intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn" nghiên cứu được xây dựng với mục đích đem lại cái nhìn bao quát, tổng thể về thực trạng đọc sách của học sinh trường THPT hiện nay, trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá và thống kê các mặt như sở thích đọc sách, thói quen đọc sách, quan điểm về việc đọc sách...của các em học sinh, từ đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách, giúp các em rèn luyện được thói quen đọc sách, nâng cao hiệu quả đọc sách và vận dụng kiến thức đã đọc được vào cuộc sống hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn

  1. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................... 1 II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 2 V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................ 3 VII. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 VIII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 B. NỘI DUNG .......................................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 4 1. Sách là gì? ...................................................................................................... 4 2. Tầm quan trọng của sách:............................................................................... 4 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ............................................................................... 5 1. Tầm quan trọng của sách:............................................................................... 8 2. Bạn có thích đọc sách không: ......................................................................... 9 3. Mức độ thường xuyên đọc sách: .................................................................... 9 4. Thời gian dành cho việc đọc sách: ............................................................... 10 5. Thể loại sách mà các em thường đọc: .......................................................... 10 6. Nguồn tìm kiếm thông tin chủ yếu của các em học sinh: ............................ 11 7. Lý do các em không thích đọc sách: ............................................................ 12 8. Mức độ thường xuyên tới thư viện: ............................................................. 12 9. Lợi ích của việc đọc sách: ............................................................................ 13 III. NGUYÊN NHÂN ......................................................................................... 14 IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .......................................................................... 14 1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:.............................................................. 14 2. Đối với giáo viên: ......................................................................................... 15 3. Đối với phụ huynh:....................................................................................... 16 4. Đối với Đoàn trường: ................................................................................... 17 5. Đối với học sinh: .......................................................................................... 18 1
  2. 5.1. Tuyển thành viên câu lạc bộ:..................................................................... 18 5.2. Lập trang facebook của câu lạc bộ: ........................................................... 19 5.3. Xây dựng tủ sách tri thức: ......................................................................... 20 a. Tạo nguồn sách: ............................................................................................ 20 b. Quản lý tủ sách: ............................................................................................ 22 5.4. Hoạt động của câu lạc bộ: ......................................................................... 23 a. Tổ chức giới thiệu sách: ............................................................................... 23 b. Câu lạc bộ tổ chức ngày hạnh phúc: ............................................................ 24 c. Tổ chức chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp: “Sách – đường đến tương lai” ................................................................................................................... 26 d. Thực hiện chương trình mượn sách bằng vỏ hộp sữa……………………..30 e. Thực hiện tuyên truyền bằng mạng xã hội: .................................................. 30 V. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP.......... 31 1. Mục đích khảo nghiệm: ................................................................................ 32 2. Đối tượng khảo nghiệm: ............................................................................... 32 3. Thời gian khảo nghiệm: ............................................................................... 32 4. Nội dung khảo nghiệm: ................................................................................ 