Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn" nhằm nghiên cứu, đưa ra giải pháp phối hợp, quản lý giáo dục các em ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn nhằm tạo cho các em có ý thực học tập tốt không chỉ trên lớp mà cả việc tự học, tự rèn luyện khi các em ở trọ sống xa gia đình.. Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để định hướng giáo dục cho các em học sinh có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, có sức khỏe tốt, có ý chí vươn lên trong học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ====***==== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Năm học: 2021 - 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN ====***==== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn Lĩnh vực: Quản lý Nhóm tác giả: Mai Xuân Toàn, Nguyễn Hữu Tân Đơn vị công tác: Trường THPT Cát Ngạn Địa chỉ: Thanh Liên, Thanh Chương, Nghệ An Năm học: 2021 – 2022
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở CBGV-CNV Cán bộ giáo viên công nhân viên GV Giáo viên SKSSVTN Sức khỏe sinh sản vị thành niên PHHS Phụ huynh học sinh HLHTN Hội liên hiệp thanh niên
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang A. MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 1. Phạm vi nghiên cứu. 1 2. Đối tượng nghiên cứu. 1 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 2 B. PHẦN NỘI DUNG. 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỰC TIỄN. 4 1. Cơ sở lý luận. 4 2. Cơ sở thực tiễn. 4 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG 5 III. THỰC TRẠNG HỌC SINH Ở TRỌ HIỆN NAY 9 1. Số lượng học sinh ở trọ trong những năm gần đây 9 2. Ý thức tự học, tự rèn luyện của số học sinh phòng trọ. 10 3. Điều kiện cơ sở vật chất, sinh hoạt của học sinh xóm trọ. 16 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỐI HỢP QUẢN LÝ, GIÁO DỤC CÁC HỌC SINH Ở TRỌ THEO HỌC TẠI TRƯỜNG THPT 16 CÁT NGẠN 1. Xây dựng kế hoạch mở hội nghị phụ huynh, học sinh ở trọ, các chủ trọ chính quyền địa phương cùng ban giám hiệu và giáo viên chủ 16 nhiệm để tìm giải pháp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ. 2. Xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và các chủ trọ trong việc đảm bảo an toàn an ninh và quản lý nề nếp học tập 19 sinh hoạt đối với các học sinh ở trọ theo học. 3. Sơ đồ hoá mạng lưới học sinh ở trọ theo đơn vị lớp học, theo đơn vị chủ trọ để giáo viên chủ nhiệm dễ trong quản lý, theo dõi và nắm 25 bắt tình hình các em. 4. Xây dựng các nhóm tự quản đối với học sinh ở trọ. 26
- 5. Tổ chức các sân chơi lành mạnh cho các em ở trọ sau các giờ học. 29 6. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ tập trung vào các nội dung tuyên 30 truyền sức khoẻ giới tính, SKSSVTN cho các em. V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 33 1. Thay đổi chuyển biến về ý thức, giờ giấc học tập. 33 2. Chuyển biến lối sống, sinh hoạt. 34 3. Chuyển biến về kết quả học tập 35 4. Chuyển biến trong rèn luyện tu dưỡng phẩm chất. 36 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 I. KẾT LUẬN 39 I. Kết luận 39 II. Kiến nghị . 39 1. Đối với địa phương và các chủ trọ. 39 3. Đối với Sở GD & ĐT. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
- A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường THPT Cát Ngạn nằm trên vùng thượng huyện của huyện Thanh Chương, địa bàn tuyển sinh rộng, địa hình vùng núi, giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt mùa mưa lũ nước trên hệ thống sông suối đầu nguồn lên nhanh, gây chia cắt nhiều tuyến đường liên xã trong nhiều ngày, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại học tập của học sinh nhà trường. Để tạo thuận lợi cho việc học tập của con em, trong thời gian gần đây rất nhiều phụ huynh đã thuê các phòng trọ gần trường để các em tiện học tập, sinh hoạt. Đa