Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú có ý nghĩa quan trọng tới chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, cũng như thành công của mỗi cá nhân học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SINH HOẠT TẬP THỂ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Năm học: 2023- 2024
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SINH HOẠT TẬP THỂ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG MÔI TRƯỜNG BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Tác giả: Vi Thị Hồng Thiệp Thái Tài Thủy Số điện thoại: 0986638692, 0848245169 Năm học: 2023- 2024
- MỤC LỤC PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 3 I. Cơ sở của đề tài .................................................................................................... 3 1. Cơ sở lí luận........................................................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 3 1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú ....................................................................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................... 5 2.1. Thực trạng....................................................................................................... 5 2.2. Nguyên nhân....................................................................................................... 8 2.3. Hậu quả ............................................................................................................... 9 II. Các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn ......................................... 10 1. Đối với cán bộ quản lý ........................................................................................ 10 1.1. Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS bằng cách định hướng giáo dục từ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách công tác bán trú......................................................................................................................... 10 1.2. Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, qua các buổi toạ đàm, các hoạt động trải nghiệm thực tế .......................................................................................................................... 11 1.4. Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh thông qua xây dựng nội quy bán trú. ................................................................................................................. 17 2. Đối với cán bộ giáo viên ..................................................................................... 18 2.1. Chia sẻ với học sinh về vai trò của kỹ năng sinh hoạt tập thể, biểu hiện của kỹ năng sinh hoạt tập thể ..................................................................................... 18 2.3. Tổ chức sinh hoạt bán trú định kỳ với chủ đề: "Hành trình đoàn kết - Xây dựng cộng đồng" ................................................................................................. 25 2.4. Xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt đề cao tinh thần hợp tác, đoàn kết và chia sẻ, yêu thương ......................................................................................... 29 III. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................ 38 1. Mục đích của khảo sát ......................................................................................... 38 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 38 2.1. Nội dung của khảo sát .................................................................................. 38 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................................... 38 2.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 38 2.4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ...... 39 IV. Kết quả của đề tài ............................................................................................ 41 1. Phạm vi ứng dụng của đề tài ............................................................................... 41 2. Mức độ vận dụng ................................................................................................. 41 3. Kết quả đạt được.................................................................................................. 41 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 46 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 2
- DANH MỤC VIẾT TẮT HS Học sinh DTTS Dân tộc thiểu số CBQL Cán bộ quản lý THPT Trung học phổ thông CBGV Cán bộ giáo viên TTYT Trung tâm Y tế GVCN Giáo viên chủ nhiệm THCS Trung học cơ sở GĐ Gia đình
- PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Kỳ Sơn, mảnh đất miền biên viễn Tây Nghệ với 192 km đường biên giới giáp nước bạn Lào cùng hai cửa khẩu: Cửa khẩu Nậm Cắn, cửa khẩu Ta Đo, là huyện có vị trí chiến lược rất trọng, Đồng bào sinh sống nơi đây đa số là người dân tộc thiểu số: Thái (26,1%), H’Mông (33,4%), Khơ Mú (36,3%). Điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại hiểm trở, sự kết nối thông tin, giao lưu giữa các bản làng còn rất nhiều hạn chế. Nguồn thu nhập kinh tế cơ bản bám vào nương rẫy, dẫn đến nền giáo dục chưa được phát triển đồng bộ. Trường THPT Kỳ Sơn được thành lập vào năm 1967, trải qua hơn 57 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, quy mô trường lớp ngày càng được nâng lên. Là ngôi trường THPT duy nhất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, khi thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường gặp khá nhiều khó khăn trong công tác quản lí cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. HS trường THPT Kỳ Sơn là con em của 21 xã, thị trong huyện nên các em để đi học chủ yếu phải trọ học chứ không thể đi – về trong ngày. Từ năm học 2022-2023, Trường THPT Kỳ Sơn được tập đoàn Trung Nam đầu tư về cơ sở vật chất cùng với đó là hệ thống các phòng chức năng, lớp học, nhà ăn, đặc biệt là nhà ở bán trú với 126 phòng có thể cung cấp chỗ ở cho hơn 1000 học sinh. Và cũng từ năm học 2022 – 2023, nhà trường đã thử nghiệm mô hình “Bán trú kiểu mới” với hơn 300 học sinh. Và năm học này, 2023 – 2024 trường đã tổ chức cho học sinh vào ở bán trú với hơn 700 em. Trong bối cảnh đất nước hiện nay chú trọng đến sự phát triển toàn diện, phổ biến sâu, rộng và để "không một ai bị bỏ lại phía sau", phát triển con người toàn diện về phẩm chất, năng lực. Muốn vậy thì giáo dục đại trà, phổ cập THPT ngày càng được quan tâm. Để có được sự phát triển toàn diện: vừa nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, vừa nâng cao năng lực, phẩm chất của người học; Để giúp các em yêu trường, yêu lớp, tôn trọng và quý mến thầy cô thì điều đầu tiên phải giúp các em thấy được niềm vui trong học tập, thấy được ý nghĩa của việc học, thích ứng và hòa nhập với bạn bè, tự tin gần gũi với thầy cô. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn”. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú có ý nghĩa quan trọng tới chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, cũng như thành công của mỗi cá nhân học sinh. Kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú giúp học sinh xây dựng mối quan hệ xã hội mạnh mẽ, tạo nên cộng đồng tích cực trong môi trường bán trú, học cách làm việc nhóm, đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau, điều này có lợi cho sự hòa nhập và phát triển cá nhân. Khi học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể, các em có thể chia sẻ và giữ gìn giá trị văn hóa riêng của mình cùng 1
- với đó là mở rộng tầm hiểu biết và tạo ra một môi trường học tập phong phú, phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp hiệu quả, giúp HS DTTS phát triển tinh thần đoàn kết, hợp tác, tự chủ, tự tin, tự lập, … để từ đó các em vững bước, hòa nhập tốt hơn sau khi tốt nghiệp THPT. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú. - Phân tích thực trạng của kỹ năng sinh hoạt tập thể của HS DTTS trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn. - Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn. - Đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thu thập thông tin V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể HS DTTS đang sinh hoạt trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn. 2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng, giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn. VI. Tính mới của đề tài - Các sáng kiến về phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể chưa có sáng kiến cho HS DTTS đặc biệt là HS DTTS trong môi trường bán trú tại THPT Kỳ Sơn. - Đề tài có thể áp dụng đối với tất cả các trường THPT có môi trường sinh hoạt bán trú cho HS không chỉ riêng HS DTTS tại Kỳ Sơn. 2
- PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Kỹ năng Kỹ năng là những khả năng, kiến thức và kinh nghiệm mà một người có để thực hiện các nhiệm vụ hoặc giải quyết các vấn đề trong công việc hoặc cuộc sống hàng ngày. Các kỹ năng có thể là những kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, hoặc những kỹ năng phức tạp hơn như lãnh đạo, quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề. Có nhiều loại kỹ năng khác nhau và chúng thường được phát triển thông qua giáo dục, đào tạo, trải nghiệm làm việc và tự học. 1.1.2. Kỹ năng sinh hoạt tập thể Khái niệm: Kỹ năng sinh hoạt tập thể (Tiếng Anh là Teamwork skills) còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm, là những kỹ năng mà một người cần phải có để hiệu quả khi làm việc trong môi trường nhóm hoặc tập thể. Đây là những kỹ năng quan trọng để hỗ trợ sự hợp tác, giao tiếp và đạt được mục tiêu chung trong một nhóm làm việc. Các kỹ năng này bao gồm khả năng giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo, giải quyết xung đột, tự chủ và tinh thần đồng đội. Điều này giúp tạo ra một môi trường sinh hoạt, học tập, làm việc tích cực và sáng tạo, nơi mà mỗi thành viên có thể đóng góp và phát triển trong một cộng đồng, một tập thể. Biểu hiện: Kỹ năng sinh hoạt tập thể được biểu hiện rất đa dạng trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc, học tập của con người. Đặc biệt là HS. Cụ thể, Những biểu hiện này thường xuất hiện khi một cá nhân có khả năng làm việc nhóm tốt, có kỹ năng giao tiếp và quản lý tốt. Đó là: Một người có kỹ năng sinh hoạt tập thể thì sẽ tương tác xã hội tích cực tức là có khả năng tương tác