intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

15
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh từ đó tạo hứng thú cho học sinh; Đề xuất một số hình thức tổ chức dạy học dự án trong môn Ngữ Văn ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018

  1. ĐỀ TÀI MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Lĩnh vực: Môn Ngữ văn Năm học: 2022-2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Lĩnh vực: Môn Ngữ văn Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Thị Hường Nguyễn Thị Hà Điện thoại: 0985437399 Năm học: 2022-2023
  3. MỤC LỤC  NỘI DUNG Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II NỘI DUNG 2 I Cơ sở lí luận 2 1 Dạy học dự án và dạy học dự án trong môn Ngữ văn 2 II Cơ sở thực tiễn 8 1 Khảo sát thực trạng dạy học môn Ngữ văn 8 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Ngữ 2 10 văn Những kết quả và hạn chế trong quá trình đổi mới phương 3 pháp dạy học hướng đến đáp ứng yêu cầu của chương trình 11 GDPT 2018 ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 Giải pháp xây dựng một số hình thức tổ chức dạy học dự III 13 án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 Xây dựng kế hoạch tổ chức và dạy học dự án phù hợp với 1 13 bài dạy và đối tượng học sinh Tiến hành lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học dự án phù 2 14 hợp với bài học Thực hiện các dự án của Tổ kết hợp với các cuộc thi của 2.1 14 Đoàn trường Cuộc thi “Viết về người phụ nữ trong trái tim tôi” nhân kỉ 2.1.1 14 niệm 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam Cuộc thi “Nhà làm phim ấn tượng” nhân kỉ niệm ngày 8/3 2.1.2 17 và tháng thanh niên Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng hát dân ca Quỳnh Lưu 4” gắn 2.1.3 19 với thực hiện chương trình giáo dục địa phương 2.2 Thực hiện các dự án trong phạm vi môn học 21 Dự án “Em là nhà lí luận phê bình văn học” khi dạy chuyên 2.2.1 đề “Giới thiệu về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một 21 tiểu thuyết” (Ngữ văn 10) Dự án “Em là diễn viên” khi dạy chuyên đề “Sân khấu hóa 2.2.2 tác phẩm văn học” (Ngữ văn 10) và chủ đề văn xuôi 1945- 23 1954 (Ngữ văn 12)
  4. Dự án “Dựng phim truyền hình” khi dạy một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 11 và 12: Hai đứa trẻ 2.2.3 28 (Thạch Lam), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân) Dự án “Nhà báo học đường” khi dạy nhóm bài Phong cách 2.2.4 29 ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 Dự án “Triển lãm hội họa” khi dạy bài “Thương vợ”(Ngữ 2.2.5 văn 11), Việt Bắc, Vợ nhặt ( Ngữ văn 12), Thơ Hai cư, Dưới 31 bóng hoàng lan , Sự sống và cái chết (Ngữ văn 10) Một số kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các dự án trong 3 35 môn Ngữ văn 4 Kết quả đạt được của các giải pháp 36 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 5 39 pháp tổ chức dạy học dự án PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Năm học 2022 - 2023 là năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở cả ba cấp. Chương trình mới đã mở ra một bước ngoặt mới cho nền giáo dục Việt Nam. Một trong những mục tiêu trọng tâm của chương trình GDPT 2018 là phát triển toàn diện cả về năng lực và phẩm chất người học. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên phải không ngừng đổi mới và tiếp cận với mô hình dạy học hiện đại, trong đó có mô hình dạy học dự án - một mô hình dạy học đã được các nước có nền giáo dục phát triển áp dụng và thành công. Dạy học dự án (đối với các môn khoa học xã hội) và dạy học Stem (đối với các môn khoa học tự nhiên) không còn xa lạ đối với các nước có nền giáo dục phát triến trên thế giới và đang được tiếp cận ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là mô hình dạy học hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức và phát triển con người toàn diện. Với mô hình dạy học tích cực này, học sinh không chỉ được phát triển những kỹ năng cần thiết, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề đặt ra mà còn phát triển tư duy sáng tạo gắn với phương châm “học mà chơi, chơi mà học", "học thông qua hành" hay “dạy học trải nghiệm”… Môn Ngữ văn là một môn học mang tính đặc thù, ngoài việc phát triển những năng lực chung, môn hoc này còn hướng học sinh đến năng lực cảm thụ thẩm mĩ và đặc biệt là phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên muốn phát triển được năng lực tư duy sáng tạo trong môn Ngữ văn thì người giáo viên phải linh hoạt và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống trước đây, trong đó có dạy học dự án. Dạy học dự án trong môn Ngữ văn giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị của một tác phẩm văn học; bồi dưỡng phẩm chất, giáo dục đạo đức về lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học. Mặt khác, học sinh được phát triển nhiều năng lực, rèn luyện nhiều kĩ năng như giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, kĩ năng thuyết trình, phản biện, kĩ năng tự học, thu thập và xử lí tài liệu, kĩ năng sử dụng Công nghệ thông tin… đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới cũng như mục tiêu của chương trình giáo dục tổng thể 2028 đang hướng tới. Với những hiệu quả tích cực của phương pháp dạy học này, trong năm học 2022 - 2023, chúng tôi đã vận dụng và tổ chức một một số hình thức dạy học dự án. Từ những kết quả đã đạt được trong thực tiễn, được nhà trường ghi nhận, chúng tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài “Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018”. 1
  6. 1.2. Tính mới của đề tài Đây là đề tài mới, lần đầu được thực hiện tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn và rất thiết thực đối với các nhà trường khi triển khai Chương trình GDPT 2018. 1.3. Mục đích, đối tượng và phạm vi của đề tài. 1.3.1. Mục đích nghiên cứu - Thấy được vai trò của dạy học dự án trong chương trình Ngữ Văn trong việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh từ đó tạo hứng thú cho học sinh. - Đề xuất một số hình thức tổ chức dạy học dự án trong môn Ngữ Văn ở trường THPT. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Người viết nghiên cứu một số hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học dự án nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn. 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu - Học sinh lớp 10,11,12 trường THPT Quỳnh Lưu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa - Phương pháp thực nghiệm sư phạm…. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận: 1. Dạy học dự án và dạy học dự án trong môn Ngữ Văn 1.1. Dạy học dự án 1.1.1. Khái niệm Dự án (project) là một thuật ngữ được hiểu là môt đề án, dự thảo hay kế hoạch cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học cũng như trong quản xã hội và được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục như là một phương pháp hay hình thức dạy học (Phạm Hồng Bắc- tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội) Dạy học dự án (project method) là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Và theo các nhà sư phạm Mĩ, dạy học dự án là phương pháp quan trọng để thực hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. 2
  7. Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được hỗ trợ thêm của giáo viên hoặc chuyên gia để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học và tạo ra sản phẩm của học sinh. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Nói cách khác, học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Quá trình học theo dự án giúp người học củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt đời cho người học, đặc biệt là thế hệ trẻ và đối mặt với thử thách trong cuộc sống. 1.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án Các nhà sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX đã chỉ ra các đặc điểm cốt lõi của dạy học dự án như sau: Trước hết, dạy học theo dự án mang tính định hướng thực tiễn. Bởi vì, chủ đề dự án xuất phát từ tình huống thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống, phù hợp với năng lực của người học, nhiệm vụ dự án chứa đựng những vấn đề cần giải quyết. Gắn việc học trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách tích hợp các kiến thức đã học, thông qua đó kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết và rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. Dạy học theo dự án mang tính định hướng hứng thú người học. Nội dung học tập gắn với sở thích và nhu cầu của học sinh. Chúng ta biết rằng, nhiều khi ý tưởng của dự án được đề xuất từ phía người học. Trong trường hợp này, người học thường có nhu cầu bức thiết tham gia dự án. Do đó, dạy học dự án có vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú và giảm áp lực học tập cho người học. Trong dạy học dự án, người dạy là người tổ chức, điều khiển người học tiến hành dự án, người học trực tiếp tham gia dự án. Hiệu quả của dạy học dự án càng cao, khi người dạy càng khuyến khích được tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học ở mọi khâu của dạy học dự án. Đặc biệt là, người học được nghiên cứu ở môi trườg thực tiễn, được sử dụng công nghệ, phương tiện hiện đại, được bổ sung kiến thức, được phát triển về kỹ năng học tập, kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như các kỹ năng sống khác. Cụ thể như khi tham gia dự án “Nhà làm phim ấn tượng”, học sinh được sáng tạo kịch bản, dàn dựng phim theo ý tưởng của mình, huy động được trí tuệ tập thể để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Một điều khác biệt cơ bản của dạy học dự án và các phương pháp dạy học khác là dạy học dự án mang định hướng sản phẩm. Định hướng này thể hiện ở chỗ, dạy học dự án phải tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của dự án cũng rất đa dạng. Sản phẩm có thể là bản báo cáo kết quả nghiên cứu, bài viết cảm nhận, một bức tranh hội họa hoặc một bộ phim… Những sản phẩm này có thể sử dụng và công bố rộng rãi. 3
  8. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề. Vì vậy, dạy học theo dự án mang tính tích hợp. Chính vì nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoặc môn học khác nhau, nên nhiệm vụ học tập của dự án thường được thực hiện theo nhóm. Vì vậy, dạy học dự án còn mang tính xã hội, đòi hỏi sự cộng tác làm việc. Một dự án có thể được chia ra làm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn do một nhóm thực hiện. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. 1.1.3. Các giai đoạn và tiến trình thực hiện dạy học dự án Nhìn chung để tiến hành phương pháp dạy học dự án, giáo viên thực hiện 3 giai đoạn và 5 bước cụ thể như sau: * Các giai đoạn tổ chức dạy học dự án Các giai đoạn thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Xây dựng bộ câu hỏi - Làm việc nhóm để lựa định hướng: xuất phát từ chọn chủ đề dự án. nội dung học và mục tiêu -Xây dựng kế hoạch dự cần đạt được. án: xác định những công - Thiết kế dự án: xác định việc cần làm, thời gian lĩnh vực thực tiễn ứng dự kiến, vật liệu, kinh 1. Chuẩn bị ý tưởng: dụng nội dung học, ý phí, phương pháp tiến Xác định chủ đề, xây tưởng và tên dự án. dựng kế hoạch và thiết kế - Thiết kế các nhiệm vụ hành và phân công công nhiệm vụ dạy học. cho HS: làm thế nào để việc trong nhóm. HS thực hiện xong thì bộ - Chuẩn bị các nguồn câu hỏi được giải quyết và thông tin đáng tin cậy để các mục tiêu đồng thời chuẩn bị thực hiện dự cũng đạt được. án.Cùng GV thống nhất - Chuẩn bị các tài liệu hỗ các tiêu chí đánh giá dự trợ GV và HS cũng như án. các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. 2. Thực hiện dự án: - Theo dõi, hướng dẫn, - Phân công nhiệm vụ Thu thập thông tin; Thực đánh giá HS trong quá các thành viên trong hiện điều tra; Thảo luận trình thực hiện dự án. nhóm thực hiện dự án với các thành viên khác; - Liên hệ các cơ sở, khách Tham vấn giáo viên mời cần thiết cho HS. theo đúng kế hoạch. hướng dẫn - Chuẩn bị cơ sở vật chất, - Tiến hành thu thập, xử tạo điều kiện thuận lợi lý thông tin thu cho các em thực hiện dự được.Xây dựng sản phẩm án. hoặc bản báo cáo. - Bước đầu thông qua sản - Liên hệ, tìm nguồn giúp phẩm cuối của các nhóm đỡ khi cần. HS. - Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. 4
  9. 3. Kết thúc dự án - Chuẩn bị cơ sở vật chất - Chuẩn bị tiến hành giới Tổng hợp các kết quả; cho buổi báo cáo dự án. thiệu sản phẩm.Tiến Xây dựng sản phẩm; - Theo dõi, đánh giá sản hành giới thiệu sản Trình bày kết quả; Phản phẩm dự án của các phẩm. ánh lại quá trình học tập nhóm. Đưa ra những gợi - Tự đánh giá sản phẩm ý, rút kinh nghiệm, định dự án của nhóm. hướng cụ thể cho các - Đánh giá sản phẩm dự nhóm dự án, nhằm nâng án của các nhóm khác cao hiệu quả trong những theo tiêu chí đã đưa ra. dự án tiếp theo * Các bƣớc tiến hành dạy học dự án Bước 1: Chọn chủ đề và xác định mục đích của dự án Giáo viên căn cứ bài học và thời lượng để lựa chọn chủ đề. Chủ đề có thể gồm nhiều bài hoặc có thể một bài. Giáo viên và học sinh cũng có thể cùng thảo luận, đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án hoặc giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài nghiên cứu để học sinh lựa chọn. Dựa vào chủ đề để đặt tên dự án phù hợp với mục tiêu dạy học. Cần tạo ra tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ hoàn cảnh thực tiễn xã hội của đề tài. Bước 2. Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện dự án Trong bước này, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, xây dưng đề cương cũng như kế hoạch thực hiên dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch dự án, cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Bước 3. Thực hiên dự án Giáo viên tổ chức người học thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành để hoàn thành dự án. Bước 4. Báo cáo và công bố sản phẩm của người học Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo… Giáo viên có thể lựa chọn hình thức báo cáo là trực tiếp trên lớp, các phần mềm công nghệ thông tin hoặc trên trang nhóm để tập thể cùng theo dõi và đánh giá. Bước 5. Đánh giá dự án Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kỹ năng đạt được. Khi đánh giá bài học theo dự án, nên sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau, khuyến khích học sinh tham gia quá trình đánh giá với những công cụ đánh giá cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, việc phân chia các giai đoạn và các bước trên đây chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào dự án. Trong thực tế, chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. 1.2. Dạy học dự án trong môn Ngữ văn 5
  10. 1.2.1. Dạy học dự án trong môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông 2006 và chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 Trong chương trình nhà giáo dục phổ thông hiện nay đang thực hiện song hành chương trình sách giáo khoa 2006 (lớp 11 và 12) và chương trình 2018 (lớp 10). Việc thực hiện cùng lúc hai chương trình sách giáo khoa đã đặt ra yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của cả chương trình giáo dục hướng tới. Đối với môn Ngữ văn, môn học đặc thù, chúng tôi nhận thấy mặc dù có sự khác nhau trong việc xây dựng chương trình nhưng cả chương trình giáo dục phổ thông 2006 và chương trình giáo dục 2018 đều có sự kế thừa và thống nhất trong phương châm giáo dục: “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, trong đó hướng đến chủ thể người học là học sinh, đề cao tính chủ động và tư duy sáng tạo của người học trong việc tiếp cận tác phẩm văn học và tạo ra những sản phẩm mang cá thể của người học. Vì vậy, xét về vai trò, phương pháp dạy học dự án hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được mục tiêu dạy học của cả chương trình 2006 và 2018. Theo nhà giáo dục Sylvia Chard: “Một trong những lợi ích quan trọng của học tập dự án là làm cho trường học trở nên giống cuộc sống thực hơn. Nó là một cuộc khám phá sâu sắc một chủ đề của thế giới thực xứng đáng với sự chú ý và nỗ lực của học sinh”. Qua đó để thấy được vai trò của dạy học dự án là rất lớn trong dạy học hiện nay, nhất là trong môn Ngữ văn. Dạy học dự án kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức nên kiến thức được lưu giữ lâu hơn, là một cách đọc sâu, đọc sáng tạo tác phẩm văn học theo đúng quan điểm dạy học môn Ngữ văn: trả tác phẩm về cho chủ thể tiếp nhận là học sinh. Thông qua thực hiện các dự án trong môn Ngữ văn, giải quyết các vấn đề phức tạp cao nên học sinh cần cả các kĩ năng cơ bản (đọc, viết,…) và các kĩ năng khác (làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu thu thập, quản lí thời gian, tổng hợp thông tin, sử dụng các công cụ công nghệ cao). Với sự kết hợp các các kĩ năng này, học sinh trở thành chủ nhân thực sự và quản lí trực tiếp quá trình học của các em, được hướng dẫn và định hướng bởi giáo viên. Bằng cách mang nội dung cuộc sống thực tế và công nghệ vào trong chương trình thông qua dạy học dự án, học sinh được khuyến khích để trở thành một người làm việc độc lập, có tư duy phản biện và là những con người học tập suốt đời. Dạy học dự án trong môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung không chỉ là một cách học; nó là một cách để làm việc cùng nhau. Nếu học sinh tự chịu trách nhiệm cho việc học của mình, các em sẽ tạo ra cơ sở cho cách các em làm việc với người khác trong cuộc sống trưởng thành của mình. Thông qua dạy học dự án, giáo viên có nhiều cơ hội đánh giá năng lực học sinh, cho phép giáo viên giao tiếp với học sinh trong một phương pháp tiến bộ: “Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mới – được cung cấp bởi công nghệ, được thúc đẩy bằng thông tin và được điểu khiển bằng tri thức” – Bộ lao động Hòa 6
  11. Kỳ. Đây cũng chính là yêu cầu của đổi mới kiểm tra, đánh giá mà cả chương trình giáo dục 2006 và 2018 đang thực hiện. 1.2.2. Lựa chọn các hình thức dạy học dự án trong dạy học môn Ngữ văn Hình thức dạy học dự án trong môn Ngữ văn rất đa dạng. Dự án có thể được tổ chức dưới dạng là sân khấu hóa tác phẩm văn học, một bài nghiên cứu,… Vì vậy mà có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau: - Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về một tác phẩm văn học: bài viết của học sinh. - Sản phẩm dàn dựng công phu: một bộ phim, một tiết mục sân khấu hóa, video phỏng vấn…. - Bản vẽ sơ đồ tư duy, bức tranh hay một bài hát… Hình ảnh: Một số sản phẩm dự án trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 7
  12. II. Cơ sở thực tiễn 1. Khảo sát thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Trong thời gian vừa qua, thực hiện quan điểm dạy học theo định hướng năng lực, việc dạy học môn Ngữ văn đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nên chất lượng dạy và học chưa cao. Qua khảo sát học sinh và giáo viên, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng khảo sát hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh TT Lớp Sĩ Hứng thú số Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 10B1 43 10 23.3% 20 46.5% 13 30.2% 2 10A1 47 0 0 16 63.8 17 36.2% 3 10B2 43 4 9.3% 23 53.5% 16 37.2% 4 10B3 44 0 0 27 61.4% 17 23.2% 5 10A2 45 0 0 15 33.3% 32 66.7% 6 10A5 45 0 0 10 48.9% 35 51.1% 7 11A1 44 0 0 17 38.6% 27 61.4% 8 11A3 40 0 0 18 45% 22 55% 9 12A1 44 0 0 17 38.6% 27 61.4% 10 12A4 45 7 15.6% 20 44.4% 18 40% 11 12A5 47 0 0 28 59.6% 19 40.4% 12 12A11 39 0 0 17 43.6% 22 56.4% Tổng 526 21 4% 228 43.3% 277 52.7% Biểu đồ thể hiện hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học sinh Số lượng 300 277 250 228 200 Rất hứng thú 150 Hứng thú Không hứng thú 100 50 21 0 Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Hình ảnh: Thống kê khảo sát hứng thú học tập môn Ngữ văn ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 8
  13. Bảng thống kê khảo sát sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án của một số giáo viên TT Đơn vị Số lượng Mức độ sử dụng tham gia Thường Ít sử Không sử xuyên dụng dụng 1 THPT Nguyễn Đức 11 2 9 0 Mậu 2 THPT 1-5 8 2 6 0 3 THPT Quỳnh Lưu 3 11 4 8 0 4 THPT Quỳnh Lưu 2 10 5 5 0 5 THPT Hoàng Mai 2 7 1 6 0 6 Tổng 47 13 34 0 Hình ảnh: Thống kê khảo sát giáo viên sử dụng phương pháp dạy học dự án Qua bảng thống kê khảo sát học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 và giáo viên của một số trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, chúng tôi nhận thấy: Số lượng học sinh hứng thú với giờ văn chưa cao, đặc biệt là đối với các em học sinh khối 10 mới vào. Nguyện vọng của học sinh là giờ học văn sôi nổi hơn, thay vì giáo viên truyền thụ kiến thức thì để học sinh trình bày và thực hiện các hoạt động học tập, từ đó các em sẽ thấy đỡ nhàm chán và căng thẳng hơn trong giờ học. Số lượng giáo viên sử dụng phương pháp dạy học dự án còn chưa nhiều, ít sử dụng, thường là khi Tổ xây dựng kế hoạch thì giáo viên mới có kế hoạch làm dự án. Mặc dù nhận thấy được ưu điểm của phương pháp dạy học dự án nhưng hầu hết các giáo viên vẫn lựa chọn những phương pháp dễ thực hiện, không phải đầu tư nhiều về thơì gian, công sức. Do đó, chất lượng dạy học chưa cao cũng như chưa tạo được hứng thú với học sinh. Đặc biệt, trong thực tế dạy học hiện nay, tác phẩm văn học luôn là đối tượng nghiên cứu, phân tích, cảm nhận của giáo viên hơn là 9
  14. của học sinh. Giáo viên chủ yếu cung cấp cho học trò những đơn vị kiến thức cơ bản nhất liên quan đến tác phẩm. Từ đó, hoạt động trả bài của học sinh chỉ dừng lại ở việc các em tiếp nhận được những đơn vị kiến thức nào mà giáo viên cung cấp. Với phân môn Tiếng Việt và Làm văn các em cũng làm đối phó. Từ thực trạng trên, chúng tôi hiểu rằng, với giáo viên dạy Ngữ văn, ngoài việc tìm ra phương pháp mới truyền đạt kiến thức cho học sinh còn phải tìm tòi nghiên cứu về nhu cầu thẩm mỹ, tâm sinh lý lứa tuổi và đặc biệt quan tâm việc đánh thức được năng lực của người học. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn công phu hơn rất nhiều so với các môn tự nhiên, đặc biệt là làm thế nào để tạo được hứng thú và truyền cảm hứng tới học sinh nhằm phát huy được năng lực của các em luôn là điều mà giáo viên phải trăn trở, nhất là đặt trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của môn Văn. Cụ thể như sau: * Về phía học sinh: Có không ít học sinh thờ ơ với môn học hoặc có học nhưng học đối phó, thiếu cảm xúc. Bên cạnh đó, còn nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, lười suy nghĩ, chỉ biết suy nghĩ bằng những ý vay mượn, những lời có sẵn, lệ thuộc quá nhiều vào sách vở, chưa làm chủ được tri thức. Đối với những lớp có số lượng học sinh hứng thú với giờ học cao là những lớp chuyên xã hội và những lớp giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nên tạo được hứng thú cho các em. Hơn nữa là tâm lí coi nhẹ bộ môn Văn, trọng các môn tự nhiên, tư tưởng học để thi… đã tác động đến tâm lí học tập của các em. * Về phía giáo viên: Tổ chức dạy học trong đó có chương trình Ngữ văn còn mang tâm lí nặng về việc “Học để thi” vì vậy đã xuất hiện nạn văn mẫu làm triệt tiêu tư duy sáng tạo của học sinh. Một thực tế, giáo viên còn loay hoay trong việc thay đổi phương pháp dạy, chưa hình thành cho học sinh phương pháp tự học. Nhiều giáo viên còn mang nặng tâm lí ngại đầu tư nên ít sử dụng những phương pháp dạy học mới hoặc sử dụng nhưng theo hướng“Bình mới rượu cũ”. Bên cạnh đó, một thực tế tồn tại là nhiều giáo viên khai thác trang thiết bị phục vụ dạy – học chưa hiệu quả. Hệ thống tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học... chưa được khai thác triệt để. Tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn diễn ra phổ biến trong các giờ học… Đặc biệt, với thời kì công nghệ số và truyền thông như hiện nay, nếu giáo viên Ngữ văn không tiếp cận phương tiện hiện đại thì sẽ trở nên lạc hậu và hậu quả là “tự đào thải”. Trên đây là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Thực tế đó đặt ra yêu cầu và thách thức đối với giáo viên trong việc đổi mới dạy học, đặc biệt là khi thực hiện chương trình GDPT 2028. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn nhiều phương pháp dạy học tích cực, trong đó có hình thức tổ chức dạy học dự án. 10
  15. 3. Những kết quả và hạn chế trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hướng đến đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 Trong năm học 2021-2022, tổ Ngữ văn chúng tôi đã xây dựng một số dự án nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Nhiều dự án đã được thực hiện mang lại hứng thú cho học sinh như dự án “Phóng viên báo chí” ở và “ Thiết kế bìa sách cho tác phẩm em yêu thích” hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4. Hình ảnh: Dự án Phóng viên báo chí năm học 2021-2022 11
  16. Hình ảnh: Dự án “ Thiết kế bìa sách cho tác phẩm em yêu thích” Tuy nhiên, bên cạnh những dự án được thực hiện, còn một số dự án cá nhân không thực hiện được do ảnh hưởng của dịch covid19, phải chuyển hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên và kế hoạch của tổ. Từ thực tế thực hiện thành công dự án cấp tổ năm học 2021-2022, trong năm học 2022- 2023, chúng tôi tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học dự án. 12
  17. III. Giải pháp xây dựng một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức và dạy học dự án phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh Kế hoạch dạy học dự án được xây dựng từ đầu năm học. Bên cạnh dự án cấp tổ, mỗi cá nhân cần lên kế hoạch riêng cho khối lớp mình dạy. Khi xác định dự án, giáo viên cần lựa chọn dự án phù hợp với thực tiễn tình hình nhà trường, phù hợp với điều kiện thời gian, lớp học. Cụ thể, trong năm học 2022- 2023 chúng tôi đã xây dựng những dự án sau:* Dự án tích hợp với cuộc thi của Đoàn trường TT Tên dự án Khối Thời gian Người thực hiện lớp thực hiện 1 “Người phụ nữ trong trái tim tôi” Toàn Tháng 10 Đoàn trường- Tổ trường Ngữ văn 2 Nhà làm phim ấn tượng Toàn Tháng 3 Đoàn trường- Tổ trường Ngữ văn 3 “Tìm kiếm tài năng hát dân ca Toàn Tháng 4 Đoàn trường- Tổ Quỳnh Lưu 4” trường Ngữ văn * Dự án cấp tổ: TT Tên dự án Khối Thời gian Người thực hiện lớp thực hiện chính 1 Dựng phim truyền hình khi dạy 12 Tháng 3 Nguyễn Thị Hiền chương trình văn xuôi Việt Nam 1945-1954 2 Sân khấu hóa tác phẩm văn học 10 Tháng 3 Nguyễn Thị Hà Sau khi đã có kế hoạch, giáo viên được giao nhiệm vụ cần dựa vào kế hoạch dạy học để chọn chủ đề/ bài để xác định hình thức tổ chức phù hợp. Ngoài dự án cấp tổ, chúng tôi còn động viên và khuyến khích giáo viên tự xây dựng kế hoạch dự án cá nhân nhằm nâng cao chất lượng dạy học. * Một số dự án cá nhân: Dự án cá nhân được xây dựng trên cơ sở đặc điểm đối tượng học sinh và tình hình thực tiễn của lớp: 13
  18. TT Tên dự án Lớp Thời gian Giáo viên thực hiện 1 Triển lãm tranh Việt Bắc 12A5,12A Tháng 10 Nguyễn Thị Hiền 2 2 Triển lãm tranh Thương 11A1 Tháng 9 Nguyễn Thị Hiền vợ 3 Dựng phim truyền hình 11A1 Tháng 11 Nguyễn Thị Hiền Hai đứa trẻ 4 Nhà báo học đường 11A1 Tháng 1 Nguyễn Thị Hiền 5 Em làm diễn viên 12A11 Tháng 2 Nguyễn Thị Hiền 12A12 6 Em làm nhà lí luận văn 10B1, Tháng 11 Nguyễn Thị Hà học 10B2 7 Triển lãm tranh Dưới 10B2, Tháng 3 Nguyễn Thị Hà bóng hoàng lan 10B3 8 Triển lãm tranh khi dạy 12A4 Tháng 2 Nguyễn Thị Hường Vợ nhặt 9 Làm diễn viên khi dạy Vợ 12A6 Tháng 2 Nguyễn Thị Hường chồng A Phủ 2. Tiến hành lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học dự án phù hợp với bài học Hình thức tổ chức dạy học dự án cần linh hoạt, chủ động trên cơ sở định hướng phù hợp với điều kiện của học sinh, thực tiễn của nhà trường để học sinh thực hiện. Có hai hình thức dự án là hình thức dự án với qui mô lớn, có tích hợp của nhiều môn, nhiều tổ chức và dự án nhỏ trong phạm vi môn học. Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn của nhà trường và bám sát đối tượng học sinh, trong năm học 2022-2023, chúng tôi đã lựa chọn những hình thức sau để vận dụng phương pháp dạy học dự án và thu được kết quả cáo 2.1. Thực hiện các dự án của Tổ kết hợp với các cuộc thi của Đoàn trường Năm học 2022- 2023, ngoài các dự án cấp Tổ, chúng tôi đã tự xây dựng kế hoạch các dự án trên cơ sở đặc điểm của đối tượng học sinh và tình hình lớp học để thực hiện. Đặc biệt Tổ đã thực hiện 3 dự án kết hợp với Đoàn trường: 2.1.1. Cuộc thi “Viết về ngƣời phụ nữ trong trái tim tôi” nhân kỉ niệm 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam * Bước 1: Xác định mục tiêu dự án: Dự án nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh về lòng biết ơn, tri ân đến bà, mẹ, cô.. những người phụ nữ đã gắn bó với các em. Bên cạnh đó còn hướng học sinh đến những giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc; phát triển kĩ năng viết, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. * Bước 2: Phối hợp với Đoàn xây dựng kế hoạch dự án và phổ biến cho học sinh: Kế hoạch được triển khai rộng rãi đến 36 chi đoàn- lớp và giáo viên chủ nhiệm để học sinh nắm bắt được mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức tham dự. 14
  19. * Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm Sản phẩm nạp trực tiếp về cho Đoàn trường và Đoàn sẽ đăng tải công khai trên trang fage của Đoàn. 15
  20. Hình ảnh: Một số lá thư của các chi đoàn-lớp dự thi * Bước 4: Đánh giá sản phẩm Từ những sản phẩm của học sinh, Tổ phối hợp với Đoàn trường thành lập ban giám khảo tổ chức chấm và trao giải. Những lá thư đạt giải nhất, nhì, ba được lựa chọn đọc trên phát thanh của trường trong tuần lễ 20/10. Hình ảnh: Lá thư được đăng tải trên trang page của Đoàn trường Kết quả dự án: có 50 bức thư dự thi có chất lượng cả về nội dung và nghệ thuật. Các tác phẩm được viết giản dị, chân thật và xúc động, lắng đọng, là những lời chia sẻ, tâm tình gởi đến mẹ, đến bà và cô. Nhiều tác phẩm được lưa chọn để đọc trước lễ chào cờ và chương trình phát thanh của Đoàn trường. Cuộc thi đã lan tỏa được nhiều giá trị và thông điệp yêu thương đến các em học sinh. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2