intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tương dương

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu cách thức tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương. Những vấn để đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 03 năm (từ 2018 đến năm 2020) tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tương dương

  1. SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDNN-GDTX TƢƠNG DƢƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TƢƠNG DƢƠNG Lĩnh vực: Giáo dục thƣờng xuyên Tác giả: Nguyễn Thị Phƣơng Điện thoại: 0389365228 Tương Dương, tháng 3 năm 2021
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDNN-GDTX TƢƠNG DƢƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TƢƠNG DƢƠNG Lĩnh vực: Giáo dục thƣờng xuyên Tương Dương, tháng 3 năm 2021
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………......1 1. Lý do chon đề tài……………………………………………………………….1 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………………………………….2 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………...2 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….3 5. Tính mới của đề tài……………………………………………………………..3 PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…..………………………………………..4 1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………...…4 2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………….4 2.1. Đặc điểm tình hình chung của địa phương và thực trạng công tác tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại TT GDNN-GDTX Tương Dương……………4 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của địa phương…………………………………5 2.1.2. Thực trạng công tác tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương………………………………………………..6 2.2. Năng lực của trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương………………………7 2.2.1. Cơ sở vật chất………………………………………………………………7 2.2.2. Đội ngũ…………………………………………………………..…………8 2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm………………………………...8 2.3.1. Thuận lợi……………………………………………………………………8 2.3.2. Khó khăn………………………………………………………………….10 3. Kết quả đạt được từ năm 2018 đến 2020……………………………………...10 4. Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương…………………………………………………...13 4.1. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi……………………………………13 4.2. Đội ngũ giáo viên giàu nhiệt huyết, yêu nghề………………………………13 4.3. Kế hoạch thực hiện………………………………………………………….14 4.4. Tổng kết hàng tuần………………………………………………………….15 4.5. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài………………………..15 4.5.1. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………15 4.5.2. Hướng phát triển của đề tài……………………………………………….16 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….16 1. Kết luận……………………………………………………………………….16 2. Kiến nghị………………………………………………………………..…….17
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông DTTS Dân tộc thiểu số GDTX Giáo dục thường xuyên GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên BGĐ Ban giám đốc KTX Kí túc xá TN Thanh niên GVCN Giáo viên chủ nhiệm UBND Ủy ban nhân dân
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chon đề tài Trường nội trú là mô hình giáo dục rất phổ biến hiện nay về những lợi ích mà nó mang lại cho các em học sinh lẫn phụ huynh. Dù đã ra đời rất lâu nhưng cho đến nay, đây vẫn là mô hình giáo dục nhận được đông đảo sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh học sinh. Mô hình trường PTDTNT phù hợp với những địa phương có học sinh dân tộc thiểu số. Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định “Mô hình truyền thống của trường PTDTNT phát triển đã và đang phát huy hiệu quả rất lớn, thực hiện được mục tiêu là nơi tạo nguồn đào tạo nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số”. Hiện nay, việc giáo dục không chỉ để truyền đạt các kiến thức thông qua sách vở mà còn tạo ra môi trường để các em học sinh phát triển toàn diện cả về mặt nhận thức lẫn các kỹ năng trong cuộc sống. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp; chuyển dịch được những kiến thức trên sách vở thành kinh nghiệm sống của bản thân; tự tin khi tham gia trực tiếp vào những hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội . Vì thế môi trường nội trú là nơi hoàn hảo để giúp các em học sinh phát triển song song cả về kiến thức và kĩ năng sống. Ngoài những chương trình giảng dạy chất lượng trên lớp, việc sống và học tập trong môi trường nội trú giúp mỗi bản thân học sinh tiếp nhận và học hỏi được những kĩ năng và xử lý tình huống trong cuộc sống. Học sinh sẽ biết phải làm gì, nên làm gì trong các tình huống giao tiếp, trước những khó khăn, thử thách khi được tôi luyện cuộc sống tự lập trong tập thể nội trú. Và còn biết theo đuổi ước mơ, hoài bão của cuộc đời mình. Biết yêu thương chính bản thân mình và những người xung quanh, biết bảo vệ bản thân, biết vượt qua nỗi sợ hãi để hình thành một con người bản lĩnh, mạnh mẽ, hoàn thiện hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ năm 2018 Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã mạnh dạn tổ chức cho học sinh xa gia đình học tập tại Trung 1
  6. tâm ăn ở theo mô hình nội trú. Chúng tôi đã chủ động xây dựng một môi trường nội trú cho học sinh với khẩu hiệu “Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”; giúp các em xa nhà không được gia đình chăm sóc, kèm cặp có ngôi nhà thứ hai. Hơn nữa, học tập và sinh sống tập thể giúp các em tự lập và trưởng thành hơn. Với mong muốn hoạt động theo mô hình nội trú cho học sinh trong trung tâm được nhân rộng tại các trung tâm GDNN-GDTX trong tỉnh để các em học sinh có hoàn cảnh học xa gia đình, hoàn cảnh khó khăn đều có điều kiện được học tập đầy đủ để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai, được tiếp cận với kiến thức mới, môi trường mới xa hơn bản làng. Và mong muốn nội dung này được quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành. Trong suốt quá trình 03 năm(2018-2020) trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương chúng tôi triển khai các hoạt động này tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm để các trung tâm có thể tham khảo, từ đó cùng tham gia trao đổi, rút kinh nghiệm để có thể giúp cho các trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển trong giai đoạn này. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung giới thiệu các hoạt động theo mô hình nội trú cho học sinh tại TT GDNN-GDTX Tương Dương nhằm thu hút học sinh, giữ sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Phạm vi ứng dụng: TT GDNN-GDTX Tương Dương và có thể nhân rộng cho các trung tâm GDNN-GDTX trong tỉnh, đặc biệt là các trung tâm có học sinh dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn sống và học tập xa gia đình. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu cách thức tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương. Những vấn để đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 03 năm (từ 2018 đến năm 2020) tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương. 2
  7. Với mong muốn các hoạt động theo mô hình nội trú ngày càng được nâng cao tại TT GDNN-GDTX Tương Dương và phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động được nhân rộng ở nhiều đơn vị khác, từ đó giúp các trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu các Nghị định của chính phủ; Thông tư liên tịch hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDTNT; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh Nghệ An về quy định chế độ hỗ trợ nhân viên các trường PTDTNT; các văn bản hướng dẫn các hoạt động của mô hình nội trú cho học sinh THCSDTNT và THPTDTNT để làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp tổng hợp văn bản, tài liệu. - Pháp pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp tìm hiểu thực tế. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu. 5. Tính mới của đề tài Nghiên cứu đề tài này đã có nhiều bài viết về học sinh nội trú nhưng chủ yếu là viết về các trường PTDTNT. Đối với TT GDNN-GDTX Tương Dương học sinh không được hưởng chế độ nội trú nhưng chúng tôi tổ chức cho các em được học tập theo mô hình nội trú. Cách thức tổ chức, hoạt động mang tính đặc thù của trung tâm. Trong bối cảnh hiện nay các trung tâm GDNN-GDTX đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng người học đến với TT GDTX ngày càng giảm sút. Nhiều lý do khách quan như nhu cầu của người học giảm, hệ thống văn bằng của nhiều loại hình vừa học, vừa làm không được công nhận rộng rãi và đánh giá cao….Trước tình hình đó TT GDNN-GDTX Tương Dương đã tìm cho mình một hướng đi mới đó là tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú nhằm thu hút học sinh đến học, đó cũng là lần đầu mà các trung tâm khác chưa làm được và cũng chưa có đề tài 3
  8. nào nghiên cứu. Qua 03 năm tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú, TT đã đạt được kết quả đáng khích lệ. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Theo thông tư số 01/2016/TT-BGD ĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT: Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú. Chương III, điều 21, khoản 3 nêu rõ: “Hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể thao, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hâu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh”. Công văn 3665/BGD ĐT-GD DT, ngày 17/09/2020, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 với giáo dục dân tộc: mục c khoản 2.3. Nâng cao chất lượng dạy và học trong phần II khẳng định “Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục, thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học. Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, chú trọng giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt. Chú trọng giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ các hủ tục lạc hậu”. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đặc điểm tình hình chung của địa phƣơng và thực trạng công tác tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại TT GDNN-GDTX Tƣơng Dƣơng 4
  9. 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của địa phƣơng Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam xứ Nghệ, cách thành phố Vinh gần 200 km và cách cửa khẩu Nặm Cắn 90 km. Là huyện có 2 mặt khác nhau giáp Lào, có Quốc lộ 7A đi qua, phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Bắc và phía Nam giáp nước Lào; phía Đông Bắc giáp huyện Quế Phong, phía Đông giáp huyện huyện Quỳ Châu, phía Đông Nam giáp huyện Con Cuông. Là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ. Diện tích tự nhiên của huyện là 281.193 ha; huyện có 58 km đường biên giới, giáp với 2 tỉnh của nước Cộng hòa DCND Lào; đơn vị hành chính có 17 xã, 01 thị trấn, 154 làng bản, khối xóm,dân số hơn 74.140 người; là huyện có nhiều dự án thủy điện nhất tỉnh: Hiện có 3 nhà máy thủy điện đã hoạt động ổn định (Bản Vẽ 320MW, Khe Bố 100MW, Nậm Nơn 20MW) và đang xây dựng thủy điện Bản Ang (17MW), thủy điện Xoóng Con (15MW). Toàn bộ huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65 – 75 m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, thay vào đó Tài nguyên thiên nhiên lại rất phong phú. Tương Dương có tổng số dân là 75.993 người, gồm 6 dân tộc chủ yếu là: Thái: 54.815 người; Mông: 3.083 người; Tày Poọng: 549 người; Ơ Đu: 604 người; Kinh: 7.805 người; Khơmú: 8.979 người; dân tộc khác: 158 người. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở dọc quốc lộ 7A, đặc biệt là thị trấn Thạch Giám. Mật độ dân số trung bình là 27 người/km². Trình độ dân trí không cao. Huyện có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề ít. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất chưa cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở các xã vùng sâu, vùng xa và một số xã vùng trên. 5
  10. Với đặc điểm tình hình nêu trên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hôm nay, huyện Tương Dương có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Huyện được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành cấp tỉnh. Trong những năm qua huyện đã được các đồng chí lãnh đạo chủ trì của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhiều lần về thăm và làm việc, giúp huyện tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc. Các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị đoàn kết từ huyện đến cơ sở đoàn kết, đồng thuận, tin tưởng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đã tạo đà thuận lợi căn bản để thực hiện những kế hooạch, mục tiêu và nhiệm vụ mà trong Đại Hội Huyện Đảng bộ lần thứ XXVII đề ra. - Khó khăn: Địa bàn của huyện rộng, nhiều khu vực xa xôi, cách trở, giao thông đi lại, thông tin liên lạc, nhất là vào mùa mưa lũ rất khó khăn (từ trung tâm huyện vào trung tâm xã xa nhất 130 km; còn 01 xã, 24 bản làng chưa có đường ô tô vào trung tâm; 26 bản chưa có điện lưới quốc gia). Do vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và thực hiện hiện Chỉ thị số 10 và Hướng dẫn số 09 của Trung ương nói riêng bị ảnh hưởng nhất định như chưa sâu sát, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện tuy đã có nhiều tiến bộ so với trước đây, nhưng còn nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào cấp trên; phong cách, lề lối và phương pháp làm việc còn hạn chế, thụ động, chậm trễ, thiếu sáng tạo trong việc vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của các cấp. 2.1.2. Thực trạng công tác tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm GDNN-GDTX Tƣơng Dƣơng Phát huy thuận lợi, cố gắng khắc phục những khó khăn cho học sinh Huyện nhà được học THPT mà trên địa bàn huyện lại không có trường THPTDTNT, trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã tổ chức cho các em ăn, ở, học trong trung tâm theo mô hình nội trú. Việc làm này như mục đích mà Bộ GD&ĐT đã nêu: “Tạo nguồn cho các trường đại học và chuyên nghiệp để tạo cán bộ cho các 6
  11. dân tộc trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật. Đồng thời việc mở trường phổ thông dân tộc nội trú còn nhằm đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương miền núi, vùng dân tộc”. Các hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương không nằm ngoài mục đích mà Bộ giáo dục đã nêu. Trước đây, khi nhu cầu người học nhiều, số lượng học sinh theo học tại trung tâm GDTX đông nên gia đình tự lo chỗ ăn ở cho các em. Những năm gần đây số lượng người hoc đến với trung tâm gảm sút, số ít theo học lại có hoàn cảnh khó khăn. Học tại trung tâm không được nhận chế độ theo Nghị định 116/CP của chính phủ nên việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Vừa phải thuê trọ, vừa phải tự túc ăn uống nên chỉ học được một thời gian đa số các em sẽ bỏ học về bản lao động sản xuất. Thế nên việc tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm là rất cần thiết. Và như đã nêu trong phần đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại các trung tâm GDNN-GDTX trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy mà chúng tôi mong muốn hướng đi mới này sẽ thu hút nhiều học sinh đến học, giảm tối đa số học sinh bỏ học, bỏ tiết. Góp phần vào việc đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và phẩm chất tốt để xây dựng quê hương miền núi, bản làng nơi các em sinh sống. 2.2. Năng lực của trung tâm GDNN-GDTX Tƣơng Dƣơng 2.2.1. Cơ sở vật chất Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương có vị trí địa lý nằm ngay trung tâm thị trấn. Trung tâm có diện tích 5260 m2, 01 dãy nhà làm việc cấp 04 với 06 phòng làm việc; có 02 phòng họp (hội trường có sức chứa 100 người) được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như âm thanh, ánh sáng, máy chiếu. Khu giảng đường là 1 dãy nhà 2 tầng gồm 10 phòng học (mỗi phòng học trang bị 18 bộ bàn 7
  12. ghế, 1 bộ bàn ghế dành cho giáo viên; 4 bóng đèn chiếu sáng, 2 quạt trần, 1 bảng dài 3m). Trung tâm còn có 01 dãy nhà KTX 3 tầng gồm 24 phòng, trong đó có 04 phòng khách được trang bị đầy đủ tiện nghi phục vụ cho các giảng viên ở các trường về giảng dạy. Trung tâm có 01 nhà ăn đảm bảo vệ sinh phục vụ từ 30-40 người; 1 phòng bếp nấu đảm bảo an toàn cháy nổ, vệ sinh àn toàn thực phẩm. Nhà ăn được thiết kế hiện đại do dự án Luxembourg thiết kế, xây dựng. Trung tâm có 02 sân chơi thể dục, thể thao có không gian rộng rãi, thoáng mát, quang cảnh đẹp thích hợp cho các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa, vui chơi. Khu nhà để xe rộng rãi đủ chỗ bỏ xe của giáo viên và học sinh. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin được kết nối internet đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học. 2.2.2. Đội ngũ Với 14 viên chức giáo viên, có 4 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 10 giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học. Bộ máy trung tâm gồm Ban giám đốc và 4 tổ (Tổ GDTX; Tổ GDNN; Tổ hành chính; Tổ giáo vụ). Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã nỗ lực học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, có 6 giáo viên của tổ GDTX đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề, có kĩ năng sư phạm, luôn năng nổ nhiệt tình, đáp ứng được việc quản lý, dạy học theo mô hình nội trú một cách hiệu quả. Từ đó được học sinh yêu mến, phụ huynh tin tưởng. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm 2.3.1. Thuận lợi Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Sở GD& ĐT Nghệ An; của lãnh đạo Huyện Tương Dương.. Các tổ luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của BGĐ Trung tâm. 8
  13. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn có sự đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của Trung tâm. Luôn thích ứng với các đổi mới của giáo dục, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh mới của trung tâm. Đặc biệt trong các hoạt động nội trú của học sinh. Công tác tuyển sinh, quản lý học sinh KTX luôn được giáo viên tự giác, tự nguyện. Giáo viên trong tổ GDTX mỗi người một ngày trong tuần đi chợ nấu ăn cho học sinh. Ngày nghỉ chuyên môn là ngày thầy cô nấu ăn phục vụ học sinh KTX. Mỗi tối một giáo viên trực KTX đến 10 giờ đêm học sinh đi ngủ thầy cô mới nghỉ. Giáo viên vừa chủ nhiệm lớp đồng thời là cán bộ tuyển sinh và cũng là thủ quỹ nhà bếp, đầu bếp, phục vụ, quản sinh…. Vậy nên trong 3 năm trở lại đây, Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã trở thành địa chỉ tin cậy để phụ huynh tin tưởng gửi con theo học. Học sinh học tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đa số là con em DTTS, có học lực yếu, Tiếng Việt nói chưa rõ. Học tại trung tâm các em không phải học bắt buộc Tiếng Anh, không phải thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn ngoại ngữ. Các em chỉ học 7 môn chính: Toán, Văn, Lý, Hóa, Sử, Địa, Sinh và thi tốt nghiệp đa số 4 môn: Văn, Toán, Sử, Địa. Vì thế chương trình học nhẹ hơn, áp lực thấp hơn, có thời gian để đầu tư các môn thi tốt nghiệp. Đây là điểm thuận lợi trong quá trình tuyển sinh của trung tâm. Học tại trung tâm các em được học thêm trung cấp nghề miễn phí và cấp chế độ cho học sinh nghèo, cận nghèo. Sau khi tốt nghiệp các em sẽ có hai bằng: THPT và trung cấp nghề. Ngoài ra các em còn được theo học nghề ngắn hạn 3 tháng và có chế độ hỗ trợ của nhà nước. Học sinh được ở miễn phí KTX; khu nhà ăn hiện đại phục vụ ăn uống sinh hoạt hàng ngày, trung tâm miễn tiền điện, nước cho học sinh. Thực phẩm hàng ngày phục vụ cho việc nâu ăn được giáo viên lựa chọn đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Thức ăn hàng ngày gồm thịt, cá, rau, cà được mua từ dân bản trên địa bàn nên đảm bảo an toàn tuyệt đối. Giáo viên phụ trách nấu ăn ngày nào mua ngày đó, không sử dụng thực phẩm ôi, thiu qua ngày cho học sinh. 9
  14. 2.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, khi thực hiện dạy học theo mô hình nội trú trung tâm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng: Nguồn kinh phí để tổ chức cho học sinh nội trú là tự túc nên khó khăn và thiếu chủ động. Nhà nước không có quy định hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học sinh trung tâm. Chủ yếu do trung tâm và giáo viên đóng góp để nuôi học sinh. Nếu số lượng học sinh ở nội trú tăng lên thì việc huy động kinh phí là rất khó khăn. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình mà ỉ lại cho nhà nước và phó thác cho thầy cô. Học sinh tại trung tâm không thuộc đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định 116/CP như các trường THPT trên địa bàn. Cùng con em DTTS, cùng học trên địa bàn huyện nhưng nếu học THPT các em sẽ được chi trả chế độ học tập, được cấp gạo hàng tháng. Nhưng học ở trung tâm thì không được hưởng. Khó khăn trong công tác tuyển sinh: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoc lấy bằng THPT chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận phụ huynh và học sinh nên gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Đa số học xong lớp 9 là đi lao động ở các công ty, số còn lại học THPT và số ít là vào trung