và làm việc với mọi thành viên trong nhóm một cách tích cực và hòa nhã. Điều này bao gồm việc lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác và thể hiện sự quan tâm đến những người tham gia khác. Có khả năng hợp tác (Sẵn sàng làm việc cùng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng này bao gồm khả năng chia sẻ thông tin, ý kiến và công việc, cũng như làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề và thách thức); Có khả năng lãnh đạo và theo dõi (Khả năng đảm nhận vai trò lãnh đạo hoặc hỗ trợ lãnh đạo trong nhóm, đồng thời có khả năng theo dõi và điều chỉnh quá trình làm việc của nhóm để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc); Có khả năng xử lý và giải quyết xung đột trong nhóm một cách hiệu quả, thường thông qua việc sử dụng kỹ năng giao tiếp tích cực và khả năng làm việc nhóm; Có tính chủ động và tự giác: Sẵn sàng đóng góp ý kiến, ý tưởng và công việc 3
- một cách tích cực mà không cần sự khích lệ hoặc giám sát từ người khác; Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng truyền đạt ý kiến, thông tin và hướng dẫn một cách rõ ràng và hiệu quả, đồng thời cũng biết lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác); Có khả năng tổ chức và quản lý thời gian (Có khả năng tổ chức công việc cá nhân và cộng tác trong nhóm một cách có hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc); Có tinh thần đồng đội (Sẵn lòng hỗ trợ và khích lệ các thành viên khác trong nhóm, tạo ra một môi trường tích cực và động viên nhau để đạt được mục tiêu chung). 1.1.3. Môi trường bán trú Môi trường bán trú là một loại môi trường nơi con người ta sống, sinh hoạt, học tập và làm việc cả ngày lẫn đêm, thường xuyên, ở xa khỏi nơi cư trú chính. Học sinh, sinh viên, hoặc nhân viên trong một số lĩnh vực công việc có thể trải nghiệm môi trường bán trú. Môi trường bán trú có thể yêu cầu sự tự chủ và tự quản lý cao hơn từ những người sống trong đó, vì ở đó con người thường phải tự quản lý nhu cầu hàng ngày như ăn, ngủ, và giáo dục nếu là học sinh hoặc sinh viên. Môi trường này cũng tạo ra cơ hội cho các hoạt động xã hội và tương tác xã hội giữa những người cùng sống trong cùng một cộng đồng bán trú. 1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú Việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập của các em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và sự hòa nhập xã hội của các em. Kỹ năng sinh hoạt tập thể không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của cá nhân mà còn đối với sự hình thành, duy trì cộng đồng bán trú. Cụ thể: Gắn kết văn hóa và xã hội: Môi trường bán trú là sự đa dạng văn hóa (văn hóa Thái, văn hóa Mông, văn hóa Khơ Mú). Việc phát triển kỹ năng tập thể giúp học sinh dân tộc thiểu số hiểu và gắn kết với văn hóa của các em với nhau, đồng thời học cách tôn trọng và hòa mình vào các nền văn hóa khác. Xây dựng lòng tự tin: Trong một môi trường không phải là của riêng mình, việc tham gia vào các hoạt động tập thể giúp học sinh dân tộc thiểu số xây dựng lòng tự tin và tự giá trị. Các em có cơ hội thể hiện bản thân và được người khác công nhận. Hình thành và phát triển các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng của việc hòa nhập xã hội. Thông qua các hoạt động tập thể, HS DTTS có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cách tương tác với đồng trang lứa và người lớn. Ngoài ra cũng thông qua các hoạt động tập thể còn có thể hỗ trợ hình thành và phát triển các kỹ năng khác như: làm việc nhóm, giải quyết xung đột, lãnh đạo, cân bằng cảm xúc, … Và kỹ năng tự quản lý, quyết định và độc lập có thể được phát triển thông qua việc tham gia vào các hoạt động tập thể, nơi học sinh phải chịu trách nhiệm cho bản thân và đóng góp vào nhóm. 4
- Tạo ra môi trường học tập an toàn, tích cực: Một môi trường tập thể tích cực giúp HS DTTS cảm thấy an toàn, các em cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, được chia sẻ. Điều này khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động học tập và xã hội một cách tích cực. Gắn kết cộng đồng: Việc tham gia vào các hoạt động tập thể cũng giúp HS DTTS gắn kết với cộng đồng của mình, tăng cường sự hòa nhập và cảm giác thuộc về trong môi trường bán trú, đặc biệt là đối với những HS DTTS mới tham gia sinh hoạt. Các em có thể tạo ra một mạng lưới hỗ trợ và sự ủng hộ từ những người cùng dân tộc và dân tộc khác. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng 2.1.1. Thực tế công tác giảng dạy ở trường THPT Kỳ Sơn hiện nay Trường THPT Kỳ Sơn là một ngôi trường có bề dày lịch sử, có truyền thống dạy và học. Đội ngũ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình với nghề. Đa số học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, Trường THPT Kỳ Sơn có đến hơn 97% học sinh là người dân tộc thiểu số, vốn từ ngữ tiếng Việt chưa phong phú và ít cơ hội giao tiếp với xã hội nên nét tính cách điển hình chính của các em rất rụt rè, ít nói và hay tự ti. Mặt khác, HS DTTS còn có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các dân tộc khác nhau, nhiều em phát âm tiếng Kinh còn chưa rõ nên giao tiếp giữa các em còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy mà nhiều em học sinh còn cảm thấy tự ti, không đủ tự tin để giao tiếp với các bạn. Do đặc thù của HS là sống xa gia đình nên các em được tạo điều kiện sinh hoạt bán trú trong trường. Lần đầu tiên các em được sinh hoạt, học tập chung với nhau nên rất nhiều em bỡ ngỡ, khó thích nghi, kỹ năng sinh hoạt tập thể còn rất nhiều hạn chế. 2.1.2. Khảo sát qua google form đối với học sinh Mục tiêu của chúng tôi là để hiểu rõ hơn về thực trạng kỹ năng sinh hoạt tập thể của HS DTTS bán trú nên chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua phần mềm google form. Cụ thể, chúng tôi đã gửi câu hỏi khảo sát qua đường link: https://forms.gle/bHYor8bmgBvecXPw5 cho HS bán trú ở các lớp 12, các lớp 10C2, 10C3, 10C4, 10C5, 11C1, 11C2 để biết được thực trạng sinh hoạt tập thể của học sinh. Bản thân các em có hiểu biết và kỹ năng ra sao khi sống tập thể? Để từ đó có thể biết được mong muốn, nguyện vọng của các em khi sống trong môi trường bán trú. Và kết quả thu được như sau: 5
- Với câu hỏi số 1: Bạn đã tham gia vào các hoạt động tập thể (như trò chơi nhóm, dự án nhóm, v.v.) trong thời gian gần đây không? Thì với 550 câu trả lời của học sinh có đến hơn 77% đã từng tham gia các hoạt động tập thể, còn lại hơn 20% các em chưa tham gia bao giờ. Điều này cho thấy, các em vẫn có tham gia các hoạt động tập thể, nhưng một số lại chưa bao giờ tham gia, thậm chí không biết đến hoạt động tập thể, hay nói cách khác hiểu biết cũng như kỹ năng sinh hoạt tập thể của các em vẫn còn hạn chế và rất hạn chế đối với một số bạn. Ở câu hỏi số 2: Nếu bạn đã tham gia, bạn thường tham gia hoạt động nào nhất? Thì với 550 câu trả lời, các em chủ yếu tham gia vào trò chơi nhóm và hoạt động thể dục thể thao nhóm, rất ít học sinh tham gia vào dự án nhóm hay các buổi hội thảo, họp nhóm, điều này cho thấy hoạt động tập thể đối với các em chủ yếu mang tính chất giải trí, chứ chưa thực sự là hoạt động khám phá kiến thức hay rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, … Còn đối với câu hỏi số 3: Theo bạn, điều gì làm cho một hoạt động tập thể hấp dẫn và có ý nghĩa nhất? thì các em chọn chủ yếu là sự tham gia tích cực của mọi thành viên rồi đến mục tiêu rõ ràng, sự phân công công việc hợp lý chứ các phương án: Khả năng hỗ trợ và hợp tác với đồng đội; Không áp đặt ý kiến của một số ít thành viên; Có sự hướng dẫn và quản lý từ người điều hành … Z` như các em chọn rất ít, điều này cho thấy các em chưa nắm được muốn nâng hầu cao chất lượng đội nhóm thì khả năng hỗ trợ và hợp tác với đồng đội; Không áp đặt ý kiến của một số ít thành viên; Có sự hướng dẫn và quản lý từ người điều hành hay nói cách khác là vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng. Điều đáng nói nữa là một số học sinh đã lựa chọn phương án khác đó là “không thích”. Như vậy, có thể thấy học sinh nhận thức về vai trò của sinh hoạt tập thể rất hạn chế. Ở câu hỏi số 4: Bạn cảm thấy mình có khả năng hợp tác và làm việc nhóm tốt không? trong tổng số 550 tham gia khảo sát thì có đến hơn 60% chọn phương án bình thường hoặc không, riêng các em có kỹ năng hợp tác rất tốt và tốt là rất ít. Điều này cho thấy, các em tham gia hoạt động tập thể, đội nhóm như là nhiệm vụ chứ chưa phát huy được năng lực, sở trường bản thân, điều đó cũng có nghĩa là tính tập thể của các em: khả năng giao tiếp, hợp tác, khả năng dung hòa các mối quan hệ của các em còn rất hạn chế. 6
- Với câu hỏi số 5: Bạn nghĩ rằng việc rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể là quan trọng đối với sự phát triển cá nhân không? Thì có đến hơn 40% số học sinh tham gia trả lời cho rằng bình thường, số ít cho là quan trọng và rất quan trọng. Như vậy, với kết quả này, cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng sinh hoạt tập thể của các em ở bán trú còn hạn chế. Phải chăng vì lẽ đó mà các em tham gia hoạt động nhóm chỉ theo nhiệm vụ, phong trào chứ chưa thực sự hết mình để chứng tỏ bản thân cũng như phát huy năng lực bản thân? Riêng câu hỏi số 6: Bạn muốn tham gia vào những hoạt động tập thể nào trong tương lai? thì các em lại chọn các buổi họp nhóm hoặc hội thảo, dự án nhóm là nhiều hơn cả. Như vậy, điều này cho thấy các em muốn tham gia vào hoạt động tập thể mới mẻ hơn, hình thức khác hơn trò chơi nhóm hay văn nghệ, thể dục thể thao. 2.1.3. Khảo sát qua phỏng vấn các giáo viên thuộc ban quản lý bán trú. Câu 1: Theo ý kiến của thầy/cô, HS DTTS thường gặp những khó khăn gì khi tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể trong môi trường bán trú? Câu 2: Thầy/cô có nhận thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận và tham gia của HS DTTS so với các HS khác trong các hoạt động tập thể không? Câu 3: Theo thầy/cô, những yếu tố nào góp phần vào việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể của HS DTTS trong môi trường bán trú? Câu 4: Theo thầy/cô, Liệu việc đa dạng hóa các hoạt động tập thể có thể giúp tăng cường sự tham gia của HS DTTS không? Câu 5: Thầy/cô có ý kiến gì về cách tổ chức và thúc đẩy sự tham gia của HS DTTS trong các hoạt động tập thể tại môi trường bán trú? Câu 6: Theo thầy/cô, những phương pháp giáo dục hoặc hỗ trợ cụ thể nào có thể được áp dụng để khuyến khích và phát triển kỹ năng tập thể cho HS DTTS? Kết luận: Dựa trên thực tế công tác giảng dạy của GV ở trường THPT Kỳ Sơn hiện nay, dựa vào kết quả khảo sát về kỹ năng sinh hoạt tập thể của HS DTTS đang ở bán trú cũng như qua phỏng vấn GV quản lý bán trú, chúng tôi đã nhận thấy một số điểm quan trọng về thực trạng sinh hoạt tập thể của HS DTTS trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn như sau: Tuy có một phần không nhỏ HS DTTS bán trú tham gia vào các hoạt động tập thể, nhưng chủ yếu là hoạt động thể thao, trò chơi nhóm. Các hoạt động mang tính chất giải trí chứ chưa hẳn là để cùng nhau học tập lĩnh hội, nâng cao tri thức. 7
- Phần lớn HS cho rằng sự tham gia tích cực của mọi thành viên và mục tiêu rõ ràng là hai yếu tố quan trọng tạo nên một hoạt động tập thể hấp dẫn và có ý nghĩa. Tuy nhiên, một số HS cũng nhấn mạnh về sự hỗ trợ và hợp tác từ đồng đội, cũng như sự hướng dẫn từ người điều hành, lãnh đạo. Mặc dù một số HS cho biết các em có khả năng hợp tác và làm việc nhóm tốt, nhưng phần lớn HS không cảm thấy tự tin, chỉ tham gia cho có phong trào hoặc tham gia một cách khiên cưỡng. Hầu hết các em đều nhận thức rằng việc rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể là bình thường đối với sự phát triển cá nhân về mọi mặt từ giao tiếp, sự tự tin, khả năng lãnh đạo, khả năng hợp tác … nói cách khác, các em chưa hiểu tầm quan trọng, bản chất của sinh hoạt tập thể mang lại lợi ích cho chính bản thân các em trong hiện tại và cả tương lai. Dựa trên thực trạng này, chúng tôi đề xuất “Một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh dân tộc thiểu số trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn”. 2.2. Nguyên nhân Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn GV quản lý bán trú, việc HS DTTS gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong kỹ năng sinh hoạt tập thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: - HS DTTS thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội hỗ trợ, bao gồm cả các hoạt động tập thể. Thiếu tiếp cận này có thể bắt nguồn từ sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính, văn hóa và xã hội. Bởi vì, các em phần lớn đến từ vùng núi xa, sâu của huyện biên giới Kỳ Sơn. - HS DTTS có thể gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc dân tộc hoặc văn hóa của các em (sự khác biệt, sự đa dạng trong văn hóa của các dân tộc khác nhau: Thái, Mông, Khơ Mú). Sự bất đồng trong ngôn ngữ khi vốn từ phổ thông của các em rất hạn chế. Sự phân biệt đối xử này cùng rào cản ngôn ngữ làm giảm sự tự tin và ý thức về bản thân, ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động tập thể. - Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kỹ năng tập thể của HS. Tuy nhiên, HS DTTS - một số lớn phải đối mặt với sự thiếu hỗ trợ từ gia đình do các yếu tố: cản trở từ nền văn hóa, tài chính kinh tế, sự bận rộn với cuộc sống hàng ngày, đặc biệt hơn cả là sự thiếu hiểu biết về giáo dục của các bậc cha mẹ. - Các em HS DTTS thiếu tự tin, thiếu kiến thức về kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động tập thể. Các em thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng tập thể và tương tác xã hội. Việc thiếu thông tin này làm giảm động lực và quan tâm của các em đến việc tham gia vào các hoạt động chung. - Học sinh bán trú thường phải sống xa gia đình và điều này có thể tạo ra cảm giác cô đơn hoặc khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ và tương tác với 8
- bạn bè. Thiếu kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến việc làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động tập thể của các em ở bán trú. - Một số hoạt động tập thể có thể không thu hút được sự quan tâm của học sinh bán trú hoặc không mang lại cảm giác an toàn và hứng thú đối với các em. Thêm vào đó là môi trường văn hóa và tập thể của trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của học sinh vào các hoạt động tập thể. Nếu không có một môi trường đề cao sự hợp tác, đoàn kết, chia sẻ và tôn trọng giữa các thành viên, học sinh sẽ cảm thấy không thoải mái, không tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Tóm lại, các yếu tố trên có thể tạo ra thực trạng yếu trong kỹ năng sinh hoạt tập thể của học sinh bán trú và cần được giải quyết để tạo ra một môi trường hỗ trợ và khích lệ cho sự tham gia tốt hơn từ phía HS. 2.3. Hậu quả Thực trạng yếu trong kỹ năng sinh hoạt tập thể của HS bán trú, đặc biệt là HS DTTS có thể dẫn đến một số hậu quả tiêu cực, bao gồm: Cảm giác cô đơn và cô lập: Kỹ năng sinh hoạt tập thể giúp HS xây dựng mối quan hệ xã hội, cảm thấy được chấp nhận và hòa nhập trong cộng đồng. Thiếu sự tham gia vào các hoạt động tập thể có thể làm tăng cảm giác cô đơn và cô lập trong môi trường bán trú, gây ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần của HS. Thiếu kỹ năng xã hội và giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp và xã hội là yếu tố quan trọng trong sự phát triển cá nhân. Thiếu sự tham gia vào các hoạt động tập thể sẽ dẫn đến việc thiếu kỹ năng này, gây ra khó khăn trong việc tương tác xã hội, sinh hoạt, học tập và giao tiếp hiệu quả. Giảm tự tin và tinh thần: Thiếu kỹ năng sinh hoạt tập thể có thể làm giảm tự tin và tinh thần của HS DTTS. Các em có thể cảm thấy không tự tin khi phải tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc khi giao tiếp với những người khác. Giảm khả năng hợp tác và làm việc nhóm: Kỹ năng sinh hoạt tập thể cần thiết để HS hợp tác và làm việc nhóm trong tương lai, cả trong môi trường học tập và nghề nghiệp. Thiếu kỹ năng này có thể gây ra khó khăn trong việc làm việc cộng tác và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè, thầy cô. Giảm hiệu suất học tập: Các hoạt động tập thể thường giúp HS học hỏi từ kinh nghiệm của người khác, phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tăng cường sự tự tin. Thiếu sự tham gia vào các hoạt động này có thể dẫn đến giảm hiệu suất học tập, dẫn đến việc học tập sa sút, ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân HS, kèm theo đó chất lượng GD của nhà trường sẽ không được cải thiện. Tăng nguy cơ rơi vào hành vi tiêu cực: Nếu không tham gia vào các hoạt động tập thể mang tính tích cực và xây dựng, HS DTTS có thể dễ dàng rơi vào các hành vi tiêu cực như trốn học, lạc lối, hoặc tham gia vào các nhóm xã hội không lành mạnh, bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. 9
- Như vậy, có thể nói kỹ năng sinh hoạt tập thể là một phần rất quan trọng của sự thành công học tập của HS, đặc biệt là HS DTTS trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn. Thiếu kỹ năng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, thành tích học tập, dẫn đến thất bại học tập và giảm tự tin trong bản thân. Song song với đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn trường. II. Các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS DTTS trong môi trường bán trú tại trường THPT Kỳ Sơn 1. Đối với cán bộ quản lý 1.1. Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS bằng cách định hướng giáo dục từ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách công tác bán trú Việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh được thực hiện có hiệu quả thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách công tác bán trú, bởi đây là những người gần gũi với học sinh nhất, tiếp xúc và thấu hiểu các em hơn cả. Muốn thay đổi học sinh thì cần phải thay đổi tư duy nhận thức, hành động của chính người dạy. Vì vậy, chúng tôi đã tăng cường phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh thông qua cách định hướng giáo dục từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và giáo viên làm công tác bán trú. Vậy cách thức định hướng này được thực hiện như thế nào? - Chia sẻ cùng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách bán trú về vai trò của việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh. Xây dựng nội dung phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể vào mục tiêu kế hoạch giáo dục nhà trường, đưa vào trong nghị quyết họp hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm học. - Định hướng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách bán trú cách thức phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh trong các tiết học, trong các hoạt động giáo dục. - Đối với giáo viên bộ môn cần đưa mục tiêu phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể vào phần mục tiêu cần đạt trong các tiết dạy bài dạy. Có thể đưa vào trong phần các năng lực cần đạt, đặc biệt xây dựng, thiết kế giáo án ưu tiên về phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể thông qua các khoạt động giáo dục của bài học, tiết học. - Đối với giáo viên chủ nhiệm cần đưa phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể vào trong kế hoạch hàng tháng hàng tuần ở sổ chủ nhiệm. - Đối với giáo viên phụ trách bán trú cần đưa việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể vào trong kế hoạch hoạt động theo tháng, tuần của học sinh ở bán trú. - Định hướng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách bán trú thay đổi cách đánh giá học sinh. Bên cạnh các tiêu chí đánh giá về năng lực phẩm chất giáo viên có thể đưa thêm tiêu chí đánh giá về kỹ năng sinh hoạt tập thể của học sinh trong các hoạt động giáo dục. Ví dụ giáo viên có thể đưa tiêu chí khả năng hợp tác, khả năng phối hợp, khả năng phân chia công việc, khả năng lãnh đạo, thuyết 10
- trình của học sinh khi đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm hoặc sản phẩm học tập của học sinh. 1.2. Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, qua các buổi toạ đàm, các hoạt động trải nghiệm thực tế 1.2.1. Mục đích, yêu cầu Mục đích: Các hoạt động tập thể các hoạt động phong trào, các buổi tọa đàm và hoạt động trải nghiệm thực tế chính là sân chơi bổ ích giúp phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh. Ở các hoạt động này, các em sẽ phải tự tổ chức các hoạt động sinh hoạt của nhóm, của lớp. Vì vậy, kỹ năng sinh hoạt tập thể của các em: lãnh đạo, hợp tác, đoàn kết, chia sẻ, giải quyết xung đột, cân bằng cảm xúc, … sẽ được phát triển, rèn luyện thông qua các hoạt động này. Yêu cầu: Làm như thế nào để có thể tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, các buổi tọa đàm và hoạt động trải nghiệm thực tế có hiệu quả? Thứ nhất. Các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, các hoạt động trải nghiệm thực tế phải được xây dựng kế hoạch bám sát với kế hoạch giáo dục của nhà trường ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng, đó là một sự chuẩn bị kỹ càng để việc tổ chức các hoạt động này thành công. Thứ 2. Tất cả các hoạt động sinh hoạt tập thể cần hướng vào mục tiêu quan trọng đó là đối tượng học sinh. Hãy đặt ra câu hỏi để tham gia hoạt động này học sinh cần phải làm gì? Cách thức tổ chức và thực hiện như thế nào? Thứ 3. Cần phối hợp hỗ trợ nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nhà trường. Đầu tiên đó là sự phối kết hợp chặt chẽ với tổng phụ trách của nhà trường. Tổng phụ trách sẽ là người xây dựng kế hoạch triển khai bao gồm có mục đích thời gian thực hiện, yêu cầu của quá trình tham gia hoạt động, đối tượng tham gia hoạt động, đánh giá kết quả của việc tổ chức hoạt động. Tiếp theo là sự phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách bán trú để triển khai phổ biến toàn bộ kế hoạch tới tất cả các em học sinh trong nhà trường, đặc biệt là các em thuộc khối bán trú. Phối kết hợp chặt chẽ với ban cán sự lớp để việc quản lý tổ chức các hoạt động được thực hiện có hiệu quả. Thứ 4. Cần xây dựng chương trình nội dung các hoạt động tập thể cụ thể. Hoạt động tập thể có thể là hoạt động được tổ chức thực hiện thường xuyên một tuần một lần hoặc hai tuần một lần. Ngoài ra các hoạt động tập thể cũng có thể được tổ chức định kỳ bản sắc các hoạt động giáo dục của nhà trường, bản sắc các ngày lễ kỷ niệm. Ngoài ra các hoạt động tập thể này còn được thực hiện và tổ chức linh hoạt khi có sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường với các chương trình đặc biệt. 1.2.2. Cách thức thực hiện Bước 1. Xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động 11
- Đầu tiên, xác định mục đích cụ thể muốn học sinh đạt được thông qua các hoạt động này: Các hoạt động đó tổ chức để làm gì? Và phải đảm bảo yêu cầu gì? Bước 2: Xác định kỹ năng hướng đến và cần phát triển Có thể đó là kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, quản lý thời gian, hoặc khám phá và phát triển sở thích cá nhân. Bước 3: Chọn các hoạt động phù hợp Dựa trên mục đích, yêu cầu và kỹ năng cần phát triển, chọn các hoạt động tập thể, phong trào hoặc trải nghiệm thực tế phù hợp. Các hoạt động này có thể bao gồm trò chơi nhóm, thử thách tập thể, hoạt động thể dục, hoạt động ngoại khóa, hoặc các dự án cộng đồng, tăng gia sản xuất. … Bước 4: Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động Phát triển một kế hoạch chi tiết bao gồm lịch trình, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và nguồn lực cần thiết. Đảm bảo rằng mỗi hoạt động được tổ chức một cách cân nhắc và an toàn. Bước 5: Thúc đẩy sự tham gia và tương tác Tạo điều kiện để tất cả học sinh có thể tham gia tích cực vào các hoạt động, khuyến khích sự hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm. Bước 6: Tiến hành đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm Tiến hành đánh giá định kỳ để đo lường tiến độ và hiệu quả của các hoạt động. Điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) để tối ưu hóa hiệu quả của hoạt động từ đó tạo điều kiện phát triển kỹ năng tập thể một cách tốt nhất. 1.2.3. Ví dụ minh họa Công tác tăng gia sản xuất cho học sinh bán trú Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của “công tác trồng rau tăng gia sản xuất” Mục đích: Nhằm phát triển, nâng cao kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS bán trú như kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng hợp tác, lãnh đạo, đoàn kết, tinh thần tập thể, biết cách tổ chức, phân chia công việc hợp lí. Yêu cầu: Tất cả các thành viên phải tham gia tích cực, có ý thức và mang lại hiệu quả. Bước 2: Xác định kỹ năng hướng đến và cần phát triển Kỹ năng lãnh đạo, điều hành; kỹ năng giải quyết xung đột, đoàn kết, hợp tác… Bước 3: Chọn các hoạt động phù hợp “Công tác trồng rau tăng gia sản xuất” của HS DTTS ở bán trú thì các hoạt động phù hợp cần có: Chia đội cuốc cỏ, lên luống, gieo trồng, chăm sóc, … Bước 4. Xây dựng kế hoạch “công tác trồng rau tăng gia sản xuất” 12
- - Bám sát kế hoạch giáo dục đầu năm học của nhà trường. - Phân chia khu vực trồng rau cho từng lớp bán trú. - Giáo viên chủ nhiệm lớp bán trú, giáo viên phụ trách bán trú giám sát, đôn đốc học sinh lớp mình tiến hành công việc thuận lợi, đúng thời gian. Bước 5: Thúc đẩy sự tham gia và tương tác Giáo viên chủ nhiệm bán trú, phối hợp cùng giáo viên phụ trách bán trú phân công các lớp, lớp trưởng cùng các trưởng phòng nhận công việc và tiến hành phân công cho các thành viên thực hiện Bước 6: Tiến hành đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm CBQL, ban quản lý bán trú tổ chức đánh giá, nhận xét thành quả lao động của học sinh theo tháng, theo quý. Một số hình ảnh vườn rau của học sinh bán trú và học sinh bán trú nhập rau cho bếp ăn bán trú. 1.2.4. Hiệu quả Với giải pháp Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, qua các buổi toạ đàm, các hoạt động trải nghiệm thực tế mang lại cho các em nhiều hiệu quả: Tinh thần đồng đội được nâng 13
- cao, khả năng hợp tác, tinh thần đoàn kết, chia sẻ giữa các thành viên không ngừng được bồi đắp, nâng cao. Các em vừa được giải trí, vừa được rèn luyện và học hỏi. Kết luận: Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, qua các buổi toạ đàm, các hoạt động trải nghiệm thực tế là giải pháp rất thiết thực, đầy khả thi đối với HS DTTS ở bán trú. Đặc biệt là đối với các hoạt động như tăng gia sản xuất trồng rau, chăn nuôi. 1.3. Phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh thông qua phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội ở địa phương 1.3.1. Mục đích và các hoạt động phối kết hợp Việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục học sinh là rất quan trọng. Bởi môi trường xã hội chính là nền tảng cũng chính là động lực thúc đẩy học sinh trong việc rèn các năng lực phẩm chất của các em. Về phía nhà trường có thể phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động cơ bản sau: Thứ nhất. Phối hợp với các tổ chức địa phương để giáo dục pháp luật cho học sinh giúp các em có hành động đúng đắn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, biết cách phòng tránh tội phạm và tránh xa các tệ nạn xã hội, hình thành nhân cách thái độ và hành động đúng mực. Thứ 2. Phối hợp trong việc giáo dục kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có thái độ hành vi tích cực để các em có thể thích nghi được với cả sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội, có lối sống lành mạnh văn hóa. Thứ 3. Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương trong công tác xã hội hóa giáo dục. Tổ chức các hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phương giúp cho học sinh có trách nhiệm, tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học, phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh đồng thời giáo dục tình yêu thương sự quan tâm sẻ chia hỗ trợ và giúp đỡ những người xung quanh. 1.3.2. Cách thức tiến hành Bước 1. Xác định mục tiêu: Phải hiểu rõ mục tiêu mong muốn đạt được và nhu cầu cụ thể của học sinh trong việc phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể. Bước 2. Xác định tổ chức phù hợp để phối kết hợp: Tìm hiểu và liên hệ với các cơ quan, tổ chức địa phương như TTYT, ban chỉ huy quân sự huyện, xã/thị, công an huyện, hay các câu lạc bộ thanh thiếu niên, tổ chức tình nguyện và các nhóm xã hội khác có thể hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng này. Bước 3. Lập kế hoạch và triển khai chương trình: Phát triển một kế hoạch chi tiết bao gồm các hoạt động cụ thể, lịch trình, tài nguyên cần thiết và phương pháp đánh giá. Đảm bảo rằng chương trình có tính hợp nhất và linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng nhóm học sinh. 14
- Bước 4. Tổ chức và quản lý hoạt động: Tiến hành các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời đảm bảo sự điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết để đáp ứng các thay đổi hoặc phản hồi từ học sinh và cộng đồng. Bước 5. Đánh giá và điều chỉnh: Tiến hành đánh giá hiệu quả sau mỗi hoạt động. Dựa vào kết quả đánh giá, điều chỉnh kế hoạch và hoạt động để cả thiện chất lượng cũng như đáp ứng được nhu cầu thực tế của học sinh. 1.3.3. Ví dụ minh họa. Các kế hoạch phối kết hợp (Phụ lục 1) - Phối hợp cùng Tòa án nhân dân huyện tiến hành phiên tòa giả định để giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật cho học sinh. (tháng 3/2023) Kế hoạt động tháng 9/2023 - Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với công an Thị Trấn Mường Xén, Công an huyện Kỳ Sơn trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, đảm bảo công tác an ninh, an toàn trật tự cho CBGV, HS và đặc biệt là HS DTTS ở bán trú để phụ huynh và HS yên tâm; để các em nâng cao ý thức tự giác, tự vệ, tự tin trước đám đông. 15
- - Phối hợp với TTYT thị trấn Mường Xén, TTYT huyện Kỳ Sơn kiểm tra sức khỏe định kỳ cho 100% học trong nhà trường, học sinh bán trú. - Phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện để tổ chức tập huấn rèn luyện tác phong, lối sống, tính kỉ luật kỉ cương, nề nếp sinh hoạt tập thể cho học sinh bán trú. 1.3.4. Kết quả Khi thực hiện các hoạt động phối kết hợp đã mang lại cho các em học sinh bán trú nhiều hiệu quả như: tăng cường tính tương tác xã hội như phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm; Tạo ra môi trường học tập tích cực, tạo ra cơ hội học hỏi ngoài giờ học chính khóa: Các hoạt động này còn giúp tạo môi trường học tập tích cực bên ngoài lớp học. Điều này cho học sinh bán trú phát triển kỹ năng tự chủ và sự tự tin trong việc học tập và khám phá bản thân; Xây dựng kỹ năng sống và tự chăm sóc: Thông qua các hoạt động này, học sinh bán trú học cách quản lý thời gian, stress và tăng cường sức khỏe cũng như phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Kết luận: Tóm lại, việc phối hợp các tổ chức địa phương để giáo dục kỹ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh bán trú có thể tạo ra một môi trường sinh hoạt, học tập đa dạng và tích cực để phát triển không chỉ kỹ năng sinh hoạt tập thể mà còn phát triển các kỹ năng mềm, năng lực cá nhân, thích ứng xã hội cho các em. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn