intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Diễn Châu 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

21
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp giáo viên xác định rõ vai trò của nghề thầy trong thời đại 4.0 để từ đó có giải pháp cho việc dạy - học phù hợp (dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh) giúp chính mình và các em đạt đến hạnh phúc; Giúp nhà trường tiến tới thành công mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Diễn Châu 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 -------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DIỄN CHÂU 2 Lĩnh vực: CÔNG ĐOÀN Ngƣời thực hiện : TRẦN THỊ THU HÀ PHẠM THỊ HƢƠNG NGUYỄN VĂN THANH Địa chỉ gmail : hahdc2@gmail.com Số điện thoại : 0972833334 – 0979255589- 0965418815 Năm học: 2022-2023
  2. MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Tổng quan .............................................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2” ............................................................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm “hạnh phúc”. .......................................................................... 6 1.1.2. Tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc. .............................................. 6 1.1.3. Lớp học hạnh phúc .................................................................................. 8 1.1.4. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc. .................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiển. ............................................................................................ 10 1.2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. ................................... 10 1.2.2. Yêu cầu của việc xây dựng lớp học hạnh phúc ..................................... 13 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2” .............................................................. 14 3.1. Giải pháp 1: Giáo viên thay đổi nhận thức, phát triển bản thân kiến tạo hạnh phúc. .................................................................................................................... 14 3.2. Giải pháp 2: Phòng học thân thiện ............................................................... 18 3.3. Giải pháp 3: Tiết học hạnh phúc. ................................................................. 19 3.3.1. Tiết học bài. ........................................................................................... 21 3.3.2. Tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn. ........................................................ 21 3.3.3. Giờ họp phụ huynh. ............................................................................... 23 3.4. Giải pháp 4: Phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường .................... 24 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 26 3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 26 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................... 26
  3. 3.2.1. Giải pháp trực tiếp áp dụng. .................................................................. 26 3.2.2. Giải pháp áp dụng gián tiếp thông qua GVCN và các cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường ............................................................................... 26 3.3. Nội dung và thời gian thực nghiệm .............................................................. 27 3.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 27 3.5. Một số minh họa thực nghiệm ..................................................................... 27 3.5.1. Tiết học bài (thuộc môn hóa học): ........................................................ 27 3.5.2. Tiết sinh hoạt lớp................................................................................... 36 3.5.3. Giờ họp phụ huynh ................................................................................ 41 3.5.4. Phòng học thân thiện ............................................................................. 44 3.6. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm ..................................... 44 3.6.1. Kết quả khảo sát trước khi thực nghiệm ............................................... 44 3.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm ........................................................ 44 3.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất . ................. 47 3.7.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 47 3.7.2. Nội dung và phương pháp khảo sát....................................................... 47 3.7.3. Đối tượng khảo sát Tổng hợp các đối tượng khảo sát .......................... 48 3.7.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................................................................................. 48 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................. 49 3.1. Kết luận. ....................................................................................................... 49 3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ PHỤ LỤC ...................................................................................................................
  4. BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đầy đủ tiếng việt 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 HK Học kỳ 4 CĐN Công Đoàn Ngành 5 GD Giáo dục 6 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 7 THPT Trung học phổ thông 8 CB Cán bộ 9 NLĐ Người lao động 10 NG Nhà giáo 11 CNV Công nhân viên 12 TDTT Thể dục thể thao 13 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 14 BGH Ban giám hiệu 15 XH Xã hội 16 GVBM Giáo viên bộ môn 17 CNTT Công nghệ thông tin 18 SGK Sách giáo khoa 19 CM Chuyên môn 20 NCBH Nghiên cứu bài học
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Các lớp sẽ tiến hành thực nghiệm (nhóm 1) .............................................. 12 Bảng 2. Các lớp sẽ làm đối đối chứng ( nhóm 2) ................................................... 12 Bảng 1. Các lớp sẽ tiến hành thực nghiệm .............................................................. 44 Bảng 2. Các lớp sẽ làm đối chứng .......................................................................... 44 Bảng 3. Các lớp tiến hành thực nghiệm .................................................................. 45 Bảng 4. Các lớp đối chứng ...................................................................................... 45 Bảng 5. Kết quả thi đua của các lớp thực nghiệm .................................................. 45 Bảng 6. Kết quả học tập và rèn luyện của các lớp đối chứng ................................. 46 Bảng 7. Kết quả học tập và rèn luyện của các lớp thực nghiệm . .......................... 46 Bảng 8. Kết quả học tập và rèn luyện của các lớp đối chứng. ............................... 46
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hạnh phúc – ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc! (như Bác Hồ đã từng khẳng định). Hướng tới hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người. Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là các em phải được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng bối cảnh hiện nay, các em “ngày 2 buổi đến trường” trong thời đại công nghệ 4.0 - khi kiến thức không còn là độc tôn, độc quyền của nghề cũng như của giáo viên. Rồi hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường (tỉ lệ stress tăng nhanh chóng, bạo lực ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn ….). Với mong muốn trao đúng giá trị cho học sinh để nhận được đúng giá trị gia tăng từ các em. Đồng thời, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm giúp các em nhận được giá trị của hạnh phúc. Làm thế nào để học sinh hạnh phúc? Đây là câu hỏi đã được Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục quan tâm giải đáp. Trong đó “xây dựng trường học hạnh phúc” - là giải pháp, là việc làm cấp thiết, là phong trào thi đua mà các nhà trường cần thực hiện sao cho mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, là một niềm hạnh phúc. Để xây dựng trường học hạnh phúc, theo chúng tôi, chúng ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. Bởi, lớp học là các nôi đầu tiên, là môi trường trực tiếp và gắn bó với các em trong suốt quá trình ở nhà trường, nó ảnh lớn nhất đến sự rèn luyện và phát triển của các em. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của các em, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh... Tuy nhiên, hiện tại đang có ít tài liệu bàn “sâu”; tập thể Ban lãnh đạo nhà trường, các đồng nghiệp chưa có chương trình hành động, chưa có kế hoạch; chưa có giải pháp thể cho vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Diễn Châu 2 ” để góp phần tiến tới xây dựng nhà trường hạnh phúc, để mỗi người tìm thấy giá trị sống và sống có giá trị. 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh đạt được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, trong mỗi tiết học. 1
  7. - Giúp giáo viên xác định rõ vai trò của nghề thầy trong thời đại 4.0 để từ đó có giải pháp cho việc dạy - học phù hợp (dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh) giúp chính mình và các em đạt đến hạnh phúc. - Giúp nhà trường tiến tới thành công mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. -Tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng. (Môi trường mạnh hơn tư duy, vì vậy khi con người được sống và làm việc trong môi trường tốt chắc chắn mọi thứ sẽ tốt lên). 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu các giải pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc - Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả 4. Tổng quan 4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Xây dựng các giải pháp và áp dụng các giải pháp đó vào việc xây dựng lớp học hạnh phúc hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc 4.2. Kế hoạch nghiên cứu. STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Từ tháng -Suy nghĩ về bối cảnh cụ thể Hình thành ý tưởng 04/2020 (Khó khăn, vất vả do dịch (Có cách nào khác đi để Covid 19 gây ra: mất mát, vượt qua khó khăn lúc đau thương...) này) -Nghiên cứu công văn số 235/CĐN ngày 29/11/2019 của CĐN GD Nghệ An về việc hướng dẫn công đoàn cơ sở tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc -Các tài liệu khác liên quan `2 Từ tháng -Học hỏi, chia sẽ cùng đồng Đặt tên cho đề tài. 6/2021 nghiệp . (Cách đặt vấn đề ) - Đăng ký mua khóa học; tham gia học các lớp học Zoom về dạy học tích cực (đổi mới phương pháp dạy học) của Cô giáo Trần 2
  8. Khánh Ngọc ; của Thầy giáo Trương Công Thái trong công động Startup Education (SE). -Đọc tài liệu nói về hạnh -Tuyển tập các dạng tài phúc liệu - Tìm hiểu các văn bản về - Tuyển tập các văn bản chương trình xây dựng trường học hạnh phúc 3 Từ tháng Khảo sát tình hình thực tiễn -Tiến hành khảo thực 10/2022 tại trường trạng : Xây dựng các nội dung kháo sát; thiết kế phiếu khảo sát; chọn đối tượng khảo sát. -Tổng hợp số liệu và xử lý số liệu 4 Từ tháng Nghiên cứu văn bản hướng Nắm vững kết cấu của 11/2022 dẫn hoạt động SKKN đề tài theo quy định Triển khai đề tài: Hoàn thiện đề cương +Viết đề cương +Tiếp tục tìm kiếm tổng hợp thông tin ( qua sách, báo, mạng...) 5 Từ tháng Tiếp tục triển khai đề tài: + Hoàn thiện ( cơ bản) 12 /2022 -Viết bản thảo SKKN bản thảo. Từ tháng - Tiến hành thực nghiệm tại 02/2023 1 số lớp . +Tiến hành thực nghiệm các Nắm được ý kiến của giải phải mà mình trực tiếp HS và đồng nghiệp. thực hiện được. +Chia sẽ mong muốn của tác giả đến đồng nghiệp, mời đồng nghiệp hợp tác thực nghiệm các giải pháp do mình đã xây dựng 3
  9. 7 Từ tháng Khảo sát kết quả thực Tiến hành khảo sát thực 03/2023 nghiệm nghiệm: +Xây dựng các nội dung kháo sát; thiết kế phiếu khảo sát. +Tổng hợp số liệu và xử lý số liệu Xử lý kết quả, rút ra đánh Viết phần kết luận của giá, kết luận vấn đề, đề xuất đề tài và kiến nghị tiếp theo. 8 Tháng Tiếp tục thực nghiệm và Thực nghiệm; khảo sát 04 /2023 khảo sát kết quả thực nghiệm kết quả thực nghiệm vã xử lý kết quả. Hoàn thiện SKKN Hoàn thiện đề tài; in ấn và đóng thành tập. Nghiên cứu văn bản hướng Nắm vững các quy định dẫn nạp SKKN về việc nạp SKKN; nạp SKKN. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản về hạnh phúc nói chung và xây dựng trường học hạnh phúc nói riêng có liên quan đến đề tài. Dựa trên tiêu chí trường học hạnh phúc của các văn bản quy định và chỉ đạo để xây dựng tiêu chí cho lớp học hạnh phúc. - Nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra : Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng thời điểm, từng lớp để kiểm tra việc xây dựng và áp dụng các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc có phù hợp với đối tượng học sinh, có phù hợp với bối cảnh nhà trường hay không. +Phương pháp đàm thoại:Trao đổi với đồng nghiệp, thăm dò ý kiến học sinh về việc áp dụng các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc qua đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách thức, tinh thần thái độ, phương pháp sao cho phù hợp. Từ đó thu thập và xử lí số liệu và rút ra kết luận + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trải nghiệm việc xây dựng và áp dụng các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc để kiểm chứng lý luận và thực tiển nhằm rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến 4
  10. 6. Tính mới của đề tài Đặt ra và trả lời câu hỏi có tính tạo động lực cao: Tại sao chúng ta phải là việc đó? (Tại sao chúng ta phải đem lại hạnh phúc cho học sinh và chính mình). Khi trả lời được câu hỏi thì chúng ta xác định được vì sao chúng ta phải làm. Và khi biết rõ lý do thì chúng ta sẽ làm việc toàn tâm, toàn lực. Đi sâu đổi mới phương pháp dạy học: Không cạnh tranh kiến thức với học sinh mà giúp học sinh nhận ra giá trị của mình để sống có giá trị nhằm đạt đến hạnh phúc. 5
  11. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2” 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm “hạnh phúc”. -Hạnh phúc là gì? “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. - Hạnh phúc của học sinh THPT có thể đạt được khi nào? Hạnh phúc của học sinh THPT rất đơn giản và có thể thực hiện được như: + Luôn cố gắng đạt kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng. + Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và cách ứng xử của mình. + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần. + Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình + Học sinh lớp 12, hạnh phúc phải gắn với trách nhiệm, với ý nghĩa công việc các em đang làm, sẽ làm. 1.1.2. Tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc. Nằm trong chuổi các hoạt động của phong trào thi đua trong nghành Giáo dục, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Công đoàn nghành Giáo dục Nghệ An đã ra công văn số 235/CĐN về việc hướng dẫn công đoàn cơ sở tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc trong đó có các tiêu chí về trường học hạnh phúc. 1.1.2.1. Tiêu chí 1: Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân - Đảm bảo sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lý (phòng ngừa và ứng phó với bắt nạt, bạo lực học đường, …) cho học sinh và CBNGNLĐ khi học tập và tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; không để xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường. - Phòng học, phòng làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn, nhà thể chất, sân chơi, các phòng thí nghiệm, các phòng hướng nghiệp vv… phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; tạo dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện, cởi mở; - Duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong trường học, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được bảo đảm an toàn; 6
  12. - CBNGNLĐ thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực; - Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tốt cho cả học sinh và CBNGNLĐ; - Nhà trường tạo cơ hội để mỗi HS và mỗi CBNGNLĐ đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ; - Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. 1.1.2.2. Tiêu chí 2: Về dạy và học - Các CBNGNLĐ làm gương cho học sinh trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học; - Thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh và CBNGNLĐ trong trường một cách công bằng, hợp lý và phù hợp với điều kiện, năng lực cá nhân; - Mọi hoạt động liên quan tới dạy và học, tới công tác quản lý được bàn bạc cởi mở, lắng nghe thấu hiểu, đối thoại tích cực; - Nội dung dạy học hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh; - Bài tập về nhà và thi cử vừa sức, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ thể chất và tâm lý của học sinh; - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh; - Học sinh và CBNGNLĐ được tự do phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác; - Tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh và CBNGNLĐ có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị của bản thân; - Thành lập và duy trì các “Nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển” ngay từ các tổ chuyên môn để hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực; - Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh và CBNGNLĐ trong nhà trường. - CBNGNLĐ tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục. 1.1.2.3. Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường - Các CBNGNLĐ làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp và đối thoại. - Học sinh và CBNGNLĐ tôn trọng, lắng nghe thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp. 7
  13. - Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, với CBNGNLĐ. - Học sinh và CBNGNLĐ hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ - Giúp đỡ, chia sẻ với HS và CBNGNLĐ có nhu cầu đặc biệt; có hoàn cảnh riêng. - Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất. - Các cán bộ quản lý, CBNGNLĐ lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh. - Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh. 1.1.3. Lớp học hạnh phúc Với chúng tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả thầy cô và các trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và cả những rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả mãn. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của các em, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường. Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc ? Chúng ta có thể quy thành một mệnh đề “Học sinh đến trường hạnh phúc” là khi : Mỗi ngày đến trường là một ngày vui; khi đến trường, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp, đến trường…. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở thầy cô và học trò hiểu nhau, tôn trọng nhau. Từ đó, tạo điều kiện để các em được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và học sinh thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. 1.1.4. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc. Với ý tưởng tiến tới xây dựng trường THPT Diễn Châu 2 – là trường học hạnh phúc, ngày 11/10/2020 tại Hội nghị Viên chức và người lao động, toàn 8
  14. trường đã thống nhất hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc.Và phong trào này hàng năm trong nhiều diễn đàn của nhà trường vẫn luôn được quan tâm, động viên CB, GV, CNV và HS nhiệt tình hưởng ứng. Theo đó, chúng tôi đã phối hợp với nhau cùng phôi thai và khởi xướng tinh thần xây trường học hạnh phúc. Kể từ đó cho đến nay, chúng tôi đã có nhiều nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm hưởng ứng phong trào. Và chúng tôi quan niệm, để xây trường học hạnh phúc trước hết phải xây dựng lớp học hạnh phúc. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc tại công văn số 235/CĐN ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Công đoàn nghành gió dục Nghệ An, trên cơ sở đó, đồng thời dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường, chúng tôi đã cụ thể hóa thành tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc tại đơn vị Trường THPT Diễn Châu 2 như sau: Tiêu chí 1: Về môi trường lớp học và phát triển cá nhân - Học sinh được tham gia đầy đủ các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian trong lớp, trong trường; được học tập và tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của học sinh. - Phòng học được sắp xếp, bài trí gọn gàng, đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. - Phối hợp với phụ huynh phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng khung cảnh. - GVCN thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỉ sư phạm lớp học thêm sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp, thân thiện và cởi mở luật tích cực. Phát huy hiệu quả vai trò của công tác tư vấn học đường tại lớp. - Đoàn trường xây dựng các chủ đề sinh hoạt đoàn theo các chủ điểm nhằm lồng ghép tuyên truyền về gía trị của hạnh phúc, cho đoàn viên trải nghiệm các hoạt động lao động, sang tạo...để cảm nhận hạnh phúc và giáo dục đoàn viên có ý thức tham gia xây dựng lớp học hạnh phúc- chi đoàn hạnh phúc. - Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên, tất cả đều thay đổi để phù hợp và tiến bộ hơn so với chính mình. Tiêu chí 2: Về dạy và học - Trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo. - Thầy cô thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. - Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực. - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các thầy cô chú trọng tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt về tâm lí, thể chất, hoàn cảnh của từng em. 9
  15. - Thầy cô tạo nhiều cơ hội cho học sinh được phản hồi, sáng tạo và gắn kết, được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác. - Thầy cô không gây áp lực cho học sinh trong việc quản lý lớp và giảng dạy kiến thức. Học tập với tinh thần “học – vui; vui – học” . Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong lớp, trong trường - Học sinh và giáo viên biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao. - Học sinh kính trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có sự phân biệt, đối xử kì thị. - Thầy cô lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý tình huống với CMHS và học sinh. -Xây dựng mối đoàn kết, sự hợp tác giữa các lớp trong trường nhằm thi đua phấn đấu tích cực, lành mạnh, tạo ra một chỉnh thể thống nhất trong toàn trường, có trách nhiệm xây dựng và phát triển nhà trường. Và để xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc, chúng ta cần khai thác mạnh ba yếu tố đó là: “yêu thương, an toàn và tôn trọng”. Đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo – người lao động là yếu tố quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc đặc biệt khi chúng ta đã bước vào thực hiện chương trình GDPT 2018. 1.2. Cơ sở thực tiển. 1.2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. 1.2.1.1. Về giáo viên. * Giáo viên đến trường còn chịu nhiều áp lực: Để học sinh hạnh phúc, trước hết giáo viên phải hạnh phúc. Qua buổi giao ban đầu năm chúng tôi đã thực hiện điều tra khảo sát toàn bô giáo viên trong trường với câu hỏi “ Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không? ” và kết quả nhận được là đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường. Nguyên nhân là do giáo viên càng ngày càng vất vả, phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp nên càng nhiều áp lực: +Áp lực về vai trò của nghề thầy trong thời đại 4.0. Học sinh có nhiều nơi để học kiến thức, kiến thức không còn là độc tôn, độc quyền của người thầy; Học sinh nghiện chơi game; Báo chí, mạng xã hội “quan tâm đa chiều hướng”... +Khối lượng kiến thức, nội dung chương trình. + Kết quả thi đua, thành tích trong giáo dục. +Áp lực từ phía phụ huynh, từ phía xã hội. 10
  16. +Áp lực từ chính bản thân mỗi giáo viên: Bỏ nhiều công sức với mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng hiệu quả không cao nên tỏ ra chán nản, mệt mỏi, nhiệt huyết với nghề giảm sút, thậm chí có giáo viên còn có ý định bỏ nghề và có cả giáo viên đã bỏ nghề. *GV chưa quan tâm đến việc xây dựng lớp học hạnh phúc. Từ việc quan tâm HS học được cái gì chuyển sang việc quan tâm HS có hạnh phúc không trong việc học tập, trong các hoạt động, khi đến lớp, đến trường... Qua việc tiến hành khảo sát một số lớp trong trường chúng tôi thấy rõ thực trạng: - Về việc xây dựng lớp học hạnh phúc: Chưa có giáo viên nào đầu tư xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể và đi sâu áp dụng. - Một số ít giáo viên đã xây dựng tiết học hạnh phúc nhưng chủ yếu là lồng ghép vào buổi họp phụ huynh. - Nhiều GV không hề đọc tài liệu, các văn bản quy định tiêu chí về trường học hạnh phúc . - GV xây dựng tiết học hạnh phúc ở mức độ còn ít, chưa đa dạng và hiệu quả sử dụng chưa cao, phổ biến nhất vẫn là những giờ họp phụ huynh; tiết sinh hoạt lớp, chưa thể hiện trong các tiết học các môn văn hóa, cũng như trong giáo tiếp, ứng xử. - Chưa khai thác triệt để các phương tiện, thiết bị dạy học; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường vào việc xây dựng tiết học hạnh phúc - GV hưởng ứng tinh thần xây dựng trường học hạnh phúc còn mờ nhạt; tâm thế, tinh thần chưa thể hiện rõ, chưa sẳn sàng (tâm lýchung: vẫn kêu ca, phàn nàn học sinh; ít quan tâm đến nguyên nhân khi học sinh mắc lỗi...); hồ sơ minh chứng còn ít, sơ sài... 1.2.1.2. Về học sinh Trong quá trình công tác tại trường, chúng tôi nhận thấy HS Trường THPT Diễn Châu 2 có bề dày chất lượng mũi nhọn rất nổi trội so với toàn Tỉnh như HSG cấp tỉnh, HS đạt điểm cao trong kỳ thi Tốt nghiêp, HS đổ vào các trường ĐH trọng điểm ....Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh ý thức tập chưa cao, phụ huynh do mưu sinh nên chưa thật quan tâm đến việc học của con. * Tinh thần, thái độ HS khi được GV trao đổi về vấn đề “ hạnh phúc”: Khi gặp gỡ, làm quen HS, trao đổi nội dung tiến hành đề tài, qua một vài thông tin chia sẽ về nội dung “ hạnh phúc” ; “Khi nào thì em cảm thấy hạnh phúc? “, chúng tôi nhận thấy thái độ tiếp nhận nhiệm vụ của các em thể hiện: - Hầu hết HS ngại chia sẻ, ít bộc bạch, không hứng thú, thụ động tiếp nhận nhiệm vụ... 11
  17. - Mốt số em mạnh dạn chia sẻ, rất hào hứng, rất mong muốn được trải nghiệm và đề xuất chúng tôi triển khai thực hiện sớm đề tài của mình để các em được thể hiện, được nhận thức, được khám phá và cảm nhận cảm giác hạnh phúc. * HS chưa thật sự hạnh phúc khi đến trường: Sau khi chia sẻ về nội dung “ hạnh phúc” ; “Khi nào thì em cảm thấy hạnh phúc?”, chúng tôi tiến hành khảo sát tâm lý gần 300 em học sinh của 6 lớp chia làm 2 nhóm lớp : Nhóm thực nghiệm gồm 10A2, 11A, 12B và nhóm đối chúng gồm 10A3, 11B, 12G vào tháng 10 năm 2022 (năm học 2022-2023 ) với câu hỏi “ Em có hạnh phúc khi đến trường không? ” chúng tôi nhận được kết quả như sau: Bảng 1. Các lớp sẽ tiến hành thực nghiệm (nhóm 1) Mức độ 10A2 11A 12B 1 Chưa bao giờ hạnh phúc (%) 3,9 4,8 3,5 2 Hiếm khi hạnh phúc (%) 32,8 31,6 32,3 3 Thỉnh thoảng hạnh phúc (%) 45,1 44,1 45,5 4 Thường xuyên hạnh phúc (%) 18,2 19,5 18,5 Bảng 2. Các lớp sẽ làm đối đối chứng ( nhóm 2) Mức độ 10A3 11B 12G 1 Chưa bao giờ hạnh phúc (%) 5,5 4,4 3,0 2 Hiếm khi hạnh phúc (%) 35, 5 32,7 30,3 3 Thỉnh thoảng hạnh phúc (%) 42,3 43,7 45,4 4 Thường xuyên hạnh phúc (%) 18,7 19,2 21,3 Như vậy, số liệu cho thấy các nhóm HS được chọn (lớp TN và lớp ĐC) là tương đương nhau về mặt tâm lý, cảm xúc đối với việc cảm nhận hạnh phúc. Và từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy vẫn có học sinh hiếm khi hạnh phúc khi đến trường, tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn nhiều so với tỉ lệ học sinh thường xuyên hạnh phúc. Nguyên nhân HS ít hạnh phúc. Nguyên nhân chủ quan: -Năng lực tiếp thu kiến thức còn thấp. - Ý thức học tập chưa cao, hiếu động, nghịch ngợm. - Thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân. - Một số bạn bị thú vui lôi kéo như nghiện game, ... 12
  18. Nguyên nhân khách quan: - Do áp lực thi cử, học hành và sự kì vọng của thầy cô, cha mẹ. - Do bạo lực học đường. - Do tiết học của thầy cô không gây được hứng thú... 1.2.1.3. Về hoạt động day-học/giáo dục Qua thực tiển chứng kiến, theo dõi quan sát và kiểm tra, chúng tôi nhận thấy: * Các giờ học: Mặc dầu các GV đã có cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, nhưng thực tế hầu như các giờ học vẫn còn diễn ra hiện tượng : Kiến thức trong SGK, thầy cô mang ra giảng lại; học sinh nghe “ù” cả tai; ghi “mỏi “ cả tay...Trong khi thời đại 4.0 các em có nhiều kênh để học kiến thức, khi nghe lại các em có thể nhàm chán, không hứng thú với phương pháp lên lớp của thầy cô. * Các giờ sinh hoạt lớp: Cách mà thầy cô đang làm thường xuyên hiện nay là khai thác thông tin từ sổ đầu bài, từ kết quả trực của Đoàn trường, Ban an ninh , Tổ giám thi, BGH... và với “bài ca hi vọng”: nhận xét em này, em kia; thậm chí có GV còn nặng lời với những HS vi phạm; giải quyết các công việc hành chính của lớp như phân công nhiệm vụ trực tuần, trực lớp, thu tiền HS...Tiết sinh hoạt 45 phút mà hầu như các GV sinh hoạt hành chính sự vụ của lớp là chủ yếu, có GV còn không dùng hết thời gian, cho HS ra trước mặc dầu biết như vậy là trái với nội quy nhà trường * Các buổi họp phụ huynh: Hầu như các GVCN nhận xét đánh giá từng HS; thông báo thông số, thông tin của nhà trường, của lớp; thu tiền do phụ huynh đóng góp... Những điều này mang lại cảm giác tẻ nhạt cho buổi họp phụ huynh. * Ở nhà: Phụ huynh thường là: “ nhìn con người ta kìa”; Bố/mẹ chưa từng thấy ai lười học như con, luộm thuộm như con; mỗi việc học cũng không xong; .... Bố mẹ là người thầy đầu tiên và là người thầy vĩ đại của mỗi đứa con; gia đình là trường học đầu tiên và là cùng con mãi mãi...Bố, mẹ, thầy, cô nhất định phải thay đổi. Khi chúng ta thay đổi, mọi thứ sẽ thay đổi theo - thay đổi để tất cả chúng ta cùng hạnh phúc. 1.2.2. Yêu cầu của việc xây dựng lớp học hạnh phúc 1.2.2.1. Đối với giáo viên Chuẩn bị cho mình vốn kiến thức rộng trên các lĩnh vực chuyên môn cũng như hiểu biết về công tác giáo dục, nắm vững những tiêu chí của trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc để chuyển đổi phương dạy học sao cho cả GV và HS đạt được cảm giác hạnh phúc. Phân tích nội dung chương trình môn học, lựa chọn nội dung kiến thức cốt lõi phù hợp đối tường HS; nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; với những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống cá nhân và cộng đồng. 13
  19. Thực hiện học tập suốt đời. GV phải hiểu được rằng hạnh phúc có được bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, đơn giản và bình dị để việc đạt được hạnh phúc là điều có thể rất dễ dàng. GV phải là người tự tạo năng lượng cho mình và truyền năng lượng cho HS 1.2.2.2. Đối với học sinh Hạnh phúc là sự cảm nhận, do mình cảm nhận, là cảm giác vui vẻ, là phương tiện hữu hiệu để giúp HS có được tinh thần lạc quan, tích cực, nhiều năng lượng tốt.... Vì vậy, yêu cầu HS: Tích cực tham gia các hoạt động theo hướng dẫn của GV. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ với thầy cô, bạn bè về bài học hay các vấn đề trong đời sống ( sở thích, sở trường, quan điểm, vấn đề gặp phải....) Tôn trọng, hợp tác, tích cực trong quá trình làm việc nhóm. Thường xuyên rèn luyện bản thân, khám phá bản thân, hiểu bản thân, tôn trọng bản thân. Luôn có ý thức vươn lên dù có gặp khó khăn trở ngại... CHƢƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2” Chúng tôi bắt đầu từ câu hỏi “tại sao?”- Vì theo chúng tôi đây là loại câu hỏi tạo nên động lực. “Tại sao chúng ta phải xây dựng lớp học hạnh phúc ? ” (Tại sao chúng ta phải làm việc đó ?). Nếu khi chưa biết rõ lý do tại sao chúng ta phải làm việc đó thì chúng ta sẽ làm việc không hết tâm, không hết sức và cũng có thể không muốn làm, vì vậy sẽ không mang lại hiệu quả. Làm thế nào để hạnh phúc? Tại sao chúng ta cần đặt ra vấn đề này ? Dựa trên những tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc, đồng thời xuất phát từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi thấy rằng, cần phải có các lớp học hạnh phúc thực sự là đáp án trả lời cho câu hỏi trên. Để có được lớp học hạnh phúc, ngoài giải pháp vĩ mô thì cần có những giải pháp vi mô, đó là những việc khả thi chúng ta có thể làm được ngay, nằm trong tầm tay của ngành Giáo dục, của mỗi thầy cô và học sinh. Và chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cải thiện hạnh phúc của giáo viên và học sinh trong mỗi lớp học mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện ngay tại một số lớp của trường mình. Sau đây là các giải pháp mà chúng tôi đề xuất và đã áp dụng. 3.1. Giải pháp 1: Giáo viên thay đổi nhận thức, phát triển bản thân kiến tạo hạnh phúc. GV thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của người GV trong thời đại ngày nay. 14
  20. * Thay đổi nhận thức, phát triển bản thân để GV hạnh phúc. HS hạnh phúc trước hết GV phải hạnh phúc - Một giáo viên hạnh phúc tạo ra một lớp học hạnh phúc. Chúng ta muốn thay đổi, thì phải phận thức được tại sao phải thay đổi. Có nhận thức được thì mới có động lực thay đổi một cách toàn diện và quyết tâm thay đổi. Còn nếu không thì chúng ta thấy thay đổi cũng hay, cũng tốt nhưng khi thực hiện thay đổi được vài bước, vài công đoạn chúng ta sẽ cảm thấy khó quá và chúng ta sẽ quay về cách cũ. Nhận thức mà không đổi thì hành động chỉ là cái đi theo. Tại sao phải thay đổi ? Chúng tôi đã thấy rằng, vai trò của Nghề thầy và Người thầy đã thay đổi rất nhiều trong thời đại ngày nay- thời đại 4.0. Khi mà HS có nhiều nguồn kiến thức để học, có nhiều nơi để học, thậm chí có nhiều điều kiện tốt hơn (so với GV) để học. Khi mà kiến thức không còn là độc tôn, độc quyền, là “ bầu trời riêng” của GV, chính vì thế mà GV: + Càng ngày càng vất vả hơn (khi kiến thức HS biết trước, biết nhiều hơn...) + Càng ngày càng nhiều áp lực, thậm chí còn gặp “nguy hiểm” do mạng XH “ quan tâm đa hướng”.... + Càng ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phải đối mặt và giải quyết ( HS học lười, nghiện game phụ huynh chiều con, bạo lực tăng cao...) + GV bỏ nhiều công sức nhưng hiệu quả không cao Chính vì thế mà chúng tôi rất mong muốn : + Mong muốn hạnh phúc với nghề, mỗi ngày đến trường là một ngày vui + Mong muốn HS chăm ngoan, nghe lời, chụi khó học tập, hợp tác với GV + Mong muốn tập thể lớp vững mạnh, hoàn kết yêu thương + Mong muốn các em hạnh phúc. Từ những thực trạng đến những mong muốn, tạo nên trong chúng tôi những vấn đề, những câu hỏi còn đang bỏ ngõ? +Tại sao người GV vất vả, nhọc công như thế , tâm huyết trách nhiệm như thế mà hiệu quả giáo dục, dạy học chưa cao? Phải chăng chúng ta đang “sai “ ở đâu? +Có cách nào để làm khác đi ? để đạt được điều mình mong muốn? Cốt lõĩ của giải pháp này là chúng tôi, ngoài việc hiểu được tại sao mình phải thay đổi, thì còn phải tìm ra được hướng đi của mình cho sự thay đổi đó. Chúng tôi nhận thức rằng, mỗi con người-mỗi HS là một hạt giống. Cách chăm sóc giáo dục của chúng ta như thế nào đối với HS để hạt giống nẫy mầm và phát triển tốt đẹp. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2