tâm. Mặc dù tốt nghiệp ở trung tâm thì bằng cũng giống THPT nhưng đa số phụ huynh vẫn cho rằng bằng tốt nghiệp bên THPT sẽ tốt hơn bằng tốt nghiệp tại trung tâm. Học sinh vào học tại trung tâm thường là học lực yếu nên ảnh hưởng đến chất lượng đại trà và mũi nhọn. Để đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo viên luôn chọn thực phẩm tươi, sống, an toàn trên địa bàn. Vì thế giá thành thường cao hơn thực phẩm trên thị trường, trong lúc kinh phí hạn hẹp nên còn chi âm, lạm phát. 3. Kết quả đạt đƣợc từ năm 2018 đến 2020 Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ, trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã tổ chức rất thành công các hoạt động theo mô hình nội trú cho 10
  15. học sinh. Mặc dù trong quá trình triển khai trung tâm cũng gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên có thể khẳng định trung tâm đã rất thành công khi tổ chức hoạt động này. Qua 03 năm tổ chức thực hiện theo mô hình nội trú, Trung tâm chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh tại trung tâm không nhiều nhưng đã giảm tối đa số học sinh bỏ tiết, bỏ học. Nếu như năm học 2017-2018 Trung tâm không tuyển được học sinh lớp 10, thì năm học 2018-2019 TT tuyển được 26 học sinh vào học lớp 10, ăn ở trong KTX. Và với hình thức tuyên truyền về mô hình nội trú được tổ chức tại TT, năm học 2019-2020 TT tuyển được 11 học sinh lớp 10; năm học 2020-2021 TT tuyển được 08 học sinh lớp 10. Năm học 2018-2019 trung tâm tổ chức cho học sinh ở KTX miễn phí dưới sự quản lí của giáo viên tổ GDTX. Đồng thời giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo học sinh tự nấu ăn tại nhà bếp KTX. Ban đầu học sinh hồ hởi, phấn khởi và vui vẻ thực hiện , chung sống hòa thuận. Nhưng chỉ được thời gian ngắn bắt đầu so bì, tị nạnh nhau việc nấu ăn và rửa dọn. Hơn nữa, mỗi dân tộc có một đặc thù riêng, cách sinh hoạt, ăn uống khác nhau nên dẫn đến việc chia tách không ăn tập thể. Học sinh chủ yếu là người Mông, Thái, Tày poọng, Khơ mú và không muốn nấu ăn cùng nhau. Mặt khác, kinh tế gia đình mỗi em cũng khác nhau nên khả năng và nhu cầu sinh hoạt cũng khác nhau. Nhiều em tách ra tự nấu ăn riêng, làm mất vệ sinh và không an toàn cháy nổ trong KTX. Một số em không tự nấu ăn mà mua đồ ăn sẵn nên tốn kém và không tiếp tục theo học được. Chỗ ăn, chỗ ở chưa thực sự chu tất nên mặc dù đầu năm học 2018-2019 tuyển được 26 học sinh nhưng cuối năm có 13 em bỏ học. Do kinh tế gia đình khó khăn, chi phí ăn uống không đảm bảo để em theo học tiếp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ổn định cuộc sống cho các em học sinh là rất cần thiết nên năm học 2019-2020 trung tâm tổ chức cho giáo viên nấu ăn cho học sinh tại nhà bếp KTX. Vận động các em đang thuê trọ cùng vào ở KTX để quản lí và ăn tập trung ở nhà bếp. Việc làm này được lên kế hoạch cụ thể, khoa học và thực hiện liên tục. Kết quả là năm học 2019-2020, 2020-2021 không có học sinh bỏ 11
  16. học, tình trạng bỏ tiết cũng giảm hẳn. Từ đó chất lượng học tập cũng được nâng lên. Mặc dù số lượng học sinh lớp 10 tuyển được hàng năm không nhiều do nguyên nhân khách quan là chủ yếu như đã nêu ở phần đặt vấn đề. Nhưng các hoạt động theo mô hình nội trú vẫn duy trì và thu hút học sinh. Và đó cũng là biện pháp thúc đẩy công tác tuyển sinh của đơn vị. Đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên với học sinh, uy tín của TT. Qua đó lãnh đạo TT cũng xác định mức độ , hiệu quả công việc làm cơ sở cho đánh giá xếp loại cuối năm. Có thể khẳng định rằng thông qua các hoạt động theo mô hình nội trú, công tác tuyển sinh, giảng dạy, học tập tại TT GDNN-GDTX Tương Dương đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong 03 năm tổ chức mô hình này. Học sinh ngày càng gắn bó với trung tâm, các bữa ăn tại nhà bếp KTX đều vui vẻ, hòa đồng. Từ đó các buổi học cũng đầy đủ và hăng say hơn. Chất lượng học tập cũng được nâng lên rõ rệt. Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn, biết quan tâm, sẻ chia với các bạn cùng lớp, cùng phòng KTX. Nếu trước đây, khi nhà bếp chưa hoạt động, các em tự túc chỗ ăn ở thường hay bỏ học, bỏ tiết vì ăn uống không đảm bảo, thì bây giờ các em được chăm lo tận tình chu đáo của giáo viên số học sinh bỏ học, bỏ tiết giảm tối đa. Trung tâm huy động giáo viên quyên góp mua quần áo ấm mùa đông cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Học sinh rất xúc động và toại nguyện khi học tại trung tâm được quan tâm, chia sẻ. Ngoài ra cán bộ giáo viên trung tâm còn quyên góp tiền mặt trao quà tết cho các em trước khi về nhà nghỉ tết. Có 09 em có hoàn cảnh khó khăn được trao mỗi suất quà tết 300.000đ. Các ngày lễ tết trung thu, tết dương lịch, 8/3 giáo viên quyên góp tổ chức bữa ăn đông vui, ý nghĩa cho học sinh toàn trung tâm. Qua đó thầy cô cùng học sinh vào bếp, cùng giao lưu vui vẻ, nghĩa tình. Những bữa cơm tâp thể luôn để lại ấn tượng tốt đẹp, kỉ niệm tuổi học trò khó quên trong mỗi học sinh và phụ huynh. Ăn uống, giao lưu văn nghệ giữa học sinh và giáo viên đã tạo sự gắn kết, rút ngắn 12
  17. khoảng cách, cho các em cảm giác đây là ngôi nhà chung, gia đình thứ hai của các em. 4. Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động theo mô hình nội trú tại Trung tâm GDNN-GDTX Tƣơng Dƣơng. 4.1. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi (Tham khảo một số hình ảnh phòng học, phòng ở, nhà bếp, nhà ăn tại phụ lục 1). Bên cạnh việc dạy học đảm bảo chất lượng thì cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động theo mô hình nội trú cũng vô cùng quan trọng. Trung tâm GDNN- GDTX Tương Dương tổ chức cho học sinh ăn ở, học trong trung tâm và giao cho tổ GDTX lên kế hoạch thực hiện. Các thành viên trong tổ GDTX chuẩn bị sắp xếp phòng ở, phòng học cho học sinh. Vệ sinh phòng bếp, nhà ăn sạch sẽ, kĩ lưỡng trước và trong quá trình hoạt động. Phòng học có đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt điện, nước uống; phòng ở KTX thông thoáng, mát mẻ, công trình phụ khép kín sạch sẽ, phòng ăn, nhà bếp được thiết kế hiện đại, tiện nghi. 4.2. Đội ngũ giáo viên giàu nhiệt huyết, yêu nghề Giáo viên vừa giảng dạy, vừa chủ nhiệm, vừa quản lý, vừa đi chợ nấu ăn cho học sinh. Vì thế ai cũng đa năng, chuyên nghiệp như công việc bắt buộc. Để đảm bảo việc dạy học có kết quả và sự an toàn trong KTX cho học sinh, tổ trưởng tổ GDTX đã phân công giáo viên chủ nhiệm quản lý theo thời gian biểu, phù hợp thời khóa biểu và hoàn cảnh năng lực của mỗi giáo viên để phát huy được hiệu quả công việc. - Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: + Đến trước giờ học 15 phút, kiểm tra bàn ghế, ánh sáng, vệ sinh. Điểm danh, nắm số lượng học sinh ăn trưa, ăn tối báo cho giáo viên trực nấu ăn trong ngày. 13
  18. + GVCN cần gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh của từng em học sinh từ đó có hình thức quan tâm phù hợp. Cần thường xuyên chia sẻ, tâm sự để nắm bắt tâm tư ,nguyện vọng của các em học sinh. Đặc biệt là học sinh lớp 10 đầu cấp, lần đầu tiên sống xa gia đình sẽ không khỏi bỡ ngỡ, nhớ nhà; vì thế GVCN cần quan tâm , động viên kịp thời để các em sớm thích nghi với môi trường mới. + GVCN trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi mặt đối với lớp học của mình. - Yêu cầu đối với Đoàn thanh niên: + Chịu trách nhiệm chỉ đạo học sinh vệ sinh KTX; nhà bếp, nhà ăn hàng ngày. + Tổ chức các hoạt động tập thể, TDTT trong khuôn viên KTX đảm bảo an toàn cho học sinh. + Tổ chức các buổi ngoại khóa có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: giáo dục giới tính, kĩ năng tự vệ, tuyên truyền về dịch bệnh Covid19, về an toàn giao thông… - Đối với đội ngũ quản lý: Để hoạt động tổ chức có hiệu quả, đảm bảo chất lượng thì BGĐ Trung tâm giao nhiệm vụ cho tổ trưởng tổ GDTX. Tổ trưởng chịu hoàn toàn trách nhiệm lên lịch phân công trực KTX, lich nấu ăn, giám sát mọi hoạt động để kịp thời nhắc nhở giáo viên trong tổ. Đồng thời phối hợp với BGĐ, các tổ trưởng trong trung tâm để xử lý các tình huống, sự cố xảy ra (nếu có). 4.3. Kế hoạch thực hiện Mọi hoạt động theo mô hình nội trú tại trung tâm đạt hiệu qủa thì kế hoạch thực hiện phải rõ ràng, chi tiết, hợp lý. Tổ trưởng tổ GDX lên kế hoạch trực KTX, lịch nấu ăn hàng tháng cho các giáo viên trong tổ. Việc đổi lịch trực, lịch nấu ăn phải báo trước để tổ trưởng bố trí giáo viên khác thay thế. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2