số học sinh ở trọ là những con em của các đồng bào dân tộc Thái, Khơ- mú, Mông, Đan lai của 2 xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn thuộc vùng tái định cư Bản Vẽ, chiếm 1/4 tổng số học sinh toàn trường. Có thể nói việc ở trọ giúp các em chủ động hơn trong việc tham gia học tập và sinh hoạt tại trường; rèn luyện tính tự lập, kỹ năng sống, biết chia sẻ khó khăn vất vả với bố mẹ, khả năng thích ứng với môi trường sống mới ... Tuy nhiên đây là lần đầu tiên xa rời vòng tay bố mẹ, sống xa gia đình tất cả đối với các em đều mới mẻ, lạ lẫm, trong khi các em còn quá trẻ để tự điều chỉnh và làm chủ được hành vi, cảm xúc, dễ rơi vào trạng thái buồn, chán học do nhớ nhà; hoặc bị lôi cuốn vào các trò chơi tiêu khiển không có điểm dừng qua thiết bị điện thoại, máy tính. Cũng có thể các em bị rủ rê vào các trò chơi bài bạc, rượu chè và các tệ nạn khác…Tất cả những vấn đề đó không chỉ ảnh hưởng đến nề nếp học tập, chất lượng học tập trên lớp mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, vấn đề trật tự an ninh trên địa bàn các khu nhà trọ. Để nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường thì việc giáo dục, giúp đỡ số học sinh ở trọ là việc làm rất cần thiết và thường xuyên. Từ thực tiễn và kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn” để nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế đã nêu, từng bước giúp các em học sinh sống xa gia đình có đời sống tinh thần lành mạnh, yên tâm học tập. Vẫn biết rằng trong giáo dục không có biện pháp nào là đa năng, nhưng với cách tiếp cận mới, mang tính khác biệt của một trường không phải là miền núi cao nhưng có nhiều con em đồng bào ở trọ theo học hy vọng đề tài sẽ có đóng góp nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu. Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn. Phạm vi thời gian: Đề tài này thực hiện suốt trong 3 năm học từ 2019- 2021. 2. Đối tượng nghiên cứu. 1
- - Học sinh THPT ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn. - Giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu, đưa ra giải pháp phối hợp, quản lý giáo dục các em ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn nhằm tạo cho các em có ý thực học tập tốt không chỉ trên lớp mà cả việc tự học, tự rèn luyện khi các em ở trọ sống xa gia đình.. - Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để định hướng giáo dục cho các em học sinh có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, có sức khỏe tốt, có ý chí vươn lên trong học tập. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập - Phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động - Phương pháp so sánh trước và sau khi tác động vào việc triển khai các giải pháp giáo dục kĩ năng sống. - Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Từ những nhận định ban đầu, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1. Phân tích thực trạng về thuận lợi, khó khăn học sinh ở trọ gặp phải. 2. Xây dựng các hoạt động phối hợp quản lý giáo dục đối với học sinh ở trọ. 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm đề tài trong các năm học: 2018- 2019, 2019-2020, 2020-2021. VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Bảng tiến độ thực hiện công việc: STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Từ 15/9/2021 - Chọn đề tài, viết đề cương - Bản đề cương . đến 15/10/2021 - Đăng ký với tổ 2 Từ 15/10/2021 - Đọc tài liệu - Tập hợp tài liệu viết phần đến 15/11/2021 - Khảo sát thực trạng cơ sở lý luận - Tổng hợp số liệu - Xử lý số liệu khảo sát 3 Từ 15/11/2021 Trao đổi, học hỏi kinh - Bảng số liệu đến 15/1/2022 nghiệm qua đồng nghiệp, đề - Triển khai thực tiễn qua xuất biện pháp các hoạt động ngoài giờ lên 2
- - Áp dụng thử nghiệm lớp 4 Từ 15/1/2022 Viết Sáng kiến kinh nghiệm - Bản nháp Sáng kiến kinh đến 15/2/2022 nghiệm 5 Từ 15/2/2022 Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản Sáng kiến kinh đến 25/4/2022 nghiệm nghiệm chính thức 3
- B. PHẦN NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỰC TIỄN. 1. Cơ sở lý luận. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục toàn diện cho con người càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, yêu cầu hội nhập nền kinh tế tri thức của nhân loại càng đưa giáo dục lên tầm cao mới, nhiệm vụ mới, đó là, đào tạo ra sản phẩm là những con người vừa hồng, vừa chuyên, năng động, sáng tạo, có trình độ tri thức và trình độ đạo đức cũng như năng lực thực tiễn cao, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển”. (Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Đảng ta và Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, là cánh tay đắc lực trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Lứa tuổi vị thành niên sẽ là những những người tiếp lửa, là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong mỗi gia đình các em có vai trò quan trọng, là lực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để đảm bảo đời sống cho các thành viên trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình. Vì vậy, nếu được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp các em có thể có một sức sống và một ý chí để học tập, lao động. Vị thành niên là giai đoạn phát triển, chuyển tiếp từ giai đoạn ấu thơ đến tuổi trưởng thành, ở cả nam giới và nữ giới. Đây là một giai đoạn cực kì quan trọng diễn ra đối với cuộc đời mỗi con người. Về mặt sinh lý, vị thành niên là giai đoạn đang lớn, dậy thì và có sự trưởng thành về tình dục. Về mặt tâm lý xã hội, vị thành niên là lứa tuổi có những diễn biến nội tâm phức tạp, muốn được coi là người lớn, muốn tự khẳng định mình. Đây là giai đoạn hết sức khó khăn trong quá trình nhận thức của các em. Cái gì tốt? Cái gì xấu? Việc gì nên làm, việc gì nên tránh? Trong đời sống tâm lý của các em có thể nảy sinh mâu thuẩn giữa nhu cầu muốn khám phá chính bản thân mình cũng như bạn bè khác giới. Học sinh THPT lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi, đây là lứa tuổi hình thành tính cách và luôn muốn tự khẳng định mình, các em có nhiều diễn biến tâm lý phức tạp. Các em vừa hết cấp học THCS và bước vào một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, ở đó có bạn mới thầy cô mới, xa gia đình. Bước vào một môi trường mới xa gia đình phải ở trọ để theo học, bản thân các em phải tự lập hoàn toàn từ ăn uống sinh hoạt đến ngủ nghỉ, học tập. Nên việc định phướng phối hợp quản lý, giáo dục các em là một vấn đề cần được quan tâm không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh các cấp phổ thông, đặc biệt là các em 4
- học sinh ở trọ càng trở nên cấp bách trước xu thế mở cửa, hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường. Hiện nay, mặt trái của quá trình này đang tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh - thiếu niên. Tình trạng thanh - thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng và có chiều hướng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các tệ nạn xã hội, tình trạng bạo lực, lối sống buông thả,... đang xâm nhập vào học đường với số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng đã gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, người làm công tác giáo dục và cả xã hội. Qua đó cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trên cả nước nói chung và trên địa bàn trường đóng nói riêng. Trong xã hội số hiện nay, việc phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội để giáo dục các em là một thành tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách thói quen cho một thế hệ trẻ. Các em ở xa trường hàng chục km theo học phải ở trọ để thuận tiện trong việc học tập là một điều đáng trân trọng song còn đó nhiều lo âu của nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh. Một số tệ nạn đã xâm nhập vào các nhà trọ như nghiện gêm, rượu chè, gây rối … đây là những vấn đề phát sinh tại các khu nhà trọ cần phải được quan tâm phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể các chủ nhà trọ để từ đó giáo dục uốn nắn các em hình thành thói quen và nhân cách của mình. Trong những năm học vừa qua, trường THPT Cát Ngạn đã đón nhiều học sinh từ nhiều vùng miền khác nhau về theo học tại trường. Do đó nhu cầu ở trọ để theo học ngày càng tăng cao, nhiều khu nhà trọ của các hộ dân xung quanh trường đã hình thành. Việc phối hợp để giáo dục các em là vấn đề cấp thiết. Từ đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bản thân và đạt kết quả cao trong học tập. Mặt khác các em ở trọ theo học số ít là các em ngoài vùng tuyển sinh, số còn lại chủ yếu là các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng tái định cư khu vực Bản Vẽ gồm hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, phong tục tập quán lối sống của các em khác so với vùng xuôi nên việc ở trọ lại theo học cũng có nhiều phát sinh và khó quản lý. Vì vậy việc quản lý giáo dục các em là một vấn đề mà chúng tôi luôn quan tâm hiện nay. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG Trung học phổ thông Cát Ngạn được thành thành lập năm 2003 theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An với tên gọi Trường phổ thông Bán công Cát Ngạn. Đến năm năm học 2009 -2010, theo quyết định số 3974/ QĐ-UBND ngày 14/08/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuyển đổi trường THPT BC Cát Ngạn thành trường công lập với tên gọi mới là: Trường THPT Cát Ngạn. Việc chuyển đổi mô hình trường thành trường công lập là một tin vui với tập thể CB- GVCNV, học sinh và nhân dân trên địa bàn trường đóng. 5
- Trường THPT Cát Ngạn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tổ chức quá trình dạy và học theo các quy chế, quyết định và văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Trường đóng trên địa bàn xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương có diện tích khuôn viên 14800 m2, tổng diện tích xây dựng 1500m2, gồm 3 dãy nhà cao tầng tường gạch, cột bê tông, nền gạch, mái bê tông lợp tôn; còn lại là nhà cấp 4 tường gạch, nền gạch, khung lợp mái bằng gỗ, mái lợp ngói . Chủ trương của trường là giáo dục toàn diện, trong đó không chỉ quan tâm phát triển tri thức, kỹ năng tư duy mà còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển nhân cách. Nhà trường nỗ lực xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, nơi mỗi học sinh đều được quan tâm và chăm lo tốt nhất, được tạo điều kiện tối ưu để phát triển toàn diện, được chuẩn bị hành trang để tự tin bước vào cuộc sống, tạo dựng thành công trong thời đại hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, nhà trường đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất theo mô hình chuẩn, các phòng thí nghiệm, trang thiết bị dạy học luôn được nâng cấp, đầu tư mới; ứng dụng hiệu quả các phần mềm quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng đủ và ổn định về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn về chất lượng; xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý trong quản lý nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển chung của nhà trường; đáp ứng tốt các yêu cầu cần thiết của một trường học tiến tiến, hiện đại và yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại. Đến nay đã hơn 18 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đạt được những thành quả đáng khích lệ với kết quả các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 100% trong năm học 2020 -2021, tỷ lệ đậu đại học, cao đẳng 30%, … Những kết quả về giáo dục, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả thi đại học – cao đẳng nhà trường đã đạt được đã chứng minh trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã và đang là một trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh - Khối 10 5 lớp với 203 học sinh. - Khối 11 5 lớp với 186 học sinh - Khối 12 5 lớp với 139 học sinh - Giáo viên: 38 người - Nhân viên: 4 người - Ban giám hiệu: 2 người - Tổ chức công đoàn: 42 công đoàn viên - Tổ chức đoàn thanh niên: có 16 chi đoàn với 540 đoàn viên thanh niên 6
- Về xếp loại văn hoá – hạnh kiểm HS: Về văn hoá: Do đặc thù của nhà trường là chất lượng đầu vào thấp nên ngay từ đầu nhà trường đã chỉ đạo ban chuyên môn đề ra các giải pháp thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng văn hóa như: Tăng cường quản lý nề nếp dạy học, quản lý học tập chuyên cần của học sinh. Phát động các cuộc thi đua dạy tốt, học tốt trong thầy và trò. Phối hợp với PHHS để quản lý, đôn đốc con em trong học tập. Phát động phong trào bạn giúp bạn để cùng nhau tiến bộ trong học tập… Do vậy mà chất lượng văn hóa từng bước được nâng lên hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Học lực Năm học STT Sĩ số Giỏi Khá T.bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL TỔNG 410 51 12,44% 221 53,90% 119 29,02% 5 1,22% Khối 10 146 10 6,85% 67 45,89% 58 39,73% 4 2,74% 2018-2019 Khối 11 119 16 13,45% 60 50,42% 37 31,09% 1 0,84% Khối 12 145 25 17,24% 94 64,83% 24 16,55% 0 0,00% TỔNG 420 29 6,90% 214 50,95% 162 38,57% 15 3,57% Khối 10 194 1 0,52% 80 41,24% 103 53,09% 10 5,15% 2019-2020 Khối 11 116 13 11,21% 65 56,03% 33 28,45% 5 4,31% Khối 12 110 15 13,64% 69 62,73% 26 23,64% 0 0,00% TỔNG 449 60 13,4% 263 58,6% 133 29,6% 1 0,22% Khối 10 198 11 5,6% 127 64,1% 60 30,3% 0 0,0% 2020 -2021 Khối 11 141 7 5,0% 71 50,4% 62 44% 1 0,70% Khối 12 110 42 38,2% 65 59,1% 11 10% 0 0,0% TỔNG 523 36 6,9% 279 53,3% 196 37,5% 12 2,3% HKI Khối 10 199 6 3,1% 66 33,2% 115 57,8% 12 6,0% 2021 -2022 Khối 11 184 13 7,1% 107 58,2% 64 34,8% 0 0,0% Khối 12 140 17 12,15% 106 75,7% 17 12,15% 0 0,0% 7
- Về hạnh kiểm: Xác định mục tiêu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ngoài việc đầu tư cho dạy học thì việc đầu tư cho giáo dục đạo đức là điều hết sức cần thiết của nhà trường. Do vậy Chi bộ đã chỉ đạo nhà trường giao cho Đoàn thanh niên xây dựng Kế hoạch, tập trung các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Hàng năm Đoàn thanh niên đã phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với PHHS và địa phương để giáo dục HS đặc biệt là những học sinh có khó khăn trong đạo đức. Từ đó chất lượng đạo đức học sinh có sự chuyển biến rõ rệt được nhân dân trong vùng tuyển sinh ghi nhận. Kết quả: Hạnh kiểm Năm học STT Sĩ số Tốt Khá T.bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL TỔNG 410 295 71,95% 68 16,59% 24 5,85% 9 2,20% Khối 10 146 89 60,96% 35 23,97% 12 8,22% 3 2,05% 2018-2019 Khối 11 119 83 69,75% 21 17,65% 6 5,04% 4 3,36% Khối 12 145 123 84,83% 12 8,28% 6 4,14% 2 1,38% TỔNG 420 305 72,62% 87 20,71% 22 5,24% 6 1,43% Khối 10 194 140 72,16% 43 22,16% 9 4,64% 2 1,03% 2019-2020 Khối 11 116 79 68,10% 27 23,28% 7 6,03% 3 2,59% Khối 12 110 86 78,18% 17 15,45% 6 5,45% 1 0,91% TỔNG 449 373 83,1% 65 14,5% 11 2,40% 0 0,0% Khối 10 198 162 81,8% 28 14,1% 8 4,1% 0 0,0% 2020 -2021 Khối 11 141 115 81,6% 24 17% 2 1,4% 0 0,0% Khối 12 110 96 87,3% 13 11,8% 1 0,9% 0 0,0% TỔNG 523 386 73,8% 111 21,2% 23 4,4% 4 0,8% HKI Khối 10 199 119 59,8% 66 33,2% 13 6,5% 1 0,5% 2021 -2022 Khối 11 184 142 77,2% 31 16,8% 8 4,3% 3 1,6% Khối 12 140 125 89,3% 14 10% 2 1,4% 0 0,0% 8
- Với những kết quả đạt được cho thấy nhà trường đã khẳng định được công tác phối hợp và giáo dục học sinh trong những năm qua ngày càng tiến bộ. Là bước đà để đưa nhà trường ngày càng phát triển. III. THỰC TRẠNG HỌC SINH Ở TRỌ HIỆN NAY 1. Số lượng học sinh ở trọ trong những năm gần đây Mỗi năm có khoảng 100 đến 140 học sinh có nhu cầu ở trọ tại các chủ trọ gần trường gần trường để tiện cho việc học tập (Chiếm gần 1/4 học sinh toàn trường). Ngoài ra còn có một số học sinh ở các xã cách trường 7 đến 10 km chỉ trọ vào buổi trưa để tham gia học tập vào các buổi chiều. Cụ thể kết quả khảo sát trong 3 năm gần nhất số lượng học sinh ở trọ có kết quả như sau: Năm Năm học 2021 -2022 Năm học 2019 -2020 Năm học 2020 -2021 học Sĩ số Sĩ số Sĩ số Số Số học học Số học học học Tỉ lệ Tỉ lệ học Tỉ lệ Lớp sinh sinh sinh ở sinh sinh % % sinh % của của trọ của ở trọ ở trọ lớp lớp lớp 10A 36 9 25,0 35 11 31,43 35 6 17,14 10B 37 9 24,3 42 11 26,19 42 17 40,48 10C 37 11 29,7 40 12 30,00 41 9 21,95 10D 38 6 15,7 40 13 32,50 41 12 29,27 10E 38 5 13,1 41 11 26,83 40 18 45,00 11A 22 7 31,8 30 5 16,67 33 8 24,24 11B 18 8 44,4 24 6 25,00 40 10 25,00 11C 26 6 23,07 31 8 25,81 39 13 33,33 11D 26 6 23,07 27 8 29,63 33 10 30,30 11E 19 5 26,3 29 4 13,79 39 7 17,95 12A 21 2 9,5 23 2 8,70 30 5 16,67 12B 21 3 14,2 18 2 11,11 23 5 21,74 12C 30 4 13,3 24 10 41,67 31 8 25,81 9
- 12D 17 2 11,7 26 6 23,08 27 8 29,63 12E 21 3 14,2 19 6 31,58 29 3 10,34 Tổng 407 86 21,1 449 115 25,61 523 139 26,58 Qua kết quả khảo sát cho thấy tất cả các lớp đều có học sinh học ở trọ, tuy nhiên số lượng và tỷ lệ học sinh ở trọ của các lớp và giữa các năm không giống nhau. Cụ thể năm học 2019-2020 lớp 11B tỷ lệ học sinh ở trọ cao nhất 44,4%, trong khi đó lớp 12A tỷ lệ này là 9,5%. Năm học 2020-2021 lớp 11C tỷ lệ học sinh ở trọ cao nhất 41,67%, trong khi đó lớp 12A chỉ chiếm 8,7%. Năm học 2021-2022 lớp 10B tỷ lệ học sinh ở trọ cao nhất 40,48%, tỷ lệ học sinh ở trọ thấp nhất là 12E chiếm 10,34%. Số lượng học sinh ở trọ có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây: năm học 2019-2020 có 86 em chiếm tỷ lệ 21,1%, năm học 2020-2021 có 115 em ở trọ chiếm tỷ lệ 25,61%. Năm học 2021-2022 có 139 em ở trọ chiếm tỷ lệ 25,58%. Học sinh ở trọ các năm gần đây có tăng lên do số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 tăng, không chỉ thu hút số lượng học sinh trong vùng Cát Ngạn mà cả số học sinh ngoài vùng tuyển sinh có khoảng cách xa. Ngoài ra số lượng học sinh dân tộc thiểu số thuộc 2 trường Kim Lâm và Thanh Sơn đăng ký học tại trường tăng nhiều. 2. Ý thức tự học, tự rèn luyện của số học sinh phòng trọ. Bên cạnh một số em có ý thức, năng lực học tập tốt thì đại đa số học sinh ở trọ tinh thần tự giác học tập chưa cao, do đó kết quả học tập, rèn luyện hàng năm so với các nhóm bạn không ở trọ thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu do: - Không có người quản lý chặt chẽ sau các buổi học ở trường, về phòng trọ các em thường tụ tập nói chuyện, đùa nghịch. Thậm chí qua khảo sát một số phòng trọ có một số nhóm học sinh còn tổ chức đánh bài tiêu khiển với nhiều hình thức, như đánh bài ăn kẹo, đánh bài ăn chè. - Nhiều học sinh nghiện game, chơi game thâu đêm dẫn đến tinh thần luôn uể ải, khí chất không nhanh nhẹn. Nhiều em sáng dậy không đến lớp, nghỉ học thường xuyên hoặc có đến lớp nhưng đến muộn, không học bài cũ, không làm bài tập ở nhà. Đa số các em đến lớp trong trạng thái mệt mỏi, đờ đẫn, thiếu ngủ. Vì vậy những em này trong các giờ học thường có biểu hiện ngồi ngủ gật, nằm bặn người lên bàn ôm vở ngủ, ngồi học với trạng thái lơ mơ... - Tình trạng yêu đương sớm cũng xuất hiện nhiều ở các phòng trọ. Do các em ở xa gia đình, thiếu thốn sự quan tâm của người thân, thiếu tình cảm chăm sóc của bố mẹ nên các em cần có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống từ đó nảy sinh tình cảm yêu đương. Tuy nhiên mối quan hệ yêu đương không có sự định hướng, uốn nắn của bố mẹ, không gian phòng trọ thường có tính riêng tư nên dễ dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hậu quả nhiều em khi đã yêu 10
- đương không tập trung cho việc học tập, hay nghỉ học để giành thời gian cho nhau khi các bạn trong khu trọ đã đi học vắng vẻ. Cũng vì lý do này mà nhiều em phải nghỉ học giữa chừng do mang thai ngoài ý muốn. - Cũng có không ít học sinh tìm các thú vui ở quán xá. Sau mỗi buổi học các em thường tụ tập đánh bi a, chơi điện tử ở các quán gần trường, điều đáng nói các em ham chơi không kể giờ giấc. Nhiều học sinh đi chơi quên ăn, quên ngủ vì không có ai nhắc nhở. Có nhiều hôm các em trở về nhà sau 12h đêm với thân thể mệt mỏi, tiều tụy, sau đó lại chìm vào giấc ngủ đến gần trưa hôm sau mới dậy. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sức khỏe của nhiều học sinh giảm sút, suy nhược cơ thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, tiếp thu bài ở trên lớp. - Ở một số nhà trọ quản lý chưa chặt chẽ chưa làm tốt công tác an ninh, an toàn, chưa quản lý nghiêm về học tập, ăn ở sinh hoạt của các em có hiện tượng thanh niên ngoài vào khu vực phòng trọ quậy phá, gây gổ với học sinh ở trọ. Trong các cuộc vui các em thường tụ tập rượu chè, thức khuya, gây ồn ào ảnh hưởng đến việc học của nhiều học sinh trong nhà trọ cũng như làm ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của cư dân địa phương. Từ thực tế nêu trên chúng tôi đã tiến hành các cuộc khảo sát để đánh giá chính xác từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. PHIẾU KHẢO SÁT I Em hãy cho biết một số thông tin về bản thân và trả lời các nội dung sau Học sinh lớp ……………………………………….. Ở trọ tại gia đình…………………………………… Câu 1: Em hãy cho biết sau thời gian học tập tại trường, về phòng trọ thì các em thường làm gì? A. Chơi thể thao B. Ôn tập lại bài học trên lớp C. Chơi điện thoai, chơi Game D. Làm các công việc khác Câu 2. Em đánh giá như thế nào về lối sống của học sinh ở trọ ở các mức độ sau A. Sống kỷ luật B Không có kỷ luật C. Buông thả bản thân D. Không quan tâm Câu 3. Em hãy cho biết bản thân thường đi ngủ lúc mấy giờ? A. Trước 10 giờ B. Sau 10 giờ C. Sau 12 giờ D. Sau 2 giờ sáng Câu 4. Em đánh giá như thế nào về cách sắp xếp phòng trọ của mình đang ở? A. Ngăn nắp, gọn gàng B, Lộn xôn, bừa bãi C. Hơi bẩn D. Không quan tâm lắm Câu 5. Em đánh giá như thế nào khu trọ của mình ở trong các mức độ sau? A. Đẹp B. Chưa đẹp B. Bình thường D. Không quan tâm lắm 11
- Kết quả: Có 139 em được khảo sát kết quả thu được: Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Câu hỏi Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % Em hãy cho biết sau thời gian học tập tại trường, về 10.1 15 10.8% 30 21.6% 80 57.6% 14 phòng trọ thì các % em thường làm gì? Em đánh giá như thế nào về lối 12.2 sống của học sinh 10 7.2% 37 26.6% 75 54.0% 17 % ở trọ ở các mức độ sau Em hãy cho biết bản thân thường 10.1 85 61.2% 15 10.8% 25 18.0% 14 đi ngủ lúc mấy % giờ? Em đánh giá như thế nào về cách 75 54.0% 45 32.4% 17 12.2% 2 1.4% sắp xếp phòng trọ của mình đang ở? Em đánh giá như thế nào khu trọ 12.2 8 5.8% 19 13.7% 95 68.3% 17 của mình ở trong % các mức độ sau? Như vậy qua kết quả khảo sát trên chúng ta thấy ở câu hỏi “sau thời gian học tập tại trường, về phòng trọ thì các em thường làm gì?” có đến 80 em ở trọ trả lời là chơi điện thoại và chơi Game chiếm 57,6%. Ở câu hỏi về lối sống của học sinh ở trọ ở đa số các em chọn buông thả bản thân khi không có người quản lý chiếm 54% đây cũng là một vấn đề đang báo động cần được quan tâm và phối hợp quản lý từ nhà trường gia đình và xã hội. Ở trọ các em ngủ cũng thất thường tuy nhiên số học sinh ngủ sau 12 giờ đêm, sau 2 giờ sáng không nhiều chiếm 18,1% và 10,1% tuy nhiên đây là những em nghiện Game, nghiện điện tử. Bên cạnh đó một số ít em chưa có ý thức cao trong việc tạo tính ngăn nắp sạch sẽ trong việc sắp xếp phòng ở của mình, phòng trọ lộn xộn bừa bãi, bẩn vẫn chiếm tỉ lệ khá cao. Các khu 12
- nhà trọ theo các em còn ở mức bình thường chưa được đẹp cũng ảnh hưởng đến lối sống của các em. PHIẾU KHẢO SÁT II Từ thực tế sinh hoạt tại các phòng trọ, em hãy chọn phương án đúng nhất đối với bản thân mình Câu 1. Trong sinh hoạt hàng ngày, các lỗi em thường mắc phải: A. Thường xuyên ngủ dậy muộn B. Tính lề mề C. Thường xuyên đi học chậm D. Nghỉ học thường xuyên Câu 2. Những nguyên nhân nào thường dẫn đến các em hay vi phạm nề nếp học tập? A. Không làm chủ được bản thân B. Môi trường sống tập thể C. Tác động của xã hội D. Sự rủ rê bạn bè Câu 3. Em thường làm gì vào ban đêm ở nhà trọ? A. Học bài B. Chơi game C. Sang khu nhà trọ khác D. Ở trong phòng không làm gì Câu 4. Em đánh giá như thế nào về chủ nhà trọ ở các mức độ sau: A. Rất quan tâm B. Quan tâm C. Ít quan tâm D. Không quan tâm Câu 5. Em hãy cho biết tình hình an ninh các khu nhà trọ nơi em ở? A. An ninh tốt B. Thường xuyên bị người ngoài quậy phá C. Hay xẩy ra trộm cắp D. An ninh không đảm bảo Kết quả thu được: Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D Câu hỏi Tỉ Tỉ Số Tỉ lệ Số Số Số Tỉ lệ lệ lệ lượng % lượng lượng lượng % % % Ở trọ để học tập em thường mắc những 40 28.8 38 27.3 35 25.2 26 18.7 lỗi nào sau đây? Em hãy cho biết những yếu tố nào tác động dẫn tới các vi 70 50.4 20 14.4 24 17.3 25 18.0 phạm về đạo đức, lối sống ý thức học tập 13
- rèn luyện đối với học sinh ở trọ? Em thường làm gì vào ban đêm ở nhà 89 64.0 16 11.5 20 14.4 14 10.1 trọ? Em đánh giá như thế nào về chủ nhà trọ ở 102 73.4 8 5.8 24 17.3 5 3.6 các mức độ Em hãy cho biết tình hình an ninh các khu 92 66.2 16 11.5 29 20.9 2 1.4 nhà trọ nơi em ở? Với số liệu khảo sát trên cho thấy có nhiều yếu tố tác động tới vi phạm nề nếp học tập, lối sống ý thức học tập rèn luyện của các em như tính lề mề, thường xuyên đi học chậm hay ở nhà ngủ không đến trường để học tập, vắng học không có lý do. Việc thiếu sự quản lý chặt chẽ của các chủ nhà trọ cũng là một phần tác động không nhỏ đến ý thức của các em. Nhiều em vào ban đêm không tập trung học ôn bài mà sang các khu trọ khác chơi, hiện tượng tụ tập chơi game vẫn còn ở một số em. Bên cạnh đó sự quan tâm của các chủ trọ đến các em và tình hình an ninh ổ định cũng là yếu tố quan trọng để giúp các em tránh xa các vi phạm và học tập tốt hơn. 14
- PHIẾU KHẢO SÁT III (Khảo sát về chủ trọ số phòng trọ, số học sinh ở trọ) Chào ông (bà)! Ông (bà) hãy vui lòng cho biết một số thông tin về học sinh ở trọ tại gia đình ta theo mẫu sau: Số Số học Số học Thông tin liên lạc TT Họ tên các chủ trọ phòng sinh ở sinh trọ trọ nam 1 Trân trong cảm ơn ông (bà) - Kết qủa thu được Số Số học Số học Thông tin liên TT Họ tên các chủ trọ phòng sinh ở sinh lạc trọ trọ nam 1 Nguyễn Văn Đường 4 8 8 0397036989 2 Nguyễn Viết Cường 16 32 27 0372709339 3 Lê Đình Sáng 10 28 17 0368211080 4 Trình Xuân Thành 7 9 8 0945468582 5 Nguyễn Văn Thái 11 24 15 0967723457 6 Nguyễn Văn Hợi 11 21 14 0866825178 7 Phan Thị Sáu 4 8 0 0962496008 8 Trình Văn Hiếu 2 4 4 0945468582 9 Nguyễn Thị Lượng 1 2 0 0359746912 10 Nguyễn Thị Thơi 2 3 3 0858931370 Tổng 68 139 96 Nhìn vào số liệu chúng ta thấy có đến 10 chủ trọ trong đó 68 phòng trọ số chủ trọ có phòng trọ và số học sinh ở trọ nhiều nhất là ông Nguyễn Viết Cường có 16 phòng trọ và 32 em học sinh ở trọ; tiếp đến là ông Nguyễn Văn Thái và ông Nguyễn Văn Hợi có 11 phòng cho học sinh thuê trọ và có lần lượt 24 và 21 em thuê trọ; ông Lê Đình Sáng có 10 phòng trọ và có 28 em thuê trọ. Số còn lại rải rác từ 1 đến 7 phòng trọ. Các phòng trọ chủ yếu nằm trên hai xóm Liên Thành và Liên Sơn cách trường đóng khoảng 500m đến 1 km. Số học sinh nam ở trọ để học cũng tương đối nhiều có đến 96 em. Sự phân bổ nhà trọ rải rác, cùng với việc nhiều học 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn