phát triển rất rộng rãi và mạnh mẽ. Trường THPT Tương Dương 1 luôn luôn có đội tuyển bóng chuyền nam tham gia KHPĐ và cũng đã có nhiều năm đạt thành tích cao; Tuy nhiên tại HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII năm 2018 và lần thứ XIX năm 2020 đội tuyển bóng chuyền Nam nhà trường đều có thành tích không cao (Không vượt qua vòng thi đấu cấp huyện); Nhóm chuyên môn thể dục nhà trường đã họp và nghiêm túc rút kinh nghiệm đồng thời chỉ ra những nguyên nhân thất bại; trong đó có 3 nguyên nhân cơ bản gồm: Khả năng bắt bước một còn yếu, công tác huấn luyện thể lực chưa đạt yêu cầu, chiến thuật phòng thủ không phù hợp. - Năm học 2023-2024 là năm diễn ra HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX. được sự phân công của Tổ, nhóm chuyên môn giao nhiệm vụ chúng tôi huấn luyện môn Bóng chuyền Nam. Bản thân chúng tôi đã rất vui vì được phát huy thế mạnh sở trường của mình, được huấn luyện bộ môn mình yêu thích. Tuy nhiên để nâng cao thành tích cho đội tuyển bóng chuyền Nam tại HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX cần đưa ra những biện pháp huấn luyện phù hợp để khắc phục hạn chế mà nhóm chuyên môn đã chỉ ra. - Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 tham gia HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XX – Năm 2024” 2. Mục đính nghiên cứu - Đưa ra các bài tập để nâng cao khả năng bắt bước 1, các bài tập nâng cao thể lực, vận dụng chiến thuật phòng thủ cho công tác huấn luyện đội tuyển Bóng chuyền Nam trường THPT Tương Dương 1 nhằm nâng cao thành tích tại HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XX. - Làm cơ sở để đánh giá năng lực huấn luyện VĐV của những giáo viên phụ trách.
- 3. Đối tượng nghiên cứu Các VĐV là đội tuyển bóng chuyền Nam học sinh trường THPT Tương Dương 1. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu những động tác cơ bản của môn bóng chuyền, những bài tập thể lực nhằm nâng cao sức bật và thể lực trong thi đấu, chiến thuật trong thi đấu nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thông qua các giải đấu bóng chuyền do nhà trường tổ chức trong các đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày thành lập Đoàn 26/3… - Quan sát hoạt động học của học sinh trong giờ học Giáo dục thể chất và sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp của học sinh - Tham khảo những kết quả Hội khỏe phù đổng của các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tương Dương. - Áp dụng các bài tập bổ trợ , làm mẫu, phân tích… 4.3. Phương pháp toán học thống kê Thống kê, so sánh, xử lý các số liệu thu thập được để đánh giá kết quả của đề tài. 5. Phạm vi áp dụng đề tài Trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 6. Tính mới của đề tài - Đây là đề tài rất thiết thực cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Chưa có sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo in ấn xuất bản. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Đặc điểm tính chất của môn Bóng chuyền. Bóng chuyền là một môn mang tính tập thể cao, bằng các họat động đối kháng không trực tiếp sự tranh đua được thể hiện trên lưới, ai nhanh hơn cao hơn, mạnh hơn người đó giành thắng lợi. Điều khác biệt của môn thể thao này so với các môn bóng đá, bóng rổ, bóng ném là bóng không dừng ờ tay lâu, và điểm tiếp xúc cũng khác. Các dộng tác tiếp xúc bóng trong bóng chuyền chủ yếu là dùng tay đánh bóng. Đây là bộ phận khéo léo, linh họat nhất của cơ thể, do đó đường bóng chính xác, đa dạng.
- Bóng chuyền mang tính tập thể cao vì số người thi đấu đông trên một khoảng sân chật hẹp (6 vận động viên trên một diện tích 81 m2). Chính vì vậy sự phối hợp trong di chuyển giữa các cầu thủ phải được tiến hành một cách khéo léo và hài hòa. sự phối hợp trong khoảng sân nhỏ với tốc độ cao, tính chất thi đấu liên hoàn luân phiên giữa các cầu thủ. Từ đó giành thắng lợi với tính tập thể cao. Bất kể một sự mất đòan kết, thiếu tin tưởng giữa các cầu thủ đều có thể dẫn đến thất bại. Thi đấu bóng chuyền với trình độ cao đòi hỏi vận động viên phải có trình độ thể lực tốt. Kỹ chiến thuật điêu luyện, thể hình tốt. Đồng thời phải được rèn luyện về phẩm chất ý chí cũng như đạo dức phẩm chất của người vận động viên.Trong thi đấu bóng chuyền do thời gian không hạn chế nhất định mà nó được thực hiện trong khỏang 3-5 hiệp đấu.Theo thống kê của FIVB một trận đấu chỉ có thể kéo dài 60 phút cho 3 hiệp, nhưng cũng có thể kéo dài đến trên 120 phút cho trận đấu căng thẳng cân sức cân tài. Do vậy yếu tố thể lực đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. trong một trận đấu vận động viên bóng chuyền thực hiện trung bình từ 180-200 lần đập bóng và số lần chắn bóng cũng tương tự. Số lần phát bóng và đỡ chuyền 1 được thực hiện 190-200 lần. Đặc biệt vận động viên chuyền hai phải thực hiện số lần chạm bóng từ 220-240 lần.Tóm lại một trận thi đấu vận động viên bóng chuyền phải thực hiện 250-300 hành động.trong đó bậc nhảy chiếm 27-30% và các hành động lăn ngã cứu bóng chiếm từ 12-16%. Trong tập luyện thi đấu bóng chuyền, các vấn đề trang thiết bị, dụng cụ sân bãi và dễ bố trí. chỉ cần một khoảng sân nhỏ hẹp cọc lưới đơn giản và một ít quả bóng là có thể tập luyện và thi đấu cho những đội bóng phong trào. Đồng thời đối tượng tập luyện có thể là thanh thiếu niên nhi đồng, thanh niên và cả người lớn tuổi, nam cũng như nữ đều có thể tham gia tập luyện. Do đó bóng chuyền mang tính quần chúng cao. Là một môn thể thao không chu kỳ, các họat động trong thi đấu bóng chuyền là một chuỗi các mắt xích được thực hiện từ phát bóng - đỡ b1, chuyền 1- chuyền 2 - tấn công lần 1- chắn bóng - phòng thủ - tiếp tục chuyền 2 - tấn công lần 2, các họat động liên tục xảy ra. những pha bóng sau không nhất thiết phải lập lại như pha bóng trước, mà nó được thực hiện theo các tình huống khác nhau (tình huống không theo quy luật nhất định). Tình huống đối kháng cao (đối tượng gián tiếp) bởi được ngăn cách giữa hai đội là lưới với độ cao 243 cm cho nam và 224 cho nữ. Đối kháng nội bộ giữa các vận động viên cùng đội thường được xảy ra trong tình huống thi đấu. Do đó một đội bóng tốt là một đội bóng không chỉ có thể lực kỹ chiến thuật hòan hảo mà tác phong thi đấu , tinh thần thượng võ, đạo dức, tâm lý, ý chí cũng được trang bị đấy đủ.Tính chất thi đấu liên hoàn, sự chuyển đổi vị trí cầu thủ theo một thứ tự nhất định, các pha chiến thuật được diễn ra trong thời gian ngắn. trong đó người chuyền hai là linh hồn
- của đội, là trung tâm chỉ huy chiến thuật, các đường chuyền được sử dụng bằng ngón tay - bàn tay và cổ tay do đó chiến thuật rất biến hóa và đa dạng. - Rèn luyện và phát triển các tố chất thể lực, đồng thời góp phần hòan thiện các chức năng cơ thể, gíup cho người tập tính tập thể cao trong sinh họat, học tập và thi đấu, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, mình vì mọi người, mọi người vì mình. rèn luyện tính tổ chức kỷ luật và thái độ trách nhiệm với đồng đội,với tập thể, và với cộng đồng. - Góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, tính kiên định, lòng dũng cảm, trí thông minh sáng tạo trong công việc. Góp phần phát triển con người hướng đến tòan diện. 1.2. Đặc điểm giải phẩu sinh lý lứa tuổi trung học phổ thông Lứa tuổi trung học phổ thông là lứa tuổi đầu thanh niên, là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của nguời lớn. Có nghĩa là ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao. Cụ thể là * Hệ vận động - Hệ xương: Ở lứa tuổi này phát triển một cách đột ngột về chiều dài, độ dày. Quá trình cốt hóa xương ở các bộ phận chưa hoàn tất. Chỉ xuất hiện ở một số bộ phận cơ ( cột xương sống ). Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống thì khoảng cách biến đổi của cột sống không giảm mà trái lại tăng lên có xu hướng cong vẹo. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng tải quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh. - Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát triển nhanh hơn so với cơ nhỏ, cơ chi trên phát triển nhanh hơn so với cơ chi dưới. Khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tính cơ tăng lên không đều, chủ yếu nhỏ và dài. Do vậy khi cơ hoạt động dẫn đến chóng mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em. * Hệ thần kinh Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện, hoạt động phân tích trên vỏ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao. Ngay từ tuổi thiếu niên đã diễn ra quá trình hoàn thiện cơ quan phân tích và những chức năng vận động quan trọng nhất, nhất là các cảm giác bản thể trong điều kiện động tác. Ở lứa tuổi này học sinh không chỉ học các phần động tác đơn lẻ như trước (chạy, nhảy, bật, bay và chạm đất khi nhảy, ném tại chỗ và có đà….) mà chủ yếu là từng bước hoàn thiện những phần đã học trước thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh, ở các điều kiện khác nhau, phù hợp với từng đặc điểm của học sinh. Vì vậy khi giảng dạy
- cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trò chơi, thi đấu để hoàn thành tốt những bài tập đã đề ra. * Hệ hô hấp Ở lứa tuổi này phổi của các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và nông, không có sự ổn định của dung tích sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ôxy, dẫn đến mệt mỏi. * Hệ tuần hoàn Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển mạnh để kịp thời phát triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển, do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/ phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm hơn), nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên dẻo dai hơn. Từ những đặc điểm tâm lý để lựa chọn một số bài tập bổ trợ trên cơ bản khối lượng, cường độ phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, đặc biệt khi áp dụng các bài tập bổ trợ cần căn cứ vào đặc điểm thể lực phù hợp với khối lượng vận động. Đồng thời điều chỉnh thời gian tập luyện cho phù hợp tâm sinh lý của học sinh để cho quá trình huấn luyện đạt kết quả cao. 1.3. Đặc điểm của các vận động viên là học sinh THPT Các em thường chơi các môn thể thao theo sự ngẫu hứng, kĩ thuật các em sử dụng là sự góp nhặt trong quá trình các em chơi cùng bạn bè. Do đó nhiều em có kĩ thuật cơ bản không đúng, tư thế sai lệch. Trong chơi phong trào có thể các em thi đấu hay, ấn tượng nhưng thi đấu đỉnh cao thì gặp nhiều khó khăn. Việc sửa các tư thế, động tác cơ bản gặp nhiều khó khăn do bản thân các em đó đã hình thành tư thế sai trong một khoảng thời gian khá dài. Một đặc điểm liên quan tới học sinh tham gia thi đấu nữa là thiếu sự chuyên nghiệp, sự tự tin trước đám đông. Thường thì những em học sinh chuyên thể thao có thế mạnh này hơn do được thi đấu nhiều trong điều kiện mang tính chuyên nghiệp. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng vấn đề - Trường THPT Tương Dương 1 mỗi khi có các giải thi đấu môn Bóng chuyền đều có đội tham gia. Đối với học sinh hầu hết các lần đại hội TDTT và HKPĐ đều được nhà trường cho tổ chức huấn luyện và tham gia thi đấu đầy đủ. - Công tác huấn luyện môn Bóng chuyền thường do các giáo viên Thể dục đảm nhận. Tuy nhiên khi tổ chức huấn luyện đều phải tự mày mò tìm tòi phương pháp cho phù hợp.
- - Với đặc điểm của VĐV là học sinh THPT thì khó áp dụng các phương pháp huấn luyện dành cho các VĐV chuyên nghiệp. - Học sinh được tham gia huấn luyện để đi thi đấu chưa thật hào hứng muốn dành chiến thắng, các em còn lo lắng vì ảnh hưởng tới thời gian học tập văn hóa, ảnh hưởng tới thi cử. - Gia đình các em học sinh được chọn là VĐV đi thi đấu còn nhiều băn khoăn lo lắng, sợ con bị ảnh hưởng về thời gian học tập, không đầu tư nhiều bằng những em đi thi HSG tỉnh các môn như toán, lý... - Kinh nghiệm huấn luyện, phương pháp huấn luyện còn rất hạn chế trong công tác huấn luyện thi đấu môn Bóng chuyền. - Cơ sở vật chất đã được quan tâm nhưng chưa đảm bảo cho công tác huấn luyện, môn Bóng chuyền là môn đòi hỏi rất khắt khe về trang thiết bị. Sân tập Bóng chuyền phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn như lưới ,bóng, mặt sân phải bằng phẳng, khô ráo đảm bảo an toàn cho tập luyện. - Sự quan tâm của các tổ chức, các ban trong nhà trường cũng là yếu tố quan trọng trong sự thành công của công tác huấn luyện VĐV. Do vậy dù công tác huấn luyện vẫn được triển khai cho các học sinh tham gia thi môn Bóng chuyền mỗi khi có giải đấu nhưng các kết quả đem lại không cao. Để có kết quả tốt hơn cần có sự đổi mới những bài tập phù hợp với VĐV, cần tạo được sự nhất trí đồng thuận của phụ huynh, tạo được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức trong cũng như ngoài trường và cần có những biện pháp tâm lý để chính bản thân những học sinh là VĐV này quyết tâm cao nhất, phấn đấu cố gắng hết mình nhất dành chiến thắng. 2.2. Nguyên nhân - Các giáo viên khi nhận nhiệm vụ hướng dẫn và huấn luyện học sinh luyện tập Bóng chuyền thường giao cho các em tự tập là chính, tự sắm bóng tập luyện, trong đội thường tổ chức đấu tập với nhau chứ ít khi tham gia thi đấu giao lưu với các đội ngoài. Giáo viên hướng dẫn chủ yếu cho các em tập các bài tập cơ bản trong thi đấu bóng chuyền mà ít sử dụng các bài tập chiến thuật, không có các bài tập về tâm lý (tạo tâm lý vững chắc cho bản thân, gây tâm lý cho đối thủ). - Công tác huấn luyện thể lực trước đây chưa được thực hiện nghiêm túc, khối lượng vận động còn ít, họ trò chưa thực sự chịu khó để vượt qua. - Tâm lý thi đấu của học sinh còn yếu. - Các đợt huấn luyện trước chỉ sử dụng chiến thuật phòng thủ số 6 tiến. 3. Giải pháp 3.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao khả năng bắt bước 1
- Bắt bước 1 việc đầu tiên để thiết lập 1 đợt tấn công và việc bắt bước 1 tốt tạo điều kiện cho chuyền 2 tổ chức tấn công với các tình huống và với các hướng khác nhau. Vì vậy, khi phải đối mặt với mối đe dọa từ pha phát bóng của đối phương, vị trí của các vận động viên bắt bước 1 phải được thiết lập tùy thuộc vào pha phát bóng của đối phương là ai và phát bóng kiểu gì. 3.1.1. Bài tập gõ, đệm - Cách tập + Bước 1: Học sinh đứng thành 2 hàng quay mặt vào nhau với khoảng cách 5m, số lượng bóng 2 em 1 quả bóng + Bước 2: Từng cặp các em thực hiện động tác gõ và đệm bóng cho nhau, sau mỗi lượt đệm bóng thì phải thực hiên động tác gõ bóng để bạn đối diện đệm bóng nhằm mục đích tăng cường độ khó trong đệm bóng đồng thời hỗ trợ cho bài tập tấn công. Bài tập gõ đệm 3.1.2. Đứng từ cuối sân phát bóng vào nhóm 3 người ở 3 vị trí số 1, số 5 và số 6 thực hiện đỡ bước 1 vào ô ở vị trí số 3. - Cách tập + Bước 1: Giáo viên cho mỗi lượt 3 em vào vị trí số 1, số 5 và số 6 + Bước 2: Người phục vụ phát bóng để các vị trí trên sân đỡ bước 1 vào ô ở vị trí số 3, các vị trí được hoãn đổi cho nhau trong quá trình tập luyện.
- Đứng cuối sân phát bóng và đỡ bước 1 3.1.3. Đứng trên bàn bên kia lưới tung đập bóng vào nhóm 3 người ở 3 vị trí số 1, số 5 và số 6 thực hiện đỡ bước 1 vào ô ở vị trí số 3. - Cách tập + Bước 1: Giáo viên cho mỗi lượt 3 em vào vị trí số 1, số 5 và số 6 + Bước 2: : Người phục vụ đứng trên bàn bên kia lưới tung đập bóng để các vị trí trên sân đỡ bước 1 vào ô ở vị trí số 3, các vị trí được hoãn đổi cho nhau trong quá trình tập luyện. Bài tập đứng trên bàn bên kia lưới tung đập bóng và đỡ bước 1
- 3.2. Giải pháp thứ hai: Huấn luyện thể lực Chúng ta biết rằng bóng chuyền là môn thể thao đối kháng, mang tinh thần tập thể cao, người chơi luôn hoạt động ở cường độ cao, lượng vận động không ngừng gia tăng. Di chuyển với tốc độ cao trong phạm vi sân của mình bằng những bước chạy, nhảy, ngã…cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh bóng nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật do đó để thi đấu đạt được thành tích cao các vđv ngoài kỹ thuật điêu luyện thì cần có thể lực dồi dào. 3.2.1. Chạy tốc độ 30m - Mục đích: Phát triển sức nhanh. - Cách tập: + Bước 1: Giáo viên tập trung đội hình thành 2 hàng cách vạch xuất phát 1.5m. + Bước 2: Giáo viên dùng tín hiệu còi mỗi lượt 2 em chạy. 3.2.2. Bật nhảy hố cát - Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ đùi và cơ bụng - Cách tập: + Bước 1: Giáo viên cho học sinh tập trung tại hố nhảy xa đồng thời đặt ghế trong hố cát, các ghế đặt cách nhau 1m + Bước 2: Khi có hiệu lệnh còi từng học sinh bật nhảy qua các ghế trên hố cát. 3.2.3. Bật cóc - Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ đùi và cơ bụng - Cách tập: + Bước 1: Giáo viên tập trung học sinh thành 4 hàng ngang ở cuối sân bóng chuyền. + Bước 2: Khi có hiệu lệnh còi từng hàng ngang thực hiện bật cóc đến hết sân bóng chuyền
- Bài tập Bật nhảy hố cát Bài tập bật cóc 3.2.4. Nằm sấp chống đẩy - Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ tay - Cách tập: + Bước 1: Giáo viên tập trung học sinh thành 2 hàng ngang + Bước 2: Giáo viên cho từng hàng ngang thực hiện theo nhịp hô. Bài tập nằm sấp chống đẩy 3.2.5. Ke cơ bụng - Mục đích: Tăng cường sức mạnh cơ bụng - Cách tập
- + Bước 1: Giáo viên tập trung học sinh thành 2 hàng ngang + Bước 2: Giáo viên cho từng hàng ngang thực hiện theo nhịp hô. Bài tập ke cơ bụng 3.2.6. Chạy đà 3 bước đập bóng và chắn bóng liên tục 3 lần - Mục đích: Phát triển sức mạnh cơ chân, bổ trợ động tác đập bóng và chắn bóng. - Cách tập + Bước 1: Giáo viên tập trung học sinh thành 2 hàng ngang + Bước 2: Giáo viên cho từng hàng ngang thực hiện theo nhịp hô.
- Bài tập chạy đà 3 bước đập và chắn bóng 3.2.7. Chạy bền - Mục đích: Phát triển sức bền - Cách tập + Bước 1: Học sinh chạy đồng loạt quanh sân tập thể chất + Bước 2: Giáo viên cho học sinh hồi tỉnh thả lỏng. Kiểm tra tầm bật chắn Kiểm tra sức bật tấn công
- 3.3. Giải pháp thứ ba: Huấn luyện chiến thuật phòng thủ Hệ thống chiến thuật phòng thủ là hoạt động phối hợp của chiến thuật chắn bóng và chiến thuật phòng thủ hàng sau. Trong chiến thuật phòng thủ hàng sau bao gồm: chiến thuật phòng thủ số 6 tiến và chiến thuật phòng thủ số 6 lùi. 3.3.1. Chiến thuật phòng thủ số 6 tiến: Đấu thủ ở vị trí số 6 luôn luôn tiến lên phía trước làm nhiệm vụ yểm hộ chắn bóng khi đối phương tấn công. Số 5 và số 1 đỡ bóng nửa sân sau. Khi áp dụng chiến thuật này, thường thì người chuyền hai khi ở hàng sau sẽ thực hiện nhiệm vụ số 6 tiến. * Bài tập 1: Di chuyển mô phỏng khi chuyền hai ở vị trí số 1 làm nhiệm vụ phát bóng GV cho từng nhóm 6 học sinh lần lượt đứng vào 6 vị trí trên sân, quy ước học sinh làm nhiệm vụ chuyền hai đang ở vị trí số 1 thực hiện phát bóng. Sau khi có hiệu lệnh (tiếng còi), người chuyền hai thực hiện phát bóng, lúc này ba người ở vị trí hàng trước di chuyển đứng gần lưới để chuẩn bị chắn bóng, hai người ở vị trí số 5 và số 6 sẽ di chuyển sang phải, chia đều phần sân làm nhiệm vụ phòng thủ ở hàng sau. Người chuyền hai sau khi phát bóng sẽ di chuyển về khu vực số 6 gần vạch 3 m để sẵn sàng làm nhiệm vụ yểm hộ phòng thủ phía sau người chắn bóng. Thực hiện lặp lại bài tập một số lần theo theo yêu cầu. Phòng thủ khi chuyền hai phát bóng * Bài tập 2: Mô phỏng khi chuyền hai ở vị trí số 6 khi đồng đội phát bóng
- GV cho từng nhóm 6 học sinh lần lượt đứng vào 6 vị trí trên sân, quy ước học sinh làm nhiệm vụ chuyền hai đang ở vị trí số 6. Sau khi có hiệu lệnh (tiếng còi), đồng đội phát bóng, lúc này ba người ở vị trí hàng trước di chuyển đứng gần lưới để chuẩn bị chắn bóng, hai người ở vị trí số 1 và số 5 sẽ làm nhiệm vụ phòng thủ ở hàng sau. Người chuyền làm nhiệm vụ yểm hộ phòng thủ phía sau người chắn bóng. Thực hiện lặp lại bài tập một số lần theo theo yêu cầu. * Bài tập 3: Di chuyển mô phỏng của chuyền hai ở vị trí số 5 khi đồng đội phát bóng GV cho từng nhóm 6 học sinh lần lượt đứng vào 6 vị trí trên sân, quy ước học sinh làm nhiệm vụ chuyền hai đang ở vị trí số 5. Sau khi có hiệu lệnh (tiếng còi), người ở vị trí số 1 thực hiện phát bóng, lúc này ba người ở vị trí hàng trước di chuyển đứng gần lưới để chuẩn bị chắn bóng, người chuyền hai ở vị trí số 5 sẽ di chuyển vào khu vực số 6 gần vạch 3 m để sẵn sàng làm nhiệm vụ yểm hộ phòng thủ phía sau người chắn bóng. Người ở vị trí số 6 di chuyển ngang vào vị trí số 5, người ở vị trí số 1 sau khi phát bóng sẽ di chuyển vào sân cùng người di chuyển vào vị trí số 5 làm nhiệm vụ phòng thủ hàng sau. Thực hiện lặp lại bài tập một số lần theo theo yêu cầu. Di chuyển của chuyền hai khi đồng đội phát bóng * Bài tập 4: Mô phỏng đội hình di chuyển khi đối phương đập bóng ở vị trí số 4 với hai người chắn - Nhóm 6 HS đứng vào các vị trí trên sân, khi đối phương đập bóng ở vị trí số 4 thì người ở vị trí số 3 nhanh chóng di chuyển sang phải để cùng lúc thực hiện chắn bóng với người ở vị trí số 2. Người ở vị trí số 4 lùi về gần sau vạch 3 m phòng thủ. Người ở vị trí số 6 di chuyển đến sau lưng hai người chắn bóng làm nhiệm vụ yểm hộ phòng thủ. Hai người ở vị trí số 5 và số 1 chia đều hai phần sân phía sau, di chuyển, phán đoán phòng thủ quả đập bóng của đối phương. Thực hiện lặp lại bài tập một số lần theo yêu cầu.
- Đội hình di chuyển khi đối phương đập bóng ở vị trí số 4 * Bài tập 5: Mô phỏng đội hình di chuyển khi đối phương đập bóng ở vị trí số 3 với hai người chắn - Nhóm 6 HS đứng vào các vị trí trên sân, khi đối phương đập bóng ở vị trí số 3, người tập ở vị trí số 3 và vị trí số 4 thực hiện chắn bóng. Người ở vị trí số 2 lùi và người ở vị trí số 6 (Chuyền 2) làm nhiệm vụ yểm hộ phòng thủ sau chắn. Hai người ở vị trí số 5 và số 1 chia đều hai phần sân phía sau, di chuyển, phán đoán phòng thủ quả đập bóng của của đối phương. Thực hiện lặp lại bài tập một số lần theo theo yêu cầu. Nếu người tập ở vị trí số 3 và vị trí số 2 thực hiện chắn bóng thì Người ở vị trí số 4 lùi và người ở vị trí số 6 (Chuyền 2) làm nhiệm vụ yểm hộ phòng thủ sau chắn. Đội hình di chuyển khi đối phương đập bóng ở vị trí số 3 * Bài tập 6: Mô phỏng đội hình di chuyển khi đối phương đập bóng ở vị trí số 2 với hai người chắn - Nhóm 6 HS đứng vào các vị trí trên sân, khi đối phương đập bóng ở vị trí số 2 thì người ở vị trí số 3 nhanh chóng di chuyển sang trái để cùng lúc thực hiện chắn bóng với người ở vị trí số 4. Người ở vị trí số 2 lùi về gần sau vạch 3 m phòng thủ. Người ở vị trí số 6 di chuyển đến sau lưng hai người chắn bóng làm nhiệm vụ yểm hộ phòng thủ. Hai người ở vị trí số 5 và số 1 chia đều hai phần sân phía sau, di chuyển, phán đoán phòng thủ quả đập bóng của đối phương. Thực hiện lặp lại bài tập một số lần theo yêu cầu.
- đội hình di chuyển khi đối phương đập bóng ở vị trí số 2 3.3.2. Chiến thuật phòng thủ số 6 lùi: Đấu thủ ở vị trí số 6, lùi về phía cuối sân để đỡ các đường bóng đập mạnh hoặc bật tay chắn rơi xuống phía sân sau. Số 5 hoặc số 1 lên yểm hộ cho chắn bóng. Khi áp dụng chiến thuật này, thường thì người chuyền hai khi ở hàng sau sẽ thực hiện nhiệm vụ ở vị trí số 1. * Bài tập 1: Di chuyển mô phỏng khi chuyền hai ở vị trí số 1 làm nhiệm vụ phát bóng GV cho từng nhóm 6 học sinh lần lượt đứng vào 6 vị trí trên sân, quy ước học sinh làm nhiệm vụ chuyền hai đang ở vị trí số 1 thực hiện phát bóng. Sau khi có hiệu lệnh (tiếng còi), người chuyền hai thực hiện phát bóng, lúc này ba người ở vị trí hàng trước di chuyển đứng gần lưới để chuẩn bị chắn bóng, người ở vị trí số 5 và chuyền hai ở vị trí số 1 dâng lên yểm hộ cho chắn bóng, người ở vị trí số 6 lùi về phía cuối sân để đỡ các đường bóng đập mạnh hoặc bật tay chắn rơi xuống phía sân sau. Thực hiện lặp lại bài tập một số lần theo theo yêu cầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn