Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Đô lương 2
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đưa ra một số biện pháp tác động cụ thể nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, từ đó học sinh có thể định hướng đúng đắn về nghề nghiệp của mình trong tương lai; Giúp học sinh nắm bắt và có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng nhu cầu việc làm trên địa bàn tỉnh, về xu hướng phát triển các ngành, nghề trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Đô lương 2
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2 SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2 Lĩnh vực : CHỦ NHIỆM Nhóm tác giả: Cao Thị Kim Dung Lương Tiến Việt Tổ: Khoa học xã hội Điện thoại: 0374623033- 0916857976 Năm học: 2022 - 2023
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 4 8. Đóng góp mới của đề tài 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương 1. Cơ sở lí luận 5 1.1. Quan điểm của Đảng, Chính phủ trong công tác phân luồng, 5 hướng nghiệp cho học sinh 1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan 5 1.3. Vài nét về tình hình lao động của Nghệ An 8 1.4. Thực trạng ngành nghề tại Nghệ An 8 Chương 2. Cơ sở thực tiễn 10 2.1.Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại trường 10 THPT Đô Lương 2 2.2. Hậu quả của việc không có định hướng tư vấn hướng nghiệp 19 2.3. Nguyên nhân của thực trạng 19 Chương 3. Giải pháp khắc phục thực trạng 21 3.1. Giải pháp 1: Sưu tầm và thiết kế “Cẩm nang chọn nghề”. 21 3.2. Giải pháp 2: Tham quan thực tế 25 3.3. Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động ngoại khóa 27 3.4. Giải pháp 4: Tiết học hoạt động hướng nghiệp trong thời đại 4.0 29 3.5. Giải pháp 5: Tham gia hoạt động hướng nghiệp trong trường 29 3.6. Quá trình thử nghiệm 31
- 3.7. Kết quả của quá trình thử nghiệm 31 3.8. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài 35 PHẦN III. KẾT LUẬN 41 1. Kết luận 41 2. Đề xuất 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung Viết tắt 1 Trung học cơ sở THCS 2 Giáo viên GV 3 Học sinh HS 4 Nhà xuất bản NXB 5 giáo dục phổ thông GDPT 6 Công nghệ thông tin CNTT 7 Trung học cơ sở THCS 8 Nghiên cứu khoa học NCKH 9 Phương pháp, kĩ thuật dạy học PP, KTDH
- PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hướng dẫn phỏng vấn sâu 1.1.Phỏng vấn học sinh THPT Đô Lương 2 Học lực hiện tại của bạn? Sức khỏe của bạn? Bạn tự đánh giá mình thuộc tuýp người năng động, cởi mở hay thuộc tuýp người khép kín, nội tâm? Bạn có tham dự vào kì thi ĐH, CĐ khi tốt nghiệp THPT ko? Nếu không thi ĐH, CĐ bạn có đi học nghề không? Nếu có bạn sẽ học nghề gi? Nêu rõ lí do? Bạn có yêu thích, hứng thú với ngành nghề đã chọn không? Nghề nghiệp của bạn có ý nghĩa xã hội như thế nào? Gia đình bạn có ủng hộ sự lựa chọn của bạn không? Gia đình bạn có ai đang làm công việc mà bạn đang lựa chọn không? Bạn bè của bạn có ai có cùng sự lựa chọn như bạn? Nghề của bạn chọn có được xã hội, địa phương nơi bạn sinh sống cần tuyển dụng không? Bạn gặp phải những khó khăn gì trong quá trìh định hướng nghề nghiệp? Yếu tố nào chi phối nhiều nhất đến sự lựa chọn của bạn? Bạn định hướng nghề nghiệp của mình từ khi nào? Từ khi bắt đầu định hướng nghề cho đến thời điểm hiện tại bạn có sự thay đổi nào trong việc lựa chọn nghề ko? Bạn đánh giá như thế nào về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thống hiện nay? Bạn thấy công tác hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay có thực sự cần thiết không? 1.2. Phỏng vấn giáo viên Thầy cô công tác ở trường được bao nhiêu năm? Thầy cô có làm công tác chủ nhiệm không? Theo thầy cô thì yếu tố nào là quan trọng nhất đã tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của các em? Theo thầy cô thì sau khi tốt nghiệp THPT học sinh thường có xu hướng gì? ( Học lên ĐH, CĐ hay đi học nghề, TCCN) Theo thầy cô hiện nay nghề nào được học sinh ưu tiên lựa chọn? Thầy cô nhận thấy công tác hướng nghiệp ở nhà trường hiện nay như thế nào? Thầy cô có thường xuyên tham gia vào công tác hướng nghiệp cho học sinh không?
- Những khó khăn mà thầy cô gặp phải khi tham gia công tác hướng nghiệp cho học sinh? Theo thầy cô thì công tác hướng nghiệp có thực sự cần thiết với học sinh không? Các em học sinh tỏ thái độ gì khi được các thầy cô tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp? Một vài suy nghĩ của thầy cô về định hướng nghề nghiệp của các em học sinh hiện nay? 1.3. Phỏng vấn sâu cha mẹ học sinh Trình độ học vấn của ông bà? Ông bà đang làm công việc gì? Mức sống của gia đình? Theo ông bà thì việc định hướng nghề nghiệp cho con cái có cần thiết hay không? Ông bà có thường xuyên trò truyện, tham mưu, cố vấn cho con cái mình trong lĩnh vực học tập không? Ông bà có để con cái tự quyết định nghề nghiệp của mình không? Sau khi con cái tốt nghiệp THPT ông bà muốn con tiếp tục học lên ĐH, học nghề, hay đi làm luôn? Nếu con ông bà dự thi ĐH không đỗ ông bà có ý định cho con mình học TCCN hay học nghề không? Ông bà muốn con mình làm nghề gì? Ông bà có áp đặt mong muốn ấy lên con mình hay không? Ông bà có quan tâm đến công tác hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay không? Theo ông bà công tác này có thực sự hiệu quả không?
- Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp học sinh trường THPT Đô Lương 2 Xin chào các bạn! Chúng tôi là học sinh trường THPT Đô Lương 2. Hiện nay chúng tôi đang tham gia cuộc thi khoa học - kĩ thuật về đề tài “Định hướng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT Đô Lương 2 gắn với gắn với sản xuất kinh doanh tại huyện Đô Lương”. Vậy nên để bài dự thi có được một kết quả tốt thì chúng tôi muốn khảo sát một số ý kiến của các bạn. Rất cám ơn sự giúp đỡ của các bạn! Câu 1: Hiện tại bạn đang học THPT, vậy bạn có dự định gì cho tương lai? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1 Tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, THCN, Học nghề 2 Đi làm ngay 3 Vừa học nghề vừa làm việc 4 Làm kinh tế tại gia đình 5 Chưa có dự định 6 Dự định khác (ghi cụ thể) : .…………………………………………... Câu 2: Bạn có dự định chọn cho mình một nghề cụ thể nào hay chưa? (một lựa chọn, khoanhtròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1. Đã lựa chọn (ghi cụ thể tên nghề sẽ chọn .......................................... ) 2. Chưa lựa chọn Câu 3: Những yếu tố nào là lý do chính để bạn quyết định chọn nghề? (chọn 4 yếu tố quan trọngnhất và khoanh tròn số thứ tự các yếu tố đã chọn) 1. Vì có thu nhập cao 2. Vì phù hợp với năng lực bản thân 3. Vì sở thích, đam mê 4. Vì nghề đang được ưa chuộng 5. Vì bạn bè chọn nhiều 6. Vì dễ xin việc 7. Theo nhu cầu thực tế xã hội. 8. Theo cảm tính. 9.Theo truyền thống gia đình. 10. Theo điều kiện kinh tế gia đình. 11. Theo điều kiện sức khỏe, tâm lý. Câu 4: Bạn có dự định chọn cho mình 1 nghề từ khi nào? (một lựa
- chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1. Lớp 10 2. Lớp 11 3. Lớp 12 4. Trước đó Câu 5: Khi lựa chọn cho mình một nghề cho bản thân, bạn nghĩ mình đã hiểu đầy đủ về nghề đã chọn hay chưa? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1. Hoàn toàn chưa biết gì. 2. Hiểu biết rất ít. 3. Tương đối hiểu biết. 4. Hiểu rất rõ về nghề đã chọn Câu 6: Bạn có quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp (tại các trung tâm, điểm tư vấn hoặc hoạtđộng tư vấn tại trường; không phải ý kiến của gia đình, bạn bè, người thân) trước khi lựa chọnnghề nghiệp hay không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1. Quan tâm. 2.Tương đối quan tâm 3. Ít quan tâm. 4. Không quan tâm Câu 7: Theo bạn để chọn cho mình 1 nghề phù hợp thì sự hiểu biết thị trường lao động có cần thiết không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1. Không cần thiết 2. Ít cần thiết 3. Tương đối cần thiết 4. Cần thiết 5. Rất cần thiết Câu 8: Khi lựa chọn cho mình một nghề, bạn có tìm hiểu về thị trường lao động đối với ngành đó không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1. Có 2. Có nhưng chưa kỹ. 3. Không.