32 a. Khảo nghiệm các em học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu về tình hình mượn sách nhiều hay ít: ................................................................................... 32 b. Kết quả khảo nghiệm về việc các em có thích xuống thư viện không: ....... 33 c. Kết quả khảo nghiệm về việc các em thường đọc sách khi nào: ................. 34 d. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm: ............................................................... 35 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 37 1. Kết luận: ....................................................................................................... 37 2. Kiến nghị: ..................................................................................................... 37 D: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 38 2
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, sách có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần xã hội. Sách chính là tinh hoa tri thức của nhân loại, là di huấn tinh thần của thế hệ này dành cho thế hệ khác. Đọc sách giúp chúng ta tích lũy kiến thức để học tập, nghiên cứu khoa học và có những trải nghiệm quý báu. Henry David đã từng nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và quốc gia”. Đại văn hào Mácxim Gorki cũng khẳng định: “Sách là kỳ công phức tạp và vĩ đại nhất trong tất cả các kỳ công tuyệt diệu mà loài người sáng tạo ra trên con đường tiến tới hạnh phúc và tương lai tươi sáng”. Có thể nói, mọi sự thành công của con người đều nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm của bản thân với những tri thức lĩnh hội từ việc học trong cuộc sống, trong nhà trường và trong sách vở, kho tàng tri thức của nhân loại. Bên cạnh đó, sách còn có vai trò rất lớn đối với việc giáo dục nhân cách con người. Mỗi cuốn sách đều thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Bởi từ sách, các tác giả đã gửi gắm tâm hồn, tâm tư, tình cảm, khát vọng,…trong cuộc sống và trong mọi mối quan hệ xã hội, để từ đó giúp người đọc hiểu, cảm nhận và thay đổi chính mình theo từng trang sách. Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, việc đọc sách đôi khi bị lãng quên bởi con người có thể lướt web, google search là ra mọi thông tin mong muốn. Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube…rất phổ biến và tiếp cận sâu rộng đến giới trẻ. Sự tiện ích của chúng làm chúng ta dần quên mất sự tồn tại của sách. Văn hóa đọc ở Việt Nam đang dần nhạt phai. Người đọc nhất là giới trẻ có xu hướng lười đọc sách. Theo một khảo sát quốc tế năm 2019 của trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Việt Nam chúng ta chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, theo lượng sách xuất bản, mỗi người Việt Nam thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới/người/năm nhưng trong đó, có một nửa là sách giáo khoa. Thời gian dành cho đọc sách hàng tuần, cao nhất là Ấn Độ 11 giờ, Trung Quốc 5 giờ, Nhật Bản 4 giờ, Hàn Quốc 3 giờ, trong khi đó Việt Nam chỉ 1 giờ. Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát với 200 em học sinh trường trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Đức Mậu về thói quen đọc sách, kết quả chỉ có 20,5% số bạn đọc sách thường xuyên, 2% không đọc sách và 66,5% thỉnh thoảng đọc, 11% đọc khi cần tra cứu thông tin. Dựa vào số liệu trên có thể thấy tỷ lệ học sinh đọc sách thường xuyên rất ít. Trong tình hình dịch covid-19 rất phức tạp và diễn biến khó lường, nhiều địa phương trên cả nước phải dạy và học trực tuyến. Trường THPT Nguyễn Đức Mậu học trực tuyến thời gian đầu năm học và không chắc chắn được việc học trực tiếp sẽ diễn ra liên tiếp đến hết năm học. Vì thế, hướng dẫn các em chủ động học tập và 1
  4. phát triển văn hóa đọc trong nhà trường là việc làm cần thiết mang tính chất chủ động, lâu dài. Đây là điều mà Bộ giáo dục và xã hội đang hướng tới Trước thực trạng trên, chúng tôi đã trăn trở suy nghĩ và cũng chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc thông qua hoạt động Đoàn”. Đề tài chỉ ra thực trạng thói quen đọc sách của học sinh hiện nay và đề xuất một số giải pháp để khuyến khích và phát triển văn hóa đọc sách trong nhà trường phổ thông. Hy vọng, nghiên cứu này có thể giúp cho các em học sinh hình thành được thói quen đọc sách cho bản thân. Bên cạnh đó, các trường phổ thông cũng có thể đưa ra các giải pháp để áp dụng nhằm xây dựng văn hóa đọc tại trường mình. II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Sách có tầm quan trọng như thế nào đối với học sinh? - Tại sao học sinh ngày nay lại không có hứng thú đọc sách? - Làm thế nào để tạo được thói quen đọc sách cho học sinh và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường ? III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu được xây dựng với mục đích đem lại cái nhìn bao quát, tổng thể về thực trạng đọc sách của học sinh trường THPT hiện nay, trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá và thống kê các mặt như sở thích đọc sách, thói quen đọc sách, quan điểm về việc đọc sách...của các em học sinh, từ đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp tích cực nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách, giúp các em rèn luyện được thói quen đọc sách, nâng cao hiệu quả đọc sách và vận dụng kiến thức đã đọc được vào cuộc sống hàng ngày. IV. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Thói quen đọc sách của học sinh THPT. - Phạm vi nghiên cứu: 200 học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu. V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng thói quen đọc sách và các giải pháp. Tuy nhiên qua tìm hiểu, tôi thấy rằng chưa có đề tài nào đề cập hay nghiên cứu về Văn hóa đọc sách của học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động Đoàn mà chủ yếu các bài viết đều đề cập đến đối tượng sinh viên hay học sinh tiểu học hay thông qua hoạt động thư viện. Bài viết: “Giải pháp xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh” của tác giả Bá Hải – Báo giáo dục thời đại số ra ngày 14/01/2016, cũng đã nêu ra được thực trạng đọc sách của học sinh hiện nay và cũng đã đưa ra được một số giải pháp. Tuy nhiên, những giải pháp này còn chung chung, khó thực thi ở các trường THPT. 2
  5. VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu các giải pháp này được thực hiện, sẽ hình thành được văn hóa đọc sách cho học sinh trường THPT góp phần nâng cao được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời Nhà trường, Đoàn trường và thư viện sẽ phát huy được hiệu quả tổ chức và hoạt động của mình. Hơn nữa dịch bệnh covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, việc các em hình thành được thói quen đọc sách sẽ giúp các em chủ động tìm tòi và lĩnh hội kiến thức trên cơ sở các định hướng của giáo viên. VII. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa đọc sách. - Khảo sát thực trạng thói quen đọc sách của học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu. - Đưa ra các giải pháp xây dựng văn hóa đọc sách cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn. VIII. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm khoa học. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm. 3
  6. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Sách là gì? Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,“Sách” là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về một phía. Một tờ trong cuốn sách được gọi là một trang sách. Sách ở dạng điện tử được gọi là sách điện tử hoặc e-book. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội. Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời đại (trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). 2. Tầm quan trọng của sách: Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Ông cha ta từng dạy: “Để vàng, để bạc không bằng để sách cho con”. Hay câu nói của nhà văn M.Gorki nổi tiếng “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách là kho tàng tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Nói về tầm quan trọng của sách, nhà văn nổi tiếng trong giới văn học viết cho trẻ em người Thụy Điển - Astrid Lindgren từng nói: “Tuổi thơ không có sách sẽ là không có tuổi thơ. Điều đó giống như bị đuổi khỏi cái nơi thần kỳ mà bạn có thể tới và tìm được niềm vui quý hiếm nhất”. Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ - Barack Obama đã từng nói:“Vào khoảnh khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”. Có thể nói sách chính là “người thầy vĩ đại”, có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,...của con người. Sách giúp con người cảm nhận được tình yêu thương, cho ta hiểu biết về các giá trị văn hóa, xã hội và giá trị của cuộc sống… kiến thức đó có trong thơ ca, những tác phẩm văn học qua các giai đoạn phát triển của mỗi đất nước. Trước khi có phương tiện nghe, nhìn thì sách là con đường ưu việt nhất để con người tiếp cận văn hóa và tri thức. Đến nay thì ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phim ảnh, mạng… Dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. 4
  7. Và ngày nay, giáo dục trong nhà trường hướng đến mục tiêu hình thành nên những con người chủ động học hỏi, tự bản thân tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Người thầy có vai trò hướng dẫn, định hướng cho học sinh mục tiêu hướng tới. Bởi thế, chúng ta không còn chỉ học ở thầy mà có thể học từ những nguồn tri thức khác, không chỉ học kiến thức mà còn học những kĩ năng sống để hoàn thiện bản thân. Trong những nguồn thông tin đó thì có thể khẳng định sách là nguồn có giá trị to lớn nhất. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển từng nói:“Không đọc sách, học sinh thiếu nhiều kỹ năng trong cuộc sống”. Nếu một người giàu có đến mấy về kiến thức lý thuyết mà thiếu đi các kĩ năng sống cần thiết thì cũng khó để trở thành người có ích cho xã hội. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm“Ngày sách và bản quyền thế giới”. nước ta, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ- TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là“Ngày sách Việt Nam” nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đến năm 2022 là năm thứ 9 thực hiện“Ngày sách Việt Nam”. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Theo thống kê của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch năm 2019 số lượng sách đọc trung bình của Việt Nam chúng ta là 4 cuốn/người/năm. Đối chiếu với các nước có nền giáo dục chất lượng cao trong khu vực và trên thế giới thì con số tương ứng là: Singapore(14), Pháp(15), Nhật Bản(20), Israel(20) và Phần Lan, quốc gia được thế giới đánh giá cao về nền giáo dục thì Bộ Văn hóa và giáo dục Phần Lan ước tính mỗi năm có hơn 20 triệu quyển sách được bán ra, tức cao gấp 4 lần dân số tại đây. Thậm chí người anh em trong cùng khối ASEAN chúng ta – Malaysia, cũng có văn hoá đọc vô cùng phát triển. Theo thống kê của Thư viện Quốc gia, đã có 72.271 cuốn sách được mượn trong riêng tháng 8/2014. Trung bình một người Malaysia đọc 14 cuốn sách một năm. Vậy còn Việt Nam chúng ta thì sao? Hiện nay trung bình người Việt Nam đọc 4 cuốn/người/năm, trong đó có 2,8 cuốn là sách giáo khoa và 1,2 cuốn là các loại sách khác. Theo thống kê hàng năm dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách). Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn. Đây là một con số rất khiêm tốn, phản ánh chính xác văn hóa đọc còn yếu kém của người Việt. 5
  8. Hình ảnh 1: Sự quan tâm tới sách của một số quốc gia Hình ảnh 2: Một vài số liệu thống kê về tình hình văn hóa đọc tại Việt Nam Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Văn hóa đọc ở các bạn trẻ bị suy giảm và học sinh trường THPT cũng không nằm ngoài số đó. Nhìn chung các em học sinh ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách giáo khoa, tham khảo bắt buộc thì hầu như các em không quan tâm đến những loại sách khác. Nếu có thì là các loại truyện tranh mang tính giải trí, với nội dung đơn giản ít có tính giáo dục. Sách về văn học lịch sử, địa lí, khoa học, rèn luyện kĩ năng sống…gần như không nằm trong danh mục lựa chọn của các bạn. 6
  9. Chúng tôi đã làm một cuộc điều tra về thói quen đọc sách đối với 200 em học sinh tại đường link: https://docs.google.com/forms/d/102JPkWKEqCmrJCW8Fvi9XlXxeldF1IWhw f-17cKLbU0/edit Với 10 câu hỏi nhƣ sau: 1. Bạn có thích đọc sách không? a. Có. b. Không. 2. Bạn có thường xuyên đọc sách không? a. Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Rất ít. d. Không bao giờ. 3. Một tuần bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc đọc sách? (Ngoại trừ sách phục vụ cho học tập). a. Trên 3 giờ/1 tuần. b. Dưới 3 giờ. c. 3 giờ. d. Không đọc sách. 4. Bạn thích thể loại sách nào? a. Sách về kĩ năng sống. b. Sách về khoa học đời sống. c. Chuyện tranh, tiểu thuyết (tình cảm, trinh thám,...). d. Sách tham khảo. 5. Việc đọc sách có giúp ích gì cho cuộc sống của bạn? a. Giết thời gian, xả street. b. Làm cuộc sống thêm phong phú. c. Tăng hiểu biết. d. Phát triển khả năng, tư duy sáng tạo. 6. Tầm quan trọng của sách. a. Rất quan trọng. b. Quan trọng. 7
  10. c. Không quan trọng. 7. Thói quen đọc sách của bạn? a. Luôn đọc sách khi rảnh rỗi. b. Khi nào cảm thấy muốn đọc thì đọc. c. Chỉ đọc sách khi cần tham khảo. d. Không bao giờ đọc. 8. Bạn tìm kiếm thông tin ở đâu? a. Bạn bè, thầy cô. b. Đọc sách vở, tài liệu. c. Internet. d. Nguồn khác. 9. Theo bạn, lý do chủ yếu vì sao ngày nay học sinh lười đọc sách? a. Lười đọc vì quá nhiều chữ. b. Không hấp dẫn bằng các phương tiện giải trí khác như Internet, nghe nhạc, xem film. c. Hình thức, nội dung sách không hấp dẫn, không hay. d. Không có nhiều thời gian cho việc đọc sách. 10. Mức độ đến thư viện của bạn? a. Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Rất ít. d. Không bao giờ. Sau khi khảo sát, kết quả thu đƣợc: 1. Tầm quan trọng của sách: Khi 200 em học sinh khi được hỏi về tầm quan trọng của sách có tới 51,5% trả lời rất quan trọng, 47,5% câu trả lời là quan trọng và chỉ có 1% câu trả lời là không quan trọng. Như vậy theo khảo khảo có đến 99% thấy được tầm quan trọng của sách và việc đọc sách. Vì thế cái các em đang thiếu là động lực đọc, nguồn sách chất lượng và môi trường để các bạn tăng thói quen đọc sách. Hiện tại, phong trào đọc cũng như văn hóa đọc của học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu còn yếu so với phong trào đọc trong nước, các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Vì thế, việc tạo môi trường, tạo thói quen để hình thành văn hóa đọc trong nhà trường là việc làm cần thiết mà chúng tôi hướng đến. 8
  11. Biểu đồ 1: Tầm quan trọng của sách. 2. Bạn có thích đọc sách không: Khi 200 em học sinh khi được hỏi “Bạn có thích đọc sách không?”, thì 83,5% đã trả lời có và có 16,5% câu trả lời là không. Số học sinh thích đọc sách không phải là ít tuy nhiên từ việc thích đến việc đọc là hai vấn đề khác nhau. Các em cần động lực và chúng tôi tạo ra văn hóa đọc cho các em. Ngoài ra con số 16,5% không thích đọc khiến chúng ta thấy sách đang có nguy cơ bị lãng quên, trong khi đó sách là nguồn học tập quan trọng của hầu hết các em. Biểu đồ 2: Bạn có thích đọc sách không. 3. Mức độ thƣờng xuyên đọc sách: Khi được hỏi về mức độ thường xuyên đọc sách, 20,5% em cho biết là thường xuyên đọc sách, 66,5% em đọc khi muốn và khi cần tham khảo. Rất ít đọc sách chiếm tỉ lệ 11%. Điều đáng nói là vẫn có những học sinh không bao giờ đọc sách, số học sinh này chiếm tỉ lệ 2%. Đa số các em học sinh chỉ đọc sách khi cảm thấy muốn và khi cần tham khảo. Rất ít các em học sinh xây dựng cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Biểu đồ 3: Mức độ thường xuyên đọc sách. 9
  12. 4. Thời gian dành cho việc đọc sách: Thời gian dành cho việc đọc sách của các em học sinh trên 3 giờ 1 tuần là 26%, 3 giờ 1 tuần là 20,5% và đọc sách dưới 3 giờ là 46%, không bao giờ đọc sách là 7,5%. Qua đó, ta có thể thấy thời gian các em dành cho việc đọc sách là quá ít. Biểu đồ 4: Một tuần bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc đọc sách. (Ngoại trừ sách phục vụ cho học tập) 5. Bạn thƣờng đọc sách khi nào: Khi nghiên cứu về thói quen đọc sách của học sinh, có 58,5% sẽ đọc sách khi nào cảm thấy muốn đọc, 33% học sinh đọc sách khi rảnh rỗi, 6,5% đọc sách khi cần tham khảo hoặc tìm hiểu thông tin và có 2% học sinh không bao giờ đọc sách. Với số liệu ở trên có thể thấy rằng các em đa số chỉ đọc sách khi cần thiết chứ chưa tạo cho mình một thói quen đọc sách khi rảnh rỗi. Việc đọc sách không phải là lựa chọn đầu tiên với số đông học sinh khi các em có thời gian. Biểu đồ 5: Thói quen đọc sách của bạn? 6. Thể loại sách mà các em thƣờng đọc: Thị trường sách hiện nay rất đa dạng về thể loại. Mọi thể loại đều cung cấp nhiều thông tin bổ ích, tuy nhiên đối với những sách liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, sách khoa học…thì cần phải được ưu tiên hơn về mức độ quan tâm. Thế nhưng không phải em nào cũng ưu tiên cho sách cho những loại sách này. Một thực tế đáng buồn khi khảo sát 200 em về thể loại sách thường đọc. Kết quả thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện cười, truyện tranh…chiếm tỉ lệ rất cao với 10
  13. 37%. Trong khi đó, sách văn học, sách tham khảo chiếm 7% và 19,5% là tỉ lệ của thể loại sách khoa học và sách kỹ năng sống chiếm tỷ lệ chỉ 36,5 %. Không chỉ học sinh trường mà đa số giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh nữ đang bị cuốn hút bởi các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết nhất là thể loại truyện tranh. Có thể thấy một thực trạng là hiện nay học sinh chúng ta chỉ đọc sách để giải trí là chủ yếu. Biểu đồ 6: Bạn thích thể loại sách nào. 7. Nguồn tìm kiếm thông tin chủ yếu của các em học sinh: Nguồn tìm kiếm thông tin hiện nay khá đa dạng. Nguồn nào cũng có lợi ích riêng của nó. Tuy nhiên đọc sách in sẽ có thời gian nghiền ngẫm thuận tiện hơn là đọc sách điện tử. Nhưng đa số các em lại rất hứng thú với việc đọc sách trực tuyến bằng máy tính hay điện thoại. Nhìn vào biểu đồ hình ta có thể thấy, khi muốn tìm kiếm thông tin chỉ có 2,5% các em hỏi thầy cô, bạn bè; 13,5 % chọn cách đọc sách, tài liệu; học sinh tìm kiếm thông tin qua mạng Internet chiếm tỉ lệ rất cao với 77% và nguồn khác chiếm 7%. Tỉ lệ này cho thấy sự tiện lợi của internet thu hút giới trẻ đặc biệt là học sinh hơn so với những quyển sách tại thư viện hay nhà sách, việc cầm quyển sách để đọc tìm kiếm tài liệu không còn quan trọng nữa khi muốn biết điều gì thì các em thường lên google gõ để tìm kiếm. Không thể không thừa nhận sự tiện lợi, nhanh chóng khi tìm tài liệu trên internet, nhưng khi dùng internet thì đa số các em chỉ đọc lướt qua nhanh cái gì có liên quan thì sao chép về có khi không đọc lại lần nào nữa, chứ không suy nghĩ, phân tích và có thể hiểu được sâu hơn như việc đọc một cuốn sách. Biểu đồ 7: Bạn tìm kiếm thông tin ở đâu. 11
  14. 8. Lý do các em không thích đọc sách: Khi được hỏi lý do vì sao các em không thích đọc sách, lý do cảm thấy việc đọc sách không hấp dẫn bằng các phương tiện giải trí khác như tivi, internet…chiếm 89%, lười đọc vì quá nhiều chữ chiếm 5%, hình thức, nội dung sách không hấp dẫn, không hay chiếm 4%, số các em cho rằng mất quá nhiều thời gian là 2%. Ngày nay, những phương tiện giải trí hiện đại đang phát triển nhanh chóng và dần thay thế sách, báo. Các phương tiện như tivi, internet…có ưu điểm là nhanh chóng, phong phú, giá thành rẻ nên được nhiều em học sinh yêu thích hơn. Vì thường xuyên xem tivi, “lướt” web, các em dần có thói quen lười đọc, lười suy nghĩ. Những quyển sách văn học, lịch sử, khoa học, kĩ năng…thường cung cấp nhiều thông tin, kiến thức nên dung lượng chữ lớn, gây tâm lý chán nản cho học sinh. 2% học sinh được khảo sát cho rằng việc đọc một cuốn sách là bị mất nhiều thời gian, còn các hoạt động phong trào ngoài sách vẫn hấp dẫn hơn. Đây là quan niệm đáng lo ngại, đáng báo động về nhận thức của học sinh đối với việc đọc sách. Kiến thức lý thuyết và thực hành phải luôn song hành với nhau thì hiệu quả học tập và hành động của các em mới đạt kết quả tốt. Các em chưa thấy rõ được ích lợi quan trọng của sách và tác động của sách tới việc học tập và đời sống của các em. Biểu đồ 8: Lý do chủ yếu vì sao ngày nay học sinh lười đọc sách. 9. Mức độ thƣờng xuyên tới thƣ viện: Khi được khảo sát về mức độ thường xuyên tới thư viện của 200 em học sinh, có tới 27% em không bao giờ đọc sách hay tra cứu tại thư viện, 36,5% em ít khi vào thư viện, 32,5% em thỉnh thoảng và 4% em thường xuyên vào thư viện. Có thể thấy, các em học sinh vẫn chưa có thói quen đọc sách và tìm kiếm thông tin thường xuyên ở thư viện. 12
  15. Biểu đồ 9: Mức độ đến thư viện của bạn. 10. Lợi ích của việc đọc sách: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát lợi ích chính mà sách đem lại cho các em học sinh. Tỉ lệ học sinh thấy việc đọc sách giúp bổ sung được nhiều kiến thức chiếm 33%, 14,5% em cho rằng sách giúp cuộc sống của các em trở nên phong phú hơn, 33% nhận thấy sách có thể làm phát triển nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, có tới 19,5 % tỉ lệ học sinh cho rằng đọc sách chỉ để “giết” thời gian. Như vậy, đa số các em học sinh đã hiểu được lợi ích của sách mang lại, thấy sách có tác động tích cực đến việc học tập và cuộc sống tinh thần của họ. Tuy nhiên, vẫn còn 19,5% học sinh coi sách chỉ là công cụ để “giết” thời gian chứ không ý nghĩa gì đặc biệt. Biểu đồ 10: Việc đọc sách có giúp ích gì cho cuộc sống của bạn. Bên cạnh việc các em thấy được lợi ích của việc đọc sách thì các em cũng nên hiểu hậu quả của việc lười biếng đọc sách. Tình trạng học sinh ít đọc sách sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển của con người và ổn định trật tự xã hội. Học sinh không muốn đọc sách khiến cho học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là học sinh có năng lực đọc rất kém, khả năng viết và diễn đạt vụng về, cụt nghĩa. Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự. Việc ít đọc sách khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương, không biết tự kiềm chế bản thân làm xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. 13
  16. III. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân của vấn đề trước hết là do sự phát triển của công nghệ thông tin, với sự phát triển rầm rộ của công nghệ giải trí đã tạo sức hút đặc biệt với lứa tuổi học sinh. Mạng xã hội ra đời, đáp ứng không chỉ nhu cầu tìm kiếm thông tin mà còn là nơi để các em học sinh giải tỏa những áp lực, căng thẳng. Những phương tiện giải trí đó đã và đang lấn lướt và làm mất dần vai trò độc tôn của việc đọc sách. Sau những giờ học căng cẳng, nhiều em đã tìm cho mình một hình thức giải trí nhẹ nhàng hơn như xem phim, nghe nhạc, chơi game…thay vì đọc một cuốn sách để tích lũy tri thức. Thói quen lạm dụng mạng internet khiến cho thói quen đọc sách của học sinh ngày nay rơi vào tình trạng đáng báo động. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đúng mức đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho học sinh. Phụ huynh không coi trọng, khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường chưa thực sự đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền, kế hoạch và các hoạt động hiệu quả, tạo không gian phù hợp cho học sinh đọc sách. Xã hội chưa đẩy mạnh khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân. Một số nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, ít đầu tư vào chất lượng và đầu sách mới. Việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng làm mất niềm tin ở người đọc. Mặt khác bận rộn với việc học hàng ngày, áp lực lớn từ lịch học chính, học thêm dày đặc, cùng chương trình học quá tải cũng đã chiếm phần lớn thời gian của các em học sinh. Nhiều em gần như không có thời gian để nghỉ ngơi và nếu có thì có lẽ các trò giải trí khác thu hút các em hơn để giảm bớt sự căng thẳng của việc học. Các em ít quan tâm đến sách bởi đọc sách là công việc tốn khá nhiều thời gian và yêu cầu sự tập trung cao độ, suy nghĩ, nghiền ngẫm thì mới có thể nắm bắt được “linh hồn” của cuốn sách và đem lại giá trị tinh thần cho người đọc. Hơn nữa, để có thông tin, đọc một cuốn sách tốn rất nhiều thời gian so với tìm kiếm thông tin trên internet. IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trong thời gian 7 tháng triển khai đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp để hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh. 1. Đối với Ban giám hiệu nhà trƣờng: Thực hiện công văn 711 ngày 16 tháng 4 năm 2021 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an về tổ chức ngày sách Việt Nam lần thứ 8, công văn số 786 ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Sở giáo dục và đào tạo về tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Nghệ an lần thứ 3 và công văn số 1994 ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an về lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2021… Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai các giải pháp tăng văn hóa đọc trong nhà trường: 14
  17. Tại cuộc họp chi ủy , ban giám hiệu ngày 03/08/2021, đồng chí Bí thư chi bộ - hiệu trưởng nhà trường đã khẳng định : “Đọc sách không chỉ đơn thuần là để tiếp nhận thông tin, kiến thức mà còn là một hoạt động văn hóa . Vì vậy xây dựng văn hóa đọc sách trong nhà trường là rất cần thiết, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh mà còn giúp cho học sinh tích lũy tri thức, kĩ năng sống, hình thành nhân cách đẹp“. Với quan điểm đó, Hiệu trưởng nhà trường phân công đồng chí Lê An Giang – Phó hiệu trưởng quản lý nhân viên thư viện, chỉ đạo và sát sao trong công tác kiểm tra, công tác khích lệ văn hóa đọc. Đầu tư kinh phí cho thư viện. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện phụ trợ đẩy mạnh hoạt động của thư viện, trang bị thêm thiết bị công nghệ thông tin để học sinh có điều kiện tiếp cận với thông tin mới, thông tin tích cực. Tuyên truyền đến tất cả giáo viên, công nhân viên trong trường lợi ích của việc đọc sách. Động viên, khích lệ giáo viên tạo thói quen đọc sách cho bản thân, cho gia đình và cho học sinh. Tập huấn xây dựng cho giáo viên các kĩ năng hình thành văn hóa đọc. Tạo môi trường tốt nhất để giáo viên, học sinh tiếp cận, tìm tòi kiến thức thông qua sách, chủ động tìm đến sách khi cần thông tin. Chỉ đạo Đoàn trường phối hợp với Dự án Sách và hành động (SVHĐ) thành lập câu lạc bộ “Sách và hành động THPT Nguyễn Đức Mậu” tạo môi trường để các em học sinh cùng nhau học tập, cùng nhau đọc sách, tích cực hoạt động vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Thông qua các hoạt động câu lạc bộ sẽ lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng và thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của học sinh, giáo viên và của xã hội. Thực hiện công văn số 677/SGD &ĐT – VP về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Nghệ An lần thứ 4 năm 2022, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thư viện và Đoàn trường triển khai cho học sinh biết đến cuộc thi. Đồng thời động viên, khích lệ các em tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi góp phần lan tỏa tình yêu đọc sách và ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong việc góp phần phát triển văn hóa đọc, rèn luyện kĩ năng đọc và học suốt đời theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại. 2. Đối với giáo viên: Để thực hiện được kế hoạch này cần phải có sự đóng góp tích cực của cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường. Bởi học sinh chịu sự ảnh hưởng và tác động của thầy cô giáo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Nếu không có sự hợp tác tích cực từ giáo viên thì hiệu quả triển khai sẽ thấp và chỉ là mang tính hình thức ép buộc. Nhà trường mở thư viện và câu lạc bộ sách và hành động để giáo viên được đọc sách, mượn sách thoải mái. Nhà trường khuyến khích, tuyên truyền đến giáo viên vai trò và tầm quan trọng của việc hình thành thói quen đọc cho học sinh. Nhà trường thấy rằng việc nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của tính giáo dục và quá trình rèn thói quen đọc sách cho học sinh vô cùng cần thiết. Giáo viên phải hiểu được mục đích của việc làm tốt đẹp thì kế hoạch mới thành công được. 15
  18. Tổ chức tập huấn cho giáo viên về kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc sách. Ban đầu giáo viên cảm thấy ngại vì họ sẽ làm thêm việc. Tuy nhiên dần dần giáo viên hiểu đây là việc làm ý nghĩa nên cần phải thay đổi và phải giúp học sinh, trong đó có cả chính con em giáo viên. 3. Đối với phụ huynh: Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh học sinh vào các buổi họp phụ huynh tại trường. Vai trò của phụ huynh rất lớn trong quá trình hình thành thói quen đọc sách cho các em. Việc đọc của các em chỉ diễn ra với thời gian ít ở trường nên các em phải đọc sách thêm thời gian ở nhà. Do vậy việc hình thành thói quen hữu ích này cần đến sự quan tâm phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình. Hình ảnh 3: Giáo viên và học sinh tuyên truyền về lợi ích của việc đọc sách, hướng dẫn tạo thói quen đọc sách ở nhà cho con em phụ huynh, đồng thời vận động ủng hộ xây dựng văn hóa đọc tại trường. Phụ huynh cần hiểu được giá trị của thói quen đọc sách nơi con em họ để hạn chế việc xem quá nhiều tivi và mạng mà những nội dung các em xem ít khi được cha mẹ quan tâm kiểm duyệt. Nhà trường và giáo viên cần giúp cho cha mẹ học sinh hiểu và chọn lọc đầu sách của con em mình đọc, bởi phần đông các em đều thích đọc truyện tranh và đâu phải truyện tranh nào cũng mang tính giáo dục, hạn chế đến mức tối đa những đầu sách không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Phương pháp làm gương là phương pháp rất hiệu quả. Mỗi ngày phụ huynh dành ra một khoảng thời gian ngắn để đọc, tìm hiểu thêm kiến thức, trao đổi với con mình về lĩnh vực mà con thích, con quan tâm. Học sinh nhìn thấy bố mẹ mình đọc sách thì các em cũng tò mò và bắt chước theo, cứ thế dần hình thành văn hóa đọc sách tại gia đình. Chính vì thế, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách thì mới định hướng tốt thói quen đọc cho con em mình. 16
  19. Hình ảnh 4 : Nhà văn Thái Bá Lợi gửi phụ huynh học sinh đến tặng sách cho nhà trường 4. Đối với Đoàn trƣờng: Hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ 8, hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa đọc cho đoàn viên thanh niên, dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện Đoàn, của chi ủy nhà trường, Đoàn trường tổ chức các hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền các giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong công tác nghiên cứu, học tập, rèn luyện, cập nhật và nâng cao kiến thức, tiếp nhận tri thức nhân loại. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào đọc sách trong đoàn viên thanh niên, tôn vinh những giá trị của sách, khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong đoàn viên thanh niên. Qua đó giới thiệu những giải pháp, công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu đọc sách, khám phá và tìm hiểu tri thức thông qua việc đọc sách của đông đảo người dân và đoàn viên thanh niên. Chúng tôi tìm hiểu về dự án “Sách và hành động” – một dự án ý nghĩa có sức lan tỏa đến các trường đại học, cao đẳng và THPT trên toàn quốc. Chúng tôi thấy được sẽ ý nghĩa biết bao nếu thành lập câu lạc bộ “sách và hành động” tại trường. Thông qua câu lạc bộ, chúng tôi tổ chức các hoạt động, các chương trình thu hút các em học sinh tham gia, tạo môi trường lành mạnh, vui vẻ, tích cực cho các em hoạt động. Thực hiện công văn số 711-SGDĐT-GDCN-GDTX của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an “về việc tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ 8”, công văn số 1849 của sở Giáo dục và đào tạo Nghệ an về tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2021, được sự nhất trí của chi ủy, chi bộ, nhà trường phối hợp với dự án “Sách và hành động” thành lập câu lạc bộ “Sách và hành động trường THPT Nguyễn Đức Mậu” với mục đích tạo hứng thú đọc sách, rèn luyện thói quen đọc sách cho các em học sinh đồng thời rèn luyện kĩ năng mềm cho các em thông qua các hoạt động dựa trên 4 giá trị cốt lõi: Trung thực, hành động, kỉ luật và không bỏ cuộc. Để thành lập được câu lạc bộ, trong cuộc họp chi ủy và ban giám hiệu tháng 8 năm 2021, chúng tôi thống nhất kí hợp đồng hợp tác với dự án Sách và hành động 17
  20. về việc thành lập câu lạc bộ Sách và hành động THPT Nguyễn Đức Mậu, giao cho Ban thường vụ Đoàn trường trực tiếp cố vấn chương trình, lên kế hoạch và hoạt động của câu lạc bộ. Ngày 01 tháng 10 năm 2021 trường THPT Nguyễn Đức Mậu là ngôi trường đầu tiên của tỉnh Nghệ An đưa dự án sách và hành động vào trường học. Đến tháng 12 năm 2021, trường THPT Cửa Lò là ngôi trường thứ 2 đưa dự án sách và hành động vào thành lập câu lạc bộ tại trường. Câu lạc bộ ra đời tạo môi trường sinh hoạt cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường. Với các hoạt động diễn ra thường ngày, các em học sinh sẽ dần dần hình thành cho mình thói quen đọc sách, tạo nên văn hóa đọc trong nhà trường. Thông qua việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc, đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong đoàn viên, thanh niên, hướng tới việc xây dựng xã hội học tập. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. 5. Đối với học sinh: Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của Ban thường vụ Đoàn trường, các em dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của câu lạc bộ và triển khai các hoạt động thường ngày. Các em là nguồn lực chính để hoạt động và phát triển câu lạc bộ. Sau 5 tháng hoạt động, câu lạc bộ Sách và hành động THPT Nguyễn Đức Mậu là một trong những câu lạc bộ hoạt động tốt do Dự án sách và hành động đánh giá dựa trên các số liệu cụ thể và các hoạt động câu lạc bộ tổ chức. Dần dần, câu lạc bộ đã và đang khẳng định được cả về số lượng lẫn chất lượng hoạt động trong việc hình thành văn hóa đọc đối với học sinh và xã hội. Dưới đây là quá trình hình thành và hoạt động của câu lạc bộ mà chúng tôi muốn chia sẻ với các trường THPT. 5.1. Tuyển thành viên câu lạc bộ: Bằng trang facebook của Đoàn trường và trang web của nhà trường, chúng tôi giới thiệu về hoạt động của dự án Sách và hành động đồng thời đưa thông tin tuyển thành viên thông qua đường link: https://forms.gle/GB49p9J9Jco8sFdx8. Các em học sinh yêu thích đọc sách và có mong muốn tham gia vào câu lạc bộ sẽ điền trực tiếp vào đường link ở trên. Ngoài thông tin mà các em học sinh trả lời trong đường link, chúng tôi cùng với các bạn sinh viên đến từ dự án tiến hành phỏng vấn trực tiếp, đào tạo và lựa chọn được một đội ngũ nòng cốt cho câu lạc bộ. Câu lạc bộ gồm có một học sinh là chủ nhiệm câu lạc bộ, 3 học sinh là trưởng 3 ban: ban truyền thông, ban nội dung, ban nhân sự tài chính và 20 thành viên câu lạc bộ. Ban giám hiệu và Ban thường vụ Đoàn trường là những người trong ban cố vấn của câu lạc bộ. Câu lạc bộ hoạt động dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ban cố vấn nhà trường và dự án Sách và hành động. Sau khi thành lập, các em học sinh được sinh hoạt trong ngôi nhà chung của dự án SVHĐ. Các em học hỏi nhiều kinh nghiệm của những câu lạc bộ thành lập trước, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2