- Câu 9: Những người góp ý kiến cho bạn chọn nghề (bao gồm gia đình, bạn bè, thầy cô, người quen, các tư vấn viên…) có tư vấn cho bạn về thị trường lao động khi lựa chọn nghề hay không? (một lựa chọn, khoanh tròn số thứ tự mà các bạn chọn) 1. Có. 2. Có nhưng còn rất chung chung. 3. Không. Câu 10: Bạn thường tìm hiểu về thị trường lao động từ những nguồn thông tin nào là chính? (chọn 3 nguồn thông tin mà bạn thấy quan trọng nhất và khoanh tròn vào số thứ tự) 1.Gia đình. 2.Thầy cô 3.Bạn bè. 4. Các phương tiện thông tin đại chúng. 5. Các chuyên gia, tư vấn viên. 6. Từ nguồn khác………….. Câu 11: Bạn có hài lòng về công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay không? (Một lựa chọn, khoanhtròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 1. Rất không hài lòng 2. Tương đối hài lòng. 3. Hài lòng 4. Rất hài lòng. Câu 12: Bạn mong muốn đượctư vấn hướng nghiệp với hình thức nào dưới đây? (chọn 3 nguồn thông tin mà bạn thấy quan trọng nhất và khoanh tròn vào số thứ tự) 1. Nghe thầy cô tư vấn trên lớp 2. Tham dự các cuộc hội thảo về tư vấn hướng nghiệp 3. Xem phim tài liệu hoặc triển lãm tranh ảnh về nghề nghiệp 4. Thành lập CLB hướng nghiệp tại trường 5. Đến phòng tư vấn để được các chuyên gia tư vấn 6. Tổ chức ngày hội nghề nghiệp tại trường 7. Tham quan các cơ sở kinh tế tại địa phương
- Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thực nghiệm Nhằm tìm hiểu xu hướng, cũng như mức độ quan trọng, và sự cần thiết của tư vấn hướng nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của các em học sinh THPT Đô Lương 2, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, để từ đó có thể điều chỉnh và đề ra các biện pháp cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại trường THPT Đô Lương 2, mời các bạn tham gia đóng góp ý kiến của mình bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi sau : Câu 1: Khi đưa ra quyết định trên bạn đã căn cứ vào đâu? (Chọn 4 yếu tố và khoanh tròn vào số thứ tự các yếu tố đã chọn) 1. Có thu nhập cao. 2. Phù hợp năng lực bản thân. 3. Phù hợp sở thích, đam mê. 4. Nghề đang được ưa chuộng. 5. Theo xu hướng của bạn bè. 6. Dễ xin việc. 7. Nhu cầu thực tế của xã hội. 8. Theo cảm tính. 9.Theo truyền thống gia đình 10. Điều kiện kinh tế gia đình. 11. Khả năng về sức khỏe, tâm lý. Câu2: Mức độ quan tâm của bạn đến tư vấn hướng nghiệp trước khi lựa chọn nghề nghiệp ? (Một lựa chọn, khoanh tròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 1. Không quan tâm. 2. Ít quan tâm. 3. Tương đối quan tâm 4. Quan tâm Câu 3: Các chương trình tư vấn hướng nghiệp có giải quyết được các thắc mắc, băn khoăn của bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai hay không? (Một lựa chọn, khoanh tròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 1. Có 2. Có nhưng chưa sâu sắc lắm. 3. Không Câu 4: Mức độ hài lòng của bạn về kết quả của các chương trình tư vấn?
- (Một lựa chọn, khoanh tròn vào số thứ tự của yếu tố đã chọn) 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3.Tương đối hài lòng. 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng. Câu 5: Ý kiến đóng góp cụ thể của em về cách thức và những nội dung cần tư vấn hướng nghiệp. Về cách thức tổ chức họat động tư vấn: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Về những nội dung cần tư vấn …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề cho học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các hoạt động đa dạng của đời sống xã hội. Thực hiện được mục đích này, công tác giáo dục hướng nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng học sinh phổ thông khi học lên cao hơn. Công tác hướng nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra đối với người lao động, có tính đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó người làm công tác hướng nghiệp sẽ có những tư vấn, lời khuyên về chọn nghề, chọn ngành có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn giúp định hướng học sinh chọn đúng nghề nghiệp theo năng lực của bản thân. Công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh trong nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng, là một hoạt động không thể thiếu được ở các nhà trường nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân học sinh để có thể định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Trong những năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong nhà trường phổ thông đã được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục; bước đầu đã có sự phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, chuyên gia trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội đối với việc chọn nghề, chọn ngành, huy động ngày càng nhiều số lượng học sinh sau phổ thông tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông trong thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như chưa thực hiện hết chức năng của giáo dục hướng nghiệp; chưa tạo ra sự khác biệt về chất cả trên bình diện thái độ nghề nghiệp lẫn hiểu biết nghề nghiệp, đặc biệt là chưa phát triển được năng lực lựa chọn nghề nghiệp phù hợp của từng học sinh dựa trên sự hiểu biết rõ về năng lực của bản thân và hiểu biết những yêu cầu cốt yếu của nghề mà người học định chọn. Công tác phân luồng học sin h phổ thông đi học giáo dục nghề nghiệp chưa đẩy mạnh được phân luồng, tỷ lệ phân luồng trong những năm qua cả nước còn thấp, học sinh sau trung học chủ yếu mong muốn đi học đại học. Nghệ An là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Ngoài điều kiện thuận lợi về địa lý, Nghệ An còn có thuận lợi vô giá về con người. Người Nghệ An ham học, thông minh, tài giỏi, là cái nôi sản sinh ra nhiều nhà khoa học 12
- tài ba, nhà chính trị lỗi lạc. Những thuận lợi đó, vẫn còn ở dạng tiềm ẩn mà Nghệ An chưa phát huy được hết, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Nghệ An còn thấp, cân đối ngành nghề trong đào tạo chưa phù hợp với tiến trình phát triển nguồn lực. Phần lớn số lao động chỉ được đào tạo qua các ngành: Kế toán tài chính, quản trị kinh doanh, sửa chữa ô tô - xe máy, may mặc, điện dân dụng, điện tử, du lịch… các nghề chế biến nông lâm hải sản, vật liệu xây dựng, lắp máy, chế tạo máy, công nghệ thông tin… còn quá ít. Sự bất cập này đã làm cho quá trình tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo gặp nhiều khó khăn, năng suất và hiệu quả lao động thấp. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi nhận thức rõ công tác hướng nghiệp, giúp học sinh lựa chọn đúng ngành nghề trong tương lai phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện cá nhân học sinh góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong bối cảnh xu hướng phát triển các ngành, nghề và nhu cầu việc làm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới dự kiến có nhiều biến động đồng thời việc nâng cao công tác tư vấn hướng nghiệp là hết sức quan trọng. Bởi thế tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Đô lương 2”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đưa ra một số biện pháp tác động cụ thể nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, từ đó học sinh có thể định hướng đúng đắn về nghề nghiệp của mình trong tương lai. - Giúp học sinh nắm bắt và có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng nhu cầu việc làm trên địa bàn tỉnh, về xu hướng phát triển các ngành, nghề trong thời gian tới. - Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và phân luồng học sinh sau THPT. - Sáng kiến còn giúp cho các trường có được cơ sở thực tế để có nhiều hình thức hướng nghiệp sinh động, hấp dẫn hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: quá trình giáo dục hướng nghiệp cho HS lớp chủ nhiệm tại trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: một số giải pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính 13
- khả thi này thì học sinh có thể định hướng đúng đắn về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Học sinh nắm bắt và có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng nhu cầu việc làm trên địa bàn tỉnh, về xu hướng phát triển các ngành, nghề trong thời gian tới. GV sẽ có điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và phân luồng học sinh sau THPT, giúp cho nhà trường có được cơ sở thực tế để có nhiều hình thức hướng nghiệp sinh động, hấp dẫn hơn. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về dạy học giáo dục hướng nghiệp. - Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về công tác định hướng nghề ngiệp, rút ra thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương - Tổ chức thực nghiệm, đánh giá kết quả của sáng kiến, rút kinh nghiệm thực hiện của sáng kiến. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương dựa trên cơ sở thực tế tại nhà trường và địa phương. - Về thời gian: năm học 2022 - 2023 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT, nghiên cứu các tài liệu về định hướng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát thái độ, cảm xúc của đối tượng tham gia phỏng vấn để đánh giá vấn đề khách quan, triệt để hơn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập thêm thông tin. Thực hiện đối với một số học sinh, giáo viên và phụ huynh của trường THPT Đô Lương 2 nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp. Phụ lục 1: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi. Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp học sinh trường THPT Đô Lương 2. 14
- Phụ lục 3: Mẫu phiếu khảo sát thực nghiệm nhu cầu tư vấn hướng nghiệp học sinh trường THPT Đô Lương 2. 6.3. Phương pháp thực nghiệm: Tư vấn cá nhân; tư vấn trực tiếp; tư vấn gián tiếp; tham quan thực tế, tổ chức các hoạt động. 6.4. Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra những thông tin thực tế có ý nghĩa với đề tài nghiên cứu. 6.5. Phương pháp xử lý số liệu: tập hợp, thống kê số liệu phiếu điều tra. Sau đó lập bảng biểu, sơ đồ thể hiện kết quả. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài. Các giải pháp: Sưu tầm và thiết kế Cẩm nang chọn nghề, Tham quan thực tế, Tổ chức hoạt động ngoại khóa, Tiết học hoạt động hướng nghiệp trong thời đại 4.0, Tham gia hoạt động hướng nghiệp trong trường là các giải pháp mới trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, các giải pháp có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng địnhhướng nghề cho HS cấp THPT. 8. Đóng góp mới của đề tài Cho đến nay vấn đề nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm đã được tiến hành một cách rộng rãi. Tuy nhiên nghiên cứu một cách cơ bản định hướng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thì chưa có một công trình nào đi sâu vào giải quyết thấu đáo và sâu sắc toàn diện. Với những giải pháp được đưa ra, sáng kiến đã đổi mới hình thức tư vấn hướng nghiệp của GVCN bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp ở lớp chủ nhiệm qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất, thông qua các hoạt động giáo dục như sinh hoạt CLB, các tiết học hoạt động hướng nghiệp t rải nghiệm). Từ đó, thay đổi nhận thức của học sinh đối với việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. 15
- . PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Quan điểm của Đảng, Chính phủ trong công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh Trong những năm gần đây, Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở bậc học phổ thông: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI xác định: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh… Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 chỉ rõ: “Triển khai phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông”; Chính phủ ban hành Quyết định số 522/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng xác định: “Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số trong giáo dục-đào tạo; Tiến tới phổ cập trung học phổ thông gắn với phân luồng trong giáo dục; Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, ph át triển kinh tế số, xã hội số”. 1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan 1.2.1. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp Khái niệm: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu khách quan của của mỗi con người trong điều kiện nhất định cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp nảy sinh trong quá trình tìm kiếm thông tin để tìm ra một có công việc phù hợp với mình cũng như phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường. Đồng thời cá nhân cũng xem xét có phù hợp với điều kiện cá nhân (sở thích, năng lực, sức khoẻ, điêu kiện kinh tế gia đình) để điều chỉnh sao cho phù hợp và đạt được mục đích. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT là một điều tất yếu. Hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông, giúp cho các em có cơ sở lựa chọn cho mình một con đường đi thích hợp, ngành học phù hợp cũng như một nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Đã và đang không có ít học sinh của các khóa trược phải nuôi tiếc vì không 16
- được tiếp cận với khoa học chọn nghề, đã coi nhẹ việc đánh giá toàn diện, đánh giá đúng bản thân khi chọn nghề. 1.2.2. Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp Hướng nghiệp: chính là quá trình hướng dẫn chọn nghề, là quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào lao động sản xuất. Đây là hệ thống các biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội cùng phối hợp thực hiện, trong đó nhà trường nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi mà xã hội đang cần, đồng thời cũng phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân của mỗi người. Tư vấn hướng nghiệp: Đại đa số học sinh phổ thông sau trung học của chúng ta không đánh giá được năng lực của mình, cũng không biết rõ mình thích nghề gì. Những câu hỏi: đi đâu? học trường nào? làm nghề gì? sau khi tốt nghiệp THCS, THPT thường là những phương trình có nhiều ẩn số, là những câu hỏi gay cấn khó giải đáp nhất. Các em đó đang cần được tư vấn chọn nghề, mặt khác không ít học sinh đã bước vào trường chuyên nghiệp mới vỡ lẽ rằng “mình chọn nhầm nghề”. Tư vấn hướng nghiệp là định hướng, giúp đỡ cho thanh thiếu niên nhận thức đúng đắn nghề nghiệp phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu của xã hội một cách có căn cứ khoa học đồng thời loại bỏ những trường hợp thiếu chín chắn khi chọn nghề. Tóm lại, tư vấn hướng nghiệp là tìm hiểu đặc điểm bản thân (xu hướng nghề, tâm sinh lý, tính cách, năng khiếu…) đối chiếu với các đặc điểm tính chất của nghề để tìm sự phù hợp với bản thân, từ đó có cơ sở để lựa chọn nghề phù hợp. Quá trình tư vấn hướng nghiệp sẽ giúp mỗi người trả lời câu hỏi sau: Xu hướng chọn nghề nghiệp của mình là gì? Bản thân mình có tố chất như thế nào? Mình có thể phù hợp với nghề hay nhóm nghề nào? Nên chọn những ngành nghề nào? Hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp các em có cơ sở lựa chọn hướng mình đi, ngành học phù hợp, tiến tới có nghề nghiệp phù hợp nhất trong tương lai. 1.2.3. Hướng nghiệp có vai trò như thế nào đối với học sinh Hướng nghiệp có vai trò quan trọng với mỗi cá nhân và cả xã hội. Một người có chuyên môn nghề nghiệp ổn định, vững vàng, chất lượng cuộc sống của các nhân đó sẽ nâng cao hơn. Việc hướng nghiệp hiệu quả cũng giúp đào tạo nguồn nhân lực có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, năng lực nghề n ghiệp tốt và qua đó làm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội. 17
- Cụ thể, với mỗi cá nhân, việc hướng nghiệp giúp bạn hiểu biết hơn về các khối ngành, các ngành nghề trong xã hội. Qua đó có thể cân nhắc kỹ càng, chọn lựa được ngành nghề phù hợp với cả bản thân và nhu cầu của xã hội. Hướng nghiệp cũng góp phần vào việc hình thành nhân cách nghề nghiệp cho các bạn học sinh và tạo tâm lý ổn định, vững vàng cho thí sinh trước khi bắt đầu bước vào môi trường đào tạo mới. Qua hướng nghiệp, người học cũng có thái độ và nhìn nhận đúng đắn hơn về lao động. Hướng nghiệp có vai trò quan trọng với bản thân mỗi người trước kỳ thi Với xã hội, hướng nghiệp cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi bạn chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp giảm bớt lãng phí nguồn nhân lực và chi phí đào tạo do chuyển đổi ngành nghề. Sẽ rất lãng phí thời gian và tiền bạc nếu như chúng ta chọn sai nghề nghiệp, vậy nên vấn đề hướng nghiệp chọn nghề luôn được phụ huynh và thí sinh quan tâm đến. Hướng nghiệp đại học nói riêng hay hướng nghiệp nói chung cũng góp phần phân bổ hợp lý về nguồn lao động, giảm sự thay đổi trong các ngành nghề. Điều này cũng giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm bớt tệ nạn xã hội. 18
- Hướng nghiệp bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ cá nhân trong việc xác định, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. Hướng nghiệp đúng đắn không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân mà còn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Để chọn được ngành nghề đúng đắn các thí sinh có thể nhờ chuyên gia hoặc những người có hiểu biết trong lĩnh vực đó để chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất trước khi quyết định nghề mình muốn theo đuổi. 1.3. Vài nét về tình hình lao động của Nghệ An Nghệ An là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Ngoài điều kiện thuận lợi về địa lý, Nghệ An còn có thuận lợi vô giá về con người. Người Nghệ An ham học, thông minh, tài giỏi, là cái nôi sản sinh ra nhiều nhà khoa học tài ba, nhà chính trị lỗi lạc. Những thuận lợi đó, vẫn còn ở dạng tiềm ẩn mà Nghệ An chưa phát huy được hết, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, từ nhiều năm nay tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, cân đối ngành nghề trong đào tạo chưa phù hợp với tiến trình phát triển nguồn lực. Phần lớn số lao động chỉ được đào tạo qua các ngành: Kế toán tài chính, quản trị kinh doanh, sửa chữa ô tô - xe máy, may mặc, điện dân dụng, điện tử, du lịch… các nghề chế biến nông lâm hải sản, vật liệu xây dựng, lắp máy, chế tạo máy, công nghệ thông tin… còn quá ít. Sự bất cập này đã làm cho quá trình tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo gặp nhiều khó khăn, năng suất và hiệu quả lao động thấp. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án số 14-ĐA/TU ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu đào tạo 329.400 lượt người, gồm các cấp trình độ: Cao đẳng 26.300 người; trung cấp 48.500 người; sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng 254.600 người. Mục tiêu của kế hoạch phấn đấu tỷ lệ lao động có việc làm sau tốt nghiệp bình quân chung đạt 80,9%; có 3 - 5 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 31% vào cuối năm 2025 (riêng vùng đồng bào DTTS, miền núi đạt 64,1%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 23,5%). Phấn đấu khoảng 75% chương trình ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia... Đến năm 2030, Nghệ An phấn đấu đào tạo kỹ năng nghề giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến khoảng 329.700 lượt người. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp bình quân chung đạt 83,3%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 37,8% vào cuối năm 2030. Phấn đấu có 1 - 2 trường chất lượng cao đạt chuẩn tương đương với chuẩn của các nước ASEAN-4. 1.4. Thực trạng ngành nghề tại Nghệ An Qua điều tra khảo sát, có khoảng 81 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chiếm 5,58% tổng số doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã hình 19
- thành công nghiệp hỗ trợ cho các nhóm ngành gồm: Điện tử; ngành sản xuất bao bì; dệt may; cơ khí, lắp ráp,... Các ngành kinh tế biển ngày càng phát triển ở Cửa Lò, Nghi Lộc,… Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2021, toàn tỉnh có 177 làng nghề được UBND tỉnh công nhận tại 19/21 huyện, thành, thị của tỉnh có thể kể đến: làng nghề sản xuất muối xã An Hòa; làng nghề sản xuất và chế biến rễ hương, tăm hương xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu); làng nghề dệt thổ cẩm xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn và làng nghề sản xuất rượu truyền thống men lá xã Đôn Phục (Con Cuông), làng nghề như dệt thổ cẩm Hoa Tiến (Quỳ Châu); mây tre đan bản Diềm (Con Cuông); hương thẻ Tây Lân (Nghi Lộc); làng nghề mộc Thuận Giang, Nam Thắng (Quỳnh Lưu); chế biến hải sản Bình Minh (TX Cửa Lò), Làng nghề ép dầu lạc Hưng Xuân, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên); Làng nghề nấu rượu xóm Xuân Trung, xã Nghi Đức (TP. Vinh); Làng nghề dệt thổ cẩm Làng Xiềng, xã Môn Sơn (Con Cuông); Làng nghề dệt thổ cẩm Bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn); Làng nghề trồng hoa, cây cảnh Yên Phú, xã Minh Thành (Yên Thành); Làng nghề sản xuất gạch không nung Làng Thượng, xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu); Làng nghề sản xuất gạch không nung Hoa Chín, xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu). Ở tại huyện Đô Lương có các ngành nghề như: đan lát bột đà, nghề trồng dâu nuôi tằm, làng nghề truyền thống Vĩnh Đức, nghề bánh gai Đông Sơn, làng nghề nồi đất truyền thống xã Trù Sơn, làng nghề bánh đa ở thị trấn Đô Lương… 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn